Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM - THAY ĐỔI CẤU TRÚC ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 148 trang )

THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM THAY ĐỔI CẤU TRÚC
ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH


Tranh bìa: Làng ven đê của họa sĩ Đỗ Thị Ninh (2011, sơn dầu trên vải,
65x90 cm). Sưu tập của NĐT.

ii


THỊ TRƯỜNG CHĂN NUÔI VIỆT NAM THAY ĐỔI CẤU TRÚC
ĐỂ NÂNG CAO CẠNH TRANH

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Hà Nội, tháng 10 - 2015


Chủ biên:
NGUYỄN VĂN GIÁP

Nhóm nghiên cứu:
- NGUYỄN THỊ LIÊN
- TRẦN THỊ ÚT LINH
- ĐỖ MẠNH HÙNG
- ĐỖ ĐĂNG HUY

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................xiii


TÓM TẮT CHÍNH SÁCH.......................................................................xiv
I.

GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu .......................................................11
1.2. Cách tiếp cận và phương pháp....................................................3

II. TỔNG QUAN NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM .....................10
2.1. Ngành chăn nuôi Việt Nam .......................................................10
2.1.1. Vai trò chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp ........................10
2.1.2. Tình hình tăng trưởng..............................................................10
2.2. Ngành chăn nuôi lợn...................................................................12
2.2.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................12
2.2.2. Phân bổ vùng chăn nuôi lợn ...................................................14
2.2.3. Các loại hình chăn nuôi lợn.....................................................15
2.2.4. Quy mô chăn nuôi lợn .............................................................16
2.3. Ngành chăn nuôi gà ....................................................................18
2.3.1. Tình hình tăng trưởng..............................................................18
2.3.2. Phân bổ vùng chăn nuôi gà.....................................................20
2.3.3. Các loại hình chăn nuôi gà ......................................................20
2.3.4. Quy mô chăn nuôi gà ...............................................................21
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM ....23
3.1. Đặc điểm thị trường giống chăn nuôi ......................................23
3.1.1. Cơ cấu nguồn giống .................................................................23
3.1.2. Tình hình nhập khẩu con giống .............................................28
v


NGUYỄN VĂN GIÁP


3.1.3. Chính sách liên quan đến giống chăn nuôi ..........................33
3.1.4. Những vấn đề tồn tại trong thị trường giống chăn nuôi
ở Việt Nam .................................................................................35
3.2. Đặc điểm thị trường TACN ở Việt Nam ..................................36
3.2.1. Hiện trạng ngành sản xuất TACN .........................................36
3.2.2. Các nhà cung cấp TACN chính ở Việt Nam .........................37
3.2.3. Tình hình nhập khẩu TACN ...................................................39
3.2.4. Biến động giá cả TACN............................................................43
3.2.5. Các chính sách của nhà nước liên quan đến TACN............44
3.3. Đặc điểm cấu trúc thị trường dịch vụ thú y............................47
3.3.1. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thuốc thú y .....................47
3.3.2. Mạng lưới và dịch vụ thú y ở Việt Nam ...............................52
3.3.3. Thị phần, mức độ tập trung thị trường, và chiến lược
cạnh tranh của các công ty thuốc thú y.................................56
3.3.4. Các chính sách của nhà nước liên quan đến thuốc thú y...59
3.4. Đặc điểm cấu trúc thị trường giết mổ - phân phối.................60
3.4.1. Hiện trạng giết mổ gia súc - gia cầm và các nhà
giết mổ chính .............................................................................60
3.4.2. Khái quát về thương mại và tiêu thụ sản phẩm thịt
ở Việt Nam .................................................................................64
3.4.3. Thị phần và chiến lược của các nhà giết mổ - phân phối...70
IV. ẢNH HƯỞNG CẤU TRÚC NGÀNH ĐẾN LỢI ÍCH
HỘ CHĂN NUÔI NHỎ.....................................................................71
4.1. Đặc điểm hộ chăn nuôi nhỏ. ......................................................71
4.1.1. Hộ chăn nuôi gà ........................................................................71
4.1.2. Hộ chăn nuôi lợn ......................................................................77
4.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi nhỏ ..........................................82
4.2.1. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi gà..........................................82
vi



CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

4.2.2. Phân tích kinh tế hộ chăn nuôi lợn. .......................................94
4.3. Phân tích ảnh hưởng của thị trường đến lợi ích
hộ chăn nuôi ...............................................................................105
4.3.1. Thị trường trang trại/bán sản phẩm chăn nuôi:.................105
4.3.2. Thị trường thức ăn chăn nuôi: ..............................................110
4.4. Tác động của chính sách ngành đến người chăn nuôi nhỏ. ..114
4.4.1. Rà soát chính sách liên quan tới ngành chăn nuôi
Việt Nam...................................................................................114
4.4.2. Phân tích tác động của chiến lược phát triển chăn nuôi ..118
V. KẾT LUẬN VÀ kiến nghị CHÍNH SÁCH ......................................125
5.1. Phát hiện và nhận định chính ..................................................125
5.2. Kiến nghị chính sách .................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................130

