Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

báo cáo kiến tập sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.26 KB, 47 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Mở đầu bài báo cáo này cho phép em gửi đến các thầy cô lòng biết ơn sâu sắc
đã tận tình giúp đỡ chúng em, truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới, những
bài học mới. Và những bài học hôm nay sẽ là hành trang giúp chúng em vững bước
trong sự nghiệp trồng người sau này.
Giảng đường Đại học là nơi cung cấp những kiến thức chuyên môn và kĩ năng
nghề nghiệp, nhưng việc vận dụng những lí thuyết học được từ thầy cô, từ sách vở
vào thực tiễn cuộc sống là không hề đơn giản. Đó là cả một quá trình rèn luyện và
phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân. Bác Hồ đã từng nói rằng “Học phải đi
đôi với hành”, việc học phải luôn kết hợp với thực hành, lý thuyết phải đi kèm với
thực tiễn thì mới đạt được hiệu quả cao, lí thuyết mà không đi đôi với thực tiễn thì
chỉ là lí thuyết suông. Đây chính là lúc mà em vận dụng những gì đã học được vào
thực tiễn.
Là sinh viên năm thứ 2 của Trường Đại học Quảng Bình, được sự phân công
của ban giám hiệu nhà trường, em được về Trường Tiểu học Đức Ninh để kiến tập.
Tại đây chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện và hướng dẫn nhiệt tình
của ban giám hiệu, của các thầy cô trong trường. Nhờ vậy mà em đã nhanh chóng
nắm bắt kịp thời nề nếp và nội quy của trường đề ra và thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao. Trong 2 tuần kiến tập tại trường Tiểu học Đức Ninh, chúng em được
tiếp xúc với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm,
tận tâm, nhiệt tình. Được tiếp xúc với môi trường giáo dục tốt, qua đó gắn lý thuyết
vào thực tiễn cũng như học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, tập làm giáo viên chủ
nhiệm, biết được cơ cấu tổ chức của nhà trường và các hoạt động khác. Ngoài ra
còn được hiểu thêm tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương. Đó là
những nền tảng quan trọng để sau này trở thành những người thầy, người cô có đầy
đủ tri thức và nhân cách phù hợp với thời đại mới, xứng đáng là người ươm những
mầm xanh cho tương lai.


Cũng như nhiều bạn sinh viên khác, lần đầu tiên bước chân đến trường Tiểu
học Đức Ninh, em luôn có cảm giác bồi hồi, lo lắng bởi mọi thứ trước mắt đều lạ


lẫm nhưng được sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu Nhà Trường, giáo viên hướng dẫn
và sự chào đón của các thầy cô trong trường cùng toàn thể học sinh, tất cả đã tạo
cho em một sức mạnh tự tin để hoàn thành tốt công việc của mình. Chính vì lẽ đó
đợt kiến tập sư phạm tại trường đã giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý
báu trong công tác chủ nhiệm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Những kinh nghiệm đó chính là tiền đề, là hành trang quý báu để em mang
theo cho sự nghiệp mai sau. Sau đây em xin trình bày những bài học thu hoạch
được trong đợt kiến tập vừa qua tại trường Tiểu học Đức Ninh. Em đã thực hiện
đúng với những yêu cầu đặt ra của ban chỉ đạo và thầy cô giáo hướng dẫn.
Mặc dù bản thân em đã cố gắng nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy kính mong ban chỉ đạo, các thầy cô giáo trong nhà trường đóng
góp ý kiến để bản thu hoạch của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên hướng dẫn
cùng các thầy cô giáo trong nhà trường đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Em xin
chân thành cảm ơn và kính chúc thầy cô mạnh khỏe, thành công trong công việc,
chúc nhà trường gặt hái nhiều thành công trong những năm tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày 12 tháng 03 năm 2018
Giáo sinh
Nguyễn Thị Hương Giang


THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên giáo sinh:

Nguyễn Thị Hương Giang

Ngày Sinh:

27 / 08 / 1997


Lớp:

CĐGD Tiểu Học A - K58

Ngành học:

Giáo dục Tiểu học

Thực tập tại :

Trường Tiểu học Đức Ninh

Thời gian thực tập:

Từ 26/02/2018 đến 17/03/2018

Thực tập chủ nhiệm lớp :

42

Giảng viên phụ trách đoàn: Hoàng Thị Tường Vy
Giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm lớp: Lê Thị Lệ Hà


NỘI DUNG 1: NGHE BÁO CÁO VÀ TÌM HIỂU CHUNG
VỀ CƠ SỞ KIẾN TẬP

Nội dung báo cáo: Tìm hiểu về cơ sở thực tập.
Họ tên báo cáo viên: Bùi Thị Thanh Trúc (Hiệu trưởng )

Trong 3 tuần kiến tập tại trường em đã nghe các báo cáo của ban lãnh đạo
nhà trường và qua tìm hiểu thêm các đối tượng khác, bản thân em đã nắm được
nhiều tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, sau đây là một số điều mà
em đã nắm được:
I. Ý thức, tinh thần, thái độ thâm nhập thực tế.
1. Về ý thức:
Từ những ngày đầu tiên khi em mới bước chân về kiến tập tại trường Tiểu học
Đức Ninh, mọi điều đối với em đều rất bỡ ngỡ, lạ lẫm. Nhưng dần dần bản thân em
thấy được trọng trách lớn lao của người giáo sinh, ý thức được vai trò to lớn và tầm
quan trọng của một người giáo viên. Hằng ngày em được nhìn thấy những người
thầy cô giáo chăm sóc học sinh của mình như những đứa con bằng tình cảm yêu
thương nhất. Từ đó, em ý thức được rằng mọi cử chỉ, hành động, lời nói của một
giáo viên đối với học sinh dù dưới hình thức nào thì tất cả cũng chỉ vì học sinh
thân yêu, vì lòng yêu nghề, mến trẻ, vì thế hệ tương lai của đất nước mà thôi.
Chính vì vậy, em luôn cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đợt thực
tập và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy cô giáo đi trước, để sau
này phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.
2. Về tinh thần:


Trong quá trình kiến tập sư phạm lần này, tinh thần học hỏi, tự giác luôn được
em đặt hàng đầu. Em luôn tự làm chủ bản thân, chấp hành tốt những nội quy của
nhà trường, của lớp học, của đoàn sinh viên kiến tập đề ra, luôn luôn ổn định tư
tưởng và xác định nội dung, mục đích yêu cầu của đợt kiến tập sư phạm lần này.
Bước vào thâm nhập thực tế của nhà trường, tiếp xúc trực tiếp với các thầy cô giáo,
đặc biệt là các học sinh nên việc giao tiếp với tinh thần cởi mở được em đề cao.
3. Về thái độ thâm nhập thực tế:
Đối với người giáo viên trong nhà trường thì tìm hiểu thực tế giáo dục là rất
quan trọng, vì vậy sau khi được phân công nhiệm vụ kiến tập, bản thân em ra sức
tìm hiểu tình hình chung về nhà trường: Ban giám hiệu, cơ cấu tổ chức của trường,

về đội ngũ giáo viên giảng dạy, về mặt bằng chung của học sinh… Ngoài ra em
được nghe các báo cáo của nhà trường, bản thân em đã tích cực chủ động trong
công tác tìm hiểu, tham gia lắng nghe ý kiến và ghi chép đầy đủ các báo cáo của
Nhà trường, báo cáo về công tác dạy học, báo cáo công tác chủ nhiệm.... Từ đó
nắm được tình hình chung của trường, hoàn thành nhiệm vụ kiến tập tốt hơn.
II. Tình hình giáo dục của địa phương
1.

Thông tin chung về trường

- Tên: Trường Tiểu học Đức Ninh
- Địa điểm trụ sở chính: Thôn Giao Tế - Xã Đức Ninh - TP Đồng Hới
- Điện thoại: 0232.3859368
- Địa chỉ Email :
- Địa chỉ Website: thducninh.donghoi.edu.vn
2. Quá trình thành lập và phát triển
Trường tiểu học Đức Ninh trước đây còn gọi là trường tiểu học số 1 Đức
Ninh. Trường được đổi tên thành trường TH Đức Ninh theo Quyết định số
2300/QĐ-UB ngày 13 tháng 8 năm 2004 của UBND thị xã Đồng Hới. Trường
đóng trên địa bàn thôn Giao Tế, xã Đức Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng


Bình. Đời sống kinh tế của nhân dân nơi đây còn nhiều vất vả, nghề nghiệp chủ
yếu là làm nông, làm thợ nề, thợ mộc và buôn bán nhỏ. Từ năm học 2011-2012 đến
nay, trường đã có nhiều thành tích về chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại
trà và chất lượng mũi nhọn được nâng cao, có nhiều học sinh đạt giải cấp thành
phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia. Có nhiều giáo viên đạt CSTĐ các cấp. Hiện nay
trường có tổng diện tích 7045 m2 được xây dựng sát với khu vực với trường THCS
nên thuận lợi trong công tác xã hội hóa giáo dục và sự phối hợp giáo dục của cả ba
cấp học. Cơ sở vật chất cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu dạy học, cảnh quan, khuôn

viên nhà trường ngày càng hoàn thiện, đạt tiêu chí xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Chất
lượng đội ngũ và chất lượng giáo dục học sinh được nâng cao, khẳng định vị thế mới.
Nhiều năm liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến và có nhiều năm
trường đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc. Năm 2000 trường được Bộ
GD&ĐT công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 1996 - 2000, được
UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia Mức độ I vào năm 2006, đạt
chuẩn quốc gia Mức độ II năm 2007. Năm 2012 kiểm tra lại sau 5 năm vẫn giữ
vững trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ 2. Hiện nay trường đang chuẩn bị mọi
điều kiện để kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 vào tháng
10 năm 2018.
3. Những đặc điểm chính của đơn vị:
+ Cơ cấu tổ chức:
* Tổng số CBCNV, NV : 40 đồng chí; Biên chế : 31; Hợp đồng : 9 (trong đó
HĐ GV 4 gồm: GV tiểu học, GV TPT, GV Anh văn, GV Tin học; hợp đồng nhân
viên Bảo vệ, nấu ăn: 5)
Trong đó : BGH : 02; GV : 28 (BC : 24, HĐ 4); NV : 03
Trình độ GV : Trên chuẩn 100%. Đại học : 31 Cao đẳng: 4
Hiệu trưởng : Bùi Thị Thanh Trúc
Phó HT: Trần Thị Hải Lý
Gồm 3 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng.
Tổ CM 1:

Tổ trưởng : Đào Thị Minh Ái
Tổ phó : Đặng Thị Đào

Tổ CM 2-3 :

Tổ trưởng : Lê Thị Châu



Tổ phó : Lê Thị Bích Huệ
Tổ CM 4-5 :

Tổ trưởng : Lê Thị Lệ Hà
Tổ phó : Đặng Thị Duyên

Tổ văn phòng :

Tổ trưởng : Nguyễn Thị Thương Huyền - Kế toán
Tổ phó: Nguyễn Thị Thu Hiền - Y tế

* Tổng số học sinh : 583 em với 19 lớp.

