Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành nghề 8 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.44 KB, 18 trang )

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển không ngừng của nước ta
hiện nay, các cá nhân và tổ chức trong nước cũng như nước ngoài có nhu cầu
thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh ngày càng nhiều. Tuy
nhiên để được hoạt động kinh doanh theo pháp luật Việt Nam thì chủ thể
kinh doanh cần phải đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định
của pháp luật. Chứng chỉ hành nghề là một trong các hình thức của điều kiện
kinh doanh, để tìm hiểu rõ hơn về chứng chỉ hành nghề, chúng em sẽ tìm
hiểu cụ thể về chứng chỉ hành nghề luật sư để thấy được sự cần thiết và tầm
quan trọng của điều kiện kinh doanh này. Nhóm chúng em sẽ đi sâu tìm hiểu
và nghiên cứu :“Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và chứng
chỉ hành nghề”.
NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành
nghề
1.1Điều kiện kinh doanh (ĐKKD)
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân thủ một
số điều kiện nhất định. Hiểu một cách khái quát thì “điều kiện kinh doanh là
yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh
ngành, nghề cụ thể”.
Theo Điều 7 Luật doanh nghiệp 2005 (LDN 2005) thì: Điều kiện kinh
doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh
doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện cụ thể bằng giấy phép kinh doanh,
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận
bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu
khác.
Hiện nay ĐKKD ở nước ta gồm có 7 hình thức:
- Giấy phép kinh doanh;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
- Chứng chỉ hành nghề;
- Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;


- Xác nhận vốn pháp định;
- Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;


- Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới
được quyền kinh doanh ngành nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận
dưới bất kì hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 8 nghị
định 102/2010)
Cấm hoạt động kinh doanh gây phương hại đến quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong
mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá
hoại môi trường. Ngoài ra, Chính phủ định kì rà soát, đánh giá lại toàn bộ
hoặc một phần các điều kiện kinh doanh, bãi bỏ hoặc kiến nghị bãi bỏ các
điều kiện không còn phù hợp, sửa đổi hoặc kiến nghị sửa đổi các điều kiện
bất hợp lý; ban hành hoặc kiến nghị ban hành điều kiện kinh doanh mới theo
yêu cầu quản lý nhà nước.
+ Giấy phép kinh doanh (GPKD) là loại giấy tờ do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp, cho phép chủ thể kinh doanh tiến hành một hoặc
nhiều hoạt động kinh doanh nhất định. GPKD là công cụ quản lý nhà nước
mà hầu hết các nước trên thế giới đều sử dụng với các mức độ khác nhau.
Thông qua cơ chế xin phép – cho phép, nhà nước quản lý chặt chẽ hơn đối
với một số ngành nghề mà việc kinh doanh đòi hỏi đáp ứng những điều kiện
nhất định để đảm bảo an toàn cho khách hàng và xã hội. Pháp luật hiện hành
quy định: doanh nghiệp có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh
có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề đó kể
từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh
hoặc có đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.
Có thể nói, GPKD có ý nghĩa xác định thời điểm được quyền hoạt
động kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Nghĩa là loại giấy này thông

thường sẽ được cấp sau Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cho dù đã
được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những ngành nghề
kinh doanh có điều kiện, người kinh doanh chỉ được phép hoạt động kinh
doanh khi được cấp GPKD.
+ Chứng chỉ hành nghề ( CCHN ), theo Điều 9 Nghị định 102 được
hiểu là: “văn bản mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc
hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình
độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định”.


