Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.69 KB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Từ sau ngày giải phóng, để tạo dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội thì nước ta đã tiến hành đầu tư xây dựng một cách mạnh
mẽ. Thời kỳ đầu, do nguồn vốn eo hẹp, trình độ khoa học - kỹ thuật còn yếu
nên các công trình chủ yếu là do Liên Xô và các nước Đông Âu giúp đỡ xây
dựng. Bởi vậy, công tác quản lý đầu tư xây dựng trong thời gian đó chưa được
quan tâm đúng mức. Sau này, khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế
đất nước đã có những bước phát triển đáng kể cùng với đó là nguồn vốn đầu
tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một tăng. Vì vậy, công tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả
trong sử dụng vốn, chất lượng công trình, tiến độ xây dựng công trình, an toàn
lao động, bảo vệ môi trường, v.v…
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu trong xây dựng cơ bản là vốn ngân sách và
vốn ODA. Vốn ODA thường đầu tư vào công trình quan trọng, có quy mô
lớn, Còn nguồn vốn Ngân sách thường đầu tư vào các công trình có quy mô
trung bình và nhỏ nhưng số lượng công trình nhiều. Vì các công trình thuộc
nguồn Ngân sách thường do nhiều cấp ở địa phương quản lý nên việc quản lý
đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn này rất phức tạp.
Là một tỉnh có vị trí đặc biệt về giao thông, địa hình và lịch sử văn hóa,
Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Bắc
Miền Trung. Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVII, khóa 2010-1015, đã nêu rõ ưu
tiên và chú trọng đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng giao thông, công nghiệp,
du lịch góp phần tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế khác. Vốn ngân sách
giành cho chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những
năm gần đây tăng nhanh, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực, một số công
trình trọng điểm như: Dự án cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp



2

Vũng Áng, Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu khai thác mỏ sắt
Thạch Khê, Hồ chứa nước Ngàn Trươi - Cẩm Trang, Khu du lịch nghỉ dưỡng
cao cấp biển Thiên Cầm và nhiều dự án giao thông, thuỷ lợi các cũng đã và
đang xây dựng.
Việc đầu tư xây dựng các dự án góp phần tạo nên sự thành công của
tỉnh, sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã làm cho Hà Tĩnh có
những bước chuyển mình đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả
mà các dự án đầu tư mang lại trong những năm qua còn tồn tại nhiều tồn tại
và bất cập cần phải khắc phục như: hiệu quả và chất lượng đầu tư một số lĩnh
vực chưa cao, cơ cấu chuyển dịch kinh tế còn chậm, năng lực sản xuất và kết
cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, chưa tương xứng
với lợi thế tiềm năng vốn có của tỉnh. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình trên địa bàn tỉnh còn tồn tại nhiều bất cập, trong đó nổi lên một số
vấn đề như: hệ thống văn bản chồng chéo, chưa rõ ràng; trình độ cán bộ quản
lý đầu tư còn hạn chế, chuyên môn không phù hợp; hệ thống cơ quan chuyên
môn quản lý đầu tư xây dựng chưa thực sự hợp lý; nguồn vốn phân bổ chưa
đều; còn quá nhiều thủ tục phải thực hiện; năng lực của các nhà thầu còn hạn
chế…Vì vậy, cần hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng để đáp ứng
lượng công trình xây dựng ngày càng nhiều và quy mô các công trình ngày
càng lớn.
Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công
trình sử dụng nguồn vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”.


3


2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư xây
dựng, vai trò của các đơn vị trong quá trình thực hiện đầu tư và sự cần thiết
phải hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Trên cơ sở nghiên cứu những mặt hạn chế, các nguyên nhân và đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho các dự án đầu tư sử dụng vốn
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trên cơ sở lý luận chung về dự án đầu tư xây dựng; hệ thống các văn bản,
chế độ, chính sách hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng của Nhà nước và tình
hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong những năm vừa qua.
Đề tài áp dụng hương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phân tích so
sánh để giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư xây dựng.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu các quá trình thực hiện một dự án đầu tư XDCB nói chung
và các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh nói riêng trong những năm qua. Việc phân tích những khó khăn, bất cập
vướng mắc trong quá trình thực hiện ở địa phương để đưa ra những giải pháp
nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả đầu tư. Số liệu dùng trong nghiên cứu của
các năm từ 2010 trở về trước.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

Trên cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn ngấn sách trên địa bàn tỉnh, đánh giá những kết quả đạt
được và tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án. Đề tài tập trung
nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án

đầu tư sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.


