Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

KINH NGHIỆM dạy tốt môn mĩ THUẬT 1 tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.23 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG TIỂU HỌC TIÊN CÁT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM DẠY TỐT MÔN MĨ THUẬT
LỚP 1 BẬC TIỂU HỌC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn: Trình độ đại học

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................................
I: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................................
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................................................
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................................................................
2. THỰC TRẠNG...........................................................................................................................
3. CÁC BIỆN PHÁP.......................................................................................................................
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN...............................................................................................13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................15
Kết luận.........................................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................18

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. MT: Mĩ Thuật
2. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm


2


3. ĐDĐC: Đồ dùng đạt chuẩn
4. BGH: Ban giám hiệu
5. ĐDDH: Đồ dùng dạy học

I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôi nhận thấy chương trình tiểu học đổi mới hiện nay nhằm giáo dục học
sinh phát triển toàn diện trong đó có môn Mĩ thuật (Vẽ) chiếm vị trí rất quan
3


trọng, không thể thiếu trong các môn học ở cấp tiểu học trong trường phổ
thông .
Được học tập về các chuyên đề và chương trình thay sách môn Mĩ thuật ở
các khối lớp tôi nhận thấy: Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, nhiệm vụ chính
là củng cố nâng cao những kiến thức ban đầu về Mĩ thuật về kĩ năng thực hành
thẩm mĩ như ( vẽ hình, tô màu , sắp xếp bố cục ...) cho học sinh, nhằm giáo dục
thẩm mĩ tạo điều kiện cho các em cảm nhận được cái đẹp, yêu thích và vận dụng
kiến thức Mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt trong cuộc sồng hằng ngày. Hơn thế
nữa Mĩ thuật còn là một phương tiện để diễn tả tình cảm, tư duy và những nét
đẹp các em ưa thích .
Thông qua môn học Mĩ thuật nhằm giáo dục tính thẩm mĩ, tạo điều kiện
cho học sinh tiếp xúc, làm quen, cảm nhận được vẽ đẹp của thiên nhiên, của đời
sống và yêu quý những kết quả sản phẩm của Mĩ thuật do các em làm ra.
Qua đó để cung cấp cho học sinh một số kiến thức ban đầu về Mĩ thuật
nói chung và Mĩ thuật ở bậc tiểu học nói riêng. Đồng thời bồi dưỡng năng lực
quan sát, phân tích, làm quen một số kĩ năng đơn giản về vẽ và nặn, phát huy
tính tưởng tượng, sáng tạo, yêu thích cái đẹp, nuôi dưỡng tư tưởng, tình cảm về

tính thẩm mĩ trong học sinh, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu Mĩ
thuật cho học sinh tiểu học, góp phần hình thành nhân cách, đạo đức con người
mới XHCN .

II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Mặt dù nhiệm vụ của tiết dạy Mĩ thuật là như thế, nhưng qua các năm được
BGH Trường Tiểu Học Tiên Cát phân công giảng dạy môn Mĩ thuật tại nhà
4


trường và riêng ở khối 1, tôi thấy việc dạy như thế nào để cho đạt yêu cầu một
tiết dạy Mĩ thuật ở các lớp tiểu học nói chung và khối lớp một nói riêng là một
vấn đề không phải là một việc dễ làm trong một vài năm học, mà đã làm cho tôi
có những băn khoăn, trăn trở khi chuẩn bị cho tiết.
Môn mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó
giáo viên dạy mĩ thuật cần phải biết tổ chức các hoạt động dạy học thật sự hấp
dẫn bổ ích để hình thành các em lòng yêu thích cái đẹp và góp phần thẩm mĩ cho
học sinh.
Hơn 5 năm làm nghề dạy học, dạy môn mĩ thuật tôi nhận thấy sự đổi mới
về các hoạt động dạy mĩ thuật có phát huy và thật sự đổi mới vì văn kiện nghị
quyết của Đảng, Nhà nước giáo dục nói chung, về giáo dục nghệ thuật nói riêng
lại được nghiên cứu công phu, triển khai đồng bộ như hiện nay.
-Học sinh tiếp thu, làm quen với cái đẹp trong thiên nhiên.
-Tạo ra cái đẹp bằng khả năng cảm nhận.
-Vận dụng những khả năng hiểu biết về phục vụ trong cuộc sống sinh
hoạt hằng ngày.
Môn mĩ thuật là môn rèn luyện trí thẩm mĩ và rèn luyện tư duy sáng tạo cho
học sinh, làm cho các em hồn nhiên, vui tươi, nhận thấy được cái hay cái đẹp
trong cuộc sống xung quanh qua nhiều đề tài. Học sinh rất say mê trong giờ học

