Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.86 KB, 66 trang )

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH

SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-----------------***------------------

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GTVT
TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020
______________________

Quy Nhơn, tháng 9 năm 2008

Trang 1


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH.

I. Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
2. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình - Khí hậu -Tài nguyên nước - Tài nguyên đất - Tài nguyên rừng
- Tài nguyên khoáng sản - Tài nguyên biển - Tài nguyên du lịch
II. Điều kiện kinh tế xã hội
1. Hành chính
2. Dân cư lao động
3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2002-2007


3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP
3.2 Kim ngạch xuất khẩu
3.3 Vị trí kinh tế của Bình Định trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung
4. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2007-2010 và tầm nhìn đến năm
2020.
4.1. Mục tiêu phát triển
4.2. Phương hướng có tính đột phá
PHẦN II : THỰC TRẠNG GTVT TỈNH BÌNH ĐỊNH

I. Kết cấu hạ tầng GTVT
1. Giao thông đường bộ
1-1. Các tuyến đối ngoại chính
- Quốc lộ 1A - Quốc lộ 19 - Quốc lộ 1D
1-2. Các tuyến nội tỉnh
1-3. Đánh giá chung
1-4. Hệ thống bến xe
1-5. Dịch vụ sửa chữa cơ khí
2. Giao thông đường biển
2-1. Cảng Quy Nhơn
2-2. Cảng Thị Nại
2-3. Cảng Đống Đa
2-4. Cảng Đề Gi
2-5. Cảng Tam Quan
3. Giao thông đường thuỷ nội địa
3-1. Đống Đa - Cát Chánh
3-2. Đống Đa - Nhơn Hội
3-3. Đống Đa - Khe Đá
Trang 2



Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

3-4. Đống Đa - Nhơn Lý
3-5. Đống Đa - Nhơn Châu
4. Giao thông đường sắt
5. Giao thông đường hàng không
II.Tình hình vận tải
1. Năng lực vận tải
1-1. Phương tiện vận tải hàng hoá đường bộ
1-2. Phương tiện vận tải hành khách đường bộ
1-3. Phương tiện vận tải tàu sông
2. Sản lượng vận tải
2-1. Vận tải hàng hoá
2-2. Vận tải hành khách
2-3. Đánh giá tình hình vận tải
III. Đánh giá chung
1. Kết quả đạt được
2.Tồn tại và nguyên nhân
2-1. Tồn tại
2-2. Nguyên nhân
PHẦN III: DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

I. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hoá
II.Dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách
1. Phương pháp dự báo
1-1 Phương pháp trực tiếp
1-2 Phương pháp gián tiếp
2. Dự báo dân số trong tương lai
3. Dự báo nhu cầu đi lại
PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI GTVT ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM

NHÌN ĐẾN NĂM 2020

I. Căn cứ và sự cần thiết điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
1. Căn cứ
2. Sự cần thiết
II. Quan điểm và mục tiêu phát triển
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu phát triển
2-1.Về vận tải
2-2.Về kết cấu hạ tầng GTVT
III. Quy hoạch phát triển GTVT
1. Hạ tầng giao thông vận tải
1-1. Giao thông đường bộ
a. Đường quốc lộ
Trang 3


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

b. Đường tỉnh lộ
c. Đường huyện lộ
d. Đường giao thông nông thôn
đ. Đường đô thị
e. Kinh phí xây dựng
1-2. Đường sắt
1-3. Đường biển
1-4. Đường hàng không
1-5. Quy hoạch hệ thống bến xe ô tô khách
1-6. Quy hoạch bãi đỗ xe tải
1-7. Quy hoạch hệ thống trạm xăng dầu

1-8. Các điểm đối nối đường bộ, đường sắt
2. Quy hoạch phát triển vận tải
2-1. Phân công vận tải giữa các phương tiện vận tải
2-2. Lựa chọn phương tiện vận tải
2-3. Tổ chức vận chuyển trên một số hành lang tuyến
2-4. Quy hoạch mạng lưới xe buýt
2-4-1. Quy hoạch tuyến xe buýt
2-4-2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng xe buýt
3. Quy hoạch phát triển công nghiệp GTVT
4. Đánh giá tác động môi trường trong quá trình xây dựng và khai thác vận tải
4-1. Những tác động gây ra đối với môi trường
4-2. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của môi trường
PHẦN V:TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1.
2.
3.
4.
5.

Các giải pháp, chính sách phát triển vận tải
Các cơ chế, giải pháp, chính sách về vốn đầu tư để phát triển CSHT-GTVT.
Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Các giải pháp phát triển KH và công nghệ GTVT.
Tổ chức thực hiện quy hoạch

PHẦN VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị


Trang 4


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

MỞ ĐẦU
Bình Định là một trong 5 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, có
vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước.
Bình Định có mạng lưới GTVT với đầy đủ các phương thức vận tải: đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường biển và đường hàng không. Trong những năm
qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình
Định thời kỳ 1995 – 2010 đã từng bước được triển khai thực hiện tốt, hệ thống GTVT
đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp; nhiều dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử
dụng, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh,
quốc phòng của địa phương. Tuy nhiên, việc quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình
Định vẫn còn nhiều bất cập nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế. Hơn
nữa, tại thời điểm quy hoạch từ năm 1995 đến nay đã có nhiều thay đổi về tình hình
kinh tế, xã hội với nhiều chủ trương, chính sách mới nên định hướng phát triển GTVT
cần thay đổi cho phù hợp tình hình mới nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết
số 39/NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm
bảo an ninh, quốc phòng vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Quyết định số
148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ
yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và
tầm nhìn đến năm 2020, quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Dải ven
biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020.
Trong những năm qua, ngành GTVT luôn thể hiện vai trò ngành kinh tế quan
trọng, luôn đi trước “ mở đường ” cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các

tuyến đường, cây cầu, sân bay, bến cảng ... liên tục được cải tạo, nâng cấp và xây dựng
mới trên khắp vùng miền của tỉnh đã tạo ra những “ mạch máu ” giao thông quan
trọng cho nền kinh tế. Mạng lưới đường giao thông nông thôn, đường nối vùng sâu
vùng xa cũng cơ bản được hình thành góp phần tích cực cho công cuộc xoá đói giảm
nghèo, cải thiện cuộc sống nhân dân. Các con đường rộng rãi, êm thuận, nhiều cây cầu
mới vượt sông, biển giờ đây đã giúp người dân nhiều địa phương đi lại thuận tiện hơn,
nhanh chóng hơn và an toàn hơn.
Không chỉ tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các cán bộ, kỹ sư,
công nhân viên ngành giao thông vận tải còn tạo ra những bước phát triển vượt bậc
trong lĩnh vực vận tải. Việc đi lại của người dân hiện nay đã có sự tham gia phục vụ
của rất nhiều loại hình, phương thức vận chuyển, đáp ứng những yêu cầu hết sức đa
dạng của thị trường có thể nói, chưa bao giờ người dân đi lại dễ dàng và thuận tiện
như ngày nay, bằng các phương thức vận chuyển như đường bộ, đường sắt, đường

Trang 5


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

thuỷ nội địa, đường biển, đường hàng không với các loại phương tiện hiện đại, chất
lượng dịch vụ ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều bất cập, nhất là hệ thống
đường bộ địa phương tuy được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp trong các
năm qua, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hoá và đi lại ngày càng
tăng của nhân dân (vận tải đường bộ chiếm trên 95 %, còn lại 5% là các phương thức
vận tải khác). Công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải tại các địa phương
trong công tác xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chưa theo quy hoạch,
còn phân tán, hiệu quả chưa cao, quản lý vận tải hành khách, hàng hoá, xây dựng bến
xe khách còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ theo quy định đã làm cho hoạt động vận tải
diễn ra phức tạp, gây mất trật tự an toàn giao thông.v.v...

