Tải bản đầy đủ (.pdf) (343 trang)

Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.03 MB, 343 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ GIANG

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ THỊ GIANG

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT
VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Chuyên ngành : Luật dân sự vàtố tụng dân sự
Mãsố

: 9.38.01.03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Thị Huệ
2. TS. Vương Thanh Thúy

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực. Những phân tích, kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Lê Thị Giang


LỜI CẢM ƠN
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS
Trần Thị Huệ và TS. Vương Thanh Thúy - hai cô giáo
hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá trình NCS thực
hiện luận án. NCS cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo,
anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để NCS
hoàn thành bản Luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Lê Thị Giang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.

BLDS
HĐTC
HĐTCTS
HĐTCTSCĐK
QSDĐ
NCS

: Bộ luật Dân sự
: Hợp đồng tặng cho
: Hợp đồng tặng cho tài sản
: Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
: Quyền sử dụng đất
: Nghiên cứu sinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..... ...................................................................................................................1
A. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...........................................9
B. NỘI DUNG..............................................................................................................17

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
1.1. Nhận diện hợp đồng tặng cho tài sản ............................................................. 17
1.1.1. Các quan niệm về tặng cho .........................................................................17
1.1.2. Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản vàhợp đồng tặng cho tài sản có điều
kiện ..........................................................................................................................25
1.2. Đặc điểm pháp lýcủa hợp đồng tặng cho tài sản ..........................................33
1.2.1. Tính đơn vụ vàsong vụ ...............................................................................33
1.2.2. Tí
nh thực tế ................................................................................................35
1.2.3. Tính không có đền bù..................................................................................38
1.3. Phân loại hợp đồng tặng cho tài sản ............................................................... 40
1.3.1. Căn cứ vào điều kiện tặng cho tài sản ........................................................41
1.3.2. Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản ................................ 42
1.3.3. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản ................................ 46
1.4. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác ......47
1.4.1. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản vàdi tặng .........................................48
1.4.2. Tặng cho tài sản có điều kiện vàhứa thưởng .............................................50
1.4.3. Tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc vàhợp đồng dịch vụ trả
công bằng vật ........................................................................................................52
1.5. Các lý thuyết ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật về hợp đồng tặng
cho tài sản .....................................................................................................................53
1.5.1. Lýthuyết về hợp đồng .................................................................................53
1.5.2. Lýthuyết về sự không có đền bùcủa giao dịch tặng cho tài sản ...............55
1.5.3. Lý thuyết phân chia tặng cho thành “Donatio inter vivos” và “Donatio
mortis causa” ........................................................................................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 62
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN
2.1. Thực trạng các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản ....................63
2.1.1. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản ..................................................63

2.1.2. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng tặng cho tài sản.73
2.1.3. Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản...................................................85
2.1.4. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản .....................89
2.1.5. Hủy bỏ hợp đồng tặng cho tài sản .............................................................. 95


2.2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện ................96
2.2.1. Các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho .........................................96
2.2.2. Chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho .......................................................103
2.2.3. Trách nhiệm pháp lýcủa các chủ thể trong tặng cho tài sản có điều kiện
.....................................................................................................................................105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................122
CHƯƠNG 3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản .......................123
3.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài
sản................................................................................................................................123
3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều
kiện..............................................................................................................................134
3.2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản....................................144
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản. 145
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện .............154
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................158
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................159
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................163
C. CÁC PHỤ LỤC.....................................................................................................173
PHỤ LỤC 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................173
PHỤ LỤC 2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG

CHO TÀI SẢN QUA CÁC THỜI KỲ .....................................................................218
PHỤ LỤC 3. ÁN LỆ SỐ 14/2017/ AL VỀ CÔNG NHẬN ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP
ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MÀ ĐIỀU KIỆN ĐÓ KHÔNG
ĐƯỢC GHI TRONG HỢP ĐỒNG ..........................................................................225
PHỤ LỤC 4. CÁC BẢN ÁN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI
SẢN .............................................................................................................................232


1
MỞ ĐẦU
1. Tí
nh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hợp đồng làmột chế định quan trọng, được ghi nhận từ rất sớm trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Bên cạnh các quy định chung về hợp đồng, tại các BLDS năm
1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều có mục riêng quy định về hợp đồng
thông dụng, trong đó bao gồm HĐTCTS. Ngược dòng lịch sử, ngay từ thời kỳ phong
kiến, mặc dù vấn đề tặng cho chưa được quy định trực tiếp nhưng đã manh nha xuất
hiện trong các quy định pháp luật.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xãhội, các HĐTCTS đang có xu hướng gia
tăng cả về số lượng và chất lượng. Kéo theo đó, các tranh chấp liên quan đến
HĐTCTS trên thực tế phát sinh ngày càng nhiều vàphức tạp. Việc giải quyết tốt các
tranh chấp về HĐTCTS sẽ góp phần bảo đảm quyền vàlợi í
ch hợp pháp cho bên tặng
cho, bên được tặng cho, qua đó ổn định vàgóp phần thúc đẩy sự phát triển của các
giao dịch trong đời sống, xãhội.
Hiện nay, cơ sở pháp lýquan trọng nhất điều chỉnh HĐTCTS là BLDS năm 2015.
Về cơ bản, các quy định trong BLDS năm 2015 kế thừa nguyên các quy định trong
BLDS năm 2005 về HĐTCTS. Các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy
đủ vàphùhợp để các chủ thể xác lập, thực hiện HĐTCTS với nhau. Tuy nhiên, pháp
luật về HĐTCTS trong BLDS năm 2005 còn nhiều bất cập, hạn chế vàvẫn tiếp tục tồn

tại trong BLDS năm 2015: Một là, các quy định về HĐTCTS còn sơ sài, nhiều vấn đề
chưa được quy định như: (i) Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC đối với các tài
sản vô hình; (ii) Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng đặc thù được áp dụng riêng HĐTCTS;
(iii) Các yếu tố pháp lý mà điều kiện tặng cho cần đáp ứng; (iv) Bảo vệ quyền lợi cho
con vàcho những người thân thí
ch khác của người tặng cho; (v) Tặng cho tài sản đối
với cá nhân chưa được sinh ra; (vi) Chưa ghi nhận phương thức giải quyết đối với
HĐTCTSCĐK khi bên được tặng cho chỉ thực hiện một phần điều kiện...; Hai là, một
số quy định hiện hành về HĐTCTS còn chưa phù hợp như: (i) Thời điểm phát sinh
hiệu lực của HĐTCTS chưa thống nhất giữa động sản và bất động sản không phải
đăng ký sở hữu. Đối với động sản không phải đăng ký sở hữu thì HĐTC có hiệu lực
khi bên được tặng cho nhận tài sản. Trong khi đó, HĐTC bất động sản không phải
đăng ký có hiệu lực kể từ khi bên tặng cho chuyển giao tài sản; (ii) So với BLDS năm
2005, Điều 458 BLDS năm 2015 quy định bên tặng cho và bên được tặng cho được
phép thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC động sản không phải đăng
kýsở hữu. Đây là sự thay đổi căn bản nhất giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015
về HĐTCTS. Tuy nhiên, sự bổ sung này được đánh giá không phù hợp vàkhông mang

nh khả thi; (iii) Khoản 2, khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 ghi nhận chưa phù hợp
về cách thức giải quyết khi bên tặng cho hoặc bên được tặng cho không thực hiện
nghĩa vụ trong HĐTCTSCĐK; (iv) Khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 chưa phù hợp