mĩ thuật. Bên cạnh có một số phụ huynh học sinh xem nhẹ môn mĩ thuật (không
phải là môn chính) nên ảnh hưởng đến môn mĩ thuật thấp đi và chất lượng giáo
dục thẩm mĩ cũng thấp đi. Chính vì thế tôi nghiên cứu và tích luỹ những phương
pháp mới tổ chức cho học sinh học tập thoải mái, nhẹ nhàng nhưng đạt kết quả
cao.
2. THỰC TRẠNG
- Đa số phụ huynh chưa chú ý đến việc vẽ của con em mình còn quan
niệm đây là môn học thứ yếu chưa cần thiết, chưa quan trọng ở lớp 1, lớp 2, còn
xem là môn học phụ, chủ yếu chỉ cần cho con học Tiếng Việt và Toán là chính,
5


còn các em có vẽ được hay không thì không quan trọng mấy, nói gì việc quan
tâm và đầu tư dụng cụ học tập cho môn vẽ cho các em phát huy tính thẩm mĩ
qua bức tranh .
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc mua đồ dùng học tập cho
học sinh như ( bút màu, sáp màu, bút chì tẩy, vỡ tập vẽ ... ) cho các em học còn
chiếm số lượng khá nhiều đối với lớp 1 và lớp 2 vì điều kiện hoàn cảnh gia đình
nghèo, khó khăn .
- Tài liệu, các phương tiện ĐDDH do trên cung cấp, tranh ảnh, vật mẫu
phục vụ cho việc học vẽ chưa nhiều, chưa đáp ứng đủ theo từng tiết dạy.
- Riêng tôi và học sinh các lớp do tôi giảng dạy là vùng nông thôn, đa số
các em gặp hạn chế về khả năng tạo hình ở các bài tập nặn nói chung và những
bài vẽ nói riêng cũng còn hạn chế. Sự hiểu biết về môn học này cũng còn có mặt
khó khăn, hạn chế nhất định. Việc thiếu tài liệu tham khảo, mẫu vật thật, thiếu
phương tiện giáo cụ trực quan là việc thường xuyên trăn trở của thầy và trò hàng
ngày ...
- Sau khi biết rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi cố gắng, tìm
hiểu, vạch ra một kế hoạch thực hiện trong bốn năm nay, tôi cố gắng biến những
nguyên nhân, khó khăn trở ngại này không còn là trở ngại, khó khăn nữa và tìm

những biện pháp hay hơn nữa nhằm đóng góp để nâng cao chất lượng để dạy tốt
môn Mĩ thuật, ở lớp 1 và ở bậc tiểu học và hiện nay tiết dạy Mĩ thuật của tôi
cũng đạt được kết quả khả quan hơn .

3. CÁC BIỆN PHÁP
Tôi là giáo viên chuyên trách môn Mĩ thuật thuộc Trường Tiểu Học Tiên
Cát. Nên khi đến tiết dạy Mĩ thuật tôi rất lo lắng, vì đến lúc cho các em thực
hành công việc vẽ, thì có một số em nói với tôi rằng .
6