Do vậy cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển giao thông vận tải
tỉnh Bình Định đến năm 2020, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước chuyên
ngành, đầu tư phát triển giao thông vận tải đồng bộ, có hiệu quả góp phần tích cực
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn tới, đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hoá và đi lại ngày càng tăng của nhân dân với mục tiêu nhanh chóng, an
toàn, thuận tiện.
Quy hoạch này được xây dựng cho giai đoạn đến năm 2020. Do vậy, chưa tiên
lượng hết những biến động sẽ xảy ra trong tương lai. Vì vậy, trong quá trình thực hiện
có thể điều chỉnh, bổ sung những nội dung có liên quan để phù hợp với quá trình phát
triển kinh tế -xã hội của địa phương và cả nước.

Trang 6


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI
TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :
1. Vị trí địa lý :
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.039 km 2, dân số năm 2007 là 1.578.800 người,
chiếm 1,8% diện tích và 1,9% dân số so với cả nước, chiếm 18,2% diện tích và 22,1%
về dân số vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp
tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.
Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội. Thực
tế những năm qua, lợi thế này đã được tỉnh khai thác tương đối tốt và sẽ còn được phát
huy trong tương lai.
Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc
Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng

biển của các nước trong Tiểu khu vực Mê Công mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào,
Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan:
+ Bình Định có Quốc lộ 19 nối hành lang Đông – Tây, đáp ứng tốt lưu thông hàng
hoá từ cảng Quy Nhơn lên Tây Nguyên và các nơi thuộc tiểu vùng sông Mê Kông.
+ Nằm ở phía Nam của vùng KTTĐ miền Trung, Bình Định nối liền với các tỉnh
phía Bắc, phía Nam qua Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam. Sân bay Phù Cát có các
chuyến bay đến Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Đặc biệt, tỉnh có bờ biển dài
134 km, vùng lãnh hải 2.500 km2 với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 km2, có cảng Quy
Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội với hậu phương cảng rộng lớn và hấp dẫn
mạnh đối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Thái Lan - là
những khu vực có nhiều tiềm năng to lớn về hàng hóa lâm sản, cây công nghiệp,
khoáng sản, du lịch...
Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh về
tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giao lưu
thông thương với các tỉnh trong nước và quốc tế, hòa nhịp với xu thế phát triển chung
của cả nước; điều kiện để Bình Định phát triển trở thành một trong những tỉnh phát
triển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trang 7


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình
Toàn tỉnh nằm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình dốc, phức
tạp và bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ
nhau do một số dãy núi từ Trường Sơn kéo dài xuống biển tạo thành.
Bình Định có các dạng địa hình sau:
* Vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh có độ cao trên 500 mét, chiếm khoảng 42%

diện tích tự nhiên, kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện An Lão, Hoài Ân,
Vĩnh Thạnh, Vân Canh. Địa hình của vùng này là núi trung bình và núi thấp, bị phân
cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trên 20O.
* Vùng đồi gò chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, phân bố rãi rác khắp tỉnh và tập
trung chủ yếu ở các huyện Hoài Nhơn, Vân Canh, An Lão. Độ dốc chủ yếu của địa
hình vùng này từ 10O - 15O.
* Vùng đồng bằng ven biển chiếm 32% diện tích tự nhiên, phân bố song song với bờ
biển và có nhiều dãy núi sát biển chia thành những đồng bằng nhỏ hẹp hình thành ở
vùng hạ lưu các sông. Ven biển có các cồn cát, đụn cát chạy dọc ven biển với chiều
rộng khoảng 2 km. Vùng này có nhiều đầm, vịnh, cửa biển, có nhiều tiềm năng để
phát triển kinh tế tổng hợp biển.
2.2. Khí hậu:
Do điều kiện hoàn lưu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình,
đặc biệt là dãy Trường Sơn có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh. Bình
Định có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa mùa. Nhiệt độ trung bình năm 27,2 0C. Lượng mưa
trung bình năm 1.800 - 1.900 mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 8 đến
tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thường
xuyên gây ra bão, lụt. Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi. Lượng bốc hơi
trung bình hàng năm là 1.000 mm, chiếm 50 - 55% tổng lượng mưa. Độ ẩm tương đối
trung bình hàng năm là 79%.
Với nền nhiệt độ cao đều trong năm, tổng tích ôn và lượng mưa lớn thuận lợi
cho Bình Định đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều, hàng năm thường hay có bão nên có ảnh
hưởng xấu đến sản xuất nông lâm thủy sản.
2.3. Tài nguyên nước
Các sông Bình Định không lớn, độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, lưu tốc dòng
chảy lớn, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ m 3, tiềm năng thủy điện 182,4 triệu KW (chủ yếu
là sông Kôn). Bốn con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh cùng
Trang 8



Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

mạng lưới các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triển thủy lợi và thủy điện.
Độ che phủ của rừng thấp nên hàng năm các con sông này gây lũ lụt, sa bồi, thủy phá
nghiêm trọng. Ngược lại, mùa khô nước các con sông cạn kiệt, chênh lệch giữa lưu
lượng lũ và lưu lượng kiệt đến trên 1.000 lần.
Bình Định còn có hệ thống hồ đầm như các hồ nhân tạo Núi Một (An Nhơn),
Hội Sơn (Phù Cát), Thạch Khê, Vạn Hội (Hoài Ân); Thuận Ninh (Tây Sơn); các hồ
đầm nước ngọt: Trà Ổ (Phù Mỹ), đầm nước lợ Thị Nại (Quy Nhơn), Đề Gi (Phù Cát Phù Mỹ)...Các ao hồ đầm nước lợ thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
2.4. Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Bình Định là 602.443 ha được chia ra 9 nhóm,
22 đơn vị đất và 74 đơn vị đất phụ. Trong số đó nhóm đất phù sa có 45.634 ha, chỉ
chiếm 7,61% diện tích tự nhiên nhưng là nhóm đất quan trọng nhất dùng trồng cây
lương thực, phân bổ dọc theo lưu vực các sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh.
Nhìn chung, tiềm năng đất của tỉnh có chủng loại phong phú, độ phì kém. Đất
có khả năng cho phát triển sản xuất nông nghiệp không nhiều 136.659 ha, diện tích đất
nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc bố trí lại cơ
cấu cây trồng nhằm sử dụng hợp lý đất đai, né tránh thiên tai là vấn đề cần đặt ra nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất trên một ha đất nông nghiệp.
Diện tích đất trống, đồi trọc còn lớn 197.804 ha chiếm 32,8% diện tích tự nhiên,
có thể cải tạo thành vùng trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, sản xuất nông lâm
nghiệp kết hợp.
2.5. Tài nguyên rừng
Với khí hậu nóng, ấm, mưa nhiều, địa hình, đất đai đa dạng, đã tạo cho hệ thực
vật rừng Bình Định khá phong phú về thành phần loài.
Năm 2007, toàn tỉnh có 185.883 ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ khoảng 11,5
triệu m3 và 66.171 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 1,3 triệu m 3. Ngoài các loại cây lấy
gỗ, rừng Bình Định còn có nhiều loài cây làm cảnh, cây đặc sản, cây dùng làm dược
liệu và làm hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như ngũ gia bì, sa nhân, hoàng đằng,

song mây...
Hệ động vật rừng của Bình Định cũng khá phong phú về chủng loại, bước đầu
đã thống kê được 360 loài động vật có xương sống thuộc 91 họ và 31 bộ, trong đó có
83 loài thú quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
2.6. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Bình Định không đa dạng về chủng loại, nhưng có
một số khoáng sản đã được xác định có giá trị trong ngành công nghiệp, đặc biệt là
ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Một số loại khoáng sản đáng chú ý:
Trang 9


