Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện bình sơn, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.64 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ THU SƢƠNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Trần Phƣớc Trữ

Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Văn Huyền

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia ven biển với đường bờ biển dài và
vùng biển khai thác rộng lớn. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên có
sẵn, ngày 09/02/2007 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã cho ra
Nghị quyết 09-NQ/TW “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020” với định hướng tập trung phát triển ngành nghề thủy sản. Năm
2017, theo thống kê của Tổng cục Hải Quan thì thủy sản là nhóm
hàng đứng vị trí thứ 6 trong số các nhóm hàng xuất khẩu chính của
Việt Nam. Đến nay có thể khẳng định rằng thủy sản đóng vai trò rất
quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam [17].
Ở khu vực Miền Trung Việt Nam, huyện Bình Sơn thuộc tỉnh
Quảng Ngãi là một trong những địa phương nổi bật về các hoạt động
sản xuất thủy sản. Năm 2017, sản lượng thủy sản đạt hơn 27.000 tấn,
giá trị sản xuất đạt 668,6 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ gần 33% giá trị sản
xuất nông lâm thủy sản của huyện. Tuy nhiên, ngành thủy sản của
huyện Bình Sơn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: hoạt động nuôi
trồng thủy sản tại địa phương còn tự phát và nhỏ lẻ; hệ thống cơ sở
hạ tầng còn rất thô sơ; chưa có sự kết nối giữa Nhà nước, ngư dân và
doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản;
hoạt động khai thác thủy sản vẫn còn sử dụng các phương pháp đánh
bắt lạc hậu, tận diệt làm cho trữ lượng thủy sản sụt giảm nghiêm
trọng. Đ c biệt, tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên những vùng
biển nước ngoài như

c, Indonesia, Philippines

ở một số địa


phương tại Việt Nam trong đó có Bình Sơn đã làm cạn kiệt nguồn lợi
thủy sản tại các nước này. Dẫn đến Liên minh Châu Âu - một trong
những thị trường lớn nhập khẩu thủy sản Việt Nam đã ra “thẻ vàng”
đối với thủy sản nước ta, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động


2
xuất khẩu thủy sản trong nước. Tất cả các vấn đề trên đang là những
nguyên nhân làm cho ngành thủy sản tại địa phương chưa thực sự
phát huy hết tiềm năng của mình.
Vì lẽ đó, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước để khắc
phục các vấn đề còn tồn tại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với
mong muốn nghiên cứu một cách khoa học và tìm ra được lời giải
cho vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thủy
sản trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát là làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà
nước về thủy sản và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhằm mục tiêu
hình thành khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý nhà nước về thủy
sản tại một huyện.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về thủy sản
của huyện Bình Sơn.
- Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý

nhà nước về thủy sản trên địa bàn huyện Bình Sơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn có
liên quan đến quản lý nhà nước về thủy sản của huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong phạm vi đề tài này, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu về: QLNN về khai thác thủy sản và QLNN về nuôi
trồng thủy sản. Qua đó, luận văn nghiên cứu đề xuất ra những giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với thủy sản trên địa bàn
một huyện.
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung trên tại
địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng trong thời kỳ
2013 -2017 và đề xuất giải pháp đến năm 2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ:
Niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết, báo cáo thường niên, dữ
liệu điều tra của Phòng NN&PTNT...
- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chủ
thể quản lý là các cá nhân tham gia công tác quản lý nhà nước về
thủy sản huyện Bình Sơn.
4.2. Phương pháp phân tích
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích như sau: phương
pháp thống kê mô tả; phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp

chuyên gia.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của Luận văn
được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về thủy
sản;
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về thủy sản


4
trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
thủy sản trên địa bàn huyện Bình Sơn thời gian đến
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ THỦY SẢN
1.1. NH NG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦY SẢN VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ NGÀNH THỦY SẢN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về thủy sản
Thủy sản là một ngành lấy m t nước làm tư liệu sản xuất chính,
đối tượng lao động là những sinh vật thủy sinh; kết quả sản xuất của
ngành là những sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh học nhằm
phục vụ cho các nhu cầu của đời sống xã hội [24].
Khai thác thuỷ sản là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên
biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.
Nuôi trồng thủy sản là việc nuôi trồng các loại thủy sản trên
các vùng nước tự nhiên trong đất liền ho c m t nước biển.
Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự
nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ

sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về thủy sản
Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân (gọi vắn tắt là
quản lý nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể
có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đ t ra,


