Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG tác QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN lực tại NGÂN HÀNG TMCP maritime bank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.25 KB, 11 trang )

1.
II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI - CN
HÀ NỘI (MARITIME BANK HÀ NỘI).
Maritime Bank Hà Nội (tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Hà Nội) được thành lập ngày 18/09/1991 và chính thức đi vào hoạt động
kể từ ngày 18/09/1991.
Kể từ khi thành lập đến nay, Maritime Bank Hà Nội là đơn vị đứng trong Top 2
đơn vị có kết quả kinh doanh tốt nhất của hệ thống Maritime Bank. Kết quả kinh
doanh của Maritime Bank Hà Nội được thể hiện qua 5 tiêu chí năm 2009: Tổng tài
sản, Huy động vốn (Dân cư và tổ chức kinh tế), Tổng dư nợ, Nợ quá hạn và Lợi
nhuận như sau:
TT
1
2
3

Chỉ tiêu
Tổng tài sản (tỷ đồng)
Huy động vốn (tỷ)
Tổng dư nợ (tỷ đồng)

4

Nợ quá hạn (tỷ lệ %)

5
6

Lợi nhuận (tỷ đồng)
Số lượng CBCNV(Người)


Năm 2009
5.332
3.341
1.991
0.8%
60
102

Từ ngày đầu thành lập, tổng số nhân sự của Maritime Bank Hà Nội chỉ có 25 cán
bộ nhân viên, trong đó, 03 cán bộ quản lý, 13 cán bộ dịch vụ khách hàng, 7 cán bộ
kinh doanh và 2 cán bộ hỗ trợ. Đến nay, sau gần 19 năm thành lập, cơ cấu mạng lưới
và nhân sự của Maritime Bank Hà Nội đã có nhiều sự thay đổi. Cụ thể, Maritime
Bank Hà Nội đã mở rộng mạng lưới khi có thêm 7 Phòng Giao dịch trực thuộc.
Với phương châm “Tạo lập giá trị bền vững” cùng việc tuân thủ tuyệt đối 5 giá trị
cốt lõi truyền thống của Maritime Bank, Maritime Bank Hà Nội đang ngày càng lớn
mạnh và khẳng định được thương hiệu của mình trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay,
Maritime Bank Hà Nội tự hào là một trong những chi nhánh Ngân hàng dẫn đầu
trong khối chi nhánh các ngân hàng cổ phần trên địa bàn Hà Nội.


Để có được thành quả kể trên, ngoài những yếu tố thuận lợi khác, Maritime Bank
Hà Nội đã có được nguồn tài sản rất quý giá, đó chính là một tập thể Ban lãnh đạo
cùng những CBNV nhiệt tình, năng động, đoàn kết, hợp tác và chia sẻ. Có thể khẳng
định, nguồn nhân lực đạt cả chất và lượng mà Maritime Bank Hà Nội đang có chính
là yếu tố quan trọng để tạo nên thành công ngày hôm nay của Ngân hàng.
1. Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực của Maritime Bank Hà Nội:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Maritime Bank Hà Nội tuân thủ theo Quy chế tổ chức
và hoạt động của Maritime Bank. Trong đó, căn cứ theo tình hình thực tế, Maritime
Bank Hà Nội thiết lập cơ cấu tổ chức như sau:

- Ban Giám đốc Chi nhánh
- Các Phòng (hoặc bộ phận, Tổ) kinh doanh, bao gồm:
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp (Bao gồm bộ phận Tín dụng DN và Tài trợ
thương mại);
Phòng Khách hàng Cá nhân (Bao gồm bộ phận Tín dụng Cá nhân, tư vấn tài
chính và Thẻ)
- Phòng Dịch vụ Khách hàng
- Các Phòng Giao dịch
- Các Phòng (hoặc Bộ phận, Tổ) hỗ trợ, bao gồm:
Tổ hỗ trợ Tín dụng
- Phòng Tổng hợp (gồm bộ phận Nhân sự, Hành chính, Quan hệ Công chúng)
- Phòng kế toán
2. Quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Maritime
Bank Hà Nội.
2.1. Quy trình tuyển dụng
Hiện nay, theo mô hình chung của hệ thống, bộ phận Nhân sự của Maritime Bank
Hà Nội chịu trách nhiệm về công tác nhân sự của Maritime Bank Hà Nội - Chi nhánh
chính và các Phòng Giao dịch trực thuộc.


