Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.84 KB, 157 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MẠNH CƢỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 9380102

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG VĂN TÚ

HÀ NỘI - năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Hoàng Văn Tú. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
Luận án, tôi có tham khảo một số bài viết, công trình nghiên cứu và các tài
liệu liên quan của các tác giả, cơ quan Nhà nước, những số liệu và trích dẫn
trong Luận án đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.
Việc sử dụng các nguồn tham khảo được trích dẫn, chỉ ra trong Danh
mục tài liệu tham khảo.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.

TÁC GIẢ


Nguyễn Mạnh Cƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................10
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................................15
1.3. Đánh giá về các công trình nghiên cứu .........................................................19
1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ....................................21
1.5. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................22
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM .............................24
2.1. Khái niệm, vai trò của quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện 24
2.2. Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện .......26
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về địa giới hành chính
cấp huyện .............................................................................................................48
2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về địa giới hành chính ở một số quốc gia
trên thế giới ..........................................................................................................55
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐỊA GIỚI
HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM .................................................66
3.1. Thực trạng pháp luật về quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp
huyện ....................................................................................................................66
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ở nước ta ..69

3.3. Quản lý trên thực địa các mốc giới xác định địa giới hành chính cấp huyện .....84
3.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp về địa giới hành chính cấp huyện ............84

3.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ....97

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Ở
VIỆT NAM........................................................................................................109


4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về địa giới hành
chính cấp huyện ..................................................................................................109
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp
huyện ..................................................................................................................120
KẾT LUẬN .......................................................................................................140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .........................................................................................................143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................144


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ

CP

Chính phủ

ĐGHC

Địa giới hành chính

ĐVHC


Đơn vị hành chính

HĐND

Hội đồng Nhân dân



Nghị định

NQ

Nghị quyết

Nxb

Nhà xuât bản

QH

Quốc hội

QPPL

Quy phạm pháp luật

TT

Thông tư


UBND

Uỷ ban Nhân dân

UBTVQH

Uỷ ban thường vụ Quốc hội


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật
quy định về việc quản lý địa giới hành chính (ĐGHC). Tuy nhiên cho đến nay,
có những văn bản quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục quản lý
ĐGHC ban hành đã nhiều năm, do vậy nhiều nội dung, quy định đã không còn
phù hợp, không đáp ứng yêu cầu quản lý trong thực tiễn.
Mặt khác để thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại, ngoài các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an
ninh, quốc phòng, vấn đề ổn định lâu dài hệ thống ĐVHC các cấp, trong đó có cấp
huyện được đặt ra là một nhiệm vụ tương đối cấp bách và có ý nghĩa quan trọng.
Nhìn lại lịch sử, việc tổ chức các ĐVHC - lãnh thổ dưới các triều đại
phong kiến ở Việt Nam có nhiều biến động cả về quy mô và tên gọi các đơn vị

hành chính. Các ĐVHC dưới cấp trung ương có tên gọi và vị trí khác nhau trong
hệ thống hành chính các cấp như châu, quận, đạo, lộ, phủ, thừa tuyên, dinh, tỉnh,
huyện, giáp, hương, trấn, tổng, lý, xã,... tùy theo từng giai đoạn. Cho đến năm 1832,

vua Minh Mạng triều Nguyễn đã chia lại đất nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa
Thiên. Sau khi Việt Nam giành được độc lập tháng 8/1945, Nhà nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa ra đời, theo Hiến pháp năm 1946, đất nước được chia làm ba Bộ:
Bắc Bộ, Trung Bộ, và Nam Bộ. Giai đoạn 1945 - 1946, nước ta có 65 tỉnh.
Năm 1975, Miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất và đến năm
1976, nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có 38 ĐVHC cấp tỉnh, gồm 35
tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương. Cho đến tháng 6/2013, Việt Nam có
58 tỉnh, 5 thành phố trực thuộc Trung ương; 60 thành phố thuộc tỉnh, 46 thị xã,
47 quận, 550 huyện; 634 thị trấn, 1.461 phường, 9.052 xã.
Cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) là ĐVHC ở nước
ta. Cấp huyện còn có cả huyện đảo. Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã ban

