Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Mô hình cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352 KB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ DUY QUÝ

MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRONG SẢN XUẤT
LÚA TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ DUY QUÝ

MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN” TRONG SẢN XUẤT
LÚA TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nữ Hoàng Anh

THÁI NGUYÊN - 2019



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Mô
hình Cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên” là trung thực, là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do cá nhân tôi thu thập, khảo
sát từ các cán bộ, người dân, báo cáo, thống kê của cơ quan quản lý các cấp,
các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố... Các thông
tin, trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Duy Quý


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo
TS. Bùi Nữ Hoàng Anh đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận
tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà
trường, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND huyện Phú Bình, Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nội vụ, Chi cục Thống kê huyện,
và các cơ quan có liên quan, các cán bộ, nhân viên trực tiếp quản lý dự án tham
gia trả lời khảo sát đã giúp đỡ, cộng tác, cung cấp số liệu và thông tin cần thiết
trong suốt quá trình thực hiện để tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn
thể gia đình đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận đối với những sự giúp đỡ quý
báu đó.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2018
Tác giả luận văn

Lê Duy Quý


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ..................................................... vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ....................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ........................................ 6
1.1.1. Khái niệm “cánh đồng mẫu lớn”............................................................. 6
1.1.2. Tiêu chí công nhận mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ................................ 6
1.1.3. Đặc trưng của “cánh đồng mẫu lớn” ....................................................... 7
1.1.4. Vai trò của mô hình “cánh đồng mẫu lớn” ............................................. 8

1.1.5. Điều kiện để phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn” .......................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
1.2.1. Bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam ............................ 10
1.2.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về mô hình “cánh
đồng mẫu lớn” ................................................................................................. 14
1.2.3. Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trên thế giới ......................... 17
1.2.4. Thực tiễn mô hình “cánh đồng mẫu lớn” tại Việt Nam ........................ 20
1.2.5. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên ......................................... 24


iv
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 28
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 28
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 29
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin ........................................................... 31
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 31
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 32
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phản ánh
đặc điểm địa bàn nghiên cứu trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu
lớn” tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 32
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các điều kiện để xây dựng và phát triển “cánh
đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa ................................................................... 33
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quá trình xây dựng mô hình CĐML trong
sản xuất lúa ...................................................................................................... 34
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của mô hình “cánh đồng
mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu........................................ 34
2.3.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của mô hình “cánh đồng
mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu........................................ 35

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH “CÁNH ĐỒNG
MẪU LỚN” TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN ....................36
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 36
3.1.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Bình và các xã nghiên cứu .... 36
3.1.2. Tình hình sử dụng đất trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”... 38
3.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội trước khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu
lớn” .................................................................................................................. 40
3.1.4. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trước khi áp dụng mô hình “cánh
đồng mẫu lớn” ................................................................................................. 41


v
3.2. Thực trạng mô hình CĐML tại 03 xã Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân Phương,
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ................................................................. 43
3.2.1. Quá trình xây dựng mô hình CĐML tại huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên ............................................................................................................ 43
3.2.2. Những kết quả đã đạt được ................................................................... 54
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................... 57
3.2.4. Hiệu quả xã hội và môi trường.............................................................. 60
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai mô hình CĐML tại địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................... 61
3.3.1. Các yếu tố bên trong mô hình ............................................................... 61
3.3.2. Các yếu tố ngoài mô hình ..................................................................... 63
3.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 66
3.4.1. Thuận lợi ............................................................................................... 66
3.4.2. Khó khăn ............................................................................................... 68
3.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 69
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH .................. 73
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .......................................................................... 73

4.1.1. Bối cảnh phát triển nông nghiệp ........................................................... 73
4.1.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh
Thái Nguyên, của huyện Phú Bình ................................................................. 75
4.2. Một số giải pháp ....................................................................................... 77
4.2.1. Các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp .......................... 77
4.2.2. Các giải pháp cụ thể đối với huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ........ 79
4.3. Một số kiến nghị....................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CĐML