5
trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Quản lý nhà nước về thủy sản là sự tác động có tổ chức và
bằng pháp quyền của Nhà nước lên các hoạt động trong lĩnh vực
thủy sản nhằm sử dụng hiệu quả nhất có thể các nguồn lực trong và
ngoài nước, các cơ hội có thể có để đạt được mục tiêu phát triển về
thủy sản trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
1.1.3. Đặc điểm của ngành thủy sản ảnh hƣớng đến công
tác quản lý nhà nƣớc về thủy sản
- Đối tượng sản xuất thủy sản là các sinh vật sống trong nước
- Thủy vực là tư liệu sản xuất không thể thay thế
- Ngành thủy sản là ngành sản xuất có tính hỗn hợp và tính
liên ngành cao
- SXKD thủy sản đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và độ rủi ro cao
1.1.4. Vai trò của công tác quản lý nhà nƣớc về thủy sản
QLNN về thủy sản đóng một vai trò hết sức quan trọng, cụ thể:
- QLNN có vai trò định hướng chung và tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh và minh bạch cho ngành thủy sản.
- QLNN có vai trò điều tiết, phân bổ nguồn lực hợp lý cho phù
hợp với định hướng chiến lược phát triển thủy sản.
- QLNN có vai trò hỗ trợ đối với các hoạt động thủy sản..

- QLNN đóng vai trò kiểm tra, giám sát trong việc thực thi các
chính sách, chiến lược, quy hoạch của địa phương về thủy sản.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỦY SẢN
1.2.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, quy định, văn bản
pháp luật về thuỷ sản
Công tác tổ chức thực hiện các chính sách, quy định, văn bản
pháp luật bao gồm các nội dung:
- Xây dựng các quy trình, thủ tục hành chính cụ thể


6
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, quy
định. Các văn bản tổ chức thực hiện được ban hành bao gồm các
nghị quyết, quyết định, chương trình hành động, kế hoạch
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh thủy sản
1.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản trên
địa bàn
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chính quyền cấp huyện đối
với công tác thực hiện quy hoạch, kế hoạch bao gồm các nội dung:
Kế hoạch phát triển về thủy sản hằng năm và trung hạn của huyện;
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản.
UBND huyện tổ chức triển khai, thực hiện quy hoạch bằng
việc xây dựng và thực hiện các dự án, kế hoạch phát triển phù hợp
với tình hình cụ thể của từng địa phương. Nội dung quy hoạch, kế
hoạch về lĩnh vực thủy sản bao gồm: quy hoạch về phát triển khai
thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, quy hoạch cơ sở hạ tầng và dịch
vụ nghề cá.
1.2.3. Tổ chức quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn
a, Đào tạo nguồn nhân lực về thủy sản:

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực thủy sản bao gồm các cán bộ
tham gia vào công tác QLNN và người lao động tham gia vào sản
xuất kinh doanh thủy sản.
Đối với nguồn nhân lực làm công tác QLNN về thủy sản, trong
quá trình làm việc sẽ có những phương pháp, kỹ thuật mới cần được
cập nhật để đáp ứng yêu cầu quản lý.
Đối với người lao động tham gia các hoạt động SXKD thủy
sản, công tác đào tạo nguồn nhân lực này qua việc mở các trường,
các khóa đào tạo dạy nghề thủy sản.


7
Công tác khuyến nông là một phương thức đào tạo nguồn nhân
lực thủy sản hiệu quả và được áp dụng rộng rãi. Trạm khuyến nông
trực thuộc UBND huyện là nơi thực hiện các chức năng chuyển giao
thông tin, kiến thức, kỹ thuật mới.
b, Thực hiện việc cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng
nhận, giấy phép trong lĩnh vực thủy sản:
- Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:
UBND huyện có quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện. - Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản:
UBND huyện chỉ thực hiện cấp, gia hạn, thu hồi đối với giấy
phép khai thác thủy sản và chứng nhận đăng ký tàu cá.
c, Tổ chức liên kết trong các khâu khai thác, sản xuất, phân
phối và tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức liên kết trong các khâu khai thác, sản xuất và phân
phối, tiêu dùng là việc tạo ra một mối liên kết lâu dài, ch t chẽ giữa
ngư dân khai thác thủy sản, hay các cơ sở chế biến thủy sản với các
công ty chuyên thu mua thủy sản.
Hiện nay các tổ chức thực hiện việc liên kết các khâu khai thác,

sản xuất, phân phối và tiêu thụ tại địa phương bao gồm: các nghiệp
đoàn nghề cá, hợp tác xã nuôi trồng, hợp tác xã dịch vụ hậu cần, tổ
tự quản, tổ đoàn kết
1.2.4. Tuyên truyền các chính sách, quy định, văn bản pháp
luật về thủy sản
Công tác tuyên truyền là công tác truyền đạt những thông tin
mới về các chính sách, quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước
đến cho người dân.


