Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cây thuốc lá trồng tại xã bình văn huyện chợ mới – tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ LAN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY THUỐC LÁ
TRỒNG TẠI XÃ BÌNH VĂN - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính Quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ LAN
Tên đề tài:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY THUỐC LÁ
TRỒNG TẠI XÃ BÌNH VĂN - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn

: Chính Quy
: Kinh tế nông nghiệp
: K46 - Kinh tế & PTNT
: Kinh tế & PTNT
: 2014 - 2018
: ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên, năm 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn
các thầy cô đã truyền đạt cho em những kiến thức quỹ báu trong suốt quá
trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo ThS. Đỗ
Hoàng Sơn đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình
thực tập để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị trong UBND xã Bình Văn,
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cùng toàn thể người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo

điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập, điều tra tại địa phương.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế
nên trong bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và toàn thể bạn bè để bài
khóa luận được hoàn thiện hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày.......tháng ........năm 2018
Sinh viên

Hoàng Thị Lan


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số nước sản xuất thuốc lá đứng đầu thế giới năm 2014 ......... 20
Bảng 2.2: Giá cả thuốc lá của một số nước trên thế giới ................................ 20
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá ở Việt Nam giai đoạn
2012 - 2014 ....................................................................................... 23
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Bình Văn năm 2016.......................... 31
Bảng 4.2: Thành phần dân tộc xã bình văn năm 2017 ................................... 35.
Bảng 4.3: Thực trạng nhân khẩu tại xã Bình văn qua 3 năm 2014-2016 ....... 32
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây thuốc lá tại xã Bình
văn qua 3 năm 2014-2016. ................................................................ 38
Bảng 4.5.Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2017 .... 39
Bảng 4.6: Chi phí sản xuất trung bình cho 1.000m2 cho giống thuốc lá
K326 của hộ điều tra tại xã Bình Văn............................................... 40
Bảng 4.7 : Kết quả và hiệu quả kinh tế trung bình cho 1.000m2 thuốc lá
của các hộ điều tra năm 2016............................................................ 42
Bảng 4.8.Chi phí sản xuất cho 1.000m2 ngô theo số liệu điều tra của một
số hộ tại xã Bình Văn năm 2016. ...................................................... 44

Bảng 4.9: Thu nhập từ sản xuất 1000m2 ngô tại xã Bình Văn theo số
liệu điều tra năm 2017....................................................................... 45
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả kinh tế giữa thuốc lá với ngô tại xã Bình
Văn năm 2016 (tính bình quân/1.000m/vụ) ...................................... 46
Bảng 4.11. Bảng tiêu thụ thuốc lá tại xã Bình Văn năm 2016........................ 49
Bảng 4.12 giá bán và tiêu thụ được từ thuốc lá nguyên liệu 2016.................. 54


iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa

BQC

: Bình quân chung

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CCDC

: Công cụ dụng cụ

CLĐ

: Công lao động


ĐVT

: Đơn vị tính

FC

: Chi phí cố định

GO

: Gía trị sản xuất

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KH-KT

: Khoa học - kỹ thuật

KT-XH

: Kinh tế xã hội

NHCSXH


: Ngân hàng chính sách xã hội

NHNN&PTNN : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTNT

: Phát triển nông thôn

TSCĐ

: Tài sản cố định

UBND

: Uỷ ban nhân dân


iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 3
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4

2.1. Cơ sở lí luận của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1. Khái quát chung về cây thuốc lá...................................................... 4
2.1.2. Cơ sở lí luận về HQKT và các quan điểm HQKT........................... 9
2.1.3. Tác động của kinh tế cây thuốc lá đối với các ngành khác ........... 13
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ..................................................................... 14
2.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới ....................................... 14
2.2.2. Sản xuất và tiêu thụ thuốc lá trên thế giới ..................................... 20
2.2.3. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam ...................................... 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............24
3.1. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu .......................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 24
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 24
3.2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 24
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 25
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 28


v
4.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội xã Bình văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn............................................................................................................ 32
4.1.3. Tình hình phát triển kinh tế xã Bình văn, huyện chợ Mới, tỉnh Bắc
Kạn. .......................................................................................................... 34
4.1.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội của xã Bình Văn, huyện Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn. .................. 36
4.2. Thực trạng sản xuất thuốc lá trên địa bàn xã Bình Văn ....................... 37
4.2.1. Diện tích sản xuất thuốc lá tại địa bàn xã Bình Văn ..................... 37

4.2.2. Thực trạng sản xuất thuốc lá của các hộ điều tra .......................... 38
4.2.3. Chi phí sản xuất thuốc lá trên 1.000m2 diện tích gieo trồng ......... 40
4.2.4. Kết quả và hiệu quả kimh tế cho 1.000m2 trồng thuốc lá năm 2016 .... 41
4.2.5. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất thuốc lá và sản xuất ngô.. 42
4.2.6. Tình hình chế biến và tiêu thụ thuốc lá nguyên liệu của hộ. ......... 48
4.3. Một số nhận xét trong quá trình sản xuất kinh doanh cây thuốc lá
tại xã Bình Văn. ........................................................................................... 53
4.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 53
4.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 53
Phần 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH VĂN, HUYỆN
CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN....................................................................... 55
5.1. Phương hướng phát triển cây thuốc lá trên địa bàn xã Bình Văn ........ 55
5.1.1. Phương hướng................................................................................ 55
5.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn
xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. ............................................. 55
5.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính quyền địa phương. ........................ 55
5.2.2. Nhóm giải pháp đối với nông hộ ................................................... 58
5.3. Kết luận và kiến nghị............................................................................ 61
5.3.1. Kết luận .......................................................................................... 61
5.3.2. Kiến Nghị....................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 63


