Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu chi phí điều trị viêm ruột thừa cấp tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.52 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN ĐỨC TOÀN

NGHIÊN CỨU CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành
Mã số

: Quản lý y tế
: 972 08 01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Lê Tuấn - HDC
2. PGS.TS. Quách Thị Cần - HDP
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng
Phản biện 2: GS.TS. Phạm Huy Dũng
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Văn Bào
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp
Trường họp tại Học viện quân y vào hồi.......giờ........ngày.........
tháng......năm 2019
Có thể tìm hiểu Luận án tại các Thư viện:


1.Thư viện Quốc gia
2.Thư viện Học viện Quân y


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam, chính sách thu một phần viện phí trong các cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh Nhà nước được thực hiện từ năm 1989;
tiếp đến là chính sách bảo hiểm y tế (1992). Nguồn thu từ viện phí
và bảo hiểm y tế được coi là nguồn tài chính công, chiếm tỷ trọng
ngày càng tăng và dần trở thành nguồn thu chính góp phần quan
trọng trong việc tăng cường đầu tư nâng cao năng lực và chất
lượng cung ứng dịch vụ y tế của các bệnh viện công lập.
Tuy nhiên, hiện nay khung giá viện phí vẫn chưa tính đủ các
cấu phần của chi phí làm hạn chế tính tự chủ của các bệnh viện
trong khi Nhà nước vẫn phải bao cấp một phần cho cả người giàu
lẫn người nghèo. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu để tìm ra
phương pháp tính đúng tính đủ giá dịch vụ dựa trên bằng chứng
để áp dụng cho các bệnh viện công. Do đó, chúng tôi lựa chọn
phân tích chi phí cho điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Sơn La, cả từ phía bệnh viện cũng như người bệnh để
góp phần cung cấp thêm thông tin cho việc định giá dịch vụ y tế.
Câu hỏi nghiên cứu đặt ra là chi phí thực tế cho một trường hợp
điều trị viêm ruột thừa cấp tại một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh là
bao nhiêu? Chênh lệch giữa chi phí thực tế của bệnh viện với giá
mà người bệnh phải chi trả (trực tiếp hoặc qua bảo hiểm y tế) là
bao nhiêu? Liệu ngân sách Nhà nước đã cấp bù đủ cho các cấu
phần chưa được tính vào giá dịch vụ hay chưa? Để từ đó cung cấp
thông tin làm cơ sở cho việc tính đúng tính đủ giá dịch vụ y tế.
Mục tiêu nghiên cứu:

1. Phân tích chi phí thực tế phẫu thuật điều trị Viêm ruột
thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (2012-2013).
2. Phân tích gánh nặng kinh tế trên người bệnh phẫu thuật
điều trị Viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn
La (2012-2013).

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN


2
Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Cải cách về chăm sóc sức khoẻ hướng tới tăng khả năng tiếp
cận và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đòi hỏi sự minh bạch cả
về chất lượng và cách định giá dịch vụ. Điều này đòi hỏi các bệnh
viện phải xây dựng một hệ thống và quy trình tính toán chi phí,
cải tiến các mô hình định giá để phản ánh chính xác hơn chi phí
cung cấp dịch vụ hướng đến người bệnh. Hoàn thiện và minh
bạch hệ thống tính toán chi phí để định giá phù hợp giúp người
bệnh quyết định sáng suốt hơn trong lựa chọn sử dụng dịch vụ,
đồng thời giúp bệnh viện thực hiện tốt hơn việc quản lý tài chính,
khuyến khích việc cắt giảm các chi phí để tăng tính cạnh tranh cả
về giá cả và chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Thực hiện phương pháp tính đúng tính đủ chi phí thực tế của
bệnh viện cho các dịch vụ y tế sẽ giúp cho cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh biết và tính được chi phí thực tế của bệnh viện, mức chênh
lệch giữa chi phí thực tế của bệnh viện với chi phí của người bệnh
phải bỏ ra (trực tiếp hoặc qua bảo hiểm y tế); ngân sách Nhà nước
cấp bù cho các cấu phần vào giá dịch vụ; Bảo hiểm y tế chi trả

cho các cơ sở y tế, đồng thời phương pháp tính toán sẽ giúp làm
cơ sở cho việc xây dựng phương thức chi trả trọn gói cho nhóm
các dịch vụ y tế (nhóm các trường hợp bệnh), góp phần minh
bạch nguồn tài chính và tạo sư công bằng trong khám chữa bệnh.
Điểm mới của đề tài:
Đã mô tả được phương pháp phân tích, tính toán chi phí thực
tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (Bệnh viện hạng II) cho
một dịch vụ y tế (phẫu thuật điều trị Viêm ruột thừa cấp) năm
2012-2013, xác định được mức chi phí thực tế của dịch vụ mà từ
trước đến nay chưa được tính toán, làm cơ sở để tính toán chi phí
thực tế cho các dịch vụ khác; Xác định được gánh nặng chi phí
của người bệnh phẫu thuật điều trị Viêm ruột thừa cấp tại Bệnh
viện, từ đó có được phương pháp tính toán chi phí thực tế của
người bệnh khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập.


3
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 118 trang không kể Tài liệu tham khảo và
phụ lục, có 44 bảng, 4 biểu đồ, 6 hình. Phần Đặt vấn đề: 2 trang;
Chương Tổng quan: 34 trang; Chương Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu: 22 trang; Phần Kết quả nghiên cứu: 31 trang; Bàn
luận: 26 trang; Kết luận: 02 trang và Khuyến nghị: 01 trang.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về chi phí và chi phí y tế
1.1.1. Chi phí y tế
Trong Kinh tế y tế, chi phí từ phía cơ sở y tế (CSYT) là toàn
bộ nguồn lực quy ra tiền mà CSYT đó phải chi ra để tạo ra được
một sản phẩm hay dịch vụ y tế nào đó.

