Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận bảo tồn di sản làng truyền thống làng thổ hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 11 trang )

Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC LÀNG THỔ HÀ..............1
1, BỐI CẢNH TỰ NHIÊN.....................................................................................1
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA.........................................2
3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ & CẢNH QUAN..........3
3.1, ĐÌNH THỔ HÀ............................................................................................4
3.2 CHÙA THỔ HÀ............................................................................................7
3.3 VĂN CHỈ......................................................................................................7
4. GIÁ TRỊ KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ THẨM MỸ.........................8
II, TIỀM NĂNG BẢO TỒN DI SẢN.....................................................................8
III, ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN.........................9

1


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC LÀNG THỔ HÀ
Theo thống kê, hiện cả tỉnh Bắc Giang có hơn 400 làng có nghề, trong đó có 33
làng nghề được công nhận với 24 làng nghề truyền thống ở nhiều lĩnh vực như:
Gốm sứ, mây tre đan, giấy dó, nấu rượu, sản xuất mỳ gạo… Các làng nghề truyền
thống của địa phương nằm gần như khắp các huyện, dọc theo sông Cầu. Trong lần
đi thực tế gần đây chúng tôi may mắn được tới làng nghề Thổ Hà một trong những
làng nghề có truyền thống làm bánh đa nem, mì gạo, nghề gốm. Làng Thổ Hà
khuất sau những tiếng xe cộ, phố xá nhộn nhịp. Nằm ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên,
tỉnh Bắc Giang. Được coi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt," nổi tiếng trong cả nước
với nghề làm gốm và quần thể kiến trúc cổ thuần Việt mang đậm dấu ấn của văn
hóa đồng bằng Bắc Bộ.

I.



ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ DI SẢN KIẾN TRÚC LÀNG THỔ HÀ

1, BỐI CẢNH TỰ NHIÊN
Dọc theo đường quốc lộ 1 từ cầu Chương Dương, Hà Nội về hướng Bắc chừng hơn
30km tới bến xe Bắc Ninh, theo đường Thiên Đức thêm chừng 3km qua bến đò
Vạn Phúc, khách du lịch sẽ có cơ hội vào một ngôi làng cổ kính mang đậm bản sắc
2


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

Việt - làng Thổ Hà. . Khác với các làng ở đồng bằng Bắc Bộ dân Thổ Hà hoàn toàn
không có ruộng, bao đời sống bằng gạo chợ nước sông, thu nhập từ nghề thủ công
và buôn bán nhỏ. Trước 1960 làng nổi tiếng về nghề làm gốm, từ 1990 lại đây nổi
tiếng về nghề làm bánh đa nem và mỳ gạo.
Thổ Hà nằm trên bờ sông Cầu nên giao thông đường thủy rất thuận tiện, thuyền bè
đi lại tấp nập, ngay cả những tàu lớn cũng có thể chạy trên sông. Xuôi sông Cầu
tàu thuyền có thể về Phả Lại và ra biển, ngược sông Cầu có thể lên Hiệp Hòa, Thái
Nguyên. Than Quảng Ninh được chở bằng thuyền hay xà lan tới làng. Ngày xưa
sản phẩm gốm của làng theo đường sông chở tới bán ở các vùng miền cả nước.
Đến với Thổ Hà ta cảm nhận rõ hơn sự lãng mạn, bồng bềnh như lạc về miền quan
họ cổ với khung cảnh trên bến, dưới thuyền cùng làn điệu quan họ mượt mà say
đắm lòng người. Được biết đến sớm nhất với nghề gốm nổi tiếng khắp gần xa, Thổ
Hà xưa kia vốn là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa nhất của người Việt, là
cái nôi đầu tiên của nghề gốm sứ. Gốm Thổ Hà nức danh khắp chốn Kinh Bắc về
chất lượng, kỹ thuật nung, màu sắc và độ tinh xảo.
Làng có một trục đường chính chạy theo bờ Bắc dòng sông Cầu, theo chiều dòng
chảy lần lượt là Xóm 1, Xóm 2, Xóm 3 và Xóm 4. Vuông góc với trục đường chính
là các ngõ xóm sâu và hẹp. Cách đây vài chục năm dấu tích của nghề gốm vang

