Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÁC THUYẾT TÂM LÝ TỘI PHẠM HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.36 KB, 4 trang )

I.

Các thuyết tâm lý

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nhà tội phạm học tìm hiểu nguyên nhân của tội
phạm từ những đặc điểm của cơ thể bên cạnh đó một số nhà khoa học lại theo hướng lý
giải nguyên nhân của tội phạm bắt nguồn từ vấn đề tâm lý của người phạm tội.
Thời ký sơ khai của thuyết tâm lý quyết định các nhà khoa học đã nghiên cứu hành vi
phạm tội theo 2 hướng
+ Hành vi phạm tội như là hành vi có điều kiện
+ Hành vi phạm tội như là sự rối loạn nhân cách hoặc là bệnh tật về tâm lý.
Một số nhà khoa học đi theo con đường tội phạm học tâm thần như: Hervey M.Cleckley,
Hans J. Eysenck đã tập trung tìm hiểu mối liên hệ giữa tội phạm và nhân cách con người
theo:
+ Các loại rối loạn nhân cách chống đối xã hội
+ Loại nhân cách liên quan đến việc thực hiện tội phạm
 Lý giải xu hướng cũng như động cơ phạm tội có liên quan đến loại nhân cách. Tuy

nhiên "Thuyết tâm lý quyết định" thực sự bùng nổ và có chỗ đứng trong ngành tội
phạm học khi xuất hiện những công trình nghiên cứu của Signmund Freud.
1. Thuyết phân tâm học của Freud

Signmund Freud là cha đẻ của thuyết phân tâm học.
Ông đã khẳng định tồn tại năng lực tình dục(Libido) thúc đẩy hành vi của nhân loại. Bản
năng Libido có 2 lực lượng đối chọi nhau:
+ Eros-bản năng sống hướng chúng ta tới hoạt động.
+ Thanatos-bản năng chết thúc đẩy tới hoạt động tự hủy diệt
Ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực này là:
Bản năng có ngay từ lúc mới sinh, tượng trưng cho phần vô thức và chống đối xã hội của
cá nhân.
Bản ngã thể hiện cá tính tâm lý của mỗi người, tượng trưng cho phần ý thức và ý chí của


cá nhân.
Siêu bản ngã là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội, biểu hiện cho
phần giá trị văn hóa với chức năng như là lương tâm cá nhân.
Tóm lại, Signmund Freud cho rằng tội phạm là kết quả khi mà ở một cá nhân nào đó
phần bản năng đã trổi dậy đến mức thái quá, lấn át đến mức không thể nào kiểm soát


được trong sự kết hợp với biểu hiện kém của siêu ngã; Cùng lúc đó bản ngã hoạt động
không tương xứng trực tiếp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó ông còn cho rằng sự thăng hoa
không tương xứng có thể là nguyên nhân khác dẫn đến tội phạm.
VD: Một người đàn ông từ thuở nhỏ đến khi trưởng thành phải sống với một người mẹ
chuyên quyền độc đoán. Ông ta muốn độc lập nhưng không thể nên đã căm ghét mẹ
nhưng không dám bộc lộ thái độ. Người này muốn giải tỏa tình cảm căm ghét của mình
với mẹ bằng cách tấn công những người phụ nữ khác. Những người đàn ông kiểu này
trên thực tế có thể là người thường xuyên đánh đập vợ hoặc trở thành người phạm tội
hiếp dâm...
Ngoài ra ông còn cho rằng chứng loạn thần kinh chức năng cũng là một nguyên nhân dẫn
đến tội phạm.
VD: Một người thường xuyên dùng giấy ăn để mở nắm cửa mỗi khi ra vào, không dám
cầm trực tiếpvì lúc nào cũng do ám ảnh nắm cửa có nhiều vi trùng gây bệnh. Lưu ý
không phải mọi người bị chứng loạn thần kinh đều phạm tội.
Ưu điểm:
Thuyết phân tâm học ngay từ khi ra đời đã ảnh hưởng rộng khắp trên thế giới và được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như điều trị bệnh nhân bằng biện pháp tâm lý,
điều tra tội phạm, tội phạm học…
Nhược điểm:
+ Coi nhẹ vai trò của môi trường sống, vai trò của giáo dục cá nhân và đề cao quy định
sinh học của hành vi tình dục
+ Coi thường phụ nữ thể hiện tư tưởng bất bình đẳng nam nữ và cổ vũ cho những người
theo tư tưởng này.