Chi phí và giá dịch vụ y tế (DVYT) là hai khái niệm khác
nhau nhưng có mối liên quan hữu cơ với nhau. Chi phí y tế là căn
cứ cho việc định giá DVYT. Thông thường, giá DVYT = chi phí
trung bình cho DVYT + lợi nhuận của CSYT (bao cấp hoặc người
sử dụng trả).
1.1.2. Phân loại chi phí y tế
1.1.2.1. Từ phía người cung ứng dịch vụ
- Theo chức năng, chi phí y tế được phân thành hai nhóm, bao
gồm: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp;
- Theo tính chất của chi phí: chi phí cố định, chi phí biến đổi;
-Theo loại đầu vào: chi phí vốn hay chi phí đầu tư, chi phí
thường xuyên;
- Theo mối quan hệ giữa chi phí và sản phẩm, thường đề cập
đến tổng chi phí; chi phí trung bình; chi phí biên.
1.1.2.2. Từ phía người sử dụng dịch vụ y tế


4
- Dưới góc độ người sử dụng, chi phí y tế mang hàm ý chi
tiêu và liên quan đến giá nhiều hơn là chi phí và có thể được phân
chia thành:
- Chi phí trực tiếp, bao gồm: Chi phí trực tiếp cho y tế như
chi phí cho thăm khám, làm xét nghiệm, thủ thuật, phẫu thuật, chi
phí cho thuốc, …; và chi phí trực tiếp ngoài y tế: chi phí cho đi
lại, ăn uống trong thời gian điều trị, chi phí bồi dưỡng cho nhân
viên y tế,…
- Chi phí gián tiếp, bao gồm chi phí mất đi do mất thu nhập vì
tử vong sớm hoặc do giảm năng suất lao động, ốm đau, bệnh tật.
- Ngoài ra, nhiều tác giả còn đề cập đến một loại chi phí nữa
là chi phí vô hình, liên quan đến những đau khổ, lo lắng và những

tác động đến chất lượng cuộc sống do ốm đau, bệnh tật hoặc trong
quá trình điều trị.
1.1.3. Tính toán chi phí
1.3.1. Nguyên tắc tính toán chi phí y tế
Nguyên tắc chung là phải tính đúng, tính đủ và tính chính xác.
- Việc tính toán chi phí phải được thực hiện dựa trên dữ liệu
có chất lượng cao để bảo đảm độ tin cậy của kết quả tính toán.
- Tất cả các khoản chi của cơ sở y tế đều phải được đưa vào
tính toán để đem lại kết quả đáng tin cậy và có thể so sánh được.
- Quá trình tính toán phải cho thấy được mối liên quan giữa
các hoạt động và các nguồn lực sử dụng để tạo ra dịch vụ y tế.
- Quá trình tính toán phải minh bạch và cho phép phân tích
chi tiết.
- Việc tính toán chi phí phải tập trung vào giá trị vật chất của
nguồn lực.
- Bảo đảm sự nhất quán giữa các dịch vụ, cho phép so sánh
chi phí trong nội bộ cơ sở y tế và giữa các cơ sở y tế với nhau.
- Có sự phối hợp giữa các bộ phận lâm sàng và phi lâm sàng
và khuyến khích sử dụng đầy đủ các thông tin trong tính toán chi
phí.
1.3.2. Phương pháp tiếp cận trong tính toán chi phí y tế


5
Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật được áp dụng trong
tính toán chi phí DVYT. Trong đó, có hai cách tiếp cận chính là
phân bổ từ trên xuống (phương pháp vĩ mô) và tiếp cận từ dưới
lên (phương pháp vi mô):
- Phương pháp tính toán chi phí từ trên xuống (phương pháp
vĩ mô hay tiếp cận tổng chi phí) thông qua việc phân bổ tổng ngân

sách (chi tiêu) cho từng bộ phận và dịch vụ để ước tính chi phí
trung bình cho mỗi dịch vụ.
- Tính toán chi phí từ dưới lên (tính toán chi phí vi mô)
thông qua tính toán, tổng hợp chi phí cho mỗi đầu vào được sử
dụng để tạo ra một dịch vụ hay nói cách khác, tính toán chi phí từ
việc thu thập dữ liệu từng khoản mục chi phí của mỗi cá nhân.
1.2. Tài chính y tế cho bệnh viện công ở Việt Nam
Tài chính y tế là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế
với 4 mục tiêu chính: (1) Huy động đủ nguồn lực cho chăm sóc
sức khỏe; (2) Quản lý và phân bổ nguồn lực công bằng và có hiệu
suất cao; (3) Khuyến khích nâng cao chất lượng và hiệu suất cung
ứng dịch vụ và (4) Bảo vệ người dân trước các rủi ro về tài chính
gây ra bởi chi phí y tế.
1.3. Viêm ruột thừa cấp và điều trị viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp (VRTC) là một cấp cứu ngoại khoa hay
gặp nhất, với tỷ lệ 4-5 người/1000 dân và khoảng 6-7% dân số
trong suốt cuộc đời. VRTC có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, hiếm gặp
ở trẻ em dưới 3 tuổi, tăng dần và hay gặp nhất ở tuổi thanh thiếu
niên, nhất là lứa tuổi từ 20-40, sau đó giám dần theo tuổi. Bệnh có
thể gặp ở cả hai giới, nam cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ là 3/2 ở người
trẻ và 1/1 ở người cao tuổi.
Khi đã có chẩn đoán chắc chắn là VRTC thì phương pháp
điều trị duy nhất là phẫu thuật cấp cứu cắt bỏ ruột thừa càng sớm
càng tốt, do càng để muộn nguy cơ xảy ra các biến chứng càng
cao. Hiện nay, phẫu thuật cắt ruột thừa có thể thực hiện theo
phương pháp mổ mở (PTM) kinh điển hoặc mổ nội soi (PTNS).


