Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án hóa học 12 Bài 28 Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.25 KB, 5 trang )

Tuần 24 (Từ 11/2/2019 đến 16/2/2019)
Ngày soạn: 30/1/2019
Ngày dạy tiết đầu: …/…/2019
Tiết 46
BÀI 28: LUYỆN TẬP:
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ và hợp chất của
chúng
2. Kỹ năng
Giải bài tập về kim loại kiềm và kiềm thổ
3. Thái độ, tư tưởng
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập
- Có lòng yêu thích bộ môn
4. Định hướng phát triển năng lực
- năng lực ngôn ngữ hóa học
- năng lực tư duy logic: liên hệ kiến thức đã biết vào bài học mới
- năng lực giải quyết vấn đề: thông qua các bài tập hóa học, vận dụng nhiều
kiến thức để giải quyết một vấn đề
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- phương pháp: - phương pháp đàm thoại
- phương pháp trực quan
- phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
- đồ dùng: giáo án
2. Học sinh
Ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức


Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
Trong quá trình luyện tập
3. Dẫn vào bài mới
Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ là những kim loại mạnh, có tính chất
tương tự nhau, do đó bạng bài tập cũng giống nhau. So sánh để thấy được
những sự tương tự giữa kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của
chúng.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của GV – HS
Những kiến thức HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Nhắc lại lý thuyết
1. Kim loại kiềm và kiềm thổ
GV y/c HS điền thông tin theo bảng:
Kim loại kiềm kiềm thổ
1


Vị trí
Nhóm IA Nhóm IIA
CH electron
ns1
ns2
T/c hoá học đặc trưng
M → M+ + 1e
tính khử rất mạnh
2+
M → M + 2e
tính khử mạnh
2. Một số hợp chất quan trọng của

kim loại kiềm
Gv y/c HS trả lời thông tin về các hợp
chất sau:
- NaOH
- NaHCO3
- Na2CO3
- KNO3

- NaOH : tính bazơ mạnh
- NaHCO3 có tính lưỡng tính, bị nhiệt
phân
- Na2CO3: muối của axit yếu có đầy đủ
t/c của muối, không bị nhiệt phân
- KNO3: bị nhiệt phân

3. Một số hợp chất quan trọng của
Gv y/c HS trả lời thông tin về các hợp kim loại kiềm thổ
chất sau:
- Ca(OH)2: là bazơ mạnh
- Ca(OH)2
- CaCO3: bị nhiệt phân
- CaCO3
- CaHCO3:
- Ca(HCO3)2
- CaSO4: thạch cao
- CaSO4
4. Nước cứng
Gv y/c HS trả lời các thông tin:
- Khái niệm
- Khái niệm

- Phân loại theo tính cứng
- Phân loại
- 2 phương pháp làm mềm nước cứng:
- Cách làm mềm nước cứng
phương pháp kết tủa và phương pháp
trao đổi ion
Hoạt động 2: Luyện bài tập
Bài tập
BT1-SGK (Tr.132) Cho 3,04 gam hỗn
hợp NaOH và KOH tác dụng với axit
HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối
clorua. Tính khối lượng mỗi hidroxit
trong hỗn hợp.
GV y.c HS chữa BT2 - SGK (Tr. 132)
Hướng dẫn:
BT2 - SGK (Tr. 132)
- Tính số mol CO2, số mol Ca(OH)2
nCO2 = 0,3 mol
- Lập tỉ lệ nOH- : nCO2, xác định muối
nCa(OH)2 = 0,25 mol => nOH- = 0,5 mol
tạo thành
nOH- : nCO2 = 1,67 => tạo ra 2 muối
- Viết phương trình phản ứng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- kết tủa là CaCO3
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
nCO2 = x + 2y = 0,3
2



nCa(OH)2 = x + y = 0,25
 x = 0,2 ; y = 0,05
 nCaCO3 = x = 0,2 mol\
 mkt = 20 gam\
GV y.c HS chữa BT6 - SGK (Tr. 132) => Đáp án C
Hướng dẫn:
- đun nóng dung dịch còn lại thu
BT6 - SGK (Tr. 132)
được kết tủa nữa => trong dung dịch Đun nóng dung dịch còn lại thu được
có Ca(HCO3)2
kết tủa nữa => trong dung dịch có
- Viết phương trình phản ứng
Ca(HCO3)2
- Tính theo phương trình, từ số mol
=> phản ứng tạo ra 2 muối
kết tủa tính số mol CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,03
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
0,02
GV y.c HS chữa BT4 - SGK (Tr. 132) nCO2 = 0,03 + 2.0,02 = 0,07 mol
=> Đáp án C
Hướng dẫn:
- kết tủa lớn nhất khi chỉ xảy ra phản
ứng tạo kết tủa
- tổng số mol MgCO3 và BaCO3 = số
mol CO2