- Cô ơi ! em không vẽ được. Không biết cách tô màu như thế nào ?
- Cô ơi ! em không biết vẽ ?
- Cô ơi ! em vẽ xấu quá ?
Nhiều em trong lớp nhốn nháo lên, khiến tôi không biết phải làm sao ?
cho nên có những em vẽ không được, tôi phải dành nhiều thời gian đến hướng
dẫn các em vẽ để các em không gọi tôi nữa, đến khi đánh giá sản phẩm, tôi
thường chú ý các em vẽ không được, những em mà phụ huynh không mua đồ
dùng học tập, tôi cho các em vẽ bằng chì đen hoặc động viên những em trong
lớp có đủ đồ dùng học tập cho mượn, giúp bạn cùng thực hiện công việc .
Có lúc do các em vẽ không được, tôi lại phải hướng dẫn vẽ mẫu nhiều lần
tốn nhiều thời gian, các em vẽ chưa đạt yêu cầu, còn một vấn đề rất quan trọng
là vẽ chưa đẹp, nhất là giáo cụ trực quan cho các em quan sát lại thiếu, chưa có
nhiều, chưa phong phú nội dung. Đã làm cho các em chưa hứng thú lắm khi đến
tiết học Mĩ thuật, từ những thiếu sót trên tôi đã nhận thấy kết quả tiết Mĩ thuật
của tôi học sinh vẽ chưa đạt lắm, yêu cầu làm sao cho học sinh học tốt, yêu thích
môn Mĩ thuật là điều kiện mà tôi quan tâm, cố gắng tìm ra giải pháp để các em
học tốt và đạt yêu cầu.
- MT là môn học giáo dục các em tính thẩm mĩ và yêu cái đẹp là chủ yếu
chứ không quá chú trọng đến kết quả. Vì vậy khi giảng dạy cho các em tôi cố

gắng hướng các em đến sự tìm tòi và phát triển trí sáng tạo của các em. Hướng
các em đến sự nhận biết cái đẹp
- Tôi nhận thấy muốn cho các em có bài vẽ đẹp và nhận thức đúng đối
với môn Mĩ thuật, tôi quyết định cần phải tập trung dạy tốt cho các em ở khối
lớp một và để làm nền tảng cho các lớp tiếp theo .
Sau khi được học các lớp thay sách và chương trình dạy đổi mới. Tôi đã
tìm tòi học hỏi thông qua các thầy cô có nhiều năm giảng dạy đi trước, thông
7


qua học hỏi, rút kinh nghiệm, trao đổi trong những lần sinh hoạt ở tổ chuyên
môn, dự giờ các đồng nghiệp để nâng cao tay nghề và qua tìm hiểu, nghiên cứu
thêm các tài liệu, sách báo, tạp chí, những tác phẩm hội họa, điêu khắc hay đẹp
để tích luỹ thêm vốn kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy, để tiết dạy Mĩ thuật
của tôi đạt kết quả cao hơn .
a. Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng vẽ của các em :
- Trong tuần đầu năm học tôi tiến hành cho các em vẽ kiểm tra theo chú tích
để phân loại xem khả năng vẽ của các em như thế nào .
Kết quả được phân loại như sau :
Năm học : 2011 – 2012 :
Tổng số trẻ khối 1 : 172

học sinh

Chia ra 3 loại :
Vẽ tốt về nội dung : 95 học sinh
Vẽ khá – TB , thiếu ít về bố cục : 45 học sinh
Kĩ năng vẽ chưa tốt, thiếu nhiều bố cục : 32 học sinh
a. Biện pháp 2: Tự học hỏi để nâng cao khả năng vẽ của giáo viên:
Trong tiết Mĩ thuật tôi trong những năm đầu dạy học còn gặp khó khăn

nhất là tôi vẽ còn hạn chế cho nên để nâng cao khả năng vẽ tốt, tôi đã thực hiện
cách làm sau đây .
+ Học hỏi đồng nghiệp : Các năm qua tôi đều tham gia BDTX và các
lớp thay sách môn Mĩ thuật, tôi cố gắng học hỏi trao đổi với thầy cô, đồng
nghiệp có nhiều năm giảng dạy về bộ môn Mĩ thuật những cái hay, tránh những
thiếu sót hạn chế trong khi dạy
+ Nghiên cứu kĩ môn Mĩ thuật : Tìm xem các đĩa VCD về đề tài tiết dạy
mẫu môn Mĩ thuật do BGH phổ biến tôi điều xem đi, xem lại nhiều lần để khắc
sâu kiến thức cơ bản về môn Mĩ thuật, yêu cầu của từng loại tiết, các phương
pháp để bổ sung vào những thiếu yếu của mình .
Đối với chương trình môn Mĩ thuật lớp 1 có các đề tài sau :
8