6
1.4. Tình hình nghiên cứu chi phí điều trị viêm ruột thừa cấp

trên thế giới và ở Việt Nam
- Trên thế giới: Chi phí cho các DVYT đã được nghiên cứu
tương đối rộng rãi, cả ở các nước có thu nhập cao cũng như các
nước có thu nhập thấp và trung bình, từ phía người cung ứng lẫn
người sử dụng dịch vụ. Trong số đó, có nhiều nghiên cứu về chi
phí cho điều trị VRTC, áp dụng cả phương pháp phân tích vĩ mô
và vi mô. Các nghiên cứu này không chỉ đề cập đến chi phí cho
điều trị VRTC mà còn đi sâu phân tích cả kết quả lâm sàng cũng
như chi phí hiệu quả giữa hai phương pháp: phẫu thuật mở (PTM)
và phẫu thuật nội soi (PTNS).
- Ở Việt Nam: Các nghiên cứu về chi phí y tế chưa có nhiều,
nhất là những nghiên cứu mang tính hệ thống về chi phí thực tế
của bệnh viện cho một bệnh hay một dịch vụ kỹ thuật. Một số
nghiên cứu đã tính toán chi phí cho điều trị nội trú một số bệnh
nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào dành riêng cho bệnh
VRTC. Với các bệnh khác, cũng chưa có một nghiên cứu nào
đánh giá đồng thời chi phí ở cả hai góc độ: cơ sở y tế và người sử
dụng dịch vụ y tế. Phần lớn các nghiên cứu chỉ đánh giá chi phí y
tế từ phía người sử dụng.
1.5. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
1.5.1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ
1.5.2. Các nguồn tài chính của Bệnh viện
1.5.3. Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa cấp
Tuân thủ theo quy trình kỹ thuật phẫu thuật viêm ruột thừa
cấp của Bộ Y tế ban hành.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



7
2.1. Địa bàn và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Sơn La trong
thời gian hai năm 2012 và 2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- 322 người bệnh (NB) phẫu thuật điều trị VRTC (gồm cả
phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi) tại BVĐK tỉnh Sơn La vào
viện trong thời gian từ 01/01/2012 đến 31/12/2013. Loại trừ là
những NB không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Toàn bộ các hồ sơ, sổ sách kế toàn, tài liệu, báo cáo tài
chính của Bệnh viện năm 2012-2013, hồ sơ bệnh án, phiếu chi phí
điều trị,… của tất cả các người bệnh phẫu thuật điều trị VRTC tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012-2013.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, hồi cứu và phân tích.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.2.1. Khai thác thông tin sẵn có
- Dựa vào sổ sách tài chính kế toán, báo cáo tài chính năm
2012 và 2013 để tính toán đúng và đầy đủ các khoản chi phí của
Bệnh viện để từ đó làm căn cứ phân tích chi phí thực tế của Bệnh
viện cho điều trị phẫu thuật VRTC.
- Sử dụng hồ sơ bệnh án của NB để thu thập các thông tin về
hành chính, tiền sử, quá trình diễn tiến của bệnh viêm ruột thừa
cũng như chi tiết về quá trình điều trị và phẫu thuật của người
bệnh trong thời gian nằm viện, kết quả điều trị và tình trạng của
NB lúc xuất viện; chi phí trong quá trình điều trị của người bệnh.
2.3.2.2. Phỏng vấn người bệnh
Thực hiện tại Bệnh viện khi đang điều trị hoặc tại nhà trong
vòng 3 tháng sau khi NB ra viện. Công cụ phỏng vấn là bộ câu

hỏi cấu trúc. Trong trường hợp NB không nắm được thông tin chi
phí, sẽ tiến hành phỏng vấn người chăm sóc chính của NB.
2.3.4. Khung lý thuyết và phương pháp phân tích chi phí


8
Áp dụng khung lý thuyết nghiên cứu phân bổ chi phí bệnh
viện của tác giả Riewpaiboon A., kết hợp cả hai phương pháp
phân bổ chi phí theo khối lượng từ trên xuống và từ dưới lên.
Các chi phí trực tiếp cho y tế, trực tiếp không cho y tế và chi
phí gián tiếp của người bệnh được tổng hợp và sử dụng phần mềm
phân tích mô tả, so sánh phân bổ và giá trị trung vị các khoản chi
phí trong đánh giá gánh nặng chi trả cho điều trị của các nhóm
người bệnh khác nhau.
2.3.4. Nội dung và các biến số nghiên cứu
2.3.4.1. Nhóm biến số độc lập
Bao gồm các thông tin chung về đặc điểm nhân khẩu học,
kinh tế xã hội, bệnh tật và điều trị của người bệnh.
2.3.4.2. Nhóm biến số mục tiêu 1
- Chi phí vốn, ở đây chính là chi phí khấu hao nhà cửa, cơ sở
vật chất trang thiết bị của Bệnh viện.
- Chi phí thường xuyên cho các hoạt động của bệnh viện: điện
nước, tiền lương…
- Chi phí trực tiếp cho điều trị của NB bao gồm chi phí cho
thuốc, vật tư tiêu hao, xét nghiệm/thủ thuật…
2.3.4.3. Nhóm biến số mục tiêu 2
- Chi phí trực tiếp cho dịch vụ y tế: là các khoản chi mà NB
(trực tiếp và hoặc thông qua BHYT) phải chi trả cho Bệnh viện;
- Chi phí trực tiếp không cho dịch vụ y tế: là các khoản tiền
mà NB và người nhà phải chi trả cho các cơ sở khác ngoài Bệnh

viện để phục vụ cho việc điều trị của NB tại Bệnh viện như chi
phí ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại…
- Chi phí gián tiếp: là chi phí do mất thu nhập vì phải nghỉ
việc để điều trị (với NB) hay thăm nuôi (với người nhà), được
ước tính bằng số ngày nghỉ việc nhân với thu nhập bình quân
hằng ngày của từng đối tượng.
2.4. Xử lý số liệu