bóng một thời là những bức tường ngõ cổ và bức tường nhà xây toàn bằng những
mảnh gốm vỡ hay tiểu sành phế phẩm mà không dùng chút vôi vữa nào, chỉ dùng
bùn của sông Cầu để kết dính. Khi dân làng giàu lên các bức tường này đã xây lại
bằng gạch và xi măng, hiện nay chỉ còn rất ít đoạn tường cổ. Có hai đường vào
làng: đường thủy qua bến đò từ phía Nam, đường bộ qua cổng làng từ phía Bắc
làng, bến đò và cổng làng chỉ cách nhau 100 mét.
Làng Thổ Hà hiện có 775 hộ với 3500 nhân khẩu, trong đó có khoảng hơn 400 hộ
làm nghề tráng bánh đa nem.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA
Làng Thổ Hà là một làng quê thuần Việt với một quần thể kiến trúc Đình, Chùa
được xây dựng cách đây trên 300 năm.
Tiếng là làng quê, nhưng Thổ Hà lại không giống với bất kỳ một làng quê nào trên
đất nước ta, nơi đây không hề có một mảnh ruộng để canh tác, người dân sống
bằng các nghề thủ công như: làm gốm, nấu rượu, làm bánh đa....Là một làng cổ

3


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

kính với bề dày truyền thống văn hóa, nơi đây có nhiều công trình kiến trúc nghệ
thuật nổi tiếng như chùa Thổ Hà, đình Thổ Hà và tiêu biểu nữa là Từ Chỉ của làng.
Theo tấm bia còn l¬ưu giữ tại di tích được biết Từ chỉ Thổ Hà được xây dựng vào
năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1680), thờ Khổng Tử, Tứ Phối và 72 vị tiên hiền... Nơi đây
là trung tâm giáo dục truyền thống hiếu học của một vùng, vì Thổ Hà từ xưa được
đánh giá là “đất học” ở Bắc Giang và cũng là nơi được xây dựng nhằm để tưởng
nhớ và phát huy truyền thống hiếu học của tổ tiên, ông cha, đồng thời nhằm mục
đích ôn lại và giáo dục cho mọi tầng lớp con cháu thế hệ hôm nay và mai sau hãy
noi gương tiên tổ trong việc học tập và tu dưỡng để trở thành những người có ích
trong xã hội. Chính vì lẽ đó mà cứ hàng năm, từ ngày 19-20 tháng giêng, và ngày

14-15 tháng 8 (âm lịch) các bậc cao tuổi trong làng lại ra tế lễ cùng với các lễ vật
để tỏ lòng thành kính với bậc tiền bối. Đó là một việc làm đẹp, gây ấn tượng mạnh
mẽ cho mọi tầng lớp con cháu Thổ Hà.
Hiện nay, Từ Chỉ Thổ Hà còn lưu giữ được 8 tấm bia cổ, ghi lại các vị tiên hiền đã
đỗ đạt qua các kỳ thi của các triều, đây là những tài liệu hiện vật sống để minh
chứng cho một giai đoạn lịch sử của dân tộc, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu
khoa học, giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ hôm nay và mai sau về sự tôn sư
trọng đạo của người dân xứ Bắc nghìn năm văn hiến này.
Từ Chỉ làng Thổ Hà thực sự là một công trình văn hóa - kiến trúc ở thế kỷ 17 còn
lại cho đến ngày nay. Ngoài ý nghĩa về mặt tín ngưỡng, tâm linh cùng với các đồ
thờ, bia đá có giá trị về mặt văn hóa, Từ chỉ làng Thổ Hà còn là 1 trung tâm sinh
hoạt văn hóa, giáo dục truyền thông hiếu học của nhân dân địa phương trong và
ngoài vùng. Vào các mùa thi cử, các sỹ tử đều đến đây thắp hương, lễ bái với tấm
lòng thành kính. Năm 1994, Từ chỉ đ¬ược Nhà n¬ước xếp hạng là di tích Kiến trúc
- Nghệ thuật.

3. ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ & CẢNH QUAN
Kiến trúc cổ của Thổ Hà gồm: ba di tích lịch sử văn hóa được nhà nước công nhận
là Đình, Chùa, Văn Chỉ, trong đó có gần hai chục tấm bia đá ghi chữ nho ở cả hai
mặt; Cổng làng, bốn ngôi Điếm của bốn xóm, các ngôi nhà cổ. Cổng làng Thổ Hà
có kiến trúc đẹp, bề thế và cổ kính, là một trong những chiếc cổng đẹp nhất ở vùng
hạ và trung lưu sông Cầu. Quanh khu vực cổng làng, đình và chùa có rất nhiều cây
đa đều hàng trăm năm tuổi. Trong làng vẫn còn lưu giữ được một số ngôi nhà cổ
xây dựng cách đây trên 100 năm, tiêu biểu cho các ngôi nhà cổ thuộc đồng bằng
4


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

Bắc Bộ. Làng Thổ Hà còn lưu giữ hàng chục căn nhà cổ mang nét kiến trúc khác

nhau. Hầu hết nhà cổ đã trên 100 năm tuổi, được xây dựng từ thế kỷ XIX và đầu
thế kỷ XX, nhà cổ nào cũng có nét độc đáo riêng, không chỉ đẹp ở kiến trúc cổ mà
còn ở những kỷ vật, bảo vật lưu truyền qua các thế hệ, cách bài trí… Nhà cổ còn
đẹp hơn bởi nề nếp gia phong. Đã hơn trăm năm, đời này sang đời khác nhưng
những người dân làng Thổ Hà vẫn trân trọng giữ gìn một phần "hồn quê" qua
những ngôi nhà cổ.

3.1, ĐÌNH THỔ HÀ
Đình Thổ Hà là một ngôi đình nổi tiếng của xứ Kinh Bắc được xây dựng từ thời
vua Lê Chính Hòa năm thứ bảy. (1686) theo lối chữ công. Đình được dựng theo
kiểu chữ công, toà bái đường dài 27m, rộng 16m, dựng trên nền cao 0,5m xung
quanh bó đá tảng xanh chia làm ba cấp, mái đình lợp ngói mũi hài to bản, bốn góc
là những đầu đao cong vút.
5


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

Cạnh đình là biết bao cây cổ thụ đã có không biết tự bao giờ. Càng đi vào trong
chúng tôi càng thấy những quần thể kiến trúc hết sức tinh tế và mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc.
Đầu bờ nóc Đình được uốn quanh hình lưỡi liềm, góc mái có gắn nghê, thú nhỏ
bằng sành nung già lửa đỏ tía. Có tất cả 22 đầu bẩy lực lưỡng, chạm rồng, mây,
nghê, thú rất trau chuốt. Bái đường chia làm 7 gian, 48 cột lim, bộ khung mái chạm
trổ tinh vi, nhiều cảnh trí sinh động. Đặc biệt có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy
dài, yếm, tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng, đè
rồng, hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây bồng bềnh. Lòng bái đường lát đá
xanh nhẵn bóng làm cho bái đường, bức cửa võng thếp vàng lộng lẫy ở gian giữa
tòa bái đường, là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc thế kỷ XIX, càng làm tăng
thêm nét tôn nghiêm, cổ kính cho ngôi Đình. Trong Đình còn lưu giữ nhiều bia đá

