Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

báo cáo thu hoạch thực tập sư phạm mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 40 trang )

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC HÀNH SƯ PHẠM 1

Phần 1: Sơ yếu lí lịch

- Họ và tên: Nguyễn Thị Hoài Thương
- Nam, nữ : Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 30/ 04/1997
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm mầm non
- Lớp: MN4C
- Trường: Trung cấp chuyên nghiệp Hải Phòng
- Hệ đào tạo: Trung cấp( 02 năm)
- Thực tập tại nhóm/lớp: Lớp 5-6 tuổi
- Tại: Trường Mầm Non Tú Sơn – xã Tú Sơn – huyện Kiến
Thụy – Hải Phòng

1


Phần 2 : Mục lục
 Sơ yếu lí lịch........................................................................trang 1


Mục lục…………………………………………………...trang 2



Từ viết tắc…………………….....................………..........trang 3



Lời cảm ơn..........................................................................trang 3





Nội dung báo cáo……...............……………..
…………………………....trang 4

 Phần A: Mục đích…………………………………………..trang 4
 Phần B: Giới thiệu ………………………………………....trang 6
 Phần C: Nội dung..................................................................trang
10
1. Nội dung công việc thực hiện…………………………........…trang 10
2. Kế hoạch chăm sóc giáo dục……………………………………..
…...................................trang 15
2


2.1. Tổ chức hoạt động vệ sinh dinh dưỡng.........................….....trang 15
2.2. Giờ học………….....………………………………………..trang 18
2.3. Hoạt động vui chơi……......…………………………….…..trang 20
3. Hoạt động thực tập giảng dạy....................................................trang 23
4. Hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp......................................trang
25
5. Kiến nghị - đề xuất....................................................................trang 28
6. Kết luận.....................................................................................trang 32
7. Một số hình ảnh hoạt động........................................................trang 33
8. Lời kết........................................................................................trang 39
Phần 3: Kí hiệu và từ viết tắt
1. MN: mầm non
2. CSVC: cơ sỡ vật chất
3. CĐSH: chế độ sinh hoạt

4. GVCN: giáo viên chủ nhiệm
5. BGH: ban giám hiệu
6. GVHD: giáo viên hướng dẫn
Phần 4: Lời cảm ơn
Bài báo cáo thực hành sư phạm lần 1 này được hoàn thành là nhờ vào sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của BGH và các cô. Nhân đây cho phép em
được bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám Hiệu Trường trung cấp
chuyên nghiệp Hải Phòng, giáo viên hướng dẫn thực nói riêng và giáo
viên toàn trường nói chung, quý thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn em
hoàn thành đợt thực tập sư phạm lần 1. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đối với Ban Giám Hiệu và tập thể quý thầy cô trường Mầm Non
Tú Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,cung cấp các thông tin có liên
quan đến công tác giảng dạy đồng thời đã nhiệt tình chỉ đạo, tạo mọi
3


điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt trong đợt thực tập này. Lời cuối
cùng , em xin chúc quý thầy cô được nhiều sức khỏe và công tác tốt
trong sự nghiệp giáo dục của mình.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
Phần 5: Nội dung báo cáo

A: Mục đích và ý nghĩa
a. Mục đích:
- Nhằm giúp sinh viên có cơ hội tiếp xúc,vận dụng những phương pháp,
kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn ở trường Mầm Non, hình thành
thói quen, học hỏi kinh nghiệm của Giáo viên ở trường , từ đó có thể
hình thành tư thế cho mình sau này.
- Thực tập sư phạm này giúp cho sinh viên tiếp cận thực tế toàn bộ công
việc của người giáo viên Mầm Non, thực tập công tác chủ nhiệm của

một lớp…trước khi trở thành một giáo viên thực thụ.
- Thực tập tạo điều kiện cho sinh viên chủ động, sáng tạo trong công
việc vận dụng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học
trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm, còn góp
phần rèn luyện tư cách, tác phong sư phạm, nâng cao phẩm chất nghề
nghiệp cho sinh viên trước khi chính thức bước vào nghề. Hơn nữa,
thông qua đội ngũ sinh viên thực tập sư phạm giúp cho trường trung cấp
chuyên nghiệp và các cấp quản lí giáo dục có cơ sở tìm hiểu, đánh giá
chất lượng đào tạo giáo viên của trường.
b. ý nghĩa