9
Sử dụng phần mềm phân tích chi phí HOSPICA, chi phí cho
từng khoản mục, từng dịch vụ được tính toán và trình bày dưới
dạng trung bình; phần mềm Stata phiên bản 14.0 và trình bày
dưới dạng tham số thống kê mô tả như trung bình và trung vị
(khoảng tứ phân vị 25-75%). sử dụng các test thống kê phi tham
số mann-Wtihney để so sánh phân bổ và giá trị trung vị các khoản
chi phí trong đánh giá gánh nặng chi trả cho điều trị của người
bệnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Chi phí thực tế phẫu thuật điều trị Viêm ruột thừa cấp tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2012-2013
Bảng 3.8. Tổng hợp chi phí khấu hao tài sản của Bệnh viện
năm 2012-2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Năm
Cộng
Tỷ lệ

Chi phí
2012
2013
chung
(%)
Khấu hao
3.624,419 3.831,257
7.455,676
20,8
nhà cửa
Khấu hao
9.840,266 10.634,065 20.474,331
57,1
TTBYT
Khấu hao tài 2.809,209 5.124,776
7.933,985
22,1
sản khác
Tổng

16.273,894

19.590,098

35.863,992

100

Tổng chi phí vốn từ khấu hao nhà cửa, tài sản của Bệnh viện
trong hai năm 2012-2013 là 35,864 tỷ đồng.

Bảng 3.9. Tổng hợp chi thường xuyên của Bệnh viện
năm 2012-2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Chi phí
Nhân công
Điện

Năm 2012

Năm 2013

26.737,980 32.690,285
682,235

879,193

Cộng chung Tỷ lệ (%)
59.428,265

80,1

1.561,428

2,1


10
Nước
Văn phòng phẩm,
thông tin, nhiên liệu

Duy tu, bảo dưỡng
Hội nghị, tập huấn
Tổng

552,665

798,056

1.350,721

1,8

2.860,287

3.704,532

6.564,819

8,8

2.887,950

2.345,428

5.233,378

7,1

22,400


48,320

70,720

0,1

74.209,331

100

33.743,517 40.465,814

Tổng chi thường xuyên hai năm là hơn 74,209 tỷ đồng; trong
đó chủ yếu chi cho nhân công (80,1%). Chi thường xuyên năm
2013 cao hơn năm 2012 khoảng 6,7 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng
chi nhân công (gần 6 tỷ đồng), chi phí duy tu, bảo dưỡng giảm
hơn 500 triệu đồng.
Bảng 3.10. Các bước phân bổ chi phí cho các khoa, phòng
năm 2012-2013
(Đơn vị: triệu đồng)
Khoa, phòng
Phân bổ trực tiếp chi phí vốn
và nhân lực được phân cho
từng khoa phòng (1)
Phân bổ chi phí vốn dùng
chung và chi phí thường
xuyên (2)
Phân bổ lại chi phí của các
khoa phòng chức năng cho
các khoa LS, CLS (3)*

Tổng (1 và 2)

Năm 2012

Năm 2013

Cộng chung

37.818,698

47.070,058

84.888,756

12.198,713

12.985,853

25.184,566

12.135,113

16.050,541

28.185,654

50.017,411

60.055,911


110.073,322

(Ghi chú *: Phần này chỉ phân bổ lại giữa các khoa phòng
nên không tính vào tổng)
Tổng chi phí được phân bổ cho các khoa, phòng trong hai
năm là hơn 110,073 tỷ đồng, trong đó, gần 84,888 tỷ được phân
bổ trực tiếp và hơn 25,184 tỷ được phân bổ gián tiếp cho phần sử
dụng chung. Trong số này, hơn 28,185 tỷ đồng được phân bổ lại
từ bộ phận quản lý, hành chính và các khoa phòng chức năng cho
các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Bảng 3.19.Chi phí trung bình cho điều trị phân bổ theo khoa,
phòng


11
Đơn vị: triệu đồng

Theo kỹ thuật
mổ
Chung
2013
PTM
PTNS
(n=322)
2012
(n=156 (n=149 (n=173
(n=166)
)
)
)

2,816
2,508
2,530
2,784
2,667
0,752
0,997
1,046
0,720
0,871
0,031
0,039
0,035
0,035
0,035
Theo năm

Dịch vụ

Phẫu thuật
Ngày giường
Khám bệnh
Cộng
3,599
3,544
3,611
3,539
3,573
Chi phí trung bình cho điều trị một NB VRTC phân bổ theo
khoa phòng tính chung trong hai năm là 3,573 triệu đồng. Trong

đó, chi phí năm 2012 là 3,599 triệu đồng, năm 2013 là 3,544 triệu
đồng; cho PTM là 3,611 triệu đồng và cho PTNS là 3,539 triệu
đồng. Chi phí cho dịch vụ phẫu thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng số chi phí được phân bổ theo các khoa, phòng.
Bảng 3.21. Trung bình các khoản chi phí trực tiếp từ người
bệnh 2012-2013
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Theo năm
Theo kỹ thuật mổ
Chung
2012
2013
PTM
PTNS
(n=322)
(n=166) (n=156) (n=149) (n=173)
1,590
2,398
2,541
1,499
1,981
0,091
0,123
0,097
0,115
0,106