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Đá xây dựng: Trữ lượng đá xây dựng trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 700
triệu m3 bao gồm các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu xây dựng
cao cấp. Riêng các loại đá granite như granosinite màu đỏ, biotite hạt thể màu vàng là
những loại được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, có trữ lượng trên 500 triệu
m3 tập trung tại các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Phù Cát, Quy Nhơn.
Các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thường như đá ong có trữ lượng lớn,
phân bố đều ở các địa phương trong tỉnh.
Quặng Titan: Sa khoáng titan nằm dọc theo bờ biển, có một số mỏ lớn tập trung
ở Phù Cát, Phù Mỹ, bán đảo Phương Mai (Quy Nhơn). Hiện nay đang được thăm dò
đánh giá lại trữ lượng.
Nước khoáng: Toàn tỉnh có các điểm nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng
(Phù Cát), Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Tuy Phước), trong đó điểm Hội Vân
có trữ lượng lớn, chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn đặc hiệu chữa bệnh và đã
được ngành y tế khai thác sử dụng trong nhiều năm qua.
Cao lin: tập trung ở hai khu vực là Phù Cát (trữ lượng 12 triệu m 3) và Long Mỹ
(trữ lượng 15 triệu m3) có thể làm nguyên liệu cho sản xuất sứ sử dụng cho điện hạ áp,
trung áp và sứ dân dụng

Đất sét: Sét sản xuất gạch ngói phân bố khắp các địa bàn trong tỉnh dưới dạng
mỏ sét đồi hoặc ruộng, tổng trữ lượng trên 11,5 triệu m 3, tập trung tại các huyện An
Sơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Nhơn, Tuy Phước.
Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lòng
sông cạn với trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng. riêng cát trắng tập
trung ở Đập Cấm và Bình Đê (Hoài Nhơn) với tổng trữ lượng 0,9 triệu m 3, cát vàng có
ở Nhơn Hội.
Một số loại khoáng sản khác có giá trị công nghiệp, tuy trữ lượng không nhiều,
đó là vàng, chì, thiếc, than bùn... Hiện nay đang trong quá trình tiếp tục điều tra thăm
dò và nghiên cứu khả năng khai thác ứng dụng vào sản xuất. Đã có dấu hiệu về
khoáng sản quý hiếm.
2.7. Tài nguyên biển
Bình Định có chiều dài bờ biển 134 km với 3 cửa vịnh lớn: Quy Nhơn, Đề Gi,
Tam Quan và 2 cửa lạch nhỏ: Hà Ra - Phú Thứ và An Dũ, có đảo Cù Lao Xanh rộng 4
km2
Qua điều tra ngư loại học, vùng biển Bình Định nói riêng và Duyên hải Miền
Trung nói chung đã phát hiện được trên 500 loài cá (trong đó tỷ lệ cá nổi 65% và cá
đáy 35%). Trữ lượng cá ước tỉnh khoảng 50.000 tấn, cá ngừ 2.000 - 3.000 tấn, cá cơm
1.000 - 1.500 tấn, còn lại là các loài cá khác. Sản lượng có khả năng khai thác hàng
năm là 25.000 - 30.000 tấn.
Trữ lượng tôm hiện diện hàng năm khoảng 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác
300 - 500 tấn/năm. Trữ lượng mực 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác 500 - 100
tấn/năm.
Trang 10


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Biển Bình Định còn có nhiều sản phẩm quý hiếm có giá trị kinh tế cao, đáng
chú ý nhất là yến sào, sản lượng khoảng 650kg/năm, tập trung ở bán đảo Phương Mai

(Quy Nhơn) và một số đảo nhỏ ở Phù Cát. Ngoài ra còn có những loài đặc sản khác
như cua huỳnh đế, sò, điệp, cá ngựa, hải sâm...
Vùng nước lợ của tỉnh Bình Định gắn liền với eo, vịnh biển và các cửa sông nối
với biển Đông, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng rất thích
hợp cho các loài thủy sản sinh trưởng và phát triển. Nơi đây có nhiều loài tôm, cá (14
loài tôm và khoảng 116 loài cá) có giá trị kinh tế cao dùng cho xuất khẩu cũng như
tiêu dùng nội địa. Diện tích mặt nước lợ lớn và tập trung như đầm Thị Nại 5060 ha,
đầm Đề Gi 1.600 ha, vùng cửa sông Tam Quan 300 ha là các vùng thích hợp cho nuôi
trồng thủy sản.
2.8. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch của Bình Định tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm cả
núi, hồ, biển, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội có sức hấp dẫn. Bờ biển dài, nhiều
vũng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn như
bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, bãi biển Tam Quan, đảo yến, Quy Hòa, Bãi
Dài... Đặc biệt Bình Định từ lâu đã nổi tiếng là quê hương võ nghệ với nhiều anh hùng
hào kiệt dân tộc mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ với phong trào Tây Sơn.
Bình Định cũng là một trong rất ít địa phương trong cả nước còn bảo tồn được
nhiều di tích văn hóa Chăm với hệ thống tháp Chàm nổi tiếng như các cụm tháp
Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít, Tháp Đôi... và di tích thành Đồ Bàn. Ngoài ra, Bình
Định còn có nhiều tiềm năng văn hóa phi vật thể như môn phái võ thuật Tây Sơn, nghệ
thuật hát tuồng, bài chòi độc đáo ...
B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Hành chính:
Tỉnh Bình Định có 01 thành phố, 10 huyện với 159 xã - phường - thị trấn.
DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

(Cục thống kê tỉnh Bình Định năm 2007)
Đơn vị

Số xã


Diện
tích

Số
phường,
thị trấn

(km )

2

Mật độ

Dân số
(1000 người)

dân số
(người/km2)

Tổng số

129

30

6.039

1578,8


261,4

1.Thành phố Quy Nhơn

5

16

286

268

937,1

2.Huyện An Lão

9

1

692

26,5

38,3

15

2


414

225,9

545,7

3.Huyện Hoài Nhơn

Trang 11


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

4.Huyện Hoài Ân

14

1

745

97,3

130,6

5.Huyện Phù Mỹ

17

2


550

191,1

347,5

6. Huyện Vĩnh Thạnh

8

1

722

29,1

40,3

7.Huyện Tây Sơn

14

1

690

137,9

199,9


8.Huyện Phù Cát

17

1

680

197,3

290,1

9.Huyện An Nhơn

13

2

243

191,8

789,3

10.Huyện Tuy Phước

11

2


217

188,2

867,3

11.Huyện Vân Canh

6

1

800

25,7

32,1

2. Dân cư và lao động:
Dân số của Bình Định năm 2007 là 1.578.800 người, trong đó nữ 811.400 người
(51,3% dân số).
Dân cư nông thôn có 1.159.000 người, thành thị có 419.800 người (26,5% dân
số). Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh
chiếm 98%, dân tộc Ba Na 1,14%, dân tộc Hrê 0,4%, dân tộc Chăm 0,2% và các dân
tộc khác 0,26%.
Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 261 người/km2. Dân số phân bố không
đều, ở miền núi chỉ 27 - 37 người/km 2, các huyện đồng bằng ven biển 520 - 750
người/km2, khu vực đô thị xấp xỉ 1.000 người/km 2. Cơ cấu dân số trẻ, gần 62,8% dưới
30 tuổi. Tỷ lệ nữ chiếm 51,4% và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn cao.