Số
HS
nữ

Số
Hộ
Bình
HS
HS Con Con nghèo, Trái
quân
khuyết
lưu TB LS
cận
tuyến
HS/lớp
tật
ban

nghèo

Khối

Số
lớp

Tổng
số
HS

1

4

122

64

31

0

0

0

1

3


0

2

3

86

40

29

1

0

0

1

2

1

3

4

138


68

35

1

1

0

0

3

0

4

4

122

69

31

0

0


0

1

4

1

5

4

115

41

29

0

1

0

0

1

4


Cộng

18

583

282

31

2

2

0

3

13

6

+ Cơ sở vật chất:
Hiện trường đã có 19 phòng học kiên cố; có đầy đủ các phòng chức năng (12
phòng, bao gồm phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, Phòng hội trường,
phòng Đội, phòng Y tế, phòng Thư viện, phòng Thiết bị, phòng Tin học, phòng
Nghệ thuật, phòng Âm nhạc, phòng Tiếng Anh, phòng Hành chính.)
Cơ sở vật chất ngày càng khang trang làm cho bộ mặt nhà trường ngày càng
đổi mới.

+ Tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng:
Tổ chức Đảng: Chi bộ Đảng lãnh đạo toàn diện nhà trường và các tổ chức
đoàn thể. Hiện nay tổng số toàn bộ Đảng viên trong chi bộ nhà trường có 30 đồng
chí (Chính thức 30; Dự bị 0). Trong những năm học qua, chi bộ nhà trường luôn
đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, được cấp trên khen thưởng.
Tổ chức đoàn thể quần chúng:
+ Công đoàn : 33 đoàn viên


Chủ tịch công đoàn : Cô Trần Thị Hải Lý
Ủy viên BCHCĐ:
Cô Lê Thị Bích Huệ
Cô Trần Thị Minh Cúc
CĐ luôn đạt Công đoàn vững mạnh xuất sắc. Được Liên đoàn lao động TP
tặng giấy khen.
+ Tổ chức Đội TNTPHCM : TPT Đội: Thầy Trương Quang Tuấn
Liên đội luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra; thường xuyên tổ chức các
hoạt động sôi nổi, thiết thực góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực", "Xây dựng trường học an toàn về an ninh
trật tự". Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên, phong phú
góp phần giáo dục kỹ năng sống, có tác dụng giáo dục học sinh rất lớn về mọi mặt.
Các hoạt động tình nghĩa "uống nước nhớ nguồn", vòng tay bè bạn, kế hoạch nhỏ
được Liên đội đã tổ chức có hiệu quả góp phần giáo dục toàn diện học sinh. Liên
đội được Hội đồng Đội thành phố đánh giá đạt Liên đội mạnh xuất sắc. Nhiều năm
liên tục đạt danh hiệu thi đua Liên đội mạnh, được cấp trên khen thưởng. Năm học
2015 - 2016, được Hội đồng Đội Tỉnh tặng Bằng khen.
+ Tổ chức Hội Khuyến học, Hội CTĐ: Dưới sự chỉ đạo của chi bộ nhà trường,
các hội đã duy trì hoạt động có nề nếp. Năm học 2015-2016 và 2016-2017 Hội
CTĐ của trường được Hội CTĐ Trung ương tặng Bằng khen. Năm học 2017-2018,
được Hội CTĐ thành phố tặng giấy khen phong trào Hiến máu tình nguyện.

4.

Chức năng, nhiệm vụ:

Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục
tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành.
Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã
bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng.
Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục
của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân
công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương
trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được
phân công phụ trách.
Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.
5.


Những thuận lợi và khó khăn của trường
Thuận Lợi:


- Trường luôn nhận được quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD & ĐT TP
Đồng Hới, sự chỉ đạo sát sao của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương và đặc
biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể và lực lượng cha mẹ học sinh
luôn kề vai sát cánh cùng với nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ GV đạt chuẩn của trường đoàn kết, nhiệt tình, kinh nghiệm
trong giảng dạy, gắn bó với nhà trường. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng; tích cực
đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Trường nằm gần trường trung học cơ sở và mầm non nên thuận tiện cho
công tác giáo dục.


Khó khăn:

- Phần lớn học sinh đều là con nông dân, bố mẹ chủ yếu là thợ xây, thợ mộc,
thợ may và làm ruộng nên điều kiện còn nhiều khó khăn.
6. Một số kết quả nổi bật của trường trong năm 2016 – 2017 và học kì 1
năm học 2016 -2017 và học kì I năm học 2017-2018.
6.1. Nhà trường:
- Tập thể trường: Lao động tiên tiến
- Chi bộ: Trong sạch vững mạnh. Có 01 đảng viên được đảng ủy xã khen
thưởng .
- Công đoàn: Liên đoàn lao động thành phố khen thưởng. Có 3 đoàn viên
được Liên đoàn LĐ thành phố khen thưởng.
- Liên đội: Mạnh xuất sắc.
6.2. Giáo viên:
- Có 03 GV đạt GV dạy giỏi cấp TP, trong đó có 01 GV đạt giải KK ( Cô
Cúc, cô Giang, cô Hà)
- Có 5 đ/c đạt CSTĐ cấp cơ sở ( Đ/c Trúc, Lý, Cúc, Hà, Giang) và 33 đ/c
đạt danh hiệu LĐTT.
6.3. Học sinh:
a. Chất lượng giáo dục đại trà
- Kết quả các môn học và hoạt động giáo dục:


HTT, HT: 563 em - chiếm 99,6%
Chưa HT : 02 em - chiếm 0,4%
- Kết quả các phẩm chất, năng lực:

Về năng lực: Tốt, Đạt : 563 em – chiếm 99,6%
Về phẩm chất: Tốt, Đạt: 565 em đạt (tỉ lệ 100%).
- Hoàn thành chương trình lớp học: 563/565-Tỉ lệ 98,8% (02 em ở lại lớp)
- Hoàn thành chương trình tiểu học: 104/104 đạt tỷ lệ 100%.
b. Chất lượng học sinh năng khiếu
Nhà trường đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong
các giờ học và đặc biệt là buổi học thứ hai; tham gia khá tốt các cuộc thi của ngành
tổ chức. Kết quả:
+ Cấp Tỉnh: Có 2 giải (01 giải KK Olympic tiếng Anh qua Internet; 01 giải
KK viết chữ đẹp)
+ Cấp TP: Có 17 giải ( 01 giải Nhất Olympic tiếng Anh qua Internet; 01
giải Ba môn chạy 60m nữ giải Điền kinh – Bơi lội; 15 giải viết chữ đẹp).
+ Cấp trường: 195 giải tập thể và cá nhân
- Có 38 em đạt giải trong cuộc thi Tiếng Anh trên mạng Internet;
- Có 6 em đạt giải Tài năng tiếng Anh.
- Có 30 em đạt giải Trạng nguyên nhỏ tuổi;
- Có 53 em đạt giải Viết chữ đẹp.
- Có 38 giải trong Hội khỏe Phù đổng ( 36 cá nhân và 2TT)
- Có 9 lớp được khen trong phong trào của Đội.
* Khen thưởng cuối năm:
Có 463 em được khen trong học tập và rèn luyện – chiếm 81,9% trong đó :
+ Đạt thành tích XS trong HT và RL: 244 em – 43,2%
+ Đạt thành tích vượt trội trong HT và RL: 219 em - 38,8%
Có 21 em được khen trong các hoạt động vẽ tranh và bóng đá.
Thực hiện tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua: Hai tốt; Hai giỏi;
cuộc vận động "Mỗi thầy giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng
tạo"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Tổ
chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực như : Ngày hội hs tiểu học, ngày hội



đọc sách, Thi kể chuyện và hoá trang nhân vật theo sách, đọc sách ngoài trời và
viết cảm nhận về sách, vẽ tranh theo sách, thăm viếng Nghĩa trang liệt sĩ xã Đức
Ninh, ...
Học kì 1 năm học 2017-2018, trường tham gia tốt Hội khỏe Phù Đổng cấp
TP. Đạt giải Ba đồng đội nữ, đạt giải Ba đồng đội nam, Đạt giải Nhì toàn đoàn. Có
4 Huy chương vàng, 02 Huy chương bạc.
Đội bóng chuyền nữ tham gia tốt giải Bóng chuyền của ngành Giáo dục Đào tạo TP Đồng Hới và đạt giải Ba hạng B.
Trường đang phấn đấu đạt Tập thể lao động xuất sắc năm học 2017-2018.

NỘI DUNG 2: TÌM HIỂU VÀ DỰ HOẠT ĐỘNG MẪU
VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

I. NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI NGHE BÁO
CÁO VỂ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM:
Thông qua báo cáo của cô giáo Lê Thị Lệ Hà về công tác chủ nhiệm, em đã
thu hoạch được những vấn đề sau:
1. Về công tác chủ nhiệm lớp:
1.1. Vai trò, chức năng của giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm ngoài vai trò là một giáo viên giảng dạy thực hiện chức
năng giáo dục tri thức cho học sinh, giáo viên còn đảm nhận những vai trò, chức
năng khác nhau:

- GVCN là một người mẹ để yêu thương, quan tâm tới từng học sinh;
- là một người bạn để chia sẻ, lắng nghe và thấu hiểu tâm lí những người bạn
nhỏ tuổi;
- là một người thẩm phán để đối xử công bằng với học sinh;
- là một luật sư để bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh, để đề đạt nguyện
vọng của học sinh, phụ huynh tới nhà trường và ngược lại.



- Ngoài ra, GVCN còn là một nhà khoa học hiểu biết để học sinh hỏi gì cũng
biết cách trả lời, để học sinh luôn tin tưởng. là một tấm gương lớn cho học
sinh noi theo.
1.2.
Nhiệm vụ vủa GVCN
Để thực hiện tốt vai trò của mình, GVCN cần thực hiện một số công việc cụ
thể sau:
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ
chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp; Lập kế
hoạch chủ nhiệm.
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh (qua trao đổi thường xuyên, qua
các cuộc nói chuyện, qua việc tổ chức các cuộc họp phụ huynh, qua sổ
liên lạc điện tử), chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, , Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh , các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt
động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong đó có tiết sinh hoạt lớp
cuối tuần.
- Tổ chức cho học sinh trong lớp bầu Hội đồng tự quản, xây dựng nề nếp
và có xây dựng các
biện pháp để duy trì và thực hiện tốt nề nếp.
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị
khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp
thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về năng lực phẩm chất trong
kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học
sinh;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.


