Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng thất nghiệp theo trình độ tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.39 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và
bước vào hội nhập kinh tế thì nền kinh tế trong nước phải
vận động cùng với xu hướng của nền kinh tế thế giới. Một
khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái hay khủng hoảng thì
Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng và thực
tế những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Trong bối
cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và hồi phục chậm như
hiện nay, vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp đang là
một vấn đề chính sách vĩ mô bức xúc. Khi nền kinh tế rơi
vào suy giảm, người lao động Việt Nam gặp nhiều khó
khăn và rủi ro do những hạn chế về hiểu biết và trình độ
kỹ thuật. Năng suất lao động thấp so với lao động các
nước trong khu vực và trên thế giới nên khả năng phản
ứng và chống đỡ các cú sốc bên ngoài chậm và yếu.
Khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua với những tác
động tiêu cực của nó đến thị trường lao động có thể coi là
phép thử để phản ánh được thực trạng và năng lực của thị
trường lao động nước ta.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về lao động và
việc làm ở nước ta nhằm đưa ra các biện pháp và chính
sách giảm thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động.
Mặc dù vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn
trong tình trạng báo động. Đảng và nhà nước ta luôn coi
việc đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động là mục
tiêu hàng đầu trong bình ổn thu nhập và giải quyết các
vấn đề xã hội có liên quan.
Chính vì vậy, việc giảm thất nghiệp trong tình trạng hiện
nay đang là thách thức lớn đối với các nhà lập chính sách
1
1




nói chung cũng như các cấp chính quyền huyện Ba Chẽ
nói riêng.Do vậy, em xin chọn đề tài “Thực trạng thất
nghiệp theo trình độ tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.”.
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới …..người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết bài
.Trong thời gian làm bài, do sự hạn chế về thời gian và tài
liệu tham khảo, bài viết không thể tránh khỏi những sai
sót, vì vậy, rất mong quý thầy cô góp ý để bài tiểu luận
ngày càng được hoàn thiện hơn. Em xin trận trọng cảm
ơn!
Bài làm của em gồm 3 phần :
1.Cơ sở lý luận về thất nghiệp theo trình độ
2 . Thực trạng về thất nghiệp theo trình độ tại huyện Ba
Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
3 .Một số giải pháp

1.
2
2

Cơ sở lý luận


1.1.

Một số khái niệm

Cung lao động là khả năng tham gia thị trường lao động (cả về

số lượng và thời gian) của những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động
thực tế có tham gia lao động trên thị trường lao động.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có
việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
Thất nghiệp là sự ngừng thu nhập do không có khả năng tìm
được một việc làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả
năng làm việc và sẵn sàng làm việc.
Người thất nghiệp là người lao động có khả năng lao động đang
chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật là hệ thống kiến thức tổng hợp,
kiến thức chuyên môn kỹ thuật hay kiến thức đặc thù để đảm
đương các vị trí, chức vụ trong sản xuất- kinh doanh.
Phân loại theo trình độ
1.2.1. Lao động chưa qua đào tạo:
Là những người không học qua các trung tâm nghề, qua các
1.2.

trường lớp mà vẫn làm dựa vào việc tiếp thu, học hỏi hoặc kinh
nghiệm để làm việc.
1.2.2. Lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại
học:
Một người được coi là người có trình độ “Sơ cấp”, nếu trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp
chứng chỉ là sơ cấp hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.
Một người được coi là người có trình độ “Trung cấp”, nếu trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp
bằng là trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề.

3

3


Một người được coi là người có trình độ “Cao đẳng”, nếu trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đã được đào tạo và được cấp
bằng là cao đẳng hoặc cao đẳng nghề.
Một người được coi là người có trình độ “Đại học trở lên”, nếu
người đó đã được đào tạo và được cấp bằng đại học, thạc sỹ
hoặc tiến sỹ.
1.3.

Ảnh hưởng của thất nghiệp theo trình độ tới phát triển
kinh tế - xã hội

Thất nghiệp nói chung và thất nghiệp theo trình độ nói riêng
đều gây ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể:
1.3.1.

Thất nghiệp tác động đến tăng trưởng kinh tế và lạm
phát.