4


- Đối với sinh viên, hoạt động thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng
không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên
sau này.
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng đã được học. Cụ thể: giúp
sinh viên củng cố các kiến thức về tâm lí học và giáo dục học mầm non,
làm giàu vốn kinh nghiệm thực tế của sinh viên về phương pháp chăm
sóc và giáo dục trẻ. Sinh viên có cơ hội để rèn luyện kĩ năng quan sát,
nghiên cứu và đánh giá sự phát triển của trẻ.
- Giúp sinh viên sư phạm đi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với
học sinh và giáo viên ở trường mầm non, được thường xuyên thực hành,
luyện tập các kĩ năng sư phạm, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và
năng lực sư phạm của người giáo viên mầm non
- Bồi dưỡng lòng yêu nghề, mến trẻ; thái độ thân thiện, tích cực hòa nhã
trong giao tiếp và có ý thức tự giác trong việc rèn luyện tay nghề.
- Giúp sinh viên nhận thức được vai trò của người giáo viên mầm non,
tập làm một số công việc về chăm sóc giáo dục trẻ, theo yêu cầu của

chương trình khung đào tạo giáo viên mầm non
- Ngoài ra còn giúp sinh viên tự rút ra cho mình những bài học mà các
bạn tự tích lũy được trong quá trình thực tập, giúp sinh viên nhìn thấy
được những điểm mạnh và những hạn chế của mình để tự trưởng thành
hơn, giúp sinh viên sau này đứng lớp được tốt hơn.
c. Nội dung thực tập sư phạm:
- Gồm 4 nội dung chính:
+ Dự giờ các buổi giảng dạy mẫu.
+ Tập lên tiết của 3 khối và dạy thử theo hướng dẫn của GVCN
+ Thực tập chủ nhiệm.
5


+ Ý thức rèn luyện của sinh viên trong đợt thực tập sư phạm.

B: Giới thiệu
1. Trường thực tập:

 Thuận lợi
- Trường MN Tú Sơn được xây dựng trước năm 1962, do cô Bùi Thị Hà
làm hiệu trưởng.
- Hiện nay nhà trường hoạt động toàn bộ 17 lớp bán trú với tổng số học
sinh là 470 cháu. CBGVCNV: 80 người, hình thành ban bộ đầy đủ, cơ sỡ
vật chất đầy đủ, khang trang, thoáng mát có môi trường xanh đẹp, có sân
chơi, đội ngũ BGHGVCNV nhiệt tình công tác.
- Trường đã đạt được nhiều thành tích cấp quận, thành phố.
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác và có trình độ chuyên môn cao

 Khó khăn
- Trường nằm trên đường lớn nên giờ tan tầm vẫn hay tắc đường gây cản

trở
6


- Nhận thức của phụ huynh chưa cao gây khó khăn cho giáo viên trong
việc trao đổi
- Một số trẻ do đi học muộn nên chậm so với lứa tuổi
2. Địa chỉ: thôn 3 – xã Tú Sơn - Huyện Kiến Thụy – Hải Phòng
3. Nhóm lớp thực tập: Lớp 5-6 tuổi
4. Số trẻ: 30 trẻ.( 19 nam, 11 nữ) Trong đó: 02 trẻ dư cân và 04 trẻ
suy dinh dưỡng độ nhẹ
5. Giáo viên phụ trách lớp:
Giáo viên 1: Cô Bùi Thị Vui
Giáo viên 2: Cô Nguyễn Thị Loan
Thời gian thực tập: Từ 03/12 đến 30/12/2018
6. Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Hoài Thương
7. Đặc điểm tình hình nhóm lớp:
- Trẻ: có 30 trẻ
- Giáo viên MN:
+ Cả hai cô đều có kinh nghiệm cao trong nghề, năng động, sáng tạo,
nhiệt tình trong công tác, luôn yêu nghề, yêu mến trẻ, cô luôn phấn đấu
trong công tác thi đua tôn trọng trẻ, xem trẻ như con của mình. Cô luôn
vui vẻ niềm nở với phụ huynh và luôn quan tâm chăm sóc trẻ.
+ Cô rất nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực tập tại
trường, cô hòa nhã, vui vẻ giúp đỡ chúng em khi gặp khó khăn, nhiệt
tình chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy trẻ để em có thể
hiểu hơn về nghề mình đã chọn và ngày càng yêu quí nghề hơn.
7