2
khi ghi nhận bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ màbên được tặng cho đã thực hiện
nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ màbên tặng cho không giao tài sản...;
Ba là, một số quy định về HĐTCTS còn chưa thống nhất, mâu thuẫn với một số luật
chuyên ngành như: Quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS trong
BLDS năm 2015 chưa thống nhất với quy định của Luật Công chứng năm 2014; sự
không tương thích giữa BLDS năm 2015 và Luật Nhàở năm 2014 về thời điểm phát

sinh hiệu lực đối với trường hợp tặng cho nhàở.
Những hạn chế, bất cập tồn tại trong pháp luật về HĐTCTS là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến hệ quả thiếu cơ sở cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật của các chủ thể
trong xãhội vàcủa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này chứng minh bởi
thực tiễn giải quyết tranh chấp về HĐTCTS còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn như:
một số tòa án còn xác định chưa chính xác và có sự nhầm lẫn giữa HĐTCTS với hợp
đồng mượn tài sản và“di chúc sống”; đối với trường hợp người đang vi phạm nghĩa
vụ trả nợ (thường vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền) mà xác lập
HĐTCTS thì các tòa đang giải quyết chưa thống nhất. Một số tòa tuyên bố HĐTCTS
vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba nhưng
cũng có một số tòa công nhận hiệu lực của HĐTCTS; cùng một vụ việc hoặc những vụ
việc tương tự nhau nhưng còn mâu thuẫn giữa các cấp xét xử hoặc các Hội đồng xét
xử trong cùng một cấp tòa trong việc xác định các vấn đề có liên quan như thời điểm
phát sinh hiệu lực của HĐTCTS, chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho, hì
nh thức ghi
nhận điều kiện tặng cho, liên quan đến điều kiện không được chuyển nhượng đối với
tài sản tặng cho...Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến thực trạng này
bắt nguồn từ năng lực, trình độ chuyên môn của thẩm phán giải quyết vụ việc. Các tòa
án còn chưa đánh giá chính xác nội dung, bản chất vụ việc hoặc áp dụng pháp luật còn
chưa chính xác...
Trong bối cảnh khung pháp lývề HĐTCTS còn sơ sài, nhiều quy định chưa phù
hợp cùng với thực trạng giải quyết tranh chấp về HĐTCTS vẫn bộc lộ nhiều bất cập,
hạn chế nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về loại hợp đồng này làcần thiết. Tính đến thời
điểm hiện nay đã có nhiều công trình khoa học với các cấp độ khác nhau nghiên cứu
về HĐTCTS. Tuy nhiên, các công trì
nh chủ yếu tập trung tìm hiểu về HĐTCQSDĐ
hoặc các công trình mới chỉ nghiên cứu một số khí
a cạnh pháp lý của HĐTCTS mà
chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu toàn diện ở cấp độ tiến sĩ về HĐTCTS.
Đặc biệt, kể từ thời điểm BLDS năm 2015 được thông qua vàcó hiệu lực, các công

trì
nh nghiên cứu về HĐTCTS còn tản mác, không mang tí
nh hệ thống vàtoàn diện.
Xuất phát từ những lýdo trên, NCS khẳng định, việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề
tài: “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lýluận và
thực tiễn” đang là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan từ cuộc sống.


3
2. Tì
nh hì
nh nghiên cứu đề tài
Có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả được nghiên cứu dưới các hì
nh
thức khác nhau về HĐTCTS như: luận án, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, sách,
bài tạp chí,...Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu các các công trì
nh khoa học trong nước
và ngoài nước liên quan đến HĐTCTS, NCS khái quát tì
nh hì
nh nghiên cứu chung đối
với đề tài này trong thời gian vừa qua:
Thứ nhất, các công trình khoa học tiếp cận, giải quyết một số khí
a cạnh khác
nhau của hợp đồng tặng cho tài sản, trong số đó một lượng lớn các công trì
nh nghiên
cứu tập trung vào nhóm HĐTCTS có đối tượng là QSDĐ còn những vấn đề khác của
hợp đồng tặng cho tài sản chưa được khai thác sâu;
Thứ hai, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trì
nh nào nghiên cứu
chuyên sâu và riêng biệt ở cấp độ tiến sĩ về HĐTCTS. Các đề tài liên quan đến

HĐTCTS mới được nghiên cứu chủ yếu ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Trong số đó, gần
như tất cả các luận văn màNCS ràsoát chỉ tập trung nghiên cứu về HĐTCQSDĐ;
Thứ ba, trong các công trình khoa học nghiên cứu về HĐTCTS chưa có các bài
viết nghiên cứu chuyên sâu về bản chất, đặc điểm, đối tượng của loại hợp đồng này.
Bên cạnh đó, pháp luật về HĐTCTS của nước ta tương đối sơ sài, bỏ ngỏ nhiều nội
dung chưa quy định. Do đó, cần một công trì
nh nghiên cứu toàn diện để đưa ra kiến
nghị bổ sung, hoàn thiện pháp luật về HĐTCTS;
Thứ tư, HĐTCTSCĐK ngày càng trở lên thông dụng và phát sinh nhiều tranh
chấp trên thực tế. Tuy nhiên, dưới cả góc độ nghiên cứu vàcả góc độ luật định thìloại
HĐTC này chưa được quan tâm nghiên cứu vàghi nhận từ các nhàkhoa học luật và
các nhà lập pháp. Trong toàn bộ các công trình trong và ngoài nước mà NCS đã
nghiên cứu, tìm hiểu thì chưa có một công trì
nh nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề
lýluận vàpháp lývề HĐTCTSCĐK.
Đặc biệt, từ khi BLDS năm 2015 được thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm
2015, chưa có một công trình nghiên cứu nào về HĐTCTS dưới góc độ luận án được
thực hiện. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quy định của BLDS năm 2015
làhoàn toàn cần thiết vàcógiátrị lýluận vàthực tiễn sâu sắc.

nh hình nghiên cứu đề tài đã được NCS trì
nh bày cụ thể tại phần A. Tổng quan

nh hì
nh nghiên cứu đề tài vàPhụ lục 1 chi tiết Tì
nh hì
nh nghiên cứu đề tài (xem Phần
A. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài vàPhụ lục 1).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về
HĐTCTS như khái niệm của hợp đồng, đặc điểm của HĐTCTS, phân loại HĐTCTS,
các lýthuyết ảnh hưởng tới việc xây dựng pháp luật về HĐTCTS...Trên cơ sở nghiên
cứu các vấn đề lý luận, tại chương 2 của Luận án, NCS sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý


