Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.61 KB, 10 trang )

KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC
-----------Chủ đề số:
11

BÀI LUẬN HẾT MÔN
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT

ĐỀ BÀI SỐ 11

SINH VIÊN:
LỚP: NHÓM:
MSSV:

1


ĐỀ SỐ 11: Thông qua các bài viết: “Bàn về cơ cấu của quy phạm pháp luật”
(Tạp chí Luật học, số 1/2000); “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật” (Tạp chí
Luật học, số 2/2004) của tác giả Nguyễn Quốc Hoàn, em hãy:
1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp
luật” trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4).
2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về cơ cấu của qui
phạm pháp luật của tác giả các bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh Đoan trong
bài viết: “Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật” (Tạp chí Luật học, số
4/2004).
3. (2 điểm) Nhận xét về cơ cấu của quy phạm pháp luật được trình bày trong
các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM:
1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp
luật” trong khoảng 1200 từ (không quá 3 trang A4):


Nghiên cứu cơ cấu quy phạm pháp luật là vấn đề có ý nghĩa lí luận và ý
nghĩa thực tiễn. Trong khoa học pháp lí, có nhiều quan điểm khác nhau về cơ
cấu của quy phạm pháp luật, mỗi quan điểm lại có những ưu và nhược điểm
riêng.
Quan điểm thứ nhất xuất phát từ các khái niệm cơ bản để xác định cơ cấu
của quy phạm pháp luật: giả định, quy định, chế tài. Ý kiến thứ nhất trong quan
điểm này đó là quy phạm pháp luật bao gồm giả định, quy định, chế tài. Ý kiến thứ
hai cho rằng quy phạm pháp luật chỉ gồm giả định và các hậu quả pháp lý ( quy
định hoặc chế tài).
=> Ưu điểm: giải quyết vấn đề cấu trúc mang tính chất cơ học của quy phạm
pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để nhận thức được đúng những đòi hỏi của pháp
luật đối với các thành viên của xã hội; tạo ra cơ sở xây dựng những khái niệm khác
của pháp luật.
=>>Hạn chế:
1


- Nếu cho rằng quy phạm pháp luật chỉ có phần giả định và phần chế tài thì
lại không phù hợp vì các quy phạm pháp luật được đặt ra để cho con người xử sự
theo nó chứ không phải đặt ra để xử phạt con người.
- Việc quan niệm chế tài là biện pháp để xử lí đối với các chủ thể vi phạm
trong quan điểm này chưa bao quát hết các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được
thực hiện.
Quan điểm thứ hai tiếp cận từ khía cạnh cấu trúc nội dung của quy phạm
pháp luật cũng có hai ý kiến. Theo ý kiến thứ nhất thì mỗi quy phạm pháp luật có
hai phần: quy định và mệnh đề. Theo ý kiến thứ hai trong nhóm này, nội dung của
một quy phạm pháp luật bao gồm bốn bộ phận: đặc tính quy phạm, chủ thể của
quy phạm, hành động & điều kiện thực hiện
=> Ưu điểm: làm sáng tỏ những vấn đề có tính bản chất nhất của quy phạm
pháp luật; phân biệt được trong cấu trúc của quy phạm pháp luật nội dung nào là

sự ghi nhận những hoàn cảnh khách quan & nội dung nào là sự thể hiện ý chí của
nhà nước và hành vi của chủ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.
=>>Nhược điểm: chỉ tập trung làm sáng tỏ phần quy tắc của quy phạm pháp
luật mà chưa làm sáng tỏ được những biện pháp bảo đảm cho quy tắc đó được thực
hiện...
Quan điểm thứ ba cho rằng mỗi quy phạm pháp luật có một phần quy tắc và
một vài quy phạm có một phần về chính sách bảo đảm.
=> Ưu điểm: làm sáng tỏ 1 cách khái quát mối quan hệ giữa cấu trúc và nội
dung của quy phạm pháp luật; giải quyết phần nào hạn chế của các quan điểm nêu
trên.
=>>Hạn chế: giống quan điểm 1, chỉ nêu việc thực hiện quy phạm pháp luật
bằng những biện pháp chế tài, chưa phản ánh được một cách đầy đủ vấn đề tính
bản chất của quy phạm pháp luật chung; không phân biệt một cách rõ ràng quy
phạm pháp luật với điều luật của một văn bản; chỉ dừng lại ở khía cạnh cấu trúc về
hình thức của quy phạm pháp luật, không giải quyết được những nội dung bên
trong của các quy phạm pháp luật.
2