Vẽ theo mẫu :

-

Nhìn mẫu thật để vẽ - mô phỏng lại cách nhìn, cách nghỉ của người vẽ,
không dùng thước và compa để vẽ các nét thẳng và nét cong .
- Vẽ trang trí : học sinh vẽ hình và tô màu vào những bài trang trí trong
vỡ bài tập, vẽ tự do và vẽ màu theo ý thích.


Vẽ tranh :

Học sinh vẽ tranh về các đề tài gần gũi quen thuộc theo cảm nhận riêng của
mỗi em .
• Tập nặn tạo dáng tự do:
Học sinh làm quen với hình khối đơn giản và nặn theo ý thức .

• Thường thức Mĩ thuật :
Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của tranh thiếu nhi .
+ Khi vẽ phải đúng đủ các đề tài không cắt xén chương trình .
• Tập vẽ thêm :
Đây là khâu rất quan trọng nếu cô vẽ không đạt thì các em cũng vẽ không
đạt theo cô , cho nên tôi rất chú trọng khâu này bằng cách tôi tự tìm tòi học
hỏi và tập vẽ thêm ở nhà trước khi lên lớp, tôi thường vẽ trước ở nhà nhiều
lần để rèn kĩ năng vẽ cho tôi nhờ đó các bài vẽ của tôi ở lớp cũng mềm mại
không cứng ngắt như trước


Sưu tầm tranh:

Ngoài tranh vẽ mẫu ở bộ ĐDDH tôi còn sưu tầm thêm các tranh, ảnh
chụp, Cắt tranh trong lịch treo tường có màu sắc hài hòa để làm cho tiết học
thêm sinh động để kích thích sự hứng thú của các em.
• Vẽ mẫu tranh:
Để các em có đủ thời gian để hoàn thành bức tranh tôi đã cố gắng vẽ mẫu
ở những giờ chuyển tiết hoặc trong tiết học đầu giờ khoảng 5 phút, thời gian còn
lại tôi để cho các em vẽ và nếu các em nào vẽ không được, thì tôi đến bên để gợi
9


ý hoặc hướng dẫn lại cách vẽ lên bảng một lần nữa để các em tự vẽ vào giấy của
các em .
b. Biện pháp 3: Chú ý đến những hạn chế thiếu, yếu của các em
Ngoài dạy vẽ cho các em khi vẽ phải hướng dẫn tư thế ngồi, chú ý cách
cầm bút thoải mái, cách vẽ tô màu, cách quan sát mẫu vật thật hoặc mô hình,
tranh mẫu, tôi đặc biệt chú ý đến những thiếu, yếu sau và tôi chia ra 3 dạng .
 Đối với các em vẽ nghèo về nội dung :

Đối với các em ở khối 1 đến tiết vẽ tranh tôi thường cho các em quan sát kĩ
tranh mẫu, gợi ý cho các em xem tranh .
Ví dụ :
- Bức tranh vẽ những gì ?
- Hình ảnh chính trong tranh là hình ảnh nào ?
- Trong tranh sử dụng màu nào ?
Với tiết vẽ cá, các em chỉ vẽ đơn giản có một con cá và nước, tôi gợi ý
cho các em bằng các câu hỏi như : dưới ruộng, ao hồ ( hoặc sông ) có nhiều cá
không ? ( nhiều cá ). Vậy các em vẽ thêm nhiều cá nữa nhé, và cá còn nhiều
hình dáng và màu sắc khác nhau, lớn nhỏ khác nhau và khi bơi cá không quay
đầu về một phía, mà có con quay bên trái, con quay bên phải, giống như tranh
mẫu mà cô cho các em xem .
Sông ( ao hồ ) còn thiếu gì nữa ? ( rong rêu ) đúng rồi, các em phải vẽ
thêm những nhánh rong, uốn quanh con cá nữa nhé. Đối với các chi tiết khác tôi
cũng gợi ý như thế để các em hoàn thành một bức tranh chứ không phải vẽ cá,
không như đề tài đã yêu cầu .
 Đối với các em vẽ yếu về bố cục :
Tôi hướng dẫn các em cách sắp xếp các chi tiết trên trang giấy, nhắc các
em vẽ

