Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.69 KB, 17 trang )

KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ

Chủ đề số:
5

BÀI LUẬN HẾT MÔN

Luật Dân sự (HP1)
ĐỀ BÀI SỐ 5: “Phân tích quy định của pháp luật

về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Hãy sưu
tầm và phân tích một vụ việc về giao dịch dân sự
vô hiệu do giả tạo trên cơ sở quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành”
HỌ TÊN:
LỚP:
NHÓM:
MSSV:
Hà Nội, 2018

1


MỤC LỤC
Trang
ĐỀ BÀI SỐ 5....................................................................................................3
MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo....4
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự...................................................................4
1.2.Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu.......................................................4


1.2.1.Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu:..........................................5
1.2.2. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu.................................................5
1.2.3. Pháp luật điều chỉnh giao dịch dân sự vô hiệu...............................7
1.3. Phân tích quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo:..9
1.3.1. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu................................9
1.3.2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.......10
2. Áp dụng vào thực tiễn.................................................................................11
2.1. Tóm tắt nội dung vụ việc:....................................................................11
2. 2. Phân tích.............................................................................................12
KẾT LUẬN.....................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................17

2


ĐỀ BÀI SỐ 5
Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả
tạo. Hãy sưu tầm và phân tích một vụ việc về giao dịch dân sự vô hiệu do
giả tạo trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.

MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã
hội, giao dịch dân sự ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Và trên thực tế, có
không ít trường hợp giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu do một bên giao kết
hợp đồng lợi dụng các quy định của pháp luật để thực hành vi gian dối, cùng
nhau thông đồng, thỏa thuận và xác lập nội dung giả tạo trong giao dịch nhằm
che giấu một giao dịch khác mà các bên thực sự muốn thực hiện hoặc để trốn
tránh nghĩa vụ của một trong các bên với bên thứ ba. Giao dịch dân sự vô hiệu
do giả tạo là một trong những loại giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí

chủ thể gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật hiện
nay. Xuất phát từ lý do trên em xin lựa chọn đề tài : “Phân tích quy định của
pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Hãy sưu tầm và phân tích
một vụ việc về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo trên cơ sở quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.”

3


NỘI DUNG
1. Phân tích quy định của pháp luật về giao dịch dân s ự vô hi ệu do
giả tạo
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. (Điều 116 BLDS
năm 2015)1
Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác
định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật
dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí dưới dạng hành vi pháp lí
(hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều bên) làm
phát sinh hậu quả pháp lí. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của
chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành
vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và
động cơ nhất định.2
Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch
dân sự thành hai loại là hợp đồng và hành vi pháp lí đơn phương.
1.2.Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu


Theo Điều 122 Bộ luật dân sự quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu là
giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định ở Điều 117BLDS”. Cụ thể:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp
với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.
1 Bộ luật dân sự 2015, NXB Chính trị quốc gia và các văn bản liên quan.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I, Nxb. CAND, Hà Nội, 2017, tr.135 –
154.

4


1.2.1.Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu:
Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch luôn vi phạm một trong
những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Đó là các điều kiện: điều
kiện về năng lực chủ thể, điều kiện về mục đích và nội dung, điều kiện về ý
chí chủ thể tham gia, điều kiện về hình thức giao dịch. Các điều kiện này được
phân tích dưới góc độ lý luận nhằm làm sáng tỏ tại sao các yếu tố này được
xem là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Thứ hai, các bên tham gia giao dịch phải chịu những hậu quả pháp lý
nhất định. Một giao dịch bị tuyên bố là vô hiệu thì mọi thỏa thuận giữa các
bên không có hiệu lực thi hành. Các bên phải chấm dứt ngay việc thực hiện
giao dịch đó, quay lại tình trạng ban đầu, hoàn lại cho nhau những gì đã nhận.
Thứ ba, việc quy định giao dịch dân sự vô hiệu thể hiện ý chí của nhà
nước trong việc kiểm soát các giao dịch dân sự nhất định nếu thấy cần thiết vì

lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.3
1.2.2. Phân loại giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự (GDDS) vô hiệu được phân thành GDDS vô hiệu toàn
bộ và vô hiệu một phần hoặc có thể phân thành vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu
tương đối. Vô hiệu toàn bộ dẫn đến hậu quả là hủy toàn bộ hợp đồng. Còn vô
hiệu từng phần là hủy bỏ phần bị vô hiệu. Cách phân loại này được quy định
khá rành mạch trong BLDS dân sự 2005 và được cụ thể hơn trong BLDS
2015. Cụ thể như sau:
* Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và vô hiệu một phần
- GDDS vô hiệu toàn bộ là toàn bộ nội dung của GDDS đó vi phạm điều
cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một trong các bên tham gia giao
dịch đó không có quyền xác lập GDDS.
- “GDDS vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch vô
hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
(Điều 130 BLDS 2015).
Thông thường việc xác định phần giao dịch dân sự vô hiệu không ảnh
hưởng đến phần khác dựa vào những tiêu chí sau:
- Giao dịch giữa các bên ký kết có phần là giao dịch dân sự vô hiệu, vì
không đáp ứng đủ bốn điều kiện được quy định tại Điều 116 BLDS 2015,
nhưng phần còn lại không bị vô hiệu;
3 Luận văn thạc sĩ luật học: Khoa Luật- ĐH QG HN, Vũ Thị Khánh, Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối
theo pháp luật Việt Nam, PGS.TS. Phùng Trung Tập hướng dẫn, Hà Nội, 2014, tr. 16 – 18.

5


- Kết cấu tài sản là đối tượng của giao dịch không bị ràng buộc với nhau,
- Trong giao dịch, hai phần này thể hiện tách bạch với nhau về các điều
khoản của giao dịch như: giá cả, chất lượng, số lượng,...;
- Những thỏa thuận trong các phần của giao dịch, tuy có sự ràng buộc

với nhau về quyền và nghĩa vụ, nhưng vẫn có thể phân định được.
* Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối
- Vô hiệu tuyệt đối có dấu hiệu như sau: (1) chế tài vô hiệu nhằm bảo vệ
quyền lợi công; (2) sự vô hiệu có thể được khiếu nại ra bởi bất kỳ người nào
có một quyền lợi thực tế và hiện tại trong việc khiếu nại ra đó; (3) Tòa án có
thể khiếu nại ra sự vô hiệu; (4) hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không thể xác định
lại được; và (5) vô hiệu tuyệt đối phải được quy định rõ ràng bởi luật. Bởi vô
hiệu tuyệt đối nhằm bảo vệ quyền lợi công,do đó nó kéo theo các đặc điểm
khác nhau. GDDS được gọi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau:
a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội (Điều
123 BLDS 2015);
b) Khi hợp đồng được xác lập một cách giả tạo nhằm che dấu một hợp đồng
khác hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 124 BLDS
2015);
c) Khi hình thức của hợp đồng không tuân thủ các quy định bắt buộc của pháp
luật (Điều 129 BLDS 2015).
- Vô hiệu tương đối có các dấu hiệu sau đây: (1) chế tài vô hiệu nhằm
bảo vệ quyền lợi tư; (2) sự vô hiệu chỉ có thể khiếu nại ra bởi các đương sự
với điều kiện đã có thể gánh chịu thiệt hại và đã hành động thiện chí; (3) Tòa
án không thể khiếu nại ra sự vô hiệu; và (4) hợp đồng vô hiệu tương đối có
thể xác nhận lại được. Bởi vô hiệu tương đối là một chế tài nhằm bảo vệ
quyền lợi tư, dó đó các đặc điểm kéo theo của loại chế tài này khác biệt so với
chế tài vô hiệu tuyệt đối hiệu tương đối trong các trường hợp sau:
a) Khi hợp đồng được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 125
BLDS 2015);
b) Khi hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 126 BLDS 2015);
c) Khi một bên chủ thủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe
dọa (Điều 127 BLDS 2015);


