Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Phân tích, làm rõ nội dung quy định về hoãn thi hành án dân sự và xây dựng tình huống để làm rõ nội dung trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.92 KB, 20 trang )

1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiến pháp 2013 quy định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp 1”, với tư cách là
một cơ quan xét xử, TAND có thẩm quyền“…xét xử các vụ án hình sự, dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải
quyết các việc khác theo quy định của pháp luật...” kết quả của việc xét xử Tòa
án sẽ ra bản án, quyết định cụ thể với nội dung giải quyết các vụ án và khi các
bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật sẽ được đưa ra thi hành. Thi hành án
dân sự (THADS) là một nội dung rất quan trọng được Đảng với Nhà nước quan
tâm Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 49/NQ-TW)
cũng đã khẳng định đề cao tầm quan trọng của hoạt động THADS mục đích đưa
bản án, quyết định ra thực hiện trên thực tế, giúp bảo vệ quyền vào lợi ích của
những chủ thể liên quan. Tuy nhiên, khi cơ quan thi hành án thụ lý và tiến hành
tổ chức thi hành án, việc thi hành các bản án và quyết định sẽ gặp những trở
ngại khách quan dẫn đến việc thi hành án chưa thể thực hiện được, Cơ quan
THADS lúc này phải xem xét ra và quyết quyết định bị hoãn THADS. Để tìm
hiểu về quy định hoãn THADS, nhóm chúng em xin chọn chủ đề “Phân tích,
làm rõ nội dung quy định về hoãn thi hành án dân sự và xây dựng tình huống đê
làm rõ nội dung trên” làm đề tài cho bài nhóm của mình lần này.

1


2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOÃN THI HÀNH
ÁN
1. Khái quát chung về hoãn thi hành án
Theo từ điển tiếng Việt, “hoãn” là việc “chuyên thời điêm đã định đê làm


việc gì đó sang thời điêm muộn hơn”. Trong khoa học pháp lý “ hoãn thi hành
án là việc chuyên thời điêm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang
thời điêm muộn hơn đê thi hành”. Theo quy định của pháp luật thi hành án dân
sự, hoãn thi hành án là việc cơ quan THADS chưa tổ chức thi hành bản án,
quyết định khi có căn cứ pháp luật quy định cho phép hoãn. Việc hoãn thi hành
án phải được thực hiện dựa trên theo quy định tại điều 48 luật THADS 2008 sửa
đổi, bổ sung 2014. Như vậy, hoãn thi hành ở là việc cơ quan thi hành án chưa
cho thi hành bản án, quyết định. Trong trường hợp này cơ quan thi hành án đã ra
quyết định thi hành án nhưng chưa tổ chức thi hành mà chuyển sang thời điểm
thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn.
Việc hoãn THADS mang một số đặc điểm sau đây là: Thứ nhất, việc hoãn
thi hành án không được áp dụng trong mọi trường hợp mà phải căn cứ vào
những điều kiện được quy định tại điều 48 luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung
2014. Thứ hai, việc hoãn THADS chỉ được thực hiện bởi một số cơ quan có
thẩm quyền nhất định. Thứ ba, việc hoãn THADS phải tuân theo những trình tự,
thủ tục chặt chẽ được quy định tại khoản 2,3 và 4 của điều 48.
2. Các căn cứ hoãn thi hành án
Việc hoãn thi hành án được quy định tại khoản 1 Điều 48 luật THADS
2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 khi xuất hiện các căn cứ sau đây:
Thứ nhất, người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế
từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết
định của Tòa án.