4

6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN:

Luận văn được chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý đầu tư xây dựng
Chương 2: Thực trạng quản lý đầu tư xây dựng ở tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chương 4: Đánh giá hiệu quả một số giải pháp trong quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình thủy lợi hồ chứa Xuân Hoa - Hà Tĩnh.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Một số vấn đề về đầu tư xây dựng
1.1.1. Khái niệm chung về đầu tư:
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình
ở hiện tại để hình thành tài sản nhằm mục đích thu lại lợi ích trong tương lai.
Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của
từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng, là điều kiện chủ yếu để tạo công ăn
việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng các nguồn lực vào hoạt
động sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định, nhằm từng

bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo đà phát triển cho
Đất nước.
1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí để đạt được mục
đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm,
lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước là vốn của ngân
sách nhà nước được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm từ
các nguồn thu trong nước ngoài (bao gồm vay nước ngoài của Chính phủ và
vốn viện trợ của nước ngoài cho Chính phủ, các cấp chính quyền và các cơ
quan nhà nước) để cấp phát và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.
2. Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB của Ngân sách nhà nước:
- Một phần tích lũy trong nước từ thuế, phí, lệ phí;
- Vốn viện trợ theo dự án của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ;


6

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của tổ chức quốc tế và các
Chính phủ hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam;
- Vốn thu hồi nợ của Ngân sách đã cho vay ưu đãi các năm trước;
- Vốn vay của Chính phủ dưới các hình thức trái phiếu do Kho bạc nhà
nước phát hành theo quyết định của Chính phủ;
- Vốn thu từ tiền giao quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
- Vốn thu từ tiền bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
3. Phạm vi sử dụng vốn Ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Vốn của Ngân sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các dự án đầu tư
thuộc đối tượng sử dụng vốn Ngân sách nhà nước theo quy định của Luật
ngân sách nhà nước và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Cụ thể vốn Ngân

sách nhà nước chỉ được cấp phát cho các đối tượng sau:
- Các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh không
có khả năng thu hồi vốn và được quản lý sử dụng theo phân cấp về chi Ngân
sách nhà nước cho đầu tư phát triển.
- Hỗ trợ các dự án của các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có
sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Chi cho công tác điều tra, khảo sát, lập các dự án quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông
thôn khi được Thủ tướng chính phủ cho phép.
- Các doanh nghiệp nhà nước được sử dụng vốn khấu hao cơ bản và các
khoản thu của Nhà nước để lại để đầu tư (đầu tư mở rộng, trang bị lại kỹ
thuật).
Chi đầu tư XDCB của NSNN đó là những khoản chi lớn của Nhà nước
đầu tư vào việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không
có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và nó được thực hiện bằng chế độ cấp phát
không hoàn trả từ Ngân sách nhà nước.


7

1.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản đối với phát triển KT-XH
Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư nên cũng có vai trò
chung của hoạt động đầu tư đó là tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và
phát triển kinh tế, tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
Ngoài ra, với tính chất đặc thù của mình, đầu tư xây dựng cơ bản là
điều kiện trước tiên và cần thiết cho phát triển nền kinh tế, có những ảnh
hưởng vai trò riêng đối với nền kinh tế và với từng cơ sở sản xuất. Đó là:
- Đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo tính tương ứng giữa cơ sở vật chất
kỹ thuật và phương thức sản xuất.
Mỗi phương thức sản xuất từ đặc điểm sản phẩm, yếu tố nhân lực, vốn