Khoản chi
Chi phí thuốc
Chi phí vật tư tiêu

hao
Chi phí xét nghiệm

0,470

0,473

0,431

0,507

0,472

Cộng

2,151

2,994

3,069

2,121

2,559

Giá trị trung bình các khoản chi phí tổng hợp trực tiếp từ NB
là 2,559 triệu đồng/người; năm 2013 (2,994 triệu đồng) cao hơn
so với năm 2012 (2,151 triệu đồng) và ở NB PTM (3,069 triệu
đồng) cao hơn NB PTNS (2,121 triệu đồng).
Bảng 3.22. Chi phí trung bình cho điều trị viêm ruột thừa cấp

theo phương pháp phẫu thuật qua các năm
Đơn vị: triệu đồng

Dịch vụ

Năm 2012

Năm 2013

Chung


12

Phẫu thuật
Ngày giường
điều trị
Khám bệnh
Chi trực tiếp
cho NB
Tổng

PTM PTNS
(n=74) (n=92)
2,966 2,696
0,839 0,682

PTM
(n=75)
2,100

1,251

PTNS PTM
PTNS
(n=81) (n=149) (n=173)
2,885 2,530
2,784
0,762 1,046
0,720

0,031
2,241

0,031
2,080

0,039
3,886

0,039
2,168

0,035
3,069

0,035
2,121

6,077


5,489

7,276

5,854

6,680

5,660

Chi phí cho PTM là 6,680 triệu đồng và cho PTNS là
5,660 triệu đồng. Chi phí điều trị TB năm 2013 cao hơn năm 2012
ở cả hai phương pháp PTM và PTNS, ở NB PTM cao hơn NB
PTNS trong cả hai năm.
Các khoản chi lớn nhất của bệnh viện cho điều trị NB
VRTC cấp là tiền thuốc (1,981 triệu đồng, chiếm 32,3%), tiền
khấu hao TTBYT (1,267 triệu đồng, chiếm 20%) và nhân công
(938 nghìn đồng, 14,8%).

3.2. Gánh nặng kinh tế trên người bệnh phẫu thuật điều trị
Viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa Sơn La (2012-2013)
3.2.1. Tổng chi phí
Bảng 3.23. Tổng hợp chi phí cho điều trị của người bệnh
viêm ruột thừa cấp
Đơn vị: triệu đồng

Nhóm chi phí
Chi phí trực tiếp cho y
tế
- Do BHYT chi trả


Trung vị
(25%-75%)
4,033
(2,625-5,045)
2,537

X  SD
4,316 
2,592
2,856 

Tỷ lệ
(%)
76,8
50,4


13
- Do BN tự chi trả
Chi phí trực tiếp ngoài
y tế
Chi phí gián tiếp
Tổng chi phí

(0-4,181)
0,696
(0,3-2,256)
0,650
(0,430-0,980)

0,450
(0-0,900)
5,363
(3,568-6,775)

2,973
1,460 
1,632
0,768 
0,463
0,577 
0,702
5,661 
3,128

26,4
12,5
10,7
100

Giá trị trung vị tổng chi phí cho điều trị của một NB
VRTC là 5,363 triệu đồng; trong đó, chi phí trực tiếp cho y tế là
4,033 triệu đồng, chi trực tiếp ngoài y tế là 0,650 triệu đồng và chi
phí gián tiếp là 0,450 triệu đồng.
Tổng chi phí cho điều trị trung bình là 5,661 triệu
đồng/NB; trong đó 76,8% là chi phí trực tiếp cho y tế, 12,5% chi
trực tiếp ngoài y tế và 10,7% cho các chi phí gián tiếp.

3.2.2. Chi phí trực tiếp cho điều trị của người bệnh



14

*: Khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tổng chi trực tiếp và chi
tiền túi giữa các nhóm
Biểu đồ 3.2. Giá trị trung bình và cơ cấu chi phí trực tiếp cho
điều trị người bệnh
Trung bình mỗi NB phải chi trả 5,1 triệu đồng trực tiếp cho
điều trị (43,8% là NB phải tự chi trả từ tiền túi). Tổng chi phí trực
tiếp cho điều trị và tỷ lệ chi trả từ tiền túi khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p<0,05 theo năm, phương pháp phẫu thuật và đối
tượng chi trả.
Bảng 3.27. Cơ cấu các khoản chi trực tiếp cho điều trị
của người bệnh
Đơn vị: triệu đồng

Tỷ lệ (%)
Khoản mục chi
X  SD
Chi cho xét nghiệm
0,474 ± 0,202
9,30
Chi cho tiền thuốc
1,889 ± 1,935
37,20
Chi cho phẫu thuật
1,656 ± 0,997
32,60
Chi cho vật tư tiêu hao
0,078 ± 0,053

1,50
Chi tiền khám, tiền giường
0,219 ± 0,219
4,30
Chi khác
0,768 ± 0,462
15,10
Tổng cộng
5,084 ± 2,823
100
Trung bình mỗi NB phải chi trả trực tiếp 5,084 ± 2,823 triệu
đồng cho việc điều trị VRT cấp tại bệnh viện, trong đó tỷ lệ TB


15
chi cho tiền thuốc cao nhất (1,889±1,935 triệu đồng) chiếm
37,2%, tiếp đó là chi cho tiền phẫu thuật (1,656±0,997 triệu đồng)
chiếm 32,6%, thấp nhất là chi phí cho vật tư tiêu hao
(0,078±0,053 triệu đồng) chiếm 1,5%.
3.2.3. Chi trả tiền túi của người bệnh
Bảng 3.33. Chi trả tiền túi cho điều trị của người bệnh theo
các nhóm đối tượng
Đơn vị tính: triệu đồng
Trung vị
Nhóm đối tượng
p*
X  SD
(25%-75%)
Năm 2012 1,408 (0,852-2,795) 1,903±1,349,0
Theo năm

<0,05
Năm 2013 1,677 (1,238-4,340) 2,575±1,945,
Theo
PTM
1,612 (1,181-3,346) 2,319±1,703
phương
>0,05
PTNS
1,468 (0,925-2,648) 2,150±1,691
pháp mổ
Theo đối
Có BHYT 1,403 (0,913-1,973) 1,822±1,464
tượng chi
<0,05
Tự chi trả
3,921 (3,115-4,947) 4,118±1,399
trả
Chung
1,564 (1,027-2,902) 2,2281,696
Giá trị trung vị chi phí tiền túi cho điều trị của NB VRTC
là 1,564 triệu đồng; giá trị TB là 2,228 triệu đồng. Chi phí tiền túi
năm 2013 (trung vị 1,677 triệu đồng; TB 2,575 triệu đồng) cao
hơn so với năm 2012 (1,408 triệu đồng và 1,903 triệu đồng) và ở
NB tự chi trả cao hơn so với NB có BHYT có ý nghĩa thống kê
(trung vị 3,921 triệu đồng so với 1,403 triệu đồng; TB 4,119 triệu
đồng so với 1,822 triệu đồng; p<0,05). Chi trả tiền túi cho PTM
cao hơn so với PTNS nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
Bảng 3.37. So sánh chi trả tiền túi cho điều trị với thu
nhập bình quân của người bệnh