 Mặc dù còn có một số điểm vẫn còn tranh luận hoặc bị phê phán nhưng công lao

vĩ đại của ông đóng góp cho kho tàng tri thức của nhân loại là không thể phủ nhận.
2. Thuyết hành vi
- Nhà nghiên cứu tiêu biểu: Burrhus Frederic Skinner (B .F .Skinner).
- “Thuyết hành vi” (1974) còn được gọi là thuyết về tác nhân kích thích đưa đến hành vi
của con người. Trọng tâm của “thuyết hành vi” là hành vi vủa con người được quyết định
bởi môi trường xung quanh trong đó môi trường đã tác động đến con người tạo nên sự
quan tâm của cá nhân, từ đó thúc đẩy họ thực hiện hành vi.
Khi một người thực hiện hành vi nhất định và được nhận phần thưởng hoặc sự khen
ngợi khi thực hiện hành vi đó sẽ khiến họ vui vẻ và điều này sẽ kích thích làm cho hành
vi đó xảy ra nhiều hơn. Ngược lai, nếu biện pháp trừng phạt được áp dụng đối với người


thực hiện thì họ sẽ sợ bị trừng phạt nên hành vi này sẽ giảm. Như vậy, sự phản ứng của cá
nhân trong trường hợp này được gọi là hành vi quan sát ( operant behavior )
Ví dụ: Đối với trường hợp bố mẹ khi muốn kiểm soát con cái thường đưa ra 2 biện pháp:
đó là phần thưởng nếu trẻ vâng và có thành tích nào đó; hoặc bị trừng phạt nếu không
tuân thủ nguyên tắc.
Như vậy, thuyết hành vi đã nhấn mạnh nhân tố quyết định đối với hành vi của con
người tồn tại ở môi trường xung quanh hơn là thực sự do chính cá nhân quyết định.
- Ưu điểm và nhược điểm của thuyết hành vi:
+ Nhược điểm: Thuyết hành vi chỉ giải thích được phần nào nguyên nhân của tội
phạm mà không giải thích được hết nguyên nhân của tội phạm trên diện rộng. Thuyết này
bị chỉ trích là quá đề cao tác động của môi trường xung quanh và coi nhẹ tự do ý chí, sự
lựa chọn của từng cá nhân.
+ Ưu điểm: Thuyết hành vi đã giải thích về nguyên nhân của tội phạm như sau:
một người nào đó thực hiện tội phạm là do họ tiếp nhận nhân tố kích thích từ môi trường
xung quanh và điều này đã thúc đẩy họ thực hiện tội phạm.
3. Thuyết bắt chước

Thời gian: 1890- đến nay
Học giả tiêu biểu: Gabriel Tarde, Alber Bandura
Gabriel Tarde ( 1843-1904) không những là một trong những người sáng lập ra chuyên
ngành xã hội học mà còn là nhà tâm lí học, tội phạm học xuất sắc.
Ông cho rằng, cơ sở của bất kì xã hội nào cũng chính là sự bắt chước. Trong xã hội, hành
vi của mỗi người thực chất là sự bắt chước hành vi của người khác. Từ đó, ông xây dựng
và phát triển thuyết của mình: Nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước
hành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát.
Theo đó, ông chia thuyết bắt chước thành 3 loại:
+ cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc của họ.
+ Những người cấp thấp hơn bắt chước những người ở cấp trên.
+ Khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm lấy vị trí của cái kia.
Người có công đưa thuyết bắt chước này phát triển ở mức độ cao hơn là Albert Bandura
nhà tâm lý học, tội phạm học xuất sắc ( 4/12/1945).
Hạt nhân của thuyết bắt chước là mọi người học cách hành động như thế nào trên cơ sở
quan sát được từ người khác. Qua quá trình nghiên cứu: Những trẻ em thường xuyên xem


cảnh bạo lực thì có tâm lí rổi rất dễ nổi nóng, sự kiếm chế và bắt chước rất nhanh các
hành vi bạo lực học từ người lớn.
Ưu điểm: Thuyết bắt chước đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng ngừa tội phạm.
Ví dụ:
+Bố mẹ cần kiểm soát và hạn chế những hành vi xấu để con cái không bắt chước theo.
+ Hạn chế cho con cái tiếp xúc những hình ảnh bạo lực.
Nhược điểm: Quá đề cao vai trò tác động của môi trường sống và coi nhẹ quá trình tự rèn
luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.




×