Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện miền núi mộc châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Phạm Thị Cẩm Vân

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
HUYỆN MIỀN NÚI MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------------------

Phạm Thị Cẩm Vân

CƠ SỞ KHOA HỌC CHO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
HUYỆN MIỀN NÚI MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trƣờng
Mã số: 62850101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Nguyễn Cao Huần


2. TS. Trần Thị Mai Hoa

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Phạm Thị Cẩm Vân


LỜI CẢM ƠN
Luận án đƣợc hoàn thành tại Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQG Hà Nội, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TS. Nguyễn Cao Huần
và TS. Trần Thị Mai Hoa. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô
- những ngƣời đã thƣờng xuyên dạy bảo, khuyến khích, động viên NCS trong suốt
thời gian thực hiện luận án.
Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã nhận đƣợc những chỉ bảo và góp ý quý
báu của các thầy, cô trong và ngoài trƣờng: PGS.TS. Pham Quang Tuấn, GS.TS.
Trương Quang Hải, PGS.TS. Nguyễn Thị Hải, PGS.TS. Đặng Văn Bào, PGS.TS.
Trần Đức Thanh, GS.TS. Nguyễn Khanh Vân, GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải,
PGS.TS. Vũ Văn Phái, PGS.TS. Nguyễn Hiệu,... Bằng cả tấm lòng của mình, NCS
xin chân thành cảm ơn những giúp đỡ quý báu đó.
NCS cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ thuộc UBND huyện Mộc
Châu, Ban quản lý Du lịch huyện Mộc Châu, Hiệp hội du lịch huyện Mộc Châu,...
và cộng đồng địa phƣơng trên địa bàn huyện Mộc Châu đã tạo điều kiện và tận tình

giúp đỡ trong suốt quá trình NCS tiến hành nghiên cứu tại địa phƣơng.
NCS cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy, cô
giáo trong Phòng Sau Đại học, Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
NCS xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ đồng nghiệp thuộc Viện Dân
tộc học đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên NCS
rất nhiều trong thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày......tháng......năm 2018
NCS. Phạm Thị Cẩm Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
4. Điểm mới của luận án ............................................................................................. 4
5. Luận điểm bảo vệ .................................................................................................... 4
6. Cơ sở dữ liệu ........................................................................................................... 4
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................................ 5
8. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 6
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................. 6
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Du lịch sinh thái, Du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng ....................................................................................... 6
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cơ sở địa lý cho phát triển
du lịch........................................................................................................................ 12
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Mộc Châu ............................. 16
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng áp dụng cho

huyện Mộc Châu ....................................................................................................... 18
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 18
1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .................. 20
1.2.3. Điều kiện và tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng .................................................................................................................. 21
1.2.4. Các loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ............................... 24
1.2.5. Các cơ sở khoa học theo tiếp cận địa lý cho phát triển du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng .................................................................................................... 27
1.2.6. Đặc trưng lãnh thổ huyện miền núi Mộc Châu với hoạt động du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng ..................................................................................... 30
1.3. Quan điểm tiếp cận, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu .............................. 32
1.3.1. Quan điểm và cách tiếp cận ................................................................... 32
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu và đánh giá áp dụng trong luận án .............. 33
1.3.3. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 37
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 39


CHƢƠNG 2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN CHO PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN MIỀN NÚI
MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA .................................................................................. 40
2.1. Điều kiện địa lý cho phát triển du lịch sinh thái huyện Mộc Châu ................... 40
2.1.1. Vị trí địa lý và lợi thế phát triển du lịch ................................................. 40
2.1.2. Điều kiện địa lýtự nhiên cho phát triển du lịch...................................... 41
2.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển du lịch ............................. 51
2.2. Tài nguyên du lịch nổi bật của huyện Mộc Châu .............................................. 56
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên ..................................................... 56
2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn ................................................... 59
2.3. Phân vùng địa lý và đặc điểm tài nguyên du lịch của các tiểu vùng ................. 69
2.3.1. Một số vấn đề lý luận về phân vùng địa lý huyện Mộc Châu ................ 69
2.3.2. Đặc điểm các tiểu vùng địa lý huyện Mộc Châu.................................... 73

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 80
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
HUYỆN MIỀN NÚI MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ................................................ 83
3.1. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .................................................................................. 83
3.1.1. Đánh giá mức độ thuận lợi đối với phát triển DL sinh thái của các
tiểu vùng địa lý .......................................................................................................... 83
3.1.2. Đánh giá năng lực tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch
sinh thái huyện Mộc Châu ...................................................................................... 100
3.1.3. Đánh giá chung về khả năng khai thác các loại hình du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu ..................................................................... 123
3.2. Hiện trạng hoạt động du lịch huyện Mộc Châu ............................................... 127
3.2.1. Khách du lịch ....................................................................................... 127
3.2.2. Thu nhập xã hội từ du lịch ................................................................... 130
3.2.3. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch .................................................. 131
3.2.4. Các tuyến, điểm du lịch đang khai thác ............................................... 132


3.3. Định hƣớng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
huyện miền núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La ................................................................. 134
3.3.1. Quan điểm và cơ sở xây dựng định hướng phát triển Du lịch
sinh thái ................................................................................................................... 134
3.3.2. Định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
huyện Mộc Châu ..................................................................................................... 138
3.3.3. Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu ...................................................... 141
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 152
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ASEAN
CBT
ESCAP
IUCN
TIES
UNEP
UNWTO
WTO
WWF

Association of South East Asian Nations
(Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
Community Based Tourium
(Du lịch dựa vào cộng đồng)
Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
(Ủy ban Kinh tế - xã hội Châu Á Thái Bình Dƣơng)
International Union for Conservation of Nature
(Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới)
The International Environmetrics Society
(Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế)
United Nations Environment Programme
(Chƣơng trình môi trƣờng Liên hợp quốc)
United Nations World Tourism Organization

(Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc)
World Trade Organization
(Tổ chức thƣơng mại thế giới)
World Wildlife Fund
(Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới)

Tiếng Việt
BQL
CHDCND
CHXHCN
CSLL
DL
DLCĐ
DLDVCĐ
DLSTCĐ
DLST
DLSTDVCĐ
DLBV
HST
KBT
NNNT
PTBV
PTDL
TB
TCLT
THPT
VH
VQG

Ban quản lý

Cộng hòa dân chủ nhân dân
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Cơ sở lý luận
Du lịch
Du lịch cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch sinh thái cộng đồng
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Du lịch bền vững
Hệ sinh thái
Khu bảo tồn
Nông nghiệp nông thôn
Phát triển bền vững
Phát triển du lịch
Trung bình
Tổ chức lãnh thổ
Trung học phổ thông
Văn hóa
Vƣờn quốc gia


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 2.3.
Hình 2.4.
Hình 2.5.
Hình 2.6.