Đơn vị tính: nghìn đồng
Đối tượng
Chi phí Thu nhập Tỷ số chi
một đợt
bình
phí/thu


16
điều trị
NB được BHYT chi trả toàn bộ
650
(n=10)
NB BHYT cùng chi trả (n=265) 1.959,5
NB tự chi trả toàn bộ (n=57)
4.478,0

quân/ngày

nhập

36

18,1

94,4
107,7

20,8
41,6


Chung
2.270,7
94,9
23,9
Tính trung bình, mỗi NB phải sử dụng 23,9 ngày thu nhập để
trả chi phí điều trị VRTC.
Bảng 3.38. So sánh chi trả từ phía người bệnh với chi phí
của bệnh viện
Đơn vị: triệu đồng

Chi phí
Tiền khám, tiền
giường
Thuốc
Vật tư tiêu hao
Cận lâm sàng
Chi phẫu thuật
Cộng

Chi phí
của bệnh
viện
0,906
1,981
0,106
0,472
2,667
6,132


0,138

Người
bệnh
chi trả
0,081

Phần
chênh
lệch
0,687

1,324
0,051
0,296
1,045
2,854

0,564
0,026
0,178
0,610
1,459

0,093
0,029
-0,002
1,012
1,819


BHYT
chi trả

Chênh lệch giữa chi phí của bệnh viện và chi trả từ phía
bệnh nhân và BHYT cho một trường hợp VRTC là 1,819 triệu
đồng. Phần chênh lệch chủ yếu tập trung vào hai khoản chi cho
phẫu thuật (1,012 triệu đồng) và chi cho tiền khám, tiền giường
(687 nghìn đồng).
CHƯƠNG 4


17
BÀN LUẬN
4.1. Chi phí thực tế phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa cấp tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (2012-2013)
4.1.1. Tổng chi phí trung bình của bệnh viện cho điều trị
Về tổng chi phí, kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí
trung bình của BVĐK tỉnh Sơn La cho điều trị một trường hợp
bệnh nhân VRTC trong hai năm 2012-2013 là 6,132 triệu đồng.
Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu phân tích chi phí của cơ sở y
tế cho điều trị viêm ruột thừa, chỉ có hai nghiên cứu là của Đơn vị
chính sách, Bộ Y tế (2005) và của Dương Huy Liệu (2012). Chi
phí cho điều trị VRTC trong nghiên cứu của Đơn vị chính sách
(2005) là 1,456 triệu đồng và của Dương Huy Liệu (2012) là
3,417 triệu đồng với nhóm chi trả theo phí dịch vụ và 2,780 triệu
đồng với nhóm chi trả theo trường hợp bệnh, đều thấp hơn so với
kết quả nghiên cứu của chúng tôi.
Mức chênh lệch này, trước hết là do trượt giá và sự gia tăng
giá DVYT theo thời gian (nghiên cứu của Đơn vị chính sách thực
hiện năm 2004, nghiên cứu của Dương Huy Liệu từ 2009-2011),

nhất là trong bối cảnh giá DVYT được điều chỉnh không trên cơ
sở chi phí thực tế của các bệnh viện mà theo hướng dẫn của các
văn bản quy phạm pháp luật, vốn đã có sự thay đổi rất lớn so với
thời gian trước đó. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây chỉ bao
gồm những người bệnh được điều trị bằng phương pháp phẫu
thuật mở, thực hiện tại nhiều bệnh viện khác nhau, trong đó cả
các bệnh viện tuyến huyện. Bên cạnh đó, sự khác biệt một phần
còn do phương pháp tính toán chi phí, nghiên cứu của chúng tôi
kết hợp cả phương pháp vi mô và vĩ mô trong khi nghiên cứu của
Đơn chị chính sách áp dụng phương pháp vĩ mô và nghiên cứu
của Dương Huy Liệu áp dụng phương pháp vi mô.
Trong khi đó, có khá nhiều các nghiên cứu về chi phí của cơ
sở y tế cho điều trị VRTC ở nước ngoài song khả năng so sánh bị
hạn chế vì khác biệt không chỉ về chi phí mà cả mặt bằng giá cả,
phương thức định giá cũng như cơ chế chi trả giữa các nước khác


18
nhau. Các nghiên cứu quốc tế cho thấy chi phí cho điều trị VRTC
rất khác nhau giữa các nước khác nhau và giữa các bệnh viện ở
trong cùng một nước. Với mức thu nhập trung bình thấp của Việt
Nam, chi phí cho điều trị VRTC ở một bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh khu vực miền núi trong nghiên cứu này nhìn chung thấp hơn
so với hầu hết các nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới.
4.1.2. Chi phí điều trị theo phương pháp phẫu thuật
So sánh giữa hai phương pháp điều trị phẫu thuật, trong
nghiên cứu của chúng tôi, tính chung cho cả hai năm, chi phí
trung bình để điều trị cho một người bệnh VRTC bằng phẫu thuật
nội soi là 5,660 triệu đồng, thấp hơn so với chi phí cho điều trị
bằng phẫu thuật mở với 6,680 triệu đồng.