4
liên quan đến HĐTCTS, tặng cho tài sản có điều kiện. Từ các kết quả nghiên cứu tại
chương 1, chương 2, NCS thực hiện mục đích quan trọng nhất của Luận án làđưa ra
các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về HĐTCTS nói chung vàtặng cho tài sản có điều
kiện nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Với những mục đích đã được xác định ở trên, Luận án cónhững nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xây dựng các khái niệm về tặng cho tài sản, HĐTCTS, tặng cho tài sản
có điều kiện...Đồng thời chỉ ra được những điểm đặc trưng của HĐTCTS, làm cơ sở
cho việc phân biệt với các giao dịch khác như hứa thưởng, di tặng,…;
Thứ hai, Luận án nghiên cứu vàphân tí
ch các lýthuyết chí
nh ảnh hưởng hay có
tác động với việc xây dựng các quy định về HĐTCTS. Các lýthuyết này chi phối phần
lớn tới các quy định của pháp luật về HĐTCTS;
Thứ ba, Luận án phân tích cụ thể các quy định của pháp luật về HĐTCTS và tặng
cho tài sản có điều kiện. Đồng thời, NCS đánh giá thực trạng pháp luật về HĐTCTS,
tặng cho tài sản có điều kiện vàmột số HĐTCTS đặc thù như HĐTCQSDĐ, HĐTC
nhàở;
Thứ tư, Luận án nghiên cứu quy định pháp luật của một số nước trên thế giới như
Pháp, Đức, Nhật Bản,...theo hướng so sánh với các quy định pháp luật của Việt Nam
về tặng cho tài sản. Thông qua đó, NCS học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác
trong việc quy định về HĐTCTS để từ đó rút ra các kiến nghị phùhợp trong việc xây

dựng vàhoàn thiện pháp luật về HĐTCTS tại Việt Nam;
Thứ năm, Luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật, giải quyết các tranh
chấp về HĐTCTS, đặc biệt làtặng cho nhàở, QSDĐ…qua đó, rút ra các tranh chấp
phổ biến, tìm kiếm nguyên nhân để giải quyết triệt để tranh chấp này;
Thứ sáu, dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề lýluận, phân tí
ch, bì
nh luận các ưu
nhược điểm của quy định pháp luật vàthực tiễn áp dụng pháp luật đối với HĐTCTS,
NCS đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
HĐTCTS nói chung và HĐTCTSCĐK nói riêng.
4. Đối tượng vàphạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối với đề tài “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn
đề lýluận vàthực tiễn”, đối tượng nghiên cứu được xác định như sau:
- Nghiên cứu các lý thuyết về hợp đồng nói chung và HĐTCTS nói riêng, đặc
biệt làhọc thuyết về hợp đồng trong hệ thống pháp luật Civil law vàCommon law.
Các lý thuyết này phục vụ chủ yếu cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về
HĐTCTS như khái niệm, đặc điểm HĐTCTS, phân loại HĐTCTS...;
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật từ thời phong kiến, Pháp thuộc đến hiện tại


5
quy định về HĐTCTS. Đồng thời, nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế
giới như Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan...về HĐTCTS. Việc nghiên cứu các đối
tượng này lànền tảng quan trọng giúp NCS hoàn thiện chương 2 của Luận án về thực
trạng pháp luật của HĐTCTS;
- Nghiên cứu các tài liệu khoa học như: sách chuyên khảo, sách tham khảo, luận
án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, các bài viết tạp chí
trong và ngoài nước…liên quan đến HĐTCTS;
- Nghiên cứu các vụ việc thực tiễn được đăng tải trên các trang mạng, các bản án

liên quan đến HĐTCTS đã được tòa án các cấp giải quyết trong phạm vi cả
nước…Việc nghiên cứu các đối tượng này là cơ sở quan trọng để NCS triển khai, thực
hiện chương 3 của Luận án.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận án được xác định như sau:
- Về mặt nội dung, đề tài về HĐTCTS là một đề tài tài tương đối rộng, nghiên
cứu toàn diện từ vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn liên quan đến
HĐTCTS. Do đó, với đề tài Luận án này, NCS xác định phạm vi nội dung nghiên cứu
như sau: (i) Luận án sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề lý luận về
HĐTCTS. Trong đó, NCS xây dựng các khái niệm về tặng cho, HĐTCTS,
HĐTCTSCĐK, nghiên cứu đặc điểm pháp lýcủa HĐTCTS, chỉ ra những lýthuyết ảnh
hưởng tới việc xây dựng vàhoàn thiện pháp luật về HĐTCTS...; (ii) Luận án tập trung
làm rõ các quy định của BLDS hiện hành và các văn bản pháp luật có liên quan về
HĐTCTS nói chung và HĐTCTSCĐK nói riêng; (iii) Trong phạm vi các nội dung
nghiên cứu, NCS chú trọng đến việc đưa các các kiến nghị có giátrị hoa học vàphù
hợp với thực tiễn nhằm hoàn thiện khung pháp lý về HĐTCTS thông thường và
HĐTCTSCĐK.
NCS tập trung phân tích các nội dung pháp lý đặc thùcủa HĐTCTS như về hì
nh
thức của hợp đồng, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, tặng
cho tài sản có điều kiện...Bên cạnh các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản,
NCS còn nghiên cứu một số nét đặc thùriêng về HĐTCTS có đối tượng là QSDĐ và
nhàở được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhàở năm 2014. Những
nội dung này được NCS phân tích đan xen vào mục có nội dung tương thích. Còn
những quy định được áp dụng chung cho mọi hợp đồng bao gồm cả HĐTCTS như
điều kiện cóhiệu lực của giao dịch dân sự; giao dịch dân sự vôhiệu; trì
nh tự giao kết
hợp đồng...thìNCS không triển khai nghiên cứu trong Luận án để tránh trùng lặp với
các công trình nghiên cứu khác và đảm bảo dung lượng Luận án theo đúng quy định.
- Về mặt thời gian, trong bối cảnh BLDS năm 2015 đang có hiệu lực thi hành nên

các nghiên cứu của Luận án tập trung phân tích, tìm hiểu các quy định về HĐTCTS
trong Bộ luật này. Ngoài ra, khi phân tí
ch các nội dung cụ thể, Luận án cũng đề cập


6
đến một số quy định về HĐTCTS trong các văn bản pháp luật đã hết hiệu lực của nước
ta vàmột số quy định trong pháp luật của một số nước để so sánh, đối chiếu với quy
định trong BLDS năm 2015.
- Về mặt không gian, Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực
trạng áp dụng pháp luật về HĐTCTS theo một không gian rộng màkhông chỉ bóhẹp
tại Việt Nam. Các vấn đề lýluận và các quy định pháp luật về HĐTCTS được nghiên
cứu cả ở Việt Nam vàmột số quốc gia khác trên thế giới điển hình như Pháp, Đức,
Scotland, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Đối với thực trạng áp dụng pháp luật về
HĐTCTS được NCS nghiên cứu ở nhiều tỉnh thành trong cả nước với các vụ án điển

nh khác nhau. Phần lớn các vụ án được sử dụng để phân tí
ch trong Luận án được
giải quyết theo quy định trong BLDS năm 2015. Trong số đó chỉ có một vài vụ việc
được giải quyết theo quy định của BLDS năm 2005 nhưng vẫn bảo đảm sự phùhợp và
vẫn phản ánh được thực tiễn bởi BLDS năm 2015 vẫn quy định y nguyên đối với các
vấn đề đó.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu Luận án sẽ dựa trên cơ sở phương pháp
luận duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây được coi
là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của NCS
trong quátrì
nh thực hiện Luận án.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, trong quátrình nghiên cứu Luận án, NCS sẽ sử dụng các phương pháp