Hình 2.7.
Hình 2.8.
Hình 2.9.
Hình 2.10.
Hình 2.11.
Hình 2.12.
Hình 2.13.
Hình 2.14.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.

Quy trình nghiên cứu
38
Vị trí khu vực nghiên cứu
40
Sơ đồ phân tầng độ cao huyện Mộc Châu
67
Địa hình thung lũng đồi núi thấp
42
Địa hình cao nguyên
42
Địa hình đồi núi thấp
43
Địa hình núi trung bình
44

Bản đồ đất huyện Mộc Châu
68
Cơ cấu dân tộc huyện Mộc Châu
52
Hang Dơi
56
Ngũ động
58
Đồi chè trái tim
60
Trồng rau quả trong nhà lƣới ở Mộc Châu
62
Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Mộc Châu
81
Bản đồ phân vùng địa lý huyện Mộc Châu
82
Các bƣớc xác định trọng số
89
Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng cho phát triển
97
du lịch Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng
Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng cho
98
phát triển du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn
Bản đồ đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng cho
99
phát triển du lịch mạo hiểm
Cơ cấu thu nhập hộ gia đình cung cấp dịch vụ Homestay và
120
trải nghiệm không gian văn hóa bản làng (trƣờng hợp bản Dọi)

Lƣợng khách đến Mộc Châu giai đoạn 2012 - 2016
128
Bản đồ định hƣớng phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
145
huyện Mộc Châu


DANH MỤC BẢNG
Số mẫu phiếu khảo sát theo bản, tiểu vùng địa lý
35
Một số yếu tố khí hậu Mộc Châu (số liệu giai đoạn 1985 - 2013) 45
Nhiệt độ trung bình năm tƣơng ứng theo các bậc độ cao địa hình
45
ở Mộc Châu
Bảng 2.3. Số ngày có thời tiết tốt cho hoạt động du lịch ở Mộc Châu
46
Bảng 2.4. Thành phần thực vật rừng ở KBT thiên nhiên Xuân Nha
48
Bảng 2.5. Thành phần loài động vật
49
Bảng 2.6. Dân số và lao động huyện Mộc Châu giai đoạn 2011 - 2015
51
Bảng 2.7. Hệ thống đơn vị phân vùng địa lý huyện Mộc Châu và tiêu chí
71
xác định
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá độ hấp dẫn đối với 03 loại hình du lịch
85
sinh thái
Bảng 3.2. Trọng số cho các tiêu chí đối với 03 loại hình DLSTDVCĐ
89

Bảng 3.3. Kết quả điểm đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp của
các tiểu vùng địa lý đối với DL Homestay và trải nghiệm
91
không gian văn hóa bản làng
Bảng 3.4. Bảng cơ sở và kết quả phân hạng mức độ thuận lợi của các
tiểu vùng đối với hoạt động DL Homestay và trải nghiệm
92
không gian văn hóa bản làng
Bảng 3.5. Kết quả điểm đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp của các
93
tiểu vùng địa lý đối với DL trải nghiệm nông nghiệp nông thôn
Bảng 3.6. Bảng cơ sở và kết quả phân hạng mức độ thuận lợi của các tiểu
94
vùng đối với hoạt động DL trải nghiệm nông nghiệp nông thôn
Bảng 3.7. Kết quả điểm đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp của các
95
tiểu vùng địa lý đối với DL mạo hiểm
Bảng 3.8. Bảng cơ sở và kết quả phân hạng mức độ thuận lợi của các
96
tiểu vùng đối với hoạt động DL mạo hiểm
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp và lựa chọn ƣu tiên loại hình DL theo các
96
tiểu vùng
Bảng 3.10. Quan niệm của ngƣời dân về DL Homestay và trải nghiệm
102
không gian văn hóa bản làng
Bảng 3.11. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL Homestay
103
và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng tại bản Dọi
Bảng 3.12. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL Homestay

103
và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng tại bản Cà Đạc
Bảng 1.1.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.


Bảng 3.13. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL Homestay
và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng tại bản Áng
Bảng 3.14. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL Homestay
và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng tại bản Vặt
Bảng 3.15. Tổng hợp mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng tại các điểm
nghiên cứu đối với DL Homestay và trải nghiệm không gian
văn hóa bản làng
Bảng 3.16. Phân hạng mức độ thuận lợi theo tiêu chí cộng đồng trong phát
triển DL Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng
Bảng 3.17. Quan niệm của ngƣời dân về DL trải nghiệm NNNT
Bảng 3.18. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với trải nghiệm
nông nghiệp nông thôn tại tiểu khu 69
Bảng 3.19. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL trải
nghiệm nông nghiệp nông thôn tại bản Áng
Bảng 3.20. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL trải
nghiệm nông nghiệp nông thôn tại bản Pa Khen
Bảng 3.21. Tổng hợp mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng tại các điểm
nghiên cứu đối với DL trải nghiệm nông nghiệp nông thôn
Bảng 3.22. Phân hạng mức độ thuận lợi theo tiêu chí cộng đồng trong
phát triển DL trải nghiệm nông nghiệp nông thôn
Bảng 3.23 Quan niệm của ngƣời dân về DL mạo hiểm
Bảng 3.24 Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL mạo hiểm
tại bản Ôn