10


cân đối các phần. Gợi ý các em vẽ bố cục xa, gần bằng cách so sánh vật gì
ở gần thì vẽ lớn, vật gì ở xa thì vẽ nhỏ và gợi ý các em sắp xếp hình trong bức
tranh. Nếu các em sắp xếp chưa được thì tôi đưa tranh mẫu cho các em xem và
giải thích cặn kẻ cho các em thấy cách bố trí trong tranh từ dễ đến từng chi tiết.
Ví dụ : Với tiết vẽ theo mẫu : Vẽ quả tôi cho các em sử dụng giấy A4
các em vẽ sao cho cân xứng, từ đó các em biết cân đối giữa quả và khổ giấy vẽ.
Nếu cuối cùng các em vẽ không được, tôi cho các em xem bài vẽ quả đã vẽ sẵn

trên giấy A4 của tôi để các em quan sát và vẽ theo mẫu.
 Đối với các em vẽ chưa tốt :
Đối với các em này là các em học yếu chưa học mẫu giáo năm nào tôi sẽ
chú ý hơn dạy các em tư thế ngồi, cách cầm bút, cách vẽ từng nét cơ bản và
ghép các nét này lại với nhau để thành sản phẩm. Đối với những em mà phụ
huynh ít quan tâm dạy các em ở nhà. Tôi đã trao đổi với phụ huynh, nhờ phụ
huynh dạy thêm cho các em ngoài giờ học ở nhà, theo yêu cầu của tôi là dạy các
em tập vẽ các nét cơ bản từ dễ đến khó dần và từ các nét đơn giản tạo thành sản
phẩm như ( ngôi nhà, cây, núi, hoa, quả, vv...) đối với phụ huynh không biết vẽ
tôi vẽ sẵn đề tài vào giấy A4 đưa cho phụ huynh theo mẫu đó mà hướng dẫn dạy
các em tập vẽ thêm ở nhà để các em theo kịp bạn bè trong lớp .
• Đối với các em không có bút chì màu :
Theo tôi biết các em không có bút chì màu là do phụ huynh quên mua cho
con vì nhà nghèo hoặc phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con,
vì có nhiều quan điểm của phụ huynh cho rằng môn Mĩ thuật là môn phụ chưa
chú trọng, quan tâm, nên khi phụ huynh đưa các em đến lớp tôi sẽ gặp riêng các
phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời tôi cũng nói lên ích lợi của các
em khi có bút màu để học vẽ, để thể hiện kết quả của bức tranh của mình và tôi
đưa bức vẽ bằng chì màu đem cho phụ huynh xem để phụ huynh so sánh vẽ với
chì đen với bức vẽ có nhiều màu sắc ( vì em nào không có màu vẽ tranh tôi cho
các em vẽ bằng chì đen để tác động đến phụ huynh có sự so sánh, nhận xét )
11


quan tâm hơn nữa tôi giải thích thêm cho phụ huynh thấy, các em nào có đủ đồ
dùng học tập để vẽ sẽ kích thích các em có nhiều tư duy, hứng thú vẽ và thể hiện
được khả năng của mình và giúp cho các môn học TV – Toán .....sẽ có nhiều kết
quả tốt vì bài vỡ, chữ viết, con số luôn sạch, đẹp, ngăn nắp sẽ được nhiều điểm
tốt .
Đối với các em trong lớp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì tôi tham mưu