nghiên cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ quy định pháp luật hiện hành về
HĐTCTS. Phương pháp này được NCS sử dụng chủ yếu trong tất cả các nội dung của
Luận án. Đây là phương pháp NCS sử dụng trong chương 1 để phân tí
ch các quan
niệm về tặng cho, các khái niệm về HĐTCTS. Phương pháp này được sử dụng phần
lớn trong chương 2 để NCS làm rõ các quy định pháp luật vàbình luận điểm phùhợp,
điểm hạn chế của pháp luật về HĐTCTS;
- Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoáthực trạng pháp luật vàthực tiễn áp
dụng pháp luật về HĐTCTS; qua đó đưa ra những kiến nghị phù hợp để hoàn thiện
pháp luật về HĐTCTS. Phương pháp tổng hợp được NCS chú trọng sử dụng ở tất cả
các nội dung của Luận án;
- Phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng vàkhác biệt giữa
quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới về
HĐTCTS. Đồng thời phương pháp này là công cụ hữu hiệu để NCS sử dụng phân biệt
giữa HĐTCTS với một số giao dịch khác dễ gây nhầm lẫn với HĐTC. Phương pháp so
sánh được NCS sử dụng chủ yếu tại chương 1 và chương 2 của Luận án;


7
- Phương pháp thống kênhằm đưa ra các số liệu về các bản án đã giải quyết về
HĐTCTS, qua đó NCS rút ra được các tranh chấp phổ biến để tìm ra nguyên nhân
cũng như đưa ra giải pháp hợp lý;
- Phương pháp lịch sử nhằm tìm hiểu sâu vàrõvề những quy định từ thời phong
kiến đến thời kìPháp thuộc và đến hiện tại để thấy được sự phát triển của các quy định
về HĐTCTS.
Ngoài ra, các phương pháp phân loại vàhệ thống hóa lýthuyết, phương pháp đặt
giả thuyết nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu...cũng được NCS vận dụng làm
cơ sở để tiến hành nghiên cứu các nội dung trong Luận án.
6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài

Luận án về “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề
lýluận vàthực tiễn” có những điểm mới sau đây:
Thứ nhất, Luận án đã xây dựng các khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài như
khái niệm về tặng cho tài sản, HĐTCTS và tặng cho tài sản cóđiều kiện,…Khái niệm
tặng cho tài sản được NCS tiếp cận vàxây dựng mang tí
nh chất bao quát nhất, thể hiện
cả góc nhìn của Việt Nam vàthế giới;
Thứ hai, Luận án đã tổng kết và phân tích các cơ sở cho việc xây dựng pháp luật
về HĐTCTS trên thế giới nói chung vàtại Việt Nam nói riêng. Nhìn chung, pháp luật
về tặng cho tài sản được xây dựng dựa trên ba lý thuyết chí
nh: (i) Lý thuyết về hợp
đồng; (ii) Lýthuyết về sự không có đền bùcủa tặng cho; (iii) Lýthuyết phân chia tặng
cho thành “Donatio inter vivos” và“Donatio mortis causa”. Những lýthuyết này chi
phối đến nội dung các quy định về hì
nh thức, thời điểm phát sinh hiệu lực, hủy bỏ hợp
đồng...vàcác vấn đề khác của HĐTCTS.
Thứ ba, Luận án nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về bản chất, các đặc điểm pháp lý
của HĐTCTS, đặc biệt trong bối cảnh các đặc điểm pháp lý của loại hợp đồng này
đang còn nhiều quan điểm trái chiều. Theo các kết luận được đưa ra trong Luận án,
HĐTCTS là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ, mang tí
nh chất thực tế và không có đền
bù;
Thứ tư, Luận án đã phân tích, bì
nh luận các quy định của pháp luật về HĐTCTS
nói chung và HĐTCTSCĐK nói riêng. Từ đó, NCS đánh giá khách quan những ưu,
nhược điểm của các quy định cụ thể. Trong quátrì
nh phân tí
ch thực trạng pháp luật
Việt Nam về HĐTCTS, NCS có sự đối chiếu, so sánh với các quy định tương thích
trong các văn bản pháp luật của nước ta giai đoạn trước vàvới các quy định pháp luật

của một số quốc gia trên thế giới. Thông qua việc tìm hiểu pháp luật về HĐTCTS sẽ
giúp chúng ta nhìn nhận được vai trò và ý nghĩa của các quy định này;
Thứ năm, những hạn chế, bất cập của pháp luật về HĐTCTS đã được tìm ra sẽ là
điểm mấu chốt để NCS đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật về HĐTCTS. Việc hoàn thiện quy định của pháp luật về HĐTCTS trước hết giúp


8
các nhàlập pháp nhìn nhận bao quát hơn, toàn diện hơn về những tồn đọng đang gặp
phải với loại hợp đồng này. Đồng thời, cơ quan thực thi pháp luật sẽ không còn lúng
túng, mâu thuẫn hoặc tùy nghi khi áp dụng các quy định pháp luật về HĐTCTS.
7. Ý nghĩa khoa học của Luận án
Những kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ lànền tảng kiến thức quan trọng, sâu
sắc về HĐTCTS. Với một đề tài nghiên cứu toàn diện về HĐTCTS thìcác vấn đề lý
luận vàpháp lý sẽ được làm sáng tỏ, cụ thể: xây dựng được khái niệm về tặng cho,
HĐTCTS, HĐTCTSCĐK và đưa ra những đặc điểm pháp lý của HĐTCTS; chỉ ra
được các lýthuyết ảnh hưởng tới việc xây dựng pháp luật về HĐTCTS; phân tí
ch thực
trạng pháp luật đối với HĐTCTS nói chung và HĐTCTSCĐK nói riêng, chỉ ra những
điểm tí
ch cực vàhạn chế của pháp luật liên quan đến các yếu tố pháp lýcủa HĐTCTS
như về chủ thể xác lập hợp đồng, hì
nh thức hợp đồng, thời điểm phát sinh hiệu lực của
hợp đồng…Ý nghĩa khoa học quan trọng nhất của Luận án là việc Luận án đưa ra
những giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐTCTS nói chung và HĐTCTSCĐK nói
riêng. Đây là nội dung cóthể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cơ quan chức
năng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Bên cạnh đó, Luận án sẽ làtài liệu tham khảo hữu í
ch với đội ngũ giảng viên,
sinh viên, các nhànghiên cứu luật ở Việt Nam.

8. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vàcác phụ lục, nội
dung của Luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1. Lýluận về hợp đồng tặng cho tài sản.
Chương 2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng vàhoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài
sản.


