Tải bản đầy đủ (.doc) (233 trang)

Phát tiển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 233 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN HOÁ

PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HUẾ - NĂM 2014


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN HOÁ

PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 62.62.0115

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân

HUẾ - NĂM 2014


i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn
trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án


ii

LỜI CÁM ƠN
Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị
và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận
án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên
các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong tỉnh
Đắk Lắk đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần
thiết để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển,
Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và
tập thể các Nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng
góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Mai Văn Xuân, Trưởng khoa Kinh
tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau Đại học
Đại học Huế, Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và các phòng, ban của
Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi nhiều

mặt để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,
gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3

ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
AFTAKhu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
ASEANHiệp Hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations)

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


BVTVBảo vệ thực vật
CKKDChu kỳ kinh doanh
CN-XDCông nghiệp – Xây dựng
CP
Cà phê
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
DT
Diện tích
DTCPDiện tích cà phê
ĐBSCLĐồng bằng sông Cửu long
ĐVT
Đơn vị tính
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices )
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)
GO
Giá trị sản xuất (Gross Ouput)
GOCP
Giá trị sản xuất cà phê
GOCP/NK Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu
GONN
Giá trị sản xuất nông nghiệp
HQ
Hiệu quả
HTX

Hợp tác xã
ICO
Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization)
IMF
Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)
KD
Kinh doanh
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
KHKTKhoa học kỹ thuật
KQ
Kết quả
KTCBKiến thiết cơ bản
KTNNKỹ thuật Nông nghiệp
KT-XHKinh tế - Xã hội

Lao động
LNKT
Lợi nhuận kinh tế
MI
Thu nhập hỗn hợp
NLN
Nông lâm nghiêp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37


iv

38
39
40
41
42
43

44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58

NS
Năng suất
NSBQNăng suất bình quân
NXB
Nhà xuất bản
PTCPBVPhát triển cà phê bền vững
PTNNPhát triển Nông nghiệp
PT-NN-NT Phát triển – Nông nghiệp – Nông thôn
PTNTPhát triển Nông thôn
QH
Quy hoạch
SL
Sản lượng
STT

Số thứ tự
SWOTĐiểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
SX
Sản xuất
SXKDSản xuất kinh doanh
TC
Tổng chi phí
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TĐPT
Tốc độ phát triển
TN-MT
Tài nguyên – Môi trường
VietGAP
Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
WTOTổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
XK
Xuất khẩu
XKCP
Xuất khẩu cà phê


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.........................................................................viiii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Các câu hỏi nghiên cứu..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của luận án...................................................................... 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PTCPBV.............................6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững......................................... 6
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững................................. 6
1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến PTCPBV...........................27
1.1.3. Nội dung phát triển cà phê bền vững...................................................... 30
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững.........................32
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển cà phê bền vững............................................ 42
1.2.1. Các tổ chức và chương trình thành công trong quản lý về PTCPBV.....42
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV ở một số nước trên thế giới...........44
1.2.3. Khái quát chung tình hình sản SX và XK cà phê trên thế giới và VN....49
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về PTCPBV ở Việt Nam...........................50
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........54
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk..........................54
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu............................................................. 54
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên........................................................................... 55
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội......................................................................... 57


vi

2.2. Tổng quan về phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk............................................ 58
2.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk...................................... 58
2.2.2. Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk...............60

2.3. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững...........65
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu............................................................................... 65
2.3.2. Khung phân tích phát triển cà phê bền vững.......................................... 66
2.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 68
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu........................................................................... 68
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu............................................. 68
2.4.3. Xử lý số liệu........................................................................................... 69
2.4.4. Phương pháp phân tích........................................................................... 69
2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển cây cà phê bền vững................78
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK............85
3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk................................ 85
3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk.....................85
3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk....................106
3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk............116
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.................123
3.2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 123
3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất.............................................. 126
3.2.3. Nhóm nhân tố về thị trường................................................................. 132
3.2.4. Tác động của chính phủ và các cơ quan nhà nước................................ 135
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.....141
3.3.1. Những thành công trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk...............141
3.3.2. Những mặt tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk................143
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh ĐL.. .146
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK.....149
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp................................... 149
4.1.1. Bối cảnh phát triển cà phê.................................................................... 149
4.1.2. Thị trường tiêu thụ cà phê.................................................................... 150


vii


4.1.3. Phân tích ma trận SWOT về PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk........153
4.2. Quan niệm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030............................................................................................. 155
4.2.1. Quan niệm phát triển cà phê bền vững của Việt Nam........................... 155
4.2.2. Quan điểm, định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk. 155
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk....................160
4.3.1. Nâng cao năng lực của người sản xuất – kinh doanh cà phê................160
4.3.2. Nhóm giải pháp thị trường................................................................... 165
4.3.3. Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất – kinh doanh cà phê..167
4.3.4. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê bền vững. .174
4.3.5. Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV........177
KẾT LUẬN........................................................................................................... 181
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN............................................................................................................. 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 186
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 196