2. Về tình hình thực tế của lớp
Đợt kiến tập sư phạm lần này, em được phân công kiến tập công tác chủ

nhiệm tại lớp 42 do cô giáo Lê Thị Lệ Hà làm chủ nhiệm. Dưới sự hướng dẫn của
cô Hà – GVCN lớp cùng với sự hợp tác của các em học sinh lớp 4 2, em đã thâm
nhập thực tế và thu thập được những thông tin sau:
Lớp có 31 học sinh, trong đó có 13 nam và 18 nữ.
a) Đặc điểm tình hình lớp:
- Thuận lợi:
+ Lớp không có học sinh nào thuộc diện hộ nghèo và không có học sinh
khuyết tật.
+ Phần lớn học sinh có ý thức tự giác kỷ luật, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy
cô. Tích cực tham gia các hoạt động do Đội, lớp, trường tổ chức.
+ Cơ sở vật chất khá đầy đủ, khang trang. Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.
- Khó khăn:
Một số học sinh nam còn hiếu động nên việc thực hiện nề nếp học tập và các
hoạt động khác còn chưa tự giác.
b) Danh sách lớp:
DANH SÁCH HỌC SINH LỚP 42: 2017- 2018
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Họ tên

Hoàng Ngọc Ánh
Đặng Hoài Bảo
Đặng Ngọc Châu
Nguyễn Ngọc Minh Châu
Nguyễn Đỗ Thị Hồng Duyên
Phan Thùy Dương
Nguyễn Ngọc Hoàn
Phan Thanh Hòa
Đặng Tuấn Hưng
Đặng Thị Khánh Linh
Đàm Khánh Luân

Giới tính
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam

Năm sinh
2008
2008
2008
2008

2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008


12 Lê Đức Lương
13 Trần Anh Minh
14 Phan Văn Minh
15 Phan Hà My
16 Đặng Bảo Nhi
17 Võ Hồng Nhung
18 Trần Thị Mỹ Nhung
19 Đặng Thị Quỳnh Như
20 Phan Minh Phương
21 Dương Phú Quang
22 Đặng Xuân Quang
23 Đặng Thị Mỹ Tâm
24 Đặng Đức Thành
25 Trương Quỳnh Thanh
26 Hoàng Nguyễn Thanh Thủy
27 Nguyễn Thị Huyền Trang
28 Phan Hoàng Bảo Trâm
29 Lê Nguyễn Thanh Trúc
30 Trần Mạnh Tuấn
31 Đặng Ngọc Như Ý
c) Sơ đồ hội đồng tự


Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nữ

2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008

2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008
2008

HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN
TRƯƠNG QUỲNH THANH

PHÓ CHỦ TỊCH HĐTQ

PHÓ CHỦ TỊCH HĐTQ

ĐẶNG TUẤN HƯNG

NGUYỄN NGỌC MINH CHÂU


BAN
HỌC
TẬP


BAN
THƯ
VIỆN

PHAN
LÊ ĐỨC
MINH
LƯƠNG
PHƯƠNG

ĐẶNG
BẢO
NHI

BAN
QUYỀN
LỢI
PHAN
H.
TRÂM

BAN
ĐỐI
NGOẠI

BAN
SK VÀ
VS


ĐẶNG
Q.
NHƯ

NGUYỄN
H.
DUYÊN

d) Thời khóa biểu
Buổi

Thứ 2
Chào cờ

Thứ 3
Tiếng Anh

Thứ 4
Tập đọc

Thứ 5
Toán

Thứ 6
Tiếng Anh

SÁNG

Tập đọc
Toán

Mĩ thuật

Tin học
Toán
LTVC

Toán
Tiếng Anh
TLV

LT VC
Tiếng Anh
Lịch sử

Toán
TLV
SHTT

Khoa học
Âm nhạc
Thể dục

Chính tả
Kể chuyện
Đạo đức

Tin học
Khoa học
Thể dục


Địa lý
Kỹ thuật
Ôn luyện

CHIỀU

II. NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI DỰ TIẾT CHỦ
NHIỆM LỚP VÀ SAU BUỔI THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM.

Giáo án dự giờ
Tiết 3: Sinh hoạt lớp 51 tuần 25
Người dạy : Bùi Thị Ngọc Thủy
Nội dung: Đánh giá kết quả tuần 25– Kế hoạch tuần 26
Lớp: 51
Ngày dự: 09/03/2018

BAN
VN

TDTT


Tiến trình hoạt động
SHTT:

SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐIỂM THÁNG 3
“BÔNG HOA TẶNG MẸ, TẶNG CÔ”

I/ Mục tiêu:
- Đánh giá tình hình hoạt đông của lớp trong tuần qua.

- HS nắm được ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Biết khắc phục và phấn đấu trong tuần tới.
- Rèn ý thức tự quản và tính kỉ luật.
- Hướng phấn đấu tuần sau.
- Biết được ý nghĩa ngày 8/3.
II/ Chuẩn bị
-GV: Nội dung sinh hoạt, trò chơi, bài hát.
III/ Hoạt động dạy và học
1. Khởi động: chơi trò chơi hòa tấu nhạc.
2. Nhận xét tình hình lớp trong tuần qua.
*Chủ tịch hội đồng tự quản điều hành sinh hoạt:
- Các nhóm trưởng báo cáo tổng kết tình hình của nhóm mình trong tuần vừa qua.
- Ý kiến phát biểu của các thành viên.
- Ý kiến đánh giá nhận xét của các trưởng ban:ban học tập, ban văn nghệ- thể
dục, ban thư viện, ban lao động về tình hình của lớp theo các mảng trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại của Chủ tịch hội đồng tự quản, nêu ra được :
+Ưu điểm:
+Nhược điểm :
*Hướng phấn đấu trong tuần tới.
+ GV nhận xét chung
a) Hạnh kiểm
- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng thầy cô và người lớn,
đoàn kết hoà nhã với bạn bè.
b) Học tập


- Trong tuần qua thực hiện theo chủ điểm chào mừng “Ngày Hội học sinh Tiểu
học” đa số các em đều có ý thức trong học tập chăm ngoan học giỏi thể hiện như:
đi học đều đúng giờ, về nhà học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu
ý kiến xây dựng bài.

