Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TIẾNG TRUNG SƠ CẤP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
TIẾNG TRUNG SƠ CẤP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Mã số: ĐH2016-TN01-03

Chủ nhiệm đề tài: TS. Quách Thị Nga

Thái Nguyên, tháng 05/ 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
TIẾNG TRUNG SƠ CẤP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Ở
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài

Chủ nhiệm đề tài


(Ký, họ tên, đóng dấu)

(Ký, họ tên)

Quách Thị Nga

Thái Nguyên, tháng 05/ 2018


i

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. Danh sách những người tham gia thực hiện đề tài
1. TS. Quách Thị Nga –Bộ môn tiếng Trung Quốc – Khoa Ngoại ngữ - Đại học
Thái Nguyên: Chủ nhiệm đề tài
2. TS. Mai Thị Ngọc Anh – Bộ môn tiếng Trung Quốc – Khoa Ngoại ngữ - Đại
học Thái Nguyên: Thành viên tham gia
3. Ths. Nguyễn Ngọc Lưu Ly – Bộ môn tiếng Trung Quốc – Khoa Ngoại ngữ Đại học Thái Nguyên: Thành viên tham gia
4. Nguyễn Huy Phan - Đại học Bách Khoa Hà Nội: Thành viên tham gia
5. Đỗ Khắc Hoàn – Tổ thông tin thư viện – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái
Nguyên: Thành viên tham gia
6. Đặng Quang Huy- Tổ QLKH&HTQT – Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái
Nguyên: Thư ký khoa học

2. Danh sách đơn vị phối hợp thực hiện đề tài
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên
Đại diện: TS. Lê Hồng Thắng – Trưởng Khoa



ii

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

v
viii

INFORMATION ON RESEACH RESULTS

xi

MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

2

3. Nội dung nghiên cứu

2


4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện

3

5.1. Phương pháp nghiên cứu

3

5.2. Các bước thực hiện

4

6. Nguồn tài liệu

4

7. Giá trị khoa học của đề tài

4

8. Ý nghĩa của đề tài

5

CHƯƠNG 1


6

CƠ SỞ LÝ LUẬN

6

1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

6

2. Cơ sở lý luận

12

CHƯƠNG 2

24

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG
GIẢNG DẠY TIẾNG HÁN TẠI KHOA NGOẠI NGỮ - ĐHTN
24
1. Mục tiêu khảo sát

24

2. Đối tượng khảo sát

24

3. Phương pháp khảo sát


25

4. Cấu trúc và nội dung phiếu khảo sát

26

5. Kết quả khảo sát và phân tích

28

CHƯƠNG 3

37


iii

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TIẾNG TRUNG SƠ CẤP

37

1. Tổng quan về hệ thống học liệu điện tử (HLĐT) tiếng Trung sơ cấp

37

1.1. Mục tiêu của hệ thống

37


1.3. Đối tượng sử dụng của hệ thống

37

1.4. Qui trình xây dựng hệ thống

38

1.5. Mô hình hệ thống

40

1.6. Kết cấu hệ thống

41

1.7. Giải pháp công nghệ của hệ thống

44

2. Xây dựng nội dung hệ thống học liệu điện tử tiếng Trung sơ cấp

47

2.1. Phần từ mới

47

2.2. Phần ngữ âm, ngữ pháp


48

2.3. Phần bài khóa

48

2.4. Dạng bài luyện tập

49

CHƯƠNG 4

50

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM VÀ KẾT LUẬN

50

1. Qui trình thử nghiệm

50

1.1. Mục tiêu thử nghiệm

50

1.2. Đối tượng thử nghiệm

50


1.3. Phương pháp thử nghiệm

50

1.4. Nội dung phiếu kháo sát

51

1.5. Kết quả thử nghiệm

51

2. Những vấn đề đã giải quyết (ưu điểm của hệ thống)

65

3. Hướng nghiên cứu tiếp theo

66

KẾT LUẬN

67

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

Phụ lục 1a: Phiếu khảo sát người học về nhu cầu sử dụng học liệu điện tử tiếng Trung sơ
cấp.