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng
sinh thái năm 2011 .......................................................................17
Bảng 2. Số lượng và cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh
thái năm 2011................................................................................22
Bảng 3. Cơ cấu chủng loại giống lợn tại các cơ sở sản xuất giống
lớn (%)* ..........................................................................................24
Bảng 4. Thức ăn chăn nuôi chế biến công nghiệp năm 2012 ..............36
Bảng 5. Ước tính giá trị thị trường thuốc thú y Việt Nam
năm 2013........................................................................................48

Bảng 6. Bảng giá một số loại thuốc thú y chính....................................49
Bảng 7. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 1 .........................................................................................88
Bảng 8. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 2 .......................................................................................90
Bảng 9. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 3 .......................................................................................91
Bảng 10. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi gà khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 4 .....................................................................................93
Bảng 11. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 1 ...................................................................................100
viii


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Bảng 12. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 2 ...................................................................................101
Bảng 13. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 3 ...................................................................................103
Bảng 14. Chỉ số thu nhập trên chi phí của hộ chăn nuôi lợn khi
chi phí thức ăn công nghiệp và giá bán thay đổi trong giả thiết 4 ...................................................................................104
Bảng 15. Giá và lượng thị trường lợn thịt và gà 2010-2013 ...............107
Bảng 16. Các thông số thị trường lợn thịt và gà..................................108
Bảng 17. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt
và ép gia của thương lái..........................................................108
Bảng 18. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua gà thịt
và ép gia của thương lái..........................................................109
Bảng 19. Lợi ích và thiệt hại khi có độc quyền mua lợn thịt
và ép gia của thương lái với các thông số thị trường

khác nhau ..................................................................................110
Bảng 20. Giá và sản lượng thị trường thức ăn chăn nuôi
2010 - 2013 .................................................................................111
Bảng 21. Các thông số thị trường thức ăn chăn nuôi .........................112
Bảng 22. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi ...........113
Bảng 23. Lợi ích và thiệt hại ở thị trường thức ăn chăn nuôi
với các mức độ độc quyền thị trường khác nhau ...............113
Bảng 24. Lợi ích và thiệt hại tính trên một đơn vị trọng lượng
(kg) lợn, gà và thức ăn chăn nuôi khi có độc quyền
thị trường...................................................................................114

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Tỷ trọng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của các ngành
nông nghiệp giai đoạn 2000-2012 ................................................10
Hình 2. Số lượng gia súc, gia cầm Việt Nam giai đoạn 2000-2012 .....11
Hình 3. Tổng sản lượng và cơ cấu thịt gia súc, gia cầm giai đoạn
2000-2012 .......................................................................................12
Hình 4. Số lượng lợn cả nước và phân theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000-2012......................................................................13
Hình 5. Sản lượng thịt lợn hơi cả nước theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................14
Hình 6. Cơ cấu hộ nuôi lợn theo quy mô và vùng sinh thái
năm 2011........................................................................................18
Hình 7. Số lượng gà cả nước và phân theo vùng sinh thái
giai đoạn 2000 - 2012 ...................................................................19
Hình 8. Sản lượng thịt gà và trứng các loại giai đoạn 2000 - 2012 .....19
Hình 9. Cơ cấu hộ nuôi gà theo quy mô và vùng sinh thái

năm 2011........................................................................................23
Hình 10. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 4 cấp......................25
Hình 11. Hệ thống sản xuất theo sơ đồ hình tháp 3 cấp......................26
Hình 12. Cơ cấu các giống gà trong các cơ sở sản xuất giống*...........26
Hình 13. Nhập khẩu lợn giống của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012
(Code 010310)..............................................................................29
Hình 14. Cơ cấu giống lợn nhập khẩu ....................................................29
Hình 15. Số lượng gà giống nhập khẩu vào Việt Nam 2000 - 2011
(Ngàn con)...................................................................................31
Hình 16. Cơ cấu giống gia cầm nhập khẩu ............................................32
x


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Hình 17. Thị phần các công ty cung cấp TACN tại Việt Nam
năm 2013......................................................................................37
Hình 18. Khối lượng nhập khẩu TACN và nguyên liệu giai đoạn
2006 - 2013 (triệu tấn) ................................................................39
Hình 19. Tổng kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu
(Triệu USD) .................................................................................40
Hình 20. Thị phần các nhà cung cấp TACN và nguyên liệu cho thị
trường Việt Nam ........................................................................41
Hình 21. Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu thức ăn
theo sản phẩm ............................................................................42
Hình 22. Biến động giá nhập khẩu ngũ cốc (USD/tấn) ........................43
Hình 23. Biến động giá nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
(USD/tấn).....................................................................................43
Hình 24. Biến động giá thức ăn chăn nuôi trong nước (VND/kg) .....44
Hình 25. Nhập khẩu vắc xin dùng cho thú y của Việt Nam