: Cánh đồng mẫu lớn

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

ĐBSH

: Đồng bằng Sông Hồng


HĐND

: Hội đồng nhân dân

TU
UBND
VietGAP

: Tỉnh ủy
: Ủy ban nhân dân
: Vietnamese Good Agricultural Practices


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng:
Bảng 1.1. Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2017. ....................... 11
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phú Bình .................................... 38
Bảng 3.2. Tổng khối lượng xây dựng đường giao thông ................................ 45
Bảng 3.3. Tổng khối lượng xây dựng kênh dẫn nước nội đồng ..................... 46
Bảng 3.4. Tổng mức đầu tư xây dựng CĐML tại huyện Phú Bình ................ 47
Bảng 3.5. Các giống lúa mới đưa vào sản xuất theo mô hình CĐML ............ 48
Bảng 3.6. Kết quả dồn điền đổi thửa tại huyện Phú Bình 12/2017 ................ 56
Bảng 3.7. Kết quả gieo trồng vụ Xuân năm 2018 ........................................... 57
Bảng 3.8. So sánh kết quả sản xuất lúa trước và sau khi áp dụng mô hình CĐML .... 58
Bảng 3.9. Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phú Bình theo giá so sánh 2010 .. 60
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1. Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017 ................... 10
Biểu đồ 1.2. 05 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam ...................... 14



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều năm qua, Việt Nam liên tục là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ
hai trên thế giới. Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
năm 2017 đạt khoảng 6 triệu tấn, với trị giá 2,7 tỷ USD, tăng 24,1% về lượng
và 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Mặc dù xuất khẩu nhiều, nhưng
gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là loại phẩm cấp thấp và đang bị cạnh tranh
gay gắt từ các nước khác trong khu vực. Nguyên nhân là do sản xuất lúa gạo
nước ta nói chung vẫn còn dựa vào nông hộ cá thể là chủ yếu nên quy mô manh
mún, các kỹ thuật tiên tiến không được áp dụng đồng nhất làm ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc tiêu thụ lúa bị động, đầu ra hạt
gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn làm cho hộ
nông dân luôn thua thiệt, thu nhập thấp, đời sống chậm được cải thiện. Mối liên
kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ, nhà khoa học và Nhà nước chưa hiệu
quả và chưa bền chặt.
Trong bối cảnh đó, để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam, nâng
cao thu nhập của hộ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã
đưa ra Chương trình “Mô hình CĐML tiến tới xây dựng Vùng nguyên liệu lúa
xuất khẩu và sản xuất lúa theo VietGAP”. Mục tiêu của Chương trình là nhằm
tạo ra vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu theo VietGAP hoàn chỉnh là khép kín từ
khâu sản xuất đến thu hoạch, tồn trữ, bảo quản, chế biến, thu mua; tăng năng
suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, đạt giá trị cao nhất cho sản xuất nông
nghiệp, tạo ra sự liên kết của nông dân trên một cánh đồng để thống nhất thực
hiện quy trình sản xuất tiên tiến và gắn kết với thị trường tiêu thụ, gắn kết giữa
các doanh nghiệp và hộ nông dân, Nhà nước và khoa học. Mặt khác, CĐML sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp quy hoạch vùng sản xuất lúa
chất lượng cao theo hướng bền vững; giúp nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa

học - kỹ thuật vào sản xuất hàng nông sản theo hướng tập trung đối với khối


2
lượng lớn, chất lượng cao, trên cơ sở đó góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc
sống của người nông dân, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo nước
ta trên thị trường quốc tế.
Mặc dù mới trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng mô hình CĐML ở
ĐBSCL bước đầu đã mang lại những lợi ích lớn như: Doanh nghiệp chịu trách
nhiệm đến cùng với người nông dân từ cung ứng vật tư đến thu mua sản phẩm,
chế biến tiêu thụ, giảm được chi phí trung gian, giá thành sản xuất, tăng lợi
nhuận và tăng thu nhập cho hộ nông dân; giải quyết được vấn đề cơ bản là nỗi
lo của nhà nông về việc tiêu thụ sản phẩm lúa gạo; tham gia mô hình CĐML,
những người nông dân biết sản xuất lúa theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu tiêu
thụ và đặc biệt là ghi chép quy trình sản xuất và chi phí vào sổ theo tiêu chuẩn
VietGAP, tính toán được giá thành mỗi vụ, chi phí đầu vào, đầu ra sản xuất, từ
giống, phân bón, thuốc trừ sâu… biết hạch toán hiệu quả kinh tế; giải quyết đầu
vào và đầu ra cho cây lúa, hướng tới chất lượng và hiệu quả, đảm bảo nguồn
hàng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, người nông dân chuyển sang làm ăn lớn
và có khả năng hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, hội nhập và góp phần tích
cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới; hình thành vùng nguyên liệu quy
mô lớn, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân,
các thửa ruộng, các vùng sản xuất, đảm bảo tính thời vụ và quy trình sản xuất
theo hướng thực hành tốt (GAP), từ đó xây dựng được thương hiệu hàng hóa
cho gạo Việt Nam. Về mặt xã hội, ý nghĩa hết sức nhân văn của mô hình là tạo
dựng cánh đồng lớn nhưng không dẫn đến tích tụ đất đai, không buộc người
nông dân phải rời khỏi mảnh ruộng nhà mình để đi làm thuê, làm mướn; sẽ có
nhiều hộ nông dân trên cánh đồng lớn được bình đẳng về ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật cho quy trình sản xuất, được biết rõ lợi nhuận từ mảnh ruộng của mình
sau mỗi vụ gieo trồng. Chính CĐML là mô hình thỏa mãn được phần lớn các