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược

phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quá trình chuyển đổi kinh tế nông
nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa lớn còn chậm và
gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc
mở rộng quan hệ hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng các tiến bộ
khoa học vào sản xuất để khai thác và phát huy tốt tiềm năng sẵn có của từng
vùng, từng địa phương, nâng cao chất lượng và tăng giá trị cho sản phẩm
nông nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế, sản xuất nông nghiệp
những năm qua ở Việt nam cho thấy, sản xuất chủ yếu là thủ công với quy mô
nhỏ, nông sản phẩm ít được chế biến, hàm lượng khoa học công nghệ trong
sản phẩm thấp và khâu quảng bá kém đã dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm
làm ra sức cạnh tranh yếu khó tiêu thụ và giá cả rất thấp.
Xã Bình Văn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là một xã thuần nông. Đây
là một xã có địa hình lòng chảo tương đối bằng phẳng, điều kiện tự nhiên phù
hợp với một số loại cây trồng như lúa, ngô, khoai, sắn, thuốc lá. Điều kiện
thiên nhiên ưu đãi cho phát triển nhiều loại cây trồng, và vật nuôi nhưng nhìn
chung mức sống của các hộ nông dân tại địa phương vẫn còn thấp và không
ổn định. Trên địa bàn xã Bình Văn, cây thuốc lá đã được phát triển từ lâu và
tỏ ra thích hợp với vùng dất này. Trong những năm gần đây diện tích trồng
thuốc lá và số hộ trồng thuốc lá ngày một tăng, theo đó đời sống của người
dân trong xã được cải thiện rõ rệt.
Thuốc lá là loại cây công nghiệp ngắn ngày có khả năng chịu hạn rất tốt,
thích hợp trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, là đối tượng cây trồng cho giá
trị kinh tế rất cao, góp phần tạo công ăn việc làm, sử dụng lao động hợp lý,


2
nâng cao thu nhập cho người lao động, làm phong phú thêm cơ cấu luân canh,
góp phần cải tạo đất trồng trọt. Những năm gần đây thuốc lá đã trở thành cây
trồng phổ biến tại xã Bình văn và thực tế cho thấy nhiều hộ dân đã có cuộc
sống khá hơn. Chính vì hiệu quả trồng thuốc lá cao người dân ngày một chăm

lo đầu tư, áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất.
So với cây trồng nông nghiệp khác như: lúa, ngô, lạc, đậu tương, dong
riềng … thì thuốc lá đem lại hiệu quả cao hơn hẳn. Chính vì lợi nhuận cao nên
việc sản xuất thuốc lá đã được sự quan tâm của nhiều cấp chính quyền các cấp từ
tỉnh Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, của xã Bình Văn coi đây là cây trồng trọng điểm,
mũi nhịn của địa phương, đã mang lại lợi nhuận kinh tế cho người nông dân.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được từ cây thuốc lá, vẫn còn nhiều
người nông dân chưa dám mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích. Thị trường tiêu
thụ là yếu tố tác động mạnh nhất đến sản xuất cây thuốc lá tại địa phương, giá
giá bán thấp làm cho diện tích trồng thuốc lá có xu hướng giảm đáng lo ngại.
Hiện nay có rất nhiều vấn đề trong sản xuất thuốc lá tại xã Bình Văn cần được
nghiên cứu làm rõ: Nguyên nhân nào làm cho giá cả sản phẩm đầu ra không
ổn định, năng xuất và chất lượng sản phẩm còn hạn chế, người dân chưa áp
dụng những quy trình kỹ thuật mới vào sản xuất, tình hình sâu bệnh hại ngày
càng nhiều và phức tạp,… Ngoài ra, một số đơn vị thu mua sản phẩm chậm
thu mua, ép cấp, ép giá, nhiều trường hợp người dân phải bán cho các đơn vị
khác nên vẫn khó khăn trong khâu tiêu thụ. Hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ
thống giao thông và thủy lợi chưa phát triển cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
sản xuất nói chung và sản xuất thuốc lá nói riêng tại địa phương. Để có những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây thuốc lá tương xứng với tiềm
năng hiện có của địa phương và mong muốn của người dân, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh cây thuốc
lá trồng tại xã Bình Văn - Huyện Chợ Mới – Tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