và điều kiện về địa điểm, …. lại có đòi hỏi khác biệt về máy móc thiết bị; nhà
xưởng. Đầu tư xây dựng cơ bản đã giải quyết vấn đề này.
- Đầu tư xây dựng cơ bản là điều kiện phát triển các ngành kinh tế và
thay đổi tỷ lệ cân đối giữa chúng.
Khi đầu tư xây dựng cơ bản được tăng cường, cơ sở vật chất kỹ thuật
của các ngành tăng sẽ làm tăng sức sản xuất vật chất và dịch vụ của ngành.
hát triển và hình thành những ngành mới để phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản đã làm thay đổi cơ cấu và quy mô phát triển
của ngành kinh tế, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế.
Đây là điều kiện tăng nhanh giá trị sản xuất và tổng giá trị sản phẩm trong
nước, tăng tích lũy đồng thời nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ bản về chính trị, kinh tế - xã hội.
Như vậy đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động rất quan trọng: là một
khâu quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển, nóa có quyế định trực tiếp
đến sự hình thành chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ; góp phần làm
thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước. Cụ thể như
sau:


8

1.2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
Chính sách đầu tư ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đến
sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa phương trong
nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển ngành, vùng
đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn và trung
hạn nhằm phát triển từng bước và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu đặt ra.
1.2.2. Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản làm cho tổng tài sản của nền kinh tế

quốc dân không ngừng được gia tăng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, các công trình công cộng khác, nhờ
vậy mà năng lực sản xuất của các đơn vị kinh tế không ngừng được nâng cao.
1.2.3. Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự phát triển khoa học công
nghệ của đất nước.
Để phát triển khoa học công nghệ thì có thể tự nghiên cứu phát minh ra
công nghê, hoặc bằng việc chuyển giao công nghệ, muốn làm được điều này,
chúng ta phải có một khối lượng vốn đầu tư mới có thể phát triển khoa học
công nghệ. Với xu hướng quốc tế hóa đời sống như hiện nay, chúng ta nên
tranh thủ hợp tác phát triển khoa học công nghệ với nước ngoài để tăng tiềm
lực khoa học công nghệ của đất nước thông qua nhiều hình thức như hợp tác
nghiên cứu, khuyến khích đầu tư chuyển giao công nghệ. Đồng thời tăng
cường khả năng sáng tạo trong việc cải thiện công nghệ hiện có phù hợp với
điều kiện của Đất nước.
1.2.4. Đầu tư xây dựng cơ bản tác động đến sự ổn định kinh tế tạo công
ăn việc làm cho người lao động.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư do ảnh hưởng
của tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư


9

dù là tăng hay giảm cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì vừa là yếu tố phá vỡ sự
ổn định của nền kinh tế, thí dụ như khi đầu tư tăng làm cho các yếu tố liên
quan tăng, tăng sản xuất của các ngành sẽ thu hut thêm lao động, nâng cao đời
sống cho người lao động. Mặt khác, đầu tư tăng đẩy cầu của của yếu tố đầu
vào tăng, khi tăng đến một chừng mực nhất định sẽ gây ra tình trạng lạm phát,
nếu lạm phát mà lớn sẽ gây ra tình trạng trì trệ, thu nhập của người lao động
thấp đi, thâm hụt ngân sách tăng, kinh tế phát triển chậm lại. Do vậy khi điều
hành nền kinh tế Nhà nước phải đưa ra những chính sách để khắc phục những

nhược điểm trên.
Đầu tư xây dựng cơ bản có tác động rất lớn đến việc tạo công ăn việc
làm, nâng cao trình độ đội ngũ lao động. Như chúng ta đã biết, trong khâu
thực hiện đầu tư, số lao động phục vụ cần rất nhiều, đối với những dự án sản
xuất kinh doanh, sau khi đầu tư dự án đưa vào vận hành sẽ tạo rất nhiều việc
làm và cùng với đó trình độ tay nghề của lao động ngày càng được nâng cao.
1.3. Dự án đầu tư xây dựng
1.3.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm
đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất
lượng của sản phẩm.
1.3.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng:
1. Dự án đầu tư xây dựng có tính thay đổi.
Công việc của dự án và những thay đổi của nó có xu hướng là quá trình
“một lần” duy nhất, không được xác định rõ ràng và bất thường.
2. Dự án đầu tư xây dựng có mục tiêu và mục đích hỗn hợp.
Các thành phần tham gia vào dự án đều có mục tiêu của riêng mình và
các mục tiêu đó có thể mâu thuẫn nhau. Ví dụ như: Mục tiêu của chủ đầu tư là