Công tác tuyển dụng nhân sự tại Maritime Bank Hà Nội được tuân thủ thống nhất
theo quy trình tuyển dụng của Maritime Bank. Cụ thể như sau:
a. Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
Căn cứ tình hình hoạt động kinh doanh và nhu cầu nhân sự thực tế của từng giai
đoạn, Giám đốc Chi nhánh đề xuất với Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám Đốc phụ
trách nhân sự, Trưởng phòng nhân sự để tuyển dụng nhân sự cho Chi nhánh và các
phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
Phòng Nhân sự Hội sở chính là đầu mối tiếp nhận tờ trình kế hoạch tuyển dụng
của đơn vị để tham mưu cho Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách nhân sự
và gửi bản phê duyệt về cho Chi nhánh.

b. Đăng quảng cáo tuyển dụng
Sau khi được Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách nhân sự phê duyệt
kế hoạch tuyển dụng, cán bộ nhân sự đơn vị là người thực hiện việc đăng quảng cáo
tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, báo và bản tin nội
bộ với sự hỗ trợ của phòng Nhân sự Hội sở và phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh.
Thời gian đăng quảng cáo tuyển dụng của một đợt tuyển dụng tối đa là 30 ngày.
c. Tổ chức tuyển dụng
Việc tổ chức tuyển dụng có thể theo đợt định kỳ tuyển dụng hàng năm hoặc
không theo đợt (đối với các kỳ tuyển dụng cần lựa chọn ứng viên có kinh nghiệm vào
vị trí quản lý hoặc nghiệp vụ; hoặc bổ sung nhân sự thay thế nhân sự nghỉ việc không
thuộc các đợt tuyển dụng định kỳ).
Đối với mỗi đợt tuyển dụng định kỳ hàng năm, các ứng viên dự tuyển phải trải
qua 3 vòng thi: Sơ tuyển, Thi viết và Phỏng vấn. Các ứng viên đạt yêu cầu của từng
vòng thi mới được dự thi vòng tiếp theo.
Các công việc cần phải thực hiện cho vòng sơ tuyển đó là công tác tiếp nhận hồ
sơ và tuyển hồ sơ, cụ thể như sau:


Bộ phận của nhân sự chi nhánh là đầu mối tiếp nhận hồ sơ dự tuyển và giải đáp
các thắc mắc của ứng viên. Mối ứng viên nộp hồ sơ đều nhận được bản xác nhận đã
nhận Đơn ứng cử của các ứng viên từ phía cán bộ nhân sự chi nhánh.
Sau khi hết thời hạn nhận hồ sơ dự tuyển, bộ phận Nhân sự chi nhánh thực hiện
sơ tuyển hồ sơ dự tuyển theo yêu cầu của từng vị trí mà Maritime Bank Hà Nội đang
cần tuyển dụng sau đó trình Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Kết quả sơ tuyển được
báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng (viết tắt là HĐTD) và phòng Nhân sự Hội
sở.
Lưu hồ sơ ứng viên: Hồ sơ đạt tiêu chuẩn vòng sơ tuyển và Hồ sơ không đạt tiêu
chuẩn vòng sơ tuyển được lưu giữ tại Đơn vị sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả
trúng tuyển của ứng viên. Sau đó, bộ phận Nhân sự huỷ hồ sơ không đạt tiêu chuẩn
vòng sơ tuyển và lưu giữ hồ sơ đạt tiêu chuẩn vòng sơ tuyển nhưng không trúng