Chứng chỉ hành nghề là một điều kiện kinh doanh khá phổ biến nên chúng ta
sẽ tìm hiểu kĩ hơn trong phần riêng ở phần 2 của mục này.
+ Về vốn pháp định và xác nhận vốn pháp định: Theo khoản 7
Điều 4 LDN 2005 thì: “ Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo
quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”.
Vốn pháp định là một điều kiện do nhà nước quy định trong việc cho
phép thành lập doanh nghiệp, nhằm bảo đảm cho những cá nhân, đơn vị
được thành lập doanh nghiệp phải là những người, tổ chức thực sự có vốn,
có tài sản với mức độ tối thiểu để đủ sức tổ chức hoạt động kinh doanh, như
vậy quy định về vốn pháp định có tác dụng ngăn ngừa tình trạng những cá
nhân, tổ chức không có tài sản (hoặc không đủ mức tối thiểu) vẫn đứng ra
thành lập doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh, dẫn đến việc chiếm dụng
tài sản của doanh nghiệp khác, nợ nần kéo dài và lâm vào tình trạng phá sản,
hoặc không có khả năng trả nợ.
Trên cơ sở đó Điều 10 nghị định 102 quy định cụ thể ngành, nghề
kinh doanh cần phải có vốn pháp định:
“1. Ngành, nghề kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp
định cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định, hồ sơ, điều kiện và
cách thức xác nhận vốn pháp định áp dụng theo các quy định của pháp luật

chuyên ngành.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc
(Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng
quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp
tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về tính trung
thực và chính xác của vốn được xác nhận là vốn pháp định khi thành lập
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm mức vốn điều lệ thực tế
không thấp hơn mức vốn pháp định đã được xác nhận trong cả quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh
ngành, nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải
có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp


định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
4. Đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn
pháp định thì không yêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xác nhận vốn pháp định nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong
bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm không quá 03 tháng, kể
từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định.”
Ví dụ một số ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định:
0.
Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP
ngày 15/10/2007)
I.
Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP ngày
14/6/2007
II.

Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề
và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ 52/2008/NĐ-CP ngày
22/4/2008)
III. Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng
(Điều 3 NĐ 126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)
IV. Sản xuất phim: Điều kiện về vốn pháp định để kinh doanh sản xuất
phim là 1.000.000.000 đồng (một tỷ VNĐ). (Điểm a khoản 2 Điều 14 Luật
Điện ảnh được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Điều 11 Nghị định số
54/2010/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12).
Khi đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về vốn pháp định,
doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận
vốn pháp định.
+, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thường
được áp dụng đối với một số ngành nghề chuyên môn đòi hỏi trách nhiệm
cao của người hành nghề như: Những người kinh doanh trong lĩnh vực
lương thực, thực phẩm, cần đảm bảo an toàn vệ sinh, hoặc những công
chứng viên trong ngành công chứng đòi hỏi tính xác thực, nghiêm túc, chính
xác trong công việc…
+,Ngoài ra còn có các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực
hiện mà không cần sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, ví dụ:


Điều 4 Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ Quy định điều kiện về
an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định
về điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự:
“1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người
đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an
ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong

các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này.
2. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được
tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con
dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được
sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.
4. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật”.
1.2 Chứng chỉ hành nghề
1.2.1 Chứng chỉ hành nghề là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện hành (Điều 9 Nghị định
102/2010) thì chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền hoặc hội nghề nghiệp cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và
kinh nghiệm về một ngành nghề nhất định.
Chứng chỉ hành nghề là một loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng kí
kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật đòi hỏi phải
có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề có tính chất là điều kiện
thành lập doanh nghiệp hơn là một điều kiện để kinh doanh trên thực tế, bởi
vì ở thời điểm được cấp chứng chỉ hành nghề, chủ thể kinh doanh chưa ra
đời và người được cấp văn bản này mới chỉ được nhà nước cho phép hành
nghề mà chưa được hoạt động kinh doanh trên cơ sở chứng chỉ hành nghề
đó.
1.2.2 Các ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng kí kinh
doanh:
1/ Kinh doanh dịch vụ pháp lý


2/ Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
3/ Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y