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê sản xuất của một số quốc gia trên thế giới..................49
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 50

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk............................................ 57
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk từ 2000 – 2010. 60
Bảng 2.3: Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi........................................... 62
Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk...86
Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Đắk Lắk . 87


Bảng 3.3: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ.........................89
Bảng 3.4: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1 tấn cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk . 90

Bảng 3.5: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau....................................................... 93
Bảng 3.6: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk......96
Bảng 3.7: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk
............................................................................................................................................. 97

Bảng 3.8: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk100

Bảng 3.9: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2005 − 2010......107
Bảng 3.10: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk................................................. 108
Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở tỉnh ĐL năm 2010
.............................................................................................................................. 109
Bảng 3.12: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk....................111
Bảng 3.13: Tình hình di dân tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (1976-2012)...........114
Bảng 3.14: Biến động diện tích cà phê và suy giảm diện tích rừng tự nhiên của tỉnh ĐL
.......................................................................................................................................117
Bảng 3.15: Diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo loại phát sinh đất năm 2009 119

Bảng 3.16: Một số công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2011......................121
Bảng 3.17: Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới....................................... 122
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới CP 124
Bảng 3.19: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln........................127
Bảng 3.20: Thu hoạch và sơ chế cà phê của các hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk...........130
Bảng 3.21: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sản xuất cà



phê tỉnh Đắk Lắk............................................................................................ 134


ix

Bảng 4.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một số nước
hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2008 – 2012)......................................... 152
Bảng 4.2: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và
..........

tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 1)....................................................... 1588
Bảng 4.3: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và ..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 2)....................................................... 1588


x

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới..............................9
Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển cà phê bền vững...................................................... 32
Sơ đồ 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững....................41
Sơ đồ 1.4: Khung phân tích phát triển cà phê bền vững.......................................... 67
Sơ đồ 3.1: Dòng sản phẩm trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk (% khối lượng). 103
Sơ đồ 3.2: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk................................105
Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk
.......................................................................................................................................110


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những
bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự
phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam.
Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu.
Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,… đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây
Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và
Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong
marketing địa phương được biết đến như một trong những trung tâm sản xuất cà phê
lớn bậc nhất của thế giới.
Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích
trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích
cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm
2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản
lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602
triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu
của cả tỉnh [19] [20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40%
GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh
cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015,
cây cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk [19] [20].
Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến
các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng



2

nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và
các cân bằng mô hình tổ chức xã hội.
Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các
hậu họa trước mắt như sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế,
sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức
xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư… Điều
đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn dắt
bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên một
nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng hóa với đồng loạt sản phẩm sơ chế. Việc
đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác tự
nhiên và đầy phi lý thị trường.
Cụ thể, do diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng và thiếu quy hoạch, vấn
đề di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung nhất là vào tỉnh Đắk
Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển cà phê ở tỉnh như ngành cà phê
đang đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới;
sản lượng cà phê tăng nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh
tranh trên thị trường thế giới còn hạn chế. Sự tăng nhanh diện tích không theo quy
hoạch dẫn đến rừng bị tàn phá, đất đai thoái hoá, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy
giảm; môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô
nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sinh kế của người dân. Sự bất ổn về sinh kế của dân di
cư, đặc biệt là di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk đã và đang gây nên
những tác động tiêu cực cả về khía cạnh môi trường và xã hội.
Xuất phát từ đó, để có những định hướng và giải pháp phát triển cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk đạt hiệu quả cao và bền vững chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển cà phê
bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng pháp phát triển cà phê bền vững (PTCPBV) và đề

xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về
PTCPBV;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk trên các
khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến
PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk;
(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các quan điểm về lý luận và thực tiễn PTCPBV đang xảy ra theo những
khuynh hướng nào?
- Thực trạng phát triển cà phê theo quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Đắk
Lắk như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cà bền vững ở tỉnh Đắk Lắk?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển cà phê bền
vững ở tỉnh Đắk Lắk là gì?
- Để bảo đảm cho việc phát triển ngành cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk cần
thực hiện những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu cụ
thể là các vùng, các hộ trồng cà phê, người thu gom, các đại lý và các công ty/doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk;

