Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH hợp nội DUNG GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG TRONG môn SINH học 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.86 KB, 19 trang )

Sơ yếu li lich

Trang 1
SangKienKinhNghiem.org


STT
1
2
3
4
5
6

Nội dung
Sơ yếu lý lịch
Mục lục
Phần A: Mở đầu
1.Tên đề tài
2.Lý do chọn đề tài
1.2. Cơ sở lý luận

Trang
1
2
3
3
3

MỤC LỤC


Trang 2
SangKienKinhNghiem.org


PHẦN A: MỞ ĐẦU
1.Tên đề tài
“Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7”
2. Lý do chọn đề tài:
1. 2.Cơ sở lí luận:
Năm học 2014– 2015 là năm học tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nói khơng với tiêu cực và bệnh
thành tích trong giáo dục. Mỗi thầy cơ giáo là một tấm gương đạo đức tự học và
sáng tạo để học sinh noi theo. Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực.
Đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ
thông tin.
Hiện nay, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan
tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần
hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về
q trình học tập và qúa trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục
sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc
học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh, so với việc học tập và thực hiện các
mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không
tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh và có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục bảo vệ mơi trường được đưa vào nội
dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con đường tích hợp, tức là liên kết, lồng
ghép với các mơn học có sẵn trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp
lý, nhưng đặc biệt là môn Sinh học.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa

đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất. Nhưng mơi trường
hiện nay như chúng ta đã biêt nó đã và đang bị suy thối, ơ nhiễm một cách trầm
trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau: như núi lửa, bão cát…và do sự phát triển
kinh tế - xã hội để đáp ứng cho nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con
người, con người chưa thật sự có ý thức cao về bảo vệ mơi trường, như khai thác
tài tài nguyên rừng cạn kiệt, xả rác bừa bài... từ đó nó đã đem lại cho con người
những thảm họa khơn lường như gây hiệu ứng nhà kính, khí hậu tồn cầu thay đổi
Trái Đất nóng lên làm cho băng ở hai cực tan ra, gây ra thiên tai và những căn bệnh
hiểm nghèo, nó đã mang đi biết bao tính mạng của người dân vơ tội.

Trang 3
SangKienKinhNghiem.org


Để giảm bớt những hậu quả do thiên nhiên gây ra đó là việc bảo vệ mơi trường
hiện nay là một trong nhiều mối quan tâm mang tính tồn cầu nói chung, ở nước ta
bảo vệ mơi trường là một vấn đề đang được quan tâm sâu sắc.
Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bộ giáo dục và đào
tạo xây dựng và đưa vào giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong các
mơn học, trong đó có mơn Sinh học ở các cấp học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ mơi trường trong cơng cuộc
xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo phát triển bền vững quốc
gia, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm thể chế hóa cơng tác bảo vệ mơi trường,
trong đó có cơng tác giáo dục bảo vệ môi trường.
Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được quốc hội nước Cộng Hòa XHCN
Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005 có quy định về giáo dục
bảo vệ mơi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường: “Cơng dân Việt
Nam được giáo dục tồn diện về mơi trường nhằm nâng cao hiểu biết và yù thức
bảo vệ môi trường; giáo dục bảo vệ môi trường là một nội dung của chương trình

chính khóa của các cấp học phổ thơng” (trích điều 107 luật bảo vệ mơi trường)
Ngày 15/11/2004, bộ chính trị đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ về “bảo vệ mơi
trường trong thời kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết
xác định quan điểm bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của
nhân loại, là yếu tố bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nghị
quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số 1 trong 7 giải
pháp bảo vệ môi trường của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục bảo vệ
mơi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng
dần thời lượng và tiến tới hình thành mơn học chính khóa đối với các cấp học phổ
thơng”
Ngày 17/10/2001, thủ tướng chính phủ kí quyết định 1363/QĐ-TTg về việc
phê duyệt đề án “đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân” với mục tiêu: “ Giáo dục học sinh hiểu biết về pháp luật và chuû trương chính
sách của Đảng, nhà nước về bảo vệ mơi trường; có kiến thức về mơi trường để tự
giác thực hiện bảo vệ môi trường”.
Từ những chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày 31/01/2005, bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị “về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ
môi trường” chỉ thị đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là
trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng

Trang 4
SangKienKinhNghiem.org


hình thức phù hợp trong các mơn học, xây dựng mơ hình trường xanh – sạch – đẹp
phù hợp với các vùng, miền…
Là giáo viên giảng dạy môn Sinh học trong những năm qua tôi đã trăn trở và
suy nghĩ làm thế nào cho môi trường sống được trong sạch và lành mạnh hơn. Nên
tôi đã mạnh dạng viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm này để áp dụng vào việc
giảng dạy của mình để giáo dục thế hệ trẻ ngày nay có ý thức hơn và góp một phần