4/ Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết
kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng.
5/ Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
6/ Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật
7/ Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng.
8/ Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải
9/ Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
10/ Kinh doanh dịch vụ kế toán
11/ Dịch vụ môi giới bất động sản: Dịch vụ định giá bất động sản, dịch vụ
sàn giao dịch bất động sản.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng
chỉ hành nghề quy định trên thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có
thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ sở hữu doanh nghiệp tư
nhân, thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh, thành viên Hội đồng
thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng
giám đốc), các chức danh quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy
định.
1.2.3. Quy định của pháp luật hiện hành về việc quy định và cấp chứng chỉ
hành nghề.
- Khoản 2 Điều 9 Nghị định 102/2010 quy định những ngành nghề kinh
doanh cần có chứng chỉ hành nghề và điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề áp
dụng theo quy định của luật chuyên ngành. Khoản 3 Điều 9 Nghị định
102/2010 hướng dẫn chi tiết Luật doanh nghiệp 2005 quy định những người
phải có chứng chỉ hành nghề như sau:
“ Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ
hành nghề theo quy định của pháp luật, việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng
ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh đó phải thực hiện theo quy định dưới
đây:
a) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu
Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có



chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ
sở kinh doanh đó phải có chứng chỉ hành nghề.
b) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu
Giám đốc và người khác phải có chứng chỉ hành nghề, Giám đốc của doanh
nghiệp đó và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật
chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề.
c) Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không
yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ
hành nghề, ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật
chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề”.
Cụ thể như sau:
* Ngành, nghề mà pháp luật chỉ đòi hỏi Giám đốc (người đứng đầu cơ
sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
- Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền)
(Điều 154 Luật Sở hữu trí tuệ; Điều 29 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp)
- Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân (Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh
năm 2009, Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế : Hướng dẫn cấp
chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động
đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
* Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người khác giữ
chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
- Dịch vụ kiểm toán (Điều 23 Nghị Định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004
về kiểm toán độc lập; khoản 2, khoản 3 Điều 1 Nghị định số 30/2009/NĐCP của Chính phủ Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán
độc lập)
- Dịch vụ kế toán (Điều 41 Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Kế toán áp dụng
trong hoạt động kinh doanh; Điều 2 Thông Tư 72/2007/TT-BTC ngày
27/6/2007 hướng dẫn việc đăng kí và quản lí hành nghề kế toán)


* Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người
giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:
- Dịch vụ thú (Điều 63 Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 quy định
chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh thú y)
- Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản (Pháp lệnh Thú y năm 2004)
- Giám sát thi công xây dựng công trình (Điều 87 Luật Xây dựng năm 2003)
- Khảo sát xây dựng (Điều 49 Luật Xây dựng năm 2003)
- Thiết kế xây dựng công trình – 1 CCHN; (Điều 56 Luật Xây dựng năm
2003)
- Hành nghề dược (Khoản 1 Điều 14 Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày
9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành của Luật
dược)
- Dịch vụ môi giới bất động sản (Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản năm
2006)
- Dịch vụ định giá bất động sản (Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản năm
2006);
- Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản (Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản
năm 2006)
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
(Quyết định 97/2008/QĐ-BNN ngày 6/10/2008 của Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT Ban hành Quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất,
gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ).
- Dịch vụ làm thủ tục về thuế (Điều 20 Luật Quản lý thuế năm 2006)
- Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải
- Hoạt động xông hơi khử trùng (Điều 3 Quyết định 89/2007/QĐ-BNN

ngày 1/11/2007 của Bộ NN&PTNT Ban hành Quy định quản lý nhà nước về
hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật)
- Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Điều 17 Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 năm 2009).
2 Tìm hiểu chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
pháp lí.
Dịch vụ pháp lí của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp
luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lí khác. Để
kinh doanh dịch vụ pháp lí thì đòi hỏi các nhà dầu tư phải thành lập công ty
luật, có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh.


Các thành viên của công ty luật bắt buộc phải là luật sư cho nên họ đương
nhiên phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.
Căn cứ Điều 2 Luật luật sư: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều
kiện hành nghề theo quy định của luật này, thực hiện dịch vụ pháp lí theo
yêu cầu cá nhân, hoặc cơ quan, tổ chức (gọi chung là khách hàng).
Chứng chỉ hành nghề là điều kiện bắt buộc phải có đối với đối với
những người muốn hành nghề luật sư vì đây là tiêu chuẩn về trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối
với tổ chức luật sư và hành nghề luật sư; nhằm đảm bảo trình độ chuyên
môn và đạo đức của những người làm nghề luật sư.
2.1Các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
Một người chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề luật sự khi có đủ các điều kiện
sau :
*Đủ các tiêu chuẩn để trở thành luật sư theo quy định tại điều 10 Luật luật
sư 2006 “Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào
tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo
đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.”

*Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 điều 17 luật luật sư 2006
a, Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ
quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không thường trú tại Việt Nam;
d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án
tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án
về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa
hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.”


*
Phải có đủ các điều kiện để được xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
theo quy định tại khoản 1 điều 17 Luật luật sư 2006.
- Phải có trình độ cử nhân luật.
- Sau đó phải hoàn thành xong khoá đoà tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo
nghề luật sư trong vòng 12 tháng và có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo
nghề luật sư.
-Tiếp theo phải hoàn thành xong khoá thực tập hành nghề luật sư tại tổ chức
hành nghề luật sư trong vòng 12 tháng.
- Cuối cùng phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả thực tập hành nghề luật sư do
liên đoàn luật sư Việt nam tổ chức trên cơ sở danh sách những người đủ điều
kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư của ban chủ nhiệm
đoàn luật sư gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam.Dựa vào kết quả trên người có

đủ điều kiện gửi hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư tới ban chủ
nhiệm đoàn luật sư, cuối cùng ban chủ nhiệm đoàn luật sư gửi hồ sơ và xác
nhận người đó đủ điều kiện cấp chứng chỉ.
*Trừ trường hợp những đối tượng được quy định tại khoản 1 điều 16 luật
luật sư 2006 được miễn thực tập nghề luật sư “Người đã là thẩm phán, kiểm
sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư
chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra
Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp,
giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật
sư.” Và có trình độ là cử nhân luật học trỏ lên, trong đó hồ sơ xin cấp chứng
chỉ hành nghề luật sư phải có kèm theo bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc
sĩ luật trừ trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ
luật.
2.2 Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
Căn cứ Điều 17 Luật Luật sư năm 2006 thì thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề
Luật sư :
- Đối với người yêu cầu phải học lớp tập sự hành nghề : Người đạt
yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư phải có hồ sơ cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
Hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
b) Sơ yếu lý lịch;


c) Phiếu lý lịch tư pháp;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc giấy
tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại khoản 4
Điều 13 của Luật này;
e) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật

sư;
g) Giấy chứng nhận sức khoẻ.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban chủ
nhiệm Đoàn luật sư phải có văn bản đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật
sư kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp.
- Đối với Người được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn tập sự hành nghề
luật sư: Phải có hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp. Hồ
sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
b) Sơ yếu lý lịch;
c) Phiếu lý lịch tư pháp;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật hoặc bản
sao Bằng tiến sỹ luật;
đ) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 và miễn tập sự hành nghề luật sư quy
định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này;
e) Giấy chứng nhận sức khoẻ.
- Thời hạn cấp giấy chứng chỉ hành nghề luật sư: Trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ
chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp
Chứng chỉ hành nghề luật sư và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại
theo quy định của pháp luật.
- Những người không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân


dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Không thường trú tại Việt Nam;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được
xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị
kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý;
d) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa
bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;
đ) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự;
e) Những người quy định tại điểm a khoản này bị buộc thôi việc mà
chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
2.3. Sử dụng chứng chỉ
Căn cứ điều 18 Luật luật sư nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây thì người đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ bị thu hồi chứng
chỉ hành nghề luật sư :
a) Là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
b) Không còn thường trú tại Việt Nam;
c) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật Luật
sư đó là: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào
tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo
đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của
Đoàn luật sư;
đ) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư;
e) Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề
luật sư và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Căn cứ điều 19 Luật luật sư thì: Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành
nghề luật sư quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 18 của Luật này