Năm 2007, tổng dân số trong độ tuổi lao động là 903.400 người, chiếm 56,3%
dân số toàn tỉnh; trong đó ở thành thị chiếm 40,6%, nông thôn 59,4%. Thời kỳ 2001 2005 tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động là 1,02%.
Nguồn lao động trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao (52%), trong đó
gần 80% làm trong các ngành thuộc khu vực nông - lâm - ngư, công nghiệp - xây
dựng chỉ chiếm 7%, dịch vụ 14%. Chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ công nhân lành
nghề, cán bộ kỹ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và chất lượng
nguồn lao động không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, các khu vực và các ngành
kinh tế. Hiện tại hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 20 ngàn lao động.

Trang 12


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2002 – 2007:
3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP :
Nền kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 2002 - 2007 có mức tăng trưởng khá, đạt
mức bình quân 11,5%/ năm, cao hơn mức bình quân cả nước và thấp hơn Vùng Kinh
tế trọng điểm miền Trung trong cùng thời kỳ. Các ngành Nông- lâm thuỷ sản tăng
10,8%/năm, Công nghiệp-XDCB tăng 11,74%/năm và các ngành còn lại tăng 11,45%.
Đơn vị:Tỷ đồng (giá CĐ94)
TT PHÂN NGÀNH
1
2
3

Tổng GDP
Nông, Lâm,Thuỷ sản
Công nghiêp, XDCB
Các ngành còn lại


2002

2003

2004

2005

2006

2007

4.174
1.939
824
1.411

4.565
2.061
964
1.540

5.047
2.190
1.146
1.711

5.609
2.303

1.327
1.979

6.287
2.501
1.559
2.227

7.073
2.608
1.952
2.513

Tăng
02-07
11,5%
10,8%
11,74%
11,45%

3.2. Kim ngạch xuất khẩu :
Trong các năm qua, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp tiếp tục tăng,
nhiều sản phẩm xuất khẩu khá. Hiện đã hình thành một số nhóm hàng, mặt hàng có
khối lượng và giá trị xuất khẩu đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu bình quân tăng hàng
năm khoảng 11%-12%/ năm. (2005: 215 triệu USD, 2006: 244 triệu USD, 2007: 323
triệu USD).
3.3 Vị trí kinh tế của Bình Định trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung:
Bình Định chiếm 21,7% về diện tích và 25% về dân số so với 5 tỉnh của Vùng
Kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tỷ trọng GDP của Bình Định năm 2007 chiếm 23,8% tổng GDP của Vùng

KTTĐ và đứng thứ hai sau Đà Nẵng.
Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người của Bình Định năm 2007 là 204,8
USD chiếm tỷ trọng là 29,6% của Vùng KTTĐ và đứng thứ hai sau Đà Nẵng.
Một số chỉ tiêu so sánh Bình Định với Vùng KTTĐ miền Trung
Chỉ tiêu
Diện tích tự nhiên
Dân số ( năm 2007)
Tổng sản phẩm GDP (giá hiện hành)
GTSX Công nghiệp ( giá CĐ1994)
Gía trị xuất khẩu năm 2007
GDP/đầu người (giá HH)

Đơn vị
Km2
1000 ng
%
Tỷ . đ
Tr. USD
Tr. đ

Bình Định Vùng KTTĐ
6.039
27.877,9
1.578,8
6.327,2
15.111
63.521
4.826
26.682
323

1.091
9,6
10

Tỷ lệ %
21,7%
25%
23,8%
18,1%
29,6%
96%

Trang 13


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

4. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2007 - 2010 và tầm nhìn đến năm
2020.
4.1. Mục tiêu phát triển:
a) Về phát triển kinh tế:
Thời kỳ 2007-2010 được xác định là thời kỳ dồn sức để phát triển, tạo đà cho
các thời kỳ sau. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn này đạt 13%;
trong đó khu vực công nghiệp-xây dựng tăng bình quân khoảng 21,8%/năm, nônglâm-ngư nghiệp tăng khoảng 5,6% và khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng
13,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 24,5% và nông-lâm-ngư
nghiệp tăng 5,5%/năm.
Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế là 15%, trong đó khu vực công
nghiệp-xây dựng tăng 22,2%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,2% và khu vực dịch vụ
tăng bình quân khoảng 13,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24,4%, nônglâm-ngư nghiệp tăng 5%/năm.
Thời kỳ 2016-2020 tăng 16,5%, trong đó công nghiệp-xây dựng giữ mức tăng

21,9%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,9% và khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng
13,3%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24%, nông-lâm-ngư nghiệp tăng
3,7%/năm.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế để đến năm 2010 tỷ trọng ngành công
nghiệp-xây dựng tăng lên 37,4%, nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 27,6% và khu vực
dịch vụ 35%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 40%, 22% và 38%. Năm 2020,
công nghiệp-xây dựng chiếm 43%, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm chỉ còn 16%
và dịch vụ chiếm 41%.
Tương ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động trong công nghiệp và
dịch vụ cũng tăng dần. Năm 2010 lao động ngành công nghiệp-xây dựng tăng lên
chiếm tỷ lệ 18,7%, lao động nông-lâm-ngư nghiệp giảm còn 64% và lao động khối
dịch vụ chiếm 17,3%. Đến năm 2015 các tỷ lệ tương ứng là 25%, 52% và 23% và năm
2020 là 31%, 40% và 29%. Như vậy đến năm 2020 nông-lâm-ngư nghiệp trong nền
kinh tế chỉ còn 40% lao động và 16% trong GDP.
- GDP/người của tỉnh Bình Định năm 2010 khoảng 900 USD, năm 2015 khoảng
2.200 USD và năm 2020 khoảng 4.000 USD.
- Phấn đấu tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh từ 230 triệu USD năm
2005 lên khoảng 360 triệu USD vào năm 2010, 750 triệu USD vào năm 2015 và 1,4 tỷ
USD năm 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong các giai đoạn 5 năm là 2006-2010:
1,5 tỷ USD, 2011-2015: 2,8 tỷ USD và 2016-2020 là 5,5 tỷ USD.

Trang 14


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 400 triệu USD, vào năm 2015 đạt 1.200
triệu USD và vào năm 2020 và 1.000 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong các
giai đoạn 5 năm là 2006-2010: 1,3 tỷ USD, 2011-2015: 4 tỷ USD và 2016-2020 là 5,4
tỷ USD.

- Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước có
tích lũy đóng góp cho ngân sách Trung ương. Phấn đấu thu ngân sách đạt khoảng 2000
tỷ đồng vào năm 2010, 5.000 tỷ đồng vào năm 2015 và 14.000 tỷ đồng năm 2020.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút
mạnh các nguồn vốn bên ngoài. Thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự đoán
khoảng 45 nghìn tỷ đồng đạt 53% tổng GDP; 2011 - 2015 khoảng 247 nghìn tỷ đồng
đạt 67% và 2016-2020 khoảng 329 nghìn tỷ đồng đạt 61% tổng GDP 5 năm.
- Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đô thị hóa khoảng 35%, năm 2015 khoảng 45%
và năm 2020 khoảng 52%.
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 44% vào năm 2010, 47% năm 2015 và đạt 49%
năm 2020.
b)Về phát triển xã hội :
- Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,6%o thời kỳ 2007 - 2010. Thời kỳ 2007 - 2010
ổn định dân số tự nhiên. Phấn đấu thời kỳ 2007 - 2010 hàng năm tạo việc làm mới cho
24.000 - 25.000 lao động. Thời kỳ sau năm 2010, giải quyết nhu cầu việc làm hàng
năm 25.000 - 30.000 chỗ làm; trong đó, nhu cầu việc làm của lao động nội tỉnh hàng
năm là 16.000 - 17.000 chỗ làm.
- Đẩy mạnh hoạt động các chương trình quốc gia về văn hóa, y tế, nâng cao chất
lượng giáo dục, xã hội hóa giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác, tăng cường đầu tư
trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Mọi thành viên đến tuổi lao động về cơ
bản đều được đào tạo một nghề. Phấn đấu đến năm 2010, đạt chuẩn quốc gia về phổ
cập bậc trung học phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt khoảng
50%, đến năm 2020 khoảng 60-70%. Đến năm 2010, có trên 80% lao động có việc
làm sau khi đào tạo.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 10% vào năm 2010 (chuẩn nghèo của giai đoạn
2006 - 2010) và cơ bản không còn hộ nghèo vào năm 2015.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng đến năm 2010 còn
dưới 20%, năm 2015 còn dưới 14% và năm 2020 còn dưới 5%.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
c) Về bảo vệ môi trường:

- Phòng ngừa có hiệu quả khả năng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát
triển kinh tế xã hội gây ra. Giữ gìn môi trường biển và ven biển để phát triển du lịch.
- Cải thiện chất lượng môi trường: đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho dân cư,
đến năm 2010 khoảng 95% dân cư đô thị sử dụng nước sạch, 85% dân cư nông thôn
được sử dụng nước hợp vệ sinh và đến năm 2015 đảm bảo 100% dân cư có nguồn
Trang 15


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

nước sạch cho sinh hoạt. thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường 100% rác thải
sinh hoạt đô thị; chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế.
- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng
sinh học, nhất là ở khu vực biển và ven biển của tỉnh.
- Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
- Tăng cường năng lực quản lý môi trường.
- 4.2 Phương hướng có tính đột phá:
- Đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng Khu kinh tế Nhơn Hội để sau năm 2010
khu kinh tế này từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng, trung tâm phát triển của
tỉnh và thúc đẩy phát triển khu vực tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào Campuchia; là một trung tâm phát triển kinh tế cao của cả nước, đóng góp lớn cho
tăng trưởng của vùng và của cả nước.
- Tiếp tục đầu tư đồng bộ để chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế của thành phố
Quy Nhơn và sớm trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh để đảm nhận chức năng trung
tâm công nghiệp, cảng biển, dịch vụ thương mại, trung tâm du lịch và trung tâm đào
tạo nhân lực của tỉnh, miền Trung và Tây Nguyên.
- Từng bước đầu tư xây dựng để nâng cấp đô thị Bình Định (trên trục quốc lộ
1), Bồng Sơn (ở phía bắc) trở thành thị xã trước năm 2010, Phú Phong (ở phía tây)
trước năm 2015 để đảm nhận chức năng liên kết vùng của tỉnh Bình Định với các tỉnh
khác trong khu vực.
- Tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội để gắn kết

khu vực này với các vùng lân cận, góp phần phát triển của hành lang Đông - Tây, của
Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, phát triển tam giác biên giới ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia.
- Đầu tư phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là:
+ Tập trung thu hút và phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ
sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng, giày da, may mặc,
cơ khí, cảng biển nước sâu, đóng mới tàu biển với quy mô lớn từ 50.000 tấn trở lên,
lọc và hoá dầu, điện, điện tử, sản xuất nguồn điện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại khu
kinh tế Nhơn Hội.
+ Phát triển du lịch, dịch vụ vận tải trung chuyển, đặc biệt là dịch vụ hàng hải,
thương mại, xuất khẩu, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính.
- Tập trung xây dựng các kho trung chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ và
đường bộ (qua các tiểu vùng sông Mê Kông). Xây dựng các khu đô thị mới, trong đó
có nhà chung cư cao tầng cao cấp và khu biệt thự để bán, cho thuê.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công
nghệ của tỉnh.

Trang 16


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

PHẦN II
THỰC TRẠNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. KẾT CẤU HẠ TẦNG GTVT:
Tỉnh Bình Định có mạng lưới GTVT với đầy đủ các phương thức vận tải: đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, đường biển. Trong những năm qua,
được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như sự cố gắng của tỉnh, hệ thống GTVT
đã từng bước phát triển đáng kể, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh
tế -xã hội. Nhiều công trình vừa được xây dựng, nâng cấp, đưa vào khai thác và phát

huy có hiệu quả, trong đó có các dự án lớn như nâng cấp QLIA, QLID, Đường Quy
Nhơn – nhơn Hội, Đường ven biển Nhơn Hội - Tam Quan, Đường Gò Găng - Cát
Tiến…. đã tạo điều kiện phát triển kinh tế tỉnh nhà.
1. GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ:
1-1. Các tuyến đối ngoại chính.
* Quốc lộ IA:
QLIA từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn dài 2.298 Km là trục đường quan trọng
nhất trong hệ thống đường bộ nước ta, đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 118 Km có
điểm đầu từ đèo Bình Đê Km 1125 đến đèo Cù Mông Km 1243, đi qua địa phận các
huyện: Hòai Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, và thành phố Quy Nhơn.
Đây là trục xương sống của tỉnh, từ đây tỏa đi các trung tâm huyện lỵ, các khu kinh tế
thông qua hệ thống đường tỉnh, huyện, xã.
Tuyến Quốc lộ IA đã được đầu tư nâng cấp Dự án ADB3 theo tiêu chuẩn đường
cấp III đồng bằng : bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m, riêng đoạn đi qua
các thị trấn Bồng Sơn, Phù Cát, Bình Định xây dựng các tuyến tránh Quốc lộ theo quy
hoạch được duyệt . Đoạn từ cầu Ông Đô Km 1218+507 đến cống Phú Tài Km
1223+207 dài 4,7 Km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị loại II, lộ giới xây
dựng 30m.
Hệ thống công trình cầu cống được xây dựng vĩnh cửu, tải trọng thiết kế H30XB 80. Cầu : 78 cái (75 cái trên đường củ và 4 cái trên tuyến tránh)
* Quốc lộ 19:
Nối liền Cảng Quy Nhơn Km0 đến các tỉnh Tây nguyên và kết thúc cửa khẩu Lệ
Thanh (Gia Lai). Đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 69,5 Km.
- Qui mô xây dựng:
+ Từ Cảng Quy Nhơn km0 đến ngã ba Ông Thọ dài 5Km bề rộng nền đường
21,5m, mặt đường BTN 14 m.