9
A. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phần 1
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Công trình nghiên cứu khoa học trong nước
1.1. Luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp
(1) Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Hải An (2011) về “Hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất”. Luận án làcông trì
nh nghiên cứu toàn diện về vấn đề tặng cho
QSDĐ, bao gồm các nội dung: lýluận về tặng cho QSDĐ; nội dung pháp luật về tặng
cho QSDĐ; thực tiễn tặng cho QSDĐ nhì
n nhận qua hoạt động xét xử của tòa án và
kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tặng cho QSDĐ.
(2) Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Hiến (2006) về “Hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất – Một số vấn đề lýluận vàthực tiễn”. Đây làcông trì
nh nghiên
cứu về HĐTCQSDĐ màkhông phải là đề tài nghiên cứu về HĐTCTS nói chung; do
đó, các nội dung trong luận văn đều tập trung và xoay quanh việc tặng cho có đối
tượng là “QSDĐ”.
(3) Luận văn thạc sĩ luật học của Trần Thị Minh (2012) về “Hợp đồng tặng cho

quyền sử dụng đất – Một số vấn đề lýluận vàthực tiễn”. Về cơ bản các nội dung triển
khai, luận văn của tác giả Trần Thị Minh cũng có nhiều điểm tương đồng với luận văn
của tác giả Nguyễn Văn Hiến. Bên cạnh đó, luận văn của tác giả Trần Thị Minh còn có
thêm một số nội dung khác như: Sự khác nhau giữa HĐTCQSDĐ và các hợp đồng
chuyển QSDĐ khác; HĐTCQSDĐ có điều kiện.
(4) Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thoa (2012) về “Hợp đồng tặng cho
quyền sử dụng đất” và (5) Khóa luận tốt nghiệp của Phạm Hồng Diệp (2012) về “Tìm
hiểu các quy định pháp luật về chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất”. Những
công trình này mới dừng lại ở việc tìm hiểu, phân tí
ch luật thực định mà chưa có được
những nghiên cứu sâu sắc ở cả mặt lýluận cũng như thực tiễn của vấn đề.
1.2. Đề tài khoa học
(1) Nguyễn Văn Cường (chủ nhiệm), “Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất tại Tòa án Nhân dân. Những vướng mắc vàkiến nghị”, Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tòa án Nhân dân tối cao, 2008. Đề tài đã phân tích
khái quát về cơ sở lý luận, quy định pháp luật về HĐTCTS. Thực tiễn về HĐTCTS
được minh chứng qua các bản án đã được giải quyết tại các tòa, nhiều nhất làcác tranh
chấp về HĐTCQSDĐ và nhà ở. Đặc biệt, đề tài cũng phân tích một số quy định về
HĐTCTS theo BLDS Pháp, qua đó so sánh, tìm ra những quy định cógiátrị màViệt
Nam nên học hỏi trong quátrình xây dựng luật.


10
1.3. Bài tạp chí
(1) Đỗ Văn Chỉnh: “Tặng cho quyền sử dụng đất thực tiễn và tồn tại”, tạp chí
Tòa án Nhân dân, số 3/2008, tr.23 – 30. Bài viết phân tí
ch khái quát các hành lang
pháp lýcủa HĐTCQSDĐ, trường hợp tặng cho QSDĐ mà trên đất cótài sản.
(2) Nguyễn Hồng Nam, “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất”, Tạp chíTòa án
nhân dân, số 12/2014. tr.15-19. Bài viết đưa ra các vụ việc thực tiễn về HĐTCTS; từ

thực tiễn, tác giả dẫn chứng các quy định của pháp luật liên quan, qua đó đưa ra kiến
nghị nhằm giải quyết các vướng mắc trên thực tế.
(3) LêThị Hoài Ân, “Chế định hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và những
vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chíDân chủ vàPháp luật số 11/2011, tr.41 – 45. Bài viết
này tập trung vào làm sáng tỏ khái niệm HĐTCQSDĐ; phân tích các điều kiện của chủ
thể tặng cho QSDĐ vàcủa người được tặng cho;…
(4) LêHồng Liên, “Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về tặng
cho quyền sử dụng đất vàkiến nghị sửa đổi, bổ sung”, tạp chíKiểm sát, số 22/2012, tr.
48 – 51. Bài viết tập trung vào phân tích các vướng mắc cụ thể trong quátrì
nh giải
quyết các tranh chấp về HĐTCTS. Thông qua việc nhì
n nhận về các bất cập, bài viết
đã đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐTCQSDĐ.
(5) Dương Anh Sơn, “Về bản chất pháp lýcủa hợp đồng tặng cho tài sản”, tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2008, tr.50 – 56. Bài viết tập trung phân tích đặc
điểm pháp lýcủa HĐTCTS. Nội dung trong bài viết cũng đưa ra nhiều góc nhì
n mới,
những quan điểm trái chiều nhau về bản chất pháp lýcủa loại hợp đồng này…
(6) Vũ Thị Hồng Yến, “Thời điểm phát sinh hiệu lực pháp luật của hợp đồng vay
tài sản vàhợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của BLDS năm 2005”, tạp chíLuật
học, số 4/2010, tr. 40 - 48. Bài viết tập trung phân tí
ch nội dung về thời điểm phát sinh
hiệu lực của HĐTCTS.
(7) Lương Thị Hợp, “Một số vấn đề về điều kiện trong hợp đồng tặng cho tài sản
và trong di chúc”, Tạp chíTòa án nhân dân, số 14/2012, tr. 19 – 23. Bài viết minh
chứng sự bất cập của pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện bằng bản án cụ thể, qua
đó tác giả cónhững đề xuất hoàn thiện pháp luật đối với vấn đề này.
(8) Tuấn Đạo Thanh, Phạm Thu Hằng, “Bàn về điều kiện trong hợp đồng tặng
cho tài sản”, Tạp chíDân chủ vàPháp luật, số 9/2014, tr. 45 - 49. Bài viết phân tí
ch

và đưa ra các yếu tố của điều kiện trong HĐTCTS qua hoạt động công chứng; đồng
thời, chỉ các các bất cập của pháp luật liên quan đến điều kiện tặng cho.
(9) Đỗ Văn Đại, “Thời điểm tặng cho có hiệu lực ở Việt Nam”, Tạp chíTòa án
nhân dân, số 2/2009, tr. 9-15. Bài viết đi sâu vào nghiên cứu về vấn đề thời điểm phát
sinh hiệu lực của HĐTCTS; chỉ ra những điểm bất cập và đề xuất các kiến nghị hoàn
thiện pháp luật về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS. Trong bài viết, tác giả


11
đưa ra một số vụ án để chứng minh thực trạng các tòa án chưa thống nhất trong việc
xác định thời điểm cóhiệu lực của HĐTC bất động sản phải đăng ký sở hữu.
1.4. Sách chuyên khảo
(1)Vũ Văn Mẫu (1963), “Việt Nam Dân luật lược khảo”, quyển II, Nghĩa vụ và
khế ước, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản. Một số nội dung chung về hợp đồng được đề
cập như: phân loại theo các khế ước, sự kết lập khế ước, sự vôhiệu của các khế ước,
hiệu lực của các khế ước…Đây lànhững nội dung làm nền tảng để NCS nghiên cứu cụ
thể về HĐTCTS.
(2) Xaca Vacaxum, Tori Aritdumi (người dịch: Nguyễn Đức Giao, Lưu Tiến
Dũng), “Bình luận Khoa học BLDS Nhật Bản”, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ
Tư pháp, NXB Chính trị quốc gia, HàNội, năm 1995. HĐTCTS được phân tí
ch trong
Chương X của tài liệu, từ trang 541 đến trang 546 với các nội dung chính như: khái
niệm tặng cho; hậu quả của việc tặng cho; hình thức của HĐTCTS; trách nhiệm của
người tặng cho;...
(3) Nguyễn Mạnh Bách, “Luật Dân sự Việt Nam lược giải, các hợp đồng dân sự
thông dụng”, NXB Chính trị quốc gia, năm 1997. Các nội dung chí
nh về HĐTCTS
được phân tích gồm: hình thức của HĐTCTS; hiệu lực của HĐTCTS; các trường hợp
hủy bỏ việc tặng cho tài sản...
(4) Nguyễn Hải An (2012), “Pháp luật về tặng cho QSDĐ ở Việt Nam”, Nxb