1


hành một số văn bản pháp luật quy định về việc quản lý địa giới hành chính.
Thực tế quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở nước ta trong thời gian
qua cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì cũng đã cho thấy
một số những hạn chế, bất cập.
Quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện là một khía cạnh của chủ quyền
quốc gia; một nội dung, vấn đề của hoạt động quản lý nhà nước đối với dân cư,
lãnh thổ. Đây là một nhu cầu mang tính tất yếu, khách quan đối với mọi quốc
gia, mọi nhà nước. Đặc biệt, thông qua quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện sẽ
giúp Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý của mình một cách linh động, hiệu
quả hơn trước những thay đổi về định hướng, mục tiêu phát triển hay những yêu
cầu, thách thức từ thực tế như vấn đề hội nhập, đô thị hóa, biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường,…
Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị Trung ương lần thứ
7 khóa XI về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở đặt ra yêu cầu “sớm hoàn thành quy hoạch để bảo đảm cơ

bản giữ ổn định số lượng ĐVHC cấp tỉnh, huyện, xã”. Mới đây nhất, Hội nghị
lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Khoá XII đã ban hành Nghị quyết số 18 NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ
thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trong đó có nhiều nội
dung quan trọng liên quan đến việc thực hiện thẩm quyền thành lập, sáp nhập,
chia tách, giải thể, điều chỉnh ĐGHC đơn vị dưới cấp tỉnh của UBTVQH.
Để thực thi những chủ chương, đường lối, chính sách của Đảng và Hiến

pháp năm 2013, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã khẩn trương hoàn
thiện pháp luật về thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC các
cấp (Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn và phân loại đô thị; Nghị quyết số

1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn ĐVHC và phân loại đơn
vị hành chính). Bên cạnh đó, mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực, nhưng
cũng cần nghiên cứu để lý giải, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nào dẫn đến

2


Quốc hội quyết định thay đổi thẩm quyền này (từ hành pháp sang lập pháp và
được trao cho cơ quan thường trực của Quốc hội). Như vậy, việc nghiên cứu Đề
tài này chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về Hiến pháp, hiểu rõ hơn tư
tưởng Hiến pháp.
Thực tế quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở nước ta trong thời gian
qua cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì cũng đã cho thấy
một số những hạn chế, bất cập cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về ĐGHC cấp
huyện còn chưa hoàn thiện, chi tiết và đầy đủ để tạo nên sự thống nhất trong các
hoạt động thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC và chưa có
sự phân biệt từng loại hoạt động, tiêu chí và nguyên tắc thực hiện. Biểu hiện cụ

thể là: (i) thiếu tập trung, thống nhất; (ii) giá trị pháp lý thấp; (iii) chưa chi tiết,
đầy đủ; (iv) chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.
Thứ hai, việc thành lập, giải thể, sáp nhập, chia tách, điều chỉnh ĐGHC các
cấp nói chung và cấp huyện nói riêng còn diễn ra khá thường xuyên, đặc biệt là các
hoạt động chia tách, điều chỉnh, thành lập ĐVHC cấp huyện, cấp xã đã làm tăng đáng
kể số lượng đơn vị hành chính, thậm chí có những ĐVHC có phạm vi ĐGHC nhỏ,
không bảo đảm sự phù hợp với các tiêu chí chung về đơn vị hành chính. Việc kiến
nghị, xây dựng đề án, phương án chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng và dựa trên những yếu
tố, tiêu chí, mục đích mang tính khách quan; một số ít trường hợp còn vì để được đầu
tư hoặc có thêm biên chế, tổ chức và các lợi ích khác. Có thể thấy, số lượng, tần suất
điều chỉnh ĐGHC trong giai đoạn gần đây tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, cụ
thể: Từ năm 1996 đến năm 2006, số ĐVHC cấp huyện đã tăng từ 574 đơn vị lên 673
đơn vị (tăng thêm 99 ĐVHC cấp huyện). Đến tháng 6/2011, số ĐVHC cấp huyện đã
tăng lên 698 đơn vị, và đến tháng 6/2013, Việt Nam có 703 ĐVHC cấp huyện, bao
gồm 60 thành phố thuộc tỉnh, 46 thị xã, 47 quận, 550 huyện như vậy (so với cuối năm
2006 đã tăng thêm 30 đơn vị).
Thứ ba, một số ĐVHC cấp huyện sau khi được thành lập, giải thể, sáp
nhập, chia tách, điều chỉnh tạo nên những rào cản hành chính cho sự thông suốt

3


cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của quốc gia, khu vực và làm ảnh hưởng
đến sinh hoạt của người dân, nên cần được nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý và
hiệu quả về kinh tế - xã hội.