Trang 17


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020


+ Từ ngã ba Ông Thọ km5 đến ngã ba cầu Bà Gi Km17+256, tiêu chuẩn cấp III
đồng bằng bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m.
+ Từ ngã ba cầu Gành đến đèo An Khê dài 52km tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng bề
rộng nền đường 9m, mặt đường BTN 6 m.
- Công trình thoát nước: Công trình cầu cống được xây dựng vĩnh cửu, tải trọng
thiết kế H30-XB 80. Cầu : 36 cái (có danh mục kèm theo)
* Quốc lộ 1D:
Điểm đầu xuất phát tại Km1221+450 QLIA( ngã ba Phú Tài) kết thúc tại cầu
Bình Phú Km1262+500 QLIA dài 34 km nối liền 2 tỉnh Bình Định, Phú Yên. Đây là
con đường chiến lược rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội đảm bảo an
ninh quốc phòng, nhất là du lịch đoạn đi qua tỉnh Bình Định dài 21Km có nhiều bải
tắm phục vụ tốt cho khách tham quan du lịch như: Bãi Dại, Bãi Xếp, Bãi Rạng, Bãi
Bàng. v.v...
- Qui mô xây dựng:
- Từ Km0-Km8+400 theo quy hoạch mặt cắt B=40m; trong đó hiện tại :
+ Từ Km0- Km2 bề rộng nền đường 21m, mặt đường BTN 14 m.
+ Từ Km2- Km8+400 bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m.
- Từ Km8+400 – Km34 bề rộng nền đường 12m, mặt đường BTN 11 m.
1-2. Các tuyến nội tỉnh:
a) Đường tỉnh: Gồm 14 tuyến với tổng chiều dài 467,5 km đảm bảo tất cả các
mối giao lưu giữa tỉnh với huyện và các huyện với nhau . Chia ra như sau:
Tỉnh quản lý:
336,0 km ( 9 tuyến )
Giao cho UBND các huyện :
131,5 km (5 tuyến )
Theo kết cấu áo đường :
Đường nhựa và bê tông xi măng:
424,5 km, chiếm 91%
Đường cấp phối, đường đất :

43,0 km, chiếm 9%
b) Đường huyện: Gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 277,4 km trong đó :
Mặt đường BTN,BTXM
:
114,9 km, chiếm 41%
Mặt đường đất, cấp phối đồi :
162,5 km, chiếm 59%
c) Đường GTNT: Tổng số : 3.450 km Chia ra :
Đường xã , liên xã:
2.200 km
Đường thôn xóm :
1.250 km
Từ năm 2000 đến nay thực hiện Chương trình kiên cố hóa đường GTNT với sự
hỗ trợ 120 tấn xi măng /1Km của tỉnh, đến năm 2007 toàn tỉnh đã thực hiện được
1.600km đường BTXM - các tuyến liên xã, trục chính của xã đạt tiêu chuẩn loại A, B.
d) Đường đô thị: 442km trong đó đã bê tông hoá 390 Km, chiếm 88%.
Nhìn chung đường đô thị ở Bình Định chất lượng còn thấp, các hạng mục cây
xanh chiếu sáng, vỉa hè, công trình ngầm phần lớn các tuyến chưa được xây dựng
đồng bộ.
Trang 18


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

e) Đường chuyên dùng: Có 207km đường chuyên dùng, hiện nay chủ yếu do lâm
trường quản lý. ( Có bảng hiện trạng GTVT tỉnh Bình Định kèm theo)
1-3. Đánh giá chung :
Mạng lưới đường bộ Bình Định tương đối đồng bộ, khép kín, phân bố tương
đối hợp lý với mật độ 0,84km/km2 và 3,247 km/1000dân, nhưng nhìn chung vế chất
lượng còn thấp, nhiều tuyến và đoạn tuyến chưa được đầu tư xây dựng vào cấp kỹ

thuật, vẫn còn đường đất, đa số cầu cống vẫn là công trình tạm thời.
Đường sử dụng tốt tập trung vào các tuyến Quốc lộ mang tính đối ngoại, các
tuyến này đường nhựa chủ yếu.
Các tuyến nội tỉnh mặc dù được đầu tư nâng cấp, nhưng công tác duy tu, trung
đại tu vốn còn quá ít ỏi, nên hầu hết các tuyến nhanh bị xuống cấp giảm khả năng khai
thác .
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh còn có nhiều cầu tạm, yếu và hẹp, trên
cùng một tuyến đường có nhiều loại cầu có khả năng chịu tải khác nhau chưa đồng
nhất làm phá vở tính liên hoàn của nó. Đặc biệt do nằm trong vùng hay bị thiên tai khí
hậu khắc nghiệt: nắng thì hạn hán, mưa thì gây lụt lội, do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi
làm cho chế độ thuỷ nhiệt của nền đường thay đổi dẫn đến cường độ và độ ổn định của
nền đường thay đổi sinh ra biến dạng, phá vở kết cấu nền mặt đường.
1-4. Hệ thống bến xe:
Hiện tại tỉnh Bình Định có 4 bến xe đã được xây dựng theo quy hoạch được
phê duyệt.
+ Bến xe khách Trung tâm Quy Nhơn tại phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy
Nhơn, có diện tích 42.000 m2 , được xây dựng hoàn thành vào đầu năm 2003 theo tiêu
chuẩn bến xe loại 1. Đây là bến xe chính của tỉnh, dùng để tổ chức đón, trả khách liên
tỉnh và nội tỉnh. Tổng số chuyến xe xuất bến năm 2004 là 70.150 chuyến; bình quân
mỗi ngày có 192 chuyến xe đón trả khách tại bến, năm 2005 là 78.638 chuyến ( 215
chuyến/ ngày ) và năm 2006 là 78.676 chuyến ( 216 chuyến/ ngày ).
+ Bến xe khách Bồng Sơn có diện tích 5.500 m 2, được xây dựng theo tiêu
chuẩn loại 3. Số lượng xe xuất bến liên tỉnh, nội tỉnh năm 2004 là 38.752 chuyến
( bình quân 106 chuyến xe/ ngày ), năm 2005 là 23.515 chuyến ( 65 chuyến/ ngày) và
năm 2006 là 22.719 chuyến ( 62 chuyến/ ngày ) .
Hai bến xe này hiện nay do Công ty cổ phần Bến xe Bình Định quản lý và khai
thác có hiệu quả.
+ Bến xe Phù Cát được xây dựng hoàn thành vào đầu tháng 9/2005 tại thôn
Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, có tổng diện tích 13.477 m 2 . Bến xe được xây
dựng theo tiêu chuẩn loại 4, do HTX Vận tải cơ giới huyện Phù Cát đầu tư vốn và

quản lý khai thác. Lượng xe xuất bến năm 2004 là 4.017 chuyến; bình quân 11,5
chuyến xe/ ngày, năm 2005: 10.416 chuyến ( 29 chuyến/ ngày ) và năm 2006 là 10.830
chuyến ( 30 chuyến/ ngày ).
Trang 19