8. Đối chiếu tiêu chí
- Đảm bảo đạt chuẩn tiêu chí trường quốc gia
9.CSVC:

 Thuận lợi
- Trường lớp xây dựng khang trang rộng rãi, thoáng mát, đúng tiêu
chuẩn, sạch đẹp, bếp ăn một chiều sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Với các trang thiết bị hiện đại, đầy đủ trang thiết bị dạy học, đồ dùng
dạy học đa dạng, mỗi phòng học đều có máy vi tính đáp ứng nhu cầu của
trẻ, có giường ngủ đầy đủ cho mỗi trẻ
- Trường có đầy đủ các phòng hành chính, phòng chức năng, phòng dạy
năng khiếu, sân trường rộng nhiều đồ chơi cho trẻ, có hồ bơi, sân cát,
khu vườn cho trẻ thỏa sức vui chơi.
- Lớp học thoáng mát, đúng tiêu chuẩn, sạch đẹp.Mỗi lớp đều có camera,
điều hòa 2 chiều
- Cô có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong công tác và yêu nghề
mến trẻ.
- Các loại đồ chơi của trẻ đa dạng, lớp học được trang trí chủ yếu ở 3
màu chủ đạo: đỏ, xanh, vàng phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
8


 Khó khăn:
- Lớp không có bảo mẫu nên việc chăm sóc trẻ nhiều khi bị bất cập khi
các cô vừa phải dọn vệ sinh vừa quản trẻ, vừa chuẩn bị các đồ dùng đồ
chơi cần thiết cho mọi hoạt động của trẻ, cũng như việc tạo không khí
thoải mái cho các trẻ mới đi học.
- Đồ chơi trong lớp của trẻ đa dạng nhưng số lượng đồ chơi còn tương
đối ít so với số trẻ đến lớp ngày càng tăng.

10. CDSH: Lịch sinh hoạt trong ngày của trẻ tại lớp
THỜI GIAN

NỘI DUNG

6h45 - 7h10

Đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về
tình hình của trẻ

7h10 - 7h25

Thể dục sáng, vui chơi cùng trẻ, trò
chuyện với trẻ về thời tiết, chuyện ở
nhà,...

7h25 - 8h00

Ăn sáng( nếu đăng kí)

8h00 - 8h50

Hoạt động học

8h50 - 9h25

Hoạt động ngoài trời

9h25 - 10h00


Hoạt động vui chơi theo chủ đề

10h00 - 10h25

Vận động nhẹ nhàng, Vệ sinh
9


10h25 - 11h00

Ăn trưa, phụ cô phơi khăn, xếp cốc,
kê giường, lấy chăn gối theo lịch
trực nhật

11h30 - 14h30

Ngủ trưa

14h30 - 15h00

Vận động nhẹ nhàng, phụ cô cất
giường, gối, chăn. Vệ sinh – ăn xế

15h00 - 16h00

Hoạt động chiều( ôn luyện bài buổi
sáng, trò chuyện cùng trẻ, dạy trẻ kĩ
năng sống cần thiết,...)