3
Đối với trường hợp người phải thi hành án ốm nặng, có xác nhận của cơ
sở y tế từ cấp huyện trở lên, thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết dịnh hoãn
thi hành án. Xuất phát từ việc các quan hệ THADS điều mang tính tài sản.
Thông quan việc THADS, người phải thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ về
tài sản của họ và người được THADS sẽ nhận được quyền, lời ích tài sản về tài

sản, vì vậy muốn thực hiện được đều trên, người phải thi hành án phải thực hiện
trong tình trạng năng lực hành vi đầy đủ, trong tình trạng sức khỏe tốt mới có
thể thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thi hành án đối với người được thi hành
án cũng như đối với Nhà nước vì vậy ốm nặng được hiểu là trong trình trạng sức
khỏe kém, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thi hành án được ghi trong bản
án và quyết định, trong trường hợp người phải thi hành ốm nặng thì phải ra
quyết định hoãn thi hành án để đảm bảo được việc thực hiện đúng và đầy đủ
nghĩa vụ thi hành án cho người được thi hành án cũng như bảo vệ quyền và các
lợi ích khách xuất phát từ việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án của của người phải
thi hành án, nếu như điều kiện về người phải thi hành ốm nặng là được xem là
điều kiện cần thì điều kiện về sự xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện sẽ được xem
là điều kiện đủ, khi và chỉ khi người phải thi hành án ốm nặng có xác nhận của
cơ sở ý tế cấp huyện về tình trạng bệnh của người phải thi hành án, dựa trên xác
nhận của cơ sở y tế đó mà chấp hành viên đề xuất với thủ trưởng cơ quan
THADS ra quyết định hoãn thi hành án.
Đối với trường hợp người phải thi hành án bị mất hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án được quy định trong bộ luật dân
sự và thủ tục được quy định ở bộ luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp chưa tổ
chức THADS mà người thi hành án bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự theo quyết định của Tòa án thì sẽ ra quyết định hoãn án cho nên thủ trưởng cơ
quan THADS có thể ra quyết định hoãn thi hành án đối với người bị mất năng
lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.


4
Thứ hai, chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì
lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thê tự mình thực hiện
nghĩa vụ theo bản án, quyết định.
Đối với trường hợp chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án
hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực

hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định. Địa chỉ của người phải thi hành án
nói riêng và đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói chung có ý
nghĩa quan trọng lớn trong việc tổ chức thực hiện thi hành án, nhất là trong việc
gởi các văn bản thi hành án liên quan đến việc tổ chức thi hành án, cũng như xác
minh chính xác địa điểm của người phải thi hành án để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thi hành án về sau nhất là liên quan đến cưỡng chế thi hành án. Ngoài
ra người phải thi hành án có thể được hoãn thi hành án trong trường hợp có lý do
chính đáng mà họ không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ thi hành án cho người
được thi hành án. Lý do chính đáng ở đây được hiểu là vì lý do khách quan như:
thiên tai, dịch bệnh.. hoặc các lý do chủ quan…cản trở người phải thi hành án
thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Trong trường hợp đó, khi nhận được đơn trình
bày của người phải thi hành án về lý do không thực hiện được nghĩa vụ, chấp
hành viên phải xem xét đầy đủ lý do trên mọi khía cạnh, xem xét lý do đó có
chính xác, đúng với thực tế và thực sự phù hợp, và liệu nó có thực sự chính đáng
hay chưa? Nếu xem xét đó là lý do chính đáng cản trở người phải thi hành án
không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì theo đề xuất của chấp hành viên,
thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án đối với trường hợp
trên.
Thứ ba, đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án
phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong
thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất
chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;
Trong quá trình tổ chức THADS, sự tự do thỏa thuận của các đương sự
luôn được đề cao, thể hiện được sự tự nguyện ý chí, thống nhất ý chí giữa các