cổ, đặc biệt là tấm bia niên hiệu Chính Hòa thứ 14 năm (1639). Di tích Đình Thổ
Hà được nhà nước công nhận là Di tích Kiến trúc-Nghệ thuật năm 1964.
Đình thờ Thân Cảnh Phúc,là Tướng nhà Lý, có công lớn trong kháng chiến chống
quân Tống, dân tộc Tày, tù trưởng châu Quang Lang (Châu Ôn-Lạng Sơn), được
vua Lý gả công chúa và phong chức tri châu. Đó là một công trình kiến trúc quy
mô trên một khu đất rộng 3.000 m², một nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Đình đã
từng được chính quyền Pháp xếp hạng trong Viện bảo tàng Bác Cổ Đông Dương.
Đình được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1960. Đến năm 1807
(Gia Long năm thứ 5) xây dựng tiền tế và hai nhà tả vu, hữu vu. Thời kỳ kháng
chiến chông Pháp, đình bị rỡ ngói, phá sàn và chấn song. Mặt khác hàng năm
thường bị lụt, có năm nước ngập đến mái ngói, nên đình bị xuống cấp nhiều.
Trong suốt thời gian từ lúc được xây dựng tới bây giờ, ngôi đình đã được sửa sang
và nâng cấp rất nhiều lần. Năm 1977 - 1979 nhà nước đã đầu tư kinh phí và cử cán
bộ về trùng tu, nâng ngôi đình cao thêm 1,8m, nhưng ngôi tiền tế vẫn chưa nâng.
Năm 1988 dân Thổ Hà với tinh thần tự lực cánh sinh đã tôn tạo ngôi tiền tế và
nâng cao bằng ngôi đình.

6


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

Đình được dựng theo kiểu chữ công, toà bái đường dài 27m, rộng 16m, dựng trên
nền cao 0,5m xung quanh bó đá tảng xanh chia làm ba cấp, mái đình lợp ngói mũi
hài to bản, bốn góc là những đầu đao cong vút. Đầu bờ nóc uốn quanh hình lưỡi
liềm, góc mái có gắn nghê, thú nhỏ bằng sành nung già lửa đỏ tía. Có tất cả 22 đầu
bẩy lực lưỡng, chạm rồng, mây, nghê, thú rất trau chuốt. Bái đường chia làm 7
gian, 48 cột lim, bộ khung mái chạm trổ tinh vi, nhiều cảnh trí sinh động. Đặc biệt
có khá nhiều hình thiếu nữ mặc váy dài, yếm, tóc búi hoặc chít khăn với nét mặt
rạng rỡ trong tư thế cưỡi phượng, đè rồng, hoặc đang nhảy múa giữa các lớp mây

bồng bềnh. Lòng bái đường lát đá xanh nhẵn bóng. Bức cửa võng thếp vàng chạm
trổ lộng lẫy làm cho bái đường càng thêm trang nghiêm cổ kính.
Trong đình có ba tấm bia to: Thủy tạo đình miếu bi nói về việc xây dựng đình,
Cung sao sự tích thánh (Lão Tử) nói về sự tích thành hoàng Thái thượng lão quân,
Bia sao sắc phong sao các đạo sắc của các triều đại trước phong tặng. Ngoài ra còn
có các bia khác quy tập tại đình nói về những điều lệ trong dân đã quy định.
Năm 2006 được sự trợ giúp kinh phí của Vương quốc Bỉ đình Thổ Hà lại được dỡ
hết để làm lại. Trong lần trùng tu này đình được phục chế theo các ảnh chụp còn
lưu trữ bên Pháp. Sau khi làm xong đình thì Chùa Thổ Hà và Văn chỉ cũng sẽ xây
dựng lại.
7


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

3.2 CHÙA THỔ HÀ
Chùa Thổ Hà có tên là Đoan Minh Tự, được nhà nước công nhận Di tích lịch sử
văn hóa 1996. Niên biểu chính thức của chùa chưa tìm thấy. Căn cứ dòng chữ ghi
trên đôi rồng đá ở cửa chùa thì năm Giáp Thân 1580 đời nhà Mạc mua rồng đá,
năm Canh Thân 1610 tu sửa lại. Đúng lý chùa phải làm trước khi mua rồng đá.
Chùa xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, có quy mô lớn, bao gồm cổng tam
quan, gác chuông và tiền đường. Tam quan chùa nằm sát sau đình. Qua Tam quan
một quãng xa mới tới gác chuông (nay đã cháy), phía trước cửa chùa có hai sấu đá,
bên phải là bia chùa hình vuông khắc chữ cả bốn mặt. Gác chuông và tiền đường
được chạm trổ lộng lẫy với các đề tài rồng mây, hoa lá. Thời gian kháng chiến quả
chuông to trong gác chuông được lấy để đúc vũ khí. Trong chùa có tượng Phật tổ
Như Lai to lớn, tượng Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen.
Từ tòa Tam bảo theo hai dãy hành lang vào tới Động Tiên, đó là một công trình
kiến trúc hiếm có. Động tiên đã ghi lại đầy đủ hình ảnh Thích Ca từ lúc mới sinh
ra, lúc trưởng thành và khi lìa bỏ kinh thành vào động tu hành đến đắc đạo. Tiếp

theo đi qua sân rộng tới nhà Tổ, nơi đây thờ Sư Tổ và các vị sư đã trụ trì ở chùa
này. Chùa Thổ Hà được Hội phật giáo Việt Nam rất quan tâm, luôn luôn cử sư về
trụ trì ở chùa này.