16h00 – 17h00


Chuẩn bị quần áo, đồ dùng cho trẻ.
Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh

C: Nội dung
1.Nội dung công việc thực hiện:
- Quan sát các hoạt động giáo dục:
 Giờ học:
- Ngày 4/12/2018 quan sát cô Bùi Thị Vui lên tiết với đề tài “tách gộm
trong phạm vi 7” , ngày 13/12/2018 quan sát cô Nguyễn Thị Loan lên
tiết PTNN “đồng dao: Thằng Bờm” , từ đó rút ra được nhiều kinh
nghiệm cho bản thân.…

10


 Giờ chơi:
- Giờ cho trẻ chơi tự do theo các góc (9 buổi): có các góc chơi như góc
xây dựng, góc siêu thị, góc bác sĩ, góc học tập, góc phân vai, góc tạo
hình; lúc đó em quan sát trẻ chơi, cùng chơi với trẻ (đóng vai thành
người mua hàng ở góc siêu thị, người bệnh đến khám ở góc bác sĩ…),
chụp hình các góc mà trẻ chơi, sản phảm của trẻ ở góc tạo hình, góc xây
dựng; giúp cô xử lí tình huống khi trẻ đánh bạn, giành đồ chơi của bạn…
- Giờ tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời (10 buổi): quan sát cô tổ chức cho
trẻ chơi trò “kéo co”, “nhảy bao bố”, “mèo đuổi chuột”…và cho trẻ
chơi tự do với những đồ chơi có trong sân trường.
 Giờ ăn:
- Lúc đầu quan sát cô chia đồ ăn cho trẻ, quan sát trẻ ăn nhắc trẻ giữ vệ
sinh trong khi ăn, ăn ngon miệng, ăn không nói chuyện…về sau, phụ cô
cùng chia đồ ăn cho trẻ.

 Giờ đón, trả trẻ:
- Quan sát cách cô đón, trả trẻ, cách cô giao tiếp với phụ huynh để học
hỏi kinh nghiệm
 Giờ hoạt động chiều:

11


- Quan sát cách cô tổ chức hoạt động và chơi với trẻ. tham gia chương
trình “cháu yêu chú bộ đội” vào ngày 21/12 và lễ hội Noel vào ngày
24/12

 Tổ chức giờ học: (3 giờ) : Ngày 5/12/2018 tổ chức dạy trẻ tiết làm
quen chữ cái u-ư , ngày 10/12/2018 tổ chức dạy cho trẻ tiết PTTC
“Ném trúng đích bằng 1 tay”, ngày 19/12/2018 tổ chức cho trẻ
hoạt động góc với chủ đề “nghề nghiệp”,
2 Kế hoạch chăm sóc – giáo dục
- Kế hoạch giáo dục của nhóm lớp mầm non: giáo dục trẻ phát triển mọi
mặt
 Phát triển thẩm mỹ:
-Vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi
cảm nói lên cảm xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và
ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ và thể hiện sắc thái của bài hát

qua

giọng hát, nét mặt, điệu bộ ...
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm.
- Xé, cắt theo đường thẳng,đường cong... và dán thành sản phẩm có màu

sắc, bố cục.
- Nghe các loại nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca hòa tấu).
- Vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc với
các hình thức vỗ tay theo tiết tấu.
12


- Vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh
có màu sắc và bố cục.
- Làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản
phẩm.
- Phối hợp các kĩ năng gấp hình; xếp hình, để tạo thành các sản
phẩm có màu sắc khác nhau
- Lựa chọn và tự thể hiện hình thức vận động theo bài hát, bản nhạc.
- Lựa chọn dụng cụ để gõ đệm theo nhịp điệu,( tiết tấu bài hát).
- Nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
- Tự chọn dụng cụ, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
 Phát triển tình cảm xã hội:
- Nói được điều bé thích, không thích, những việc gì bé có thể làm được.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi)
- Nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt,
cử chỉ, lời nói, tranh ảnh.
- Chú ý nghe khi cô, bạn nói.
- Biết chờ đến lượt khi được nhắc nhở
- Biết trao đổi, thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động
chung (chơi, trực nhật ...).
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
- Phân biệt hành vi "đúng"- "sai"; "tốt"-"xấu".
- Thích chăm sóc cây, không bẻ cành, bứt hoa.