cơng sức nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ mơi trường hiện hay về mai sau.
2. 2. Cơ sở thực tiễn:
Những hiểm họa suy thối mơi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
lồi người. Chính vì vậy, bảo vệ mơi trường là vấn đề sống cịn của nhân loại và
của mỗi quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thối mơi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu
ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện
mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
Thông qua giáo dục, từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về
môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi
trường.
Giáo dục bảo vệ mơi trường cịn góp phần hình thành người lao động mới, người
chủ tương lai của đất nước.
Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong sinh học 7 là trang bị cho học
sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ mơi
trường. Các em phải ý thức được rằng giữ gìn bảo vệ mơi trường sống phải từ các
hoạt động bình thường, ngay trong lớp học, giờ chơi, lúc nghỉ ngơi, sinh hoạt trong
gia đình, nơi cơng cộng. Xa hơn nữa lúc làm việc trên đồng ruộng, trong nhà máy
công sở, trường học. Và có khả năng cải tạo mơi trường xung quanh bằng những
việc làm đơn giản mà hiệu quả, cũng có thể nảy sinh những ý tưởng mới mẻ về bảo
vệ môi trường trong học sinh và cả gia đình các em và cộng đồng.
Giáo dục bảo vệ mơi trường giúp học sinh hiểu biết bản chất các vấn đề mơi
trường: Tính phức tạp, quan hệ nhiều mặt, nhiều chiều, tính hữu hạn của tài nguyên
thiên nhiên; nhận thức được yù nghĩa tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
một nguồn lực để sinh sống, lao động và phát triển của mỗi cá nhân, cộng đồng,
quốc gia và quốc tế.
Khi đã có những hiểu biết cần thiết sẽ giúp cho học sinh có kĩ năng, phương
pháp hành động để nâng cao năng lực lựa chọn phong cách sống, tích hợp với việc
sử dụng hợp lí và khơn ngoan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên; có thể tham

gia có hiệu quả vào việc phịng ngừa và giải quyết các vấn đề mơi trường, góp phần
vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực tại

Trang 5
SangKienKinhNghiem.org


địa phương. Góp phần thiết thực vào việc cải tạo môi trường tại địa phương Mỹ
Hưng.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung môn sinh học lớp 7, đặc biệt là những bài có nội dung yêu cầu lồng
ghép giáo dục bảo vệ mơi trường.
4. Mục đích nghiên cứu:
Qua đề tài này, mục đích đạt được của tơi nhằm nâng cao chất lượng giờ
giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học, thông qua
việc làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp nhiều phương pháp đặc trưng
bộ môn, cũng như kết hợp với các bộ mơn khác. Qua đó góp phần nâng cao chất
lượng học tập của học sinh, học sinh sẽ có thói quen năng động sáng tạo phát huy
cao độ năng lực tự học của mình, góp phần đẩy mạnh hơn nữa nền giáo dục của
nước nhà. Vấn đề cơ bản là giúp các em học sinh địa phương có phương pháp học
tập hợp lí với u cầu hiện tại.
Giúp học sinh có ý thức góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ
mơi trường.
Tìm ra giải pháp tối ưu trong giảng dạy bài Sinh học 7 có lồng ghép giáo dục
bảo vệ mơi trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
* Nhìn chung với đề tài này cần phải giải quyết các vấn đề sau:
Tìm hiểu thực tế giảng dạy bộ mơn, tình hình học tập của học sinh.
Tìm hiểu việc bảo vệ mơi trường, ý thức về môi trường của các em học sinh,
từ đó thấy được những mặt tích cực cũng như khó khăn của phương pháp.

Phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt chưa thuận lợi để áp
dụng vào thực tế giảng dạy.
* Nhiệm vụ của giáo viên:
Giáo viên là người có vai trị to lớn trong việc hưỡng dẫn, tổ chức hoạt động
học tập của các em học sinh, do đó chúng ta phải cố gắng chuẩn bị tốt tiến trình lên
lớp kể cả phương tiện dạy học và hệ thống phương pháp dạy học phù hợp. Để thực
hiện phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong giảng dạy địa lí bậc
THCS thành cơng thì theo tơi có những giải pháp như sau:
+ Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực
hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành,
phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
+ Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về
quá trình học tập và qúa trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục
sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho việc
học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học tập và thực hiện các
mặt giáo dục một cách riêng rẽ. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội vốn không
tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hồn chỉnh và có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trang 6
SangKienKinhNghiem.org


* Nhiệm vụ học sinh:
Như chúng ta đã biết, mỗi học sinh đều phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ,
vai trị của mình.
Trước tiên học sinh phải có đủ phương tiện, đồ dùng học tập tối thiểu cho bộ
môn.
Trong giờ học ln có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực chú ý nghe
giảng, luyện tập theo sự chỉ đạo của giáo viên.
Làm bài tập về nhà đầy đủ, chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