10

công trình có chất lượng, chi phí thấp, thời gian thực hiện ngắn; mục tiêu của
đơn vị thi công là lợi nhuận và thương hiệu v.v…
3. Dự án đầu tư xây dựng có tính duy nhất.
Mỗi dự án có đặc trưng riêng biệt lại được thực hiện trong những điều
kiện khác biệt nhau cả về địa điểm, không gian, thời gian và môi trường luôn
thay đổi.
4. Dự án đầu tư xây dựng bị hạn chế về thời gian và quy mô.

Với mục đích đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh ứ đọng vốn và chủ động
trong việc sử dụng vốn thì mỗi dự án khi được phê duyệt đều được khống chế
thời gian và quy mô thực hiện.
5. Dự án liên quan đến nhiều nguồn lực khác nhau.
Việc quản lý nguồn lực của một dự án (trong trạng thái biến động) rất
phức tạp vì mỗi dự án có nhiều nguồn lực khác nhau và bản thân các nguồn
lực cũng có sự đa dạng trong đó.
1.3.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
- Theo quy mô, tính chất gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm
A, dự án nhóm B, dự án nhóm C.
- Theo nguồn vốn đầu tư:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.


11

1.3.4. Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án đầu tư xây dựng là lập kế hoạch tổng thể, điều phối và
kiểm soát dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, nhằm đảm bảo sự hoàn thành
đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và các yêu cầu kỹ thuật đã được xác
định trước cũng như cách thức và chất lượng thực hiện.
2. Hiệu quả đầu tư theo quan điểm quản lý dự án
Theo quan điểm quản lý dự án đầu tư, hiệu quả của một dự án đầu tư
được đánh giá là:

- Hoàn thành đúng thời gian quy định: Dự án triển khai thực hiện và
hoàn thành đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch đã định sẽ phát huy được
hiệu quả vốn đầu tư, đạt được mục tiêu dự án đã đề ra.
- Đạt được chất lượng và thành quả mong muốn: Một dự án được quản
lý tốt từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư thì sản phẩm của dự án
sẽ đảm bảo chất lượng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và của người hưởng
lợi.
- Tiết kiệm các nguồn lực, hay nói cách khác là chi phí trong phạm vi
cho phép: Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và thời gian hoàn thành,
hiệu quả của dự án phải được đánh giá trên cơ sở chi phí để thực hiện và hoàn
thành dự án.
3. Quy định trách nhiệm trong quản lý dự án
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án
thành phần, Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng.
- Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo
lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của
doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu


12

tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý
dự án.
- Đối với các dự án sử dụng vốn khác chủ đầu tư tự quyết định hình
thức và nội dung quản lý dự án.
1.3.5. Quy trình thực hiện một dự án ĐTXD sử dung vốn Ngân sách.
Để quá trình thực hiện các dự án sử dụng vốn Ngân sách đạt được hiệu
quả cao thì Chính phủ đã quy định quy trình thực hiện dự án trong đó đảm
bảo sự kiểm soát của các cơ quan Nhà nước. Theo quy định, quy trình thực
hiện dự án gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác, sử dụng
1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi nghiên cứu sự cần thiết đầu tư cho
đến khi có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
Nội dung của giai đoạn này bao gồm:
- Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
- Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để
tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị hoặc tiêu thụ sản phẩm. Xem xét khả năng
có thể huy động các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn các hình thức đầu tư.
- Tiến hành điều tra khảo sát và chọn địa điểm xây dựng.
- Lập dự án đầu tư.
- Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định
đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
Như vậy giai đoạn chuẩn bị đầu tư là cơ sở để thực hiện các nội dung
tiếp theo của quá trình thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào


13

khai thác sử dụng, đây cũng là giai đoạn quyết định sự thành công hay thất
bại của công cuộc đầu tư trong tương lai.
2. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư, công trình
được ghi vào trong kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư cho đến khi xây dựng
xong toàn bộ công trình. Nội dung cụ thể của giai đoạn này:
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng;
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám định kỹ

thuật chất lượng công trình;
- Thẩm định thiết kế, tổng dự toán công trình: Tất cả các dự án đầu tư
xây dựng thuộc mọi nguồn vốn và thành phần kinh tế đều phải được cơ quan
chuyên môn thẩm định thiết kế trước khi xây dựng. Nội dung thẩm định trên
một số mặt: sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm trong thiết kế kiến trúc,
công nghệ, kết cấu…
- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp
- Xin giấy phép xây dựng. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo
sửa chữa, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng phải xin giấy phép xây
dựng;
- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án;
- Thi công xây lắp công trình;
- Theo dõi kiểm tra việc thực hiện hợp đồng;
- Thanh toán vốn đầu tư theo từng giai đoạn xây dựng. Sau khi thực
hiện nghiệm thu giai đoạn giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công nếu có nguồn
vốn thì chủ đầu tư thực hiện thanh toán cho nhà thầu giá trị khối lượng đã
nghiệm thu.


14

3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Giai đoạn này được bắt đầu khi công trình xây dựng xong toàn bộ, vận
hành đạt thông số đề ra trong dự án đến khi kết thúc dự án. Nội dung của giai
đoạn này bao gồm:
- Nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng;
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình;
- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình;
- Bảo hành công trình;
- Quyết toán vốn đầu tư;

- hê duyệt quyết toán;
Kết luận chương 1
Một Đất nước muốn có được sự phát triển nhanh và bền vững thì cần
phải có cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Chính vì vậy, đầu tư xây
dựng cơ bản là hoạt động cần thiết đối với những quốc gia đang phát triển nói
chung và Việt Nam nói riêng.
Với vai trò quan trọng của mình như: tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế, tác động đến sự phát triển
khoa học công nghệ, tạo việc làm cho người lao động nên nguồn lực đầu tư
vào xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư và tăng lên hàng năm.
Cùng với các nguồn lực đầu tư vào xây dựng cơ bản lớn thì nhiệm vụ
quản lý các dự án đầu tư xây có vai trò quan trọng làm tăng hiệu quả đầu tư.
Với các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng như: luôn biến động, đa mục
tiêu, có tính duy nhất, hạn chế về thời gian, quy mô và liên quan đến nhiều
nguồn lực khác nhau nên việc quản lý khá khó khăn.
Với mục đích quản lý một cách có hiệu quả nhất các dự án sử dụng
nguồn vốn ngân sách thì một quy trình thực hiện chặt chẽ đã được các cơ
quan quản lý Nhà nước đưa ra. Quy trình thực hiện bao gồm: Các nội dung


15

chủ yếu của quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước gồm:
Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư; công tác lập và quản lý quy hoạch;
công tác lập và thẩm định dự án đầu tư, thẩm định thiết kế - dự toán; quản lý
công tác đấu thầu; công tác triển khai thi công, nghiệm thu và thanh quyết
toán.


16


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở TỈNH
HÀ TĨNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và 105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ
Đông.
hía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông
giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Hà Tĩnh có Thị xã Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện: Nghi Xuân,
Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà,
Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã miền núi); có 262 xã,
phường, thị trấn (235 xã, 15 phường, 12 thị trấn). 7 huyện, thị dọc Quốc lộ
1A; 3 huyện dọc theo đường Hồ Chí Minh và 4 huyện có tuyến đường sắt Bắc
- Nam đi qua. Theo trục Đông - Tây, Hà Tĩnh có Quốc lộ 8, Quốc lộ 12 qua
Lào, Thái Lan...
2

Diện tích đất tự nhiên 6.019 km , dân số 1.289.058 người (năm 2005), có
127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70km đường sắt Bắc
- Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A chạy sang Lào qua
cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km đi từ
cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc

Thái Lan.
Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn
cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn
hoá phát triển kinh tế xã hội.