*Các hoạt động khác:
- Trong ngày Hội học sinh Tiểu học thì lớp chọn ra 10 em để tham gia trò chơi
chèo thuyền trên cạn.
- Lớp tham gia đồng diễn nhảy dân vũ.
- Tích cực tham gia các hoạt động trong khu vực, nơi ở.
- Ý thức đội viên tốt.
- Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Tham gia lao động vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ.
3. Phương hướng tuần tới
- Tích cực học tập thực hiện chủ điểm chào mừng ngày 8/3 “Quốc tế phụ nữ”
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, sửa chữa khuyết điểm còn tồn tại.
- Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của trường của lớp đề ra.
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong lớp học và nơi sân trường,....
- Giữ gìn vệ sinh, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Tăng cường luyện viết chữ đẹp.
- Tích cực ôn luyện để đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì sắp tới.
4. Cho lớp xem clip ý nghĩa ngày 8/3
Cả lớp cùng xem clip ý nghĩa của ngày 8/3 và dành những lời chúc đến mẹ và cô.
5. Hát bài hát chủ điểm tháng 3
Cả lớp cùng hát bài hát “ Mẹ yêu”


6. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò HS thực hiện tốt các hoạt động trong tuần tới.
- Phát huy tốt những thành tích đã hoạt động trong tuần trước.
* Một số thu hoạch được sau khi dự tiết chủ nhiệm lớp và sau buổi thảo luận
rút kinh nghiệm:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn chủ nhiệm trong thời
gian kiến tập giúp em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong cách giao tiếp ứng
xử, xử lý tình huống trong giao tiếp với học sinh, quản lý học sinh trong công tác

chủ nhiệm.
- Sau khi được dự giờ tiết sinh hoạt lớp của cô Thủy em đã nắm được các
bước sinh hoạt lớp một cách thực tế và đầy đủ hơn.
- Bước đầu làm quen với một số sổ sách như: sổ chủ nhiệm, sổ dự giờ sinh
hoạt.
- Hiểu và áp dụng được một số biện pháp giáo dục học sinh như:
+ Giáo dục thông qua các đặc điểm tâm lý của học sinh: kích thích, gây hứng
thú học tập cho học sinh.
+ Giáo dục bằng khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh; tuy nhiên, cần dùng
lời nói nhẹ nhàng, chuẩn mực, không chì chiết làm các em nhụt chí.
+Kết hợp giữa gia đình và nhà trường.
III. NHỮNG SUY NGHĨ VÀ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU CỦA BẢN
THÂN VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP:
1. Ý thức, thái độ đối với công tác giáo dục nói chung, công tác chủ nhiệm
nói riêng.
- Luôn đến lớp đúng giờ quy định để theo dõi và quản lí học sinh trong giờ
15 phút đầu giờ, ra chơi, ra về; nhất là quản lý hoạt động bán trú; thường xuyên
theo dõi học sinh để kịp thời phát hiện những học sinh cá biệt cần được nhắc nhở.


- Là một giáo viên chủ nhiệm, cần gương mẫu trong lời nói, tác phong chuẩn
mực, chấp hành tốt mọi quy định của trường lớp để HS noi theo. Luôn theo dõi,
nhắc nhở các em trong công việc học tập, uốn nắn kịp thời những hành vi không
đúng của HS.
- Luôn quan tâm công bằng khách quan đối với mọi HS, yêu mến các em tạo
mối quan hệ thầy trò tốt đẹp. Chủ động làm quen với lớp từ những ngày đầu bước
vào trường để nắm tình hình lớp học, nắm rõ tên cũng như trình độ học tập và tâm
lí của các em. Theo dõi bám sát các hoạt động của lớp.
2. Những bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh:
Qua thời gian kiến tập và học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô trong nhà

trường, em rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu đối tượng học sinh.
- Giáo viên phải gần gũi, thương yêu, quân tâm và lo lắng cho các em như con
cái của mình.
- Người giáo viên phải luôn trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm với các
đồng nghiệp để tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp; kịp thời uốn nắn, sửa chữa
những sai lầm của các em, giúp các em nhận ra lỗi và tìm hướng khắc phục. Bên
cạnh đó, phát hiện và bỗi dưỡng tài năng có sẵn, tạo điều kiện để các em nâng cao
ý thức tự giác, tự quản.
- Nghiêm túc thực hiện các kế hoạch đề ra của lớp, của liên đội.
- Bản thân người giáo viên phải là tấm gương sáng cho các em, gương mẫu
chấp hành mọi quy định và hoàn thành tốt mọi mục tiêu đề ra. Bởi đối với học sinh
Tiểu học, giáo viên chủ nhiệm chính là hình mẫu để các em bắt chước và học theo.
- Thường xuyên giáo dục tư tưởng cho các em, giúp các em biết thương yêu,
đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


Dù thế nào đi nữa, giáo viên phải hết lòng thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ học
sinh. Giáo viên phải gương mẫu trong mọi hoạt động, như người ta thường nói
“Thầy với trò như hình với bóng, hình có ngay thì bóng mới thẳng”.