Bảng 3.25. Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL mạo hiểm
tại bản Pha Luông
Bảng 3.26 Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng đối với DL mạo hiểm
tại bản Cà Đạc
Bảng 3.27. Tổng hợp mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng tại các điểm
nghiên cứu đối với DL mạo hiểm
Bảng 3.28. Phân hạng mức độ thuận lợi theo tiêu chí cộng đồng trong
phát triển DL mạo hiểm
Bảng 3.29 Tổng hợp mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng trong
phát triển DLSTDVCĐ huyện Mộc Châu
Bảng 3.30. Số lƣợng nhà nghỉ cộng đồng tại một vài điểm nghiên cứu
Bảng 3.31. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong phát triển DL
Homestay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng

104
105

105

106
107
108
109
111
112
112
113
114
115
116

116
116
117
118
118


Bảng 3.32. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong hoạt động DL
trải nghiệm nông nghiệp nông thôn
Bảng 3.33. Tổng hợp khả năng phát triển DL Homestay và trải nghiệm
không gian văn hóa bản làng
Bảng 3.34 Tổng hợp khả năng phát triển DL trải nghiệm nông nghiệp
nông thôn
Bảng 3.35 Tổng hợp khả năng phát triển DL mạo hiểm
Bảng 3.36 Lƣợng khách tham gia du lịch làng bản và lƣu trú tại các xã
giai đoạn 2012 - 2016
Bảng 3.37. Số ngày lƣu trú trung bình của du khách giai đoạn 2011 - 2016
Bảng 3.38. Mức độ hài lòng của du khách đối với DL tại địa phƣơng
Bảng 3.39. Doanh thu từ du lịch của Mộc Châu giai đoạn 2011 - 2016
Bảng 3.40. Các điểm du lịch chính đang đƣợc khai thác
Bảng 3.41. Phân tích SWOT cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu
Bảng 3.42. Định hƣớng ƣu tiên phát triển du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng huyện Mộc Châu theo các tiểu vùng

121
124
125
126
128

129
130
131
133
136
139


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Du lịch sinh thái từ lâu đƣợc biết đến là một trong những loại hình du lịch
bền vững và đƣợc lựa chọn là hƣớng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam [60]. Nhằm đáp ứng mục tiêu vừa khai thác đƣợc thế mạnh
của các tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), vừa mang lại lợi ích thiết thực cho
ngƣời dân bản địa, DLST đã và đang phát triển theo một chiều cạnh mới, đó là Du
lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
Mộc Châu có diện tích tự nhiên 1.081,66km2 [13], đƣợc thiên nhiên ban tặng
nhiều tài nguyên có giá trị nhƣ: hang Dơi (di tích danh thắng cấp quốc gia), thác Dải
Yếm, ngũ động bản Ôn (danh thắng cấp tỉnh), khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha là
nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam [7] và
nhiều danh thắng nổi tiếng khác. Về khí hậu, Mộc Châu có tới 9 tháng thuận lợi với
sức khỏe của con ngƣời [117].Về mặt xã hội, Mộc Châu là địa bàn cƣ trú lâu đời của
của ngƣời Hmông, ngƣời Thái, ngƣời Mƣờng...Với bàn tay lao động và trí óc sáng
tạo, họ đã tạo ra những hệ sinh thái đặc sắc mang những nét văn hóa riêng của cộng
đồng: ruộng bậc thang, nƣơng chè xanh ngút ngàn, thung lũng hoa nhiệt đới, vƣờn
hoa cải, hoa mận đặc trƣng của Tây Bắc,... Có thể nói mảnh đất này đã hội tụ cả tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa đa sắc tộc để phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động du lịch dịch vụ ở đây còn tự phát, chƣa thực
sự tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của nó, tỷ trọng ngành này chỉ chiếm 26,5% thấp
hơn nhiều so với ngành nông nghiệp và công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện

Mộc Châu [13].
Định hƣớng “Phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch không gian đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Mộc Châu đƣợc xác định nằm trong Khu du lịch
quốc gia Mộc Châu đó là “Phát triển Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu trở thành
động lực phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm
du lịch đa dạng, độc đáo, ...”[3]. Đặc biệt đây đƣợc coi là khu trung tâm du lịch sinh
thái với nhiều sản phẩm du lịch bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phƣơng.

1


Trong bối cảnh phát triển chung của kinh tế thị trƣờng và đô thị hóa, nhiều địa
phƣơng đang đứng trƣớc những thay đổi về tài nguyên, môi trƣờng và biến đổi trong
bản sắc văn hóa tộc ngƣời, thách thức cho phát triển bền vững và Mộc Châu sẽ không
nằm ngoài xu thế đó. Chính vì vậy, du lịch sinh thái là một trong các giải pháp an
toàn và hiệu quả, vừa khai thác đƣợc lợi ích kinh tế để nâng cao mức sống ngƣời dân,
lại vừa bảo tồn đƣợc tài nguyên thiên nhiên. Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch
sinh thái chính là yếu tố quyết định cho phát triển bền vững ở địa phƣơng.
Nghiên cứu phát triển Du lịch sinh thái đƣợc thực hiện theo nhiều cách tiếp
cận khoa học khác nhau, trong đó có tiếp cận địa lý mà hiện nay chủ yếu vẫn là dựa
trên các khoa học địa lý bộ phận (Địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội,…). Trong
thực tiễn, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có quan hệ tƣơng tác lẫn
nhau trong phạm vi không gian lãnh thổ nhất định với đặc trƣng riêng về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi nghiên cứu Du lịch sinh thái cần thiết lựa chọn
hƣớng tiếp cận trong địa lý một cách tổng hợp hơn trên cơ sở của khoa học địa lý
(hay còn gọi là địa lý học). Khoa học địa lý là một hệ thống các khoa học tự nhiên
và xã hội nghiên cứu các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên, các thể tổng hợp sản xuất
theo lãnh thổ và các thành phần của chúng [42]. Nói cách khác, địa lý học với vai
trò là khoa học nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ theo không gian và thời gian cùng
với các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành có thể đánh giá, xác định rõ nguồn tài
nguyên của lãnh thổ, góp phần quan trọng cho việc định hƣớng phát triển kinh tế xã

hội, trong đó có du lịch.
Do vậy, để đạt đƣợc mục tiêu trên trong thực tiễn vừa gìn giữ, bảo tồn tài
nguyên, vừa phục vụ đƣợc phát triển theo hƣớng bền vững cần thiết kết hợp hài hòa
hai vấn đề này và trên cơ sở của những nghiên cứu cụ thể. Trƣớc đây đã có nhiều
công trình nghiên cứu về phát triển Du lịch sinh thái, phát triển Du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng, nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, trực tiếp về
phát triển Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.Với tất
cả những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Cơ sở khoa học
cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu
tỉnh Sơn La” làm luận án tiến sĩ.