tuyển trong 6 tháng kế tiếp để sử dụng khi cần thiết.
Các công việc cần phải thực hiện cho vòng thi viết
Công tác chuẩn bị hành chính và coi thi:
Bộ phận Nhân sự chi nhánh thực hiện lập danh sách ứng viên được tham dự kỳ
thi viết và chuyển cho phòng phận Nhân sự Hội sở.
Tiếp theo phòng Nhân sự Hội sở thành lập và tổ chức hội đồng tuyển dụng
(HĐTD), chuẩn bị địa điểm thi, cán bộ coi thi, vật dụng, văn phòng phẩm. Sau đó
thông báo cho các ứng viên biết thời gian và địa điểm thi theo chỉ đạo của Chủ tịch
HĐTD. Thành phần tham gia coi thi do Chủ tịch HĐTD quyết định.
Cán bộ coi thi có trách nhiệm thông báo quy định, quy chế, nội quy phòng thi cho
Thí sinh. Đồng thời, phát hiện, giải quyết các Thí sinh vi phạm các quy định trong
phòng thi và báo cáo với Chủ tịch HĐTD .
Công tác ra đề thi và chấm bài thi:
Các ứng viên được tham dự vòng thi viết phải trải qua 3 môn thi, gồm: Nghiệp
vụ, tiếng Anh, IQ hoặc EQ.


Đề thi sẽ được phòng Nhân sự Hội sở chuyển trực tiếp cho Chủ tịch HĐTĐ. Chủ
tịch HĐTD sẽ chịu trách nhiệm tổ chức việc in đề thi, đóng phong bì niêm phong đề
thi, quản lý và giao nhận đề thi cho từng phòng thi.
Bài thi của thí sinh được HĐTĐ đánh số phách, rọc phách trước khi chấm, phách
bài thi được lưu giữ bảo mật tại phòng Nhân sự Hội sở. Cán bộ chấm bài thi do Chủ
tịch HĐTĐ quyết định phân công.
Các công việc cần phải thực hiện cho vòng phỏng vấn
Sau khi có điểm kết quả thi viết, phòng Nhân sự Hội sở sẽ chuyển cho bộ phận
Nhân sự chi nhánh, bộ phận Nhân sự Chi nhánh thực hiện việc niêm yết điểm thi lên
trang Wed nội bộ, thông báo cho các ứng viên đã trúng tuyển qua vòng thi viết và
được tham dự vòng phỏng vấn
Lập Hội đồng tuyển dụng vòng thi phỏng vấn
Thành phần Hội đồng tuyển dụng vòng thi phỏng vấn được thực hiện theo quy

định của Maritime Bank. Hội đồng phỏng vấn thường được thành lập trên cơ sở 03
thành viên (Giám đốc chi nhánh, Phó Giám Đốc chi nhánh, bộ phận Nhân sự chi
nhánh). Sau khi phỏng vấn nếu ứng viên nào đạt, theo sự chỉ đạo của Giám Đốc chi
nhánh bộ phận Nhân sự chi nhánh lên kế hoạch gọi điện thông báo đã trúng tuyển và
làm việc lại với các ứng viên về nội dung công việc ứng viên phải thực hiện, quyền
lợi, thời gian và trách nhiệm cụ thể. Nếu hai bên thống nhất được các nội dung trên
với nhau và ứng viên chấp thuận tham gia công việc tại Maritime Bank Hà Nội thì bộ
phận Nhân sự chi nhánh sẽ thông báo cho ứng viên thời điểm làm việc cụ thể, bộ
phận hành chính chi nhánh chuẩn bị công cụ, chỗ ngồi, bộ phận kế toán sẽ lập bảng
theo rõi ngày công và tính lương.
Đối với các ứng viên tuyển dụng vào Maritime Bank Hà Nội đã có kinh nghiệm
làm việc tại các tổ chức tín dụng khác trên 1 năm sẽ được phỏng vấn trực tiếp không
phải thông qua thi viết.
Đối với các vị trí quản lý của chi nhánh do Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc
phụ trách nhân sự và phòng Nhân sự Hội Sở trực tiếp tuyển dụng trên cơ sở để suất