giai đoạn 2002 - 2013 .................................................................50
Hình 26. Cơ cấu nguồn gốc các loại vắc xin được phép lưu hành
tại Việt Nam ................................................................................51
Hình 27. Năng lực cung ứng vắc xin của công ty NAVETCO
(ĐVT: triệu liều)..........................................................................52
Hình 28. Sơ đồ tổ chức hệ thống thú y công Việt Nam .......................53
Hình 29. Các loại hình giết mổ chính tại Việt Nam..............................61
Hình 30. Giá trị gia tăng từng tác nhân và phân bổ trong chuỗi .......62
Hình 31. Nguồn gốc thịt giết mổ đang được tiêu thụ tại Hà Nội ......63
Hình 32. Sản xuất trong nước và tiêu dùng thịt lợn của Việt Nam
qua các năm (ĐVT: 1000 tấn quy ra thịt xẻ)...........................64
Hình 33. Tiêu thụ thịt và trứng bình quân đầu người/tháng..............65
Hình 34. Tiêu thụ bình quân đầu người/tháng đối với thịt các loại
và trứng gia cầm tại 6 khu vực ................................................67
xi


NGUYỄN VĂN GIÁP

Hình 35. Kênh phân phối thịt tại Việt Nam...........................................68
Hình 36. Sự phát triển của các kênh bán hàng hiện đại tại Tp.HCM
thay cho chợ truyền thống........................................................68
Hình 37. Thay đổi hành vi tiêu dùng khi xảy ra dịch bệnh trên heo
và gia cầm....................................................................................69
Hình 38. Cơ cấu quy mô chăn nuôi gà phân theo các vùng ...............71
Hình 39. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô
trong 3 năm gần đây..................................................................72
Hình 40. Ảnh hưởng từ việc tăng số hộ chăn nuôi và quy mô
trong 3 năm gần đây đến các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ....73
Hình 41. Đánh giá về thay đổi giống gà nuôi trong 3 năm

gần đây ........................................................................................74
Hình 42. Cơ cấu giống gà theo quy mô chăn nuôi
phân theo miền...........................................................................75
Hình 43. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi gà trong 3 năm
gần đây ........................................................................................76
Hình 44. Cơ cấu quy mô chăn nuôi lợn phân theo các vùng..............77
Hình 45. Đánh giá về biến động số hộ chăn nuôi và quy mô
trong 3 năm gần đây..................................................................78
Hình 46. Đánh giá về thay đổi giống lợn nuôi trong 3 năm
gần đây ........................................................................................79
Hình 47. Cơ cấu giống lợn theo quy mô chăn nuôi
phân theo miền...........................................................................80
Hình 48. Đánh giá về thay đổi thức ăn chăn nuôi lợn trong 3 năm
gần đây ........................................................................................81
Hình 49. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ phân theo vùng miền..........................................82
Hình 50. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt gà của hộ chăn nuôi
theo quy mô ................................................................................83
xii


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Hình 51. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ
chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................84
Hình 52. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt gà của hộ
chăn nuôi phân theo quy mô ...................................................85
Hình 53. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi gà phân theo
vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................86
Hình 54. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ

chăn nuôi quy mô nhỏ phân theo vùng miền .......................94
Hình 55. Chi phí sản xuất bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi theo quy mô .............................................................95
Hình 56. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi gà quy mô nhỏ phân theo vùng miền..................96
Hình 57. Doanh thu và lợi nhuận bình quân 1 kg thịt lợn của hộ
chăn nuôi gà phân theo quy mô ..............................................97
Hình 58. Chỉ số lợi ích chi phí của hộ chăn nuôi lợn phân theo
vùng miền và quy mô chăn nuôi.............................................99
Hình 59. Thay đổi tỷ trọng đàn lợn tại các khu vực
đến năm 2020 ............................................................................119
Hình 60. Cơ cấu quy mô hộ chăn nuôi lợn theo khu vực..................120
Hình 61. Dịch chuyển chăn nuôi Việt Nam từ khu vực có mật độ
dân số cao (đồng bằng) sang khu vực có mật độ dân số
thấp (trung du, miền núi) .......................................................121
Hình 62. Định hướng phát triển đến 2020 của Việt Nam ..................122
Hình 63. Dịch bệnh trên gia súc chính trong những năm qua
(ĐVT: ngàn con) .......................................................................123
Hình 64. Số lượng hộ chăn nuôi và cơ cấu quy mộ hộ chăn nuôi
lợn qua các năm........................................................................124

xiii


TÓM TẮT CHÍNH SÁCH
Ngành chăn nuôi Việt Nam tăng trưởng nhanh và chuyển từ quy
mô chăn nuôi nhỏ sang hộ và trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Số
lượng hộ chăn nuôi nhỏ giảm nhanh do gặp nhiều rủi ro dịch bệnh,
bị cạnh tranh bởi hộ chăn nuôi quy mô lớn, và không được hưởng
chính sách ưu đãi. Hơn nữa chăn nuôi Việt Nam ngày càng phụ