6


d) Khi người xác lập hợp đồng đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác
lập hợp đồng tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình (Điều 128
BLDS 2015).4
1.2.3. Pháp luật điều chinh giao dịch dân sự vô hiệu
1.2.3.a. Can cư phap ly đê yeu câu tuyen bô giao d ịch dân sự vo hi ẹu
Để xác định GDDS vô hiệu phải dựa trên cơ sở các căn cứ theo quy định
của pháp luật. Căn cứ để tuyên bố GDDS vô hiệu dựa trên cơ sở quy định của
pháp luật dân sự (BLDS 2005, BLDS 2015), các luật chuyên ngành (Luật
Thương mại),... trong trường hợp:
Một là, GDDS vi phạm điều kiện chủ thể do pháp luật quy định.
Hai là, GDDS vi phạm điều cấm của pháp luật.
Ba là, GDDS giả tạo, bị lừa dối, bị cưỡng ép.
Bốn là, trong một số trường hợp vi phạm điều kiện hình thức là căn cứ
yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu. Về hình thức của giao dịch, về cơ bản dựa
trên cơ sở lựa chọn của các chủ thể, trong một số trường hợp pháp luật quy
định bắt buộc phải tuân theo điều kiện hình thức bằng văn bản và bằng văn
bản có công chứng.
1.2.3.b. Nguơi co thâm quyên yeu tuyen bô giao dịch dân sự vo hiẹu
Chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu chủ yếu là các bên
tham gia giao dịch, trong đó bao gồm:
- Bên mua: Bên mua là chủ thể của giao dịch, có các quyền và nghĩa vụ
theo thỏa thuận. Trong trường hợp bên mua cho rằng có căn cứ tuyên bố
GDDS vô hiệu thì yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Chẳng hạn, bên
mua cho rằng bên bán đã lừa dối giao hàng khác hoàn toàn như đã thỏa thuận
ban đầu,...
- Bên bán: Cũng là chủ thể của giao dịch, có các quyền và nghĩa vụ theo
thỏa thuận. Bên bán cho rằng có căn cứ yêu cầu tuyên bố GDDS vô hiệu thì

nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền. Chẳng hạn, bên bán có căn cứ là GDDS
bị nhầm lẫn đối tượng và gây thiệt hại cho mình.
- Người đại diện của các chủ thể: Về nguyên tắc đối với giao dịch nói
chung và GDDS nói riêng thì chủ thể phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
4 Luận văn thạc sĩ luật học : Trường ĐH Luật – ĐH Huế, Đinh Ngọc Thương, Hợp đồng mua bán hàng hóa
trong kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam, PGS.TS. Đoàn Đức Lương hướng dẫn, Thừa Thiên
Huế, 2016, tr.32 - 37

7


xác lập giao dịch dẫn đến giao dịch bị vô hiệu thì chủ thể có quyền yêu cầu là
người đại diện theo pháp luật của những người này. Pháp luật Việt Nam quy
định rõ quyền của người đại diện trong đó có quyền yêu cầu tuyên bố giao
dịch vô hiệu.
1.2.3.c. Tuyen bô giao dịch dân sự vo hiẹu va giai quyêt hạu qu a
phap ly
- Tuyên bố GDDS vô hiệu: Khi có đủ căn cứ thì Tòa án áp dụng quy
định của pháp luật dân sự và pháp luật thương mại tuyên bố GDDS vô hiệu.
Thời điểm GDDS vô hiệu tính từ thời điểm xác lập giao dịch và không làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, trước thời điểm giao dịch
bị tuyên bố vô hiệu các chủ thể đã thực hiện các nghĩa vụ theo giao dịch nên
phải giải quyết hậu quả pháp lý đối với giao dịch vô hiệu.5
- Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố GDDS vô hiệu: Khi tuyên bố GDDS
vô hiệu thì khó khăn nhất là giải quyết hậu quả pháp lý. Việc giải quyết hậu
quả này không chỉ liên quan đến hai bên tham gia giao dịch mà còn liên quan
đến người thứ ba (nếu hàng hóa đó đã chuyển cho người thứ ba).
Pháp luật Việt Nam giải quyết hậu quả pháp lý đối với GDDS vô hiệu
dựa trên nguyên tắc: “các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả cho nhau

những gì đã nhận như thời điểm xác lập giao dịch”.
- “Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”: Việc trả cho nhau những gì đã
nhận xem như một nguyên tắc được quy định cụ thể khi giải quyết hậu quả
giao dịch vô hiệu nói chung và GDDS vô hiệu nói riêng. Trường hợp này chỉ
áp dụng khi tài sản là hàng hóa đang còn thì mới có thể trả cho nhau. Trong
trường hợp hàng hóa không còn tồn tại nữa thì tính giá trị bằng tiền để thanh
toán. Tuy nhiên, khi giải quyết không nên máy móc phải theo y nguyên như
quy định của luật. Trong trường hợp hàng hóa còn tồn tại nhưng các bên thống
nhất thanh toán cho nhau bằng tiền thì vẫn được chấp nhận.
Ngoài hàng hóa là đối tượng của giao dịch thì có những hàng hóa trong
quá trình vận hành tạo ra như hoa lợi, lợi tức thì cũng xem xét hợp lý để giải
quyết.
1.2.3.d. Cac yêu tô anh huơng đên viẹc xac lạp, giai quyêt giao d ịch
dân sự vo hiẹu
Thứ nhất, văn bản luật chưa hoàn chỉnh và chưa có sự thống nhất.
5 Luận văn thạc sĩ luật học: Trường ĐH Luật Hà Nội, Vũ Thị Thanh Nga, Giao dịch dân sự do giả tạo một số
vấn đề lý luận và thực tiễn, TS Lê Đình Nghị hướng dẫn, Hà Nội, 2011, tr 54.