phù hợp của chi nhánh ( Nguồn tuyển dụng có thể từ bên ngoài, nội bộ trong chi
nhánh hoặc nội bộ Maritime Bank ).
+ Nguồn tuyển dụng bên ngoài thông qua các phương tiện báo giấy, trang wed
của Maritme Bank và giới thiệu.
+ Nguồn tuyển dụng bên trong thông qua thông báo nội bộ, đơn tự ứng cử và giới
thiệu của lãnh đạo quản lý trực tiếp.
d. Quy định chung đối với cán bộ ra đề, coi thi, chấm bài, tham gia phỏng vấn:
Maritime Bank đã có Ngân hàng đề thì do vậy mỗi kỳ thi viết người ra đề thi là
Chủ tịch HĐTD.
Thành phần coi thi và chấm bài do Chủ tịch HĐTD lựa chọn trên cơ sở các cán
bộ quản lý đang làm việc tại Maritime Bank. Các đề thi đều có đáp án sẵn.
Thành phần tham gia phỏng vấn đối với các vị trí quản lý tại chi nhánh do Tổng
Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc phụ trách nhân sự và phòng Nhân sự Hội Sở trực

tiếp phỏng vấn, đối với các vị trí nhân viên tại chi nhánh do Giám Đốc Chi Nhánh,
Phó Giám Đốc và bộ phận Nhân sự chi nhánh phỏng vấn.
Tất cả các công đoạn tuyển dụng đều được thực hiện theo đúng quy chế tuyển
dụng của Maritime Bank, đảm báo chính sác, bảo mật, thống nhất và nghiêm túc.
Những cán bộ tham gia vi phạm quy định về việc tuyển dụng sẽ được báo cáo cấp
trên và bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định của Maritime Bank.
2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
a. Công tác tiếp nhận ứng viên trúng tuyển
Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được Thư mời làm việc của Ngân hàng.
Bộ phận Nhân sự chi nhánh có trách nhiệm hoàn tất các thủ tục tiếp nhận và
hướng dẫn ban đầu cho các ứng viên trúng tuyển theo phê duyệt của Tổng Giám đốc
hoặc Phó Tổng Giám Đốc phụ trách nhân sự.
b. Công tác đào tạo nhân viên
Các nhân viên sẽ phải trải qua các bước đào tạo sau:


+ Đào tạo hội nhập nhằm cho các nhân viên mới khi bắt đầu tham gia làm việc tại
Maritime Bank có thể hiểu biết được hình ảnh cụ thể và hệ thống làm việc của
Maritime Bank. Đào tạo hội nhập do trung tâm đào tạo của Maritime Bank tổ chức,
thường được tổ chức sau các đợt tuyển dụng lớn toàn hệ thống hoặc định kỳ 03 tháng
một lần.
+ Đào tạo quy trình và quy chế của Maritime bank, được đào tạo dựa trên các quy
trình và quy chế của Maritime Bank đã ban hành cụ thể bằng văn bản do bộ phận
hành chính chi nhánh và lãnh đạo trực tiếp quản lý cung cấp. Ngoài ra các nhân viên
mới có thể học hỏi hoặc tham khảo các nhân viên cũ. Đề cương đào tạo sẽ do cán bộ
nhân sự chi nhánh hoặc Trưởng phòng (nơi nhân viên được tiếp nhận) chuẩn bị, dưới
sự chỉ đạo và phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh sẽ phân công
cán bộ phụ trách đào tạo cho nhân viên mới, tùy theo thực tế. Cán bộ hướng dẫn phải
đảm bảo điều kiện quy định trong chính sách đạo tạo của Maritime Bank.
+ Đào tạo nghiệp vụ thực tế, được đào tạo trên cơ sở các nghiệp vụ do Maritime