17

Hình 2-1: Bản đồ tỉnh Hà Tĩnh


18

2. Đặc điểm khí hậu:
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc
tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh
miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng.
Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa
đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường
từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33 oC. Tuy nhiên nhiệt
độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của
đất.
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở Bắc miền Trung Việt Nam, trừ
một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân
hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
3. Sông, hồ, biển và bờ biển
Sông ngòi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km, ngắn
nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An cũng chỉ có
37 km.
Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều nhánh
sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.

- Hệ thống sông Ngàn hố: dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận nước từ
Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21 km, sau đó hợp với sông
Lam chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển có: nhóm Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.


19

Các hồ đập chứa trên 600 triệu m 3 nước, cùng với hệ thống Trạm bơm
Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn hố thì lượng nước phục vụ cho
sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.
Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo,
địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này có
đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa của
vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại
hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 8 ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội:
1. Về kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 9,6%, trong đó, công nghiệp
xây dựng tăng 18%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 1,50%, dịch vụ tăng
10,30%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây
dựng từ 25,56% (năm 2005) lên 32,4% (năm 2010); nông - lâm - ngư nghiệp
từ 43,15% (năm 2005) giảm xuống còn 35%; thương mại - dịch vụ tăng từ
31,29% (năm 2005) lên 32,6%.
b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng trưởng nhanh;
môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn; nhiều doanh
nghiệp mới được thành lập và đi vào hoạt động
- Khu vực công nghiệp có bước chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh

tế cũng như cơ cấu sản xuất nội ngành; giá trị sản xuất tăng bình quân hàng
năm 18,7%. Cơ cấu và chất lượng sản phẩm được nâng lên; tỷ trọng công
nghiệp khai khoáng từ 24,4% (năm 2005) giảm xuống còn 19,5%, công
nghiệp chế biến và phân phối điện, nước tăng từ 75,6% lên 78,3%.


20

- Hoạt động xúc tiến đầu tư được chú trọng và đạt kết quả cao, đến nay
đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 193 dự án với tổng vốn đăng ký gần 320
nghìn tỷ đồng, trong đó, một số dự án có quy mô lớn, như: Dự án Khu liên
hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư 7,87
tỷ USD; Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ
đồng; dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I có tổng mức đầu tư 1,2 tỷ
USD...
c. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được mùa toàn diện, đời sống nhân
dân vùng nông thôn được cải thiện và ổn định
- Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tiếp tục phát triển ổn định; giá trị sản
xuất tăng bình quân hàng năm 5,64%, trong đó, nông nghiệp tăng 6,15%, lâm
nghiệp tăng 2,75%, ngư nghiệp tăng 4,19%; sản lượng lương thực bình quân
đạt 48 vạn tấn/năm, năm 2009 đạt 50,3 vạn tấn, giá trị sản xuất đạt 39 triệu
đồng/ha/năm, tăng 1,7 lần so với năm 2005.
- Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực; một số
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống, biện pháp thâm canh mới... đã
được ứng dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
- Sản xuất thuỷ sản tiếp tục phát triển cả khai thác, nuôi trồng, chế biến
và xuất khẩu.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục được tăng cường; nhiều làng nghề
và hợp tác xã đã có sự đổi mới tích cực về trang thiết bị, mở rộng quy mô sản
xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác chuyển đổi sử dụng đất nông

nghiệp giai đoạn 2 gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được tập
trung chỉ đạo tích cực và sâu rộng; đến nay, có 4 địa phương đã cơ bản hoàn
thành (Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh) và phấn đấu năm
2010 hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh.