Từ khái niệm quy phạm pháp luật là “quy tức xử sự” & “được nhà nước bảo
đảm thực hiện”, theo tác giả, quy phạm pháp luật có 2 bộ phận: phần quy tắc và
phần bảo đảm.
a. Phần quy tắc
Đ/n: là phần xác định cách xử sự của chủ thể gắn liền với những hoàn cảnh
hay điều kiện nhất định trong đời sống xã hội.
Cấu trúc: gồm 2 nội dung: giả định & quy định
-giả định: tình huống hành vi & chủ thể hành vi. -> giả định điều kiện
-quy định: hành vi của chủ thể & thể thức hành vi
b. Phần bảo đảm:
Đ/n: là phần xác định những biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối

với các chủ thể khi họ đã tiến hành xử sự nhất định khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh
được xác định trong phần giả định của phần quy tắc của quy phạm pháp luật và với
những điều kiện nhất định.
Cấu trúc: gồm 2 nội dung giả định và biện pháp bảo đảm
-giả định: hành vi, chủ thể hành vi & tình huống thực hiện hành vi -> giả
định hành vi
-bảo đảm: khen thưởng hoặc chế tài.
=> phần quy tắc và phần bảo đảm có mối quan hệ chặt chẽ. Sự vi phạm phần
quy tắc là giả định của phần bảo đảm tiêu cực
Một số điểm cần chú ý về cơ cấu quy phạm pháp luật:
Thứ nhất, không phải bất kì quy phạm pháp luật nào cũng có đầy đủ các bộ
phận trong cấu trúc theo lý thuyết.
Thứ hai, một quy phạm pháp luật với một phần quy tắc có thể có nhiều phần
bảo đảm khác nhau, hoặc có nhiều phần quy tắc nhưng chỉ có một phần bảo đảm.
Thứ ba, giữa các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau về
nội dung tạo nên tính thống nhất của pháp luật.
Ngoài phần quy tắc và bảo đảm, quy phạm pháp luật còn có các mệnh đề có
chức năng: giải thích các khái niệm pháp lí, xác định hiệu lực, khái quát nguyên
3


tắc chung của từng quy phạm pháp luật hoặc của hệ thống quy phạm pháp luật.
Quan điểm trên giúp phân biệt điều luật và quy phạm pháp luật vì một
số lí do như sau:
Thứ nhất, một điều luật có thể chỉ chứa đựng một hoặc nhiều phần quy tắc
hay một hoặc nhiều phần bảo đảm của các quy phạm pháp luật khác nhau.
Thứ hai, có những điều luật chỉ chứa đựng những mệnh đề của quy phạm
pháp luật như các khái niệm, các quy định mang tính định hướng hoặc những quy
định liên quan đến hiệu lực của văn bản quy phạm hoặc của các quy phạm.
Kết luận: Quan điểm trên về cấu trúc của quy phạm pháp luật đã: giải quyết

được những vấn đề đặt ra trong khoa học lí luận nhà nước và pháp luật về vấn đề
này; khắc phục được những hạn chế của các quan điểm khác như đã phân tích ở
trên; mở ra một hướng mới cho việc phân tích va làm sáng tỏ tính hệ thống của
toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật; cho phép việc phát triển và hoàn thiện lý
thuyết về hệ thống pháp luật. Điều này thực sự có ý nghĩa thực tiễn pháp luật ở
nước ta hiện nay.
2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về cơ cấu của
qui phạm pháp luật của tác giả các bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh
Đoan trong bài viết: “Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật” (Tạp chí
Luật học, số 4/2004):
a. Sự giống nhau:
Khái niệm:
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận &
bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. (“Bàn về cơ cấu của
quy phạm pháp luật”)
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo
đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội nhằm đạt được những mục đích nhất
định. (“Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật”)
Cơ cấu:
4