8
Các hình thức tuyên truyền hiện nay thường được sử dụng:
thông báo qua các kênh phương tiện truyền thông, tổ chức các hội
nghị, hội thảo, tuyên truyền miệng
1.2.5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản
Quá trình QLNN về thủy sản cần thường xuyên tiến hành công
tác thanh tra kiểm tra nhằm đảm bảo các cá nhân, tổ chức trong lĩnh
vực thủy sản hoạt động đúng pháp luật. UBND cấp huyện cùng với
lực lượng bộ đội biên phòng có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, xử lý
vi phạm pháp luật đối với các trường hợp trong lĩnh vực khai thác và
NTTS.
Đối với các trường hợp tranh chấp của các cá nhân, tổ chức,
UBND huyện cũng có trách nhiệm đứng ra làm nơi giải quyết các
khiếu nại này nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ THỦY SẢN
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.3.2. Tổ chức bộ máy và chất lƣợng nguồn nhân lực QLNN
về thủy sản

1.3.3. Yếu tố nhận thức của các chủ thể tham gia SX thủy sản
1.3.4. Ứng dụng khoa học công nghệ trong QLNN về thủy sản
1.4. KINH NGHIỆM TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG LIÊN
QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỦY SẢN


9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG
NGÃI
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỂ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ
HỘI CỦA HUYỆN BÌNH SƠN
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
- Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng
- Khí hậu
2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế
a, Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế huyện Bình Sơn giai đoạn từ 2013-2017 có sự phát
triển mạnh nhưng không ổn định. Đến năm 2015, nhờ việc Khu kinh
tế Dung Quốc được xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động thì nền
kinh tế của huyện có sự chuyển biến mạnh mẽ. Từ năm 2016 đến
2017, GTSX của huyện có tốc độ tăng trưởng âm -28,96%. M c dù
GTSX của ngành nông nghiệp vẫn có sự tăng trưởng tốt vào khoảng
6,83%, nhưng do sự giảm mạnh trong GTSX ngành công nghiệp và
dịch vụ đã kéo theo sự sụt giảm về GTSX của toàn huyện.
- Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:
Ngành nông lâm thủy sản huyện Bình Sơn những năm về trước
năm 2016 nhìn chung không có sự tăng trưởng đáng kể, tốc độ tăng

trưởng hàng năm chưa đạt 1%. Đến năm 2017, ngành nông lâm thủy
sản huyện thật sự có bước tăng trưởng rõ rệt, thể hiện ở tốc độ tăng
trưởng đạt 6,83%/năm, GTSX đạt 2.034 tỷ đồng.
Về nông nghiệp: Năm 2013 GTSX nông nghiệp chỉ đạt 1.047,4
tỷ đồng thì đến năm 2017 đạt 1.297 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung


10
bình trong 5 năm khoảng 5,5%. Diện tích đất nông nghiệp năm 2017
25.177,55 ha.
Về lâm nghiệp: Giá trị sản xuất lâm nghiệp ở huyện từ năm
2013 đến 2017 có xu hướng giảm từ 259,5 tỷ đồng ở năm 2013 thì
đến năm 2017 chỉ còn 68,2 tỷ đồng. Năm 2017, tổng diện tích đất
lâm nghiệp ở Bình Sơn vào khoảng 11.180 ha
Về thủy sản: GTSX thủy sản ở năm 2012 chỉ đạt 578 tỷ đồng
thì đến 2017 đạt 668,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong
5 năm vào khoảng 3,8%. Năm 2017 sản lượng thủy sản đạt 27.203,2
tấn. Khai thác thủy sản đạt 26.498 tấn tăng 5,8% so với năm 2016.
- Ngành Công nghiệp:
Ngành Công nghiệp huyện Bình Sơn chỉ thực sự phát triển từ
năm 2015 do có Cảng Dung Quốc, Khu công nghiệp Dung Quốc bắt
đầu đi vào hoạt động, ngành nghề chủ yếu là lọc hóa dầu. Năm 2017,
GTSX công nghiệp đạt gần 75.765 tỷ đồng, trong đó khối ngành
công nghiệp sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế đạt 68.912
tỷ đồng, giảm 33,27% so với năm 2016.
- Ngành Dịch vụ:
Ngành dịch vụ ở huyện Bình Sơn có tốc độ tăng trưởng không
ổn định qua các năm. Năm 2016, ngành dịch vụ có tốc độ phát triển
cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2017 với 39,91%. Năm 2017, tổng
mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 2.182,3 tỷ đồng.