3
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh cây thuốc lá trên địa bàn xã
Bình Văn- huyện Chợ Mới -tỉnh Bắc Kạn, qua đó đưa ra những định hướng

và giải pháp nhằm phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây thuốc
lá trên địa bàn xã nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu rõ được thực trạng sản xuất kinh doanh cây thuốc lá của người
dân tại xã Bình Văn, từ đó thấy được hiệu quả kinh tế cũng như làm rõ được
những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của nó trong sản xuất cây thuốc lá.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây thuốc
lá tại xã Bình Văn.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của các hộ sản xuất kinh
doanh cây thuốc lá tại địa phương.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất, tăng giá trị
sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường thuốc lá để đạt mục tiêu hiệu
quả kinh tế ở mức tối ưu nhất.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã
học và làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương
pháp nghiên cứu một đề tài cụ thể.
* Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Kết quả của đề tài sẽ giúp phần nào vào việc đánh giá thực trạng sản
xuất thuốc lá tại xã Bình Văn. Giúp người dân có cơ sở để tiếp tục mở rộng
sản xuất cây thuốc lá và đề ra phương hướng đề nâng cao hiệu quả kinh tế của
loại cây này trong thời gian sắp tới.


4

Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lí luận của đề tài
2.1.1. Khái quát chung về cây thuốc lá
2.1.1.1. Giới thiệu chung về cây thuốc lá
Cây thuốc lá có nguồn gốc từ Nam Mỹ và có lịch sử trồng trọt cách đây
khoảng 4000 năm. Từ Nam Mỹ cây thuốc lá được đem đi trồng khắp nơi trên
thế giới thuộc Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi [11].
* Phân loại:
Cây thuốc lá có tên khoa học là: Nicotinana. Sản phẩm thuộc nghành hạt
kín Angiosper, lớp 2 lá mầm Dicotylndones, phân lớp Asteridae, bộ hoa mõm
sói Scophulariales, họ cà solanaceae, chi Nicotiana. Trong chi Nicotiana có 50
70 loài, đa số là dạng cỏ, một số thân đứng, hầu hết là các dạng đại phụ. Căn
cứ vào hình thái, màu sắc của hoa người ta phân chia thành 4 loại chính:
- Loài Nicotiana tabacum L: có hoamàu hồng hay đỏ tươi. Đây là loại
phổ biến nhất chiếm 90% diện tích thuốc lá trên thế giới.
- Loài Nicotiana rustica L: có hoa màu vàng, chiếm 10% diện tích thuốc
lá trên thế giới.
- Loài Nicotiana petunioide L: có hoa màu trắng, phớt hồng hay tím.
Thường chỉ có trong vườn thực vật phục nguồn dự trữ gen cho lai tạo, ít được
dùng trong sản xuất .
- Loài Nicotiana polidiede L : có hoa màu trắng, loại này cũng ít được dùng
trong sản xuất, chủ yếu dùng trong vườn thực vật học của một số quốc gia. [6]
* Giá trị của cây thuốc lá
Thuốc lá (Nicotiana tabacum L) là cây công nghiệp ngắn ngày có tầm
quan trọng bậc nhất về kinh tế trên thị trường thế giới, không chỉ đối với trên
33 triệu dân của 120 quốc gia, mà còn cho cả toàn bộ nền công nghiệp, từ các


5
nhà máy chế biến cuốn điều, sản xuất phụ gia, phụ liệu, đến cả hệ thống phân
phối tiêu thụ, thậm chí đến cả một phần ngành sản xuất của vật tư nông

nghiệp phục vụ cho cây thuốc lá như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Trồng
thuốc lá có hiệu quả hơn nhiều so với các loại cây trồng khác (10001200USD/tấn lá khô). [6]
Các hãng sản xuất thuốc lá của các nước tư bản đều nhận được nguồn lợi
nhuận khổng lồ từ cây thuốc lá.
Ở nước ta, cây thuốc lá cũng mang lại giá trị kinh tế cao, sử dụng hiệu quả
đất đai, góp phần tạo công ăn việc làm, tận dụng được nguồn lao động của địa
phương, tăng thu nhập cho người lao động. Lợi nhuận cao từ việc sản xuất thuốc
lá đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền trong cả nước, tại một số tỉnh miền
núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn…Cây thuốc lá đã nằm trong cơ cấu cây
trồng truyền thống thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại An Giang, nhờ vào cây thuốc lá nên giải quyết được khoảng 200 lao
động với thu nhập trung bình từ 30.000 - 40.000 đồng/ngày. [7]
Đời sống việc làm và thu nhập của người lao động được đảm bảo, ổn định.
Trong thuốc lá có thể chiết suất một số chất hóa học có thể được sử dụng
làm thuốc bảo vệ thực vật. [14]
Trong y học người ta chiết suất từ thuốc lá chất Hemoglobin được sử
dụng làm thuốc chữa bệnh. [12]
Đối với ngành công nghệ sinh học, cây thuốc lá được sử dụng như thực
vật mô hình cho những nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng nhờ khả năng
dễ dàng tiến hành, nuôi cấy Invitro và chuyển gen. [3]
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất cây thuốc lá
Cây thuốc lá có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ
thuật khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến thành phẩm.
Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút
khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và ngoài nước. Nếu coi cây
thuốc lá là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo hướng chuyên môn