8


Thứ hai, nhiều quy định chưa khoa học và chưa hợp lý.
Thứ ba, pháp luật việt Nam chưa tương thích với pháp luật quốc tế.
Thứ tư, do sự không hiểu biết pháp luật của các chủ thể tham gia xác lập
GDDS, cụ thể như là:
- Chủ thể trực tiếp xác lạp giao dịch dân sự - Hình thức và nội dung của
giao dịch - Căn cứ xác lập giao dịch
1.3. Phân tích quy định pháp luật về giao dịch dân sự vô hiệu do gi ả tạo:

Theo như BLDS 2005 và BLDS 2015 Việt Nam quy định: “Khi các bên

xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che dấu một giao dịch dân sự
khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che dấu vẫn có hiệu lực,
trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu” Vậy giao dịch dân sự giả tạo là
giao dịch mà trong đó việc thể hiện ý chí ra bên ngoài khác với ý chí nội tâm
và kết quả của các bên tham gia giao dịch. Hiểu một cách đơn giản thì giao
dịch dân sự giả tạo là giao dịch có nội dung được thiết lập không phản ánh
đúng ý chí đích thực của các bên. Theo quy định trên thì giao dịch giả tạo có
các trường hợp sau:
Một là, giao dịch được xác lập giả tạo để che dấu một giao dịch khác.
Hai là, giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba 6
1.3.1. Hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu
1.3.1.a. Hạu qua phap li đôi vơi cac ben tham gia giao d ịch
Theo Điều 131 BLDS 2015, một giao dịch bị vô hiệu sẽ không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập,
và có hậu quả pháp lý cụ thể:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền
để hoàn trả.
6 Nguyễn Minh Hằng, Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu ,
Tạp chí Kiểm sát, Số 22/2014, tr. 24 - 29.

9


3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại

hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến
quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
1.3.1.b. Hạu qua phap li đôi vơi nguơi thư ba lien quan đ ên giao
dịch
Thứ nhất, điều kiện để xác định người thứ ba ngay tình trong GDDS vô
hiệu.
Thứ hai, giải quyết hậu quả pháp lý.
BLDS 2015 đã quy định chi tiết đối tượng của giao dịch dân sự với
người thứ ba ngay tình bao gồm: tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, tài
sản đã được đăng ký quyền sở hữu thì tùy vào từng trường hợp cụ thể để xác
định quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình đối với tài sản.
Việc bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình trong GDDS vô hiệu được
áp dụng theo quy định tại Điều 133, Điều 167 BLDS 2015.
Tuy nhiên, BLDS 2015 lại chưa quy định trách nhiệm của chủ sở hữu
trong việc chứng minh tư cách chủ sở hữu của mình, bởi về bản chất thì đối
với động sản không đăng ký quyền sở hữu, pháp luật không bắt buộc người
chiếm hữu phải biết việc chiếm hữu của người giao dịch là hợp pháp hay
không.
1.3.2. Thơi hiệu yeu câu Toa án tuyen bô giao dịch dân sự vô hiệu
Thời hiệu yêu cầu Tòa án GDDS vô hiệu được áp dụng theo thời hiệu
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, và được quy định tại Điều 132 BLDS 2015.
Theo đó, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu được quy định từ
Điều 125 đến Điều 129 của BLDS 2015 là hai năm, kể từ ngày:
- Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác
lập, thực hiện GDDS;
- Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác

lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
- Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
- Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao
dịch;
10