6. Phương pháp nghiên cứu.
Để đề tài có hiệu quả cao, chúng ta cần có phương pháp đúng đắn.
Trước tiên phải có sự quan sát đánh giá tình hình của học sinh, chất lượng
học tập, ý thức học tập của các em học sinh.
Khi đánh giá được tình hình học tập của học sinh, tơi lựa chọn nội dung
nghiên cứu, từ đó tơi quyết định tìm tịi tài liệu phù hợp phục vụ cho đề tài, tiếp
theo tơi tìm hiểu, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp.
Cùng với tài liệu đã thu thập được, tơi viết đề cương sau đó đưa ra tổ chun
mơn cùng thảo luận.
Được sự đóng góp ý kiến của tổ chun mơn, tơi thực hiện viết đề tài.
Qua q trình nguyên cứu đề tài trên lý thuyết kết hợp với thực tế học sinh,
tôi kết hợp điều chỉnh các thiếu sót, bất cập nảy sinh.
Nói chung phương pháp cơ bản để tơi chọn đề tài này đó là phương pháp:
+ Điều tra: Lấy ý kiến của đồng nghiệp, ý kiến của học sinh.
+ Tổng hợp, tổng hợp từ tài liệu, tổng hợp từ ý kiến của đồng nghiệp.
Những điều quan trọng là phải đảm bảo nội dung, phương pháp, bám sát
chuẩn kiến thức vào giảng dạy ở trên lớp.
PHẦN B: Q TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thực trạng mơi trường và giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Sinh học 7 tại Trường THCS Mỹ Hưng - Thanh Oai – Hà Nội:
1.1.Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền và chính quyền địa phương về
mơi trường trong trường học, chương trình “xanh- sạch- đẹp” trường lớp đã được
nhà trường thực hiện trong nhiều năm qua. Phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực, cơ quan văn hóa đang được đẩy mạnh và có hiệu quả tại
đơn vị.
Ngồi mơn Sinh học, cịn có Địa lý, Hóa học, Giáo dục cơng dân, Vật lý... cũng
có chương trình lồng ghép giáo dục bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó cịn có sự
quan tâm chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường.
Những nội dung về bảo vệ môi trường đã được nhà trường đưa vào danh

mục thi đua của từng lớp, từng tuần, từng tháng cho mỗi lớp. Nhìn chung lực lượng
tham gia là cả thầy, trò và cả cộng đồng xã hội nên đây là điều kiện giúp cho kế
hoạch lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thành công.
2.1. Khó khăn:
Trang 7
SangKienKinhNghiem.org


Hầu hết học sinh là con em vùng nông thôn, điều kiện kinh tế cịn thiếu thốn
và khó khăn, ý thức về bảo vệ môi trường chưa cao. Bên cạnh đó địa bàn Mỹ Hưng
là vùng trũng, khi mưa lớn dễ gây ngập úng, môi trường bị ô nhiễm. Khu vực sân
chơi của nhà trường còn trũng ,chưa được bê tơng hết, sân trường cịn nhiều lá rụng
và vũng nước cũng đã ảnh hưởng đến môi trường chung.
Đồ dùng dạy học của môn giáo dục môi trường hầu như không có, mà chủ
yếu là do tự làm nên gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy.
Thơng tin về giáo dục mơi trường đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa đến được
nhiều với học sinh, khi có vi phạm về mơi trường chưa có biện pháp xử lý kịp thời
và có hiệu quả.
Trường học gần khu dân cư, trong khi ý thức bảo vệ môi trường của một bộ
phận nhân dân gần trường học và nơi học sinh sinh sống còn hạn chế nên ảnh
hưởng phần nào đến môi trường trường học.
2. Nội dung, phương thức, biện pháp thực hiện:
1.2. Nội dung:
Trên cơ sở những hướng dẫn tích hợp của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và đào
tạo về nội dung, giáo viên lựa chọn hình thức phù hợp nhưng cần đảm bảo được
các yêu cầu:
- Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù
hợp với mục tiêu đào tạo của tiết học. Nội dung giáo dục bảo vệ mơi trường phải
chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
- Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực

hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể
tham gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ mơi trường của địa phương phù hợp
với độ tuổi.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ
động tham gia vào các quá trình học tập, tạo điều kiện cho học sinh phát hiện các
vấn đề mơi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề với sự tổ chức vaø hướng dẫn của
giáo viên.
- Vận dụng cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến
thức cơ bản của mơn học, tính lôgic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến
thức và tăng thời gian của tiết học.
2.2. Phương thức tích hợp:
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và
mức độ liên hệ.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phải phù hợp hoàn toàn
với mục tiêu và nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.

Trang 8
SangKienKinhNghiem.org


- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục
bảo vệ mơi trường.
- Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lôgic .
3.2. Những nội dung đã thực hiện lồng ghép và mang lại hiệu quả:
Khi dạy bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật. Ở
mục IV. Vai trò của động vật, giáo viên giới thiệu những hình ảnh về động vật có
ích có vai trị quan trọng đối với tự nhiên và con người (cung cấp nguyên liệu, thực
phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người trong giải trí , thể thao..) Tuy nhiên
một số loại có hại truyền bệnh :trùng sốt rét, trùng kiết lị, muỗi, rận, rệp.... từ đó
hạn chế mơi trường phát sinh của động vật có hại, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng

để đảm bảo sức khoẻ cho con người, học sinh hiểu được liên quan giữa môi trường
và chất lượng cuộc sống của con người có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Khi dạy bài 6. Trùng kiết lị và trùng sốt rét. Ở mục 3.(II).Bệnh sốt rét ở nước ta,
giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phòng chống bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh
mơi trường vệ sinh cá nhân, diệt muỗi, ăn uống hợp vệ sinh.
Khi dạy bài 7. Đặc điểm chung và vai trò thực tiến của Động vật nguyên sinh.
Phần II.Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh. Từ giá trị thực tiễn của động
vật nguyên sinh giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức phịng chống ơ nhiễm mơi
trường nước nói riêng và ơ nhiễm mơi trường nói chung.
Khi dạy bài 11. Sán lá gan. Mục 2 (III).Vòng đời của sán lá gan, giáo dục cho
học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, phịng
chống giun sán kí sinh cho con người và vật nuôi.
Khi dạy bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp.
Ở mục I. Một số giun dẹp khác, giáo viên giáo dục học sinh cần ăn chín, uống sơi,
khơng ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh
qua gia súc và thức ăn của con người. Cần giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống.
Khi dạy bài 13. Giun đũa. Ở mục 2 (IV).Vòng đời của Giun đũa, giáo viên giới
thiệu H 13.3 và H13.4 và giảng giải giun đũa kí sinh trong ruột người, trứng giun đi
vào cơ thể qua con đường ăn uống, giáo dục ý thức vệ sinh môi trường vệ sinh cá
nhân khi ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh.
Khi dạy bài 14. Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn.
Ở mục I. Một số giun tròn khác, giáo viên giới thiệu hình ảnh của một số giun trịn
(giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, giun chỉ...) Hầu hết giun trịn sống kí sinh và
gây nhiều tác hại ở người, động vật, thực vật từ đó hình thành ý thức học sinh cần
giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.
Khi dạy bài 15. Giun đất. Mục “Em có biết”, giáo viên yêu cầu học sinh đọc
mục này và dùng phương pháp thuyết trình để giáo dục ý thức bảo vệ động vật có
ích , đặc biệt là giun đất đã làm tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất thơng qua hoạt
động sống của chúng từ đó học sinh có ý thức phịng chống ơ nhiễm mơi trường
đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho giun

đất làm thức ăn.
Trang 9
SangKienKinhNghiem.org


Khi dạy bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm. Mục II.Vai trị
của thân mềm, thơng qua bảng 2/tr 72 sau khi học sinh tìm tên đại diện của thân
mềm, giáo viên giáo dục thân mềm có vai trị quan trọng đối với tự nhiên (phân hủy
thức ăn, là mắt xích trong chuỗi thức ăn) và đời sống con người (làm thực phẩm,
làm sạch môi trường nước ) nên cần phải sử dụng hợp lí nguồn lợi thân mềm, đồng
thời giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ chúng.
Khi dạy bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác. Mục II.Vai trò thực tiễn,
yêu cầu học sinh tìm đại diện các động vật thuộc lớp giáp xác có vai trị quan trọng
đối với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường
nước, giúp cân bằng sinh học từ đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ chúng.
Khi dạy bài 25. Nhện và đa dạng của lớp Hình nhện. Mục II. Sự đa dạng của
hình lớp nhện, Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đa dạng của lớp hình nhện (đối
với lồi có lợi) trong tự nhiên, tạo điều kiện cho chúng phát triển bằng cách bảo vệ
môi trường sống.
Khi dạy bài 27. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ. Mục 2 (II).Vai trò
thực tiễn của sâu bọ, giáo viên giảng giải: Sâu bọ có lợi có vai trị: làm thuốc chữa
bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng → giáo dục ý
thức bảo vệ những loài sâu bộ có lợi
Khi dạy bài 29. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp. Mục III.Vai
trò thực tiễn, u cầu học sinh tìm tên đại diện có ở địa phương thuộc 3 lớp: Giáp
xác, Hình nhện, Sâu bọ và cho biết lồi có lợi lồi có hại đối với con người và tự
nhiên từ đó học sinh thấy được động vật ngành Chân khớp có vai trị: làm thuốc
chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng, có vai trị
trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái...Giáo dục chi học sinh ý thức bảo vệ những
lồi động vật có ích, tạo điều kiên thuận lợi cho chúng phát triển.

Khi dạy bài 34. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Cá. Mục III.Vai trị của cá,
giáo viên thơng qua thói quen đánh bắt cá ở địa phương để giáo dục học sinh lựa
chọn cách đánh bắt cá có lợi cho mơi trường và mang lại hiệu quả lâu dài.
+ GV: Ở địa phương em người ta thường đánh bắt cá bằng những cách nào?
+ HS: Dùng lưới, dùng nom, dùng nhá, dùng câu, dùng xung điện, dùng thuốc
nổ…
+ GV: Trong những biện pháp trên, biện pháp nào đem lại hiệu quả lâu dài, biện
pháp nào có hại cho nhiều lồi sinh vật?
+ HS: Dùng lưới, dùng câu… đem lại hiệu quả lâu dài vì như thế ta chỉ bắt một
số cá có kích thước nhất định mà khơng làm tổn hại đến những con khác. Do đó
chúng có thể sinh sản và duy trì nịi giống. Dùng xung điện, dùng thuốc nổ sẽ gây
hại cho các loài sinh vật dưới nước, làm chết và lãng phí nguồn lợi cá (do cịn nhỏ
ta khơng sử dụng hoặc chìm trong nước ta khơng bắt được)
+ GV: Như vậy khi đánh bắt cá ta lựa chọn cách nào cho phù hợp?
Trong nội dung này giáo viên cũng có thể hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ
nguồn lợi cá nói riêng và nguồn lợi thủy sản nói chung? Học sinh sẽ trả lời là bảo
vệ môi trường nước, sử dụng các biện pháp khai thác hợp lý..
Trang 10
SangKienKinhNghiem.org