6
hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần tăng thu nhập cải

thiện đời sống người dân.
2.1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây thuốc lá
a Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Điều kiện đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây thuốc lá, nó là
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng thuốc lá nguyên liệu.
Cây thuốc lá phát triển tốt trên loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, loại đất
cát pha, đất thịt nhẹ đến thịt nhẹ trung bình. Độ màu mỡ không cao, có thể
nghèo các chất dinh dưỡng, tỷ lệ mùn trong đất < 2%. Độ chua của đất là chỉ
tiêu quyết định đời sống cây thuốc lá, độ chua thích hợp nhất đối với cây
thuốc lá là PH = 5,5 – 6.[7]
Để trồng thuốc lá có hiệu quả cao, ở những chân ruộng trồng thuốc lá,
không được trồng luân canh với những cây họ cà. Hiện nay, ở nước ta nên
trồng luân canh cây thuốc lá sau lúa nước là thích hợp nhất.[7]
+ Điều kiện khí hậu
Cây thuốc lá là cây có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều kiểu
khí hậu, đặc biệt thích hợp với khí hậu của các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng
Tây Nguyên, các tỉnh Nam Bộ. Cây thuốc lá nhạy cảm với nhiệt độ, độ ẩm
không khí và của đất, loại đất trồng. Điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng
là 20°C đến 30°C, độ ẩm không khí từ 80 đến 85% đất không chứa quá nhiều
nitơ. Chính vì vậy, phải dựa vào điều kiện khí hậu từng vùng mà có thời vụ
gieo trồng thích hợp.
b Nhóm nhân tố kỹ thuật
- Giống thuốc lá: Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất, chất lượng thuốc lá nên cần được hết sức coi trọng. Ở Việt Nam, đơn vị
đi đầu trong nghiên cứu chọn tạo giống thuốc lá là Công ty TNHH một thành
viên Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá đã phát triển sản xuất đại trà các giống
thuốc lá K326, C9-1, K176 đồng thời sản xuất thử nghiệm thành công một số



7
giống lai như VTL1H, VTL5H tại vùng núi phía Bắc hay khảo nghiệm một số
giống như RGH04, PVH09, PVH51 trên khu vực đất cát ở Gia Lai.[6]
- Mật độ trồng: Đất tốt trồng thưa (22.000- 25.000 cây/ha) khoảng cách
trồng 0,5 m cây, đất xấu trồng dầy (27.000-30.000 cây/ha) khoảng cách trồng
0,4 m cây, hàng cách hàng 0,8m.[9]
- Cách trồng: Cây giống nhổ lên phải ngắt bỏ các lá vàng, lá nhiễm bệnh
để nơi mát và trồng xong trong ngày. Trồng bằng cách cuốc lổ, dùng cây chọc
lổ hoặc cấy bằng tay. Trồng sâu 4-5cm, dùng tay bóp nhẹ.[9]
- Sau 5 - 7 ngày trồng dặm những cây chết, làm cỏ, bón phân, vun gốc.
- Bón phân: Bón phân là một biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng
sự sinh trưởng và phát triển của cây thuốc lá, tăng năng suất, chất lượng thuốc
lá. Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây thuốc lá sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao, chất lượng tốt thì bón phân là một biện pháp không thể thiếu được.[9]
- Lượng phân cần bón trung bình cho 1ha: Nitrat amôn 200kg + Kaly
sulfat 400 kg + lân 400kg Chia làm 2-3 lần bón tuỳ thuộc tính chất đất, chất
lượng làm đất (có hướng dẫn của cán bộ kỷ thuật).[9]
- Làm cỏ, vun gốc: Từ 2-3 lần kết hợp với bón phân, lần 1 xới nhẹ, vun
thấp, lần 2,3 xới mạnh vun càng cao càng tốt nhưng không lấp lá. Để đất khô
2 - 3 ngày cho cỏ chết trước khi tưới nước.[9]
- Tưới và tiêu nước:
Không thể có năng suất cao, chất lượng tốt nếu cây thuốc lá bị thiếu
nước hoặc dư nước (ngập úng 1 - 2 ngày cây héo rủ, chết) Số lần tưới và
lượng nước tưới tuỳ thuộc độ ẩm đất và thời tiết. Kể từ sau trồng đến 10 ngày
ẩm độ đất thích hợp 80 - 90%, từ 10 - 40 ngày ẩm độ đất 60 - 65% (giữ cho
hơi thiếu ẩm để tạo hệ thống rể phát triển và xuống sâu), từ 40 - 60 ngày là
thời gian thân lá phát triển mạnh cần nhiều nước độ ẩm đất thích hợp 80 85%, từ sau 60 ngày giữ ẩm độ đất từ 65 - 70%Sau mỗi lần bón phân, bẻ
thuốc nếu đất khô phải tưới nước ngay [9].



8
- Khi tưới nước theo rãnh chỉ để nước ngập từ 1/2 đến 3/4 luống, không
để nước tràn lên mặt luống [9].
Phòng trừ sâu bệnh:
- Khi sâu bệnh xuất hiện cây đã bị ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng,
việc xử lý càng tốn kém và ít hiệu quả khi cây càng lớn.Vì vậy, việc phun thuốc
đúng lúc là biện pháp hữu hiệu, kinh tế, an toàn nhất để phòng trừ sâu bệnh.[6]
- Thu hoạch và sơ chế: Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất
thuốc lá nguyên liệu, nó ảnh hưởng đến phẩm chất và sản lượng thuốc lá. Nếu
kỹ thuật sấy thuốc không được tốt phẩm chất thuốc lá sẽ kém từ đó giá thành
sản phẩm sẽ giảm.
C. Nhân tố về kinh tế
+ Thị trường:
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của
cơ sở sản xuất thuốc lá, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị trường.
Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải trả
lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và
cho ai? Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng.
Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là
xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà
họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất
và tiêu dùng. Trong sản xuất thuốc lá nguyên liệu, người dân tìm kiếm thị
trường là các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu, hoặc các công ty thu mua thuốc
lá nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
- Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương
thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là
tối đa, còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ
được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.
Muốn vậy phải xem quy luật cung cầu trên thị trường.