71
Phụ lục 1b: Phiếu khảo sát giảng viên về nhu cầu sử dụng học liệu điện tử tiếng Trung sơ
cấp.
76


iv

Phụ lục 2a: Phiếu khảo sát phản hồi người học về sản phẩm website của đề tài

79

Phụ lục 2b: Phiếu khảo sát phản hồi người dạy về sản phẩm website của đề tài

84


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng, biểu
Bảng 2.1. Số liệu khảo sát nhu cầu sử dụng học liệu điện tử trong
giảng dạy tiếng Trung giai đoạn sơ cấp của Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN.

Trang
28 - 29

Bảng 2.2. Số liệu khảo sát khảo sát nhu cầu sử dụng học liệu điện
tử trong hoạt động tự học tiếng Trung giai đoạn sơ cấp của Khoa

Ngoại ngữ - ĐHTN

31 - 33

Bảng 2.3. Users

45

Bảng 2.4. vocab

45

Bảng 2.5. data_knowledge

46

Bảng 2.6. data_nguam

46

Hình 3.1. Giao diện trang chủ

41

Hình 3.2. Giao diện trang giới thiệu tổng quan HLĐT tiếng Trung
Quốc sơ cấp

42

Hình 3.3. Giao diện trang “ Hán ngữ sơ cấp 1 - Tập 1 - Quyển 1”


43

Hình 3.4. Giao diện trang từng bài học

43

Hình 4.1a. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hình
thứcwebsite

52

Hình 4.1b. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hình thức
website

52

Hình 4.2. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về nội dung
website
Hình 4.3a. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hiệu quả sử
dụng của website

54

55


vi

Hình 4.3b. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hiệu quả sử

dụng của website

56

Hình 4.3c. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hiệu quả sử
dụng của website

56

Hình 4.4a. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hoàn thiện
sử dụng của website

57

Hình 4.4b. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hoàn thiện
sử dụng của website

57

Hình 4.5a. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về hình thức
website

59

Hình 4.5b. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hình thức
website

59

Hình 4.5c. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hình thức

website

60

Hình 4.6a. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về nội dung
website

60

Hình 4.6b. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về nội dung
website

61

Hình 4.6c. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về nội dung
website

62

Hình 4.7. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về hiệu quả
sử dụng của website

63

Hình 4.8. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến giảng viên về ứng dụng
trang Web đối với việc giảng dạy tiếng Trung giai đoạn sơ cấp

64

Hình 4.9. Biểu đồ kết quả khảo sát ý kiến sinh viên về hoàn thiện

sử dụng của website

65


vii

PHỤ LỤC 1a
Phiếu khảo sát người học về nhu cầu sử dụng học liệu điện tử tiếng
Trung sơ cấp.

71

PHỤ LỤC 1b
Phiếu khảo sát giảng viên về nhu cầu sử dụng học liệu điện tử tiếng
Trung sơ cấp.

76

PHỤ LỤC 2a
Phiếu khảo sát phản hồi người học về sản phẩm website của đề tài

79

PHỤ LỤC 2b
Phiếu khảo sát phản hồi người dạy về sản phẩm website của đề tài

84



viii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
KHOA NGOẠI NGỮ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
-

Tên đề tài: Xây dựng hệ thống học liệu điện tử tiếng Trung sơ cấp cho sinh
viên chuyên ngành ở Đại học Thái Nguyên
- Mã số: ĐH2016 – TN01- 03
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Quách Thị Nga
- Tổ chức chủ trì: ĐH Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2018