Nhiều nghiên cứu cho rằng phẫu thuật nội soi điều trị VRTC
đắt đỏ hơn so với điều trị bằng phẫu thuật mở. Một trong số đó là
nghiên cứu tổng hợp của McGrath B. và cộng sự (2011) trên gần
2,9 triệu trường hợp VRTC được điều trị phẫu thuật trong giai
đoạn từ 1998-2008. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mặc dù điều
trị phẫu thuật nội soi giảm được thời gian nằm viện và tỷ lệ biến
chứng song chi phí điều trị vẫn đắt hơn có ý nghĩa thống kê so với
điều trị phẫu thuật mổ, cả đối với những trường hợp VRTC không
biến chứng cũng như có biến chứng. Mức chênh lệch về chi phí
giảm đi khi người bệnh có các biến chứng sau phẫu thuật. Sau khi
đã hiệu chỉnh theo tình trạng bệnh tật (đơn giản hay phức tạp), chi
phí điều trị trung bình cho một người bệnh là 19.978 USD với
điều trị phẫu thuật nội soi đơn thuần, 28.103 USD với phẫu thuật
nội soi phải chuyển qua phẫu thuật mở so với chỉ 15.714 USD với
phẫu thuật mở (p<0,001).
4.1.3. Cơ cấu chi phí điều trị của bệnh viện
Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu chi phí điều trị của Bệnh
viện cho điều trị VRTC trong hai năm 2012-2013 lần lượt là chi
cho dịch vụ phẫu thuật (2,667 triệu đồng), các chi trực tiếp cho
BN (xét nghiệm; thuốc, máu, dịch truyền; và vật tư tiêu hao với
2,560 triệu đồng); chi ngày giường điều trị (871 nghìn đồng) và
tiền công khám (35 nghìn đồng). Chi phí cho dịch vụ phẫu thuật


19
nội soi cao hơn so với phẫu thuật mở; trong khi chi phí ngày
giường và các chi phí trực tiếp cho người bệnh ở phẫu thuật mở
cao hơn so với phẫu thuật nội soi.
Với các nghiên cứu khác trên thế giới, cơ cấu chi phí cho các
dịch vụ cấu thành tổng chi phí cho điều trị VRTC rất khác nhau,

không chỉ về giá trị mà cả về cách phân chia các dịch vụ. Nhiều
nghiên cứu cũng đã cho thấy chi phí cho dịch vụ phẫu thuật là
một trong những khoản chi lớn nhất trong tổng chi phí của cơ sở y
tế cho điều trị của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh được
phẫu thuật nội soi.
4.2. Gánh nặng kinh tế trên người bệnh phẫu thuật điều trị
Viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (20122013).
4.2.1. Tổng chi phí
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị trung vị tổng chi phí cho
điều trị của một bệnh nhân viêm ruột thừa cấp là 5,363 triệu đồng;
tổng chi phí trung bình là 5,661 triệu đồng/người bệnh. Như vậy,
mức chi phí từ phía người chi trả, đã bao gồm chi phí trực tiếp
không cho y tế và chi phí gián tiếp vẫn thấp hơn so với mức chi
phí mà bệnh viện phải bỏ ra là 441 nghìn đồng (chiếm 7,7% tổng
chi phí của bệnh viện). Sự chênh lệch giữa chi phí của bệnh viện
và chi phí từ phía người bệnh chi trả do giá dịch vụ điều trị viêm
ruột thừa cấp nói riêng và dịch vụ y tế nói chung chưa được tính
đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí.
So với các nghiên cứu trước đây về chi phí điều trị VRTC,
tổng chi phí cho điều trị của người bệnh trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Lữ Văn Trạng và
cộng sự (2011) tại BVĐK tỉnh An Giang năm 2010-2011 với
2,402 triệu đồng (cho cả phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi)
Tổng chi phí cho điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi
năm 2013 tăng đáng kể so với năm 2012, từ 3,661 triệu đồng lên
6,661 triệu đồng. Mức tăng này chủ yếu là do tăng chi phí trực
tiếp cho y tế (từ 2,661 triệu đồng lên 4,884 triệu đồng), đặc biệt là
chi phí do BHYT thanh toán (từ 1,645 triệu đồng lên 3,939 triệu



20
đồng). Điều này một phần do những thay đổi trong việc áp dụng
các quy định về mức giá DVYT giữa hai năm này trên địa bàn
tỉnh Sơn La.
4.2.2. Chi phí trực tiếp cho điều trị
Chi phí trực tiếp cho điều trị của người bệnh VRTC trung
bình 5,084 triệu đồng/người bệnh. Trong đó, phần chi phí trực
tiếp cho y tế là 4,316 triệu đồng; tương ứng với 76,8% tổng chi
phí và 84,9% tổng chi phí trực tiếp.
Mức chi phí trực tiếp cho điều trị VRTC trong nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trương Tấn
Minh (4,427 triệu đồng).
Vai trò của BHYT trong giảm gánh nặng chi trả cho điều trị
của người bệnh được thể hiện rõ trong việc BHYT chi trả cho
phần lớn trong tất cả các khoản chi trực tiếp cho điều trị của
người bệnh, trừ chi khác ngoài y tế.
4.2.3. Chi trả tiền túi cho điều trị
Gánh nặng cho chi phí y tế thường được thể hiện qua mức
chi trả tiền túi. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung vị chi trả từ tiền
túi người bệnh là 1,564 triệu đồng và giá trị trung bình là 2,228
triệu đồng. Chi trả tiền túi cho điều trị VRTC trong nghiên cứu
này thấp hơn chi trả tiền túi cho một đợt điều trị nội trú do tai nạn
chấn thương với 270 USD và cao hơn so với chi phí điều trị trung
bình hằng năm đối với người bệnh HIV/AIDS (66 USD). Mức chi
trả trung bình từ tiền túi cho điều trị chiếm khoảng 36,3% tổng
chi phí điều trị VRTC; nhìn chung thấp hơn so với ước tính tỷ lệ
chi trả tiền túi trong tổng chi tiêu cho y tế của Việt Nam năm 2012
là 48,8%. Gánh nặng kinh tế do chi trả tiền túi cho điều trị VRTC
không lớn như đối với một số bệnh mạn tính khác như
HIV/AIDS, tăng huyết áp, ung thư, …