yêu cầu của một nền nông nghiệp mới, nông thôn mới, tầng lớp nông dân
mới.[5]


3
Phú Bình là huyện đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang xây dựng,
triển khai mô hình CĐML sản xuất lúa với quy mô trên 220 ha tại 3 xã: Úc Kỳ,
Tân Đức và Xuân Phương. Đây được xem là dự án điểm của tỉnh, được kỳ vọng
thành công để có thể nhân rộng. Việc lựa chọn cây lúa là cây trồng đầu tiên áp
dụng mô hình CĐML để sản xuất là phù hợp với ngành xuất khẩu lúa gạo hiện
đang là thế mạnh của Việt Nam và sản phẩm lúa gạo nếu bảo quản tốt có thể
lưu kho được trong thời gian dài. Song, do nhiều nguyên nhân khác nhau, dự
án đến nay vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần được nghiên cứu để tìm kiếm giải
pháp tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ. Đã có một vài nghiên cứu về vấn đề CĐML
ở Việt Nam và một số địa phương như huyện Vũ Thư, huyện Kiến Xương tỉnh
Thái Bình. Song, vẫn còn nhiều vấn đề cần thảo luận, nghiên cứu theo những
hướng khác nhau. Hơn nữa, cho đến nay, xây dựng mô hình CĐML trong sản
xuất lúa ở huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên còn đang trong tình trạng
được ví như “đốt đuốc tìm đường”, rất cần được nghiên cứu, thảo luận. Đề tài
“Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh
Thái Nguyên” được lựa chọn để nghiên cứu trong bối cảnh đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp để xây dựng thành công mô hình CĐML trong sản
xuất lúa tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa
và cải thiện đời sống của người dân trồng lúa, góp phần xây dựng nông thôn
mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình CĐML
trong sản xuất lúa.

- Phân tích thực trạng mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú
Bình tỉnh Thái Nguyên.


4
- Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng mô hình CĐML trong
sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, góp phần xây dựng
thành công mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề về lý luận và thực tiễn trong xây dựng CĐML.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài được triển khai tại 03 xã: Úc Kỳ, Tân Đức và Xuân
Phương thuộc huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu các số liệu thứ cấp giai đoạn 2012-2017;
số liệu sơ cấp được thu thập năm 2018.
Về nội dung: : Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực
kinh tế, tổ chức liên quan đến xây dựng mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những vấn đề chuyên sâu về kỹ thuật sản
xuất, về môi trường sinh thái và khía cạnh xã hội của mô hình không thuộc
phạm vi nội dung của nghiên cứu này.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ hệ thống lý luận về mô
hình CĐML trong sản xuất nông nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới
cũng như Việt Nam; Tài liệu tham khảo hữu ích cho quá trình giảng dạy và học
tập và nghiên cứu.
Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giúp cho
những nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý tại địa phương và người
nông dân thấy được những nhiệm vụ, giải pháp cần thực thi để xây dựng và

phát triển mô hình CĐML trong sản xuất lúa tại huyện Phú Bình, phát huy thế
mạnh của địa phương để xây dựng thành công nông thôn mới, làm giàu đẹp
hơn cho huyện và tỉnh Thái Nguyên.


5
5. Bố cục của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về mô hình “cánh
đồng mẫu lớn” trong sản xuất nông nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng phát triển mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trong
sản xuất lúa tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
Chương 4: Một số giải pháp phát triển mô hình.