Thất nghiệp tăng có nghĩa lực lượng lao động xã hội không
được huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên; là
sự lãng phí lao động xã hội- nhân tố cơ bản để phát triển kinh
tế- xã hội. Thất nghiệp tăng lên cũng có nghĩa nền kinh tế đang
suy thoái- suy thoái do tổng thu nhập quốc gia thực tế thấp hơn
tiềm năng; suy thoái do thiếu vốn đầu tư (vì vốn ngân sách bị
thu hẹp do thất thu thuế, do phải hỗ trợ người lao động mất
việc làm…) Thất nghiệp tăng lên cũng là nguyên nhân đẩy nền
kinh tế đến (bờ vực) của lạm phát.

1.3.2.

Thất nghiệp ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của
người lao động.

Người lao động bị thất nghiệp, tức mất việc làm, sẽ mất nguồn
thu nhập. Do đó, đời sống bản thân người lao động và gia đình
họ sẽ khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đến khả năng tự đào tạo lại
để chuyển dổi nghề nghiệp, trở lại thị trườgn lao động; con cái
họ sẽ khó khăn khi đến trường; sức khoẻ họ sẽ giảm sút do
4
4


thiếu kinh tế để bồi dưỡng, để chăm sóc y tế…Có thể nói, thất
nghiệp “đẩy” người lao động đến bần cùng, đến chan nản với
cuộc sống, với xã hội; dẫn họ đến những sai phạm đáng tiếc…
1.3.3.

Thất nghiệp ảnh hưởng đến trật tự xã hội…

Thất nghiệp gia tăng làm trật tự xã hội không ổn định; hiện
tượng lãn công, bãi công, biểu tình đòi quyền làm việc, quyền
sống… tăng lên: hiện tượng tiêu cực xã hội cũng phát sinh
nhiều lên như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…; Sự ủng
hộ của người lao động đối với nhà cầm quyền cũng bị suy
giảm… Từ đó, có thể có những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn
đên biến động về chính trị.
2.


Thực trạng về thất nghiệp theo trình độ tại huyện Ba Chẽ,

tỉnh Quảng Ninh:
2.1.
Khái quát về địa phương:
Trung tâm của huyện Ba Chẽ cách trung tâm thành phố Hải
Phòng 23 km, cách Hà Nội 79 km. Trên địa bàn huyện có quốc
lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua. Ngoài ra còn có
tỉnh lộ 188, tỉnh lộ 186. Sông Kinh Môn và sông Rạng thuận tiện
để vận chuyển hàng hoá đi các địa phương khác như Hải Phòng,
Quảng Ninh.
Huyện Ba Chẽ có diện tích khoảng 608 km2. Dân số của huyện
Ba Chẽ ít nhất Quảng Ninh. Tính đến năm 2017, dân số của
huyện rơi vào gần 60 nghìn dân.
2.2.
Thực trạng thất nghiệp tại huyện Ba Chẽ:
Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động ngày càng căng
thẳng. Thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép
cho các cấp chính quyền huyện Ba Chẽ.
Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa lực lượng lao động
và số người có việc làm.
Bảng 1: Quy mô dân số NNL tại huyện Ba Chẽ
5
5


Đơn vị tính: Người

Dân số


2013
48.367

Năm
2015
51.354

2017
57.546

Dân số từ 15 tuổi trở lên

43.903

45.688

51.464

Lực lượng lao dộng

37.372

41.258

48.654

Lao động có việc làm

31.256


35.566

44.355

Lao động thất nghiệp

6.116

5.692

4.299

Chỉ tiêu

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Chẽ)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy dân số tăng 9.179 người (từ
2013 là 48.367 người đến năm 2017 là 57.546 người). Lực
lượng lao động đông, chiếm hơn 50% LĐ vừa là một thuận lợi,
vừa sẽ là một khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu của việc
làm của NLĐ đối với chính quyền. Số lượng lao động thất
nghiệp có dấu hiệu giảm nhưng vẫn còn chậm. Cụ thể, năm
2013 số LĐ thất nghiệp là 6.116 người, năm 2015 là 5.692
người và năm 2017 là 4.299 người. Các cấp chính quyền huyện
Ba Chẽ đã giải quyết khá tốt nhu cầu việc làm của người lao
động, giám bớt nỗi lo gánh nặng cho xã hội trong tương lai.
Bảng 2: Cơ cấu việc làm trong các ngành kinh tế tại huyện Ba
Chẽ
Đơn vị tính: %
Ngành