thuộc hơn vào thị trường nước ngoài, nhập khẩu giống, nhập khẩu
thức ăn, nhập khẩu thuốc thú ý ngày càng tăng, và chịu sự canh
tranh ngày càng gay gắt của sản phẩm thịt nhập khẩu. Hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ chịu nhiều rủi ro và thiệt hại từ dịch bệnh hơn so với các
hộ chăn nuôi quy mô lớn. Chăn nuôi quy mô siêu nhỏ ít chịu ảnh
hưởng của biến động giá thức ăn công nghiệp. Thị trường thức ăn
chăn nuôi có dấu hiệu bị chi phối bởi một số công ty lớn. Các công
ty thức ăn nước ngoài FDI chiếm thị phần lớn, tỷ lệ tập trung thị
trường gia tăng trong những năm gần đây, có hiện tượng các công
ty nhỏ neo giá theo các công ty lớn, có hiện tượng cạnh tranh không
lành mạnh khi phát triển các hệ thống phân phối đại lý độc quyền
và chiết khấu lớn. Từ giá bán TACN tăng cao hơn mức giá cạnh
tranh gây thiệt hại cho người chăn nuôi. Dịch vụ thú y công kém hiệu
quả và dịch vụ thú y bị chi phối bởi các công ty tư nhân từ khâu
cung cấp tư vấn thông tin, đào tạo, và bán thuốc, dẫn đến nguy cơ
thị trường bị thiên lệch như có quá nhiều loại thuốc, chất lượng
không rõ, giá đắt và gây thiệt hại cho nông dân nhỏ. Hệ thống giết
mổ, phân phối thịt tạo ra thế độc quyền địa phương, các lò mổ và
kênh phân phối địa phương lấy phần lớn giá trị gia tăng trong chuỗi
giá trị, khiến người chăn nuôi chịu thiệt thòi. Nhập lậu thịt chất
lượng kém, thiếu an toàn và giá rẻ qua đường tiểu ngạch là mối đe

xiv


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

dọa lớn đến ngành chăn nuôi Việt Nam. TPP sẽ ảnh hưởng đến người
chăn nuôi nhỏ nhiều hơn so với người chăn nuôi quy mô lớn. Các
trang trại chăn nuôi quy mô lớn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, và

thay thế một phần thị trường bị mất đi của các hộ chăn nuôi quy mô
nhỏ. Hệ thống thông tin bất đối xứng dẫn đến tình trạng chọn lọc
ngược, khiến sản phẩn bẩn, sản phẩm không ATVSTP phổ biến và
được lựa chọn đưa vào thị trường.
Cần xây dựng chiến lược và quy hoạch chăn nuôi hoàn chỉnh cho
cả nước. Đặc biệt xác định được vị trí và quan hệ giữa chăn nuôi
quy mô nhỏ và quy mô lớn. Chiến lược chăn nuôi hướng tới mục
tiêu phát triển ngành chăn nuôi bền vững, cung cấp sản phẩm chất
lượng sạch. Hướng tới cải thiện, nâng cao dinh dưỡng và sức khỏe
người tiêu dùng Việt Nam. Kiểm soát nhập lậu thịt qua biên giới,
nhất là thịt chất lượng kém giá rẻ. Đối với nhập khẩu chính ngạch
cần xây dựng hàng rào kỹ thuật cao, hạn chế sản phẩm chất lượng
thấp, có dư lượng thuốc hóa chất. Kiểm soát độc quyền và nâng cao
tính cạnh tranh thị trường TACN. Có biện pháp phá vỡ khả năng
kiểm soát thị trường của một số công ty TACN. Tuy nhiên cần nhìn
nhận vai trò của các công ty TACN trong việc thay đổi phương thức
kinh doanh, tạo dựng thị trường mới, giới thiệu khoa học công
nghệ, và phát triển thị trường chăn nuôi trong nước. Siết chặt khâu
kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi. Áp dụng các bộ tiêu chuẩn
về VSMT cho hộ chăn nuôi, phổ biến và áp dụng GAHP. Hạn chế
chăn nuôi quy mô vừa và quy mô lớn trong khu dân cư. Kiểm soát
hiệu quả thị trường thuốc thú y. Nâng cao vai trò thông tin và phổ
biến kiến thức của hệ thống dịch vụ thú y công. Thắt chặt khâu
đăng ký và kiểm soát giới thiệu các loại thuốc thú y mới. Kiểm soát
nội dung tập huấn, hội thảo của các công ty thuốc tới người dân.
Xây dựng mạng lưới kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) với hệ thống giết mổ và phân phối thịt. Dần loại bỏ các
cơ sở giết mỏ quá nhỏ, trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh
xv



NGUYỄN VĂN GIÁP

thực phẩm. Xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh cho các điểm bán thịt lẻ.
Các tiêu chuẩn về bảo quản, bao gói, và hướng tới quy định phải có
liên kết và hợp đồng với các điểm giết mổ đạt chuẩn mới được hành
nghề. Mục tiêu 100% thịt tiêu thụ qua hệ thống giết mổ và bán lẻ
phải là thịt có xác nhận (GAHP) và có nguồn gốc. Hình thành hiệp
hội người tiêu dùng là cơ quan đấu tranh cho quyền lợi của người
tiêu dùng, có chức năng kiểm tra, xác nhận tiêu chuẩn và uy tín của
các hệ thống cung cấp và phân phối thịt nhằm bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.