với BĐD CMHS ủng hộ và trích l phần tiền cá nhân mua cho em đó một hộp bút
màu để học.
d. Biện pháp 4. Không gò ép các em :
Khi gặp các em vẽ tôi không gò bó bắt buộc, các em vẽ đúng mẫu để phát
triển trí tưởng tượng của các em.
Ví dụ : Với đề tài vẽ cá, vẽ quả dạng tròn .
Đối với vẽ cá thì các em muốn vẽ quay đầu về hướng nào cũng được, hoặc
khi các em vẽ quả dạng tròn, thì các em vẽ quả gì cũng được ( Nếu đó là quả
dạng tròn ) hoặc khi vẽ chân dung bạn thì các em vẽ có thể vẽ bạn trai hoặc bạn
gái, tóc ngắn hay tóc dài tuỳ thích của các em ( trừ khi các em vẽ yếu thì tôi mới
gợi ý ) từ đó mới phát triển được tính tư duy độc lập, tính sáng tạo, trí tưởng
tượng của các em .
e. Biện pháp 5. Dạy các em ngoài tiết học:
Đối với những em ngoài kĩ năng vẽ yếu, ngoài giờ phụ huynh dạy thêm ở
nhà tôi còn dạy thêm các em ngoài tiết học, Tôi dành vào cuối buổi học hoặc
trong những tiết dạy lớp 2B/ ngày của buổi thứ hai tôi tập trung dạy các em vẽ
các nét cơ bản để tạo thành sản phẩm
Ví dụ : Tôi vẽ nhạt ( lợt ) rồi cho các em đồ tô lại những nét phát thảo cơ
bản , sau nâng dần từ đồ thành vẽ một mình các hình ảnh đơn giản, rồi sau cùng
tôi dạy các em vẽ các đề tài trong chương trình từ dễ đến khó .
g. Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh

12


- Thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp vào buổi họp phụ huynh đầu năm tôi
trình bày với phụ huynh những chương trình mà các cháu được học trên lớp
- Thông qua bảng tuyên truyền của nhà trường.
- Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của việc học tập môn mĩ thuật
- Khích lệ và khen gợi những trẻ tiến bộ bằng cách khen ngợi biểu dương trẻ

trước lớp.
h. Biện pháp 7: Tạo môi trường
Đối với các em đến trường năm đầu tiên chưa qua mẫu giáo hoặc các em
vẽ yếu thì giáo viên phải thực hiện các cách dạy đã nêu cho từng học sinh thì
mới tiến bộ được, giáo viên phải nhờ đống nghiệp vẽ tốt hơn mình góp ý cho
mình và cần thường xuyên rèn luyện thêm nghiệp vụ và tính thẩm mĩ của hội
hoạ trên sách báo, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp đi trước, xin BGH cho đi
dự giờ thêm ở đồng nghiệp để nâng cao tay nghề, thì kết quả tiết dạy mới tốt
được.

4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Sau 1 năm thực hiện phương pháp này, học sinh của tôi đã thấy có những
tiến bộ cơ bản, tạo được niềm tin vươn lên trong học tập môn mĩ thuật của học
13


sinh và của phụ huynh và cha mẹ học sinh cũng sẵn sàng hợp tác với tôi để cùng
nhau dạy các em vẽ tốt hơn và kết quả của khối 1 đạt kết quả như sau :
 Cuối năm học 2012-2013 với kết quả khối 1 :
 Các em vẽ tốt đạt : 138

Học sinh

80,2%

 Các em vẽ khá đạt : 34

Học sinh

19,8%


 Các em có kĩ năng vẽ chưa tốt đạt :

0 Học sinh

 Các em vẽ nghèo về nội dung đạt : 0 Học sinh
 Các em vẽ thiếu, yếu về bố cục đạt :0 Học sinh