- GDDS được xác lập trong trường hợp giao dịch không tuân thủ quy
định về hình thức.
Hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố GDDS vô
hiệu thì giao dịch vẫn có hiệu lực.
Đối với GDDS thuộc quy định tại Điều 123 và Điều 124 BLDS 2015 thì
thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố GDDS vô hiệu không bị hạn chế.
Bên cạnh BLDS thì Luật Thương mại 2005 cũng có quy định:
“Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai
năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”.7
2. Áp dụng vào thực tiễn
2.1. Tóm tắt nội dung vụ việc:

Vào ngày 08/12/2009 bà Nguyễn Thị Thu Thanh (Nguyên đơn) có
chuyển nhượng phần đất có diện tích 11.000 mét vuông do chính bà đứng tên
cho ông Nguyễn Văn Da (Bị đơn) và bà Đoàn Thị Bình (Bị đơn) với giá
230.000.000 đồng. Sau khi giao kết xong ông Da, bà Bình đã trả cho bà được
85.000.000 đồng cụ thể: Ngày 08/12/2009 giao 55.000.000 đồng; ngày
29/12/2009 ông Da giao tiếp 30.000.000 đồng tại Ngân hàng nông nghiệp
huyện để chuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bà Thanh ký nhận
70.000.000 đồng nhưng thực tế nhận 30.000.000 đồng; đối với lần nhận
tiền thứ ba là 105.000.000 đồng vào ngày 14/01/2010 tại biên nhận mặt sau
của hợp đồng ngày 08/12/2009 do ông Hồng Văn Ba tự viết và ký tên thay
cho bà, lúc đó bà Thanh vào thành phố Hồ Chí Minh không có ở nhà.

Ông Ba và bà Thanh chưa có đăng ký kết hôn, không có chung hộ khẩu,
nhưng vẫn còn sống chung với nhau từ đó cho đến nay cùng chung một nhà.
Do đó số tiền chuyển nhượng mà bị đơn còn thiếu là 145.000.000 đồng. Hợp
đồng chuyển nhượng thực tế có giá trị 230.000.000 đồng, đối với hợp đồng
này hai bên không có công chứng, chứng thực, không có ghi ngày tháng năm,
không có chữ ký của bên nhận chuyển nhượng nhưng hợp đồng này thế hiện ý
chí chuyển nhượng của hai bên.
Ngoài hợp đồng trên ra giữa bị đơn và ông Phương (lúc đó là địa chính
xã) tự ý lập hợp đồng trị giá 150.000.000 đồng lập ngày 29/12/2009
nhằm mục đích trốn thuế, bà Thanh không biết và ông Phương tự ý giả mạo
chữ ký của bà Thanh và bị đơn đệ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho ông Da, bà Bình vào ngảy 27/5/2010.
7 Điều 319, Luật Thương mại 2005

11


Nay bà Thanh yêu cầu Tòa án giải quyết: Tuyên bố hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Thanh và ông Nguyễn Văn Da, bà Đoàn
Thị Bình ngày 29/12/2009 là vô hiệu vì trái pháp luật, vi phạm đạo đức, lừa
dối, giả mạo và tuyên vô hiệu đối với hợp đồng ngày 08/12/2009 trị giá
230.000.000 đồng vì chưa giao đủ tiền, bên nhận chuyển nhượng chưa ký tên
và chưa công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. …8
2. 2. Phân tích

* Nơi xay ra vụ viẹc:
Đất thuộc thửa số 433, tờ bản đồ 3, diện tích 11.000 mét vuông tọa lạc
tại ấp Cái Đường, xã TT, huyện LP, tỉnh ST
* Chủ thê của vụ viẹc:
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thu Thanh

- Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Da và Bà Đoàn Thị Bình
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: ông Lê Thanh Tiếp, ông
Hồng Văn Ba, ông Lưu Trí Dũng, Ủy ban nhân dân xã TT, huyện LP, tỉnh ST,
ông Phan Văn Phương, bà Trần Thị Thanh Thúy.
* Nơi giai quyêt vụ viẹc:
Tòa án Nhân dân Huyện LP, tỉnh ST
* Cach giai quyêt của cơ quan chưc nang:
- Tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 147, quyển
số 01TP/CC-STC/HĐGD ngày 29/12/2009 trị giá 150.000.000 đồng giữa bà
Nguyễn Thị Thu Thanh và ông Nguyễn Văn Da, bà Đoàn Thị Bình là vô hiệu.
- Công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày
08/12/2009 trị giá 230.000.000 đồng giữa bà Nguyễn Thị Thu Thanh và
ông Nguyên Văn Da, bà Đoàn Thị Bình là hợp pháp
- Ông Nguyễn Văn Da và bà Đoàn Thị Bình được sử dụng phần đất có
diện tích 10.855 mét vuông thuộc thửa 433, tờ bản đồ 3, loại đất trồng lúa đã
được Ủy ban nhân dân huyện LP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB 097957 ngày
27/5/2010 do ông Nguyễn Văn Da, bà Đoàn Thị Bình đứng tên.
-Ông Nguyễn Văn Da và bà Đoàn Thị Bình được sở hữu số tiền bán lúa
là 13.212.000 (mười ba triệu hai trăm mười hai ngàn) đồng hiện nay Ủy ban
nhân dân xã TT đang tạm thời quản lý và Ủy ban nhân dân xã TT có trách
8 truy cập ngày 20/5/2018