NỘI DUNG 3: TÌM HIỂU VÀ DỰ GIỜ HOẠT ĐỘNG MẪU
VỀ CÔNG TÁC DẠY HỌC

I. Ý thức, tinh thần, thái độ
Xác định công tác giảng dạy trong nhà trường là hoạt động hết sức quan
trọng, là mũi nhọn trong công tác chuyên môn. Muốn giảng dạy tốt, giờ dạy đạt
hiệu quả, người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp, sử dụng phương pháp
và tổ chức dạy học phải hết sức linh động, sáng tạo trong việc sử dụng đồ dùng dạy
học nhằm để thu hút học sinh, tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập.

II. Những nội dung thu hoạch được sau khi nghe báo cáo.
Sau khi nghe báo cáo của cô giáo Đặng Thị Duyên em thu hoạch được những
nội dung sau:
Như chúng ta đã biết, hoạt động chính trong nhà trường là hoạt động dạy và
học. Đối với giáo viên thì công tác dạy học là công tác quan trọng nhất. Tuy nhiên
để thực hiện tốt được nhiệm vụ quan trọng này không phải là việc dễ dàng và
không phải người thầy, người cô nào cũng có thể làm được. Để làm tốt công tác
dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực. Nói đến năng lực dạy học,
không đơn giản chỉ là kiến thức đầy đủ, chính xác, giáo án tỉ mỉ, khoa học mà còn
có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nữa như : phương pháp dạy học, khả năng
diễn đạt và đặc biệt là cái “duyên” của một người thầy khi đứng trên bục giảng.
Cái duyên của người thầy thể hiện trong tác phong, cách ăn nói, đi đứng, thậm chí
là trang phục nữa… Người thầy giáo có duyên trên bục giảng là người thầy thân
thiện với học sinh.


Nhằm nâng cao năng lực dạy học, tạo nên hứng thú để học sinh học tập, sáng
tạo và công tác dạy học đạt hiệu quả cao thì người giáo viên cần:

- Giáo viên phải có kiến thức vững. Đây chính là điều quan trọng nhất đối với

-

-

-

-

-


những ai đang làm nghề dạy học. Bởi nps chính là cái nền, yếu tố cơ bản tạo
nên một tiết dạy thành công. Dù phương pháp dạy học có tích cực, hợp lí
đến mấy, dù khả năng diễn đạt của thầy có lưu loát đến mấy nhưng kiến thức
không chính xác, không phong phú thì những yếu tố kia cũng không có cơ
hội để phát huy. Muốn có kiến thức vững, không có cách nào khác là phải
hoc: học từ tài liệu, học từ đồng nghiệp, học bất cứ nơi đâu, lúc nào có thể.
Chú ý đổi mới phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp
với nội dung bài dạy…. giáo viên có thể lựa chọn, kết hợp nhiều phương
pháp để có một tiết dạy đạt chất lượng nhất.
Cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT, đồ dung dạy học trực quan
trong dạy học ( tất nhiên phải hợp lí ) vì đây là hai yếu tố rất quan trọng để
giảm tải các hoạt động của thầy trên lớp, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến
thức, hơn nữa nó còn có tác dụng lôi cuốn, tạo hứng thú trong các tiết day.
Những năm gần đây, những người làm công tác giáo dục thường hay nhắc
tới cuộc vận động “ mỗi giáo viên là một tấm gương tự học và sáng tạo”.
Yếu tố sáng tạo trong mỗi tiết dạy rất quan trọng đối với giáo viên. Cùng
một bài dạy nhưng ở mỗi lớp, ở những thời điểm khác lại có một cách truyền
đạt mới phù hợp với đối tượng học sinh và không tạo ra sự nhàm chán trong
nghề nghiệp.
Khả năng truyền đạt lưu loát của người thầy cũng rất quan trọng vì nó thể
hiện sự tự tin của một người thầy khi đứng trước học sinh. Nó giúp học sinh
lĩnh hội và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, có hứng thú trong học
tập hơn.
Để tạo sự lôi cuốn trong những giờ học, khiếu hài hước của người thầy là rất
quan trọng, nó giúp các em giảm bớt được sự căng thẳng trong quá trình lĩnh
hội kiến thức. Tạo không khí gần gũi nhưng không suồng sã, vui tươi nhưng
không ồn ào, mất trật tự…
Tác phong, lối sống của người giáo viên cũng rất quan trọng: đó là cách ăn
nói, đi đứng, điệu bộ, cử chỉ, hành động, trang phục…Không thể có những

buổi lên lớp thành công nếu giáo viên đó có lối sống không lành mạnh, tác
phong không chuẩn mực.


- Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh, biết cách nhắc nhở, động
-

-

viên các em kịp thời, có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để phát triển trí tuệ.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho mỗi tiết lên lớp như: lên kế hoạch giảng dạy,
soạn giáo án, tìm hiểu những tài liệu liên quan đến bài dạy, chuẩn bị đồ dung
phục vụ cho tiết dạy…
Mỗi giáo viên phải tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh, đặc biệt chú ý
đến hai loại đối tượng khá giỏi và yếu kém.
Tăng cường việc chấm, chữa bài cho học sinh nhằm động viên những em
làm bài tốt và nắm bắt, giúp đỡ kịp thời những em còn sai để các nắm lại
được kiến thức mình chưa hiểu ( chấm, chữa dưới nhiều hình thức : học sinh
tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau hoặc giáo viên nhận xét trực tiếp và chỉ ra
điểm sai để học sinh tự chữa bài…)
Giáo viên cần nắm vững các thông tư về đổi mới dạy học, đổi mới cách đánh
giá học sinh để vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào quá trình giảng dạy, làm
cho các em thích học, thích sáng tạo.