Chí
nh trị quốc gia – sự thật, HàNội. Công trì
nh này làsự phát triển từ luận án tiến sĩ
của tác giả Hải An, do đó, về cơ bản nội dung cuốn sách là sự kế thừa của luận án
“Pháp luật về tặng cho QSDĐ ở Việt Nam”.
2. Công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài
(1) William Blackstone & William Draper Lewis on the Laws of England In Four
Books 895 1898 [146]. Chương XXX của tài liệu phân tí
ch về tặng cho, tác giả nhận
định tặng cho làmột trong các phương thức chuyển giao tài sản của cánhân; tặng cho
luôn làviệc không lấy tiền;
(2) William Burge Burge's Commentaries on Colonial and Laws Alexander Wood
Renton & George Grenville eds. 189 1914 1928 [147]. Chương V của tài liệu phân

ch về HĐTC. Tác giả bài viết nhận định, tặng cho trong luật dân sự được xem như
một hợp đồng, bởi vì nó được xác lập và được hoàn thiện khi được sự ưng thuận, đồng
ýcủa cả hai bên trong hợp đồng.
(3) Gift giving practice; Citation: 21 Soviet Stat. & Dec. 241 1984-1985 [150].
Tại Chương 22 của tài liệu này phân tí
ch về HĐTCTS trong BLDS Nga.
(4) Donation of land to charity [148]. Công trì
nh nghiên cứu về vấn đề hủy bỏ
tặng cho tài sản, gồm: (i) người được tặng cho không hoàn thành điều kiện; (ii) người
được tặng cho vô ơn; (iii) người tặng cho cócon.


12
(5) Gift promises and the edge of contract law [149] của Vice Dean vàWilliam
S.Potter. Một trong các vấn đề thúvị nhất thuộc về học thuyết ranh giới liên quan đến
lời hứa tặng cho. Luật hợp đồng không thừa nhận tất cả lời hứa tặng cho làmột nghĩa

vụ bắt buộc.
(6) Some aspects of the law of donation [162]. Tặng cho được nhìn nhận dưới
góc độ làmột hợp đồng. Tặng cho làmột thỏa thuận, theo đó một người tự nguyện
chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác màkhông nhận được bất kì
sự hoàn lại nào từ bên được tặng cho.
(7) German Law of Contract [153]. Công trì
nh phân tí
ch về HĐTCTS theo quy
định của BLDS Đức. Theo đó, hợp đồng này được nghiên cứu từ trang 145 đến 147
gồm các nội dung: bản chất pháp lýcủa tặng cho, đặc trưng của tặng cho tài sản...
(8) Promise and Donation in Louisiana and Comparative Law [154] của Martin
A. Hogg. Đây là công trình nghiên cứu nhiều vấn đề về tặng cho tài sản; công trì
nh
nghiên cứu về tặng của một số quốc gia trên thế giới như Louisiana, Scotland và Nam
Phi...
Trên cơ sở nghiên cứu các công trì
nh khoa học liên quan đến HĐTCTS, NCS
khái quát tình hình nghiên cứu chung đối với HĐTCTS trong thời gian vừa qua: (i) các
bài viết tiếp cận, giải quyết một số khí
a cạnh khác nhau của HĐTCTS, trong số đó một
lượng lớn các công trình nghiên cứu tập trung vào nhóm HĐTCQSDĐ; (ii) cho đến
nay vẫn chưa chưa có một công trì
nh nào nghiên cứu chuyên sâu vàriêng biệt ở cấp độ
tiến sĩ về HĐTCTS; (iii) chưa có các bài viết nghiên cứu chuyên sâu về bản chất, đặc
điểm, đối tượng của hợp đồng, đặc biệt về tặng cho tài sản có điều kiện.


13
Phần 2
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ

THUỘC PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1. Về mặt lýluận
Các công trình nghiên cứu ở trên đã nghiên cứu một số khí
a cạnh lý luận của
HĐTCTS:
(1) Khái niệm HĐTCTS: Hầu hết các công trì
nh nghiên cứu chưa tiếp cận khái
niệm, bản chất của “tặng cho” để rút ra khái niệm về HĐTCTS. Toàn bộ các công
trì
nh nghiên cứu màNCS khảo sát đều không lý giải được nguyên nhân các quốc gia
trong hệ thống pháp luật Common law không nhì
n nhận tặng cho làhợp đồng;
(2) Đặc điểm của HĐTCTS: Đa phần các công trình đều khẳng định HĐTCTS là
hợp đồng đơn vụ, không có đền bù vàthực tế. Tuy vậy, các công trình chưa nghiên
cứu sâu về đặc điểm đối với HĐTCTSCĐK.
(3) Phân biệt HĐTCTS với một số giao dịch khác: Công trì
nh “Pháp luật về tặng
cho QSDĐ ở Việt Nam” của tác giả Hải An làmột trong số í
t các công trì
nh có nội
dung này; tuy nhiên, công trình không có nội dung so sánh giữa tặng cho tài sản có
điều kiện với hứa thưởng vàtặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc vàhợp
đồng dịch vụ.
(4) Phân loại HĐCTS: đa phần các công trình đều tập trung nghiên cứu cách
thức phân loại HĐTCTS thành: HĐTC động sản và HĐTC bất động sản
(5) Cơ sở xây dựng pháp luật về HĐTCTS: trong các công trình khảo sát, chưa có
bất cứ công trình nào nghiên cứu về nội dung này.
2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản
2.2.1. Hợp đồng tặng cho tài sản thông thường
(1) Đối tượng của HĐTCTS: Hầu hết các công trì

nh chỉ mới tập trung vào đối
tượng tặng cho làQSDĐ vànhàở.
(2) Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐTCTS: BLDS năm 2015
đều không có quy định riêng về vấn đề này; do đó, hầu hết các công trì
nh màNCS
khảo sát đều chỉ nghiên cứu về nội dung này một cách khái quát.
(3) Hình thức HĐTCTS: được nghiên cứu ở nhiều công trì
nh khác nhau. Hầu hết
các công trình đều phân tích hình thức của HĐTCTS dựa trên hai nhóm tài sản: động
sản vàbất động sản.
(4) Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS: nội dung này được nghiên cứu ở
nhiều công trình khác nhau. Giống như hình thức của HĐTCTS, hầu hết các công trì
nh
đều phân tích thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS dựa trên hai nhóm tài sản:
động sản vàbất động sản.
(5) Về hủy bỏ hợp đồng tặng cho tài sản: Các công trì
nh tập trung nghiên cứu về
trường hợp bên được tặng cho không thực hiện điều kiện tặng cho. Rất í
t các công