2


2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu: Xác lập cơ sở khoa học dựa trên tiếp cận địa lý cho định hƣớng
không gian phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La theo hƣớng bền vững.
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan; xác lập cơ sở lý luận và
phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm và vai trò của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài
nguyên du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng
đồng huyện Mộc Châu.
- Phân vùng địa lý và phân tích các tiểu vùng địa lý với đặc điểm tài nguyên
cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
- Đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng địa lý cho phát triển du lịch
sinh thái và phân tích khả năng tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch.
- Định hƣớng không gian phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
huyện Mộc Châu theo hƣớng bền vững.

- Định hƣớng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian lãnh thổ: Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi huyện
Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong mối quan hệ với các khu vực lân cận.
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu, phân tích các số liệu về tự nhiên,
kinh tế, xã hội và du lịch của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2011 2016 có tính đến các số liệu dự báo và định hƣớng quy hoạch đến năm 2030.
Phạm vi khoa học: Đề tài luận án nghiên cứu du lịch sinh thái huyện Mộc
Châu dựa theo tiếp cận địa lý, tập trung nghiên cứu một số vấn đề chủ yếu: a) Về lý
luận: Nghiên cứu nội hàm của cách tiếp cận địa lý theo hƣớng phân vùng Địa lý cho
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; b) Phân vùng địa lý huyện Mộc

3


Châu thành các tiểu vùng địa lý với đặc điểm về điều kiện và tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn; c) Đánh giá mức độ thuận lợi của các tiểu vùng địa lý đối với
phát triển một số loại hình du lịch sinh thái; d) Phân tích năng lực cộng đồng trong
phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng theo các tiểuvùng địa lý; đ) Định
hƣớng không gian ƣu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái phù hợp với từng
tiểu vùng.
4. Điểm mới của luận án
- Làm rõ đƣợc sự phân hóa lãnh thổ thành các tiểu vùng địa lý với đặc điểm
riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch tạo cơ sở khoa học
cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
- Xác định đƣợc mức độ thuận lợi và định hƣớng ƣu tiên phát triển du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng đối với các tiểu vùng địa lý theo 3 loại hình du lịch chính: (1)
du lịch Homstay và trải nghiệm không gian văn hóa bản làng, (2) du lịch trải nghiệm
nông nghiệp nông thôn, (3) du lịch mạo hiểm ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
5. Luận điểm bảo vệ

Luận điểm 1. Các tiểu vùng địa lý với tính đặc thù riêng về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng là những căn cứ khoa học
cần thiết và khách quan cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở huyện
Mộc Châu.
Luận điểm 2. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi cùng với năng lực của cộng
đồng địa phƣơng đối với các loại hình du lịch: du lịch Homstay và trải nghiệm
không gian văn hóa bản làng, du lịch trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, du lịch
mạo hiểm theo các tiểu vùng địa lý cho phép lựa chọn và xác định các loại hình du
lịch sinh thái ƣu tiên phù hợp với lãnh thổ huyện MộcChâu.
6. Cơ sở dữ liệu
Nguồn tài liệu đƣợc sử dụng trong luận án bao gồm:
- Hệ thống các tài liệu, các công trình đã công bố về lý luận và nghiên cứu sử
dụng tài nguyên; các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; niên giám
thống kê từ 2011- 2016, quy hoạch sử dụng đất đến 2016 của huyện;

4


- Hệ thống các bản đồ số chuyên đề và tổng hợp: bản đồ hành chính
(1/50.000), bản đồ địa hình (1/50.000), bản đồ tài nguyên du lịch huyện Mộc Châu,
bản đồ đất huyện Mộc Châu (1/50.000).
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp tỉnh mà tác giả là thƣ ký, thành viên
tham gia chính (2012-2013): “Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái huyện Quỳnh
Nhai, tỉnh Sơn La”; “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống đến giáo
dục và chăm sóc trẻ em ở một số dân tộc tỉnh Sơn La”, ...
- Các kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa của NCS trong quá trình thực
hiện luận án.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Kết quả khoa học của luận án góp phần làm phong phú
những vấn đề về lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của địa lý học cho định

hƣớng phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng;
Ý nghĩa thực tiễn: Hệ thống cơ sở dữ liệu, các kết quả nghiên cứu, bản đồ
chuyên đề của luận án sẽ là những tài liệu khoa học có giá trị đối với các nhà quản lý
khi đƣa ra các định hƣớng quy hoạch phát triển du lịch theo hƣớng bền vững.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án đƣợc cấu trúc theo 3 chƣơng,
trình bày trong 150 trang với 50 bảng biểu, 22 sơ đồ, biểu đồ, ảnh minh họa và các
bản đồ chuyên đề.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 2. Điều kiện địa lý và tài nguyên cho phát triển du lịch sinh thái dựa
vào cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Chƣơng 3. Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hƣớng phát triển du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng huyện miền núi Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

5


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về Du lịch sinh thái, Du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng
1.1.1.1. Các nghiên cứu về cơ sở lý luận Du lịch sinh thái, Du lịch sinh thái dựa vào
cộng đồng
a) Trên thế giới
Du lịch sinh thái hình thành từ nửa cuối những năm 1970 đến giữa những năm
1980 của thế kỷ XX và đƣợc coi là một mô hình phát triển của Du lịch bền vững
(DLBV). DLST đƣợc biết đến nhiều hơn từ Hội nghị thƣợng đỉnh về môi trƣờng tổ chức
tại Stockholm Thụy Điển (1972) nhƣng phải đến năm 1983 thì thuật ngữ về DLST mới
đƣợc đƣa ra lần đầu tiên bởi Hector Ceballos - Lascurain (1983) - một nhà môi trƣờng