khi có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này thì được xem xét cấp
lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư quy định tại các
điểm d, đ và e khoản 1 Điều 18 của Luật này thì chỉ được xem xét cấp lại
Chứng chỉ hành nghề luật sư khi có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của
Luật này và một trong các điều kiện sau đây:
a) Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định thu hồi Chứng chỉ hành
nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật
sư của Đoàn luật sư;
b) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị tước có thời hạn
quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thời hạn đó đã hết;
c) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị kết án về tội phạm do
vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà sau khi chấp hành hình phạt đã
được xoá án tích.
Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do bị tước quyền sử
dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư không có thời hạn hoặc bị kết án về tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng do cố ý thì không được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy
định tại Điều 17 của Luật này.
2.4 Thực trạng hoạt động hành nghề luật sư và cấp chứng chỉ hành nghề
luật sư.
Ưu điểm:
- Về đội ngũ luật sư: Hiện nay, đội ngũ luật sư của Việt Nam đã trưởng thành

cả về số lượng và chất lượng. Tính đến tháng 10 năm 2011 cả nước có 7072
luật sư so với thời điểm trước khi ban hành luật luật sư đội ngũ luật sư đã
tăng 4100 người trong đó có khoảng 3000 người là luật sư trẻ có độ tuổi
dưới 40. Hiện tại còn gần 3500 người còn đang tập sự hành nghề luật sư
đang tập sự tại các tổ chức hành nghề luật sư trên cả nước. Chất lượng đi
ngũ luật sư đang dần được nâng cao, trình độ đôi ngũ luật sư có trình độ cử
nhân luật là 98% năm 2010, số luật sư có trình độ trên đại học chiếm trên 5
% tổng số luật sư cả nước.


- Về hoạt động hành nghề của luật sư:Thứ nhất, về phạm vi hành nghề: Luật
Luật sư đã mở rộng hơn phạm vi hành nghề luật sư với việc quy định luật sư
được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng.
+ Tham gia tố tụng là lĩnh vực hành nghề chủ yếu của các luật sư hiện nay.
Vai trò của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng đã có những bước phát
triển về chất. Việc tham gia tố tụng của các luật sư không những bảo đảm tốt
hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, các đương sự khác, mà còn giúp các
cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật
khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
+ Tư vấn pháp luật là lĩnh vực hành nghề quan trọng của luật sư, đặc biệt
trong điều kiện nhu cầu về tư vấn pháp luật trong xã hội ngày càng tăng
nhanh. Các luật sư đã mở rộng và phát triển tư vấn trong các lĩnh vực khác
nhau. Tư vấn pháp luật đang phát huy vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ
các doanh nghiệp đàm phán, ký kết hợp đồng, giải quyết các tranh chấp phát
sinh đặc biệt trong các lĩnh vực mới mẻ như đầu tư nước ngoài, sở hữu trí
tuệ, quan hệ thương mại hàng hoá có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, các
luật sư cũng đã tham gia tích cực vào hoạt động trợ giúp pháp lý cho người
nghèo, đối tượng thuộc diện chính sách.
Thứ hai, về hình thức hành nghề của luật sư. Luật Luật sư đã mở rộng
hình thức hành nghề của luật sư, theo đó luật sư không chỉ hành nghề trong

tổ chức hành nghề luật sư như quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, mà
còn được phép hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức tự mình nhận
và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý,
hoặc làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.
Thứ ba, về hình thức tổ chức hành nghề luật sư: Theo quy định của
Luật Luật sư thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Văn phòng luật sư ,
Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm
hữu hạn. Như vậy, hình thức tổ chức hành nghề luật sư cũng được mở rộng,
tạo điều kiện thuận lợi cho các luật sư lựa chọn mô hình hoạt động nhằm
phát huy hết khả năng sử dụng các điều kiện để hành nghề một cách thuận
lợi nhất.
Tuy nhiên tổ chức và hoạt động của hành nghề luật sư vẫn còn một số
hạn chế:


Thứ nhất, trong thời gian qua số lượng luật sư phát triển khá nhanh
nhưng chất lượng đội ngũ luật sư còn chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch
vụ pháp lí ngày càng cao của xã hội đặc biệt là trong điều kiện cải cách tư
pháp và hội nhập quốc tế. Nhiều luật sư trẻ được đào tạo bài bản nhưng còn
thiếu kinh nghiệm và kí năng hành nghề. Rất ít luật sư thông thạo ngoại ngữ,
am hiểu luật pháp quốc tế đủ khả năng tham gia đàm phán, kí kết hợp đồng,
giải quyết tranh chấp quốc tế. Thứ hai, số lượng vụ việc trong hành nghề luật
sư ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được thực tế và nhu cầu của xã
hội, một mặt tỉ lệ luật sư trên tổng số dân cả nước thấp hơn rất nhiều các
nước khác trên thế giới. Thứ ba, công tác quản lí của nhà nước có lúc có nơi
chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả quản lí nhà nước chưa cao.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của các hạn chế trên là do
một số quy định của luật luật sư về đào tạo về luật sư và thực tập hành nghề
luật sư còn chưa phù hợp. Bên cạnh đó hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề
luật sư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều

người chưa thực sự đủ khả năng và trình độ chuyên môn nhưng vẫn được
cấp chứng chỉ hành nghề, làm cho chất lượng đội ngũ luật sư còn yếu kém,
chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Một số giải pháp nâng cao chất lượng uy tín hành nghề luật sư:
+ Cần sớm ban hành bộ quy tắc thống nhất về đạo đức nghề nghiệp luật sư
và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư.
+ Cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh và giám sát nhằm cải tiến nội
dung, phương pháp để nâng cao chất lương đào tạo nghề luật sư, nâng cao
chất lượng tập sự hành nghề luật sư
+ Hoàn thiện các quy định pháp lý về chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề
nghiệp luật sư. Hành nghề luật sư là hoạt động đòi hỏi tính trách nhiệm cao,
gây thiệt hại là phải bồi thường do vậy luật sư tham gia bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp là một nghĩa vụ cần thiết
+ Mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường luật, các trường đào
tạo nghề luật sư để đảm bảo chất lượng, uy tín đội ngũ luật sư khi tham gia
hành nghề.
KẾT LUẬN
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ hơn quy định của pháp luật về điều
kiện kinh doanh ở nước ta. Mỗi một ngành nghề khác nhau thì yêu cầu về


điều kiện kinh doanh được đặt ra khác nhau phù hợp với tính chất của mỗi
ngành, nghề. Chứng chỉ hành nghề luật sư là yêu cầu bắt buộc đối với luật
sư khi muốn hoạt động nghề nghiệp. Trên thực tế cần nâng cao hơn nữa chất
lượng của hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền để cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................

NỘI DUNG........................................................................................................................
1. Quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh và chứng chỉ hành
nghề...................................................................................................................................
1.1.Điều kiện kinh doanh (ĐKKD)..................................................................................
1.2.Chứng chỉ hành nghề................................................................................................
1.2.1Chứng chỉ hành nghề là gì?.......................................................................................
1.2.2.Các ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề trước khi đăng kí kinh
doanh………6
1.2.3. Quy định của pháp luật hiện hành về việc quy định và cấp chứng chỉ
hành nghề...........................................................................................................................
2. Tìm hiểu chứng chỉ hành nghề trong kinh doanh dịch vụ pháp lí........................
2.1.Các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư......................................
2.2.Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư..............................................................
2.3. Sử dụng chứng chỉ...................................................................................................
2.4. Thực trạng hoạt động cấp chứng chỉ hành nghề luật sư ở nước ta
hiện
nay.....................................................................................................................
..............14
KẾT LUẬN......................................................................................................................


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
3 Luật doanh nghiệp năm 2005
4 Luật luật sư năm 2006
5 Giáo trình Luật thương mại, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2008
6 Nghị định 102/2010/NĐ- CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh
nghiệp
7

Các văn bản pháp luật tại www.chinhphu.vn có liên quan đến các nội

dung trong bài.



×