6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU
LỚN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về mô hình “cánh đồng mẫu lớn”
1.1.1. Khái niệm “cánh đồng mẫu lớn”
Có một vài khái niệm về CĐML. Tác giả đã tiếp cận được một số khái
niệm sau:
Là những cánh đồng có thể có một hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng quy
trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định
về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường với cùng một thương hiệu
nhất định.[1]
Theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính
sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông
sản, xây dựng cánh đồng lớn”, “cánh đồng lớn” là cách thức tổ chức sản xuất

trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại
diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên
cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nông sản
hàng hoá tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị
trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các
đối tác tham gia.[14]
Khái niệm trong Quyết định 62/2013/QĐ-TTg được sử dụng trong
nghiên cứu này vì đảm bảo được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
1.1.2. Tiêu chí công nhận mô hình “cánh đồng mẫu lớn”
a) Tiêu chí bắt buộc
- Phù hợp với quy hoạch của địa phương về: Phát triển kinh tế - xã hội;
sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và
các quy hoạch khác.


7
- Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham
gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
- Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng sau đây:
 Liên kết giữa doanh nghiệp tiêu thụ - doanh nghiệp cung ứng vật
tư đầu vào với tổ chức đại diện của nông dân hoặc nông dân;
 Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với nông dân;
 Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với tổ chức đại diện của
nông dân;
 Liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân với nông dân.
- Quy mô diện tích của cánh đồng lớn: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ điều
kiện của địa phương quy định quy mô diện tích tối thiểu Dự án hoặc Phương
án cánh đồng lớn phù hợp với điều kiện cụ thể và từng loại nông sản, hình thành

vùng nguyên liệu.
b) Tiêu chí khuyến khích
- Có hạ tầng kinh tế như hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, điện và
những công trình phục vụ sản xuất khác đáp ứng yêu cầu sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm và từng bước cải thiện theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.
- Quy mô lớn tập trung và áp dụng cơ giới hóa đồng bộ; công nghệ tiên
tiến (sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, VietGAP, Global GAP…) và có cơ sở
thu mua, bảo quản, chế biến nông sản gần nơi sản xuất.
- Các tiêu chí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nếu thấy
cần thiết.[16]
1.1.3. Đặc trưng của “cánh đồng mẫu lớn”
- Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa, rau, màu. Đặc điểm này
để phân biệt CĐML với các vườn cây lâu năm như cà phê, cao su, chè,...


8
- Diện tích lớn. Hiện không có quy định chung về quy mô diện tích
CĐML. Tùy theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương và
từng loại nông sản mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định về quy mô
diện tích tối thiểu cho CĐML.
- Có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên rằng, cánh
đồng có thể do một chủ (do kết quả tích tụ và tập trung ruộng đất), nhưng cũng
có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó.
- Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phù
hợp với nhu cầu thị trường. Đặc điểm này đòi hỏi, để được công nhận là CĐML
thì cánh đồng đó phải sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt. Để có
được hàng hóa chất lượng tốt, phải đảm bảo sự đồng nhất về giống và chất
lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ, thuận tiện cho việc áp
dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu từ làm đất, gieo xạ, tưới
nước, bảo vệ thực vật đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

- Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp
nắm vững nhu cầu thị trường, đặt hàng với nông hộ, cung cấp đầu vào, hướng
dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Nông hộ thực hiện các khâu theo quy trình
hướng dẫn và bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Đặc điểm này rất quan trọng
bởi sự chính sự liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong chuỗi giá trị rõ
ràng và minh bạch mới có thể tạo ra được CĐML.
- Có hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
CĐML phải đảm bảo sản lượng và chất lượng của nông sản, từ đó đảm bảo thu
nhập trên một đơn vị diện tích, thu nhập trên một đống vốn đầu tư phải cao, lợi
ích của nông hộ, của doanh nghiệp được đảm bảo.[9]
1.1.4. Vai trò của mô hình “cánh đồng mẫu lớn”
Về lý luận, mô hình CĐML tuân theo nguyên lý “kinh tế của quy mô”
trong sản xuất nông nghiệp. CĐML có vai trò quan trọng trong phát triển nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Cụ thể như sau:


9
- Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với thị
trường. Sản xuất trên quy mô lớn thể hiện sự liên kết giữa người sản xuất với
người tiêu thụ. Việc sản xuất theo quy mô lớn đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị
trường về chất lượng nông sản.
- Tạo điều kiện ứng dụng được quy trình kỹ thuật tiên tiến để tăng năng
suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chỉ trên cơ sở quy mô lớn mới phát huy
hiệu quả các công trình thủy lợi và các phương tiện cơ giới trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất.
- Tạo điều kiện cho nông hộ tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản
xuất. Do ưu thế kinh tế của quy mô, sản xuất trên quy mô lớn với việc ứng dụng
công nghệ tiên tiến, nông hộ có cơ hội tiết kiệm chi phí đầu tư (giống, nhiên
liệu, làm đất, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi, sấy), trên cơ sở đó nâng cao
năng suất và hiệu quả kinh tế.