2. Mục tiêu:
Đề tài tập trung vào việc các mục tiêu chính sau đây:
- Hỗ trợ cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung ĐH Thái Nguyên tự học tiếng
Trung giai đoạn sơ cấp.
- Hỗ trợ giảng viên tiếng Trung - ĐH Thái Nguyên trong việc cung cấp học liệu
điện tử để thiết kế bài giảng có ứng dụng yếu tố công nghệ thông tin cho sinh
viên tiếng Trung giai đoạn sơ cấp.
- Là cơ sở dữ liệu cho thiết kế website diễn đàn tự học tiếng Trung trên internet.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Lần đầu tiên cung cấp cho sinh viên và giảng viên tiếng Trung Quốc của Đại
học Thái Nguyên một trang hệ thống học liệu điện tử tiếng Trung có nội dung
bám sát chương trình học tập tiếng Trung sơ cấp hiện tại với đầy đủ nội dung
kiến thức về từ mới, ngữ pháp, bài khóa và bài tập, hỗ trợ đắc lực cho việc tự
học của người học, tiết kiệm thời gian học tập và được sử dụng miễn phí.

- Sản phẩm nghiên cứu của đề tài được thiết kế sinh động, rõ ràng, góp phần tạo
hứng thú học tập cho người học. Người học có thể sử dụng ở bất kỳ đâu kể cả
môi trường mạng hoặc không có mạng.
- Cung cấp cho giảng viên tiếng Trung của Đại học Thái Nguyên một nguồn tài
nguyên học liệu phong phú trong giảng dạy có kết hợp yếu tố công nghệ thông tin.
- Giới thiệu cho sinh viên và giảng viên các nguồn học liệu mở để sử dụng và
áp dụng trong học tập, giảng dạy tiếng Trung Quốc.


ix

4. Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài đã xây dựng một trang web trên cơ sở kết hợp những kiến thức tiếng
Trung sơ cấp trên tài liệu giấy và công nghệ kỹ thuật máy tính cùng với một số
phần mềm phục vụ dạy học khác. Với kết cấu kiểu khóa học online tiếng
Trung tổng hợp, website đã cung cấp một hệ thống HLĐT từ từ vựng đến ngữ
âm, ngữ pháp, bài đọc, bài tập, hỗ trợ đắc lực cho người học tự học và người
dạy trong giờ giảng trên lớp.
- Phản hồi của người học và người dạy về trang web khá tích cực, kết quả khảo sát
thử nghiệm cho thầy Trang web đã phát huy được vai trò là hỗ trợ sinh viên tự học
tiếng Trung sơ cấp có hiệu quả, nâng cao hứng thú của sinh viên đối với môn học.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩm khoa học: 01 bài báo đăng trong tạp chí khoa học trong nước, 01
bài đăng kỷ tạp chí khoa học nước ngoài.
1) Quách Thị Nga, Nguyễn Ngọc Lưu Ly (2018). “基于计算机科学和开放汉
语网络资源的汉语专业越南本科生的多媒体初级汉语资源系统设计”,
Tạp chí Hán Ngữ quốc tế; 8 (02), tr. 171-183, NXB Học Lâm - Thượng Hải Trung Quốc. ISBN: 978-7-5486-0099-2/H.5
2) Nguyễn Ngọc Lưu Ly, Quách Thị Nga (2017), “Vài nét về việc sử dụng truyền
thông đa phương tiện trong giảng dạy tiếng Trung Quốc trình độ sơ cấp tại
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và công nghệ

ĐHTN, 174 (14), tr. 55-61. ISSN 1859-2171.
5.2. Sản phẩm đào tạo: 01 đề tài NCKH sinh viên
1) Nguyễn Thị Hậu, Trần Thị Thanh Hà (2017), Nghiên cứu xây dựng học liệu
điện tử từ vựng tiếng Trung sơ cấp 1 cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung
Đại học Thái Nguyên, Mã số: NNSV 1705, KNN – ĐHTN.
5.3. Sản phẩm ứng dụng: 01 Website tự học tiếng Trung giai đoạn sơ cấp cho sinh
viên chuyên ngành tiếng Trung ĐH Thái Nguyên
/>

x

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lai của
kết quả nghiên cứu:
- Áp dụng cho hoạt động tự học của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung -Đại học
Thái Nguyên trong học tập tiếng Trung sơ cấp.
- Áp dụng cho giảng viên tiếng Trung Quốc của Đại học Thái Nguyên khai thác
nguồn học liệu điện tử trong giảng dạy tiếng Trung sơ cấp.
Ngày 21 tháng 5 năm 2018
Tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu)