5
đương sự trong quan hệ thi hành án, vì vậy khi có sự thỏa thuận luôn đạt được
hiệu quả cao trong việc tổ chức thi hành án. Hoãn THADS cũng không ngoại lệ,
vì lý do khác nhau mà các đương sự thỏa thuận đồng ý hoãn thi hành án, tuy

nhiên sự thỏa thuận này được luật bắt buộc thể hiện thông qua hình thức nhất
định, đó không phải là lời nói miệng hoặc cử chỉ, mà sự thỏa thuận này phải
được lập thành văn bản (có thể viết tay hoặc đánh máy) trong đó phải ghi rõ thời
hạn hoãn là bao lâu, có chữ ký của đương sự, nếu thiếu chữ ký thì văn bản này
cũng không hợp lệ. Trong khoản thời gian hoãn thi hành án mà đương sự thỏa
thuận thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ
trường hợp đương sự có thỏa thuận khác.
Thứ ba, tài sản đê thi hành án đã được Tòa án thụ lý đê giải quyết theo
quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều
90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc
thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;
Đối với tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo
quy định tại điều 74 và Điều 75. Một trong đặc điểm nổi bật của quan hệ
THADS là mang tính tài sản. Trên thực tế, phần lớn của bản án, quyế định dân
sự được đưa rat hi hàn hđều quyết định về vấn đề tài sản như: chia thừa kế, trách
nhiệm về bồi thường thiệt hại… Thông quan THADS, người phải thi hành án
phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản của họ và người được THADS sẽ nhận được
các quyền và lợi ích về tài sản. Tuy nhiên các tài sản của người phải thi hành án
không tồn tại dưới hình thức sở hữu riêng mà tồn tại quyền sở hữu dưới hình
thức sở hữu chung đây là hình thức sở hữu cảu nhiều chủ thể đối với tài sản bao
gồm các trường hợp sở hữu chung theo phần và sở hửu chung hợp nhất vì vậy,
để xác định được tài sản để thi hành án người được phải thi hành án đảm bảo
cho quá trình thi hành án của như quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có
liên quan đến tài sản phải thi hành án, thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết
định hoãn việc thi hành án để giải quyết vấn đề liên quan đến sở hữu chung của
người phải thi hành án và chủ thể khác cũng như những tranh chấp phát sinh tài


6
sản thi hành án của người phải thi hành án. Việc thực hiện đối với các trường

hợp trên quy định cụ thể tại Điều 74và Điều 75 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ
sung năm 2014.
Đối với trường hợp tài sản được kê biên theo Điều 90 kê biên, xử lý tài
sản đang cầm cố, thế chấp nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng
hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm. Theo đó kê biên, xử lý tài sản
được hiểu là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong
trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định
có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành. Tài sản bị kê biên
phải thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án, bao gồm tài sản thuộc
quyền sở hữu riêng của người phải thi hành án và tài sản thuộc quyền sở hữu
chung của người phải thi hành án với người khác hoặc tài sản có thể đang do
người phải thi hành án hoặc người thứ ba quản lý, sử dụng. Biện pháp kê biên
tài sản được áp dụng khi đã hết thời gian tự nguyện nhưng người phải thi hành
án không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyên nhưng cần phải
ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản. Trường hợp người phải thi hành án
không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi hành án, Chấp
hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án đang cầm
cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí
cưỡng chế thi hành án. Khi kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp, Chấp hành
viên phải thông báo ngay cho người nhận cầm cố, nhận thế chấp; khi xử lý tài
sản kê biên, người nhận cầm cố, nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán theo quy
định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này. Trong trường hợp xử lý đối với kê biên,
xử lý tài sản đang cầm cố, thế chấp nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá
trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm thì thủ trưởng cơ quan
thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án.
Thứ tư, việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải
thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan THADS theo quy định
tại điêm b khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của Luật này;