- Giúp nông hộ sản xuất nhỏ liên kết với nhau, hình thành kinh tế hợp tác
để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tạo ra vùng chuyên canh tập trung.
- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển bền vững.[9]
1.1.5. Điều kiện để phát triển mô hình “cánh đồng mẫu lớn”
Để phát triển được CĐML trong nông nghiệp cần có các điều kiện sau đây:
- Phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho CĐML thành công.
- Phải có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
- Diện tích đủ lớn cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất đất tương đối
đồng nhất.
- Thống nhất về quy trình sản xuất và hình thức liên kết.
- Được đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất tập trung
(hệ thống thủy lợi, trang thiết bị, máy móc,...).


10
- Có sự liên kết giữa nông dân với nông dân để đảm bảo sự thống nhất
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Có hoạt động hiệu quả của các cơ quan quản lý chuyên ngành để đảm
bảo cho các bên tham gia liên kết thực hiện tốt hợp đồng.[9]
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Bối cảnh sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm
50% dân số thế giới. Theo báo cáo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA) năm 2017 sản lượng lúa gạo toàn cầu đạt kỷ lục hơn 480 triệu tấn và
có xu thế tăng trong những năm tiếp theo.

Biểu đồ 1.1. Sản lượng và mức tiêu thụ gạo thế giới 2012-2017
(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công thương,

“USDA: Năm 2017/2018 sản lượng gạo thế giới sẽ giảm, tiêu thụ tăng”,
Vinanet, 28/5/2018)
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 430
triệu tấn. Tỷ lệ này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực
này. Theo thống kê, sản lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh


11
tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng
lúa gạo của Việt Nam năm 2017 đạt tới 45 triệu tấn.
Sản lượng của Mỹ dự báo sẽ giảm 10% xuống 6,4 triệu tấn. Tại Ai Cập,
sản lượng dự báo sẽ giảm do việc hạn chế sử dụng nước. Sản lượng của Ấn Độ
cũng sẽ giảm chút ít, trong khi của Sri Lanka sẽ hồi phục sau đợt hạn hán trầm
trọng nhất trong vòng 9 năm. Sản lượng của Thái Lan dự báo cũng sẽ tăng do
vụ mùa chính có đủ nước.
Tiêu thụ gạo thế giới tiếp tục tăng mặc dù tốc độ chậm. Tiêu thụ gạo
lương thực tăng mạnh nhất ở Ấn Độ do dân số tăng. Tiêu thụ gạo chăn nuôi và
trong công nghiệp dự báo sẽ tăng ở Thái Lan, do số gạo bán ra từ kho dự trữ
của Chính phủ hiện tại và sắp tới chỉ đủ chất lượng dùng trong công nghiệp và
chăn nuôi. Dự báo tiêu thụ gạo sẽ giảm ở Trung Quốc.
Tại một số quốc gia Đông Nam và Nam Á, người dân có xu hướng
chuyển từ gạo sang sử dụng các sản phẩm làm từ bột mì. Do vậy, mặc dù dân
số tăng nhưng tiêu thụ gạo ở Bangladesh dự báo sẽ vững, trong khi ở Indonesia
sẽ giảm.
Sản xuất lúa gạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế
nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ
nông dân tham gia sản xuất lúa gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ
công truyền thống. Do sản xuất lúa gạo là nguồn thu nhập và cung cấp lương
thực chính của các hộ nông dân, nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp
và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo. Trong gần ba thập kỷ

qua nhờ có đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn
trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước
mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên ngành lúa gạo
Việt Nam vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là dưới sức ép
cạnh tranh ngày một tăng của quá trình hội nhập quốc tế.
Bảng 1.1. Sản lượng lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2010-2017.