Quách Thị Nga


xi

INFORMATION ON RESEACH RESULTS


1. General information:
- Project title: Establish courseware system for college students at Thai
Nguyen University
- Code number: ĐH2016 – TN01- 03
- Coordinator: Quach Thi Nga
- Implementing institution: Thai Nguyen University
- Duration: from July 2016 to July 2018
2. Objectives:
The study aims to:
- Supporting Chinese major students who study the elementary level by
themselves in Thai Nguyen University
- Supporting Chinese language teachers – Thai Nguyen University in providing
e-learning materials for designing lectures using information technology
elements for elementary Chinese students.
- It is a database for website design self-study Chinese on the internet.
3. Creativeness and innovativeness:
- The first time to provide Chinese major students and Chinese teachers an elearning materials resource system language instructors of Thai Nguyen
University that closely follows the current Chinese language learning
curriculum with full content New vocabulary, grammar, exercises and
exercises, effective support for learners' self-study, saving time learning and
free use.
- Research products of the topic are designed vivid, clear, contributing to the
interest of learning for students. Learners can use it anywhere, even in the
network environment or not.
- Provided for Tai language lecturers of Thai Nguyen University a rich teaching
resource in teaching that incorporates information technology elements.
- Introduce students and faculty of open learning materials for use and
application in Chinese language instruction.



xii

4. Research results:
- The topic was to build a web site based on the combination of paper learning
resources and computer technology along with some other teaching software. With
a structured online Chinese-language course, the website offers a vocabulary
system ranging from vocabulary to phonetics, grammar, reading, exercises, and
support for self-learners and instructors in the classroom lectures in class;
- The feedback from the learner and the webmaster is positive, the results of the survey
for the teacher. The website has promoted the role of supporting self-learning Chinese
students to effectively improve the excitement of students in the subject area.
5. Products:
5.1.

Scientific products: 01 article published in the national scientific journal, 01
article published in foreign scientific journal.

(1)

Quach Thi Nga, Nguyen Ngoc Luu Ly (2018), “基于计算机科学和开放汉
语网络资源的汉语专业越南本科生的多媒体初级汉语资源系统设计”,

(2)

International Chinese Journal, 8 (02), pp. 171-183. ZhongGuo – ShangHai
XueLin Press, ISBN: 978-7-5486-0099-2/H.5
Nguyen Ngoc Luu Ly, Quach Thi Nga (2017), “The use of multimedia in
elementary Chinese language teaching at the School of Foreign Languages Thai Nguyen University”, Journal of Science and Technology - TNU, 174


(14), pp. 55-61, Thai Nguyen University Press; ISSN 1859-2171.
5.2. Training products: 01 student scientific research
(1) Nguyen Thi Hau, Tran Thi Thanh Ha (2017), A study on electronic basic 1
Chinese lexical materials for Chinese students – Thai Nguyen University,
Code: NNSV 1705, SFL – TNU.
5.3.

Application product: 01 Website for teaching and learning Chinese
/>
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results:
- Apply for self-study of Chinese students at Thai Nguyen University in early
Chinese studies;
- Apply for Chinese Language Teacher of Thai Nguyen University to exploit elearning materials in Chinese-level teaching.