3.3 VĂN CHỈ
Văn chỉ là nơi thờ Thánh Khổng Tử (có tượng Khổng Tử lớn bằng đồng), ghi dấu
tích các bậc tiên nho, tiên hiền ở Thổ Hà, có học vị, thi đỗ qua các triều đại. Văn
chỉ làng Thổ Hà được công nhận là di tích lịch sử văn hóa ngày 28 tháng 2 năm
1999 do Bộ trưởng văn hóa thông tin Trần Hoàn ký. Văn chỉ xưa kia ở cạnh chùa.
Miếu thờ lộ thiên, hai bên có hai dãy bia đá thẳng tắp, xây dựng năm 1680 đời Lê
Chính Hòa. Hiện nay còn cái nền nhà cũ. Bia đá gồm 8 tấm từ 1680 đến 1856 Tự
Đức cửu niên, còn nguyên vẹn, trong đó ghi số thí sinh trúng tuyển 75 người. Đến
năm Minh Mạnh thứ 6 Ất Dậu 1825 mới xây ba gian chính điện, làm cửa võng, ba
hoành biển, câu đối. Năm Bính Thìn Tự Đức cửu niên 1856 Văn chỉ được di
chuyển về nơi cuối làng, lại xây thêm 5 gian tiền điện. Vào những ngày lễ tết, sóc
vọng, sắp thi cử, các gia đình có con học hành hay sắp đi thi thường đến Văn chỉ
làm lễ mong cho con học hành tiến bộ và thi đỗ.
8


Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

4. GIÁ TRỊ KHAI THÁC SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ THẨM MỸ
Thổ Hà là một ngôi làng cổ với phong cảnh hữu tình, cây đa, bến nước, sân đình,
những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong các ngõ hẻm cổ kính. Song song với lưu
giữ những công trình kiến trúc cổ và văn hóa làng thì người dân nơi đây luôn hoạt
động nhộn nhịp các nghề truyền thống như: sản xuất bánh đa nem, bánh đa và mỳ
gạo bằng máy và thủ công, nấu rượu gạo để phát triển kinh tế. Bánh đa nem của
làng Thổ Hà mang hương vị thơm man mát, màu trắng ngần vừa thơm, lại vừa dai
nên không những có uy tín với khách hàng trong nước mà nhiều chủ đại lý đã đến