9
+ Giá cả
- Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, và người trồng thuốc lá
nói riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá cả trên thị trường, giá cả không ổn
định ảnh hưởng tới tâm lý của người trồng thuốc lá.
- Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống của người sản xuất. Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu
thụ là hết sức cần thiết cho sự phát triển lâu dài của ngành thuốc lá.
- Vốn: Đây là yếu tố khá quan trọng trong quá trình sản xuất thuốc lá
nguyên liêu và trong sản xuất nông nghiệp nói chung. Vốn trong sản xuất
nông nghiệp là toàn bộ ̣tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong
sản xuất nông nghiệp.
Vốn trong sản xuất nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và
vốn lưu động.
+ Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền giá trị vào tài sản cố định(TSCĐ): Tư
liệu lao động có giá tri ̣lớn, sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn nguyên hình
thái ban đầu và giá tri ̣của nó được chuyển dần sản xuất theo mức đô ̣hao mòn. Ví
dụ: (Máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông..).
+ Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng giá trị đầu tư vào tài sản lưu động
(TSLĐ) là tư liệu có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau
chu kì sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bô ̣giá
trị sản xuất ra. Ví dụ: ( Phân bón, thuốc BVTV, nguyên vật liệu …).
2.1.2. Cơ sở lí luận về HQKT và các quan điểm HQKT
2.1.2.1. Khái niệm về HQKT
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt
động kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho
lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh
tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất
xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.



10
Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng của các
hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.[4]
- Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
+ Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ
tăng trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả
cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là
không lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn
năng lực sản xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh
tế, sự chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản
lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí.
+ Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức
sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
+ Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết
quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
+ Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử
dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ
ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết
quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên
nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra.[3]
* Một số công thức tính hiệu quả kinh tế
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó



11
H= Q/C
Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí sản xuất
+ Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Công thức 3: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần giá
trị tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó hay mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ
sung. Nó được so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
2.1.2.2.Ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Hàng ngày chúng ta thường nói “phấn đấu nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả”, đó chính là việc nâng cao hiệu quả kinh tế, là sử dụng hợp
lý hơn các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng
tạo ra được nhiều kết quả hơn. Vậy phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh chính là việc làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế là thước đo ngày càng trở nên quan trọng
của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện
mục tiêu kinh tế của người sản xuất trong từng thời kỳ.
2.1.2.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ yêu
cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội HQKT là một
phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định và
so sánh hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính
tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại

nông hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung
tự cấp thì việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng.


12
Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế trong điều kiện lấy công làm lãi thì
người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối với những hộ nông dân sản xuất
hàng hóa. Trong điều kiện thuê, mướn lao động thì thu nhập là mục tiêu cuối
cùng và đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của người sản xuất là tìm kiếm thu
nhập tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó, HQKT liên quan trực tiếp
đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh
doanh việc xác định yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ có một số vấn đề sau:
+ Đối với các yếu tố đầu vào:
- Các tư liệu tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất không đồng đều
trong nhiều năm, có các loại rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa nên việc khấu hao và phân bố chi phí để tính toán các chi tiêu hiệu quả
chỉ có tính chất tương đối.
- Sự biến đổi giá cả thị trường gây trở ngại cho việc xác định chi phí bao
gồm cả chi phí biến đổi và chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Một yếu tố đầu vào quan trọng cần phải hoạch toán nhưng thực tế
không thể tính toán cụ thể: Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thông tin giáo
dục, tuyên truyền khuyến cáo.
- Các yếu tố tự nhiên kể cả thuận lợi khó khăn cũng tác động quan trọng
tới quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tác động của các nhân tố này vẫn chưa có
phương pháp xác định chuẩn xác.
+ Đối với các yếu tố đầu ra:
Kết quả đạt được về mặt vật chất có thể lượng hóa được so sánh, nhưng cũng
có yếu tố không thể lượng hóa được như vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, tái
sản xuất kỹ thuật của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh...HQKT với tư cách là

một phạm trù kinh tế khách quan, nó lại không phải là mục đích cuối cùng của sản
xuất xã hội. Mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội là đáp ứng những yêu cầu vật
chất, văn hóa và tinh thần cho xã hội. Vì vậy, khi nghiên cứu, đánh giá hiệu quả