14


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Với việc làm và kết quả đã đạt được, bản thân tôi đã rút một số bài học kinh
nghiệm như sau .
Ngay từ đầu năm học giáo viên phải nắm chặt, đi sát, động viên, khích lệ
kịp thời các em vào nề nếp học tập, đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em
để có biện pháp giáo dục tích cực cho từng đối tượng .
- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của các em từ giai đoạn Mẫu giáo bước
vào lớp 1 để giáo dục về mặt thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức cho các em thông qua
các bức tranh. Quan hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh góp phầm giúp đỡ, tạo điều
kiện cho các em học tập, rèn luyện thêm ở gia đình, giúp các em có những điều
kiện học tốt hơn ở môn học này. Giáo viên phải hợp tác với phụ huynh trong
trang bị dụng cụ học tập và dạy cho các em mọi lúc mọi nơi để các em yếu theo
kịp các bạn, tạo niềm tin, tự khẳng định bản thân vươn lên trong học tập .
- Hướng dẫn các em cho hợp lý và vừa sức tiếp thu của các em, kết hợp
kiểm tra đi sát từng nhóm, tổ và cá nhân, tập trung việc ôn luyện, củng cố sửa
chữa những chỗ sai các em thường mắc phải, chú trọng tính rèn luyện, quan sát,
khéo léo, thẩm mỹ, yêu thích cái đẹp và tư duy sáng tạo .
- Bản thân tôi không ngừng học tập, trau dồi, tự học tự rèn về chuyên

môn, nghiệp vụ để nâng cao hơn nữa kiến thức Mĩ thuật, tính nghệ thuật, tìm
hiểu trau dồi rút kinh nghiệm ở các bạn đồng nghiệp, phương pháp giảng dạy
phải luôn cải tiến, sáng tạo áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết
học, điều kiện dạy và học của từng đối tượng học sinh ở từng lớp được phân
công dạy Mĩ thuật, đặc biệt phù hợp trình độ và khả năng học tập của từng lớp
học và từng học sinh có hoàn cảnh thuận lợi hoặc khó khăn. Khai thác triệt để sự
tương đồng giữa thuộc tính thực hành của cá nhân và tập thể của môn học với
thuộc tính hoạt động cộng đồng của tổ chức trường học, phối hợp gia đình, để
hổ trợ cho hoạt động giảng dạy của bộ môn, khắc phục những hạn chế trong
15


phương pháp, thực tiễn trên lớp góp phần làm phong phú hơn cho tiết học, thực
hiện tính chuẩn xác trước học sinh, tự nhiên, dễ hiểu, dễ thu hút, gây hứng thú
học sinh tham gia xây dựng bài học tốt hơn .
- Khi chuẩn bị lên lớp cần xem băng hình trước nắm vững nội dung,
phương pháp dạy mẫu, chuẩn bị nhiều tranh ảnh mẫu vật, ĐDDH để vận dụng
thao tác trong tiết học. Chuẩn bị chu đáo tranh ảnh, mẫu vật thật, từ đơn giản
đến hiện đại góp phần truyền đạt kiến thức thức cho học sinh lĩnh hội bài học tốt
hơn, tạo cho giờ học thêm phong phú, không khô khan, nhàm chán. Trong giờ
dạy giáo viên phải sử dụng băng hình, tranh ảnh, mẫu vật, đúng lúc, đúng chỗ.
Tránh lạm dụng, thay thế vai trò người giáo viên, việc dùng băng hình, mẫu vật,
tranh mẫu của nhiều hoạ sĩ, là một trong những phương pháp mới có tác dụng
tốt, giúp giáo viên tự tin hơn ( tuy nhiên cần sử dụng thành thạo, nếu không sẽ
gây nên những khoảng trống thời gian chết, không có lợi cho tiết học )
Ngoài ra khi lên lớp dạy tiết Mĩ thuật ( Vẽ ) giáo viên sẽ tuỳ tình hình
từng loại tiết mà có ít hay nhiều tranh mẫu đẹp để kích thích các em vẽ. Khi học
sinh vẽ giáo viên không gò ép các em vào khuôn mẫu mà cần phải phát huy tính
tư duy, tự lập, tạo hoàn cảnh thoải mài tự nhiên theo tâm lý học sinh lớp một và
học sinh cấp tiểu học của các em để sáng tạo thêm.