Thứ tư, việc chia tách, thành lập ĐVHC tạo thêm gánh nặng về ngân sách
và nguồn nhân lực cho bộ máy nhà nước, dẫn đến giảm hiệu quả quản lý nhà
nước ở những đơn vị mới được hình thành hay phải chia sẻ bớt nhân lực; đồng
thời nhà nước cũng phải bổ sung một lượng ngân sách mới cho hoạt động xây

dựng trụ sở mới... Điều này chưa thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế của đất
nước còn đang khó khăn, nợ công vẫn đang tiếp tục tăng nhanh...

Xu thế chung của thế giới trong giai đoạn hiện nay đó là: (i) Duy trì sự ổn
định hợp lý về cấu trúc, số lượng đơn vị hành chính, đồng thời kết hợp đẩy mạnh
phân cấp, phân quyền, đề cao vai trò chủ động, tự chủ của chính quyền địa
phương với tăng cường kiểm tra, giám sát của chính quyền hành chính cấp trên;
(ii) Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức, hoạt động của chính
quyền địa phương; (iii) Đa dạng hóa mô hình tổ chức các cấp chính quyền địa
phương trong phạm vi quốc gia và ở từng cấp chính quyền; (iv) Thúc đẩy sự hợp
tác giữa các ĐVHC lãnh thổ trong phạm vi quốc gia với nhau và với các ĐVHC
lãnh thổ nước khác và tăng cường vai trò của nhân dân trong tổ chức, quản lý
chính quyền địa phương thông qua trưng cầu dân ý, lấy ý kiến nhân dân về
những công việc trọng đại của chính quyền địa phương như bầu cử, quyết định
một số khoản thu hoặc dự án, công trình và cả điều chỉnh địa giới hành chính.
Gần đây có những ý kiến đưa ra về việc sáp nhập các tỉnh nhỏ thành tỉnh
lớn. Đương nhiên việc sáp nhập các tỉnh sẽ dẫn tới việc sáp nhập các huyện
trong các tỉnh đó. Thực tế cho thấy chúng ta đã sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội.
Hiện cũng chưa có tổng kết một cách toàn diện về hiệu quả của việc sáp nhập
này. Sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, không những không kéo theo sự sáp nhậ p các
quận, huyện Hà Nội mà chỉ thấy phát sinh thêm đơn vị hành chính cấp quận.
Chẳng hạn, huyện Từ Liêm trước đây nay đã tách thành 2 quận Bắc Từ Liêm và
Nam Từ Liêm. Rồi thành lập thêm các quận mới...Như vậy đơn vị hành chính

4


cấp huyện đã tăng thêm. Việc xác định địa giới hành chính giữa các quận ở Hà
Nội không hề đơn giản do đặc điểm địa bàn thành phố phức tạp.
Qua phân tích thực trạng và từ những kinh nghiệm hay mà chúng ta có thể

học hỏi, đưa ra các phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam hiện nay.

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án “Quản
lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam hiện nay” là thật sự
cần thiết về cả lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về
ĐGHC cấp huyện, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở
Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng, giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận án cần giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và
phương pháp nghiên cứu; khái lược, tổng hợp những nội dung/vấn đề đã được
nghiên cứu, từ đó có những nhận định về tình hình nghiên cứu để khẳng định
việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam hiện
nay” là cần thiết.
Thứ hai, xác định được những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về
ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam.
Thứ ba, nêu lên thực trạng quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt
Nam, từ đó có những nhận xét, đánh giá (mặt được, mặt chưa được, nguyên
nhân) trong quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam hiện nay.
Thứ tư, từ ba nhiệm vụ ở trên đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam hiện nay.

5



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt
Nam. Cụ thể, dưới góc độ các bộ phận cấu thành pháp luật, đề tài sẽ nghiên cứu
về hình thức pháp luật, nội dung pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong quản
lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện. Tức là, đề tài không đi sâu nghiên cứu về bộ
máy nhà nước ở chính quyền trung ương hay chính quyền cấp tỉnh; cũng không
nghiên cứu các ĐVHC cấp huyện ở góc độ tự nhiên, địa lý, xã hội...