học và kiến trúc sƣ ngƣời Mehico [dẫn theo 6].
Vào khoảng thời gian trƣớc và đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc, những nghiên
cứu về DLST hầu nhƣ có cùng quan điểm với Hector Ceballos-Lascurain, cho rằng đây
là hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng: Taylor, Boo,
E.(1990) [143], Kreg lindberg and Donald E. Hawkins (1990) [131], và nền tảng chính
của DLST là dựa vào những giá trị tự nhiên và văn hóa để phát triển Bucley RC (1991)
[124]. Cũng trong khoảng thời gian này, Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế (TIES, 1990)
đƣợc thành lập đã phổ biến rộng rãi tới các quốc gia thành viên về vai trò bảo vệ tài
nguyên môi trƣờng của DLST [dẫn theo 2]. Đặc biệt, những nghiên cứu thực tiễn mà địa
điểm là các VQG, KBT thiên nhiên cũng đƣợc thực hiện [dẫn theo 63]. Việc lựa chọn
đối tƣợng nghiên cứu này một lần nữa khẳng định rằng DLST được nhắc đến với vai
trò ưu tiên là bảo tồn và phát triển bền vững.
Cho tới những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trƣớc, những nghiên cứu về
DLST nhƣ Honey, M.(1999) [127], Simpson and Wall(1999) [140] đã mở rộng quan
điểm về DLST không chỉ dựa vào thiên nhiên, mà mối quan hệ giữa con ngƣời với tự
nhiên cũng nhƣ lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng cũng đã đƣợc đề cập. Đặc biệt, việc
đƣa ra điều kiện hình thành, nguyên tắc và các bƣớc để phát triển DLST đã đƣợc nêu rõ.
Những năm sau đó, nghiên cứu về DLST vẫn diễn ra mạnh mẽ và ngày càng khẳng định
vị thế và vai trò của nó trong việc xóa đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học, cung

6


cấp các dịch vụ DL có trách nhiệm và bền vững, mà đặc biệt là vị trí của cộng đồng
ngày càng đƣợc khẳng định nhiều hơn. DLST phát triển ở mức cao, đó là “Du lịch sinh
thái dựa vào cộng đồng”. Nghiên cứu về vấn đề này đƣợc các học giả quan tâm dƣới
những thuật ngữ khác nhau: Du lịch cộng đồng (DLCĐ) hay Du lịch dựa vào cộng đồng
(DLDVCĐ)/ Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, Du lịch sinh thái cộng đồng
(DLSTCĐ) và hầu hết các nghiên cứu đều đồng nhất quan điểm về DLCĐ và DLDVCĐ
(DL dựa vào cộng đồng) [119]. Quan điểm về DLST dựa vào cộng đồng hay DLSTCĐ

chủ yếu là nhấn mạnh yếu tố sinh thái trong hoạt động du lịch. Cho đến nay, những
nghiên cứu về DLCĐ thƣờng theo hai xu hƣớng: 1) Coi đây là một loại hình du lịch
[dẫn theo 70,135,140,148,...]; 2) Coi đây là phương thức tiếp cận bền vững
[122,129,131,147...].
Thứ nhất, coi DLSTDVCĐ hay DLSTCĐ là một loại hình du lịch. Những nhà
nghiên cứu theo quan điểm này cho rằng: “Du lịch dựa vào cộng đồng là một loại hình
du lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý hoạt
động du lịch, lợi ích từ du lịch sẽ đóng góp một phần vào phát triển kinh tế địa phương
(Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2000) [135]. Quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới
(WWF, 2001): DL Dựa vào cộng đồng hay Du lịch cộng đồng (DLCĐ) là loại hình
DL mà ở đó CĐĐP có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý
các hoạt động DL, và phần lớn lợi nhuận thu được tự hoạt động DL được giữ lại cho
cộng đồng [148]. Nhƣ vậy, mặc dù coi đây là một loại hình du lịch nhƣng những quan
điểm trên đã chỉ ra tầm quan trọng của ngƣời dân địa phƣơng trong việc phát triển du
lịch ngay trên địa bàn sinh sống của họ. Đặc biệt, đa số những nghiên cứu theo hƣớng
này tập trung vào việc đánh giá, tìm hiểu những điều kiện cần thiết của một địa
phƣơng để có thể phát triển loại hình du lịch này. Địa phƣơng không chỉ có tài nguyên
tự nhiên, tài nguyên nhân văn, mà điều kiện về cơ sở hạ tầng, về con ngƣời cũng rất
quan trọng [140].
Thứ hai, coi DLSTDVCĐ hay DLSTCĐ là một phƣơng thức tiếp cận bền vững,
một công cụ để bảo tồn tài nguyên du lịch [121,129,147]. Với cách tiếp cận hoàn toàn
khác, những nghiên cứu theo hƣớng này chủ yếu chỉ rõ vai trò của các bên liên quan
trong hoạt động DLCĐ: CĐĐP, các tổ chức hỗ trợ phát triển, các nhà quản lý,...Theo
Kibicho, W. 2008, cộng đồng chính là một trong những nhân tố có quyền quyết định các
giải pháp phát triển, là chìa khóa PTBV [131]. Trong đó, những lĩnh vực mà cộng đồng

7


giữ quyết định then chốt nhƣ kinh tế, chính trị thông qua việc lập kế hoạch thực hiện và

