Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Tìm hiểu những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới tại xã lao xả phình huyện tủa chùa tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.15 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------

SÙNG A SÚA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LAO XẢ PHÌNHHUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế và phát triển nông thôn
: 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------

SÙNG A SÚA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LAO XẢ PHÌNH –
HUYỆN TỦA CHÙA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế và phát triển nông thôn
Khoá học
: 2014 - 2018
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. NGUYỄN MẠNH THẮNG
Cán bộ cơ sở hướng dẫn : GIÀNG THỊ GIÀNG

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khóa học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
“Tìm hiểu những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông

thôn mới tại xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên”
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, tạo
điều kiện của thầy cô, cá nhân, cơ quan và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giảng viên ThS. Nguyễn
Mạnh Thắng khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng
dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tận tình em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời em xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của UBND xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện
Biên, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, công chức và bà con trong xã đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ trong quá trình thực hiện để em hoàn thành tốt
đề tài của mình.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều
nhưng cũng không tránh khỏi sai xót mong thầy, cô chỉ bảo, góp ý để bài
khóa luận của em được tốt hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày

tháng năm 2018

Sinh viên

Sùng A Súa


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3
1.2.3. Yêu cầu về chuyên môn, thái độ, kỹ năng sống và làm việc ..................
3
1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................... 5
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 5
13.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 6
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 7
2.1. Về cơ sở lý luận.......................................................................................... 7
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .................................
7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................ 9
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
2.2.1. Sự hình thành và vai trò của phong tục tập quán trong sự nghiệp xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam ...................................................................... 9
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương ............................................... 11
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương ................................................... 16


3

Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 17
3.1. Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa bàn Xã Lao
Xả Phình .......................................................................................................... 17

3.1.1. Một vài nét khái quát về địa bàn Xã Lao Xả Phình .............................. 17
3.1.2. Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa phương............. 18
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Lao Xả Phình .......... 23
3.2.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương ............................ 23
3.2.2. Tiêu chí về nông thôn mới .................................................................... 29
3.2.3. Kết quả đã đạt được trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới
tại xã Lao Xả Phình ......................................................................................... 34
3.3. Những tác động tích cực và tiêu cực của phong tục tập quán ảnh hưởng
đến xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình......................................... 35
3.3.1. Một số phong tục tập quán tác động tích cực đến việc xây dựng nông
thôn mới tại Xã Lao Xả Phình ........................................................................ 35
3.3.2. Tác động tiêu cực của phong tục tập quán đến xây dựng nông thôn mới...
38
3.4. Đề xuất giải pháp xây dựng nông thôn mới có hiệu quả đồng thời gìn giữ
được những phong tục tập quán tốt đẹp tại Xã Lao Xả Phình ........................
44
3.4.1. Giải pháp xây dựng nông thôn mới cho Xã Lao Xả Phình................... 44
3.4.2. Giải pháp để gìn giữ, phát huy các phong tục tập quán trong xây dựng
nông thôn mới cho xã Lao Xả Phình .............................................................. 48
3.5. Những kết quả thực tiễn đạt được trong quá trình thực tập ..................... 50
3.5.1. Mô tả nội dung thực tập và một số công việc tại cơ sở thực tập .......... 50
3.5.2. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ................ 58
3.5.3. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................ 59
Phần 4: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................ 64
4.1. Kết luận .................................................................................................... 64
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC



4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các nguồn thông tin thứ cấp ............................................................. 6
Bảng 3.1. Thành phần các dân tộc hiện có tại xã Lao Xả Phình .................... 17
Bảng 3.2. Các phong tục tập quán hiện có tại xã Lao Xả Phình..................... 19
Bảng 3.3. Thực trạng xây dựng NTM tại xã Lao Xả Phình............................ 24
Bảng 3.4. Hiện trạng các phong tục tập quán tác động tích cực đến xây dựng
nông thôn mới tại xã Lao Xả Phình................................................. 35