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản trong
quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam. Đồng thời, đưa ra phương hướng
và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam
hiện nay. Luận văn không nghiên cứu ĐGHC cấp huyện của các huyện có đường
biên giới quốc gia, huyện đảo vì ĐGHC của những ĐVHC cấp huyện này có những
đặc thù liên quan đến chủ quyền quốc gia ở vùng đất và vùng biển.
Về thời gian, Đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện
trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu từ thời điểm
ban hành Hiến pháp năm 2013 cho đến nay.
Về mặt không gian, các đối tượng, vấn đề nghiên cứu của Đề tài là một số
huyện, quận ở các tỉnh và thành phố ở cả ba miền của đất nước .

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Trước hết, luận án tiếp cận việc quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện là
một hoạt động mang tính pháp lý. Do đó, từ việc xác định vấn đề nghiên cứu đến
nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề đều dựa trên nguyên lý nền tảng
của khoa học pháp lý và kết quả nghiên cứu là đề xuất quan điểm, kiến nghị
hoàn thiện pháp luật để quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam.

Cách tiếp cận này khác với một số cách tiếp cận khác khi nghiên cứu quản lý nhà
nước về ĐGHC cấp huyện như: (i) tiếp cận ở góc độ chủ quyền lãnh thổ - thuộc

6


lĩnh vực an ninh, quốc phòng; (ii) tiếp cận ở góc độ là một hoạt động mang tính
kỹ thuật trong quản lý đất đai như xác định tọa độ, ranh giới, diện tích…
Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng cách tiếp cận lô gíc - hệ thống để giải
quyết vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, luận án tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn và từ
thực tiễn đến lý luận, sau đó đề xuất các kiến nghị. Từng nội dung, vấn đề
nghiên cứu cũng sẽ được xác định và cấu trúc hợp lý theo hệ thống và lô gíc nhất
định, có thể dựa trên tiêu chí về nội dung, tính chất hoặc thời gian…
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do
Nhân dân, vì Nhân dân, thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiến
pháp và pháp luật của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp luật học so
sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt là phương
pháp phân tích quy phạm pháp luật. Để hoàn thành mục đích nghiên cứu luận án
đã kết hợp giữa các phương pháp trong từng phần của luận án, phương pháp
phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong luận án.
Đối với mỗi mục thì có một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo để làm rõ mục
đích nghiên cứu. Ví dụ: phương pháp so sánh được ưu tiên sử dụng trong việc
nghiên cứu khái quát kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới cũng như ở Việt


Nam tại Chương 2; phương pháp phân tích, tổng hợp được ưu tiên sử dụng trong
phần đánh giá thực trạng tại Chương 3.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, tập hợp và đưa ra được một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống
các khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc quản lý nhà nước về ĐGHC cấp
huyện ở Việt Nam. Qua nghiên cứu quản lý nhà nước về ĐGHC ở một số quốc

gia trên thế giới, tác giả đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về những
7


vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam trong mối
tương quan với thế giới.

Hai là, nghiên cứu, đánh giá thực trạng để quản lý nhà nước về ĐGHC
cấp huyện trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu từ
thời điểm ban hành Hiến pháp năm 2013 cho đến nay.

Ba là, đưa ra phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia hội
nhập với các nước phát triển.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Đề tài này sẽ góp phần hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận về quản lý về địa giới hành chính; trong
đó, tập trung làm rõ hơn về khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc quản lý

nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở Việt Nam.

Thứ hai, một số đóng góp của luận án về mặt lý luận khi nghiên cứu vấn
đề này đó là chỉ ra đặc điểm pháp luật về quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện
ở Việt Nam; chỉ ra tiêu chí hoàn thiện pháp luật để quản lý nhà nước về ĐGHC
cấp huyện ở Việt Nam về mặt hình thức, nội dung và tổ chức thực hiện.
Thứ ba, pháp luật một số nước trên thế giới để quản lý nhà nước về
ĐGHC và những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tiếp thu. Từ đó đưa ra
các phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ĐGHC cấp
huyện ở Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống, toàn diện và
sâu sắc thực trạng quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện ở nước ta bắt đầu từ
thời kỳ đổi mới cho đến nay. Từ đó, nhận diện, phân tích ưu điểm, nhược điểm
và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. Luận án cũng có ý nghĩa cho việc
nghiên cứu khả thi việc sáp nhập hay tách đơn vị hành chính cấp huyện gắn với
quản lý nhà nước về ĐGHC cấp huyện.

8


7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình công bố liên quan
đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về địa giới hành

chính cấp huyện ở Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về địa giới hành chính cấp huyện
ở Việt Nam.
Chương 4: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

về địa giới hành chính cấp huyện ở Việt Nam.

9


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full












×