Nhìn chung về cơ cấu quy phạm pháp luật, cả 3 quan điểm đều cho rằng quy
phạm pháp luật đều có những phần như: điều kiện,hoàn cảnh nhất định của chủ
thể; quy định cách xử sự của chủ thể và biện pháp bảo đảm nghĩa vụ pháp lí được
thực hiện.
Tuy nhiên, cách chia các phần trong cơ cấu quy phạm pháp luật ở ba bài viết
có sự khác nhau.
b. Sự khác nhau:
Ở bài viết “Bàn về cơ cấu quy phạm pháp luật”, quy phạm pháp luật thường

có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Bộ phận giả định xác định điều kiện
và hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà khi gặp điều kiện và hoàn cảnh đó,
các chủ thể sẽ xử sự theo cách thức nhất định mà nhà nước đã đặt ra. Bộ phận quy
định xác định cách xử sự cho chủ thể mà nội dung đó là quyền và nghĩa vụ của chủ
thể. Bộ phận chế tài xác định biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối
với chủ thể. Nhưng ngoài chế tài còn có những biện pháp thuyết phục (khen
thưởng) để đảm bảo nghĩa vụ pháp lí được thực hiện.
Ở bài viết “Vấn đề cơ cấu của quy phạm pháp luật”, quy phạm pháp luật
theo quan điểm của tác giả có 2 bộ phận: phần quy tắc và phần bảo đảm. Phần quy
tắc xác định cách xử sự của chủ thể gắn liền với những hoàn cảnh hay điều kiện
nhất định trong đời sống xã hội. Phần quy tắc gồm giả định và quy định. Trong đó,
giả định là phần dữ liệu điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống và cá
nhân, tổ chức mà hành vi của họ được xác định trong phần quy định của quy phạm
pháp luật. Phần giả định lại bao gồm hai nội dung là tình huống hành vi và chủ thể
hành vi. Quy định là phần xác định hành vi của chủ thể trong những điều kiện,
hoàn cảnh được xác định trong phần giả định của mệnh lệnh và thể thức của hành
vi đó. Phần bảo đảm xác định những biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối
với các chủ thể trong trường hợp họ đã tiến hành những xử sự nhất định khi ở vào
điều kiện hay hoàn cảnh được xác định trong giả định của phần quy tắc của quy
phạm pháp luật và với những điều kiện nhất định. Phần bảo đảm bao gồm hai nội
dung là giả định và biện pháp bảo đảm. Trong đó, giả định của phần bảo đảm xác
5


định hành vi nào đó mà chủ thể thực hiện trong điều kiện hay hoàn cảnh của giả
định trong phần quy tắc của quy phạm pháp luật mà nhờ đó những biện pháp bảo
đảm của nhà nước sẽ được áp dụng đối với chủ thể của hành vi đó. Biện pháp bảo
đảm xác định những hình thức hoặc mức độ cụ thể của biện pháp mà nhà nước áp
dụng đối với những chủ thể đã được giả định thực hiện một hành vi nào đó trong
điều kiện hay hoàn cảnh trong phần giả định của quy tắc xử sự. Có hai loại biện

pháp bảo đảm cụ thể là khen thưởng và chế tài.
Ở bài viết “Một cách tiếp cận đối với quy phạm pháp luật”, cơ cấu của quy
phạm pháp luật luôn có hai phần: Phần giả định và phần chỉ dẫn. Giả định là một
phần của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra những hoàn cảnh, điều kiện (tình
huống ) có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối
với những chủ thể (tổ chức, cá nhân) nhất định. Chỉ dẫn là một phần của quy phạm
pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải thực
hiện gắn với những hoàn cảnh, điều kiện đã nêu ở phần giả định của quy phạm
pháp luật.
3. (2 điểm) Nhận xét về cơ cấu của quy phạm pháp luật được trình bày
trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay:
Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm
pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật: quy phạm pháp luật hành chính,
quy phạm pháp luật hình sự và quy phạm pháp luật dân sự.
Về cấu trúc của quy phạm pháp luật hành chính, phần lớn các quy phạm
pháp luật hành chính có đầy đủ cả ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài. Ba bộ
phận cấu tạo quy phạm pháp luật hành chính có thể được quy định trong một điều
của văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể trong nhiều điều của một văn bản,
thậm chí trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau. Song có một số quy phạm
pháp luật hành chính không có cấu tạo đủ ba bộ phận: có thể có giả định và quy
định, còn bộ phận chế tài có thể là chế tài hình sự hoặc dân sự. Ngược lại, có
những chế tài hành chính là biện pháp bảo vệ các quy định thuộc quy phạm pháp
6