b, Cơ cấu kinh tế
Năm 2017, GTSX ngành nông lâm thủy sản đạt 2.034 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 2,42%; ngành công nghiệp - xây dựng đạt 75.765 tỷ
đồng, chiếm 90,3% và ngành thương mại - dịch vụ đạt 6.102,5 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 7,28%.
c. Đặc điểm cơ sở hạ tầng


11
Hệ thống giao thông: Địa bàn huyện có đường sắt Bắc Nam
chạy ngang. Phía đường thủy có bờ biển dài 54km và 28 km đường
sông. Về đường bộ có: Quốc lộ 1A chạy ngang qua, 75 km đường
tỉnh lộ, 93,12 km đường huyện và khoảng 606 km đường xã, thôn,
xóm.
Hệ thống thủy lợi: Hiên nay huyện đã nâng cấp được 57 công
trình thủy lợi.
Hệ thống điện: Đến nay, 100% số thôn với 100% hộ dân trong
huyện được sử dụng điện thường xuyên.
2.1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội
a. Dân số
Dân số trung bình của huyện Bình Sơn năm 2017 là 179.013
người. Trong đó, nữ là 91.699 người, chiếm 51,22% dân số. Mật độ
dân số trung bình toàn huyện có 383 người/km2, dân số phân bố
không đều giữa các xã trong huyện.
b. Lao động
Lực lượng lao động nông thôn của huyện chiếm đa số vào
khoảng 94.215 người, trong đó lao động nông lâm nghiệp thủy sản
khoảng 52.085 người.
Cơ cấu lao động tham gia ngành nghề nông lâm nghiệp và thủy
sản chiếm 55,7%, công nghiệp xây dựng khoảng 14,3%, dịch vụ

khoảng 18,4% và không làm việc là 11,7%.
c. Hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa xã hội:
Giáo dục: Bình Sơn hiện nay đã xây dựng trên 138 phòng học;
01 nhà công vụ; các cấp trường học cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập
của con em trên địa bàn huyện.
Y tế: Xây dựng mới được 14 trạm Y tế cấp xã, nâng tổng số
trạm y tế có nhà 02 tầng lên 18 trạm.


12
Về cơ sở vật chất văn hóa: xây dựng mới 02 nhà văn hóa xã;
23 nhà văn hóa thôn và xây dựng nhiều nhà sinh hoạt khu dân cư.
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BÌNH SƠN
Hằng năm GTSX thủy sản huyện Bình Sơn đóng góp 33%
vào GTSX của ngành nông lâm thủy sản huyện. Tuy vậy, do trình độ
công nghệ thấp và cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên các hoạt
động sản xuất chưa thực sự đem lại hiệu quả lớn.
Năm 2013, GTSX của ngành thủy sản tại huyện chỉ có 577,996
tỷ đồng theo giá so sánh 2010 , năm 2015 là 628,077 tỷ đồng thì đến
năm 2017 là 668,587 tỷ đồng. Tổng sản lượng thủy sản toàn huyện
đã tăng hơn 7.500 tấn trong 5 năm từ 19.645 ở năm 2013 tấn lên
27.203,2 tấn ở năm 2017. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm
đạt 8,9%.
2.2.1. Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản
NTTS thủy sản Bình Sơn m c dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
GTSX ngành thủy sản nhưng có tốc độ tăng trưởng đáng kể trong
những năm gần đây. Trong 5 năm, tốc độ tăng trưởng trung bình GTSX
khoảng 47,4%Sản lượng NTTS đến năm 2017 đạt 705,2 tấn.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ở huyện Bình Sơn làn 229,2

ha trong năm 2017. Diện tích đất dành cho NTTS chỉ chiếm 0,5%
trong tổng cơ cấu đất của huyện. Hiện nay, người dân huyện Bình
Sơn không còn áp dụng nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Các
xã có diện tích NTTS lớn ở huyện là Bình Đông, Bình Chánh, Bình
Dương và Bình Châu. Hiện nay trên địa bàn huyện vẫn chưa có các
cơ sở sản xuất giống.
2.2.2. Tình hình khai thác thủy sản
Huyện Bình Sơn là một huyện mạnh về hoạt động khai thác hải