12


nhiệm giao lại số tiền trên cho ông Nguyễn Văn Da, bà Đoàn Thị Bình khi án
có hiệu lực pháp luật.
* Nhạn xét vê cach giai quyêt của tòa an:
• Về thẩm quyền giải quyết:

Theo Điều 33 Bộ Luật Tố tụng dân sự9 quy định về thẩm quyền của Tòa
án nhân dân quận, huyện, xã, thành phố thuộc tỉnh; Điều 25 Bộ Luật tố tụng
dân sự quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa án thì: Vụ việc tranh chấp dân sự về việc mua bán nhà đất tại ô đất thuộc
thửa số 433, tờ bản đồ 3, diện tích 11.000 mét vuông tọa lạc tại ấp Cái Đường,
xã TT, huyện LP, tỉnh ST Tòa án nhân dân huyện LP, tỉnh ST có thẩm quyền
giải quyết là hoàn toàn đúng.
• Về tư cách và thời hiệu khởi kiện:
- Theo điều 5, Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định về quyền quyết định và
tự định đoạt của đương sự thì bà Nguyễn Thị Thu Thanh có quyền yêu cầu
khởi kiện để hủy bỏ bản khai mua bán sở hữu nhà đất giữa bà Nguyễn Thị Thu
Thanh với ông Nguyễn Văn Da và bà Đoàn Thị Bình.
- Thời hiệu khởi kiện: do khi giữa bị đơn và ông Phương (lúc đó là địa
chính xã) tự ý lập hợp đồng trị giá 150.000.000 đồng lập ngày
29/12/2009 nhằm mục đích trốn thuế, bà Thanh không biết và ông Phương
tự ý giả mạo chữ ký của bà Thanhvà bị đơn đệ làm thủ tục cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho ông Da, bà Bình vào ngảy 27/5/2010. Vì thế bà
Thanh đã gửi đơn lên tòa án là đúng thời hiệu khởi kiện.
• Về quyết định của tòa án :
Theo em, cách giải quyết của tòa án huyện LP, tỉnh ST là hoàn toàn đúng
pháp luật và đảm bảo được những lợi ích cơ bản của các bên.
- Thứ nhất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà
Thanhvà ông Nguyễn Văn Da, bà Đoàn Thị Bình ngày 29/12/2009 là vô hiệu
vì trái pháp luật, vi phạm đạo đức, lừa dối, giả mạo.
Căn cứ vào lời khai của các đương sự và những quy định của pháp luật
có liên quan đến vấn đề này được quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 2005
như sau:10 (Điều 122: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự; Điều 123:
Mục đích của giao dịch dân sự; Điều 127: Giao dịch dân sự vô hiệu; Điều 129:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo .) Vì vậy , Hội đồng xét xử có một số
9 Bộ luật tố tụng dân sự 2014