xvi


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

I. GIỚI THIỆU

1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Cấu trúc ngành chăn nuôi Việt Nam đang thay đổi nhanh; từ các
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sử dụng giống, thức ăn địa phương và tiêu thụ
sản phẩm tại hệ thống chợ truyền thống, chuyển sang mô hình chăn
nuôi công nghiệp khép kín quy mô lớn, liên kết hợp đồng với doanh
nghiệp cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm tại các hệ thống siêu
thị và phân phối. Quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đáp
ứng nhu cầu thị trường về đảm bảo nguồn cung ổn định, kiểm soát
dịch bệnh, chất lượng và vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, các nghi vấn
về cạnh không lành mạnh và thao túng thị trường để kiếm lợi đã xuất

hiện ở các thị trường nông sản và vật tư nông nghiệp Việt Nam. Hiện
nay nông dân nhỏ phải chi trả cho vật tư đầu vào với giá cả tăng cao
như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, và giống. Đồng thời, nông dân
gặp khó khăn khi giá bán nông sản xuống thấp. Chính vì vậy nông
dân nhỏ thường chỉ nhận được phần giá trị gia tăng nhỏ trong tổng
giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị nông sản.
Cấu trúc ngành chăn nuôi hiện tại gây ra những tác động xấu đến
người chăn nuôi nhỏ: (1) Hộ sản xuất nhỏ không đủ nguồn lực để
tham gia vào các chuỗi liên kết dọc giữa cung ứng vật tư, chăn nuôi,
chế biến, tiêu thụ; (2) Chăn nuôi nhỏ xử dụng giống bản địa, giống
đặc sản địa phương bị canh tranh mạnh mẽ về giá từ các sản phẩm
thịt nuôi công nghiệp quy mô lớn; (3) Người chăn nuôi hưởng lợi ít từ
các chuỗi chăn nuôi liên kết dọc do quyền lực thị trường nằm ở các
nhà cung cấp đầu vào, nhà chế biến và phân phối. Ngoài ra, cấu trúc
ngành chăn nuôi hiện nay cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi
thị trường phân phối thịt tập trung vào một số doanh nghiệp, đẩy giá
bán lẻ lên cao, giảm chất lượng và sự đa dạng của các sản phẩm thịt.

1


NGUYỄN VĂN GIÁP

Những nhận định và giả thiết nêu ở trên về cấu trúc ngành chăn nuôi
cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ để làm cơ sở cho các chính sách
và vận động chính sách phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích lợi ích và thiệt hại của
quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành chăn nuôi đến hộ chăn nuôi quy
mô nhỏ; từ đó đề xuất các chính sách và biện pháp quản lý thích hợp
để nâng cao lợi ích của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và của người tiêu

dùng Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:
(1) Mô tả cấu trúc thị trường chăn nuôi: cung cầu, sản phẩm, thị
phần, rào cản thị trường, mức độ tập trung thị trường, mức độ
cạnh tranh.
(2) Tính toán phân bổ lợi ích cho các tác nhân tham gia thị trường
và đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc ngành đến hộ chăn nuôi nhỏ.
(3) Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy phát triển
bền vững ngành chăn nuôi và nâng cao lợi ích hộ chăn nuôi nhỏ.
Nghiên cứu này tập trung vào hai đối tượng chăn nuôi cụ thể là
lợn và gà. Nghiên cứu sẽ phân tích cấu trúc ngành theo chuỗi giá trị
từ khâu giống, thức ăn, thú y, chăn nuôi, giết mổ, và phân phối tiêu
thụ. Nghiên cứu tập trung phân tích cấu trúc và quyền lực chi phối
thị trường tại các phân khúc trong ngành chăn nuôi. Phạm vi nghiên
cứu trên cả nước, nhưng tập trung nghiên cứu thị trường gần hai
thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu thực
địa tập trung ở bốn tỉnh là Hà nội và Bắc Ninh ở miền Bắc, và Long
An và Đồng Nai ở miền Nam. Các phương pháp nghiên cứu áp dụng
bao gồm: nghiên cứu tổng quan tài liệu; rà soát và phân tích chính
sách; phương pháp chuyên gia; điều tra phỏng vấn hộ và các tác nhân
tham gia thị trường chăn nuôi; hội thảo phân tích và tham vấn; phân
tích lợi ích và thiệt hại của cấu trúc ngành.
Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Liên Minh Nông
Nghiệp, là một liên minh gồm các thành viên tự nguyện tham gia từ
2