Ở tiết vẽ đề tài và tiết vẽ theo ý thích, cần tạo không khí thoải mái hứng
thú cho các em, cũng tạo điều kiện tốt cho giáo viên dễ dàng theo dõi và nhận
xét khi các em vẽ đúng hoặc vẽ chưa đúng.
Mĩ thuật là môn học nghệ thuật chính thức trong chương trình giáo dục
tiểu học, để môn học này tạo cho học sinh tiếp xúc làm quen với cái đẹp của
thiên nhiên và các tác phẩm nghệ thuật, đồng thời giúp học sinh tạo ra cái đẹp và
sử dụng vào cuộc sống, góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho cộng đồng
và xã hội .
Vẽ là một hình thức biểu hiện tình cảm của mình qua bức tranh cho nên
cần phải tạo cho các em có cảm xúc đẹp hứng thú trong khi vẽ để bức tranh
16


được hoàn hảo nhưng việc làm này không phải là dễ. Qua kinh nghiệm khi lên
tiết dạy Mĩ thuật cho thấy, các em vẽ tốt phần nào do các em có năng khiếu còn
phần lớn là do nhiệt tình của giáo viên đi sát giúp đỡ, động viên các em tạo hứng
thú cho các em .
Giáo viên phải nhiệt tình, kiên nhẫn chịu khó, tự học hỏi để nâng cao khả
năng vẽ của mình như tích cực đi dự giờ đồng nghiệp, tham gia sinh hoạt tổ
chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm các trường bạn và học hỏi nhờ đồng nghiệp
những người vẽ tốt hơn mình giúp đỡ vẽ theo đó, đồng thời nhờ thêm hoạ sĩ vẽ
tranh mẫu bằng viết chì mờ, để giáo viên vẽ theo ( đối với mẫu khó ) để bài vẽ
được đẹp, gây hứng thú, ham thích cho học sinh .
Phải khảo sát mức độ kiến thích vẽ của các em ngay đầu năm học và hoàn
cảnh sống của mỗi gia đình học sinh để đưa ra những giải pháp, cách dạy cho
phù hợp theo từng đối tượng học sinh mình phụ trách .
1. Những ý kiến đề xuất
a. Đối với phòng giáo dục
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao
trình độ cho đội nghũ giáo viên

- Thường xuyên cung cấp thiết bị ĐDĐC đẹpm hẫn dẫn trẻ để phục vụ
chăm sóc trẻ tốt hơn
b. Đối với nhà trường
- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ phương pháp
giảng dạy học hỏi lẫn nhau
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi để góp một phần nào đó nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn Mĩ thuật lớp một nói riêng và cấp tiểu học
nói chung. Tôi hy vọng rằng Quí thầy, ( Cô ) và đồng nghiệp sẽ có nhiều biện
pháp hay hơn nữa nhằm đóng góp cho Tôi để nâng cao chất lượng dạy –
học môn Mĩ thuật, ở lớp 1 và ở bậc tiểu học .
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, ngoài sự nổ lực của bản thân
nghiên cứu và thực hiện còn có sự đóng góp giúp đỡ của BGH trường và đồng
nghiệp trong đơn vị đã quan tâm giúp đỡ Tôi hoàn thành. Tuy nhiên do kinh
17


nghiệm còn ít nên đề tài này còn mang tính chủ quan, khó tranh khỏi thiếu sót
khi thực hiện. Rất mong Quí Thầy ( Cô ) đồng nghiệp góp ý và bổ sung hoàn
chính hơn ./.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Bích Nguyệt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18


Để ngiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu từ
nhiều nguồn gốc khác nhau, các ấn phẩm của các tác giả.

1. Sách giáo khoa mĩ thuật lớp 4,5
2. Vở tập vẽ lớp: 1,2,3,4,5.
3. Sách hướng dẫn giảng dạy môn MT
4. Tạp chí MT ( NXB – Trẻ năm 2008)

19



×