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTCPBV; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung phân tích và đánh
giá tập trung chủ yếu vào chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê trên đất sử dụng


4

lâu dài và trồng cà phê liên kết, là những tác nhân quan trọng trong ngành hàng cà
phê và có vai trò quan trọng đối với phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2012; Số liệu điều tra
tập trung vào năm 2011; Định hướng và giải pháp đảm bảo PTCPBV của tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát
triển cà phê bền vững. Luận án đã xác định PTCPBV là quá trình phát triển hướng
tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi
trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự
nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, các nhân tố thị trường
và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp bao gồm
các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát
triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà
phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV; xây dựng chính sách hợp lý
và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV.

Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về PTCPBV, Luận án đã xây
dựng khung phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, PTCPBV được phân tích
ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh
tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi
trường (khai thác và bảo vệ môi trường) và sự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó
trong PTCPBV. Từ đó, luận án đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các
phương pháp phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.
Luận án đã phân tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk
Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có
hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định. Phát triển cà phê giúp tăng thu
nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng. Phát triển cà
phê là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi truờng và làm mất cân bằng


5

sinh thái. Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở
PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể sản xuất; iii) Thị
trường; iv) Chính phủ. Luận án cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất yếu
khách quan trong hội nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm phát
triển sản xuất chạy theo lợi nhuận nhất thời, bất chấp việc phá hủy tài nguyên môi
truờng và làm mất cần bằng sinh thái sẽ là nguy cơ của việc phát triển cà phê không
bền vững.
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính
sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể sản
xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng
thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh
doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm
PTCPBV.



6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững
1.1.1.1. Phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo tác giả Nguyễn
Ngọc Long và cộng sự: “Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ”. Quan điểm này cũng cho rằng,
“Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn” [28]
Nhà kinh tế học Dudley Seers (1967) cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi
hỏi bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng;
(ii) giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm. Còn Gunnar
Myrdal, nhà kinh tế được trao giải Nobel về kinh tế năm 1974, lại cho rằng có một
số nhóm các “giá trị phát triển” như tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống, giảm bất
bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa chính trị, những
thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa của các xã hội nông nghiệp, công
nghiệp hóa và bảo vệ môi trường.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó,
con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo
ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống.


Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá
trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra


7

chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản
phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản phẩm
sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn,
khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ
sản phẩm hàng hoá cao.
Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm hơn,
phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của
cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía
cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu
dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng
về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. Phát triển kinh tế
gắn với phát triển ngành cà phê là một khía cạnh của phát triển sản xuất vật chất.

Như vậy, có thể khái quát những quan điển chủ yếu về phát triển như sau:
- Phát triển đó là sự gia tăng về số lượng và thay đổi về chất lượng;
- Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu;
- Phát triển chính là tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu.
1.1.1.2. Phát triển bền vững
Vào nửa cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, loài người đã phải đương đầu với
những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường. Trong tình
hình đó, quan niệm mới về sự phát triển đã được đặt ra, đó là phát triển bền vững.


Mặc dù "bền vững" đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong vài
thập kỷ qua, một báo cáo của Brundtland (1987) đã đưa ra một khái niệm về phát
triển bền vững. Nó được thừa nhận một cách rộng rãi nhất và là một khái niệm được
xem xét ở cấp độ quốc tế. Theo các báo cáo Brundtland [57], [58]:
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà
không ảnh hưởng tới khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng
của họ. Nó bao gồm hai nội hàm:


8

 Khái niệm về “nhu cầu” nói riêng đối với nhu cầu thiết yếu của người
nghèo trên thế giới, điều mà cần được ưu tiên trước;
 Quan điểm về sự giới hạn được hình thành bởi trạng thái công nghệ và tổ
chức xã hội trên cơ sở khả năng chịu đựng của môi trường đến đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại và tương lai".
Báo cáo này đặc biệt đáng chú ý về điều cốt yếu theo sự ứng xử của các thái
cực về xã hội, kinh tế và môi trường của sự bền vững một cách tích hợp và mạch
lạc. Kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về địa cầu ở Rio de Jareiro, Braxin năm 1992,
cộng đồng quốc tế nói chung đã tán thành quan niệm về phát triển bền vững được
nêu trong báo cáo của Brundtland - một cam kết tái khẳng định tại Hội nghị Thượng
đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững.
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất của cải vật
chất không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài
nguyên và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các
thành quả lao động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và
các nguồn lực khác ngày càng được tăng cường.
Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản
xuất khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Các chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử dụng tài

nguyên và đưa ra những đòn bẩy để tăng cường những công nghệ và phương pháp ít
gây nguy hại và không gây giảm cấp môi trường và nguồn lực. Các đầu tư tạo ra nhờ
các chính sách môi trường sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất các sản phẩm và dịch vụ,
có thể có trường hợp đầu ra thấp hơn nhưng lại tạo ra lợi ích làm tăng phúc lợi lâu dài
của con người. Trong thực tế khi thu nhập tăng lên, nhu cầu nâng cao chất lượng môi
trường cũng sẽ tăng lên và các nguồn lực có thể sử dụng cho đầu tư sẽ tăng lên.
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã đề xuất 5 nội dung của phát
triển bền vững gồm [22]: (i) Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là vùng rất
nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn lực và
môi trường; (ii) Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện có
hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng


9

nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa
kỹ thuật truyền thống; (iv) Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực
về lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh
dưỡng thông qua các công nghệ thích hợp; (v) Xây dựng và thực hiện các chiến
lược có người dân tham gia.
Để có sự phát triển bền vững, Malcom Gillis (1983) chỉ ra các yếu tố cần đảm
bảo sau: Một hệ thống chính trị đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người dân vào
việc ra quyết định; một hệ thống kinh tế góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ
thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững; một hệ thống sản xuất đảm bảo
phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển; một hệ thống công nghệ làm nền tảng cho
xây dựng các giải pháp bền vững, lâu dài; một hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan
hệ bền vững về thương mại và tài chính [29].
Từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland (1987), trên quan điểm tiếp
cận một cách có hệ thống, các chuyên gia của ngân hàng thế giới (1993) đã đưa ra
mô hình phát triển bền vững dưới đây [2], [15], [55]:


KINH TẾ
* Tăng trưởng
* Hiệu quả * Ổn định

KT – MT
- Đánh giá tác động của MT
- Tiền tệ hoá tác động của MT

KT-XH

PTBV

XÃ HỘI

MÔI TRƯỜNG

* Giảm đói nghèo

* Đa dạng sinh học

và thích nghi

* Bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên
* Ngăn chặn ô nhiễm

- Công bằng giữa các thế hệ
- Mục tiêu trợ giúp việc làm


XH – MT
- Công bằng giữa các thế hệ
- Sự tham gia của quần chúng

* Xây dựng thể chế
* Bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc

Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng chung quy
lại phát triển bền vững được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển và môi trường, là sự


10

cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất
với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường. Nó đảm bảo thoả mãn những
nhu cầu cho hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu
trong tương lai. Về kinh tế đó là sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định; về xã hội là
việc giảm đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; còn về
mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và ngăn chặn ô nhiễm.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn
sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông
nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại
đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ,
có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội"[66].
Đào Thế Tuấn (1999) trích dẫn định nghĩa của FAO về phát triển nông nghiệp

bền vững như sau: “Đó là sự quản lý và bảo vệ cơ sở của các nguồn lợi tự nhiên và
phương hướng của các thay đổi kỹ thuật và thể chế cách nào để đảm bảo đạt được
sự thỏa mãn nhu cầu con người trong thế hệ này và thế hệ tương lai. Sự phát triển
bền vững ấy bao gồm sự bảo vệ đất, nước, các nguồn lợi di truyền thực vật và động
vật không bị thoái hóa về môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế
và chấp nhận được về xã hội”[50] .
Theo ủy ban kỹ thuật của FAO: “Nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc
quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người
mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên” [65].
Maureen (1990) dẫn quan điểm của hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho rằng
“Nông nghiệp bền vững” tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa một phổ
đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng thích ứng
với một kích cỡ trang trại cụ thể trong những điều kiện cụ thể về điều kiện