Nghiên cứu mức độ liên quan tới môi trường của mỗi tiết dạy để lựa chọn
giải pháp phù hợp. Giáo dục mơi trường bằng hình thức vận dụng kiến thức sinh
học vào thực tế cuộc sống. Từ đó giáo dục học sinh: muốn phát triển nguồn lợi từ
cá ta cần phải vệ môi trường nước không bị nhiễm bẩn. Cần phải có ý thức bảo vệ
các lồi cá trong tự nhiên, khuyến cáo mọi người không dùng điện, chất nổ, lưới
mắt nhỏ đánh bắt cá để góp phần bảo tồn các lồi cá, góp phần cân bằng hệ sinh
thái trong mơi trường nước, chú ý gây ni các lồi cá có giá trị kinh tế.
Khi dạy bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư. Mục IV.Vai trò
của lưỡng cư, giáo dục học sinh Lưỡng cư là động vật có ích cho nơng nghiệp, là

nguồn thực phẩm có giá trị, là vật thí nghiệm trong sinh lí học. Nhưng hiện nay một
số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiễm
bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…Vì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt
lưỡng cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư.
Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ động vật có ích
Khi dạy bài 40. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát. Mục IV. Vai trò,
giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ các lồi bị sát vì đa số bị sát có ích cho nơng
nghiệp, có giá trị thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm mỹ nghệ,…Vì vậy cần được
bảo vệ gây ni những lồi bị sát q.
Khi dạy bài 44. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim. Mục III.Vai trò của
chim. Từ các nguồn lợi do chim mang lại như: Chim ăn các loại sâu bọ, ăn các lồi
gặm nhấm làm hại nơng lâm nghiệp, chim làm cảnh, cung cấp thực phẩm...Trong
tự nhiên chim giúp cho việc phát tán cây rừng...giáo viên giáo dục chúng ta cần
phải có ý thức bảo vệ các lồi chim có ích, không săn bắt bừa bãi.
Khi dạy bài 51. Đa dạng của lớp Thú – Các bộ móng guốc và bộ linh trưởng.
Mục III. Vai trò của thú, sau khi phân tích vai trị của thú đem lại rất nhiều
nguồn lợi cho đời sống con người và trong tự nhiên, với số lượng thú trong tự
nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là thú hoang dã, điều này đặt ra cho
mỗi chúng ta cần có biện pháp bảo vệ thú, bảo vệ động vật hoang dã, cấm săn bắn
buôn bán động vật trái phép, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn ni
những động vật có giá trị kinh tế.
Khi dạy bài 55. Tiến hóa về sinh sản. Giảng giải sinh sản là quy luật tự nhiên để
phát triển nịi giống, tuỳ theo hình thức sinh sản mà tạo điều kiện thuận lợi để
động vật thụ tinh, chăm sóc trứng, chăm sóc con... Giáo dục ý thức bảo vệ động
vật đặc biệt trong mùa sinh sản.
Khi dạy bài 56. Cây phát sinh giới động vật. Giáo viên phân tích và giảng giải
cho học sinh sự phức tạp hóa về cấu tạo của động vật trong qúa trình phát triển lịch
sử, gắn liền với sự chuyển dời đời sống từ nước lên cạn, trải qua nhiều giai đoạn
biến đổi địa chất và khí hậu, một số sinh vật khơng thích nghi đã bị tuyệt diệt trong
cuộc “đấu tranh sinh tồn” và ngay cả dưới tác động của con người. Một điều cần

chú ý là nhiều loài động vật hiện nay đang có nguy cơ bị tuyệt chủng từ đó giáo
dục cho học sinh ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Trang 11
SangKienKinhNghiem.org


Khi dạy bài 58. Đa dạng sinh học. Mục II. Những lợi ích của đa dạng sinh học
và mục III. Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học và việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh
học ở Việt Nam và thế giới từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và
cân bằng sinh học: nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi. nghiêm cấm săn bắt, buôn
bắn động vật hoang dã, thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học.
Khi dạy bài 59. Biện pháp đấu tranh sinh học. Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu
các biện pháp đấu tranh sinh học từ đó học sinh thấy được biện pháp đấu tranh
sinh học có vai trị tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm mơi trường,
khơng ảnh hưởng đến sinh vật có ích và sức khoẻ con người.
Khi dạy bài 60. Động vật quý hiếm. Yêu cầu học sinh tìm hiểu 4 cấp độ đe dọa
tuyệt chủng một số loài động vật quý hiếm ở Việt Nam có xu hướng ngày càng
giảm sút, từ đó đề ra các biện pháp: Bảo vệ mơi trường sống, cấm săn bắn buôn bán
bắt giữ động vật trái phép, xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên, tổ chức chăn ni
những lồi có giá trị kinh tế.