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

+ Bến xe Bình Dương do HTX vận tải Phù Mỹ xây dựng hoàn thành 4/2008 có
diện tích 8.588 m, đạt tiêu chuẩn loại 3.
Tại trung tâm huyện lỵ các huyện khác, đã có quy hoạch nhưng chưa xây dựng
bến xe khách. Trong những năm qua, việc tổ chức đón, trả khách thực hiện tại các hợp
tác xã vận tải hoặc dọc đường gây mất trật tự, an toàn giao thông. Tình hình cụ thể ở
một số địa phương như sau:
+ Tại các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh: Xe đón trả khách
dọc các tuyến đường trong huyện lỵ và các điểm đông dân cư.
+ Tại Tam Quan, Bình Dương, Đập Đá: Xe đón trả khách dọc quốc lộ 1A.
+ Tại Bình Định: Xe đón trả khách trước trụ sở Hợp tác xã vận tải An Nhơn,
lấn chiếm hành lang QL1A và đường nội thị ( diện tích chỉ có 500 m2 ), gây mất trật tự
và ATGT.
+ Tại Diêu Trì: Việc đón trả khách thực hiện tại mặt bằng trước trụ sở HTX
Vận tải 19/5 Tuy Phước nằm ở trung tâm thị trấn Tuy Phước rất chật hẹp. Hơn nữa,
hiện nay đoạn quốc lộ 1A qua Diêu Trì đã xây dựng dải phân cách cố định rất khó
khăn cho xe ra vào điểm đón trả khách này và không đảm bảo an toàn giao thông.
+ Tại Phú Phong: Sử dụng mặt bằng có diện tích 3.000 m 2 của HTX vận tải
31/3 Tây Sơn làm nơi đón trả khách.
+ Phía Bắc thành phố Quy Nhơn: sử dụng một phần mặt bằng HTX Vận tải
Bình Minh tại Nhơn Phú ( tổng diện tích khoảng 2.000 m 2 ) làm trạm đón trả khách.
Một phần mặt bằng này dùng làm điểm đậu đỗ xe buýt và xưởng sửa chữa ô tô.
1-5. Dịch vụ sửa chữa cơ khí ;

Trước đây tỉnh có một nhà máy sửa chữa ô tô 1/5 trực thuộc Sở GTVT có công
suất 200xe/ năm (qui đổi theo xe tiêu chuẩn Zin 130 có tải trọng 5 tấn) với chức năng
nhiệm vụ sửa chữa trung, đại tu các loại xe ô tô và máy thi công công trình , đóng mới,
hoán cải lắp ráp xe. Đến năm 2000 do kinh doanh không có hiệu quả nên nhà máy đã
giải thể. Hiện nay các xưởng cơ khí và gara của tư nhân phát triển mạnh.
2. GIAO THÔNG ĐƯỜNG BIỂN:
Bình Định có 134 km bờ biển với nhiều đảo, vũng, vịnh, và các cửa biển rất
thuận lợi xây dựng cảng biển như: Qui Nhơn, Đề Gi, Tam Quan.
Hệ thống cảng bao gồm: cảng Qui Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Đống Đa, cảng Đề
Gi, và cảng Tam Quan với hiện trạng như sau:
2-1. Cảng Quy Nhơn:
Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp quốc gia có qui mô 345.736m2 với 868m cầu
cảng.
Cảng có 3 cầu tàu 7.000 DWT dài 350m, 2 cầu tàu bến nhô 20.000DWT dài
310m và 1cầu tàu 30.000 DWT dài 175m.
Trang 20


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Cảng có trên 17.680m2 nhà kho và 153.000m2 bãi chứa hàng hoá và 48.000m2
bãi chứa container.
2-2. Cảng Thị Nại:
Cảng Thị Nại là cảng tổng hợp do địa phương quản lý.
Mặt bằng cảng rộng 25.000m2 tiếp giáp với cảng Qui Nhơn về phía Đông. Hiện
tại cảng có 145 m bến tường cừ ván thép xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp chỉ
khai thác tàu 2.000DWT . Vừa qua, cảng được đầu tư xây dựng mới 123m cầu bến cho
tàu 5.000 tấn và kho hàng.
Cảng Quân sự Thị Nại vừa được xây dựng mới 1cầu tàu dài 140m cho tàu 5.000
DWT phục vụ cho Hải Quân.

2-3. Cảng Đống Đa (cầu Đen) :
Cảng Đống Đa cùng nằm trong đầm Thị Nại thuộc thành phố Qui Nhơn, là cảng
củ của hải quân Mỹ xây dựng cho tàu chiến 500-600 tấn. Tuyến bến dài khoảng 200m,
kết cấu bến cũ bằng tường cừ cọc ván thép.
Hiện nay tường cừ thép đã mục nát, toàn bộ bản bê tông mặt bến đã bị sập,
luồng tàu cạn do không được duy tu và nạo vét thường xuyên.Việc khai thác sử dụng
chủ yếu hiện nay là cho các tàu cá và tàu vận tải nhỏ dưới 200 tấn.
Cảng Đống Đa có thể phát triển tốt phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hóa, và
hành khách địa phương. Hiên nay cảng do địa phương quản lý.
2-4. Cảng Đề Gi:
Đầm Đề Gi rộng khoảng 1.600 ha là đầm thứ 2 sau Thị Nại có cửa thông ra
biển, tại đây kín gió, lặng sóng, điều kiện tự nhiên về địa hình, thủy hải văn khá thuận
lợi cho việc xây dựng cảng. Hiện nay, qui mô không đáng kể, mới chỉ có các bến nhỏ
cho tàu thuyền đánh cá.
Khu vực này có thể phát triển thành cảng hàng hoá để xuất titan, cát vàng, muối
và nhập khẩu xi măng, than, phân bón…và những bến cảng phục vụ cho thủy sản. Khu
vực cảng Đề Gi hiện nay mới chỉ ở dạng các tiềm năng để làm căn cứ cho việc phát
triển kinh tế biển Bình Định.
2-5. Cảng Tam Quan:
Cũng tương tự như cảng Đề Gi, khu cảng Tam Quan nằm trong đầm Tam Quan
có diện tích khoảng 600 ha với cửa thông ra biển Đông được mũi Trường Xuân và các
đồi cát che chắn. Do vậy cảng luôn kín gió, lặng sóng. Điều kiện thủy hải văn, địa
hình địa chất để xây dựng cảng và xưởng sửa chữa, đóng mới phương tiện thủy ở đây
khá tốt. Hiện nay chỉ khai thác làm bến cho tàu đánh cá địa phương, qui mô không
đáng kể.
Khu vực này có đủ điều kiện để xây dựng một cảng tổng hợp cho tàu
5.000DWT phục vụ tốt cho khu công nghiệp hỗn hợp khi được hình thành ở phía Bắc
tỉnh. Khi được đầu tư xây dựng một cách thích hợp thì các tiềm năng này sẽ biến
Trang 21



Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

thành các cơ sở công nghiệp, thương mại để phát triển kinh tế - xã hội các huyện khu
vực phía Bắc tỉnh.
3. GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA:
Do địa hình đặc trưng các tuyến sông của tỉnh hầu như ngắn và dốc, do đó
không thuận lợi cho vận tải bằng đường sông. Giao thông đường thủy nội địa Bình
Định được hình thành và hoạt động trên vùng đầm ven biển ( có diện tích 3.218 km2),
2 đầm Thị Nại và Đề Gi, hạ lưu 4 con sông lớn chảy ra 2 đầm và biển, trong đó đã có
5 luồng tuyến được Chủ tịch Tỉnh công bố tại quyết định số 2614/QĐ-CTUBND ngày
29/8/2005 gồm các tuyến :
+ Tuyến 1: Đống Đa – Cát Chánh :
- Loại đường thủy nội địa: Chạy trong đầm, do địa phương quản lý.
- Chiều dài: 18 km
- Điểm đầu: Cảng Đống Đa
- Điểm cuối : Bến đò Cát Chánh
+ Tuyến 2: Đống Đa – Nhơn Hội :
- Loại đường thủy nội địa: Chạy trong đầm, do địa phương quản lý.
- Chiều dài: 05 km
- Điểm đầu: Cảng Đống Đa
- Điểm cuối : Bến đò Nhơn Hội
+ Tuyến 3: Đống Đa – Khe Đá :
- Loại đường thủy nội địa: Chạy trong đầm, do địa phương quản lý.
- Chiều dài: 10 km, có 03 Km đi chung tuyến 1
- Điểm đầu: Cảng Đống Đa
- Điểm cuối : Bến đò Khe Đá
+ Tuyến 4: Đống Đa – Nhơn Lý :
- Loại đường thủy nội địa: Chạy trên biển, do địa phương quản lý.
- Chiều dài: 25 km, có 02 Km đi chung với luồng Quốc gia

