Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Mot vai van de ve xay dung mo hinh TTVH dua vao cong dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.17 KB, 5 trang )

MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG
TÂM VĂN HÓA XÃ, PHƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Họ tên: Trần Thị Thu Nguyệt
Email:
Trung tâm văn hóa, thể thao xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trung tâm
văn hóa) là một trong những nơi thực hiện thiết chế văn hóa, là nơi vừa đáp ứng
nhu cầu giáo dục, giải trí của người dân đồng thời tạo nên sự gắn kết của cộng
đồng thông qua các hoạt động của mình. Trung tâm Văn hóa cũng là nơi lưu giữ
những giá trị văn hóa trong cộng đồng dân cư, đồng thời chuyển tải các giá trị văn
hóa tới từng cá nhân, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, là cầu
nối giữa sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, giữa thiết chế văn hóa các cấp với
nhau để phục vụ nhu cầu tiếp cận cũng như tham gia hoạt động văn hóa chung của
cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng, có
rất ít trung tâm văn hóa thực hiện tốt các chức năng này. Nguyên nhân lớn nhất mà
các chuyên gia nhận định là do các trung tâm văn hóa chưa có mô hình hoạt động
phù hợp, không thu hút sự quan tâm của người dân, từ đó dẫn đến tình trạng hàng
loạt các trung tâm văn hóa, đặc biệt là các trung tâm văn hóa cấp cơ sở (xã,
phường, thị trấn) phải đóng cửa hoặc cho thuê mướn để phục vụ các mục đích khác
(như phơi lúa hoặc tổ chức đám cưới…)
Trước thực trạng đó, thiết nghĩ cần có hệ thống giải pháp đồng bộ để vực dậy
hoạt động của các trung tâm văn hóa cấp xã, phường- nơi đóng vai trò quan trọng
trong việc thực hiện các chức năng của thiết chế văn hóa. Để xây dựng mô hình
hoạt động đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dân thật sự không đơn giản, nhất là
trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin –khi mà các phương tiện giải trí cá
nhân ngày càng đa dạng và giá thành ngày càng thấp. Như vậy, để lựa chọn giữa
việc đến trung tâm văn hóa tham gia một hoạt động thiếu hấp dẫn trong hoàn cảnh
chen chúc đông người với việc xem phim, nghe nhạc ở nhà một cách thoải mái hơn
thì tỷ lệ những người chọn phương án thứ hai ngày càng cao hơn. Chính vì vậy,
theo tôi để xây dựng mô hình hoạt động cho các trung tâm văn hóa trước tiên cần
phát huy nội lực của cộng đồng, có nghĩa là cần hiểu rõ nhu cầu và thúc đẩy cộng
đồng cùng tham gia xây dựng mô hình. Yếu tố “dựa vào cộng đồng” (Community


based) không chỉ được sử dụng trong lĩnh vực phát triển cộng đồng mà hiện nay
các lĩnh vực giáo dục, du lịch , môi trường… đều sử dụng ngày càng phổ biến hơn,
vì một lẽ cho dù hoạt động ở lĩnh vực nào thì mục đích cuối cùng cũng vì sự phát
triển của cộng đồng, của xã hội. Do đó, theo tôi trong xây dựng mô hình hoạt động
của nhà văn hóa xã, phường cũng không thể bỏ qua vai trò của cộng đồng.
Lợi ích của việc dựa vào cộng đồng:
1


- Thứ nhất, cộng đồng tham gia làm chủ và có nghĩa vụ tham dự vào quá trình
xây dựng mô hình để đảm bảo việc vận hành và duy trì hoạt động của mô hình
thành công.
- Thứ hai, với tư cách vừa là người sử dụng, vừa là người quản lý, cộng đồng
được khuyến khích đưa ra những quyết định liên quan đến kiểm soát, vận hành và
duy trì hoạt động của mô hình.
- Thứ ba, cộng đồng có khả năng thực hiện và xác định được kết quả từ các
quyết định của mình có liên quan đến mô hình. Khía cạnh này chính là đề cập đến
năng lực của cộng đồng ở khả năng đóng góp về kỹ thuật, nhân công và tài chính,
cũng như sự hỗ trợ về thể chế của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, thực
hiện và duy trì tính bền vững của mô hình hoạt động của trung tâm văn hóa.
Sự tham gia của cộng đồng rất đa dạng và phụ thuộc vào bối cảnh địa phương,
quy mô của cộng đồng, luật pháp nhà nước, thể chế và năng lực địa phương cũng
như đặc trưng văn hóa vùng miền. Điều này được biết đến dưới khái niệm “xã hội
hóa” như là một phương châm hành động với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”.
Người dân sẽ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn khi họ được tham gia đóng
góp ý kiến, ý tưởng cho một chương trình hoạt động của nhà văn hóa.
Trong phạm vi bài viết, xin đề xuất một số bước cơ bản để xây dựng mô hình
trung tâm văn hóa dựa vào cộng đồng.
Bước 1: Khảo sát nhu cầu: có nhiều cách để lấy ý kiến của cộng đồng trong