Dẫn chứng cụ thể khi dạy bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
TIẾT 6

TRÙNG KIẾT LỊ VÀ TRÙNG SỐT RÉT

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với

lối sống kí sinh.
- HS chỉ rõ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng
chống bệnh sốt rét.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H 6.1; 6.2; 6.4 SGK.
- HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở.
Phiếu học tập
STT Tên ĐV
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
Đặc điểm
1
Cấu tạo
2
Dinh dưỡng
3
Phát triển
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
Trang 12
SangKienKinhNghiem.org


2. Kiểm tra bài cũ
- Trùng giày lấy thức ăn, thải bã như thế nào?

3. Bài mới
Trên thực tế có những bệnh do trùng gây nên làm ảnh hưởng tới sức khoẻ
con người. Ví dụ: trùng kiết lị, trùng sốt rét.
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm cấu tạo của 2 loại trùng này phù hợp với đời
sống kí sinh. Tác hại của trùng sốt rét và trùng kiết lị.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan - Trùng kiết lị và Trùng sốt rét thích
sát hình 6.1; 6.2; 6.3 SGK trang 23, 24. nghi rất cao với lối sống kí sinh.
Hồn thành phiếu học tập.
- Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột.
- GV nên quan sát lớp và hướng dẫn các - Trùng sốt rét kí sinh trong máu người
nhóm học yếu.
và thành ruột, tuyến nước bọt của muỗi
Anôphen.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.
- Yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào - Cả hai đều huỷ hoại hồng cầu và gây
phiếu học tập.
bệnh nguy hiểm.
- GV ghi ý kiến bổ sung lên bảng để các
nhóm khác theo dõi.
- GV lưu ý: Nếu còn ý kiến chưa thống
nhất thì GV phân tích để HS tiếp tục lựa
chọn câu trả lời.
- GV cho HS quan sát phiếu mẫu kiến
thức.
Phiếu học tập: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét
Tên ĐV
STT

Trùng kiết lị
Đặc điểm
- Có chân giả ngắn
1
Cấu tạo
- Khơng có khơng bào.
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Nuốt hồng cầu.
2
Dinh dưỡng

3

Phát triển

Trùng sốt rét

- Khơng có cơ quan di chuyển.
- Khơng có các khơng bào.
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng
cầu.
- Trong môi trường, kết bào - Trong tuyến nước bọt của
xác, khi vào ruột người chui ra muỗi, khi vào máu người, chui
khỏi bào xác và bám vào vào hồng cầu sống và sinh sản
thành ruột.
phá huỷ hồng cầu.

- GV cho HS làm nhanh bài tập mục  - Yêu cầu:
Trang 13

SangKienKinhNghiem.org


trang 23 SGk, so sánh trùng kiết lị và
trùng biến hình.
- GV lưu ý: trùng sốt rét khơng kết bào
xác mà sống ở động vật trung gian.
- Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị
có tác hại như thế nào?
- Nếu HS khơng trả lời được, GV nên
giải thích.
- GV cho HS làm bảng 1 trang 24.
- GV cho HS quan sát bảng 1 chuẩn.

+ Đặc điểm giống: có chân giả, kết bào
xác.
+ Đặc diểm khác: chỉ ăn hồng cầu, có
chân giả ngắn.

Bảng 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Đặc điểm Kích
Con
đường
thước (so
truyền
dịch Nơi kí sinh
ĐV
với hồng
bệnh
cầu)

To
Đường
tiêu Ruột người
Trùng kiết
hóa
lị
Nhỏ
Trùng
rét

sốt

Qua muỗi

Tác hại

Tên bệnh

Viêm loét Kiết lị.
ruột, mất
hồng cầu.
Máu người
Phá huỷ Sốt rét.
Ruột
và hồng cầu.
nước
bọt
của muỗi.

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bảng 1,

kết hợp với hình 6.4 SGK.
- Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? (Do
hồng cầu bị phá huỷ)
- Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu?
(Thành ruột bị tổn thương.)
Liên hệ: Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta
phải làm gì?(Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín
uống sơi, khơng ăn thức ăn ôi thiu, không
hợp vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn, vệ
sinh môi trường sạch sẽ để mầm bệnh
khơng có điều kiện phát triển)
- GV đề phịng HS hỏi: Tại sao người bị
sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại
rét run cầm cập?
Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta
Mục tiêu: HS nắm được tình hình bệnh sốt rét và các biện pháp phòng tránh.
Trang 14
SangKienKinhNghiem.org


Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với .
thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi:
- Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện
này như thế nào?
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng - Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần
đồng?
được thanh toán.
- GV hỏi: Tại sao người sống ở miền núi - Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ

hay bị sốt rét?
sinh cá nhân, diệt muỗi.
- GV thơng báo chính sách của Nhà nước
trong cơng tác phịng chống bệnh sốt rét:
+ Tun truyền ngủ có màn.
+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn
phí.
+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ để muỗi
khơng có nơi trú ẩn, sinh sản
- GV u cầu HS rút ra kết luận.
4. Củng cố
- Dinh dưỡng ở trùng kiết lị và trùng sốt rét giống nhau và khác nhau như thế nào?
- Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người?
- Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi ? (vì ở đây mơi trường thuận lợi nhiều
vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp, nên có nhiều lồi muỗi Anơphen mang các mầm
bệnh sốt rét)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu về bệnh do trùng gây ra.
- Xem trước bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS
+ Kẻ và hoàn thành bảng 1 trang 26 SGK
+ Tìm hiểu vai trị của ĐVNS
3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực hiện:
1.3. Bài học kinh nghiệm.
Giáo dục mơi trường được tích hợp vào nhiều mơn học ở trường THCS
trong đó có mơn Sinh học nói chung và Sinh học 7 nói riêng, là mơn có khả năng
đưa giáo dục mơi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương
trình sinh học 7 điều có khả năng đề cập các nội dung giáo duc môi trường. Tuy
nhiên khi soạn giáo án, giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội

dung giáo dục môi trường phù hợp để đưa nội dung bài giảng dưới dạng lồng ghép
hay lieân hệ.

Trang 15
SangKienKinhNghiem.org


Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ mơi trường, để mang lại sự thành công
cao giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ mơn, tránh mọi sự gượng ép.
- Tránh làm nặng nề thêm kiến thức sẵn có, xem xét và chọn lọc những nơi
dung có thể lồng ghép nội dung giáo dục môi trường một cách thuận lợi nhất nhưng
đem lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
- Phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức, lieân hệ một cách nhẹ nhàng và trình bày
một cách đơn giản, lấy ví dụ gần với đời sống của học sinh và đảm bảo thời lượng
của một tiết học.
Ngoài ra hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường khơng chỉ có giáo viên dạy
Sinh học mà cịn có nhiều lực lượng khác trong nhà trường và phải được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo.
- Hoạt động dạy học bảo vệ môi trường được đưa vào kế hoạch từ đầu năm
thông qua hội nghị cán bộ công chức.
- Thông qua Đội thiếu niên tiền phong qua các đợt phát động thi đua đã giáo
dục các em ý thức bảo vệ môi trường và qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ
nhiệm đã lồng ghép sinh hoạt theo chủ điểm.
- Liên hệ bàn bạc với chính quyền địa phương các ý kiến đề xuất kịp thời để
góp phần tạo mơi trường xung quanh nhà trường và trong cộng đồng dân cư ngày
càng tốt hơn.
2.3. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài:
Với sự vào cuộc của các cấp quản lí giáo dục, sự hợp tác của tập thể sư phạm
các nhà trường, sự hứng thú học tập của học sinh, tôi tin tưởng đề tài sẽ mang lại

hiệu quả giảng dạy tốt.
Bên cạnh đó sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, mạng Internet ngày càng
phát triển cũng là điều kiện tốt giúp giáo viên trao đổi kinh nghiệm, thu thập tư liệu
dễ dàng.
Để có sự thành cơng địi hỏi người giáo viên phải chịu khó tìm tịi tư liệu liên
quan, những hình ảnh, câu chuyên minh họa thiết thực gần gũi nhất để giúp học
sinh dễ hiểu, nhận biết, nếu có được những ví dụ, câu chuyện ở địa phương, trong
học sinh thì hiệu quả giáo dục sẽ càng cao.
Tùy điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đối tượng học sinh mà giáo viên
lựa chọn hình thức, phương pháp lồng ghép thích hợp nhất.
Sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Có hình thức
phù hợp khuyến khích những học sinh có ý thức và kết quả học tập tốt.
Giáo dục học sinh luôn luôn chuẩn bị đầu đủ những hiểu biết cần thiết cho
nội dung bày sắp học có liên quan đến mơi trường đặc biệt là sưu tầm tư liệu, mẫu
vật, hình ảnh... có liên quan.
4. Kết luận
1.4. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN.
Trong q trình giảng dạy tơi nhận thấy với những cố gắng của bản thân, sự
hợp tác tích cực của học sinh và cán bộ, giáo viên nhà trường việc thực hiện lồng
Trang 16
SangKienKinhNghiem.org


ghép các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trong Sinh học 7 đã
mang lại những hiệu quả đáng kể:
Học sinh đã nắm vững các nội dung kiến về mơi trường như : Mơi trường là
gì? Ngun nhân làm ơ nhiễm mơi trường? Vì sao cần phải bảo vệ môi trường?
Những điều tốt đẹp mang lại từ những nỗ lực bảo vệ môi trường của bản thân và
những người xung quanh.
Khi đã nắm vững kiến thức mơi trường, các em sẽ có ý thức, thái độ, cách cư