7
Để đảm bảo cho các bản án, quyết định đã tuyên được thực hiện một cách
chính xác, rõ ràng, cụ thể, phù hợp với thực tế vì vậy khi có những nội dung
trong bản án, quyết định không rõ ràng cần có sự giải thích nội dung thì trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đưuọc yêu cầu của đương sự hoặc cơ quan thi
hàn hán dân sự thì Tòa án phải có nghĩa vụ có văn bản trả lời giải thích nội dung
của bản án, quyết định chưa rõ. Trong trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn
trả lời không quá 30 ngày kể từ ngày yêu cầu, với các trưởng hợp trên trong khi
đợi văn bản trả lời của Tòa án thì thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định
hoãn THADS . Hoặc trong quá trình trình tổ chức thi hành án chấp hành viên
phát hiện có những căn cứ mà pháp luật quy định để xem xét lại bản án, quyết
định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm tái thẩm, thì chấp hành viên đề xuất
với thủ trưởng cơ quan THADS kiến nghị với Tòa án. Trong khoản thời gian đợi
trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án thì thủ trưởng cơ quan THADS phải ra
quyết định hoãn thi hành án theo thủ tục quy định cụ thể tại Điều 10 TTLT số
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về các vấn đề về thủ tục
THADS và phối hợp liên ngành trong THADS trong đó có việc kiến nghị xem
xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Qua
đó có thể tổ chức việc thi hành án đúng và đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự và các chủ thể liên quan.
Thứ năm, Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được
thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng
nhưng không đến nhận;
Căn cứ để tổ chức việc thi hành án là phần phán quyết được nêu trong bản
án, quyết định dân sự chuyển sang cho cơ quan thi hành án để tiến hành tổ chức
thi hành, cơ quan thi hành án tổ chức việc thi hành án dựa trên phần phán quyết
định trong bản án, quyết định đó trừ trưởng hợp có thỏa thuận khác. Trong
trường hợp người được nhận về tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được
thông báo hợp lệ 2 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng
họ không đến nhận thì thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn



8
thi hành cho đến khi những người này đến cơ quan thi hành án để nhận tài sản,
nhận người được nuôi dưỡng. Việc thông báo các văn bản này tuân theo các quy
định tại Điều 40 Luật THADS 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thứ sáu, việc chuyên giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định
tại Điều 54 của Luật này chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở
ngại khách quan;
Trong quá trình tổ chức thi hành án sẽ xuất hiện việc người phải thi hành
án chết vấn đề được đặt ra là ai sẽ tiếp tục đứng ra thực hiện nghĩa vụ thi hành
án của người phải thi hành, vì vậy để tiếp tục thi hành án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người được thi hành án thì phải tiến hành thủ tục thi hành án về
việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án khi người phải thi hành án chết
thủ tục này được quy đinh định cụ thể tại Điều 54 Luật THADS 2008 sửa đổi,
bổ sung năm 2014, Điều 15 Nghị định số 62/2015 Hướng dẫn Luật THADS,
Điều 8 TTLT số số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về các
vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS. Tuy nhiên thủ
tục chuyển giao sẽ không thực hiện được bởi các lý do như sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một
cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc
dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép ví dụ: mưa bão.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm
cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp
pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình. Hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về sự kiện này được xem
là sự kiện bất khả kháng và trở ngại nào được xem là trở ngại khách quan. Tuy
nhiên khi chấp hành viên xem xét điều kiện thi hành án, xem xét các căn cứ mà
đương sự trình bày xem đây có phải là sự kiện bất khả kháng hay không, có phải
trở ngại khách quan hay không, trên cơ sở khách quan, khoa học, nhiều khía

cạnh, từ đó đề xuất với thủ trưởng cơ quan THA ra quyết định hoãn thi hành án.