Nông – lâm – thủy sản
Công nghiệp
Dịch vụ
6
6

Năm
2013

2015

2017

89.34

85.16

83.63

3.24

5.69

7.86

7.42

9.15

8.51



Tổng

100

100

100

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Chẽ)
Ba Chẽ là huyện thuần nông, đang dần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Do vậy, tỉ lệ lao
động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn rất cao, chiếm
83,63% tính đến thời điểm năm 2017. Cũng vì vậy, thất nghiệp
mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là chủ yếu. Thiếu việc làm ở
huyện Ba Chẽ do nguồn lao động ngày cang tăng nhanh trong
khi đó, diện tích đất canh tác chỉ có giới hạn làm cho tỉ lệ diện
tích canh tác theo đầu người giảm mạnh.
Theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Quảng Ninh, thời gian thiếu việc làm của lao động huyện Ba
Chẽ trong một năm, nếu quy ra có thể lên tới con số hơn
15.000 lao động. Đây là một sự lãng phí về nguồn lực lao động
rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
2.3.

Thất nghiệp theo trình độ tại huyện Ba Chẽ
Bảng 3: Tỉ lệ thất nghiệp phân theo trình độ chuyên môn
kỹ thuật năm 2017 tại huyện Ba Chẽ
Trình độ


Chưa qua đào tạo
Đã qua đào tạo nghề
và tương đương
Trung

học

chuyên

nghiệp
Cao đẳng, Đại học trở
lên
Tổng
7
7

Số lao động
(Người)

Tỉ lệ thất nghiệp
(%)

2.748

63,93

668

15,55


352

8,17

531

12,35

4.299

100


(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Chẽ)
Từ bẳng 3, ta có thể thấy phần lớn số ngườibthaats nghiệp thuộc lực
lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 63,93%. Do họ không có tay
nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật nên rất khó khăn để tìm kiêm
một công việc ổn định với mức lương cao. Do đời sống khó khăn nên
một bộ phận dân di cư từ các vùng núi, các xã nghèo lên thị trấn để
tìm việc. Vì không có trình độ nên họ chie có thể làm những công
việc nậng nhọc mang tính nhất thời. Điều đó càng thêm gánh nặng
thất nghiệp tại huyện Ba Chẽ.
Tác động của thất nghiệp theo trình độ đến cung lao động:
Thất nghiệp theo trình độ ảnh hướng rất lớn tới cung lao động cho
thị trường lao động. Giả sử thị trường lao động không có nhiều biến
đổi. Đường cung bằng đường cầu, ta sẽ thấy có hai trường hợp:
2.4.1. Tỉ lệ lao động có trình độ đã qua đào tạo và có chuyên
môn kỹ thuật cao tăng thì chất lượng nguồn cung lao
động sẽ tăng.

(Chị gửi em bản vẽ chị chụp nhé, đường này chị ko biết
làm trong word)
Theo hình vẽ , đường tổng cung là cố định, chất lượng lao động là
đường đường đi lên. Chất lượng nguồn nhân lực đã qua đào tạo càng
lớn thì chất lượng cung lao động càng cao. Nó chứng tỏ rằng chính
quyền huyện Ba Chẽ thực hiện và áp dụng các chính sách kích thích,
nang cao nhận thức của người lao động để giúp họ có một cuộc sống
đầy đủ hơn, giúp họ có thể tùm được một công việc ổn định với mức
thu nhập cao, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp
nhất có thể.
2.4.2. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo tăng thì chất lượng nguồn
cung lao động giảm.
(hình vẽ)
Theo hình vẽ, đường tổng cung lao động là cố định, chất lượng
nguồn nhân lực là đường dốc xuống. Chất lượng nguồn nhân lực
càng thấp chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo
càng thấp và làm ảnh hưởng đến chất lượng cung lao động.
2.4.

8
8


Điều đó cho ta thấy các cấp chính quyền chưa kích thích và nang
cao nhận thức của người dân về tác hại của thất nghiệp ảnh hưởng
tới kinh tế, chính trị, xã hội.

Đánh giá:
2.5.1. Mặt được:
Cung lao động đã và đang dần cải thiện về chất lượng và cơ

2.5.