21

- Việc cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh và phát
huy hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1982 máy nông nghiệp các loại.
- Công tác đào tạo nghề, phát triển ngành, nghề truyền thống, nghề mới,
chuyển đổi nghề cho nông dân được triển khai tích cực; cơ cấu lao động nông
thôn chuyển dịch theo hướng chuyển lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực
dịch vụ, chế biến, xây dựng và xuất khẩu lao động.
d. Các công trình, dự án trọng điểm được triển khai tích cực.
- Dự án Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: đã thành lập Công ty Cổ phần Sắt
Thạch Khê, tổ chức khai thác mỏ và hiện đang triển khai xây dựng Dự án Nhà
máy luyện thép công suất 4 triệu tấn/năm tại Khu kinh tế Vũng Áng. Công tác
bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ khai thác mỏ
đang được triển khai tích cực.
- Khu kinh tế Vũng Áng đến nay đã cấp chứng nhận đầu tư cho 84 dự
án với số vốn gần 180.000 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động,
09 dự án đang triển khai xây dựng. Một số dự án lớn đang được đẩy nhanh
tiến độ, như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Khu liên hợp gang thép và
cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Dự án phát triển Khu du lịch Hồ Tàu Voi,
Tổng kho xăng dầu, khí hoá lỏng... Nhiều dự án có quy mô lớn đang triển
khai các bước để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: Nhà máy Lọc hoá
dầu công suất 16 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 12,47 tỷ USD; Dự án
Nhà máy thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê (công suất 4 triệu
tấn/năm)... một số công trình kết cấu hạ tầng quan trọng đã hoàn thành đưa

vào sử dụng. Công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ các công
trình, dự án đang được triển khai tích cực.
- Dự án Trung tâm Điện lực Vũng Áng đang được đẩy nhanh tiến độ;
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, công suất 1.200MW, tổng mức đầu tư 1,2 tỷ
USD.


22

- Dự án Khu Liên hợp Gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà
Tĩnh, với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 7,87 tỷ USD, gồm 2 hạng mục chính:
xây dựng Khu liên hợp gang thép quy mô 15 triệu tấn/năm (giai đoạn I: 7,5
triệu tấn/năm) và cảng Sơn Dương gồm 08 cầu cảng, 35 bến với 4,2km đê
chắn sóng, đón tàu 30 - 35 vạn tấn cập cảng, công suất bốc dỡ hàng hoá 27-30
triệu tấn/năm.
- Dự án Hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang: dung tích hồ chứa
785 triệu m3 nước, tổng mức đầu tư gần 6.000 tỷ đồng, với mục tiêu cấp nước
phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nước tưới cho 32.585 ha đất nông
nghiệp tại các huyện phía Bắc tỉnh và 5.991 ha nuôi trồng thủy sản, cấp nước
cho các ngành công nghiệp khác và dân sinh, phát triển du lịch, kết hợp phát
điện với công suất 15MW và góp phần giảm lũ cho vùng hạ du.
- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có tổng diện tích 56.685 ha, là
khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch chung, công bố các quy hoạch khu vực cổng B, Khu
công nghiệp - dịch vụ Đại Kim, Khu tái định cư Hà Tân, Khu đô thị tổng hợp
Đá Mồng, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hạ
tầng kỹ thuật, các khu tái định cư...; đã có 04 công ty đầu tư vào Khu kinh tế
và 85 doanh nghiệp được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh.
e. Hoạt động tài chính - ngân sách, thương mại - dịch vụ
- Thu ngân sách nội địa năm 2010 đạt 1.200 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần

so với năm 2005 và bình quân hằng năm tăng 21%. Cơ cấu nguồn thu đã có
sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tăng
khá (từ 25,7% năm 2005 lên 43,8% vào năm 2010). Thu thuế xuất, nhập khẩu
năm 2010 ước đạt 120 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2005.


23

- Chi ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi theo kế hoạch, đảm bảo thực

hiện các chính sách an sinh xã hội, thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, chống
lãng phí.
- Hoạt động ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát

triển và sản xuất, kinh doanh; triển khai tích cực và đạt kết quả khá các gói hỗ
trợ của Chính phủ, góp phần cùng các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, ngăn
chặn suy giảm kinh tế. Tổng nguồn vốn các ngân hàng thương mại huy động
và quản lý năm 2010 đạt 10.000 tỷ đồng, tăng bình quân hằng năm 30,3%;
Tổng dư nợ cho vay đạt 14.000 tỷ đồng, vượt 2,15 lần kế hoạch; tỷ lệ nợ xấu
dưới 2%.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các ngành dịch vụ đạt

10,3%, đóng góp trên 30% tăng trưởng GD . Tổng mức bán lẻ hàng hoá và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hằng năm tăng trên 30%. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 55 triệu USD. Lượng khách du lịch tăng hằng
năm trên 21%.
- Hoạt động kinh tế đối ngoại đã góp phần huy động các nguồn vốn cho đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và xoá đói, giảm nghèo. Trong 5 năm đã
huy động được 2.500 tỷ đồng từ nguồn ODA và 340 tỷ đồng từ nguồn NGO.