9
Cuối cùng, Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án
không nhận đê thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.
Trong quá trình xử lý tài sản kê biên từ sau lần giảm giá thứ hai trở đi mà
không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì người
được thi hành án có quyền nhận tài sản để trừ vào số tiền được thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án đồng ý nhận tài sản để trừ vào số tiền được
thi hành án, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc
không có người tham gia đấu giá, trả giá hoặc bán đấu giá không thành thì Chấp
hành viên thông báo cho người phải thi hành án biết. Trong thời hạn 30 ngày, kể
từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo về việc người được thi
hành án đồng ý nhận tài sản để thi hành án, nếu người phải thi hành án không
nộp đủ số tiền thi hành án và chi phí thi hành án để lấy lại tài sản đưa ra bán đấu
giá thì Chấp hành viên giao tài sản cho người được thi hành án. Đối với tài sản
là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì Chấp hành
viên ra quyết định giao tài sản cho người được thi hành án để làm thủ tục đăng
ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó cho người được thi
hành án. Người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tài sản không tự
nguyện giao tài sản cho người được thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì
Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá. Nếu giá
trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi
hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao
lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng. Người phải thi hành án không
được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện
xong nghĩa vụ thi hành án. Vì vậy trong trường hợp trên thủ trưởng cơ quan
THADS phải ra quyết định hoãn thi hành án.

3. Thời gian hoãn thi hành án, thẩm quyền ra quyết định hoãn thi
hành án


10
Việc hoãn thi hành án chấm dứt khi căn cứ hoãn thi hành án không còn.
Trường hợp hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị
bản án, thời gian hoãn không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn
thi hành án; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không
phải chịu lãi suất chậm thi hành án.
Thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án thuộc về thủ trưởng cơ quan
THADS. Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận
được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24
giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định
cưỡng chế. Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án
của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã
được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan
THADS có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết. Trường
hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan
THADS phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.
Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối
với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để
xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được. Thời hạn ra
quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi
hành án quy định tại khoản 1 Điều 48. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48
thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có
thẩm quyền.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy
định tại khoản 1 Điều 48 không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu
của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 48 hoặc khi nhận được văn

bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng
nghị thì Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.
4.

Hậu quả pháp lý của việc hoãn thi hành án


11
Hậu quả pháp lý là kết cục tất yếu sẽ xảy ra khi một sự kiện pháp lý nào
đó phát sinh. Theo đó, sau khi có đầy đủ các căn cứ theo quy định, thủ trưởng cơ
quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án dân sự, các hoạt động THADS
sẽ được tạm ngừng lại trong thời hạn nhất định. Trường hợp hoãn thi hành án
theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định thời hạn
hoãn không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án, đối
với các trường hợp khác, thời hạn hoãn thi hành án cho đến khi lí do của việc
hoãn không còn nữa. Khi hết thời hạn này hoặc căn cứ hoãn không còn nữa,
theo Khoản 5 Điều 48 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014),
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại
khoản 1 Điều 48 không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của
người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 48 hoặc khi nhận được văn bản
trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị
thì Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định tiếp tục thi hành án. Ngoài
ra, trong trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành
xong thì cơ quan THADS phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu
hoãn thi hành án. Quy định này nhằm đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng trong
việc thi hành quyết định hoãn thi hành án dân sự, tránh tối đa những hậu quả
không thể khắc phục được. Đồng thời, trong thời gian hoãn thi hành án, người
phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án. Quy định này đảm
bảo việc hoãn thi hành án sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của bản án,
quyết định của Tòa án, cũng như tránh gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thi

hành bản án khi có các căn cứ hoãn thi hành án dân sự.
5.

So sánh giữa hoãn và tạm đình chỉ thi hành án.

Theo Từ điển tiếng Việt “hoãn” là chuyển thời điểm đã định để làm việc
gì đó sang thời điểm khác muộn hơn; còn “tạm” là làm việc gì đó ngừng lại
trong một thời gian, khi có điều kiện sẽ thay đổi. Trong khoa học pháp lí, hoãn
thi hành án là chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định sang