14
trì
nh nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về các trường hợp hủy bỏ
HĐTCTS khác như người tặng cho vô ơn, người tặng cho cócon...
2.2.2. Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện
(1) Nhận diện HĐTCTSCĐK: Nội dung này được phân tí
ch trong bài viết: “Hợp
đồng tặng cho tài sản có điều kiện trong pháp luật hiện hành – Những vướng mắc và
kiến nghị” [69]. Đây là công trình nghiên cứu duy nhất màNCS khảo sát có đưa ra

khái niệm về tặng cho tài sản có điều kiện;
(2) Các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho: Cũng trong bài viết “Hợp
đồng tặng cho tài sản có điều kiện trong pháp luật hiện hành – Những vướng mắc và
kiến nghị” của Bùi Minh Hồng, điều kiện trong HĐTCTS được nghiên cứu vàphân

ch một cách sơ lược. Còn lại hầu hết các công trình chưa chú trọng đến nội dung này.
(3) Chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho: các công trì
nh NCS rà soát chưa có
công trì
nh nào nghiên cứu về vấn đề này;
(4) Trách nhiệm của chủ thể trong HĐTCTSCĐK: Đa phần các tài liệu nghiên
cứu đều phân tích tập trung vào trường hợp hủy bỏ tặng cho tài sản có điều kiện trong
trường hợp bên tặng cho không thực hiện điều kiện. Các bất cập liên quan đến trách
nhiệm của các chủ thể trong tặng cho tài sản có điều kiện chưa được chú trọng phân

ch.


15
Phần 3
HỆ THỐNG CÁC VẤN ĐỀ THUỘC
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1. Những nội dung cơ bản cần giải quyết trong Luận án
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lýluận về HĐTCTS: khái niệm, đặc điểm, phân
biệt HĐTCTS với một số giao dịch khác như di tặng, hứa thưởng,...;
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng pháp luật về HĐTCTS và tặng cho tài sản có điều
kiện;
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về HĐTCTS; đưa ra các kiến
nghị hoàn thiện HĐTCTS, tặng cho tài sản có điều kiện vàmột số HĐTC đặc thùkhác.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu vàgiả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về vấn đề lýluận của hợp đồng tặng
cho tài sản
Câu 1: Trong hệ thống pháp lýtrên thế giới, tặng cho tài sản luôn được xác định
làhợp đồng?
Giả thuyết nghiên cứu: sai. Đặt ra hai giả thuyết: (i) Tặng cho làhợp đồng; (ii)
Tặng cho không làhợp đồng.
Câu 2: Bản chất pháp lýcủa HĐTCTS?
Giả thuyết nghiên cứu: HĐTCTS là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ (đối với tặng
cho tài sản có điều kiện). HĐTCTS là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.
HĐTCTS là hợp đồng không có đền bù hoặc có đền bù (đối với tặng cho tài sản có
điều kiện).
3.2.2. Câu hỏi vàgiả thuyết nghiên cứu về thực trạng pháp luật hợp đồng tặng
cho tài sản
3.2.2.1. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường
Câu 1: Những loại tài sản nào cóthể trở thành đối tượng của HĐTCTS? Tài sản
hình thành trong tương lại cóthể trở thành đối tượng của HĐTC hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: tất cả các tài sản gồm tài sản hiện cóvàtài sản hì
nh thành
trong tương lai đều cóthể trở thành đối tượng của HĐTCTS.
Câu 2: Các bên chủ thể trong HĐTCTS có thể thỏa thuận về thời điểm phát sinh
hiệu lực của HĐTC hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: có. Vìnguyên tắc quan trọng nhất của hợp đồng làthỏa
thuận.
Câu 3: Với một số tài sản tặng cho như quyền đòi nợ, quyền sở hữu trítuệ...thì
thời điểm phát sinh hiệu lực làkhi nào?
Giả thuyết nghiên cứu: BLDS năm 2015 chưa quy định nội dung này nên theo
NCS cần áp dụng quy định chung về thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
3.2.2.2. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện



16
Câu 1: Điều kiện tặng cho cần thỏa mãn các yếu tố nào?
Giả thuyết nghiên cứu: Điều kiện tặng cho cần thỏa mãn các yếu tố: không vi
phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xãhội; không làm mất đi tí
nh chất không
có đền bùcủa HĐTC; có thể thực hiện được.
Câu 2: Nếu điều kiện tặng cho không được thực hiện do lỗi của bên tặng cho, do
chủ thể thứ ba hoặc do sự kiện bất khả kháng thìgiải quyết như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: có 2 giả thuyết được đặt ra: (i) Coi như điều kiện tặng
cho đã được hoàn thành; (ii) điều kiện tặng cho chưa hoàn thành.
Câu 3: Trong tặng cho tài sản có điều kiện, khi bên tặng cho đòi lại tài sản
nhưng tài sản đã được giao dịch thìgiải quyết như thế nào?
Giả thuyết nghiên cứu: cóhai giả thuyết được đặt ra: (i) Bên tặng cho không đòi
lại tài sản được từ bên thứ ba; (ii) Bên tặng cho được đòi lại tài sản.
3.2.3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng tặng cho tài sản
3.2.3.1. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường
Câu 1: Cần bổ sung quy định về thai nhi cũng được tặng cho tài sản tương tự
như với di tặng hoặc thừa kế hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: nên ghi nhận, bởi tặng cho vàdi tặng cùng bản chất.
Câu 2: Cần thiết bổ sung quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho người thân
thí
ch của người tặng cho tài sản?
Giả thuyết nghiên cứu: cần ghi nhận; điều này thể hiện tính nhân văn của pháp
luật; đồng thời, tặng cho vàdi tặng cùng bản chất nên cần quy định tương thích nhau.
Câu 3: Cónên bổ sung các quy định về hủy bỏ HĐTCTS?
Giả thuyết nghiên cứu: nên ghi nhận trường hợp người được tặng cho vô ơn và
trường hợp người được tặng cho có con là căn cứ hủy bỏ HĐTCTS. Giả thuyết này
xuất phát từ đặc trưng HĐTCTS là hợp đồng không có đền bù.
3.2.3.2. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện

Câu 1: Cócần bổ sung thêm quy định về điều kiện tặng cho?
Giả thuyết nghiên cứu: bổ sung thêm một số yếu tố như: điều kiện tặng cho phải
thực hiện được; điều kiện tặng cho không làm lợi cho bên tặng cho.
Câu 2: Cócần bổ sung quy định khi bên tặng cho đòi lại tài sản tặng cho nhưng
tài sản tặng cho đã được chuyển giao cho chủ thể thứ ba?
Giả thuyết nghiên cứu: đặt ra hai giả thuyết: (i) Bên tặng cho không được đòi lại
tài sản; (ii) Bên tặng cho cóquyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả lại tài sản.