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo sự phát triển hội nhập của xã hội, ngoại ngữ nói chung, tiếng Trung quốc
nói riêng đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết hàng đầu đối với mọi tầng lớp
người, mọi lứa tuổi trong xã hội. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, việc dạy và học ngoại ngữ không còn dừng lại ở phương pháp truyền đạt
kiến thức truyền thống mà người dạy là chủ thể, người học là khách thể nữa. Ngày
nay việc dạy ngoại ngữ đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo của người học, người học
chính là chủ thể của quá trình giảng dạy. Nói cách khác, việc tự học ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong giảng dạy ngoại ngữ. Việc tự học có sự hướng dẫn khiến
người học có thể học mọi lúc mọi nơi, chủ động và tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi

phí và mang lại hiệu quả học tập cao. Vì vậy việc biên soạn tài liệu tự học ngoại
ngữ nói chung, tiếng Trung quốc nói riêng là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, để biên soạn tài liệu tự học mang tính hệ thống và thật sự mang lại
cảm hứng và hiệu quả cho người học thì yếu tố công nghệ thông tin là điều không
thể thiếu. Hiện nay, đã có một vài trang mạng xã hội có đưa lên các tài liệu tư học
tiếng Trung như Tự học tiếng Trung online, Hsk Thanh Mai...v..v.., nhưng các tài
liệu này mới chỉ mang tính giới thiệu chung chung, ví dụ chỉ đưa ra một số bài ngữ
pháp nhỏ lẻ, vì vậy kiến thức không tập trung và chưa có tính hệ thống.
Học giả Trung Quốc Từ Quyên, 2013. Tổng quan tình hình phát triển của dạy
học số hóa cho người nước ngoài, đã viết: Từ năm 2000 trở lại đây, E- learning đã
nhận được sự ủng hộ của giáo dục toàn cầu. Đối với dạy học Hán ngữ cho người
nước ngoài trong những lĩnh vực dạy học từ xa, thảo luận online, mở rộng dạy học
Hán ngữ ở khu vực ngoài Trung Quốc thì tác dụng E- learning thực sự không thể
phủ nhận. Tuy nhiên, E- learning chủ yếu phục vụ cho mục đích đào tạo từ xa, nó
không thật sự đem đến một môi trường học ý nghĩa cho người học hoặc trở thành
học liệu mà dạy và học Hán ngữ có thể khai thác hiệu quả được. Vì vậy xu thế dạy
học Hán ngữ cho người nước ngoài ngày nay đang chuyển dần từ E- learning sang
B-learning(dạy học tích hợp “Blending Learning”hoặc“Blended Learning”). Blearning là sự kết hợp hài hòa giữa dạy học truyền thống và dạy học số hóa.
Tiếp thu những thành tựu của công nghệ thông tin và ứng dụng vào trong học
ngoại ngữ, đề tài mong muốn tăng cường năng lực tự học tiếng Trung cho giai đoạn


2

sơ cấp bằng việc lựa chọn và chuyển hóa những kiến thức trong sách vở thành
những học liệu điện tử sinh động, có sự hỗ trợ của các phần mềm học ngoại ngữ và
các phần mềm công nghệ khác như phần mềm ghi âm, phần mềm viết chữ, phần
mềm test tự động, các phần mềm phụ trợ khác.....
Người học sẽ tiếp thu kiến thức mỗi bài học một cách chủ động, nhẹ nhàng,
sinh động và hiệu quả. Ví dụ học một từ mới, người học click vào âm đọc sẽ nghe