quản lý hoạt động du lịch [121]. Wheeller (1992) cho rằng DLCĐ sẽ mang lại đồng thời
hai lợi ích: bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng [147]. Không chỉ có vậy,
DLSTDVCĐ còn có tác dụng làm tránh những xung đột giữa con ngƣời và môi trƣờng,
huy động tất cả nguồn lực của cộng đồng vào phát triển địa phƣơng mà không làm tổn
hại đến môi trƣờng [129].Theo tổ chức Thƣơng mại thế giới (2005), nhiều nƣớc ở châu
Á và đặc biệt là những nƣớc thuộc tiểu vùng sông Mê Kông: Thái Lan, Lào,
Campuchia,... đã xây dựng chƣơng trình xóa đói giảm nghèo trong đó có các hoạt động
liên quan đến DLSTDVCĐ. Bên cạnh những ƣu điểm mà loại hình DL này mang lại, đã
có những nghiên cứu đề cập đến mặt hạn chế của nó, đó là DLCĐ cũng sẽ làm mở rộng
sự khác biệt giữa những thành viên trong cộng đồng và điều này có thể dẫn đến những
xung đột khác trong xã hội [138]. Từ những nghiên cứu điểm cụ thể, một số nghiên cứu
đề xuất về bài học kinh nghiệm và phƣơng pháp phát triển du lịch cộng đồng cũng đƣợc
công bố [142,148].
b)Ở trong nước
Tại Việt Nam, DLST bắt đầu hình thành và phát triển từ năm 1990 với sự kiện
“Năm du lịch Việt Nam” đƣợc tổ chức. Từ đó, nhiều thông tƣ, nghị định, văn bản... liên
quan đến quy hoạch và phát triển du lịch trong đó có DLST đã đƣợc Nhà nƣớc ban
hành. Song song với đó, nghiên cứu về DLST đƣợc thực hiện và công bố ở cả phƣơng
diện lý thuyết và thực tiễn.
Trên phƣơng diện lý thuyết, vấn đề về khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa, tiềm năng
cho phát triển DLST... lần đầu tiên đƣợc đƣa ra thảo luận tại Hội thảo về DLST với phát
triển Du lịch bền vững ở Việt Nam (1998) [116]. Năm 1999, Tổng cục Du lịch phối hợp
với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - xã hội Châu Á
Thái Bình Dƣơng (ESCAP) tổ chức Hội thảo: “ Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở
Việt Nam”, kết quả Hội thảo đã cho thấy tầm quan trọng của DLST trong PTBV kinh tế
xã hội, làm cơ sở cho phát triển DL Việt Nam cũng nhƣ đẩy mạnh hợp tác phát triển
DLST giữa Việt Nam với quốc tế. Từ đây, DLST đƣợc xác định nhƣ là một trong những
“đòn bẩy” để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, sự ra đời của một
số chuyên khảo của các nhà khoa học Phạm Trung Lƣơng(2002), Lê Huy Bá (2009),
Nguyễn Đình Hòe (2005), Thế Đạt (2003) là những công trình có đóng góp quan trọng

về hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến DLST hiện nay ở Việt Nam [60,2,36,18].

8


Ở Việt Nam, “Du lịch dựa vào cộng đồng” đƣợc bàn luận đến từ đầu thập niên
90 của thế kỷ XX. Ban đầu là những công trình của một số học giả Mark Grindley
(1997) Jean Michaud (1998); Analisa Koeman, Michael Di Gregorio (1998) khi thực
hiện nghiên cứu ở địa bàn huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Các học giả này đề cập đến việc
đánh giá nguồn lực về văn hóa, xã hội cho việc phát triển du lịch, cũng những tác động
của du lịch tới đời sống cộng đồng, tới tài nguyên môi trƣờng [dẫn theo 35]... Để nhìn
nhận lại những vấn đề trên một cách rõ ràng hơn, và đặc biệt là tìm ra phƣơng cách để
phát triển du lịch ở Sa Pa không làm tổn hại hay phá hủy các tài nguyên ở địa phƣơng
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân nơi đây, một nghiên cứu của tác giả
Phạm Thị Mộng Hoa và Lâm Thị Mai Lan (2000) đã đƣợc thực hiện [35]. Đây là một
trong những nghiên cứu mới về phát triển DL bền vững dựa vào cộng đồng trong giai
đoạn này, tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số nhóm ngƣời cụ thể chịu tác động
của du lịch: ngƣời bán hàng dong, trẻ em lang thang, ngƣời kinh doanh du lịch và khách
du lịch nên vẫn còn một số hạn chế.
Đến thế kỷ XXI vấn đề phát triển DLCĐ mới lần đầu tiên đƣợc đƣa ra chính thức
tại “Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam” (2003) [85].
Trong thời gian gần đây, DLCĐ đã nhận đƣợc sự đƣợc quan tâm nghiên cứu nhiều và
chuyên sâu hơn của một số nhà khoa học Phạm Hoàng Hải cùng cộng sự (2013) [29],
Phạm Trung Lƣơng,Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh,... [60], Võ Quế (2006)
[70], Nguyễn Thị Hải (2004) [23], Trần Đức Thanh, chủ biên (2014) [86], Bùi Thị Hải
Yến (2008) [119]… Từ các nghiên cứu này, ngƣời đọc có thể nhận ra rằng: 1) Hai tên
gọi “Du lịch dựa vào cộng đồng” hay “Du lịch cộng đồng” mặc dù hình thức khác nhau
nhƣng đều có sự tƣơng đồng trong ngữ nghĩa: Nói đến hoạt động phát triển du lịch có sự
tham gia của cộng đồng địa phƣơng; 2) Các khái niệm đều chú ý đến vai trò cung cấp
dịch vụ du lịch và việc hƣởng lợi từ hoạt động đó của cộng đồng địa phƣơng; quyền lợi

và trách nhiệm của khách du lịch ít đƣợc nhắc tới. Theo đó, DLCĐ là phƣơng thức phát
triển DL bền vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai
đoạn phát triển và mọi hoạt động DL. Cộng đồng nhận đƣợc sự hợp tác, hỗ trợ của các
tổ chức, cá nhân trong nƣớc và quốc tế; của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ chính
phủ và nhận đƣợc phần lớn lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động DL nhằm phát triển CĐ,
bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trƣờng DL bền vững, đáp ứng các nhu cầu DL phong