xây dựng mô hình hoạt động của trung tâm văn hóa, chẳng hạn như phát phiếu
khảo sát nhu cầu, sử dụng các phương pháp phát triển cộng đồng như: thảo luận
nhóm, phương pháp ABCD (Assets Based for Community Development - Phát
triển cộng đồng dựa vào tài sản và nguồn lực trong cộng đồng). Đây chính là yếu
tố để đảm bảo tính khoa học trong quá trình xây dựng mô hình. Thông qua việc
khảo sát, chúng ta sẽ nắm được nhu cầu của người dân về các hoạt động văn nghệ,
TDTT, đọc sách và các phong trào khác, như vậy khi xây dựng chương trình hoạt
động sẽ phù hợp hơn. Việc khảo sát có thể tiến hành ở quy mô lớn trên nhiều đối
tượng (phụ nữ, trẻ em, thanh niên, người cao tuổi) ở lần đầu tiên khi xây dựng mới
hoặc củng cố lại hoạt động của trung tâm văn hóa. Sau đó có thể tiến hành khảo sát
lấy ý kiến theo từng đợt hoặc khi dự định xây dựng chương trình hoạt động mới.
Lưu ý rằng việc này nên thực hiện nghiêm túc, không nên làm chiếu lệ vì như vậy
sẽ không có tác dụng mà còn gây lãng phí về thời gian và tiền bạc. Người đi khảo
sát nên giải thích rõ cho cộng đồng việc này có ý nghĩa như thế nào đối với họ và
khuyến khích họ mạnh dạn bày tỏ chính kiến (trên thực tế, tốt nhất những người
thực hiện khảo sát nên là những người từ một đơn vị khác không thuộc địa
phương)
- Bước thứ hai là vận động những người có uy tín, am hiểu văn hóa địa
phương vào nhóm thiết kế chương trình hoạt động định kỳ cho nhà văn hóa.
2


Những người có uy tín này có thể là cán bộ địa phương, có thể là sãi cả, giáo cả,
trưởng tộc, trưởng thôn hoặc có thể là người dân bình thường mà tiếng nói của họ
có ảnh hưởng đến những người khác trong cộng đồng. Những người này có khả
năng vận động cộng đồng tham gia một cách tự nguyện, sẵn sàng đóng góp cho
phong trào chung; điều này hoàn toàn khác với việc sử dụng chế tài để bắt buộc họ
tham gia (như sẽ không được xét gia đình văn hóa, gặp khó khăn trong việc vay
vốn…)
- Bước thứ ba, sử dụng nguồn nhân lực trong cộng đồng để thành lập các đội

nhóm, câu lạc bộ văn nghệ, thể thao và tuyên truyền viên quần chúng. Bước này rất
quen thuộc, tuy nhiên làm cách nào để duy trì các đội nhóm hoặc câu lạc bộ này
mới thật sự quan trọng. Trên thực tế, tại một số trung tâm văn hóa thì các câu lạc
bộ, đội nhóm ban đầu hoạt động rất mạnh, số lượng nhiều nhưng sau đó thì yếu
dần và tự giải tán. Cho nên cần xác định rõ cơ chế, trách nhiệm và quy chế hoạt
động của các câu lạc bộ, đội nhóm phụ trách các chương trình cho nhà văn hóa
trong đó chú ý đến bố trí hợp lý số lượng thành viên nòng cốt và thành viên phong
trào.
- Bước thứ tư, cán bộ văn hóa cùng cộng đồng chọn chương trình hoạt động
định kỳ (theo thời gian, theo chủ đề) và lên lịch diễn, thi đấu hoặc phổ biến kiến
thức phù hợp với thời gian biểu của địa phương. Cần làm phong phú và đa dạng
các hoạt động bằng cách luân phiên thay đổi chương trình trên cơ sở “kho ý tưởng”
từ cộng đồng. Chẳng hạn, xác định rõ thời gian tổ chức các hoạt động, định kỳ hay
theo dịp lễ tết; xác định đối tượng chính và loại hình hoạt động.
Ví dụ về chương trình hoạt động trong tháng của trung tâm văn hóa xã A
Tuần Thời gian

1

2

3
4

Nội dung

Thành phần
tham gia
Thứ 7 ngày Sinh hoạt văn nghệ:
Tất cả trẻ em

02/06/2012 Hội thi hát và biểu diễn trong xã
thời trang trẻ em: chủ đề
19 giờ
Thiên thần đáng yêu
CN
ngày Hội thi phổ biến kiến thức Người
dân
10/06/2012 về môi trường
trong xã
7 giờ 30

Nhóm phụ Địa điểm
trách
CLB Măng Hội trường
non
Trung tâm
văn hóa xã
A
CLB tuyên Khu
vực
truyền
tiền
sảnh
trung
tâm
văn hóa
CN
ngày Thi đấu thể thao: Cờ tướng Người
cao CLB
thể Trung tâm