13
kinh tế không chỉ dừng lại ở mức độ dùng để đánh giá mà còn thông qua đó để
tìm ra các giải pháp phát triển sản xuất ở trình độ cao hơn.[7]
Như vậy HQKT phản ánh trình độ thực hiện các nhu cầu của xã hội.
Việc nghiên cứu HQKT không những để đánh giá mà còn là cơ sở để tìm
ra các giải pháp phát triển sản xuất với trình độ cao hơn.[2]
2.1.2.4. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng, sản phẩm của ngành
nông nghiệp không có ngành nào có thể thay thế được. Đối tượng của sản
xuất nông nghiệp là những cây trồng, vật nuôi chúng là những cơ thể sống
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Vì vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông
nghiệp có sự khác biệt so với các ngành sản xuất khác.
Sản xuất nông nghiệp bị chi phối bởi nhiều quy luật: Quy luật cung cầu,
quy luật cạnh tranh, quy luật hiệu suất giảm dần. Trong đó quy luật hiệu suất
giảm dần là một yếu tố rằng buộc lớn tới vấn đề hiệu quả sản xuất nông
nghiệp. Quy luật này biểu hiện mối quan hệ của năng suất cây trồng với mức
đầu tư tương ứng. Năng suất tăng dần theo mức tăng đầu tư và đến mức đầu
tư cố định nào đó năng suất còn tăng nữa đó là mức đầu tư tối ưu. Nhưng nếu
tiếp tục tăng đầu tư thêm nữa thì năng suất không những không tăng mà còn
có xu hướng giảm. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra các định
mức kỹ thuật của các nhà quản trị và việc thực hiện đầu tư của người sản xuất
để nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng phải
chú ý tới việc phát triển bền vững bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường lâu dài để
duy trì năng suất ổn định.[5]
2.1.3. Tác động của kinh tế cây thuốc lá đối với các ngành khác

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe vì vậy nhà nước đã cho ra đời Luật về
thuốc lá nhằm hạn chế sản xuất và tiêu thụ thuốc lá. Tuy nhiên, cây thuốc lá
có vai trò quan trọng về mặt kinh tế xã hội đối với đất nước. Cây thuốc lá đã
và đang phát huy được thế mạnh so với các cây trồng nông nghiệp khác tại


14
các vùng có tiềm năng trồng thuốc lá truyền thống, đóng góp vai trò không
nhỏ trong đời sống kinh tế xã hội của những huyện nghèo vùng sâu, vùng xa.
+ Ngành có phạm vi rộng
Có một số ít các ngành có phạm vi rộng như ngành công nghiệp thuốc lá.
Ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam bao gồm trồng cây thuốc lá để tạo
nguyên liệu, bảo quản sơ chế, sản xuất thuốc lá cho đến các hoạt động tiêu thụ
và phân phối sản phẩm. Ngành này cấu thành nên một bộ phận quan trọng của
nền kinh tế và cơ cấu xã hội của Việt Nam. Theo con số thống kê của Hiệp
Hội Thuốc lá Việt Nam năm 2007, với trên 360,000 người có công ăn việc
làm nhờ vào ngành này.
+ Đóng vai trò là nguồn thu thuế chủ yếu
Thuế thuốc lá là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách Trung ương. Năm
2007, nếu chỉ là 6.338 tỷ đồng thì đến năm 2011, toàn ngành đã nộp ngân
sách gấp hơn hai lần, đạt 13.599 tỷ đồng. Trong 8 tháng đầu năm 2012, tổng
sản lượng của toàn ngành tăng 3,8%, Nộp ngân sách tăng trên 10% so với
cùng kỳ năm trước.[14]
Thuốc lá là ngành canh tác phi lương thực có quy mô lớn nhất thế giới.
Người nông dân lựa chọn trồng cây thuốc lá vì đây là giống cây sinh trưởng
phát triển mạnh trên các vùng đất cằn cỗi, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có
mức giá tiêu thụ ổn định. Nông dân có thể có thu nhập tốt từ những khoảnh
ruộng thuốc lá nhỏ, cho phép họ có thể sử dụng khoản thu đó đầu tư vào canh
tác các cây nông sản. Kĩ thuật sử dụng để trồng cây thuốc lá đảm bảo chất
lượng cũng giúp cho cải thiện việc canh tác các cây trồng khác.

2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên thế giới
Theo ước tính hàng năm tổng sản lượng thuốc lá trên thế giới khoảng
6,3 - 8,3 triệu tấn, khoảng 3,5 - 4,5 triệu tấn thuốc lá Burley, trên 400 ngàn tấn
thuốc lá Oriental; còn lại là các loại khác.