- Không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng.
- Yêu mến, quan tâm đến người thân trong gia đình.
 Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng câu phức.
- Thực hiện được 2,3 yêu cầu liên tiếp.
- Sử dụng các loại câu đơn, câu ghép câu khẳng định, câu phủ định.
13


- Đọc thuộc bài thơ,đồng dao; ca dao.
- Bắt chước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện.
- Sử dụng các từ như : cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp mời cô, mời bạn.
- Giữ gìn bảo vệ sách.
- Đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
- Đọc truyện qua các tranh vẽ.
- Kể lại sự việc theo trình tự.
 Phát triển nhận thức
Đặc điểm bên ngoài của cây, hoa, quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với
con người.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa con vật, cây với
môi trường sống.
- Cách chăm sóc và bảo vệ con vật, cây.
- Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.
- Sử dụng các con số từ 1- 5 để chỉ số lượng, số thứ tự.
- Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi.
- Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
- Công dụng, ích lợi của một số loại giấy: giấy báo, giấy gói quà....
- Đặc điểm bên ngoài, hình dạng của một số lá ( lá bàng, lá trầu bà....)
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của quả, lá
- Phân loại quả, theo 1-2 dấu hiệu.

- So sánh độ lớn của 3 đối tượng. Làm quen với từ nhỏ nhất, to hơn, to
nhất, nhỏ hơn.
- Sử dụng dụng cụ để đo độ dài, dung tích của 2 đối tượng, nói kết quả
đo và so sánh.
 Phát triển thể chất:
- Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể
dục theo hiệu lệnh.
- Đi bằng gót chân, đi khuỵu gối, đi nhấc cao đùi.
14


- Tung bóng lên cao và bắt, ném xa 1 tay.
- Chạy liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây, bò qua ống dài
1,2m x 0,6m.
- Cuộn cổ tay - xoay cổ tay.
- Cắt thành thạo theo đường thẳng.
- Cài, cởi cúc, xâu buộc dây.
2.1 Tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng:
- Nội dung chăm sóc:
+ Chăm sóc dinh dưỡng.
+ Chăm sóc giấc ngủ.
+ Chăm sóc vệ sinh.
+ Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Nhiệm vụ:
+ Đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng, no, bổ, đủ chất, ăn các loại thức ăn dễ
tiêu hóa; giáo dục và hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh
trong ăn uống.
+ Trẻ biết tên món ăn, biết những thực phẩm trong món ăn.
+ Trẻ biết nói lên ý kiến của mình về thức ăn như thế nào.
+ Đảm bảo trẻ ăn hết suất, trẻ ăn rau, không bỏ thức ăn.

+ Trẻ tự phục vụ bản thân, trẻ tự đút ăn, không đợi cô đút.

15


+ Vệ sinh an toàn thực phẩm trong khi nhận và chia thức ăn cho trẻ.
+ Giáo dục trẻ thói quen ăn văn minh, nhai kĩ, không nói chuyện khi ăn,
khi ho biết che miệng lại, ngồi thẳng lưng khi ăn.
+ Đảm bảo cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, đủ giờ, ngủ say, ngủ ngon.
+ Giáo dục trẻ thói quen rửa tay, lau mặt trước khi ăn.
+Thực hiện các quy định vệ sinh cá nhân, lớp học đồ đùng, đồ chơi, môi
trường xanh, sạch đẹp cho trẻ.
+Theo dõi sự phát triển của trẻ, phối hợp với nhà trường, phụ huynh
trong công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ.
- Biện pháp tổ chức hoạt động chăm sóc vệ sinh dinh dưỡng:
+Tạo không khí dễ chịu, chuẩn bị đầy đủ cho trẻ, động viên, khen ngợi,
bao quát trẻ khi trẻ ăn, cho trẻ tự phục vụ, tự dọn dẹp, làm vệ sinh cá
nhân trước và sau khi ăn.
+ Nếu có trẻ ăn chậm cô khuyến khích trẻ ăn, làm nhuyễn cơm của trẻ
ra, có thể đút cho trẻ một muỗng chứ không đút cho trẻ như lớp nhà trẻ.
+ Thức ăn của trẻ không quá nhão để trẻ ăn không ngán, khi trẻ lấy thức
ăn, khuyến khích trẻ lấy thêm rau để ăn.
+ Chuẩn bị cho trẻ đồ dùng ngủ, giường, chiếu, gối, cho trẻ một tâm
trạng thoải mái và dễ chịu nhất, tắt bớt đèn điện.
16