1)

cấu lao động. Giá cả sức lao động đã phần nào phản ánh
2)

được mối quan hệ cung – cầu và giá trị sức lao động.
Chính quyền địa phương phố hợp với các ban ngành liên
quan đã, đang và sẽ quan tâm hoen nữa tới việc cải thiện
chất lượng nguồn nhân lực bằng cách phổ biến, nhân rộng
tấm gương học tốt, làm tốt trong các doanh nghiệp trên địa
bàn huyện, tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp và phổ
biến pháp luật lao động, chính sách tạo việc làm để nâng cao
nhận thức cho người dân, đặc biệt là những đối tượng lao

3)

động còn trẻ.
Hiện nay trên địa bàn huyện đang thực hiện nhiều dự án mở
thêm các trường sơ cấp, trung cấp dạy nghề để nâng cao

4)

trình độ tay nghề cho người lao động.
Hệ thống cơ sở hạ tầng cho thị trường lao động được quan

1)

tâm và đầu tư nhiều hơn.

2.5.2. Tồn tại:
Bộ Luật Lao động và các văn bản pháp lý khác chưa được

2)

hoàn thiện.
Dự án mờ thêm các trường sơ cấp, dạy nghề tiến triển hết

3)

sức chậm chạp do nhiều nguyên nhân.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn voeis
trình độ quản lý về mặt pháp lý trong lĩnh vực việc làm chưa
phù hợp với cơ chế mới. Hệ thống giải quyết việc làm cho cả
những người lao động trình độ thấp và trình độ cao vẫn còn
phôi thai, non yếu.

9
9


4)

Những bất cập ngày càng lớn giữa quy mônchung và cấu
trúc cung – cầu lao động trên thị trường lao động. Không chỉ
ở Ba Chẽ mà trên phạm vi cả nước, cung lao động, đặc biệt
là nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, đang vượt quá cầu và

5)


dự báo sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai.
Hệ thống định hướng nghề nghiệp đào tạo và đào tạo lại
khongo theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh
tế - xã hội, không tương thích với quá trình cải tổ số lượng và

6)

chất lượng đào tạo.
Cư dân Ba Chẽ chiwa sẵn sàng cho cuộc sống và lao động
trong điều kiện thị trường. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nên kinh tế thị trường,
nhất là thời kỳ hội nhập với thế giới, do đó tỷ lệ gia tăng thất

7)

nghiệp càng cao.
Hệ thoings dịch vụ giới thiệu việc làm chỉ mới được thành lập
và chất lượng còn chưa cao, chưa có một cấu trúc tổ chức
được kiện toàn hoàn thiện, chưa đảm bảo được trang bị vật

1)

chất cần thiết và đội ngũ án bộ chưa đồng bộ.
2.5.3. Nguyên nhân:
Ba Chẽ vẫn là một huyện nghèo , khả năng huy động và đáp
ứng nhu cầu kinh phí hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển

2)

nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế.

Tư duy và nhận thức về thị trường lao động trong điều kiện
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy
đủ , còn bị ảnh hưởng của tư duy cũ trong nền kinh tế kế
hoạch hoá , tập trung quan liêu , bao cấp trước đây trong
hoạch định chính sách thị trường lao động, đặc biệt , chưa có
nhận thức rõ và đúng về vai trò trách nhiệm của nhà nước
( trong tôt chức , hỗ trợ và điều tiết thị trường lao động) cũng
như của các chủ thể khác trên thị trường lao động dẫn đến

10
10


chưa có chính sách, dự án hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực còn
3)

bỏ ngỏ hoặc đang thực hiện nhưng tiến đôn còn chậm chạp.
Tổ chức bộ máy quản trị thị trường lao động còn phân tán ,
chồng chéo , một số thiết chế của thị trường lao động chưa
được đur mạnh như thiết chế đại diện các bên trong quan hệ
lao động , thiết chế thoả ước lao động tập thể , thiết chế tổ

4)

chức quan hệ ba bên,...
Đội ngũ định hướng nghề nghiệp yếu cả về chất và lượng nên

5)

chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của lực lượng lao động.

Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm được lập ra nhưng chỉ
mang tính hình thức, chưa thực sưj làm tốt vai trò và nhiệm
vụ của mình trọng việc kết nốt cung cầu lao động, giữa lao

3.
1)

động và các doanh nghiệp trên địa bàn.
Giải pháp:
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về
cách lựa chọn ngành nghề, trình độ đào tạo phù hợp với khả
năng và nhu cầu của TTLĐ; nâng cao nhận thức về đào tạo
và tự tích luỹ toàn diện về trình độ chuyên môn (lý thuyết
nền tảng, kiến thức thực tế và kỹ năng làm việc), ngoại ngữ,
kỹ năng mềm để nâng cao khả năng tìm việc làm...Đồng
thời, nâng cao nhận thức của khối doanh nghiệp về sự cần

2)

thiết phải hợp tác và hỗ trợ cơ sở đào tạo.
Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận
nghề nghiệp cho học sinh ngay từ cấp Trung học cơ sở, Trung
học phổ thông để góp phần hình thành đội ngũ nhân lực theo
quy mô, cơ cấu nghề nghiệp, trình độ đào tạo đáp ứng nhu

3)

cầu cơ cấu nhân lực cần sử dụng của TTLĐ.
Tăng cường điều tra, khảo sát, dự báo và đẩy mạng công tác
kế hoạch… để thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực sát thực

tế, theo từng giai đoạn, ngành nghề, trình độ đào tạo

11
11


4)

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương,
doanh nghiệp, cơ sở đào và người lao động trong việc nắm
bắt nhu cầu sử dụng, đặt hàng đào tạo cung ứng cho người

5)

sử dụng lao động.
Tiếp tục xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho Lao động

6)

thất nghiệp theo trình độ trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
Xây dựng hệ thống và tăng cường cung cấp thông tin về
TTLĐ theo địa phương và kết nối thành thông tin TTLĐ quốc
gia; thực hiện các giải pháp hữu hiệu để thu hút lao động đã
qua đào tạo từ nơi dư thừa (các thành phố lớn, vùng đã phát

7)

triển) đến làm việc ở nơi có nhu cầu.
Xây dựng cơ chế, chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với lao
động có trình độ tay nghề cao có nhu cầu vay vốn khởi

nghiệp nhằm tạo cơ hội và khuyến khích người lao động chủ
động tự tạo việc làm cho bản thân và những người lao động
khác qua các dự án, ý tưởng sản xuất, kinh doanh, giúp
người họ tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn cho vay ưu đãi để

8)

tạo việc làm.
Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm và dạy nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, cho vay vốn từ Quỹ quốc gia và việc làm và đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện chính
sách hỗ trợ việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo lại cho

9)

người lao động thất nghiệp, chuyển nghề.
Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển kinh tế để tăng
chỗ làm việc; hoàn thiện các thể chế, các yếu tố của TTLĐ;
Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW để góp phần
giải quyết việc làm cho lao động.

12
12


10)

Các cơ quan có thẩm quyền ưu tiên, cấp đủ ngân sách và sử


dụng hiệu quả ngân sách để thực hiện các giải pháp trên.
11) Náng cao trình độ làm việc của đội ngũ định hướng nghề
nghiệp và dịch vụ trung tâm gưới thiệu việc làm trên địa bàn
huyện Ba Chẽ.
12) Kiện toàn bộ máy quản trị thị trường lao động.

13
13


LỜI KẾT
Thông qua phần thực trạng, nguyên nhân của thất nghiệp theo
trình độ tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh hiện nay, chúng ta
đã đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm giảm tỉ lệ thất
nghiệp của lao động theo trình độ xuống, góp phần đưa nền
kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, tình
hình thất nghiệp hiện nay ngày càng gia tăng nhanh và diễn
biến phức tạp, các chính sách của mà chính quyền địa phương
đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa triệt để đòi hỏi
cần đưa ra những biện pháp mới hiệu quả hơn nữa nhằm giảm
tối đa tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta trong nhũng năm tiếp theo.

14
14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


PGS.TS .Nguyễn Tiệp– Giáo trình Thị Trường lao động – Nhà

2.

xuất bản Lao động – Xã Hội, năm 2011.
PGS.TS Vũ Hoàng Ngân, TS. Vũ Thị Uyên – Giáo trình quan
hệ Lao động – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân –

3.

năm 2016.
Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang – Giáo trình
Nghiên cứu thị trường – Nhà xuất bản Lao động – năm

4.

2011.
/>a.aspx?
Mct=7&ID=51&IdMenu=4&NameBar1=312E204B68C3A1
69206E69E1BB876D2C20C491E1BB8B6E68206E6768C4A
961&NameBar=5369C3AA752064E1BBAF206C69E1BB877

5.

5
/>
6.

nghiep-1431206737.htm
/>

7.

viec-lam-o-viet-nam-657157.html?view=1
/>
8.

20180504224211149.htm
/>
15
15


9.

/>
16
16



×