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

các Viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức dân sự có cùng
mối quan tâm thúc đẩy tính hiệu quả của nền nông nghiệp Việt Nam

và bảo vệ lợi ích của hộ nông dân quy mô nhỏ. Nghiên cứu này thực
hiện bởi Trung tâm Chính sách Chiến lược Nông nghiệp miền Nam
(SCAP), kinh phí nghiên cứu do Cơ quan Phát triển quốc tế Anh
(DFID) tài trợ dưới sự quản lý của Tổ chức Oxfam Anh (Oxfam UK).
Nhóm nghiên cứu gồm có TS. Nguyễn Văn Giáp, ThS. Nguyễn Thị
Liên, ThS. Trần Thị Út Linh, CN. Đỗ Mạnh Hùng, và CN. Đỗ Đăng
Huy. Báo cáo này nhận được ý kiến đóng góp từ các thành viên trong
Liên Minh Nông Nghiệp như TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, TS. Đào Thế
Anh, TS. Võ Trí Thành, TS. Nguyễn Đức Thành, ThS Lê Quang Bình
và các thành viên khác. Những phân tích, nhận định trong báo cáo
này là quan điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu, không đại diện cho
quan điểm của cơ quan công tác, cơ quan chủ quản, cơ quan tài trợ,
và cơ quan điều phối.

1.2. Cách tiếp cận và phương pháp
a) Cách tiếp cận:
Trong phân tích cấu trúc ngành, chuỗi giá trị đóng vai trò quan
trọng xác định lợi ích của nông dân nhỏ khi tham gia chuỗi. Hiện có
bốn phương pháp tiếp cận trong phân tích cấu trúc ngành: phân tích
trường hợp điển hình; phân tích “cấu trúc - vận hành - kết quả”; phân
tích tổ chức ngành; phân tích biến động giá theo thời gian ở các thị
trường liên kết dọc. Trong nghiên cứu này chúng tôi áp dụng kết hợp
cách tiếp cận khác nhau như phân tích tổ chức ngành ở các khâu trong
chuỗi, hành vi của các tác nhân trong ngành, chiến lược cạnh tranh,
phân tích lợi ích và thiệt hại của hành vi độc quyền.
Ngoài ra, tiếp cận phân tích kinh tế chính trị (PEA) tổ chức thị
trường nông sản phản ánh bức tranh tổng quát ngành. PEA quan tâm
đến mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và coi đây là yếu tố quan trong
quyết định hành vi kinh doanh của các tác nhân. Tiếp cận PEA còn
3



NGUYỄN VĂN GIÁP

phân tích thể chế và các tiến trình ảnh hưởng đến ngành. PEA có thể
được áp dụng cho một kênh thị trường và mô tả quan hệ của các công
ty trong kênh thị trường, mô tả các tác nhân giám sát, các nhóm lợi ích
trong một kênh phân phối. Giao dịch giữa các tác nhân trong kênh thị
trường và hệ thống phân phối đòi hỏi thông tin, sức mạnh thương
thuyết, và các quy định. Do đó hiệu quả của thị trường phụ thuộc mối
liên hệ giữa các tác nhân, quyền lực tương đối và khả năng thương
thuyết, thái độ hợp tác và cạnh tranh của các tác nhân.
b) Khung phân tích:
Nghiên cứu này áp dụng khung phân tích cạnh tranh của DFID
(2008). Khung phân tích cạnh tranh bao gồm các bước: (i) Xác định thị
trường; (ii) Mô tả cấu trúc thị trường; (iii) Phát hiện các rào cản cạnh
tranh lành mạnh; (iv) Phân tích các chính sách và thể chế hạn chế cạnh
tranh; (v) Nhận diện các nhóm lợi ích trong thị trường; (vi) Tìm kiếm
các dấu hiệu và bằng chứng cạnh tranh không lành mạnh; (vii) Kết
luận về thị trường.
(1) Xác định các thị trường: thị trường cần được xác định về loại
hàng hóa và dịch vụ, phạm vi địa lý của thị trường, và tác nhân và đối
thủ cạnh tranh trong thị trường, ai là người cung cấp hàng hóa, ai là
người mua, kích thước thị trường và giá cả thị trường.
(2) Mổ tả cấu trúc thị trường: Xác định các nhà cung cấp chính và
quan trọng của thị trường, Xác định mức độ tập trung của thị trường:

Trong đó CR là thị phần của 3 hoặc 5 công ty lớn nhất trên thị
trường; Cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ tập trung (CR) rất nhỏ, cạnh tranh
một cách tương đối, CR3 < 65%, mức độ tập trung trung bình, độc