+ Khi trẻ tiến hành rửa tay, lau mặt cô quan sát trẻ tự thực hiện và nhắc
nhở khi trẻ làm sai.
+ Khi trẻ rửa tay cô giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ và nhắc trẻ tiết

kiệm nước.
- Hình thức tổ chức:
+ Theo hình thức cuốn chiếu, những bạn ngồi ăn ở bàn 1 sẽ được kêu
dọn đồ chơi trước và ra xếp ghế vào bàn, sau đó mới tiến hành các thao
tác rửa tay, lau mặt. Khi thực hiện xong các thao tác, trẻ tự lấy muỗng,
khăn giấy,…rồi mới lên lấy thức ăn. Tiếp tục cho đến khi hết trẻ. Những
trẻ bàn 1 là những trẻ ăn chậm nhất, nên thường thì khi tất cả các trẻ ăn
xong cùng lúc, không bị tình trạng trẻ này xong rất lâu rồi mà trẻ kia
chưa xong.
+ Để đảm bảo tính thẩm mỹ, cứ 4 trẻ sẽ đi rửa tay trước, tránh tình trạng
trẻ đứng tụ tập, nói chuyện ồn ào khi chờ đến lượt trong nhà vệ sinh.
2.2

Tổ chức giờ học

- Các giờ học tổ chức đều được đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ các
mặt trong một giờ học. Có thể trong một giờ học, trẻ sẽ được phát triển
nhận thức, thể chất, ngôn ngữ và cả tình cảm xã hội.
- Chẳng hạn như giờ học về môi trường xung quanh về đặc điểm bên
ngoài của lá và một số hình dạng của lá.
17


- Mục tiêu giờ học:
+ Trẻ nhận biết được đặc điểm bên ngoài ( hình dạng, màu sắc) của lá.
( phát triển nhận thức).
+Trẻ biết được tên của một số lá ( phát triển nhận thức).
+Trẻ phân loại được 3 hình dạng cơ bản của lá: lá tròn, lá dài, lá trái tim
( phát triển nhận thức).
+ Phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ và óc quan sát của trẻ ( phát triển ngôn

ngữ).
+ Giáo dục trẻ biết chăm sóc cây xanh ( phát triển tình cảm xã hội).
+ Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động ( phát triển thể chất, tình cảm
xã hội).
- Tiến trình
Cô đàm thoại với trẻ:
+ Các con đang cầm gì trên tay ? Có bạn nào biết lá của mình cầm là lá
gì không?
+ Cho trẻ nói lại tên lá.
+ Bây giờ các con hãy quan sát thật kĩ chiếc lá mình cầm, các con thử
tưởng tượng, suy nghĩ xem chiếc lá giống hình gì mà chúng ta đã học rồi
không?
18


+ Các con thấy lá trên tay của mình có màu gì nào?
+ Bạn nào cho cô biết vì sao lá màu vàng nào?
+ À, vì do lá màu xanh già đi nên chuyển thành lá màu vàng. Nếu chúng
ta chăm sóc cây thì cây sẽ tươi tốt và ít lá màu vàng hơn.
+ Vậy bạn nào có thể cho cô biết mình chăm sóc cây như thế nào?
 Hệ thống câu hỏi của cô hợp lí, có cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở,
cô sử dụng những câu hỏi khai thác kinh nghiệm cá nhân của trẻ,
đảm bảo cho trẻ được phát triển ngôn ngữ, củng cố lại kinh nghiệm
cũng như kiến thức của bản thân trẻ.
 Hệ thống câu hỏi được đặt một cách có logic, đi từ ngoài vào
trong, theo một trật tự nhất định. Khi đặt câu hỏi, các câu hỏi được
đặt theo 1 thứ tự: đầu tiên hỏi tên lá, tiếp đến cô đặt những câu hỏi
liên quan tới hình dạng, màu sắc ( cô sử dụng những câu hỏi mở “
như thế nào” ). Cuối cùng, cô đặt câu hỏi khai thác kinh nghiệm
của trẻ biết “ vì sao lá màu vàng?”.