được âm đọc của từ đó, click vào giải thích sẽ biết được nghĩa và cách dùng, ví dụ
minh họa của từ đó. Hoặc học một bài khóa, người học sẽ được tiếp xúc với các
đoạn băng video hình ảnh thuật lại sinh động nội dung bài khóa, kết thúc sẽ có một
loạt các câu hỏi đọc hiểu cho bài khóa đó.
Như vậy, đây là một đề tài không chỉ có ý nghĩa đối với sinh viên ĐHTN mà
còn có ý nghĩa đối với tất cả những ai đã đang và sẽ học tiếng Trung, sẽ góp phần
vào việc mở rộng con đường đến với ngoại ngữ và hội nhập trong thế kỷ 21.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hỗ trợ cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung ĐH Thái Nguyên tự học tiếng
Trung giai đoạn sơ cấp.
- Hỗ trợ giảng viên tiếng Trung - ĐH Thái Nguyên trong việc cung cấp học liệu
điện tử để thiết kế bài giảng có ứng dụng yếu tố công nghệ thông tin cho sinh
viên tiếng Trung giai đoạn sơ cấp.
- Là cơ sở dữ liệu cho thiết kế website diễn đàn tự học tiếng Trung trên internet.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử (HLĐT) tiếng Trung sơ cấp ngoài
phần lời nói đầu giới thiệu lý do, mục đích, phương pháp nghiên cứu......, đề tài bao
gồm 4 chương. Chương 1 là cơ sở lý luận, giới thiệu và phân tích những lý luận
nghiên cứu liên quan đến đề tài như khái niệm tiếng Trung sơ cấp, học liệu điện tử
tiếng Trung, thực trạng nghiên cứu dạy và học tiếng Trung Quốc giai đoạn hiện nay,
số hóa dữ liệu giảng dạy, kết hợp công nghệ máy tính trong giảng dạy..v.v...Chương
2 tiến hành khảo sát tình hình xây dựng và vận dụng học liệu điện tử trong giảng
dạy tiếng Hán tại Khoa Ngoại ngữ -ĐHTN, bao gồm thái độ, hiểu biết, nhu cầu,
đánh giá...... của người học và người dạy về học liệu điện tử giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở phân tích, thống kê kết quả khảo sát đưa ra số liệu cụ thể làm cơ sở cho
việc xây dựng nội dung nghiên cứu tiếp theo. Chương 3 nghiên cứu Xây dựng hệ
thống học liệu điện tử tiếng Trung sơ cấp mà sản phẩm của nghiên cứu này được cụ


3


thể hóa bằng Website học liệu tiếng Trung sơ cấp, hỗ trợ sinh viên và giảng viên
Khoa Ngoại ngữ học tập và giảng dạy. Chương này đã phân tích, xây dựng mô hình,
kết cấu, nội dung.....của Website, đưa ra thuyết minh cụ thể về Website. Chương 4
là chương thực nghiệm qua khảo sát, đánh giá của người học và người dạy về
Website, từ đó tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung của Website.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài xây dựng hệ thống học liệu điện tử (HLĐT) tiếng Trung sơ cấp trên cơ
sở số hóa nội dung 4 quyển “Giáo trình Hán ngữ”1 từ tập 1 đến tập 4 mà Khoa
Ngoại ngữ đang sử dụng làm giáo trình cho sinh viên trình độ tiếng Trung sơ cấp.
Hệ thống không đưa tất cả những bài trong giáo trình lên web mà chỉ chọn lựa
những bài học có độ khó nhất định, có điểm ngữ pháp quan trọng..v...v...Đề tài chọn
lựa 10 bài trong số 15 bài của quyển 1, 10 bài trong số 15 bài của quyển 2. Riêng
quyển 3 và quyển 4 mỗi quyển có 10 bài và hệ thống đưa toàn bộ các bài học của
hai quyển này lên website. Hệ thống có tổng là 40 bài học.
Đề tài lấy đối tượng nghiên cứu là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Khoa
Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, bao gồm sinh viên Ngôn ngữ Trung, song ngữ
Trung - Anh và sư phạm tiếng Trung. Những sinh viên này là sinh viên chuyên
ngành tiếng Trung năm thứ nhất và năm thứ hai, thuộc khóa K39 -K40 của Khoa
Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.
5. Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát điều tra: Lập phiếu điều tra, phân tích tổng hợp kết quả
để nắm bắt được tình hình học tập tiếng Trung sơ cấp của sinh viên tại Khoa
cũng như thực trạng sử dụng học liệu điện tử tiếng Trung của sinh viên. Trên
cơ sở đó tiến hành xây dựng nội dung website.
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Sử dụng phương pháp phân tích định tính,
phân tích định lượng nhằm rút ra các kết luận liên quan. Đánh giá kết quả
bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
- Phương pháp thực nghiệm: Lập phiếu khảo sát kèm theo website cho người

học, nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

1

Dương Kỳ Châu chủ biên, Trần Thị Thanh Liêm biên dịch. Giáo trình Hán ngữ. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà

Nội, 2014.