13
sản. Toàn huyện có 6.433 hộ gia đình khai thác thủy sản, chiếm 23%
lao động ngành nông lâm nghiệp thủy sản của toàn huyện.
Sản lượng khai thác thủy sản của Bình Sơn tăng dần qua các
năm. GTSX của huyện cũng theo đó tăng dần qua các năm đạt
611.769,6 triệu đồng năm 2017. GTSX khai thác thủy sản ngày càng
tăng đã góp phần vào việc phát triển kinh tế toàn huyện.
Ngư trường hoạt động của các đội tàu thuyền của huyện rất rộng
ở cả trong vùng biển Việt Nam.
Giai đoạn 2013-2017 số lượng tàu thuyền huyện Bình Sơn có
xu hướng giảm xuống từ 1.391 chiếc xuống còn 1.249 chiếc. Đến
tháng 5/2018, huyện có 1.288 tàu thuyền với tổng công suất khoảng
256.368 CV phân bổ ở 13 xã.
2.2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển thủy sản hiện
nay và những yêu cầu đặt ra đối với QLNN về thủy sản huyện
Bình Sơn
Hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Bình Sơn còn chưa phát
triển. Giá trị sản xuất thủy sản chiếm tỷ trọng rất thấp: chỉ chiếm
8,49% tổng GTSX thủy sản toàn huyện. Những năm gần đây nhờ
việc bắt đầu áp dụng một số kỹ thuật nuôi trồng mới đã đem lại thu

nhập cao cho người dân địa phương.
Hoạt động khai thác thủy sản là thế mạnh của Bình Sơn. GTSX
của khai thác chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản của
huyện khoảng 91,5%. Trong những năm vừa qua, hoạt động khai
thác thủy sản tại địa phương phát triển mạnh mẽ, số lượng tàu thuyền
có công suất lớn chuyên khai thác xa bờ tăng về cả số lượng lẫn công
suất tàu. Tuy nhiên, vì ngư trường quá rộng lớn, số lượng tàu thuyền
có hạn và tình trạng tranh chấp trên biển Đông đã làm cho hoạt động
khai thác của huyện chưa phát huy được hết tiềm năng.


14
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỦY SẢN Ở
HUYỆN BÌNH SƠN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
2.3.1. Tổ chức thực hiện các chính sách, quy định, văn bản
pháp luật trong lĩnh vực thủy sản
Hiện nay Huyện Bình Sơn đã xây dựng thủ tục về các loại giấy
phép trong lĩnh vực thủy sản như: Giấy phép đăng ký kinh doanh
thủy sản, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất trong NTTS, Giấy phép trang trại NTTS, Giấy chứng nhận
đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong thời gian vừa qua, huyện Bình Sơn đã ban hành theo quy
đúng quy định các văn bản để thực hiện quy hoạch của UBND tỉnh.
Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ngư dân cũng là một trong
những công tác quan trọng mà huyện Bình Sơn thực hiện một cách
nghiêm túc. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ trên được thực hiện
nghiêm túc và đã hỗ trợ được rất nhiều ngư dân trên địa bàn huyện.
2.3.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản trên
địa bàn
Mục tiêu phát triển của huyện Bình Sơn bao gồm các nội dung

liên quan đến: nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, chế biến thủy
sản, giá trị sản xuất thủy sản, thu nhập và việc làm của người dân.
Công tác quản lý về quy hoạch đối với thủy sản trên địa bàn
huyện còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp nhu cầu phát triển của địa
bàn huyện, hiện tại chỉ quản lý quy hoạch, kế hoạch ở một số mảng:
- Quản lý quy hoạch diện tích NTTS
- Quản lý quy hoạch khu neo đậu trú bão, đóng mới, sửa chữa
tàu thuyền, kết hợp hậu cần nghề cá.
- Quản lý Kế hoạch lịch NTTS hằng năm.
- Quản lý quy hoạch hệ thống nhà máy và cơ sở chế biến nước mắm


15
2.3.3. Tổ chức quản lý hoạt động thủy sản trên địa bàn
a. Đào tạo nguồn nhân lực:
Các cán bộ làm công tác quản lý thủy sản tại địa bàn huyện
hằng năm đều sẽ được đào tạo về Vệ sinh an toàn thực phẩm do
UBND tỉnh tổ chức định kỳ 1 năm 1 lần. Cán bộ Trạm khuyến nông
sẽ được đi học chuyển giao các mô hình mới từ 2 đến 3 khóa 1 năm.
Các lớp tập huấn, đào tạo cho ngư dân tại huyện Bình Sơn
được tổ chức thường xuyên.
Hiện nay huyện Bình Sơn có 6 cơ sở đào tạo nghề về thủy sản:
Trường cao đẳng nghề kỹ thuật – công nghệ Dung Quất, Trung tâm
dạy nghề - GDTX &HN và 4 cơ sở đào tạo khác có đăng ký hoạt
động dạy nghề.
b. Thực hiện việc cấp, gia hạn thu hồi các loại giấy chứng
nhận, giấy phép trong lĩnh vực thủy sản:
Trong lĩnh vực NTTS, huyện Bình Sơn chỉ thực hiện việc
cấp giấy phép NTTS đối với trang trại nuôi trồng. Nhưng Bình Sơn
không có trang trại NTTS.