- Biện pháp sử dụng trong giờ học:
+ Ngay từ đầu giờ cô sử dụng một trò chơi nhỏ “ Nảy mầm” để tập trung
trẻ vào giờ học và sau đó khi lá rụng cô tung lá ra để xuất hiện tình
huống lá xuất hiện rất hợp lí, không bị gián đoạn mà trẻ cũng rất thích
thú.

19


+ Những lúc chuyển tiếp giữa các hoạt động cô cũng cho lớp chơi trò
chơi “ Cô cần”, “ Gió thổi” không làm trẻ mất hứng thú khi học, làm trẻ
cảm thấy mình học như chơi.
- Hình thức tổ chức:
+ Đầu giờ khi chơi trò chơi “ Nảy mầm” trẻ đứng hình vòng tròn.
+ Khi quan sát chiếc lá, cô cho trẻ ngồi hình chữ U để đảm bảo quan sát
được hết các trẻ, và khi thay đội hình trẻ cũng rất thích.
+ Cô thường xuyên cho trẻ kết nhóm 2 hoặc 3 người để trẻ chơi trò chơi.
2.3

Tổ chức hoạt động vui chơi

- Cũng như giờ học, hoạt động vui chơi được tổ chức một cách khoa
học, hợp lí, đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ các mặt.
- Các trò chơi giả bộ, xây dựng đều được đảm bảo phát triển các mặt kĩ
năng chơi, nội dung chơi, khả năng phối hợp với bạn, tự lực sáng tạo,
kiến tạo mô hình và mô hình xây dựng.
- Giống giờ học, giờ vui chơi của trẻ cũng được chia theo thời khóa biểu,
nhưng đều đảm bảo trong tuần trẻ được vui chơi trong lớp, vui chơi
ngoài trời một cách hợp lí.
- Nội dung của các hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời trong thời

gian thực tập :

20


- Vui chơi trong lớp:
+ Trò chơi xây dựng : trẻ rủ nhau chơi, cùng nhau thỏa
thuận về mô hình xây dựng và phân công thực hiện. Biết cùng nhau
phối hợp trong khi chơi, quan tâm đến công việc của nhau. Và cùng
nhau xem mô hình xây dựng là kết quả của nhóm
+ Trò chơi phân vai : trẻ biết tạo ra tình huống chơi
sâu sắc của nội dung chơi, Có sự gắn kết linh hoạt giữa các tình tiết của
nội dung cốt chuyện, hoặc thay đổi vai chơi cho phù hợp với công việc
bác sĩ, nấu ăn gia đình.
+ Trò chơi học tập : “ tìm dán các hình ảnh nên, không nên để bảo vệ
môi trường”; “ Xếp lá theo màu từ nhạt-đậm, và ngược lại”; “ Nối các
chữ số tương ứng với số lượng 1,2, 3, 4,5
+ Góc tạo hình: Hướng dẫn trẻ dán các loại lá làm các con vật : con cá,
con thỏ, in màu lá…, đan, kết lá…xé dán.
+ Góc âm nhạc: trẻ mặc các trang phục từ túi nylong để biễu diễn hát
các bài hát trẻ thích -> Trẻ phân vai bán vé, người kiểm vé, người dẫn
chương trình, người xếp ghế theo số thứ tự.
+ Góc thư viện : trẻ cắt các hình ảnh từ tạp chí, họa báo các hình ảnh gây
lũ lụt, bảo vệ môi trường để làm album. Hướng dẫn trẻ cách
phân biệt phần mở đầu, kết thúc của sách..
- Hoạt động ngoài trời:
21


+ Quan sát : các loại lá ở vườn cây trường bé.