- Điểm đầu: Cảng Đống Đa
- Điểm cuối : Bến đò Nhơn Lý
+ Tuyến 5: Đống Đa – Nhơn Châu ( Đảo Cù Lao Xanh ) :
- Loại đường thủy nội địa: Chạy trên biển.
- Chiều dài: 30 km, chỉ quản lý và đầu tư đoạn 5Km từ bến đò Nhơn Châu theo
hướng về Cảng Đống Đa .
- Điểm đầu: Cảng Đống Đa
- Điểm cuối : Bến đò Nhơn Châu
Trang 22


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Hai tuyến Đống Đa – Nhơn Lý và Đống Đa – Nhơn Châu theo Quyết định số
268/ QĐ-BGTVT ngày 01/02/2007của Bộ GTVT phân định trách nhiệm quản lý các
tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo do Cục đường sông Việt nam quản lý.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 6461 tàu cá, 261 tàu vận tải HH-HK,
khoảng hơn 1000 phương tiện thô sơ và một số phương tiện gia dụng. Vừa qua Bộ
GTVT, Cục đường sông Việt nam đã hổ trợ cho Tỉnh 19 phao tiêu thu hồi ở phía Nam
về để lắp đặt tuyến Đống Đa - Cát Chánh.
4. GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT:
Đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận Bình Định với tổng chiều dài 148 km từ
đèo Bình Đê (ranh giới với tỉnh Quảng Ngãi ) đến Mục Thịnh (ranh giới với tỉnh Phú
Yên) với 11 ga trong đó ga lớn là Diêu Trì . Đoạn từ Ga Diêu Trì đi về thành phố Quy
Nhơn có chiều dài 10,35 km.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam được xây dựng trước 1975, bị tàn phá nghiêm
trọng trong chiến tranh. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đã được đầu tư khôi
phục để đảm bảo giao lưu đi lại giữa hai miền. Hiên nay Bộ GTVT đang đầu tư kinh
phí nâng cấp cải tạo để đảm bảo đi lại an toàn thông suốt và rút ngắn hành trình chạy
tàu

Ngoài các chuyến tàu thống nhất Bắc- Nam còn có các chuyến tàu nhanh từ
Quy Nhơn đến các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh.
Các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh Bình Định đã góp phần không nhỏ vào
việc giao lưu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế địa phương.
5. GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG:
+ Sân bay Phù Cát : là sân bay quân sự được xây dựng trước năm 1975, có
đường băng dài 3.050m rộng 45m . Sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn 30 Km về phía
Bắc. Hiện nay hàng tuần có 12 chuyến bay đi Thành Phố Hồ Chí Minh, 3 chuyến bay
đi Đà Nẵng – Hà Nội và ngược lại. Nhà ga hàng không vừa được nâng cấp với công
suất 300HK/ giờ.
II. TÌNH HÌNH VẬN TẢI:
Vận tải có bước phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển
hàng hóa trong tỉnh, liên vùng và cả nước. Tổ chức vận tải ngày càng được hoàn thiện
và hợp lý hơn. Vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo, chiếm trên 90% thị phần vận tải.
Vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không tiếp tục được phát triển.
1. NĂNG LỰC VẬN TẢI:
Trang 23


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

1-1. Phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ:
TT

Loại phương tiện

Năm 2005

1
2

3

Tổng số
Ô tô tải
Ô tô chuyên dùng
Các loại phương
tiện khác

Năm 2006

6.179
5.502
215
462

Năm 2007

6.414
5.603
332
479

7.780
6.849
412
519

1-2. Phương tiện vận tải khách đường bộ:
TT Loại phương tiện
Tổng số

1 Ô tô chở khách
2 Ô tô con

Năm 2005
2.568
1.084
1.484

Năm 2006
2.849
1.306
1.543

Năm 2007
3.133
1.258
1.855

Năm 2006
434

Năm 2007
435

1-3. Phương tiện vận tải tàu sông :
TT Loại phương tiện
Tổng số

Năm 2005
399


2. SẢN LƯỢNG VẬN TẢI :

Theo số liệu thống kê ở Cục thống kê tỉnh Bình Định thì sản lượng của vận tải
hàng hóa và hành khách hàng năm của toàn tỉnh được thể hiện như sau:
SẢN LƯỢNG VẬN TẢI HÀNG HÓA VÀ HÀNH KHÁCH
CHỈ TIÊU
Hàng hóa vận chuyển
- Đường bộ
- Đường biển
- Đường sông
Hàng hóa luân chuyển
- Đường bộ
- Đường biển
- Đường sông
Hành khách vận chuyển
- Đường bộ
- Đường biển
- Đường sông
Hành khách luân chuyển
- Đường bộ

ĐVT
1.000T

1.000T.Km

1.000Hk

1.000Hk.Km


2000
1.421
1.371
30
20
262.909
220.705

2004
4.898
4.818
76
4
914.757
817.465

2005
5.813
5.539
274
0
1.207.316
817.382

2006
6.581
6.209
372
0

1.444.411
951.140

2007
7.106
6.806
300
0
1.442.462
1.027.377

41.612
592
13.337
12.825
256
256
706.132
702.025

97.194
98
13.099
12.665
319
115
684.917
679.989

389.934

493.271
0
0
18.371
19.856
17.917
19.432
339
311
115
113
1.279.238 1.502.767
1.274.146 1.497.82
4

415.085
0
20.431
20.386
37
8
1.611.697
1.610.505

Trang 24


Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Đường biển

- Đường sông

2.944
1.163

3.828
1.100

4.058
1.034

3.814
1.129

1.1118
74

Sản lượng vận tải hàng hóa năm 2007 phân theo ngành vận tải như sau:
2-1. Vận tải hàng hóa :
- Sản lượng vận tải hàng hóa do đường bộ đảm nhận chiếm khoảng 94% về tấn và 66
% về T.Km.
- Sản lượng vận tải hàng hóa do đường thủy đảm nhận chiếm khoảng 6% về tấn và
34% về T.Km.
2-2. Vân tải hành khách:
- Đường bộ : Sản lượng vận chuyển hành khách do đường bộ đảm nhận chiếm khoảng
97,8% về hành khách và 99% về luân chuyển.
* Các tuyến vận tải khách đường bộ:
+ Nội tỉnh: Gồm các tuyến từ Quy Nhơn đến các huyện thị và giữa các huyện thị
với nhau:
- Quy Nhơn - Hoài Nhơn

- Quy Nhơn - Vĩnh Thạnh
- Quy Nhơn - Phù Mỹ
- Quy Nhơn - Tây Sơn
- Quy Nhơn - Hoài Ân
- Quy Nhơn - An Lão
- Quy Nhơn - Phù Cát
- Quy Nhơ n - Vân Canh
- Quy Nhơn - Tuy Phước
- Quy Nhơn - An Nhơn
- An Lão - Bồng Sơn
- Hoài Ân - Bồng Sơn
- Vĩnh Thạnh - An Nhơn
- Vĩnh Thạnh - Tuy Phước
- Tuy Phước - Hoài Nhơn.
Trang 25


×