ký hợp đồng để xuất khẩu sang các nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và rất
được những thị trường này ưa chuộng. Tuy nhiên, các hộ dân sản xuất bánh đa nem
vẫn còn ở mức nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu, bánh đa nem Thổ Hà chưa vào được
các siêu thị ở những thành phố lớn.
Những bức tường nhà cũ ở làng đều được xây bằng vật liệu chính là tiểu sành,
mảnh gốm. Được biết, làng Thổ Hà xưa nổi tiếng với nghề làm gốm với các sản
phẩm như: Chum, vại, tiểu sành… Các sản phẩm làm hỏng hoặc không bán được,
người dân Thổ Hà tận dụng để xây tường, làm nhà. Theo người dân nơi đây cho
biết, những bức tường xây bằng tiểu sành và mảnh gốm có sức chịu nóng, chịu
lạnh rất tốt. Lúc trời rét, trong nhà luôn tỏa ra hơi ấm, những ngày nắng nóng thì
trong nhà mát lạ thường. Những bức tường xây bằng tiểu sành có thể để qua hàng
nghìn năm mà không lo bị hỏng. Những ngôi nhà được xây bằng tiểu sành đã tạo
cho Thổ Hà một lối kiến trúc riêng biệt.
Những giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của làng cổ Thổ Hà đã và đang là điểm
đến hết sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước; đồng thời là kho tư liệu
vô cùng quý giá cho những nhà nghiên cứu về kiến trúc, mỹ thuật, những nghệ sĩ,
nghệ nhân tham quan, tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
II, TIỀM NĂNG BẢO TỒN DI SẢN
Không chỉ nổi tiếng về lối kiến trúc và cảnh quan, làng Thổ Hà còn được biết đến
với nhiều lễ hội nổi tiếng và là điểm du lịch khá thú vị. Lễ hội làng Thổ Hà tổ chức
vào ngày 20 - 22 tháng Giêng âm lịch, đối tượng suy tôn là Thành Hoàng làng. Hội
làng gồm có lễ rước, tế lễ, hát chầu văn, bơi thuyền hát quan họ trên sông, đấu vật,
cờ tướng, chọi gà, chèo thuyền bắt vịt, cầu lông, bóng bàn vào ban ngày, diễn
tuồng ban đêm. Làng có đoàn tuồng cổ và đoàn quan họ nổi tiếng trong vùng. Năm
nào cũng tổ chức lễ hội nhưng hai năm một lần mới mở hội lớn có lễ rước, lễ rước
là bò quay hay lợn quay đặt trên kiệu, thủ tục rước và tế lễ rất phức tạp. Năm 2010
làng đã tổ chức lễ hội lớn nhân dịp khánh thành việc trùng tu ngôi đình.
9



Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

Hội đồng Di sản văn hóa Việt Nam cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã tập
trung phân tích, đánh giá các giá trị văn hóa, tiềm năng phát triển du lịch của làng
cổ Thổ Hà, đồng thời chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho phát triển
du lịch tại đây. Nhiều ý tưởng, giải pháp được đề xuất tại hội thảo như: Quan tâm
bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di tích, di sản phi vật thể truyền thống. Xây dựng
các đội nghệ thuật biểu diễn tuồng, dân ca quan họ phục vụ khách du lịch; Đồng
thời kết nối giữa chùa Bổ Đà và làng Thổ Hà và các điểm du lịch khác của tỉnh;
nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô
nhiễm như hiện nay.
III, ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
Làng Thổ Hà có lối kiến trúc và di sản cần được phát huy và bảo vệ. Theo tôi có
những định hướng để bảo tồn và phát huy giá trị di sản như:
-

Giải pháp tuyên truyền lãnh đạo

Cần có những chỉ đạo từ xã, ngành địa phương về công tác bảo tồn các di sản văn
hóa và các di tích lịch sử. Tuyên truyền và làm cho người dân thấy được tầm quan
trọng của mình trong việc vừa là người xây dựng và bảo vệ di sản quê hương mình.
-

Giải pháp về công tác chăm sóc bảo vệ

Chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên
môn làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa. Tạo điều
kiện để cán bộ văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa do tỉnh, trung ương tổ chức. Cung cấp cho những tài
10



Tiểu luận môn Bảo Tồn di sản kiến trúc

liệu hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích để cán bộ văn hóa
văn hóa cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.
- Giải pháp về tôn tạo, sửa chữa và bảo tồn
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh trong việc xây dựng Đề án bảo
tồn, phát huy giá trị quần thể các di tích lịch sử - văn hóa liên quan đến làng nghề
truyền thống và các khu di tích Đình, chùa, làng.
- Giải pháp hội nhập giao lưu văn hóa
Khai thác và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa đưa vào hoạt động du lịch
là việc làm cần thiết. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng. Vì
vậy, cần triển khai cho nhân dân những kiến thức cơ bản về du lịch cộng đồng.
Chính quyền, người dân và doanh nghiệp khai thác du lịch cần liên kết với các hoạt
động du lịch của tỉnh, liên kết với các công ty lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang. Xây dựng các chương trình du lịch, tuyến du lịch cụ thể, phong phú đến các
điểm di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn các xã, thị trấn.
Khuyến khích việc duy trì phong tục, tập quán lành mạnh, tốt đẹp như nấu rượu,
làm gốm, làm bánh đa nem…

11



×