Bank ban hành, lãnh đạo quản lý trực tiếp, cán bộ cũ được phân công trực tiếp phụ
trách và đào tạo, ngoài ra Trung tâm đào tạo của Maritime Bank thường xuyên mở
các lớp đào tạo nghiệp vụ và đào tạo nghiệp vụ nâng cao.
Nhân viên tham gia các quy trình đào tạo như trên đều có kết quả điểm thi khi kết
thúc quá trình đào tạo, báo cáo đánh giá do lãnh đạo quản lý trực hoặc cán bộ phụ
trách đào tạo đánh giá. Các ứng viên được đánh giá đạt trong các quá trình đào tạo sẽ
được ký hợp đồng chính thức, nâng lương hoặc bổ nhiệm vị trí công việc tốt hơn.
c. Phát triển nguồn nhân lực.
Maritime Bank Hà Nội chưa đặc biết trú trọng phát triển nguồn nhân lực nhất là
đối với nguồn nhân lực nội bộ tại chi nhánh; Vidụ khi cần tuyển dụng vị trí cán bộ
quản lý tại chi nhánh Maritime Bank Hà Nội thường tuyển dụng cán bộ từ bên ngoài
hoặc từ các phòng ban của Hội sở chính. Đối với CBNV làm việc tại Maritime Hà
Nội có năng lực, kinh nghiệm và thời gian công tác lâu năm thì lại không được đề
xuất và giới thiệu cho Tổng Giám Đốc để được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn.


3. Quy trình đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động của Maritime
Bank Hà Nội.
3.1 Đánh giá thực hiện công việc:
Ba tháng 1 lần Maritime Bank Hà Nội thực hiện các cuộc họp đánh giá chỉ tiêu
và công việc của từng cán bộ nhân viên, điểm mạnh, điểm yếu và các ý kiến đóng
góp nhằm thúc đẩy chi nhánh phát triển, trên cơ sở đó xây dựng công việc và thù lao
lao động cho phù hợp.
+ Đối các cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng và các trưởng phòng giao dịch
đánh giá dựa trên việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, chấp hành nội quy,
quy định, phối hợp nội bộ, kỹ năng quản lý và đào tạo.
+ Đối với nhân viên và trưởng phòng nghiệp vụ khác đánh giá dựa trên việc chấp
hành nội quy, quy định, phối hợp nội bộ, khả năng sáng tạo, kỹ năng quản lý và đào
tạo.
Ngoài ra 01 năm 1 lần Maritime Hà Nội thực hiện đánh giá lại năng lực cán bộ

nhân viên của mình theo quy định và mẫu chung của Maritime Bank nhằm mục đích
tăng lương cho những cán bộ thực hiện tốt công việc hoặc cho thôi việc đối với
những cán bộ không phù hợp.
Các hình thức đánh giá:
+ Giám Đốc chi nhánh đánh giá cán bộ dựa trên phương thức cán bộ tự đánh giá
mình theo mẫu chung của Maritime Bank Hà Nội sau đó lấy ý kiến của lãnh đạo
quản lý trực tiếp .
+ Giám Đốc chi nhánh sẽ đánh giá cán bộ theo phương thức lấy ý kiến đánh giá
của khách hàng và đồng nghiệp có liên quan trực tiếp.
3.2 Thù lao lao động
Đối với các nhân viên mới tuỳ theo năng lực và kinh nghiệm thực tế sẽ xây dựng
mức lương phù hợp và có khả năng cạnh tranh.
Đối với nhân viên cũ 01 năm 1 lần thực hiện đánh giá, khi có kết quả đánh giá
Giám đốc chi nhánh chuyển cho phòng Nhân sự Hội sở làm cơ sở để trình Tổng giám