Tuy nhiên, để có hình dung sơ bộ về gánh nặng tài chính của
điều trị VRTC chúng tôi đã so sánh mức chi trả tiền túi với thu
nhập bình quân đầu người của NB. Kết quả nghiên cứu cho thấy
tính trung bình, mỗi NB phải sử dụng 23,9 ngày thu nhập để trả
chi phí điều trị VRTC. BHYT làm giảm đáng kể gánh nặng chi trả


21
của NB từ chỗ BN không có BHYT phải chi trả tương đương với
41,6 ngày thu nhập, con số này còn 20,8 ngày ở NB đồng chi trả
BHYT và chỉ còn 18,1 ngày thu nhập ở NB được BHYT thanh
toán toàn bộ.
4.2.4. Chênh lệch giữa chi phí của bệnh viện và chi trả của
người bệnh
Mức chênh lệch giữa tổng chi phí thực tế của bệnh viện và
mức chi trả cho điều trị một NB VRTC trong nghiên cứu này
1,819 triệu đồng, vì hiện nay với các cơ sở y tế chưa được tự chủ
hoàn toàn vẫn chưa được tính đúng, tính đủ tất cả các yếu tố cấu
thành nên chi phí. Đặc biệt, vào thời điểm nghiên cứu, Bệnh viện
đa khoa tỉnh Sơn La vẫn chỉ là một đơn vị tự chủ một phần và giá
các dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ điều trị phẫu thuật cho NB
VRTC chỉ mới tính đến 3/7 yếu tố, áp dụng theo Thông tư
04/2012 của Bộ Y tế - Bộ tài chính và Nghị quyết 24/2012 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La.


22
KẾT LUẬN
1. Chi phí thực tế phẫu thuật điều trị viêm ruột thừa cấp tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (2012-2013)

Chi phí thực tế trung bình của Bệnh viện cho điều trị phẫu
thuật một trường hợp viêm ruột thừa cấp trong hai năm 20122013 là 6,132 triệu đồng; trong đó, năm 2012 là 5,751 triệu đồng
và năm 2013 là 6,538 triệu đồng; cho phẫu thuật mở là 6,680 triệu
đồng và cho phẫu thuật nội soi là 5,660 triệu đồng.
Cơ cấu các khoản chi phí của Bệnh viện cho điều trị phẫu
thuật viêm ruột thừa cấp gồm: chi cho thuốc (32,3% tổng chi),
khấu hao trang thiết bị y tế (20%), nhân công (14,8%), tiền
giường (14,2%) và các khoản chi khác (18,7%). Các khoản chi
chiếm tỷ lệ cao nhất trong phẫu thuật mở là tiền thuốc (38%), tiền
giường (15,7%), tiền nhân công (12,6%), trong khi phẫu thuật nội
soi lần lượt là khấu hao trang thiết bị y tế (27,5%), thuốc (26,5%),
giường (12,7%), nhân công (12,4%).
Chi phí tiền thuốc (2,541 triệu đồng), nhân công (1,145
triệu đồng), tiền giường (1,046 triệu đồng) trong phẫu thuật mở
cao hơn so với phẫu thuật nội soi (lần lượt là 1,499; 0,701 và
0,720 triệu đồng). Ngược lại, chi phí khấu hao trang thiết bị y tế
(1,559 triệu đồng), xét nghiệm (0,507 triệu đồng), duy tu bảo
dưỡng máy móc (0,305 triệu đồng) ở phẫu thuật nội soi cao hơn
so với phẫu thuật mở (lần lượt là 0,840; 0,431 và 0,186 triệu
đồng).
2. Gánh nặng kinh tế trên người bệnh phẫu thuật điều trị
viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La (20122013)
Chi phí trung bình cho điều trị viêm ruột thừa cấp từ phía
người bệnh là 5,661 triệu đồng/người bệnh; trong đó chi phí trực
tiếp cho điều trị của người bệnh là 5,084 triệu đồng (89,3% tổng
chi phí).


23
Chi trả tiền túi cho điều trị là 2,228 triệu đồng, chiếm

43,8% tổng chi phí trực tiếp; lần lượt là 1,903 triệu đồng (2012),
2,575 triệu đồng (2013); 2,319 triệu đồng (phẫu thuật mở), 2,150
triệu đồng (phẫu thuật nội soi); 1,822 triệu đồng (người có Bảo
hiểm y tế) và 4,118 triệu đồng (người không có Bảo hiểm y tế).
Các khoản chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi trả tiền túi
của người bệnh là chi trực tiếp ngoài y tế (786,2 ngàn đồng;
34,5%); chi cho phẫu thuật (610,2 ngàn đồng; 27,4%), chi cho
thuốc (564,3 ngàn đồng 25,3%). Chi phí ngoài y tế thấp hơn ở
người bệnh phẫu thuật nội soi. Chi phí thuốc và phẫu thuật cao
hơn gấp 6 lần ở người bệnh không có Bảo hiểm y tế. Trung bình,
mỗi người bệnh phải chi trả tương đương 23,9 ngày thu nhập cho
điều trị; con số này ở người bệnh được Bảo hiểm y tế thanh toán
toàn bộ và người bệnh không có Bảo hiểm y tế lần lượt là 18,1 và
41,6 ngày thu nhập.
* Chênh lệch giữa chi phí của bệnh viện và chi trả cho điều
trị của người bệnh: Với mỗi người bệnh phẫu thuật điều trị viêm
ruột thừa cấp trong hai năm 2012-2013, Bệnh viện đa khoa tỉnh
Sơn La đang phải bù đắp 1,819 triệu đồng; chênh lệch chủ yếu từ
chi phí phẫu thuật (1,012 triệu đồng) và tiền khám, tiền giường
(687 ngàn đồng).


×