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANTT

: An ninh trật tự

BNN & PTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng


ĐTPT

: Đầu tư phát triển

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

NTM

: Nông thôn mới

PTNT

: Phát triển nông thôn

SNKT


: Sự nghiệp kinh tế

THCS

: Trung học cơ sở

TT

: Thông tư

UBND

: Uỷ ban Nhân dân

VN

: Việt Nam

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

XDNTM

: Xây dựng nông thôn mới


1



2

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính
sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những
thay đổi căn bản. Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động rộng rãi, toàn
diện trên các lĩnh vực; thu hút mọi nguồn lực đầu tư, trong đó Đảng ủy, chính
quyền là cơ sở đóng vai trò chỉ đạo, điều hành tổ chức và thực hiện, xây dựng
nông thôn mới gắng liền tái sản xuất nông nghiệp nông thôn. Những nội dung
trong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn chương trình lương thực
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở
khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… đã bắt đầu tạo ra những yếu
tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã
phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong nước để xoá đói
giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông
thôn. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa
nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá. Xây dựng
nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư
ở nông thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp và phát triển sản
xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) có nếp sống văn hóa, môi
trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập, đời sống vật chất, tinh
thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới giúp cho người
dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng
khu vực nông thôn ngày một phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. Nông
thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần
tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của
cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc



sống của con người. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước
công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống của người
dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước Việt
Nam cho là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hóa đại hóa đất nước. Nông thôn mới Việt Nam trong tương lai sẽ là nơi sản
xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng
sản xuất hàng hóa, là nơi giữ gìn văn hóa truyền thống của các dân tộc, là nơi
đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.Với những quyết
sách của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của
các cán bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam đang trở thành một cuộc vận động cách
mạng của đất nước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, phục vụ cho công cuộc hội nhập Việt Nam. Phong tục
tập quán là một bộ phận quan trọng trong vốn văn hóa truyền thống, nó không
chỉ là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội mà còn ẩn chứa những quan niệm
sâu xa về triết học, nhân sinh, cội nguồn… Phong tục tập quán và xây dựng
nông thôn mới có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau. Có thể thấy phong
tục tập quán là một trong những yếu tố hình thành thực hiện xây dựng nông
thôn mới và có tác động nhất định đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới
ở nông thôn. Và bằng các biện pháp điều chỉnh, xây dựng nông thôn mới còn
tác động trở lại phong tục tập quán. Trong khuôn khổ khóa luận này, tôi sẽ
tìm hiểu một số khía cạnh trong mối quan hệ kể trên, đó là sự ảnh hưởng của
phong tục tập quán đến việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Lao Xả
Phình hiện nay. Nghiên cứu nhằm chỉ ra: Hiện trạng về những phong tục tập
quán ở địa phương như thế nào? Những tác động tích cực và tiêu cực của
phong tục tập quán đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương?
Cần làm gì để giữ gìn những nét văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp trong
quá trình xây dựng nông thôn mới?



Xuất phát từ những thực trạng trên em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn
mới tại xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên” làm đề tài tốt
nghiệp đại học.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng
nông thôn mới tại xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên làm căn
cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác của cán bộ văn hóa
xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được thực trạng những phong tục tập quán của cư dân
địa phương.
- Tìm hiểu được thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Phân tích được những tác động tích cực và tiêu cực của phong tục tập
quán đến xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình
- Đề xuất được những giải pháp xây dựng nông thôn mới có hiệu quả
đồng thời gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp.
1.2.3. Yêu cầu về chuyên môn, thái độ, kỹ năng sống và làm việc
1.2.3.1. Về chuyên môn
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiến liên quan đến Phong tục
tập quán của xã.
- Phân tích và đánh giá được thực trạng về các phong tục trong xây
dựng nông thôn mới tại xã.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đóng góp xây dựng
nông thôn mới trong kinh tế hộ nông thôn.
- Biết lồng ghép và gắng kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường
về các cơ sở thực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lý

thuyết tôi đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường.


- Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, phải chủ động trong công việc
ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập.
- Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độc
lập, tinh thần trách nghiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học trong
học tập cũng như công tác sau này.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản
lý văn hóa tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã.
1.2.3.2. Về thái độ
- Có thái độ và hành vi ứng xử đúng khi giao tiếp với các đoàn thể và
lãnh đạo Uỷ ban và người dân.
- Nghiêm túc thực hiện các nghiệm vụ hay công việc được giao, hòa
đồng với mọi người xung quanh.
- Tuân thủ nội quy khi làm việc tại xã Lao Xả Phình.
- Luôn láng nghe và học hỏi từ các cán bộ Uỷ ban nhân dân xã Lao
Xả Phình.
- Chấp hành các nội quy, quy định của Uỷ ban nhân dân xã Lao Xả
Phình.
1.2.3.3. Kỹ năng sống và kỹ năng làm việc
- Luôn phải hoàn thành công việc được giao một cách nhanh và đạt
hiệu quả cao.
- Tận dụng được hết các cơ hội nếu có, chịu khó chú tâm trong công
việc.
- Giao tiếp tích cực, chân thành trong ứng xử và trong công việc được
giao.
- Sẵn sàng tham gia các công việc của UBND xã giao để biết thêm
nhiều thông tin về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn.
- Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị để

nâng cao hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai.
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phản
ánh tâm tư nguyện vọng, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử hiệu quả trong
công việc.


1.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
Những phong tục tập quán liên quan, ảnh hưởng đến xây dựng nông
thôn mới tại UBND xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
1.3.2. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa phương
- Tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
- Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của phong tục tập quán
đến xây dựng nông thôn mới tại Xã Lao Xả Phình.
- Đề xuất những giải pháp xây dựng nông thôn mới có hiệu quả đồng
thời gìn giữ được những phong tục tập quán tốt đẹp.
13.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu tất cả các thôn trong địa bàn xã Lao Xả Phình. Vì
vậy những thôn, bản, dân tộc được lựa chọn để tiến hành điều tra và tìm hiểu
những phong tục tập quán ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới để phục vụ
quá trình nghiên cứu em đã tiến hành chọn các thôn để nghiên cứu như: thôn
I, thôn III và thôn Lầu Câu Phình.
1.3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Trong đề tài sử dụng số liệu đã công bố của các cơ quan thống kê, các
sách báo tài liệu, internet, cập nhật các báo cáo tổng kết, các tài liệu liên quan
về điều kiện, kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường của các phòng ban trong
UBND xã.
+ Sách, báo, tạp chí, bài viết trên Website liên quan.

- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Dùng word và excel để tổng
hợp lại các số liệu và viết báo cáo cho hoàn chỉnh.
- Phương pháp thu thập: sử dụng phương pháp tra cứu, kế thừa.


Bảng 1.1: Các nguồn thông tin thứ cấp
STT
1
2
3

Loại thông tin
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội,
tình hình dân số lao động của xã.
Các hoạt động của Ban quản lý văn
hóa xã
Kết quả các hoạt động của Ban quản
lý văn hóa trong nhiệm kỳ 20162021

Nguồn thu thập
Văn phòng thống kê xã Lao Xả Phình
Ban quản lý văn hóa xã
Báo cáo Ban quản lý văn hóa

1.3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin về
cán bộ xã như: Thông tin về họ tên chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn.
- Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phỏng vấn trực tiếp.
- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa
phương.

- Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài trong nghiên cứu sẽ dùng
phương pháp phỏng vấn 99 hộ trong tổng số 236 hộ và chọn được 99 hộ,
trong đó có 4 mẫu bảng hỏi là cán bộ xã, 3 hộ là 3 trưởng thôn còn 92 hộ là
người dân của 3 thôn.
- Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
+ Nguyên tắc: Cơ hội lựa chọn, xác suất lựa chọn của các hộ để phỏng
vấn là như nhau.
+ Tránh lãng phí về thời gian và chi phí.
- Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình các phong tục tập
quán tại địa phương.
- Sử dụng bảng hỏi để thu thập một số thông tin liên quan đến những
phong tục tập quán của địa phương.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian từ ngày 14/08/2017 đến ngày 21/12/2017.
- Địa điểm thực tập: UBND xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh
Điện Biên.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
a. Khái niệm phong tục tập quán
* Định nghĩa:
Theo Từ điển Tiếng Việt, tập quán là “những thói quen hình thành từ
lâu và đã trở thành nếp trong đời sống xã hội của một cộng đồng dân cư, được
mọi người công nhận và làm theo”.
Theo Bách khoa toàn thư mở ( Phong
tục là “toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong
quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Như vậy, có thể khái quát: Phong tục tập quán là những hành vi ứng
xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm
xã hội được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay...
* Đặc điểm của phong tục tập quán.
Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá
trình phát triển lịch sử. Là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh
hành vi, lối sống các thành viên trong nhóm. Phong tục tập quán được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đạt, bắt chước
thông qua giao tiếp của cá nhân.
Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời
sống vật chất và tinh thần của con người.


* Chức năng của phong tục tập quán.
Hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong nhóm xã hội. Giáo dục
nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầu
cho con người.
Là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽ
tới hoạt động, đời sống của các cá nhân và nhóm.
Là tiêu chuẩn thước đo đánh giá về mặt đạo đức, xã hội các thành viên
trong nhóm và giữa các nhóm xã hội với nhau.
Là hình thức lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đời sống
văn hoá nhóm, tổ.
b. Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được

đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội,
mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho
nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây
dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của
mình, biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Như vậy, nói văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng
lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người. Do đó, văn hóa


có mặt trong mọi hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực
tiễn và sinh hoạt tinh thần của xã hội.
Khái niệm về phát triển
Phát triển là một quá trình chuyển biến xã hội mà qua đó con người
dần dần có khả năng kiểm soát được điều kiện vật chất xã hội và môi trường
quyết định đến cuộc sống, công việc và lợi ích mà họ có được do sự kiểm soát
đó tạo nên. Đồng thời giúp họ có khả năng tự quyết định và tổ chức thực hiện.
Phát triển là quá trình thay đổi toàn diện nền kinh tế, bao gồm sự tăng
thêm về quy mô sản lượng, cải thiện về cơ cấu, hoàn thiện thể chế nhằm nâng
cao chất lượng cuộc sống.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Báo cáo về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang
2017.
- Báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” năm 2017.
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia

đình năm 2017.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên giai đoạn
2016 - 2020.
- Nghị quyết của ban chấp hành Đảng bộ xã về tăng cường sự lãnh đạo
của
cấp ủy Đảng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017 - 2020.
- Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 của UBND xã Lao Xả Phình.
- Một số văn bản của tỉnh Điện Biên về xây dựng nông thôn mới.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sự hình thành và vai trò của phong tục tập quán trong sự nghiệp xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở của


nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó
mật thiết với xóm làng, quê hương. Phong tục tập quán được hình thành từ rất
lâu đời có vai trò quan trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới và được
truyền từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác, được
lưu giữ và kế thừa qua các thế hệ. Các phong tục tập quán là di sản văn hóa
được lưu giữ phát huy tinh hoa văn hóa chỉ riêng có ở loài người, đi liền với
sự phát triển của xã hội loài người.
Phong tục tập quán được hình thành từ lâu đời như: thói quen, học hỏi,
kinh nghiệm và có sự kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác nên được lưu giữ
và tồn tại cho đến bây giờ từ những phong tục tập quán của người dân Việt
Nam nói chung và người dân tại địa bàn xã Lao Xả Phình nói riêng tuy cũng
có nhiêu thay đổi về mặt kinh tế cũng như về xã hội, bên cạnh đó vẫn còn tồn
tại nhiều quan điểm và phong tục lạc hậu do trình độ hiểu biết, nhận thức của
người còn hạn chế nên còn mang lại ảnh hưởng không ít đến việc tiến hành và
thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã Lao Xả Phình, gây nhiều