9


phú, có chất lƣợng cao và hợp lý của du khách [120]. Tác giả Trần Đức Thanh cùng các
cộng sự đã nêu rất rõ về hai khái niệm Du lịch cộng đồng và Du lịch dựa vào cộng đồng.
Theo nhóm các nhà nghiên cứu này, đây là “Khái niệm hai trong một” [86] và là hai giai
đoạn của một quá trình, mục đích chung vẫn là thúc đẩy cộng đồng tham gia vào hoạt
động DL, kinh tế địa phƣơng phát triển cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng
theo hƣớng du lịch dịch vụ.
Nhiều nghiên cứu đồng nhất quan điểm DLCĐ và DLDVCĐ, coi đây là hoạt
động DL có sự tham gia của CĐĐP vào tất cả các hoạt động du lịch, trong đó có cả kinh
doanh dịch vụ du lịch [70,71]. Đồng thời, chúng ta cũng thấy rằng, mặc dù sử dụng các
thuật ngữ khác nhau DLCĐ, DLDVCĐ [60,70], DLSTDVCĐ [24,28,86] nhƣng về cơ
bản tất cả các khái niệm trên đều đƣợc hiểu là “du lịch dựa vào cộng đồng” nhƣng nhấn
mạnh vai trò của các hệ sinh thái (sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn) nhƣ là nhân
tố chính tạo nên tài nguyên của loại hình DL này.
Không chỉ dừng lại trong việc tiềm hiểu các khái niệm liên quan đến DLCĐ,
việc đƣa ra các phƣơng thức nhằm đánh giá sự tham gia của cộng đồng cũng đã đƣợc đề
xuất trong một số nghiên cứu: Cevat Tosun (1999) đề xuất 3 thang đo: Tham gia cƣỡng
chế, tham gia thụ động, và cao nhất là tham gia tự nguyện; Pretty (1994), Satterthwaite
(1995) lại lựa chọn 7 mức độ: Tham gia thụ động, tham gia cung cấp thông tin, tham gia
tƣ vấn, tham gia khuyến khích vật chất, tham gia chức năng, tham gia tƣơng tác, tham
gia tự giác [dẫn theo 6]. Một số học giả trong nƣớc lại tìm hiểu năng lực cộng đồng

thông qua việc đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của họ trong việc cung cấp dịch vụ
du lịch. Nhƣ vậy, có thể có nhiều cách khác nhau để xác định đƣợc mức độ tham gia của
cộng đồng, tuy nhiên, tùy vào từng mục đích nghiên cứu để sử dụng kết hợp nhiều các
thang đo cho phù hợp.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về phương pháp đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch
sinh thái
Không chỉ bàn luận về khái niệm DLCĐ, các điều kiện để phát triển, phƣơng
pháp đánh giá và những bài học thực tiễn trong và ngoài nƣớc khi phát triển loại hình du
lịch này cũng đƣợc các tác giả trên đƣa ra khá rõ ràng. Các phƣơng pháp đánh giá tài
nguyên cho phát triển du lịch đƣợc thực hiện trong thời gian gần đây: Bùi Thị Hải Yến
(2008), Phạm Trung Lƣơng & cộng sự (2000). Theo đó, các nghiên cứu này đã tổng kết

10


lại các nghiên cứu trƣớc đó với 4 kiểu đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch cộng
đồng (kiểu tâm lý thẩm mỹ, kiểu sinh khí hậu, kiểu đánh giá kỹ thuật, kiểu đánh giá kinh
tế) [59,119]. Năm 2014, nghiên cứu của Trần Đức Thanh (chủ biên, 2014) là một trong
những đóng góp cụ thể trong việc phát triển cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn cho phát
triển DLSTCĐ, giúp cải thiện các điều kiện sống cho ngƣời dân sống ở vùng đệm các
VQG trong đó cụ thể là vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng [86]. Mặc dù không đƣa ra tiêu chí
đánh giá cho hoạt động DL này, nghiên cứu đã cho thấy một cái nhìn cụ thể về những
lĩnh vực dịch vụ mà ngƣời dân địa phƣơng có thể tham gia đồng thời họ đƣợc hƣởng lợi
với việc phát triển DLSTCĐ ở một khu vực VQG.
Từ thực tiễn nghiên cứu tại các địa phƣơng, Quỹ Phát triển Châu Á kết hợp với
Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn (2012) “Tài liệu hướng dẫn phát triển
du lịch cộng đồng” rút ra những bài học kinh nghiệm xây dựng mô hình DLCĐ cho các
làng nghề thủ công truyền thống ở Bắc Ninh, từ đó chia sẻ các kinh nghiệm xây dựng
mô hình du lịch cộng đồng nâng cao đời sống ngƣời dân ở những vùng miền khác nhau
trên cả nƣớc [72]. Đặc biệt, SNV (Tổ chức phát triển Hà Lan) đã phối hợp với Tổng cục

Du lịch và đối tác nghiên cứu thực hiện một số mô hình xóa đói giảm nghèo thông qua
mô hình du lịch tại các địa phƣơng: Sa Pa (Lào Cai), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Vĩnh
Hy (Ninh Thuận), Hà Tây (Hà Nội) [46]... Kết quả của những nghiên cứu này đã đóng
góp nhiều về cơ sở lý luận và thực thiễn để phát triển loại hình DLCĐ.
Trong những năm gần đây, nhiều địa phƣơng đã áp dụng triển khai loại hình
DLST hay DLCĐ và mang lại nguồn thu đáng kể cho ngƣời dân, góp phần nâng cao
chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng. Một số địa phƣơng đi đầu trong việc phát triển
loại hình DL này nhƣ: Mai Châu, Sa Pa, Quảng Bình, Huế, vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Đặc biệt, VQG Cúc Phƣơng phát triển mô hình DLST tổ chức theo chuyên đề với
các tuyến du lịch: Tuyến khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phƣơng; Tuyến tìm hiểu các
giá trị khảo cổ Cúc Phƣơng; Tuyến tìm hiểu văn hóa Cúc Phƣơng; Tuyến tìm hiểu thiên
nhiên, văn hóa Cúc Phƣơng [153]. Hay, Vƣờn Quốc gia Bạch Mã lại có nguồn tài
nguyên địa hình đa dạng hơn, phát triển DLST theo hƣớng mô hình đƣờng mòn diễn
giải với nhiều tuyến du lịch tới các điểm tham quan trong VQG: Đƣờng mòn thác Đỗ
Quyên; đƣờng mòn thác Ngũ Hồ; Đƣờng mòn đỉnh Bạch Mã [154]. Đặc biệt, Bản Lác
(Mai Châu, Hòa Bình) với những nét độc đáo về các món ăn đặc sản, lối sống, các lễ hội