4


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

quyền nhóm (Oligopoly) hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường, CR3 >
65%, mức độ tập trung cao; Độc quyền, CR1 xấp xỉ 100%. HHI là chỉ
số tập trung thị trường. Nếu 1.000 # HHI # 1.800 thì thị trường tập
trung ở mức độ vừa phải; HHI > 1.800 có nghĩa là thị trường tập trung
ở mức độ cao. Nếu chỉ số tập trung thị trường tăng theo thời gian thì
có dấu hiệu công ty lớn thôn tính thị trường.
(3) Rào cản cạnh tranh: Xác định rào cản đối với công ty mới gia
nhập thị trường? Chi phí gia nhập thị trường có lớn quá không? Thời
gian để gia nhập thị trường có lâu không? Số lượng công ty có thể gia
nhập có đủ lớn không? Khả năng gia nhập thị trường của công ty mới
sẽ điều chỉnh hành vi của các công ty đang hoạt động trên thị trường.
Nếu các công ty hiện trên thị trường định giá cao hơn mức giá cạnh
tranh và có lợi nhuận đặc biệt thì các công ty mới sẽ có động lực tham
gia thị trường, từ đó gây sức ép để các công ty trên thị trường phải hạ
giá về mức giá cạnh tranh. Trên thị trường có thể có các loại rào cản
sau: (a) Rào cản tự nhiên: bí quyết công nghệ, lợi thế quy mô, ưu thế
về nguyên liệu, ưu thế mạng lưới phân phối; (b) Rào cản chiến lược:
được tạo dựng bởi các doanh nghiệp trên thị trường nhằm cản trở sự
gia nhập của doanh nghiệp mới. Các dạng rào cản chiến lược bao gồm
việc tăng dư thừa cung thị trường; kết hợp hàng hóa thành nhóm
khiến công ty mới phải cạnh tranh với nhóm sản phẩm; sắp xếp các
hợp đồng dài hạn, cam kết thị trường dài hạn để công ty mới khó gia
nhập; các công ty hiện tại phát tín hiệu sẽ cùng nhau gây khó khăn
cho các công ty mới gia nhập;
(4) Rào cản chính sách và thể chế: quy định đăng ký kinh doanh,

quy định tiêu chuẩn ngành, v.v. Xác định có chính sách nào cản trở và
gây khó khăn cho doanh nghiệp mới gia nhập không? Có sự cản trở
và áp đặt của các công ty sở hữu nhà nước không? Các chính sách có
tạo ra ưu thế cho doanh nghiệp nhà nước không? Các chính sách chi
tiêu công của chính phủ có tạo ra cản trở cho doanh nghiệp mới

5


NGUYỄN VĂN GIÁP

không? Các chính sách ngành có gây cản trở cho doanh nghiệp mới
gia nhập không? Các chính sách thương mại và xuất nhập khẩu có
ảnh hưởng không? (ví dụ thuế nhập khẩu, thuế bán phá giá, v.v.).
Cuối cùng, có sự áp dụng luật không công bằng không? (áp dụng luật
chặt chẽ với doanh nghiệp nhỏ, và dễ dãi với doanh nghiệp lớn, khả
năng quan hệ của doanh nghiệp lớn, khả năng vận động và ảnh
hưởng đến chính sách và thực thi chính sách của doanh nghiệp lớn).
(5) Nhóm lợi ích thị trường: trong thị trường có nhóm lợi ích nào
kết cấu với nhau để cản trở sự cạnh tranh và phát triển lành mạnh của
thị trường không?. Nếu các nhóm lợi ích có thể thao túng chính sách
thì sẽ tạo ra cấu trúc thị trường phục vụ lợi ích của một số nhóm nhất
định. Trong thị trường các tác nhân nào mạnh, và có ảnh hưởng như
thế nào đến mức độ cạnh tranh của thị trường.
(6) Các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh của các công ty: Xác
định các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh như: (a) Công ty áp đảo
thị trường: công ty áp đảo thị trường có khả năng định giá và quyết
định sản lượng sản xuất mà không cần xem xét đến các công ty khác.
Công ty có thị phần tăng theo thời gian? Công ty có dầu hiệu loại bỏ đối
thủ cạnh tranh, công ty có khả năng khai thác lợi nhuận từ người mua?

Có hiện tượng hạ giá để loại đối thủ không (predatory pricing)? Giá và
tỷ suất lợi nhuận của ngành có cao hơn so với các thị trường tương tự
trong khu vực không? Các công ty áp đảo có thể áp dụng các biện pháp
sau: (i) áp giá theo thị trường (price discrimination), áp giá khác biệt
cho khách hàng khác nhau; (ii) Giảm giá và khuyến mại, chiết khấu lớn;
(iii) kết hợp hàng hóa thành nhóm (ví dụ: phải mua thức ăn chăn nuôi,
mới được mua giống tốt); các công ty lớn có xu hướng liên kết gắn kết
các dịch vụ và hàng hóa thành nhóm để tạo thế mạnh thị trường; (iv)
Chi phí rất lớn cho các hoạt động không liên quan đến sản xuất như chi
cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chi cho quảng cáo và tiếp thị, chi
cho xây dựng thương hiệu. (b) Cấu kết nhóm doanh nghiệp (collusion
6