17/06/2012
tuổi
thao
văn hóa xã
7 giờ 30
A
CN
ngày Thực hiện chiến dịch ra Đoàn
viên, CLB thanh Địa bàn xã
24/06/2012 quân thu gom rác thải, vệ thanh
niên, niên
tình
6 giờ 30
sinh môi trường
học sinh
nguyện

3


Chương trình hoạt động phải được lên lịch trước cũng giống như việc xếp thời
khóa biểu trong trường học để bố trí nhân sự, sắp xếp thời gian chuẩn bị thực hiện.
Thành phần tham gia là người dân trong cộng đồng, họ được tập luyện và hướng
dẫn bởi nhóm phụ trách. Cán bộ của trung tâm văn hóa sẽ là người hỗ trợ, giúp đỡ
các nhóm về mặt chuyên môn như lên kế hoạch, viết kịch bản, hỗ trợ đạo cụ và các
thủ tục hành chính cần thiết khác.
Ở một số trung tâm văn hóa xã, phường hoạt động có hiệu quả thì chương
trình hoạt động chi tiết được sắp xếp trước 1 năm và sau mỗi hoạt động đều có hoạt
động lượng giá (lấy ý kiến người tham gia về chất lượng của chương trình) để
chỉnh sửa, bổ sung cho những hoạt động sau có hiệu quả hơn.

Các chương trình hoạt động này không nhất thiết phải diễn ra ở nơi đặt trung
tâm văn hóa, mà có thể tổ chức ở những không gian mà thể hiện được tính đặc
trưng văn hóa của từng vùng miền. Ví dụ: hình thức hát đối đáp hoăc trò chơi dân
gian sẽ hay hơn khi trình diễn ở sân đình…Xuất phát từ suy nghĩ này lại nảy sinh
một vấn đề khác “liệu có nhất thiết phải xây dựng trung tâm văn hóa với cơ sở vật
chất theo quy chuẩn với “không gian đóng” trong khi văn hóa lại là yếu tố “mở” ?”
Thiết kế một mô hình hoạt động cho trung tâm văn hóa không phải đơn giản,
cần có thời gian để nghiên cứu, tham quan, thử nghiệm. Một số mô hình thực hiện
thành công ở nơi này nhưng chưa chắc thành công ở nơi khác, bởi năng lực của
người thực hiện mô hình không phải đều ngang bằng nhau. Theo tôi, mô hình mẫu
tốt rất quan trọng, tuy nhiên cách để triển khai mô hình đó còn quan trọng hơn, nói
cách khác người thực hiện mô hình phải hiểu rõ đặc trưng văn hóa vùng, địa
phương, phải biết linh hoạt trong áp dụng mô hình tại địa phương mình chứ không
cứng nhắc.
Ví dụ: cùng một công thức nấu canh chua nhưng không phải ai cũng nấu
ngon. Tương tự, để thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức thì không nhất thiết
phải tổ chức một buổi hội nghị hoặc họp dân rồi báo cáo viên trình bày mà có thể
tổ chức dưới dạng hội thi đố vui, sáng tác tranh, nhạc, truyện ngắn...
Theo tôi, mô hình hoạt động của trung tâm văn hóa dựa vào cộng đồng tương
đối phù hợp trong điều kiện nhân sự và phụ cấp dành cho cán bộ phụ trách ở các
trung tâm văn hóa còn hạn chế. Sử dụng nguồn lực từ cộng đồng vừa giải tỏa được
khó khăn về nhân sự vừa đảm bảo được hoạt động định kỳ của nhà văn hóa trên cơ
sở tập hợp ý tưởng từ cộng đồng.
Tóm lại: Cùng với các thiết chế văn hoá khác, trung tâm văn hoá hiện nay
đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cộng đồng. Văn hóa của dân tộc, của
quê hương đang được lưu giữ trong từng người dân, từng cộng đồng dân cư. Nếu
công đồng được tham gia từ giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế chương trình sẽ kích
thích sự hứng thú của họ khi tham gia các hoạt động. Qua đó, mỗi người dân tự ý

4



thức được việc cần thiết phải tham gia xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết
bị, khuôn viên, tạo cảnh quan sạch đẹp cho trung tâm văn hoá.
Bên cạnh việc quy hoạch, đầu tư xây dựng, các địa phương cần chú trọng nâng
cao chất lượng hoạt động của các trung tâm văn hoá: thành lập ban chủ nhiệm hoạt
động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản và xây dựng quy chế hoạt động và cơ chế tài
chính rõ ràng. Ðổi mới, đa dạng nội dung sinh hoạt văn hoá cộng đồng, hoạt động văn
hoá-văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút đông đảo bà con tham gia, góp phần nâng
cao đời sống tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
---------------------------------------------

5



×