khó khăn cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới tại địa bàn xã cũng các
khu vực khác. Các phong tục tập quán đó đã có những đóng góp không nhỏ
trong việc xây dựng bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người dân
Việt Nam có phong trào yêu nước và giữ nước nên đã cố gắng chiến đấu anh
dũng để bảo vệ tổ quốc giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Từ những phong trào dựng nước và giữ nước của dân tộc ta vẫn còn tồn
tại nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu và có sự ảnh hưởng không nhỏ đến
xã hội và cũng như trong xây dựng nông thôn mới, chính vì vậy mà việc xây
dựng nông thôn mới hiện nay vẫn đang là một vấn đề khó khăn về các phong
tục tập quán của người dân, để tiến hành thực hiện xây dựng nông thôn mới
cần phải tuyên truyền và vận động để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra và dân là đối tượng trực tiếp hưởng lợi” để từ đó, người dân hiểu về việc


xây dựng nông thôn mới, dân cùng tham gia xây dựng một nông thôn mới
xanh, sạch, đẹp và vững mạnh, cảnh quan môi trường trong sạch.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
2.2.2.1. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới từ ông Trần Công
Lực Chủ tịch UBND xã Sốp Cộp, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La
Xuất phát từ 1 trong 11 xã được tỉnh chọn xây dựng điểm triển khai
chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20112015, xã Sốp Cộp đã khắc phục khó khăn bởi xuất phát điểm thấp, vốn đầu tư
hạn chế, thu nhập bà con chưa bền vững... Trước hết, xã thành lập Ban chỉ
đạo nông thôn mới, phân công nhiệm vụ, công việc cụ thể cho từng ban,
ngành, đoàn thể, như: MTTQ vận động nhân dân xây dựng khối đoàn kết ở
khu dân cư và trực tiếp giám sát cộng đồng; Hội Nông dân đẩy mạnh các
phong trào thi đua, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Hội LHPN tuyên truyền, vận động hội viên
thực hiện phong trào “5 không, 3 sạch”; Đoàn Thanh niên đi đầu trong các
hoạt động xung kích, tình nguyện tại địa phương...
Công tác quy hoạch theo hướng chuẩn mới gắn với quy hoạch phát

triển đô thị văn minh, bảo tồn bản sắc dân tộc; các bản vẽ quy hoạch được
niêm yết công khai để nhân dân biết. Các tuyến giao thông được cứng hóa
thông qua thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, xã Sốp
Cộp huy động các cơ quan, doanh nghiệp ủng hộ 10 tỷ 123 triệu đồng, nhân
2

dân đóng góp 12 tỷ 826 triệu đồng, hiến hàng nghìn m đất và hàng nghìn
ngày công lao động. Tính riêng 3 năm gần đây, đã có trên 200 hộ hiến hơn
2

7.000 m đất, chặt bỏ hơn 5.000 cây ăn quả các loại để phục vụ làm đường
giao thông nông thôn; khi hoàn thành, bàn giao cho đoàn thanh niên các bản
tự quản. Thủy lợi được quan tâm đầu tư cứng hóa, đáp ứng yêu cầu sản xuất
và dân sinh. Thêm vào đó, hệ thống điện, nước được thiết kế đảm bảo kỹ


thuật và mỹ quan đô thị; trường học, nhà văn hóa, chợ nông thôn, hệ thống
sân bãi TDTT, công tác vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy... đều xây
dựng theo chuẩn quy định.
Với cách làm thiết thực, hiệu quả trên, xã Sốp Cộp hiện đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng 54/58 km đường bê tông liên xã, liên bản; cứng hóa toàn
bộ 13 km kênh mương thủy lợi; 20 trạm biến áp điện đảm bảo kỹ thuật; cả 4
trường học có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia; 17 bản có nhà văn hóa đạt
chuẩn; chợ trung tâm được đưa vào sử dụng với 61 kiốt; điểm bưu điện văn
hóa xã đạt chuẩn, có mạng internet phủ sóng; 1.470/1.600 hộ có nhà ở đạt
chuẩn của Bộ Xây dựng, gần 1.230 hộ đạt chuẩn văn hóa; 96,6% số người
trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên; 6 HTX sản xuất, kinh
doanh, cung cấp đầy đủ các dịch vụ thiết yếu; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,5%...
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy Đảng, chính
quyền từ xã đến bản, sự đồng thuận cao của người dân, cách làm phù hợp,