15
Về nguồn gốc, người ta cho rằng loài thuốc lá Nicotiana tabacum xuất
hiện do lai ngẫu nhiên và sau đó được con người trồng trọt, chọn lọc và dần
dần đến nay đã hình thành nên nhiều chủng loại thuốc lá như: vàng
sấy,oriental, burley..nhưng tất cả vẫn cùng một loài và có thể dễ dàng lai
chéo, cho con lai hữu dục. Thuốc lá được đưa vào châu âu vào khoảng năm
1496 - 1498 do nhà truyền đạo người Tây Ba Nha là Roman Pano mang từ
châu Mỹ về, Andre Teve mang hạt từ Braxin về trồng ở Tây Ba Nha và Bồ
Đào Nha năm 1556, Petro Valeski đã mang hạt thuốc lá từ Anh về trồng ở
Nga năm 1697; Vua Sultôian cho trồng thuốc lá ở Bugaria năm 1687...
+ Ngành sản xuất nguyên liệu thuốc lá của một số nước trên thế giới
* Trung quốc: Là nước sản xuất nguyên liệu thuốc lá lớn nhất thế giới.
Trong những năm gần đây, sản lượng nguyên liệu bình quân đạt trên 2,3 triệu
tấn/năm. Nguyên liệu thuốc lá được trồng tập trung ở các tỉnh phía nam Trung
Quốc: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, An Huy… Hiện nay, Trung Quốc
có khoảng 300 triệu người nghiện thuốc lá và tiêu thụ được 1.800 tỷ điếu
năm. Ngành sản xuất thuốc lá có liên quan đến số công nhân làm việc trong
200 nhà máy thuốc lá và 10 triệu nông dân trồng thuốc lá. Để có thể quản lý
ngành thuốc lá từ trung ương đến địa phương, năm 1981 chính phủ Trung
Quốc đã ban hành một số quy định về quản lý ngành thuốc lá, tháng 1/1982
chính phủ đã thành lập tổng công ty thuốc lá Trung Quốc và tháng 1/1984
thành lập cục độc quyền thuốc lá nhà nước. Cục độc quyền thuốc lá nhà nước
là đơn vị hành chính quản lý ngành thuốc lá, trực thuộc quốc vụ viện Trung

Quốc. Cơ cấu tổ chức quản lý của cục độc quyền thuốc lá trải dài theo chiều
dọc từ Trung ương → Tỉnh→ Châu, khu→ huyện, đồng thời có sự phân cấp
về quản lý giữa cục độc quyền các cấp. Năm 1991 - 1992, chính phủ Trung
Quốc đã tiến hành soạn thảo và ban hành luật độc quyền thuốc lá. Luật độc
quyền thuốc lá nhằm mục đích kiểm soát và bảo vệ ngành thuốc lá. Nhà nước
quản lý ngành thuốc lá theo luật độc quyền từ khâu sản xuất, kinh doanh, tiêu


16
thụ sản phẩm đến xuất khẩu phải tuân thủ theo quy định của luật và thể hiện ở
điểm chủ yếu sau: Quản lý, lãnh đạo thống nhất, quản lý theo chiều dọc và
chiều ngang, trong đó lấy quản lý dọc theo chuyên ngành làm chủ đạo,
chuyên doanh, chuyên bán. Kể từ khi Trung Quốc thực hiện luật độc quyền
thuốc lá và điều lệ thực thi đi kèm cho đến nay ngành thuốc lá Trung Quốc đã
có sự phát triển vượt bậc. Cơ chế quản lý ngành thuốc lá của Trung Quốc là
cơ chế quản lý đặc biệt, mang màu sắc hành chính, thể hiện ở 3 đặc trưng sau:
- Kế hoạch: Ngành thuốc lá Trung Quốc có sự kế hoạch hoá và chuyên
môn hoá cao, thực hiện lập kế hoạch từ khâu trồng nguyên liệu, sấy lá, sản
xuất sản phẩm thuốc điếu, kinh doanh và xuất nhập khẩu, Hàng năm, cục độc
quyền nhà nước Trung Quốc xem xét, nghiên cứu nhu cầu thị trường, chỉ đạo
cục độc quyền các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh, có
căn cứ điều kiện thực tế của mỗi tỉnh. Sau đó cục độc quyền trung ương tổng
hợp thành kế hoạch nhà nước xem xét phê duyệt, sau khi tiến hành thẩm định
trên cơ sở nghiên cứu đề nghị của cục độc quyền nhà nước, uỷ ban kế hoạch
nhà nước sẽ phê duyệt kế hoạch và giao kế hoạch cho các tỉnh. Căn cứ vào kế
hoạch được giao, các đơn vị triển khai trồng nguyên liệu và sản xuất thuốc lá
điếu và chỉ được sản xuất theo kế hoạch sản xuất được giao. Tuy nhiên, cũng
có điều chỉnh kế hoạch tuỳ vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch. Mỗi nhà máy sản xuất thuốc lá
điếu được gian cho sản xuất vài nhãn thuốc lá nhất định, trường hợp phát triển

sản phẩm mới thì phải báo cáo cho cục độc quyền.
- Quản lý có giấy phép: Theo luật độc quyền Trung Quốc, tất cả 9 loại
sản phẩm gồm thuốc lá điếu, thuốc xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lá sấy lại, thuốc
lá, giấy vấn thuốc lám đầu lọc, sợi làm đầu lọc, thiết bị chuyên dùng trong
ngành sản xuất thuốc lá đều phải có giấy phép sản xuất, kinh doanh.
- Quản lý về thuế và giá cả: Trung Quốc đã thực hiện chính sách đánh
thuế cao để quản lý giá nguyên liệu làm cơ sở cho việc mua bán sẽ do uỷ ban
vật gía nhà nước quy định, trên cơ sở đề nghị của cục độc quyền thuốc lá
Trung Quốc, giá thu mua sẽ quy định cho từng vùng và từng cấp loại.