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, đối với loại tàu có công suất
dưới 20CV, huyện Bình Sơn thực hiện công tác cấp giấy phép khai
thác thủy sản và giấy đăng ký tàu cá. Đến năm 2018 có 312 tàu cá có
công suất dưới 20CV đang còn hoạt động.
Tình trạng các tàu thuyền không có giấy đăng ký tàu cá, giấy
phép khai thác thủy sản, không thực hiện đăng kiểm tàu cá

gây

khó khăn cho việc quản lý của huyện Bình Sơn.
c. Tổ chức liên kết trong các khâu khai thác, sản xuất, phân
phối và tiêu thụ sản phẩm
Tổ chức liên kết trong các khâu khai thác, sản xuất, phân phối
và tiêu thụ sản phẩm là công tác mà nhà nước đứng ra hỗ trợ, thúc


16
đẩy việc thành lập các hội, đoàn tự quản trong lĩnh vực thủy sản tại
địa phương. Hiện nay, hình thức tổ chức liên kết tại Bình Sơn là các
nghiệp đoàn nghề cá, hợp tác xã nuôi trồng, hợp tác xã dịch vụ hậu
cần, tổ tự quản, tổ đoàn kết ..
2.3.4. Tuyên truyền chính sách, quy định, văn bản pháp
luật về thủy sản
UBND huyện hằng năm đều ban hành Quyết định phê duyệt
Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân về
các chủ trương, chính sách, quy định, văn bản pháp luật thủy sản.
Công tác tuyên truyền huyện Bình Sơn được thực hiện qua
nhiều hình thức như: các hội nghị tuyên truyền do UBND huyện tổ
chức chuyên tuyên truyền những văn bản pháp luật, chính sách mới;
các buổi tuyên truyền trực tiếp; tuyên truyền qua đài phát thanh

truyền hình; các lớp tập huấn do Trạm khuyến nông thực hiện;
2.3.5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản
Hằng năm UBND huyện tiến hành kiểm tra, thanh tra về các
hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác thủy sản theo từng xã.
Đối với hoạt động NTTS, UBND huyện Bình Sơn phối hợp với
Trạm chăn nuôi và thú y huyện thực hiện công tác kiểm tra.
Đối với hoạt động khai thác thủy sản, UBND huyện hằng năm
tiến hành lập đoàn kiểm tra đối với các tàu có công suất dưới 20CV
theo từng xã. Công tác kiểm tra được diễn ra 1 năm 1 lần khi các tàu
cá nộp đơn xin gia hạn giấy phép khai thác thủy sản.
Tình trạng khiếu nại của người dân trên địa bàn huyện Bình
Sơn diễn ra khá ít.


17
2.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QLNN
VỀ THỦY SẢN Ở HUYỆN BÌNH SƠN
2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.4.2. Tổ chức bộ máy và chất lƣợng nguồn nhân lực QLNN
về thủy sản
2.4.3. Yếu tố nhận thức của các chủ thể tham gia sản xuất
thủy sản
2.4.4. Ứng dụng khoa học công nghệ trong QLNN về thủy
sản
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ THỦY
SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác QLNN về thủy
sản
- Việc thực thi các chính sách hỗ trợ cho ngư dân được thực

hiện rất nghiêm túc.
- Công tác thực hiên quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản
của huyện Bình Sơn hoàn thành khoảng 90% quy hoạch.
-. Quản lý nhà nước hỗ trợ việc đào tạo giúp cho nhiều ngư dân
được đào tạo các phương pháp đánh bắt, nuôi trồng mới.
- Việc đẩy mạnh phát triển các tổ chức liên kết nghề cá trên địa
bàn huyện từ năm 2011 đến nay đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
- Công tác tổ chức tuyên truyền được thực hiện thường xuyên
tại huyện góp phần nâng cao ý thức của người dân.
- Công tác thanh tra, kiểm tra có phát hiện những vi phạm, sau
khi được lập biên bản và giải thích thì người dân đã hiểu được sai
phạm và thực hiện khắc phục.
Công tác QLNN có thể đạt được nhiều kết quả, nguyên nhân
chủ yếu là từ các nguyên nhân sau đây:


18
- Các cơ chế, chính sách, quy hoạch, các văn bản pháp luật
làm cơ sở thực hiện, đối chiếu những sai sót trong quá trình quản lý,
từng bước tạo sự thuận lợi cho công tác QLNN về thủy sản.
- UBND huyện Bình Sơn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của các Bộ, ngành, Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ngãi. UBND
huyện cùng với Huyện ủy chủ động trong việc điều hành các chủ
trương, chính sách, công tác thực hiện.
- Chính quyền huyện chủ động hỏi thăm, rút kinh nghiệm từ
các địa phương khác như Lý Sơn, Sơn Tịnh hay TP. Đà Nẵng
- Sự phối hợp giữa các ban, ngành, bộ phận trong QLNN về
thủy sản từ UBND tỉnh, huyện đến xã ngày càng được trôi chảy hơn
đã giúp cho công tác QLNN được xuyên suốt.
2.5.2. Những mặt hạn chế trong công tác QLNN về thủy sản