17
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
1.1. Nhận diện hợp đồng tặng cho tài sản
1.1.1. Các quan niệm về tặng cho
Tặng cho là thuật ngữ thông dụng trong đời sống hằng ngày và được luật hóa
trong hầu hết pháp luật của các quốc gia trên thế giới. Do vậy, khái niệm tặng cho
được nghiên cứu trong nhiều các công trì
nh khoa học dưới các góc độ khác nhau.
Dưới góc độ ngôn ngữ học, khái niệm tặng cho được giải thí
ch trong cuốn từ
điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên như sau: “Tặng cho là chuyển hẳn cho
người khác dùng cái của mình mà không lấy lại cái gì” [141, tr.562]. Cách giải thích
này đã phản ánh được bản chất và điểm đặc trưng của tặng cho tài sản; đồng thời giải
thích động cơ của việc tặng cho nhằm “tỏ lòng quýmến”, “khen ngợi” hay “khuyến
khích”. Bởi đây cách thức giải thí
ch trong từ điển nên xét dưới góc độ pháp lý, một số
thuật ngữ dùng trong khái niệm này chưa chính xác như: kết luận tặng cho là việc
chuyển hẳn cho “người khác dùng”. Việc sử dụng thuật ngữ “dùng” khiến cho người
đọc liên tưởng hoặc nhầm sang hành vi sử dụng, khai thác tài sản màkhông hiểu đúng

bản chất của tặng cho làchuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác.
Ngoài ra, theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: “tặng có nghĩa là
cho, trao cho để khen ngợi khuyến khí
ch hoặc tỏ lòng quýmến; “cho” là chuyển cái
sở hữu của mình sang người khác mà không đổi lấy gìcả”. Theo cách giải thí
ch này,
tặng cho làmột thuật ngữ kép trong đó “tặng” là nói đến phương thức chuyển giao
quyền sở hữu đối với tài sản; còn “cho” làthể hiện tính chất không có đền bùcủa việc
trao tặng. Khái niệm này đã phản ánh đúng bản chất của tặng cho là chuyển giao
quyền sở hữu tài sản từ bên tặng cho sang cho bên được tặng cho và đồng thời đã thể
hiện được tính chất không có đền bùcủa phương thức chuyển giao này. Tuy vậy, cách
lýgiải của từ điển chưa thực sự hợp lývìgiải thí
ch trùng lặp “tặng” có nghĩa là “cho”.
Nếu “tặng” và“cho” làhai thuật ngữ có nghĩa hoàn toàn giống nhau thìkhông thể
dùng chung trong một cụm thuật ngữ là“tặng cho” màchỉ cần dùng một từ “tặng”
hoặc “cho” tài sản là đủ.
Tặng cho làmột thuật ngữ được sử dụng chung cho toàn cầu màkhông riêng tại
Việt Nam; bởi vậy, thuật ngữ này cũng được giải thí
ch bởi nhiều Từ điển nổi tiếng trên
thế giới. Gốc Latin của thuật ngữ này gồm hai dạng thức danh từ và động từ là
“donatio” và “donare” [164]; tương ứng với đó là hai thuật ngữ tiếng Anh là
“donation” (danh từ) và “donate” (động từ). Trong cuốn Từ điển của Merriamwebster [164], tặng cho được giải thích như sau: (1) trao một món quà, đặc biệt là
nhằm đóng góp cho công cộng hoặc làm từ thiện; (2) Một vật gì đó (như máu, bộ phận


18
cơ thể) màmột người trao cho một bệnh viện hoặc phòng khám để được cung cấp cho
những người đang cần. Còn trong Bộ Từ điển nổi tiếng của Oxford [165], tặng cho
được định nghĩa như sau: (1) tặng cho được hiểu là một vật gì đó được trao cho tổ
chức từ thiện, đặc biệt làmột khoản tiền; (2) tặng cho là hành động trao tặng một vật

gì đó (nguyên gốc tiếng Anh “The action of donating something”). Ngoài ra, từ điển
Cambridge cũng đưa ra định nghĩa ngắn gọn về tặng cho như sau: một khoản tiền hoặc
hàng hóa được trao tặng nhằm giúp đỡ một người hay một tổ chức hoặc làhành vi trao
tiền, trao hàng hóa cho người khác (nguyên gốc tiếng Anh: “act of giving them”)
[163].
Dưới góc độ ngôn ngữ, thuật ngữ “tặng cho” được lý giải một cách tương đối
đơn giản, dễ hiểu cho mọi đối tượng trong xãhội nói chung. Thông qua việc luận giải
khái niệm tặng cho trong một số từ điển Tiếng Việt và nước ngoài, NCS rút ra một số
nhận xét cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tặng cho là cụm từ ghép, trong đó: (i) “Tặng” được hiểu là phương
thức định đoạt tài sản, chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản. Do vậy, đề cập đến
thuật ngữ “tặng” thìkhông thể hiểu chung chung làviệc chuyển giao tài sản sang cho
người khác hay chuyển cho người khác được khai thác, sử dụng tài sản. Đây cũng
chí
nh làlý do, tặng cho được xếp vào các giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản bên
cạnh các giao dịch mua bán, trao đổi và vay tài sản; (ii) “Cho” là thuật ngữ khẳng
định vànhấn mạnh tính chất không có đền bùcủa việc tặng tài sản. Cho làcho không
nên bên tặng không thể nhận được các lợi í
ch vật chất tương xứng từ bên được tặng
cho. Điều này tạo ra sự khác biệt đặc trưng giữa tặng cho tài sản vàmua bán tài sản.
Thứ hai, đa phần các từ điển cả ở Việt Nam vàthế giới đều đang tiếp cận thuật
ngữ “tặng cho” dưới góc độ “hành vi” (trong các từ điển nước ngoài thìtặng cho
thường được định nghĩa bắt đầu bằng từ “act of giving”), cụ thể làhành vi của người
tặng cho “chuyển hẳn cho người khác” hoặc “chuyển cái sở hữu của mì
nh sang cho
người khác”. Thực chất cách giải thích các thuật ngữ trong từ điển đều xuất phát từ
thực tế cuộc sống. Trong xãhội của các nước trên thế giới nói chung vàtại Việt Nam
nói riêng, tặng cho thường được nhì
n nhận dưới góc độ làviệc làm tốt, mang tí
nh nhân

đạo của một chủ thể nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những người khó khăn. Bởi vậy, dưới góc
độ xãhội, tặng cho được nhìn nhận làmột hành vi mang tí
nh tự nguyện, chủ động,
hoàn toàn xuất phát từ ýchímột phí
a của người tặng cho tài sản. Ngay cả khi tặng cho
được xuất phát từ ý tưởng, ýchícủa bên được tặng cho như bên được tặng cho đưa ra
đề nghị hoặc xin được giúp đỡ từ phía người tặng cho thì để có việc tặng cho được
hiện thực hóa, hành vi của người tặng cho làyếu tố quyết định. Do đó, dưới góc nhì
n
xãhội, tặng cho làhành vi chủ động của bên tặng cho.
Thứ ba, các từ điển của thế giới cũng như Việt Nam đều lýgiải tặng cho dựa trên
khí
a cạnh động cơ của hành vi. Điều này được thể hiện rất rõ khi đa phần các từ điển


×