12
thời điểm khác muộn hơn; tạm đình chỉ thi hành án là tạm thời ngừng việc thi
hành bản án, quyết định dân sự đang được thi hành.
Hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự có những điêm giống nhau sau đây:
Thứ nhất, về thẩm quyền ra quyết định, thủ trưởng cơ quan THADS là
người có thẩm quyền trong việc ra quyết định hoãn và tạm đình chỉ THADS.
Thứ hai, về lãi suất chậm thi hành án, trong thời gian hoãn/tạm đình chỉ
thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án đều không phải chịu lãi
suất chậm thi hành án.
Thứ ba, trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi
hành xong thì cơ quan THADS đều phải có văn bản thông báo ngay cho người
yêu cầu hoãn thi hành án.
Thứ tư, về hậu quả pháp lý, sau khi có đầy đủ các căn cứ theo quy định,
thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án
dân sự, các hoạt động THADS sẽ được tạm ngừng lại.
Hoãn và tạm đình chỉ thi hành án dân sự có những điêm khác nhau sau đây:
Thứ nhất, về thời điêm hoãn/tạm đình chỉ thi hành án dân sự: hoãn thi
hành án khác với tạm đình chỉ thi hành án ở chỗ hoãn thi hành án là việc cơ
quan thi hành án quyết định chưa cho thi hành bản án, quyết định dân sự. Trong

trường hợp này cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa tổ
chức thi hành mà chuyển thời điểm thi hành bản án, quyết định dân sự đã định
sang thời điểm khác muộn hơn, còn tạm đình chỉ thi hành án là việc cơ quan thi
hành án tạm thời cho dừng việc thi hành bản án, quyết định dân sự đang được cơ
quan thi hành án tổ chức thi hành. Do đó, hoãn thi hành án và tạm đình chỉ thi
hành án khác nhau mấu chốt ở thời điểm cho thi hành bản án, quyết định dân sự.
Khi có một trong những căn cứ theo quy định của luật phát sinh, ở thời điểm cơ
quan thi hành án chưa thi hành án, chưa tổ chức việc cưỡng chế thi hành án thì
cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án, còn nếu xuất hiện ở thời


13
điểm bản án, quyết định đã thi hành được một phần hoặc cơ quan thi hành án đã
ra quyết định cưỡng chế thì cơ quan thi hành án ra quyết định tạm đình chỉ thi
hành án.
Thứ hai, về căn cứ ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án dân sự.
Đối với tạm đình chỉ thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan THADS thông báo
về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành
án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám
đốc thẩm, tái thẩm. Đối với hoãn thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan
THADS ra quyết định hoãn thi hành án trong các trường hợp quy định tại Khoản
1 Điều 48 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung 2014).
Thứ ba, về thời hạn hoãn/tạm đình chỉ thi hành án dân sự, luật thi hành án
dân sự không quy định cụ thể thời hạn tạm đình chỉ thi hành án dân sự. Khi nhận
được một trong các quyết định quy định tại Khoản 3 Điều 49 luật thi hành án
dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định
tiếp tục thi hành án. Còn đối với hoãn thì hành án dân sự, thời hạn hoãn thi hành
án trong trường hợp người có thẩm quyền kháng nghị yêu cầu hoãn thi hành án
không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án. Đối với các
trường hợp khác, thời hạn hoãn thi hành án từ khi ra quyết định hoãn thi hành án

cho đến khi lí do của việc hoãn không còn nữa.
Thứ tư, về căn cứ tiếp tục thi hành án dân sự. Đối với tạm đình chỉ thi
hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục thi hành án
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định
quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung
2014). Đối với hoãn thi hành án dân sự, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án không
còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc
khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc
không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan THADS phải ra quyết định
tiếp tục thi hành án.