- Chưa có quy hoạch chi tiết về vùng NTTS.
- Công tác thực hiện chính sách hỗ trợ người dân còn kéo dài,
tốn nhiều thời gian cho ngư dân.
- Công tác tuyên truyền dù được thực hiện nhiều, tuy nhiên ở
một số nơi chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền miệng.
- Cơ sở hạ tầng địa phương còn tồn tại thiếu kém.
- Việc khai thác trái phép vẫn diễn ra dẫn tới bị bắt tại nước
ngoài.
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân khách quan:
Tình hình kinh tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn. Nguồn
kinh phí đầu tư vào các hoạt động phát triển thủy sản và công tác
quản lý còn rất hạn hẹp.
Trình độ khoa học – kỹ thuật còn thấp, ứng dụng các phương
pháp kỹ thuật tiên tiến còn rất hạn chế, lạc hậu.


19
Cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản pháp luẩt còn chưa được
chi tiết ở một số m t, thiếu sự đồng bộ giữa các ban ngành.
b. Nguyên nhân chủ quan:
Nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghề cá còn hạn hẹp.
Nguồn nhân lực làm công tác quản lý còn ít so với địa bàn và
lượng công việc cần thực hiện, cộng thêm năng lực công tác và kinh
nghiệm vẫn còn hạn chế
Các mô hình khuyến ngư được tuyên truyền còn chưa được
phổ biến đến số lượng lớn ngư dân.
Công tác tạo lập liên kết, hợp tác trong lĩnh vực thủy sản trên
dịa bàn còn chưa được chú trọng.
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN
TRONG THỜI GIAN ĐẾN
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo các xu hƣớng thay đổi trong lĩnh vực thủy sản
Việc hội nhập cũng là thách thức để Nhà nước hoàn thiện cơ
chế chính sách, kiểm soát tốt chất lượng các sản phẩm thủy sản để
đáp ứng điều kiện xuất khẩu thủy sản sang các nước trong khu vực
và trên thế giới.
Xu hướng tiêu dùng trên thế giới đang chuyển qua việc lựa
chọn tiêu dùng thủy sản tươi sống, có nhãn mác phát triển bền vững
và có yêu cầu đối với sức khỏe, dinh dưỡng.
Dự báo tình hình Biển Đông sẽ vẫn tiếp diễn phức tạp, xuất
hiện những thách thức mới đe dọa chủ quyền của các quốc gia trong
khu vực và an ninh hàng hải trên Biển Đông.


20
3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển thủy sản đến năm
2020 huyện Bình Sơn
a. Quan điểm quản lý nhà nước về thủy sản:
Công tác QLNN định hướng phát triển kinh tế biển theo
hướng toàn diện, bền vững; phát huy có hiệu quả, hợp lý, mọi tiềm
năng, lợi thế từ biển.
Công tác QLNN cần phát huy nội lực, huy động mọi nguồn lực
xã hội là nhân tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế biển.
Kết hợp ch t chẽ giữa phát triển kinh tế biển với đảm bảo quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
b. Mục tiêu phát triển thủy sản huyện Bình Sơn trong giai
đoạn

- Mục tiêu tổng quát:
Phát triển toàn diện kinh tế biển; phấn đấu trở thành một huyện
mạnh về nghề biển, làm giàu từ biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ
quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Phát triển kinh tế biển nhanh gắn
với bền vững và bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong
nhiệm vụ phát triển kinh tế biển của huyện Bình Sơn.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỦY SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH SƠN
3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện các chính sách,
quy định, văn bản pháp luật trong lĩnh vực thủy sản
Hoàn thiện các thủ tục hành chính bằng cách tìm ra những thủ
tục, quy trình dư thừa. Quá trình ban hành các văn bản có thể tổ chức
thực hiện bằng cách phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các cá nhân đảm
nhiệm lĩnh vực khác nhau trong một phòng ban cụ thể.