hiệu quả, xã Sốp Cộp đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới sớm
hơn 3 năm so với dự kiến, là xã đầu tiên của huyện Sốp Cộp đạt chuẩn quốc
gia về xây dựng nông thôn mới.
2.2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ xã An Thượng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang
An Thượng là 1 trong 3 xã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện chọn
làm xã điển của huyện về XDNTM giai đoạn 2011 -2015.
Sau hơn 4 năm được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy,
HĐND, UBND các cơ quan chức năng của huyện, UBND xã đã tổ chức, triển
khai, thực hiện chương trình đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Đến nay xã An Thượng đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí
XDNTM và đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia


về xây dựng NTM trên địa bàn xã có thể đúc rút ra 5 bài học kinh nghiệm
trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo:
Một là, nơi nào cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị
cao, quyết liệt, quyết đoán trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một
cách thống nhất, đồng bộ, xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm trong
lãnh đạo, chỉ đạo và phù hợp điều kiện thực tiễn cụ thể của từng thôn thì nơi
đó tình hình có sự chuyển biến tốt và đạt kết quả cao theo mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra; hiện thực hóa phương châm hành động của cả hệ thống chính trị và
người dân, đó là phải đạt được "4 chữ đồng": Đồng lòng, đồng thuận, đồng
hành và đồng tiến, thì dù việc gì khó khăn đến đâu cũng thực hiện được và
thực hiện có kết quả.
Hai là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng
NTM phải xác định và thể hiện "4 rõ", đó là: Rõ về trách nhiệm của từng tổ
chức; Rõ về nội dung, nhiệm vụ phải thực hiện của từng tổ chức; Rõ về
phương thức, biện pháp, cách thức tổ chức thực hiện của tổ chức mình; Rõ về

kết quả đạt được do tổ chức mình tạo ra.
Ba là, đối với trách nhiệm của chính quyền, phải bảo đảm "4 sâu sắc",
đó là: Sâu sắc tình hình sản xuất và đời sống của nông dân; Sâu sắc với thực
tiễn địa bàn cơ sở; Sâu sắc với nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp
của nhân dân; Sâu sắc với các mô hình về phát triển sản xuất, để nâng cao thu
nhập của người nông dân. Từ đó người dân có điều kiện để tiếp tục tham gia
đóng góp xây dựng NTM.
Bốn là, đối với cán bộ, đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng
đầu, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở phải thực hiện nghiêm, đầy đủ "4 phải",
đó là: Phải ưu tiên tập trung dành thời gian, công sức, trí tuệ để lãnh đạo, chỉ
đạo, theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện; Phải gần gũi, tôn trọng, thấu
hiểu, đối thoại, giải thích, giải đáp, giải quyết kịp thời, có kết quả những vấn


đề mà thực tiễn đang đặt ra đối với người dân; Bản thân và gia đình phải
gương mẫu thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ nơi cư trú; Phải thống nhất
giữa lời nói đúng và việc làm đúng để làm gương tốt, tạo sự lan tỏa nhằm phát
huy hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong quá trình thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ.
Năm là, đặc biệt coi trọng, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và
"Dân vận khéo" với cách thức, phương pháp tuyên truyền cụ thể, ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ nhớ để người dân hiểu và nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm,
vai trò chủ thể của mình, hiện thực hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân
quyết định, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng"; ngoài sự hỗ trợ của nhà
nước, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là phải biết phát huy trí tuệ và sức mạnh
của nhân dân, huy động hợp lý các nguồn lực trong dân để xây dựng NTM;
mọi huy động đóng góp của dân phải được bàn bạc, công khai, dân chủ, đồng
thuận cao trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực
hiện, khi nhân dân thấy được kết quả, lợi ích thiết thực, từ đó tăng thêm lòng
tin, đồng lòng, đồng thuận, đồng hành của nhân dân trong quá trình thực hiện

mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM.
2.2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản “mỗi làng một sản phẩm”
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục
tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự
phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và
phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều
thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm
không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu
vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia
trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong


phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được
những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều
người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển
nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước mình.
2.2.2.4. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan - phát huy tính tự chủ, năng động,
trách nhiệm của người dân
Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, Thái Lan đã áp
dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng cao
trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt
động chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công
tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp;
giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức

cạnh tranh với các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp,
đẩy mạnh công tác tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách
khoa học và hợp lý, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên
bừa bãi và kịp thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái;
giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm,
thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canh tác. Trong xây dựng
kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý
các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo
đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao
năng suất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương


trình điện khí hóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ
được triển khai rộng khắp cả nước…
Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng
nông nghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp
chế biến nông sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước
công nghiệp phát triển. Kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
Thái Lan cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu
quả của Nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của
người dân để phát triển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng
đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền
tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho địa phương
Qua các tấm gương từ các vùng khác em đã rút ra được kinh nghiệm
cho bản thân là muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải chịu khó tìm
tòi để tích lũy kinh nghiệm học hỏi từ những người đi trước và những thứ đã
có trước để hoàn thiện bản thân, phải gần gũi với mọi người và mọi thứ xung
quanh và luôn lắng nghe những tâm tư, ý kiến, nguyện vọng của người dân
xem họ cần gì, muốn gì, họ đang gặp khó khăn về vấn đề như thế nào để đưa

ra những giải pháp kịp thời, trong công việc cần phải năng động sáng tạo.
Cần phải tích cực tham gia các hoạt động để làm gương cho các thành viên
noi theo.


Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Thực trạng những phong tục tập quán của cư dân địa bàn Xã Lao
Xả Phình
3.1.1. Một vài nét khái quát về địa bàn Xã Lao Xả Phình
Lao Xả Phình là một xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện
Tủa Chùa cách trung tâm huyện 42 km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự
nhiên của xã Lao Xả Phình là 4.990,55 ha. Có ranh giới giáp với các xã như:
Phía Bắc giáp xã Tả Sìn Thàng - huyện Tủa Chùa.
Phía Nam giáp với xã Trung Thu - huyện Tủa Chùa.
Phía Đông giáp xã Tả Phìn - huyện Tủa Chùa.
Phía Tây giáp sông Nậm Mức - huyện Mường Chà - Điện Biên.
Xã Lao Xả Phình có 2 dân tộc cùng sinh sống đó là dân tộc H‟Mông và
Hoa cùng sinh sống, được chia thành 6 thôn thông qua bảng sau:
Bảng 3.1. Thành phần các dân tộc hiện có tại xã Lao Xả Phình
Tỷ lệ

Thành phần các dân tộc

Số hộ

1

Dân tộc H‟Mông


358

85.2

2048

86.6

2

Dân tộc Hoa (Xạ Phang)

62

14.8

318

13.4

420

100

2366

100

Tổng


(%)

Số nhân khẩu

Tỷ lệ

STT

(%)

(Nguồn: Từ UBND xã Lao Xả Phình)
Qua bảng 3.1. các thành phần dân tộc hiện có tại xã Lao Xả Phình cho thấy:
- Tổng dân số xã là 420 hộ gia đình với 2.366 nhân khẩu, trong đó nam
1174 khẩu, nữ 1192 khẩu gồm 2 dân tộc H‟Mông và Hoa (Xạ Phang) cùng
sinh sống trong đó:
+ Dân tộc H‟Mông 358 hộ, chiếm 85.2% và 2048 khẩu, chiếm 86.6%.


×