+ Tổ chức cho trẻ lau lá,phân loại lá.
+ Trò chơi vận động : “ Chim sẻ và người thợ săn” ;” Tìm xem tổ nào
nhanh” -> trẻ chủ động chơi với trò chơi cũ ( tìm xem tổ nào nhanh”. Có
sự phối hợp trong khi chơi. Trẻ không cố ý vi phạm trong lúc chơi.
+ Chơi tự do ở các góc: Đan lá, kết lá làm nón, gói bánh… thổi nước,
câu cá, ném vòng, bò vào các ống chui, đi cà kheo, bán hàng, chơi cát
( xây các đường hầm, hố cát)- chăm sóc tưới nước cho cây.
+ VĐ DC-BP: ném xa1 tay – bò chui qua cổng – chạy liên tục theo
hướng thẳng 15m.
- Biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi :
+ Phân công giáo viên hợp lí cô bao quát trẻ tự chuẩn bị các góc chơi.
+ Để tập trung trẻ đầu giờ, sử dụng bài hát, trò chơi theo đội hình vòng
tròn, chữ u…
+ Giúp trẻ ổn định vào góc chơi: phân công nhiệm vụ trước khi chơi
nhưng không áp đặt trẻ.
+ Giúp trẻ triển khai trò chơi: phân công bao quát các góc chơi hợp lí
giữa các cô, lựa chọn thời điểm để phát triển trò chơi của trẻ, nắm được
tình hình chơi của các góc chơi.
+ Cho trẻ đổi góc chơi khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ trẻ đã làm,
tránh áp đặt bắt trẻ chơi ở một góc.
22


+ kết thúc giờ chơi, thông báo cho trẻ trước 5p, nhưng theo hình thức
cuốn chiếu để cho phù hợp với giờ ăn sau đó.
+ Ngoài trời, nếu quan sát, cần có hệ thống câu hỏi hợp lí, và khi kết
thức giờ chơi cho trẻ vệ sinh tay chân trước khi vào lớp.
3 Hoạt động thực tập giảng dậy

 Thuận lợi

- GVCN nhiệt tình giúp đỡ về cả giáo án và đồ dùng trực quan cho tiết
học
- Học sinh tích cực, gần gũi với cô
- Nhà trường tạo điều kiện về CSVC

 Khó khăn
- Một số trẻ vẫn chưa chú tâm vào bài giảng
- Sắp xếp thời gian trong tiết chưa khoa học
- Chưa đan xen các hoạt động tĩnh động trong tiết dạy
- Chưa vừa dạy vừa bao quát hết trẻ

 Kết quả

23


- Nắm vững được cách tổ chức tiết học
- Thuần thục hơn những phương pháp dạy học
- Tự tin đứng trước đám đông

 Tự đánh giá
- Xếp loại: Khá

 Hướng phấn đấu
- Cố gắng học tập để nắm vững, trau dồi kiến thức chuyên môn
- Nắm bắt những thông tin thay đổi kịp thời để có những phương pháp
giáo dục hợp lý
- Khắc phục những điểm yếu, hạn chế của bản thân
- Đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu và thông cảm cho trẻ
- Phải dành thời gian đi dự lớp của các giáo viên có kinh nghiệm để học

hỏi. Ghi chép các điểm mà mình thấy cần rút kinh nghiệm.
- Luôn dành tình yêu và nhiệt huyết với nghề lên hàng đầu
4 Hoạt động thực tập làm chủ nhiệm lớp
4.1. Nội dung của công tác giáo viên chủ nhiệm
24


- Nắm vững đặc điểm tâm lí của trẻ ( như là đặc điểm thể chất, tính cách,
chế độ ăn của trẻ,…).
- Xây dựng các kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần… để dự
kiến các nội dung công việc cần làm, định hướng cho mọi hoạt động của
giáo viên. Giáo viên phải nghiên cứu để hiểu những yêu cầu giáo dục
của nhà trường, trên cơ sở ấy vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp
chủ nhiệm.
- Đảm bảo chỉ tiêu số lượng trẻ đến lớp, quản lí trong các giờ học, giờ
chơi, ăn ngủ vệ sinh.
- Đánh giá sự phát triển của trẻ.
- Quản lí cơ sở vật chất của lớp.
- Xây dựng công tác phối kết hợp giữa giáo viên với gia đình trẻ, giữa
giáo viên với nhau…
- Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và từng học sinh của lớp
chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác
động phù hợp. Nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về đặc điểm trình
độ, tâm lý của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái,
phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình..
4.2. Nhiệm vụ của công tác giáo viên chủ nhiệm
- Người giáo viên chủ nhiệm, trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm
25



×