10 Bộ luật dân sự 2005, NXB Chính trị quốc gia

13


nhận địch như sau: " Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số
147, quyển số 01/TP/CCSTC/HĐGD ngày 29/12/2009 trị giá 150.000.000
đồng có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã TT, huyện LP, tỉnh ST: Trong quá
trình giải quyết vu án và tại phiên tòa hôm nay nguyên đơn; bị đơn; người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Phan Văn Phương đều thừa nhận chữ ký,
chữ viết tại mục bên A Nguyễn Thị Thu Thanh và chữ ký, chữ viết tại mục bên
B Đoàn Thị Bình, Nguyễn Văn Da của hợp đồng không phải do nguyên đơn,
bị đợn tự ký và viết mà do ông Phan Văn Phương tự ký, viết tên thay cho các
đương sự là vi phạm điều cấm của pháp luật, mặt khác theo lời khai các bên
giá thực tế hai bên thỏa thuận chuyển nhượng phần đất 11,300 mét vuông là
230.000.000 đồng nên hợp đồng này được xác lập nhằm che dấu một giao
dịch khác (giao dịch trị giá 230.000.000 đồng) nên đối chiếu với Điều 128,
Điều 129, Điều 136 Bộ Luật dân sự năm 2005 Hội đồng xét xử tuyên bố hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất số 147, quyển số 01TP/CCSTC/HĐGD ngày 29/12/2009 trị giá 150.000.000 đồng có chứng thực của ủy
ban nhân dân xã TT, huyện LP, tỉnh ST là vô hiệu. Do đó, Hội đồng xét xử
chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng trên là vô hiệu
và không chấp nhận yêu cầu của bị đơn về công nhận hợp đồng này ". Tóm lại
những nhận định của Hội đồng xét xử tương đối chính xác là căn cứ quan
trọng để đưa ra phán quyết của Tòa án .
- Thứ hai, bà Nguyễn Thị Thu Thanh và ông Nguyễn Văn Da, bà Đoàn
Thị Bình khi tham gia giao kết hợp đồng đều có năng lực hành vi dân sự và
hoàn toàn tự nguyện. Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp
luật, đạo đức xã hội cụ thể tại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
ngày 08/12/2009 có thể hiện đầy đủ thông tin về tin, địa chỉ các bên; quyền và
nghĩa vụ; ranh đất, loại đất, hạng đất, vị trí, tình trạng đất, giá chuyển nhượng,

phương thức, thời hạn thanh toán, trách nhiệm nộp thuế, trách nhiệm của các
bên khi vi phạm hợp đồng phù hợp với Điều 698 Bộ Luật dân sự; phần đất
chuyển nhưọng đã được ủ y ban nhân dân huyện LP cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất vào ngày 13/5/1994 do bà Nguyễn Thị Thu Thanh đứng
tên; bà Thanh có đủ điều kiện để chuyển nhượng và ông Da, bà Bình có đủ
điều kiện để nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp; khi giao kết hợp
đồng bà Thanh và ông Da, bà Bình có lập thành văn bản nhưng mặc dù trong
hợp đồng này bên nhận chuyển nhượng chưa ký tên nhưng các bên đã thừa
nhận có chuyển nhượng phần đất thể hiện ý chí của các bên, phù hợp với bản
chất của hợp đồng và bị đơn đã giao đủ tiền cho nguyên đơn số tiền là
230.000.000 đồng. Bên cạnh đó, mặc dù về hình thức của hợp đồng khi giao
14


kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có lập thành văn bản nhưng
chưa có công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là vi
phạm điếm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết 02/2004/HĐTP ngày
10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
nhưng sau khi giao kết hợp đồng phần đất trên bị đơn đã được ủ y ban nhân
dân huyện LP cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền tư hữu nhà ở và
tài sản gắn liền với đất số BB097957 thuộc thửa 433, tờ bản đồ 03 do ông
Nguyễn Văn Da vả bà Đoàn Thị Bình đứng tên ngày 27/5/2010 và từ ngày
19/12/2012 nguyên đơn mới có yêu cầu Tòa án giải quyết nên đối chiếu Điểm
b.2 tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp
luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì không bị
coi là vô hiệu do vi phạm điều kiện này. Dựa vào những quy định Điều 122:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Bộ Luật Dân sự năm 2005 và các
Điều 5, Điều 243, Điều 245 Bộ luật Tố tụng Dân sự để tiến hành các thủ tục