12
Sản lượng lúa

Chỉ số phát

Diện tích gieo

Chỉ số phát

(Triệu tấn)

triển %

trồng (Triệu ha)

triển %

2010

40,0056

102,7


7,4894

100,7

2011

42,3985

106

7,6554

102,2

2012

43,7378

103,2

7,7612

101,4

2013

44,0391

100,7


7,9025

101,8

2014

44,9746

102,1

7,8162

98,9

2015

45,1055

100,3

7,8306

100,2

2016

43,6095

96,7


7,7904

99,5

2017

44,470

101,9

7,720

99.1

Năm

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của Tổng cục thống kê Việt Nam)

Hiện nay năng suất lúa bình quân chung của cả nước đạt khoảng 4,5
tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau lại có sự chênh lệch đáng kể về
năng suất lúa. Ở các vùng đồng bằng một số hộ nông dân trồng lúa đã đạt được
năng suất rất cao, 10-12 tấn/ha, trong khi đó năng suất lúa ở các vùng trung du
miền núi và các vùng đất cát duyên hải thường lại rất thấp, chỉ đạt bình quân
khoảng trên 2 tấn/ha. Luợng gạo tham gia vào lưu thông chủ yếu từ hai nguồn
cung cấp chính là Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông
Hồng (ĐBSH). Trên thực tế, các vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài các
châu thổ lớn đều không có gạo dư thừa, ngoại trừ một vài năm gần đây ở một
số địa phương vùng cao, nông dân được mùa do thời tiết thuận lợi, nên lượng
gạo sản xuất đã vượt mức tiêu dùng địa phương.

Sản xuất lúa gạo ở các vùng duyên hải và trung du miền núi chủ yếu
nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, mang tính tự cung tự cấp, và vẫn
còn tình trạng một số hộ nông dân không đủ lương thực cho gia đình từ một


13
đến hai tháng trong năm. Thiếu việc làm để đảm bảo thu nhập ổn định và
thiếu vốn để mua vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đang là những
trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt
Nam.
Từ năm 2005 trở lại đây sản lượng lúa gạo có xu thế tăng dần. Ngoài
việc tăng diện tích trồng lúa thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông
nghiệp bằng việc tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chống chọi được
với nhiều loại sâu bệnh cũng góp phần nâng cao sản lượng lúa gạo của cả nước.
Theo số liệu thống kê, sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016 đạt 43,6
triệu tấn, tương đương 28,3 triệu tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015. Nguyên
nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm trọng và bão làm giảm năng suất trung
bình. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuất chiếm một nửa sản lượng vụ đông xuân,
vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho là có thể làm giảm
năng suất. Năm 2016, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợi và tình trạng
xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống
còn 6,4 tấn/ha. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Sang năm
2017, tuy rằng diện tích gieo trồng trên cả nước có sụt giảm vì định hướng
chuyển đổi mục đích sử dụng một phần đất nông nghiệp, nhưng sản lượng vẫn
tăng lên, đánh dấu sự phục hồi của nền kinh tế. Không những vậy, năm 2017
còn ghi nhận sự chuyển dịch trong chiến lược xuất khẩu gạo, tập trung vào chất
lượng của sản phẩm thay vì chỉ tìm cách nâng lên về số lượng xuất khẩu. [18]
Về tình hình tiêu thụ lúa gạo, lúa gạo sản xuất tại Việt Nam chủ yếu phục
vụ cho nhu cầu lương thực, chăn nuôi và chế biến thực phẩm trong nước
(86,5%). 13,5% còn lại tương đương với khoảng 5,8 triệu tấn (2017) được xuất

khẩu đi các nước như Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Gana, Bờ biển Ngà..
Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam liên tục đứng trong nhóm 3 nước xuất
khẩu gạo lớn nhất thế giới. Xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam chiếm khoảng
10% tổng xuất khẩu gạo hàng năm.


14

Biểu đồ 1.2. 05 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam
(Nguồn: Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (2018), “Năm 2017 - năm
thành công của ngành gạo Việt Nam, Vietnamexport, 28/5/2018)
1.2.2. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về mô hình “cánh
đồng mẫu lớn”
Trong sản xuất lúa gạo nói riêng và trong trồng trọt nói chung, sản xuất
nông nghiệp hàng hoá trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với cơ sở
chế biến là một nội dung quan trọng trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu và hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm
qua, nhiều nơi trong cả nước đã hình thành nhiều mô hình khác nhau trong sản
xuất nông nghiệp. Tuy vậy, trên phạm vi cả nước, việc các nông hộ, các doanh
nghiệp chế biến nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chưa thực sự
liên kết chặt chẽ. Mô hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp không đạt hiệu
quả như mong đợi. Nông dân vẫn sản xuất manh mún; nhiều doanh nghiệp chế
biến không chủ động được nguyên liệu, xuất hiện lúc thừa, lúc thiếu nguyên
liệu; doanh nghiệp xuất khẩu không có hàng kịp thời để xuất khẩu theo hợp
đồng. Thực tế đó làm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế bị phá vỡ, sản xuất
không ổn định,... Như vậy, để sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản ổn định,
cần phải có một hình thức sản xuất ổn định - mô hình liên kết giữa Nhà nước,
nhà khoa học, hộ nông dân với các doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp



15
xuất khẩu nông sản. Đặc biệt trong bối cảnh của hội nhập ngày càng sâu, rộng
hiện nay, nếu sản xuất nông nghiệp không có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất
với chế biến, xuất khẩu sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh.
Mô hình CĐML được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động
ngày 26/3/2011 tại thành phố Cần Thơ, được các tỉnh Nam Bộ hưởng ứng nhiệt
tình và được coi là hướng đi quan trọng trong sản xuất hàng hóa nông sản theo
hướng sản xuất lớn. CĐML từng bước đã tạo ra mối liên kết giữa Nhà nước,
nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Từ thực tiễn CĐML ở phía Nam
đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với cánh đồng khác, vụ xuân 2012, mô
hình này được thí điểm thực hiện ở 4 tỉnh phía Bắc là Thanh Hóa, Nam Định,
Thái Bình và Hà Nội. Kết quả thí điểm mô hình này ở 4 tỉnh trên trong vụ xuân
2012 đều cho kết quả tốt, bước đầu nông dân đã tin tưởng thực hiện. Trên cơ
sở đó, mô hình này đã được nhiều tỉnh ở phía Bắc triển khai. Theo số liệu của
Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ hè thu và vụ mùa
2012 tại phía Bắc đã có thêm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Bắc
Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An… đồng loạt triển khai mô hình CĐML. Diện tích
thực hiện mô hình CĐML ngày càng tăng. Trong vụ đông xuân 2011-2012,
tổng diện tích thực hiện thí điểm mô hình CĐML tại một số tỉnh phía Bắc
khoảng 6.248 ha; thì đến vụ hè thu 2012, con số này đã lên tới 12.575 ha.
Mô hình CĐML, thực chất là sự liên kết "4 nhà" trong sản xuất nông
nghiệp. Với vai trò và trách nhiệm của mình, Nhà nước đã xây dựng chiến lược,
tạo hành lang pháp lý bằng các chỉ thị, nghị quyết, phát động phong trào, xây
dựng cơ chế chính sách, hỗ trợ kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng về thủy lợi,
đường giao thông, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt
Nam nói chung và thương hiệu lúa gạo của các tỉnh nói riêng. Có thể kể đến rất
nhiều những Nghị quyết của Đảng, Quyết định, Nghị định, Thông tư của Chính
phủ tạo nền tảng chính sách để phát triển CĐML như:



16
- Nghị quyết số 26-NQ/TW Ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính
phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn…
- Quyết định số 899/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013
về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững;
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông
sản, xây dựng cánh đồng lớn;
- Thông tư số 15/2014/TT-BNNPTNT ngày 29-4-2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết
định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông
sản, xây dựng cánh đồng lớn.
Ngoài ra, các tỉnh đều có cơ chế riêng để hỗ trợ, khuyến khích việc áp
dụng mô hình CĐML vào thực tế địa phương mình. Ví dụ như tỉnh Thái Bình
có chính sách hỗ trợ xây dựng 9 mô hình CĐML với tổng kinh phí hơn 26 tỷ
đồng trong 2 năm 2012-2013 để hỗ trợ xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi
nội đồng, hỗ trợ kinh phí tập huấn và in sổ ghi chép đồng ruộng cho nông dân;
hoặc tại Nghệ An, địa phương đã hỗ trợ tổ chức hội thảo đầu bờ, tập huấn, tuyên
truyền với mức 15 triệu đồng/1 cánh đồng mẫu, hỗ trợ 30% giá các loại vật tư
chủ yếu như phân bón, chế phẩm sinh học,… để đầu tư đủ quy trình sản xuất
hiện hành; hỗ trợ nông dân mua máy cày đa chức năng công suất từ 8CV-30CV
và máy công tác kèm theo (bánh lồng, phay, lưỡi cày, rơ moóc,…); hoặc tại



×