14

II. TÌNH HUỐNG NHÓM XÂY DỰNG
1. Tình huống xây dựng
Bản án dân sự sơ thẩm số 54/2017/DS-ST, ngày: 15-12-2017 về việc “tranh
chấp dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản và sức khỏe bị xâm
phạm” của TAND huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp giữa nguyên đơn là Chị Đào
Thị Phương, sinh năm 1974; Địa chỉ: số nhà 21, khóm 3, thị trấn Lai vung huyện
Lai Vung, tỉnh Đồng tháp và bị đơn là Anh Nguyễn Hoàng Việt, sinh năm 1984;
Địa chỉ: Số 192/L, Tổ 1, ấp Long Phú, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng
Tháp. Trong bản án sơ thẩm 54/2017/DS-ST đã tuyên như sau: “Chấp nhận một
phần yêu cầu của chị Đào Thị Phương về việc yêu cầu anh Nguyễn Hoàng Việt
bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tài sản bị xâm phạm theo quy định tại Điều
585,Điều 589;Điều 590 của Bộ luật dân sự năm 2015. Buộc anh Nguyễn Hoàng
Việt phải bồi thường thiệt hại do sức khỏe và tài sản bị xâm phạm cho chị Đào
Thị Phương số tiền tổng cộng là 4.991.312 đồng (Bốn triệu, chín trăm chín
mươi mốt nghìn, ba trăm mười hai đồng).” Sau khi bản án số 54/2017/DS-ST có
hiệu lực pháp luật, bản án được gởi sang cho cơ quan THADS huyện Lai Vung

để tiến hành thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Ngày 12-1- 2018 chị
Chị Đào Thị Phương đã làm đơn gởi đến cơ quan THADS huyện Lai Vung để
yêu cầu thi hành án đối với bản án số 54/2017/DS-ST. Cơ quan THADS huyện
Lai Vung đã tiến hành xử lý đơn, xét thấy đủ điều kiện theo quy định của pháp
luật, thủ trưởng cơ quan THADS huyện Lai Vung đã ra quyết định thi hành theo


15
yêu cầu số: 02/QĐ-THA, ngày 14 -1- 2018 và tiến hành thủ tục thông báo theo
quy định của pháp luật về THADS.
Sau khi hết thời gian thi hành án tự nguyện, Ngày 23-1- 2018 Chấp hành
Viên của cơ quan THADS huyện Lai Vung tiến hành thủ tục xác minh điều kiện
thi hành đối với người phải thi hành án là anh Nguyễn Hoàng Việt. Trong biên
bản xác minh điều kiện thi hành án của cơ quan THADS huyện Lai Vung ngày
23-1- 2018 xác định anh Nguyễn Hoàng Việt có đủ thi hành án. Tuy nhiên trong
quá trình xác minh Chấp hành viên nắm được thông tin là từ ngày xảy ra tai nạn
giao thông giữa chị Đào Thị Phương và Nguyễn Hoàng Việt đến nay, anh
Nguyễn Hoàng Việt vẫn đang nằm viện chữa trị tại bệnh viên đa khoa huyện Lai
Vung. Theo kết luận y khoa của bệnh viên anh Nguyễn Hoàng Việt trong đó ghi
rõ anh bị “đa chấn thương, vỡ túi mật” và được biết cha mẹ mồ coi cha mẹ từ bé
và sống một mình chưa có gia đình, do vậy, Thủ trưởng cơ quan THADS huyện
Lai Vung ra quyết định hoãn THA số 12/QĐ-THA, ngày 25- 1- 2018 và thực
hiện nghĩa vụ thông báo cho chị Đào Thị Phương theo đúng quy định của pháp
luật.
2. Phân tích tình huống
Thứ nhất, xét về tính có căn cứ của quyết định hoãn THADS. Căn cứ vào
điểm a khoản 1 Điều 48: “Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của
cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; chưa xác định được địa chỉ của người phải thi
hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự
mình thực hiện được nghĩa vụ theo bản án, quyết định”. Theo tính huống trên,

cơ quan THADS huyện Lai Vung đã xác định được anh Việt đang bị ốm nặng
nằm ở bệnh viện để chữa trị tại bệnh viện đa khoa huyện Lai Vung. Đồng thời,
đã có kết luận y khoa của bệnh viện anh Nguyễn Hoàng Việt đang nằm, trong đó
ghi rõ anh bị “đa chấn thương, vỡ túi mật”. Như vậy, với tình trạng của anh Việt
lúc đó đã đủ điều kiện để áp dụng việc hoãn THADS.