cần thiết để xác nhận quyền sử dụng đất .
- Thứ ba, Hội đồng xét xử xác định bị đơn là người canh tác lúa vụ 3
năm 2012 đầu năm 2013 trên phần đất này nên bị đơn có quyền sở hữu đối với
tài sản do m ình lao động, sản xuất hợp pháp kể từ thời điểm có được tài sản
đó theo Điều 233 Bộ Luật dân sự năm 2005. Do đó, cần chấp nhận yêu cầu
phản tố của bị đơn yêu cầu được sở hữu số tiền bán lúa là 13.212.000 đồng mà
ủy ban nhân xã TT đang tạm thời quản lý theo Điều 255 Bộ Luật dân sự năm
2005.
- Thứ tư, về án phí bà Nguyễn Thị Thu Thanh phải nộp tiền án phí dân
sự sơ thẩm theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án
số 10/2009/PLUBTVQH12 ngày 27/02/2009 của ủy ban thường vụ Quốc Hội.
Bà Nguyễn Thị Thu Thanh phải nộp 200.000 (hai trăm ngàn) đồng tiền án dân
sự sơ thẩm. Nhưng được khấu trừ vào số tiền tạm ứng án phí sơ thâm đã nộp
là 11.900.000 (mười một triệu chín trăm ngàn) đồng theo biên lai thu tiền tạm
ứng án phí sơ thẩm số 008042 ngày 10/01/2013 của Chi cục thi hành án dân
sự huyện LP. Như vậy bà Nguyễn Thị Thu Thanh được nhận lại 11.700.000
(mười một triệu bảy trăm ngàn) đồng.
Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điểm b Khoản
2, Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày
13/06/201211 của Thẩm phán Hội đồng Tòa án nhân dân dân Tối cao hướng
11 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án do Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

15


dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án. Ông
Nguyễn Văn Da và bà Đoàn Thị Bình phải nộp 860.600 (tám trăm sáu mươi
ngàn sáu trăm) đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm. Nhưng được khấu trừ vào số
tiền tạm ứng án phí sơ thẩm đã nộp là 330.300 (ba trăm ba mươi.ngàn ba

trăm) đồng theo biên lai thu tiền tạm ứng án phí sơ thẩm số 008138 ngày
09/4/2013 của Chi cục thi hành án dân sự huyện LP. Như vậy ông Nguyễn
Văn Da và bà Đoàn Thị Bình còn phải nộp 530.300 (năm trăm ba mươi ngàn
ba trăm) đồng tiền án phí dân sự sơ thấm.
Tóm lại, từ những phân tích trên ta thấy rằng trong vụ án này Tòa án
nhân dân huyện LP, tỉnh ST đã có những căn cứ chính xác, trình tự giải quyết
theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự,
xét xử đúng người đúng tội theo đúng nguyên tắc công bằng, dân chủ, văn
minh trong xét xử của tòa án.

KẾT LUẬN
Vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu
do giả tạo nói riêng là một vấn đề phức tạp đang được giới chuyên môn quan
tâm, một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Giao dịch
dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định trong BLDS 2015 có ý nghĩa rất quan
trọng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các
chủ thể, lợi ích chung của xã hội, của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, các
quy định về vấn đề này đã bộc lộ những bất cập, đó là: có quy định còn chung
chung, chưa bao quát, các quy định có phần cứng nhắc, có chỗ còn thiếu
không theo kịp sự phát triển của cuộc sống. Với thực trạng đó, các quy định
về giao dịch dân sự vô hiệu nói chung và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
nói riêng cần phải được hoàn thiện để những quy định này mang tính khả thi
hơn, phù hợp với thực tế và quan trọng hơn là tạo điều kiện để giao dịch dân
sự phát huy hết vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường./.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Tập I,

Nxb. CAND, Hà Nội, 2017;
2, Luận văn thạc sĩ luật học: Khoa Luật- ĐH QG HN, Vũ Thị Khánh,
Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam, PGS.TS. Phùng
Trung Tập hướng dẫn, Hà Nội, 2014;
3, Luận văn thạc sĩ luật học: Trường ĐH Luật Hà Nội, Vũ Thị Thanh
Nga, Giao dịch dân sự do giả tạo một số vấn đề lý luận và thực tiễn, TS Lê
Đình Nghị hướng dẫn, Hà Nội, 2011;
4, Luận văn thạc sĩ luật học : Trường ĐH Luật – ĐH Huế, Đinh Ngọc
Thương, Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương mại theo
pháp luật Việt Nam, PGS.TS. Đoàn Đức Lương hướng dẫn, Thừa Thiên Huế,
2016;
5, Nguyễn Minh Hằng, Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và xử lý hậu
quả của giao dịch dân sự vô hiệu , Tạp chí Kiểm sát, Số 22/2014;
6, Bộ luật dân sự 2015
7, Luật Thương mại 2005
8, Bộ luật tố tụng dân sự 2014
9, Bộ luật dân sự 2005
10, Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật về án
phí, lệ phí Tòa án do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
11, truy cập ngày 20/5/2018 .

17



×