11

tự nhiên, đất đai và con người. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về phát
triển nông nghiệp bền vững cho các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau [76].
Theo Bill Mollison (1994) thì “nông nghiệp bền vững” là một hệ thống được
thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống con người. Đó là một hệ thống
ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu
cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông
nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với
đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất, nhờ
vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong thiên
nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất [3].
Một trong những mục tiêu của nông nghiệp bền vững là giữ gìn tài nguyên đất
và cải tạo các loại đất bị thoái hóa, mất sức sản xuất. Rosemary Morrow (1994) đã

có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng đất đai theo hướng bền vững. Theo
trình bày của tác giả thì mô hình nông nghiệp bền vững hiện nay ở một số nước
thích hợp với quy mô nhỏ, trong đó cây trồng vật nuôi được sử dụng đa chức năng
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, vấn đề sử dụng thảm thực vật che phủ để bảo vệ đất rất được coi trọng [40].
Theo Nguyễn Văn Quí và cộng sự (2001), ở Nhật Bản, phương pháp của
Fukuoka về canh tác tự nhiên được xem là một kiểu canh tác bền vững. Những
nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là không làm đất, không dùng phân hóa
học, không làm sạch cỏ bằng máy hay bằng hóa chất diệt cỏ, không phụ thuộc vào
thuốc trừ sâu bệnh hóa học mà chỉ tìm cách điều chỉnh cây trồng bằng việc bố trí
thời gian gieo trồng thích hợp, dùng các loại phân xanh phân hữu cơ sản xuất tại chỗ
và bằng các biện pháp sinh học, canh tác để hạn chế sâu bệnh [39], [25].
Các vấn đề về ngăn chặn xói mòn đất do nước, do gió nhằm giữ gìn tài nguyên
đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững đã được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Để việc chống xói mòn có hiệu quả cao cần kết hợp các biện pháp công
trình và các biện pháp sinh học [37], [84].


12

Trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững các nhà khoa học nước ta
cũng như trên thế giới đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững
vùng cao. Khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp trên đất vùng cao là địa
hình thường dốc, chia cắt mạnh, có nhiều vùng sinh thái khác biệt ngoài ra còn gặp
các trở ngại về cơ sở hạ tầng, các khó khăn về kinh tế, áp lực dân số, trở ngại về văn
hóa, trí tuệ [78].
Ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nông nghiệp tập trung cho
vùng cao nhằm tìm ra các hệ thống canh tác bền vững phù hợp với các tiểu vùng
sinh thái khác nhau. Các hệ thống nông lâm kết hợp, hoặc hệ thống nông nghiệp
trồng cây dài ngày dễ đáp ứng với yêu cầu canh tác bền vững hơn hệ thống canh tác

cây ngắn ngày. Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã kết hợp với một số tổ chức quốc tế
như International Board for Soil Research and Management (Thailand) (IBSRAM)
và Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR) để thực hiện
chương trình nghiên cứu về các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc nhằm phát
triển sản xuất nông nghiệp bền vững [57].
Thuật ngữ nông lâm kết hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới trong nhiều năm
gần đây, là một phương thức canh tác mới so với canh tác truyền thống. Nông lâm kết
hợp là tên gọi chung cho các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất, trong đó cây thân gỗ lâu
năm được kết hợp một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích với các loài cây
thân thảo và chăn nuôi [11], [21]. Sự kết hợp này có thể tiến hành đồng thời hoặc kế
tiếp nhau về mặt không gian và thời gian. Trong Nông lâm kết hợp cả 2 yếu tố sinh thái
và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận hợp thành hệ thống đó. Các mô
hình nông lâm kết hợp trên thế giới rất phong phú, đa dạng [11], [13]. Ở Thái Lan,
người ta xây dựng các mô hình Taungya của mỗi hộ dân. Mỗi hộ được cấp 0,17 ha đất
để làm nhà vườn và khoảng 1,6 ha để trồng rừng và trồng xen các cây nông nghiệp như
lúa, sắn, ngô, cây ăn quả. Ở Ấn Độ, người ta thực hiện nông lâm kết hợp giữa cây dứa
với hồ tiêu, ca cao; giữa cây cao su với cây lương thực; giữa cây lấy gỗ và cây cà phê…
Ở Indonesia các “Lalang” được áp dụng rộng rãi từ năm 1972, nông dân được giao đất
trong 2 năm đầu để trồng cây nông lâm và cây rừng. Miền nam Brazil người ta trồng
cao su kết hợp với ca cao [31], [47], [61].


×