III. NHỮNG NỘI DUNG THU HOẠCH ĐƯỢC SAU KHI DỰ CÁC TIẾT
DẠY MẪU VÀ BUỔI THẢO LUẬN RÚT KINH NGHIỆM.
Theo kế hoạch chỉ đạo, trong đợt kiến tập này em được phân công dự giờ ba
môn học: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội. Sau mỗi lần dự giờ em tự đúc rút
kinh nghiệm và tham khảo thêm giáo viên hướng dẫn cũng như sinh viên trong

đoàn để bổ sung thêm cho bản thân về kinh nghiệm giảng dạy.
Thời gian
Thứ 3 (ngày 6/3)
Thứ 4 (ngày 7/3)
Thứ 4 (ngày 7/3)
1.

Lớp
11
34

Người dạy
Phan Thị Lan
Đinh Thị Diễn

12

Đặng Thị Đào

Tên bài
TN và XH: Con gà
TOÁN: Làm quen với thống
kê số liệu
Tiếng Việt: Vần /eo/, /êu/

Những kiến thức thu hoạch được trong quá trình dự giờ:

TIẾN TRÌNH BÀI DẠY



Thứ 3 ngày 06 tháng 03 năm 2018
Môn :

Tự nhiên và xã hội

Lớp:

11

Bài :

Con gà

Người dạy: Phan Thị Lan
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Hs biết các bộ phận chính của gà.
• Hs nhận ra gà trống , gà mái , gà con.
• Hs biết lợi ích của gà.
2. Kĩ năng:
• Hs chỉ ra được tên gọi các bộ chính của con gà.
• Hs phân biệt đúng gà trống, gà mái, gà con.
• Rèn cho hs kĩ năng quan sát, nhận xét, miêu tả, làm việc nhóm.
3. Thái độ:
• Hs yêu thích tìm hiểu khám phá khoa học.
• Hs có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn.
• Bảo vệ sức khoẻ bản thân , có ý thức phòng tránh các bệnh có thể lây lan từ gà.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: sách giáo khoa, giáo án, phiếu học tập ( hình ảnh con gà)
- HS : sách giáo khoa, vở bài tập, bút màu.



III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- GV: mời HĐTQ lên làm việc
- Khởi động: Lớp tham gia trò chơi “ Diệt các con vật có hại”
Mình sẽ đọc tên các con vật nếu có ích thì cả lớp hô “ không diệt”, còn nếu các
con vật có hại thì cả lớp hô “ diệt, diệt”
+ GV: giới thiệu bài mới: các con vừ chơi trò chơi rất vui, các con cũng biết được
các con vật có hại và không có hại. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các con một con
vật có lợi đó là CON GÀ.
+ HS: nhắc lại tên bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận bên ngoài của con gà
- GV: Phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập có hình con gà và các mũi tên chỉ các
bộ phận bên ngoài. Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm tô màu theo nhạc vào
hình ảnh của con gà và viết tên các bộ phận của con gà.
- HS: Thảo luận nhóm : tô màu và viết tên các bộ phận của con gà.
- GV: Treo bài của các nhóm lên bảng và mời đại diện từng nhóm lên trình bày.
- HS: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV hỏi: Mỏ gà dùng để làm gì ?
- HS: Mỏ gà dùng để mổ thức ăn
- GV: Gà di chuyển như thế nào?
- HS: Gà di chuyển bằng 2 chân , 2 cánh.
- GV: Móng gà dùng để làm gì ?
- HS: Dùng để cào đất, đào bới thức ăn.
- GV: Kết luận: + Gà di chuyển bằng 2 chân và có thể bay một đoạn ngắn nhờ
cánh, gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng để đào đất.


+ Các bộ phận bên ngoài của gà gồm đầu, cổ, mình, 2 chân và 2
cánh. Toàn thân gà có lông che phủ.

- GV: mời ban văn nghệ lên cho lớp giải lao.
Lớp hát bài: Đàn gà con trong sân.
Hoạt động 2: Phân biệt gà trống, gà mái và gà con.
- GV: Các con hãy quan sát tranh và cho cô biết : Làm thế nào để biết được đâu là
gà trống, đâu là gà mái và đâu là gà con ?
- HS: + Gà trống: To, chân cao, lông có màu sặc sỡ, mào to, gáy ò ó o.
+ Gà mái: Nhỏ hơn, chân thấp, lông không sặc sỡ, mào nhỏ hơn, kêu cục ta
cục tác.
+ Gà con: Nhỏ, mới nở, thường có lông màu vàng, kêu chiếp chiếp.
- GV: Kết luận: Gà trống, gà mái và gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và
tiếng kêu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ích lợi của việc nuôi gà
- GV: Quan sát tranh trang 55 suy nghỉ và trả lời câu hỏi: Người ta nuôi gà bằng
hình thức nào ?
- HS: Nuôi gà ở vườn, ở trang trại lớn, ở gia đình.
- GV: Ở nhà các con cũng nuôi gà, các con đã làm những việc gì để giúp đỡ bố
mẹ?
- HS: Dọn vệ sinh chuồng gà, cho gà ăn, cho gà uống nước.
- GV: Vậy nuôi gà có lợi ích gì ?
- HS: Nuôi gà để làm thức ăn, làm cảnh.
- GV kết luận: Người ta nuôi gà để lấy thịt và trứng, ngoài ra lông gà còn dùng để
làm chổi lông gà, quả cầu…
- HS: Trứng, thịt gà chiên, thịt gà luộc….


×