17
* Mỹ
Là nước có sản lượng thuốc lá đứng sau Trung Quốc, đồng thời cũng là
nước xuất khẩu nhiên liệu đứng hàng đầu thế giới. Hiêṇ nay, 25% số dân Mỹ
nghiện thuốc lá. Thuốc lá có chất lượng tốt đều tập trung ở Mỹ hoặc những
giống có nguồn gốc từ Mỹ. Việc sản xuất thuốc lá nguyên liệu đã được cơ
giới hóa và tự động hóa hoàn chỉnh.
* Ấn Độ
Trong số 97 nước sản xuất nguyên liêụ thuốc lá trên thế giới , Ấn Độ
đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mỹ, chiếm 8-10% sản lượng nguyên liệu thuốc
lá của thế giới. Mỗi năm, Ấn Độ xuất khẩu hơn 70.000 tấn nguyên liệu diện
tích trồng thuốc lá hàng năm đạt từ 430.000 - 450.000 ha, trong đó có 150.000
ha trồng thuốc Virginia để đạt cho xuất khẩu. Thuốc lá Virginia của Ấn Độ
được trồng trên đất thịt, có 50 60% thành phần sét, ̣độ pH từ 7,5 đến 7,8.
Chính phủ Ấn Độ rất quan tâm đến mức giá sản nguyên liệu thuốc lá để làm
cơ sở cho việc sản xuất và tiêu thụ, mức đô ḳ iểm soát của chính phủ thông
qua ủy ban thuốc lá (Cơ quan điều hành thuốc lá của chính phủ ) đối với sản
xuất và tiêu thụ, ̣ sẽ tùy từng chủng loại nguyên liệu thuốc lá.
* Zimbabwe

Năm 1903, thuốc lá mới đươc ̣ trồng ở Zimbabwe, một quốc gia có 10 triêụ
dân, có đất liền bao quanh, nằm trên độ cao miền Trung Phi, một vùng có thời
tiết thay đổi… Đến nay trải qua một thế kỷ, ngành sản xuất thuốc lá ở Zimbabwe
đã thành công nhất trên thế giới Số lượng thuốc lá xuất khẩu đaṭ hơn 90% tổng
sản lượng đã đưa về cho quốc gia này một nguồn ngoại tệ lớn, thu hút khả năng
lao động, tiết kiệm ngoại, đủ nguyên liệu cung cấp cho sản xuất thuốc điếu, năm
2002, giá trị của thuốc lá chiếm tỷ trọng 15% GDP của nước này. Nổi bật trong
tổ chức sản xuất ngành nguyên liệu thuốc lá ở Zimbabwe là vai trò của hiệp hội
thuốc lá Zimbabwe (ZTA), là đầu mối cung cấp thông tin cho người sản xuất,


18
thống nhất giá cả thu mua để hạn chế cạnh tranh, quản lý giá xuất khẩu nguyên
liệu nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất… với cơ chế quản lý đúng đắn, ngành
thuốc lá của Zimbabwe đã khắc phục được các điều bất lợi về điều kiện tự nhiên
của vùng, để trở thành một đấu thủ thế giới Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, cùng
với chính sách cải cách ruộng đất của chính phủ, sản lượng trồng thuốc lá giảm
mạnh, điều đó cho thấy , những chính sách của nhà nước đã có tác động lớn đến
sản xuất nguyên liệu thuốc lá.
* Các nước ASEAN
Hầu hết các nước thành viên ASEAN đều sản xuất thuốc lá. Đặc điểm
chung của sản xuất thuốc lá trong khối ASEAN là sử dụng thuốc lá nội địa để
sản xuất thuốc lá điếu nhãn hiệu trong nước. Ngoài việc tự túc một phần
nguyên liệu trong nước, các nước trong khu vực còn có nhu cầu nhập khẩu
nguyên liệu chất lượng cao, khoảng 70.000 tấn/năm. Trong Indonexia hàng
năm nhâp ̣ khoảng 21.000 tấn, Philippin: 20.000 tấn, Thái Lan: 8.000 tấn.
Kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu quản lý sản xuất và kinh doanh
nguyên liệu thuốc lá của các nước trên thế giới.
Vai trò của sản xuất thuốc lá nguyên liệu là Sản xuất nguyên liệu thuốc
lá là một ngành quan trọng của quốc gia do tính chất đặc thù của sản phẩm

được tạo ra từ cây thuốc lá, nhu cầu sử dụng thuốc lá trong nước và xuất khẩu
đang mở rộng Thuốc lá đem lại lợi ích kinh tế cho nhiều quốc gia. Nhiều tổ
chức thuốc lá độc quyền quốc gia, cũng như các hãng độc quyền sản xuất
thuốc lá điếu, nguyên liệu chế biến, thương mại, dịch vụ…được hình thành
nhằm khai thác triệt để lợi ích kinh tế của thuốc lá các nước đang phát triển có
xu hướng tăng sản xuất thuốc lá nguyên liệu hơn các nước phát triển.
Hê ̣thống sản xuất cây thuốc lá Hê ṭ hống sản xuất thuốc lá rất khác nhau,
từ những nông trại lớn (Mỹ, Zimbabwe) đến các hộ gia đình nhỏ (Trung
Quốc, Ấn Độ..). Hai yếu tố sản xuất nổi bật nhất trong việc trồng thuốc lá vẫn


×