21
- Nhân sự tiếp nhận hồ sơ của người dân về chính sách hỗ trợ
như đóng tàu, thuyền, bảo hiểm thân tàu

cần được quán triệt lại

thái độ làm công việc và thời gian xử lý cho người dân sao cho có
thể xử lý nhanh và hiệu quả cho người dân.
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch
phát triển thủy sản trên địa bàn
- Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh, UBND huyện
chủ động triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện. Cùng với
đó là tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển diện tích nuôi trồng

thủy sản một cách cụ thể, chi tiết cho phù hợp với địa bàn huyện
- Cử nhân sự đi học tập chuyên sâu hơn ho c tham khảo các
phương pháp lập kế hoạch phát triển thủy sản ở các địa phương khác
nhằm cải thiện hơn nữa kế hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn.
3.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý hoạt động thủy
sản trên địa bàn
a. Công tác đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn về nuôi trồng, khai
thác, chế biến thủy sản cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà
nước về thủy sản ở các phòng ban huyện, xã.
- Tiến hành rà soát những cán bộ chưa đủ chuẩn về bằng cấp
làm việc trên địa bàn huyện và khuyến khích, hỗ trợ họ đi học để
nâng bằng.
b. Công tác cấp, gia hạn, thu hồi các giấy phép, giấy chứng
nhận trong lĩnh vực thủy sản
- Tích cực hỗ trợ thúc đẩy người dân thực hiện cải hoán tàu cá,
chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các buổi đào tạo, tuyên truyền cho
ngư dân trên huyện.


22
- Tích cực động viên ngư dân tự giác đi đăng ký tàu và các loại
giấy phép đối với những tàu mới đóng và những tàu không chịu đăng
ký các loại giấy phép.
c. Tổ chức liên kết các khâu khai thác, sản xuất, phân phối
và tiêu thụ sản phẩm
- Hỗ trợ phát triển các tổ chức liên kết như Nghiệp đoàn nghề
cá ,Chi hội nghề cá,

thông qua giải quyết hồ sơ trong thời gian


nhanh gọn, tiến hành thăm hỏi, động viên định kỳ.
- Tập trung nâng cao chất lượng môi trường nước hiện nay
bằng cách tuyên truyền qua người dân.
- Hỗ trợ thực hiện hiện đại hóa các tàu khai thác đánh bắt cá,
tập trung vào khai thác những vùng cả và vung khơi.
- Công tác tổ chức các thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai
cũng cần được củng cố. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về
kỹ thuật khai thác hàng hải và phòng chống lụt bão.
3.2.4. Hoàn thiện công tác tuyên truyền chính sách, quy
định, văn bản pháp luật về thủy sản
- Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng kiến thức luật pháp quốc
tế và của Việt Nam về biển cho cán bộ, nhân dân trực tiếp hoạt động
trong các hoạt động liên quan đến biển.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng nhận thức mới về
vai trò, nhiệm vụ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai
đoạn phát triên mới.
- Phối hợp giữa Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông và Đội
Biên Phòng trong việc tổ chức tuyên truyền các chính sách, văn bản
pháp luật mới sao cho hiệu quả và giảm thiểu các chi phí không cần
thiết.


23
3.2.5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra
- Cơ quan làm công tác thanh tra, kiểm tra cần phối hợp ch t
chẽ với cộng đồng nhằm giảm thiểu công sức đi kiểm tra, thanh tra.
- Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các tàu thuyền
khai thác thủy sản nhằm đảm bảo những tàu thuyền trên địa bàn có
chất lượng và được kiểm định rõ ràng.

- Tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng, an toàn kỹ thuật
đối với các tàu thuyền có công suất dưới 20CV. Kiểm tra các giấy tờ
về hồ sơ thiết kế tàu cá trước khi hoạt động đánh bắt.
3.2.6. Từng bƣớc áp dụng khoa học – công nghệ vào ngành
thúy sản
Hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đang được ứng dụng ngày càng
rộng rãi trong các hoạt động ngành thủy sản và điều này tạo ra giá trị
rõ rệt cho thủy sản Việt Nam. Trong thời gian tới Nhà nước cần từng
bước đầu tư vào KH - CN vào từng lĩnh vực sản xuất, chế biến thủy
sản để nâng cao giá trị sản phẩm ngành thủy sản của Bình Sơn.
Công tác cải cách hành chính vẫn chưa có nhiều thay đổi hiệu
quả. Cần tiếp tục đẩy mạnh sử dụng công nghệ trong việc cải cách
hành chính. Các hệ thống về tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn kỹ
thuật, ðiều kiện trong các hoạt ðộng sản xuất, kinh doanh ngành thủy
sản cần được điện tử hóa nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác QLNN
về thủy sản.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CẤP
3.3.1. Kiến nghị đối với Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi
Trong quá trình thực hiện công tác QLNN về thủy sản, UBND
huyện vẫn còn nhiều điều chưa rõ trong việc áp dụng Luật thủy sản
mới năm 2017, các hướng dẫn thi hành Luật thủy sản 2017 chưa đầy
đủ nên gây sự lúng túng cho UBND huyện trong công tác quản lý.


×