BT4 - SGK (Tr. 132)

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
nCO2 = nCa(OH)2 = 0,2 mol
Gọi số mol MgCO3 = x mol
số mol BaCO3 = y mol
84x + 197y = 28,1
x + y = 0,2
Giải ra được : x = 0,1; y = 0,1
Đáp số: a = 29.89%

5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
• Củng cố
Tính chất của kim loại kiềm thổ và các hợp chất của chúng
Phương pháp giải bài tập về kim loại kiềm thổ và hợp chất
• Hướng dẫn về nhà
Học bài và làm BT còn lại SGK
6. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau khi dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

3


HS có thể làm thêm một số bài tập sau:
Bài toán tính theo phương trình phản ứng
Bài 1:
Cho 2,3 gam natri tác dụng với nước được 100ml dung dịch. Tính
nồng độ mol của dung dịch NaOH thu được.
Bài 2:
Hoà tan 4,7 gam K2O vào 195,3 gam nước. Tính nồng độ phần

trăm của dung dịch thu được.
Bài toán xác định kim loại
Bài 3:
Hoà tan hoàn toàn 4,6 gam một kim loại kiềm vào nước, thấy thoát
ra 2,24 lit khí (đktc). Xác định kim loại kiềm.
Bài 4:
Cho 34,25 gam kim loại kiềm thổ tác dụng với nước thu được 5,6
lit khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đã dùng
Bài 5:
Hoà tan hoàn toàn 5,2 gam hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp
nhau vào nước thu được 2,24 lit khí H2 (đktc). Xác định hai kim loại đó.
Bài 6:
Cho 1,67 gam hỗn hợp 2 kim loại ở 2 chu kỳ kế tiếp nhau thuộc
nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thoát ra 0,672 lít khí H 2 (đktc).
Tìm hai kim loại.
Bài 7:
Cho 4,4 gam hỗn hợp 2 kim loại nhóm IA thuộc 2 chu kỳ liên tiếp
tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit khí H 2 (đktc) và dung dịch
chứa m gam muối tan. Xác định tên 2 kim loại và tính m.
Bài 8:
(BT4-SGK Tr.119) Cho 2 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hết
với dung dịch HCl tạo ra 5,55 gam muối clorua. Xác định kim loại đó.
Bài 9:
Điện phân hoàn toàn 33,3 gam muối clorua của một kim loại nhóm
IIA người ta thu được 6,72 lit khí clo (đktc). Tìm công thức của muối clorua.
Bài toán hỗn hợp
Bài 10:
(BT3-SGK Tr.119) Cho 2,84 gam hỗn hợp CaCO 3 và MgCO3 tác
dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672ml khí CO 2 (đktc). Tính % khối
lượng mỗi muối trong hỗn hợp.

Bài 11:
(BT7-SGK Tr.119) Hoà tan 8,2 gam hỗn hợp bột CaCO 3 và MgCO3
trong nước cần 2,016 lit CO2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn
hợp.
Bài toán phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm
Bài 12:
Sục 2,24 lit CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH 0,5M thu được
muối nào?
Bài 13:
(BT2-SGK Tr.132) Sục 6,72 lit CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa
0,25 mol Ca(OH)2. Tính khối lượng kết tủa thu được
Bài 14:
Sục 3,36 lit CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,4M. Tính
khối lượng kết tủa thu được
Bài 15:
(BT5-SGK Tr.119) Cho 2,8 gam CaO tác dụng với một lượng nước
lấy dư thu được dung dịch A. Sục 1,68 lit CO 2 (đktc) vào dung dịch A. Tính
khối lượng kết tủa thu được.
Bài 16:
Dẫn khí CO2 thu được khi cho 10 gam CaCO 3 tác dụng với HCl dư
vào 50g dung dịch NaOH 40% thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu?

4


(BT6-SGK Tr.132) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu
được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu
thêm được 2 gam kết tủa nữa. Tính a.
Bài 18:
Hấp thụ V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH) 2 thu được 10 gam

kết tủa. Loại bỏ kết tủa rồi đun nóng phần dung dịch còn lại thu được 5 gam kết
tủa nữa. Tính V.
Bài 17:

5



×