16
Thứ hai, xét về thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án dân sự. Theo
khoản 1 Điều 48 Luật THADS thì Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền
ra quyết định hoãn THADS. Nên, Thủ trưởng cơ quan THADS huyện Lai Vung
ra quyết định là đúng.
Thứ ba, xét về thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án dân sự. Căn cứ
vào khoản 3 Điều 48: “Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm
việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi
hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”. Trong tình huống
này, anh Việt được phép hoãn thi hành án theo khoản 1 Điều này. Nên kể từ
ngày 23-1-2018 ngày Chấp hành viên phát hiện ra được thông tin anh Việt vẫn
đang nằm viện. Thì ngày 25-1-2018 Thủ trưởng cơ quan THADS huyện Lai
Vung đã ra quyết định hoãn thi hành án. Như vậy, việc ra quyết định đã đúng
theo thời hạn pháp luật quy định (trong vòng 05 ngày làm việc). Thời gian hoãn
tới khi anh hết bệnh
Thứ tư, hậu quả pháp lý của quyết định hoãn thi hành án dân sự. Quyết
định hoãn THADS chỉ là quyết định cho phép người phải thi hành tạm thời
không thi hành án khi có một trong các căn cứ pháp luật và không chấm dứt
hoàn toàn việc thi hành án. Kể từ khi căn cứ để hoãn thi hành án không còn thì
Thủ trưởng cơ quan THADS ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05
ngày làm việc.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ.

Thi hành án dân sự là một nội dung rất quan trọng được Đảng với Nhà
nước quan tâm Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số
49/NQ-TW) cũng đã khẳng định đề cao tầm quan trọng của hoạt động THADS
mục đích đưa bản án, quyết định ra thực hiện trên thực tế, giúp bảo vệ quyền
vào lợi ích của những chủ thể liên quan. Tuy nhiên, khi cơ quan thi hành án thụ


17
lý và tiến hành tổ chức thi hành án, việc thi hành các bản án và quyết định sẽ
gặp những trở ngại khách quan dẫn đến việc thi hành án chưa thể thực hiện
được, cơ quan THA lúc này phải xem xét ra và quyết quyết định bị hoãn
THADS. Qua việc phân tích trên về các căn cứ, thẩm quyền, thời gian, hậu quả
pháp lý cũng như tình huống mà nhóm đã xây dựng phần nào đã làm rõ quy định
về hoãn THADS. Qua đó giúp người đọc có cái nhìn tổng quát về vấn đề trên
làm cơ sở trong học tập và nghiên cứu và áp dụng pháp luật về hoãn THADS.


18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TS. Nguyễn Công Bình (Chủ biên) “Giáo trình Luật THADS Việt
Nam”, Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND. Năm xb 2012.
- Luật THADS 2008 sửa đổi bổ sung 2014
- Nghị định 62/2015 hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật THADS
2008 sửa đổi bổ sung 2014
- TTLT số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định về các
vấn đề về thủ tục THADS và phối hợp liên ngành trong THADS.
- Ths. Nguyễn Thị Thu Hà, khoa luật dân sự – Đại học Luật Hà nội,
“Hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ và trả lại đơn yêu cầu thi hành án” .



19

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Thi hành án dân sự

THADS


20

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................................2
I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ HOÃN THI HÀNH ÁN..2
1. Khái quát chung về hoãn thi hành án.......................................................2
2. Các căn cứ hoãn thi hành án....................................................................2
3. Thời gian hoãn thi hành án, thẩm quyền ra quyết định hoãn thi hành án9
4. Hậu quả pháp lý của việc hoãn thi hành án...........................................10
5. So sánh giữa hoãn và tạm đình chỉ thi hành án......................................11
II.

TÌNH HUỐNG NHÓM XÂY DỰNG..................................................14

1. Tình huống xây dựng..............................................................................14
2. Phân tích tình huống...............................................................................15
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ..................................................................................16




×