luật khác như dân sự, lao động, hôn nhân gia đình...1
Ví dụ: “ Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan nhà nước
có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra” (Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2008).
- Quy phạm pháp luật trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn)

chế tài.
+Giả định: “văn bản quy phạm pháp luật”.
+Quy định: “phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám
sát, kiểm tra”.
Đối với ngành luật hình sự, trong một quy phạm pháp luật về tội phạm cụ
thể luôn luôn có bộ phận quy định và bộ phận chế tài. Bộ phận quy định trong quy
phạm pháp luật hình sự (Phần các tội phạm) có thể được thể hiện dưới các loại quy
định khác nhau và mang tính cấm đoán hoặc bắt buộc. Các quy phạm pháp luật
hình sự là những mệnh lệnh ( yêu cầu người phạm tội cũng như những người khác
phải phục tùng) vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với các quy phạm pháp luật hình sự là
phải rõ, ngắn gọn và chính xác. Cách trình bày, việc diễn đạt sự “cấm đoán” hay
“bắt buộc” trong các quy phạm pháp luật hình sự không thể theo cách thông
thường như đối với các ngành luật khác mà theo những cách riêng, đơn giản, ngắn
gọn và hiệu quả. Để cấm con người thực hiện hành vi nguy hiểm bị coi là tội phạm
luật hình sự chỉ cần mô tả ( quy định ) hành vi đó.
Ví dụ: “Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một
năm đến năm năm” ( Tội cướp giật tài sản – Điều 136 BLHS); hoặc “Người nào
thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện
mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm” ( Tội không
cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng – Điều 102

1

Quy phạm pháp luật hành chính lý luận và thực tiễn/ TS.Nguyễn Ngọc Bích// Quy phạm pháp

luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam- Lí luận và thực tiễn, tr 30-37

7



BLHS)2
Trong hệ thống pháp luật dân sự, quy phạm pháp luật không đồng nghĩa với
từng điều luật cụ thể. Để có thể có một quy tắc xử sự đầy đủ nhất, điều chỉnh được
hành vi của mỗi chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì phải có một
nhóm các điều luật kết hợp lại với nhau. Bởi thực tế, hầu hết các điều luật trong Bộ
luật dân sự chỉ chứa đựng một hoặc hai bộ phận của quy phạm pháp luật ( giả định,
quy định). Rất ít các điều luật chứa đựng đầy đủ cả ba bộ phận giả định, quy định
và chế tài. .3
Ví dụ: “Việc cầm cố bị hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”. (Điều
304 Bộ luật Dân sự).
-Quy phạm pháp luật trên gồm 2 bộ phận: giả định và quy định, khuyết (ẩn)
chế tài.
+Giả định: “Việc cầm cố”.
+Quy định: “hủy bỏ, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý”.
Về cấu trúc của quy phạm pháp luật: Giáo trình, các tài liệu nghiên cứu đều
cho rằng quy phạm pháp luật gồm các bộ phận giả định, quy định, chế tài. Thực
tiễn xây dựng pháp luật cho thấy chế tài thường được tập trung ở một văn bản quy
phạm pháp luật nhất định như trong Bộ luật hình sự, Luật xử lí vi phạm hành
chính, Bộ luật dân sự, Luật cán bộ công chức,... Nhiều quy phạm pháp luật chỉ có
phần quy định, phần giả định được quy định chung ngay tại điều về đối tượng điều
chỉnh.4

2

Nhận thức và thực tiễn giảng dạy quy phạm pháp luật hình sự/ TS. Nguyễn Văn Hương/ Quy

phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam- Lí luận và thực tiễn, tr 38-45
3


Quy phạm pháp luật dân sự và tố tụng dân sự - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn/ TS.Trần Anh

Tuấn & ThS. Nguyễn Văn Hợi/ Quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam- Lí luận
và thực tiễn, tr 46-61
4

Quy phạm pháp luật nhìn từ thực tiễn xây dựng pháp luật/ ThS. Trần Văn Lợi//Quy phạm pháp

luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam- Lí luận và thực tiễn, tr 13-20

8


9



×