xử với phù hợp với môi trường, bức xúc trước hiện trạng của môi trường chưa tốt ở
xung quanh mình, trong và ngồi nhà trường, từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn tài
ngun mơi trường. Từ chỗ biết giữ gìn về sinh trong phịng học, ngồi phịng học
đến tồn bộ cảnh quan nhà trường, khơng vứt rác bừa bãi, biết yêu quý, chăm sóc
bảo vệ cây cối trong sân trường, khơng bẻ cành vặt lá mà cịn góp phần bảo vệ mơi
trường nơi mình sinh sống, bảo vệ các sinh vật trong hệ sinh thái, các địa danh
thắng cảnh của quê hương đất nước, cùng tuyên truyền đến tất cả mọi người cùng
tham gia.
Về kĩ năng: Học sinh biết thu thập thơng tin phán đốn, đánh giá hiện trạng
môi trường: Sạch hay không sạch ô nhiễm hay không ô nhiễm; kỹ năng thực hiện
một số hành động trong trường học như giữ vệ sinh lớp học, sân trường, biết gom
rác bỏ vào thùng, đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, lau bảng bằng khăn ẩm, kĩ năng
tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia; kĩ năng phát hiện, ngăn chặn
những hành vi làm ô nhiễm môi trường.
2.4. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng.
Bảo vệ mơi trường là trách nhiệm của tồn xã hội và là hành vi đạo đức, hai
vấn đề này gắn với nhau. Nếu môi trường trong lành tạo điều kiện để học sinh phát
triển toàn diện, phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, yên tâm, phấn khởi học
tập, nếu mơi trường xung quanh ơ nhiễm nó ảnh hưởng đến học sinh về mọi mặt,
dẫn đến các mặt giáo dục sẽ hạn chế. Chính vì vậy thực hiện nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường rất đúng, kịp thời nhất là trong giai đoạn hiện nay môi trường đang
bị tàn phá bởi tốc độ đơ thị hố nhanh, sự tăng nhanh của các khu công nghiệp...,sự
thiếu ý thức của con người khi tác động vào tự nhiên và sự biến đổi bất thường của
thiên nhiên.
Giáo dục bảo vệ mơi trường ở nhà trường phổ thơng nói chung và ở trường
THCS Mỹ Hưng nói riêng đã trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương
đối đầy đủ về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi trường thông qua việc tích hợp trong
từng nội dung bài giảng. Bản thân tuy đã cố gắng nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều
thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp chia sẻ, quan tâm. Để đưa nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường vào giảng dạy ở bộ môn Sinh học 7 ngày càng tốt hơn.

PHẦN C: NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Để đảm bảo cho việc dạy tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn
Sinh học 7 đạt hiệu quả cao, tơi xin có một số kiến nghị với Phịng GD- ĐT huyện
Thanh Oai cùng Ban giám hiệu nhà trường THCS Mỹ Hưng như sau:
Trang 17
SangKienKinhNghiem.org


- Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các phương tiện, trang thiết bị dạy
học, tư liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường.
- Tạo cảnh quan môi trường nhà trường ngày càng Xanh- Sạch- Đẹp: trồng
nhiều cây xanh, tơn tạo sân trường, đầu tư nguồn nước sạch có như vậy việc tuyên
truyền của giáo viên mới mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Cần tăng cường kiểm tra đánh giá các trường thường xuyên về công tác bảo
vệ môi trường các trường học. Coi công tác vệ sinh môi trường là một trong các
điều kiện để đánh giá xếp loại thi đua của các nhà trường trong năm học.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân đã tích lũy được trong quá trình
giảng dạy của mình, những nội dung đã trình bày ở trên khơng tránh khỏi những sai
sót, rất mong sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp, các đồng nghiệp góp
ý, bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cám ơn!
Mỹ Hưng, ngày 15 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
NGUYỄN THỊ THỦY

MỤC LỤC
Đề mục

Trang


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1

1.1 Cơ sở lí luận

1

2.1. Cơ sở thực tiễn

2

3.1. Phạm vi, đối tương nghiên cứu

3

4.1. Mục đích nghiên cứu

3

5.1. Tính khoa học và thực tế

3

PHẦN II : NỘI DUNG
1. Thực trạng môi trường và giảng dạy lồng ghép giáo dục bảo
vệ môi trường trong môn Sinh học 7 tại Trường THCS Mỹ
2
Hưng.

Trang 18
SangKienKinhNghiem.org


1.1.Thuận lợi

2

2.1. Khó khăn

2

2. Nội dung, phương thức, biện pháp thực hiện

5

1.2. Nội dung:

5

2.2. Phương thức tích hợp

5

3.2. Những nội dung đã thực hiện lồng ghép và mang lại hiệu quả:

6

3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn nghiên cứu, thực 10
hiện:

1.3. Bài học kinh nghiệm.
10
2.3. Khả năng ứng dụng, triển khai đề tài
11
III. KẾT LUẬN
1. Kết quả của việc ứng dụng đề tài SKKN.

12

2. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu, vận dụng.

13

3. Những kiến nghị, đề xuất:

13

Trang 19
SangKienKinhNghiem.org



×