11


văn hóa,... địa phƣơng này đã tạo đƣợc nguồn thu nhập đáng kể cho ngƣời dân với việc
phát triển mô hình DLSTCĐ.
Nhƣ vậy, nghiên cứu về DLST ở Việt Nam ban đầu còn đƣợc coi là một lĩnh vực
khá mới, theo thời gian, những nghiên cứu về DLST đã có nhiều công trình nghiên cứu
với các cách tiếp cận khác nhau, mỗi cách tiếp cận, mỗi hƣớng nghiên cứu đều có điểm
yếu điểm mạnh cần phát triển. Cùng với đó, nhiều mô hình DLST ở địa phƣơng đã đƣợc
xây dựng và bƣớc đầu đã cho thấy sự thành công, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở
địa phƣơng.
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về cơ sở địa lý cho phát triển du lịch
1.1.2.1. Trên thế giới

Hoạt động DL đƣợc biết đến từ rất sớm trong lịch sử, chính vì vậy nghiên cứu về
nó đã đƣợc thực hiện ở nhiều lĩnh vực. Trong địa lý học, nghiên cứu địa lý du lịch đƣợc
hình thành từ trƣớc những năm 40 của thế kỷ XX và cho đến nay nó đã phát triển ở
nhiều giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn ban đầu đƣợc đặc trƣng bởi quá trình nghiên cứu các luồng địa lý du
lịch với các công trình của khoa Du lịch thuộc đại học Tổng hợp Leningrad, Liên Xô cũ.
Giai đoạn thứ hai đƣợc hình thành vào đầu những năm 1960, khi lƣợng khách du lịch
tăng cao, gây áp lực lên tài nguyên và môi trƣờng, đặt ra vấn đề cần phải nghiên cứu
đánh giá các điều kiện tài nguyên, tổ chức lãnh thổ (TCLT) cho hoạt động DLBV. Cùng
với đó, nhiều nghiên cứu lý thuyết cũng nhƣ ứng dụng có liên quan đến vấn đề này đƣợc
thực hiện, tiêu biểu là những công trình của các nhà khoa học thuộc Đại học
Lomonôxôp Liên Xô: Iu.A.Vedenhin và N.N.Mirosnhitrencô, 1981, Mukhina, 1973...)
[dẫn theo51]. Đối tƣợng nghiên cứu trong các công trình này chính là địa chất, địa hình,
khí hậu, thực vật... cho hoạt động du lịch.
Tại Châu Á, các nhà địa lý cũng đã nghiên cứu theo hƣớng này từ những năm 70
của thế kỷ XX. Tiên phong là các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc,…với hoạt
động chính là kiểm kê các loại tài nguyên cho mục đích DL, nghiên cứu các điều kiện tự
nhiên của một lãnh thổ đối với phát triển DL [dẫn theo 74]. Đặc biệt, việc nghiên cứu
xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá sự phù hợp của các yếu tố tự nhiên đối với hoạt động
DL của con ngƣời cũng đƣợc thực hiện.

12


Song song với việc lựa chọn đánh giá theo các tiêu chí đối với mỗi hợp phần tự
nhiên cho phát triển du lịch thì việc nghiên cứu TCLT cho phát triển du lịch (PTDL)
cũng đƣợc nhiều nhà địa lý quan tâm và đƣợc thực hiện ở nhiều nơi, nhƣng nổi bật nhất
vẫn là ở Liên Xô, Hoa Kỳ, và cả các nƣớc phƣơng Tây. Điển hình các nghiên cứu trong
lĩnh vực này là những công trình của các tác giả: V.B. Nêphêđơva, L.G.Suitchenco;
B.N. Likhanop, 1973 (Liên Xô cũ); Kostrowicki, 1970; Warszyncka, 1973 (Ba Lan);

Đavis, 1971 (Hoa Kỳ); Wolfe, 1966 (Canada),…[dẫn theo 61].
Cho đến những năm 1990, khi quan điểm phát triển bền vững đƣợc đề cập thì các
nghiên cứu về TCLT du lịch tập trung nhiều đến nghiên cứu về định mức và tiêu chuẩn
phù hợp với sức chứa của tài nguyên trongvùng hoạt động du lịch (C.A. Gunn, 1994;
Bucley RC, 1991…) [124,126]. Cũng theo những nghiên cứu này, bên cạnh những mục
tiêu mà tổ chức lãnh thổ cần hƣớng tới đó là đạt đƣợc hiệu quả về mặt kinh doanh, bảo
vệ tài nguyên du lịch thì mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng cũng đã đƣợc đặt ra.
Trong giai đoạn này, không chỉ ở Liên Xô, các nhà khoa học phƣơng Tây vừa kế thừa
những nghiên cứu đi trƣớc đồng thời mở rộng nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn cho
về đánh giá các điều kiện địa lý cho PTDL (G.Georgiev,1980, K.Tiskov,1984;
N.Popova, 1993;…); Cùng với đó, không chỉ các tiêu chí về điều kiện tự nhiên đƣợc lựa
chọn để đánh giá, một số yếu tố về cơ sở hạ tầng (CSHT), khả năng tiếp cận dịch vụ,
chất lƣợng môi trƣờng,… cũng đƣợc lựa chọn (ESCAP, 1995; B.Rosemary,1998) [dẫn
theo 61].
Đến giai đoạn thứ ba, các nghiên cứu vẫn tập trung theo hƣớng đánh giá điều
kiện địa lý cho PTDL, tuy nhiên quy mô đánh giá và TCLT cũng đa dạng từ cấp địa
phƣơng cho đến cấp quốc gia (Nguyen Cao Huan and Lee, 1997, CM. Hall, 2008)
[134,128]. Đồng thời, sự phát triển về phƣơng pháp nghiên cứu gắn với công nghệ thông
tin máy tính đã thúc đẩy các nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển sang phân tích định
lƣợng và mô hình hóa. Một đóng góp lớn của các nghiên cứu trong giai đoạn này là khả
năng tiếp cận các dữ liệu và thông tin không gian nhờ công nghệ viễn thám. Từ việc đƣa
ra các tiêu chí đánh giá, tích hợp GIS, đã cho kết quả khả quan trong việc tổ chức lãnh
thổ dành cho hoạt động DL.
Nhƣ vậy, nghiên cứu về các điều kiện địa lý phục vụ cho DL đã đƣợc hình thành
khá sớm trên thế giới với ba giai đoạn chính, giai đoạn nghiên cứu luồng địa lý du lịch,

13



×