f. Huy động các nguồn vốn đầu tư
- Nguồn vốn đầu tư trên địa bàn có bước tăng trưởng cao, từng bước
đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tạo sự
chuyển biến rõ nét trong phát triển đô thị, đầu tư các công trình trọng điểm,
xây dựng các khu kinh tế và khu công nghiệp trong tỉnh.
- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt 19.700 tỷ
đồng, riêng năm 2010 đạt trên 6.000 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm
2005). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hằng năm giảm dần, từ 70,25%
(năm 2005) xuống còn 44% (năm 2010); nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp


24

và dân cư tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tư xã hội trong năm 2010. Công tác
xã hội hoá đầu tư được triển khai tích cực. Thu hút nguồn vốn ODA đạt kết
quả khá, dự kiến năm 2010 tăng 2,1 lần so với năm 2005.
- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đô thị, các khu kinh tế, khu
công nghiệp, hệ thống giao thông vận tải, điện lực… được tăng cường. Đến
hết năm 2009 toàn tỉnh xây dựng được 4.118km đường giao thông nông thôn
bằng nhựa, bê tông, dự kiến hết năm 2010 là 4.418 km ( vượt chỉ tiêu 484 km)
và 400km kênh mương cứng; xây mới, kiên cố hoá 1.200 trường học. Nhiều
công trình đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng: hồ Xuân Hoa, hồ
Thượng nguồn Sông Trí, Cống Đò Điệm, các công trình hạ tầng giao thông…

g. Các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh
- Công tác sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước được
quan tâm chỉ đạo và đạt kế hoạch đề ra (đến nay đã cổ phần hoá 47 doanh
nghiệp nhà nước, chuyển 13 đơn vị thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên); cơ cấu ngành nghề và nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp có
bước chuyển biến tích cực. Các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đều hoạt

động có hiệu quả, thu nhập của người lao động được nâng lên. Ban hành
nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã; đến nay, đã có 1.957 doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn, với tổng số vốn đăng ký đạt 331,4 ngàn tỷ đồng, trong
đó 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 131,4 nghìn
tỷ đồng.
- Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
cơ bản đã được chuyển đổi và hoạt động từng bước có hiệu quả. Đến nay,
toàn tỉnh có 460 hợp tác xã, 1 liên hiệp HTX, 1409 tổ hợp tác, với 213 ngàn
xã viên.


25

- Kinh tế tư nhân được khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển
nhanh về số lượng và chất lượng. Đến hết tháng 6 năm 2009 toàn tỉnh có
1.630 doanh nghiệp tư nhân, số vốn đăng ký tăng nhanh, năm 2005 là 484 tỷ
đồng, nhưng 6 tháng đầu năm 2009 là 1.015 tỷ đồng; đóng góp vào ngân sách
năm sau cao hơn năm trước; giải quyết việc làm cho 4,5 vạn lao động.
2. Lĩnh vực văn hoá - xã hội
a. Văn hoá, thể thao và du lịch
- Các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hoá, thể thao và du lịch do Đại
hội đề ra được triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo được môi
trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần
cho các tầng lớp nhân dân.
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng tăng và
phục vụ kịp thời, có hiệu quả các hoạt động chính trị, kinh tế, lễ hội truyền
thống của quê hương, đất nước.
- Các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư. Thực
hiện tốt công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá;

khuyến khích phục hồi các lễ hội truyền thống; có 72 di tích văn hoá được
xếp hạng cấp quốc gia, 150 di tích xếp hạng cấp tỉnh.
- Du lịch tiếp tục phát triển mạnh, nhất là du lịch biển, du lịch gắn với
các di tích lịch sử, văn hoá. Quy hoạch phát triển du lịch được triển khai chủ
động, gắn với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hạ tầng
du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp; số lượng du khách và doanh thu từ du
lịch tăng nhanh.
b. Giáo dục- đào tạo
- Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và tiếp tục giữ vững
thành tích là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước.


×