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

& cartels): các công ty trong thị trường đôi khi liên kết để định giá, và
cản trở cạnh tranh, phân chia thị trường, hoặc cùng nhau tẩy chay và
cản trở công ty mới gia nhập thị trường; Có sự định giá cùng nhau
không? Doanh nghiệp lớn định giá và doanh nghiệp khác đi theo (tacit
collusion hoặc price parallelism). Các điều kiện phát sinh cấu kết nhóm
là khi: mức độ tập trung thị trường cao, ít sự gia nhập mới, giá thành
sản xuất gần như nhau, sở hữu chéo, người mua ít quyền lực, nhu cầu
thị trường ổn định, sản phẩm hàng hóa gần giống nhau, có khả năng
phân vùng địa lý thị trường, hiệp hội ngành có thể điều phối tạo ra cấu
kết ngành. (c) Mua bán và sát nhập công ty: có hiện tượng mua bán và
sát nhập để tăng tính tập trung ngành không? (d) Liên kết dọc theo
chuỗi: liên kết dọc từ đầu vào, người nuôi, giết mổ và phân phối sẽ cản
trở cạnh tranh.
c) Tính toán lợi ích và thiệt hại kinh tế của độc quyền nhóm:

Tại thị trường mua bán sản phẩm chăn nuôi của nông dân, do số
lượng người chăn nuôi quy mô nhỏ rất lớn nên mức độ cạnh tranh cao
trong việc bán sản phẩm. Trong khi đó nông dân thường bán sản
phẩm cho thương lái, thương lái có thông tin thị trường và có khả
năng độc quyền mua (oligopsony power) tại các vùng nuôi nhất định.

7


NGUYỄN VĂN GIÁP

Độc quyền mua (oligopsony power), thương lái sẽ ép giá nông
dân và trả giá thấp hơn cho người chăn nuôi. Người chăn nuôi nhỏ
mất một khoản lợi ích kinh tế (ΔPSf), khoản lợi ích kinh tế mất đi bằng
với diện tích (A + B + C) ở hình trên. Công thức tính lợi ích mất đi là:
ΔPSf = ½(Pf0 - Pf)*(Qf + Qf0).
Trong đó, Pf và Qf là giá bán và lượng sản phẩm thịt bán thưc tế
tại thị trường nông trại. Pf0 và Qf0 là giá bán sản phẩm và lượng sản
phẩm mà nông dân bán ra nếu thị trường cạnh tranh và không có độc
quyền mua từ thương lái.
Thương lái khi ép giá nông dân sẽ thu được một khoản lợi ích
(ΔCSf) bằng với diện tích (A + B - D) ở hình trên; Công thức tính lợi
ích của thương lái là:
ΔCSf = Qf*(Pf0- Pf) - ½(Qf0 - Qf)*(Pf - Pf0).
Như vậy khi thương lái có khả năng ép giá người chăn nuôi, thì
người chăn nuôi chịu thiệt, và thương lái được lợi; tuy nhiên về tổng
thể thì thị trường bị thiệt hại, tổng thiệt hại được tính bởi công thức:
ΔTSf = ΔPSf - ΔCSf = (C + D).
Tại thị trường thức ăn chăn nuôi, có hiện tượng các công ty nhỏ
quan sát động thái giá của công ty thức ăn lớn trên thị trường và định

giá theo giá công ty lớn. Như vậy thị trường thức ăn chăn nuôi có một
sự đồng thuận ngầm và lỏng lẻo giữa các nhà cung cấp thức ăn chăn
nuôi để định giá bán thức ăn chăn nuôi, và tạo ra một sự độc quyền
bán lỏng lẻo (oligopoly power). Khi đó các nhà sản xuất và cung cấp
thức ăn chăn nuôi có thể áp đặt giá và hưởng lợi trong khi người chăn
nuôi nhỏ sẽ bị thiệt hại.
Thiệt hại của người chăn nuôi khi phải mua thức ăn chăn nuôi giá
cao hơn (ΔCSw) bằng diện tích (E + F + G) ở hình trên, và được tính
bằng công thức:
ΔCSw = - ½(Pw - Pw0)*(Qw0 + Qw).
8


CẤU TRÚC NGÀNH VÀ LỢI ÍCH HỘ CHĂN NUÔI NHỎ Ở VIỆT NAM

Trong đó: Pw và Qw are giá và lượng thức ăn chăn nuôi bán trên
thị trường. Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi được lợi khi có thể
phối hợp bán giá cao hơn cho nông dân. Lợi ích (ΔPSw) này bằng với
diện tích (E + F - H) ở hình trên, và được tính bằng công thức:
ΔPSw = Qw*(Pw - Pw0) - ½ (Pw0 - Pw)*(Qw0 - Qw).
Tổng thiệt hại cho xã hội khi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi
liên kết đẩy giá lên là:
ΔTSw = ΔCSw - ΔPSw = (G + H).
d) Thu thập số liệu:
Số liệu phục vụ nghiên cứu và báo cáo này được thu thập từ
nguồn số liệu thứ cấp từ tổng cục thống kê, các báo cáo nghiên cứu,
nguồn phỏng vấn chuyên gia, tổ chức hội thảo phân tích ngành.
Nguồn số liệu sở cấp được thu thập từ phỏng vấn hộ, các tác nhân
trong ngành, và số liệu điều tra mức sống dân cư của Tổng cục
Thống kê.


9


×