đốc hoặc Phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự thực hiện tăng lương hoặc cho thôi
việc.
Thù lao lao động được xây dựng trên cơ sở định mức ban đầu và luôn có sự cào
bằng trong thu nhập giữa người làm tốt và không tốt.
Cách thức trả lương thành 02 đợt trong 1 tháng và thông qua tài khoản lương
không được bảo mật. Các chế độ phúc lợi khác không cạnh tranh so với các chi
nhánh của ngân hàng khác (ví dụ: Không cho nhân viên đi nghỉ mát, thưởng tết và
thưởng các ngày lễ trong năm không cao).
4. Các hạn chế và đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục:
a) Hạn chế:
+ Đội ngũ nhân sự trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm.
+ Chất lượng cán bộ (Nhất là các giao dịch viên, cán bộ kinh doanh và cán bộ
thẩm định tín dụng) còn chưa theo kịp với tốc độ phát triển tín dụng và dịch vụ. Do
tốc độ phát triển nhanh về quy mô tín dụng và mạng lưới hoạt động.

+ Chưa có chính sách nhân sự và đãi ngộ phù hợp theo thực tế địa bàn để “hút”
và chiêu mộ nhân sự giỏi.
+ Chưa thực sự trú trọng vào công tác đào tạo nội bộ.
+ Không trú trọng công tác phát triển nguồn lực nội bộ dẫn đến các cán bộ có
kinh nghiệm, năng lực không có sự nhiệt tình công việc hoặc bị các ngân hàng khác
lôi cuốn dẫn đến chảy máu chất xám.
+ Chưa xây dựng được thù lao lao động phù hợp và mang tính cạnh tranh (các
chính sách lương, thưởng và phúc lợi khác ).
b) Đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục
+ Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự hiện tại đạt cả chất và lượng.
+ Tiếp tục tìm kiếm nguồn nhân sự có chất lượng từ các trường Đại học có uy tín
trong cả nước thông qua nhiều kênh quảng cáo. Đặc biệt, là lôi kéo các nhân sự có
năng lực tại các ngân hàng khác trên địa bàn.


+ Xây dựng thù lao lao động phù hợp, có khả năng cạnh tranh cao hơn các ngân
hàng khác nhằm thu hút những CBNV bên ngoài và giữ trân CBNV bên trong có
năng lực và kinh nghiệm.
+ Trú trọng công tác phát triển nguồn lực nội bộ nhằm thúc đẩy CBNV cố gắng
phấn đấu hết khả năng của mình và trung thành với tổ chức.
III Kết luận:

Không một hoạt đông nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu “ Quản trị
nguồn nhân lực”. Quản trị nguồn nhân lực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu
của Quản trị kinh doanh. Quản trị nguồn nhân lực thường là nguyên nhân của thành
công hay thất bại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Về định hướng kinh doanh trong xu thế hội nhập của nền kinh tế, thì bất cứ Ngân
hàng nào phải giải quyết bằng được 3 vấn đề: đó là vốn, công nghệ và con người.
Với Maritime Bank Hà Nội, chúng tôi coi trọng yếu tố con người. Để ngân hàng
phát triển ổn định, an toàn và bền vững Ngân hàng chúng tôi phải xây dựng một

nguồn nhân lực có trình độ cao. Điều đó, thể hiện từ khâu tuyển dụng ban đầu cho
đến khâu đào tạo, huấn luyện. Để mỗi nhân viên của Maritime Bank Hà Nội phải
nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp tốt.
và để đáp ứng được yêu cầu cao trong công việc trong xu thế hội nhập và môi trường
cạnh tranh quyết liệt hiện nay.
-----------------------------------------****------------------------------------------


Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình ”Quản trị nguồn nhân lực” Chương trình đào tạo Thạc sỹ QTKD quốc

tế Đại học Griggs.
2. Quy chế nhân sự của Maritime Bank.



×