4

5.2. Các bước thực hiện
(1) Nghiên cứu tài liệu, xác định mục tiêu, tiến hành khảo sát
(2) Thống kê, phân tích kết quả khảo sát
(3) Xây dựng nội dung hệ thống HLĐT
(4) Xây dựng kịch bản của các bài học trong hệ thống
(5) Lựa chọn phần mềm, kết hợp các giải pháp công nghệ để cài đặt số hóa nội
dung, đưa toàn bộ nội dung lên hệ thống.
(6) Chạy thử, rà soát
(7) Lấy ý kiến phản hồi
(8) Chỉnh sửa, hoàn thiện
(9) Viết báo cáo tổng kết
6. Nguồn tài liệu
Đề tài xây dựng hệ thống HLĐT tiếng Trung sơ cấp dựa trên nội dung bộ 4/6
quyển Giáo trình Hán ngữ của học giả người Trung Quốc Dương Kỳ Châu chủ biên,
học giả người Việt Nam Trần Thị Thanh Liêm biên dịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội, 2014.
Đề tài còn tham khảo một số lượng lớn các nguồn học liệu mở, các trang mạng
xã hội để tập hợp ngữ liệu hình ảnh và đặt câu với từ mới như:
-


-

Trang tải tranh ảnh:
 Visual Hunt ( )
 FindA.Photo (to/),
 Free clip art ( /> Google ( />Trang tải ảnh động (chạy nét chữ):
 Word dictionary ( />Trang tải đặt câu:
 Zaojuwang ( />
7. Giá trị khoa học của đề tài
Về vấn đề nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn được vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ,
có ý nghĩa ứng dụng cao.
Về mặt nội dung, đề tài đã thực hiện số hóa toàn bộ các phần kiến thức trong


5

chương trình học thành một hệ thống học liệu điện tử. Các dạng học liệu điện tử
phong phú đa dạng, bao gồm cả học liệu tĩnh và học liệu đa phương tiện như âm
thanh, hình ảnh, video...v..v.... Sản phẩm nghiên cứu là một trang web học liệu điện
tử được thiết kế theo mô hình khóa học với các bài học về từ mới, ngữ pháp, bài
khóa, bài tập, góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc tự học của người học.
8. Ý nghĩa của đề tài
Lần đầu tiên cung cấp cho sinh viên và giảng viên tiếng Trung Quốc của Đại
học Thái Nguyên một trang hệ thống học liệu điện tử tiếng Trung có nội dung bám
sát chương trình học tập tiếng Trung sơ cấp hiện tại với đầy đủ nội dung kiến thức
về từ mới, ngữ pháp, bài khóa và bài tập, hỗ trợ đắc lực cho việc tự học của người
học, tiết kiệm thời gian học tập và được sử dụng miễn phí.
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài được thiết kế sinh động, rõ ràng, góp phần tạo
hứng thú học tập cho người học. Người học có thể sử dụng ở bất kỳ đâu kể cả môi

trường mạng hoặc không có mạng.
Cung cấp cho giảng viên tiếng Trung của Đại học Thái Nguyên một nguồn tài
nguyên học liệu phong phú trong giảng dạy có kết hợp yếu tố công nghệ thông tin.
Giới thiệu cho sinh viên và giảng viên các nguồn học liệu mở để sử dụng và
áp dụng trong học tập, giảng dạy tiếng Trung Quốc.


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về xây dựng học liệu điện tử, số hóa tài liệu học tập tiếng Trung Quốc
Vấn đề xây dựng học liệu điện tử, số hóa tài liệu học tập tiếng Trung Quốc đã
được chú trọng đến từ năm 2004 trong hội thảo “Hội thảo quốc tế về điện tử hóa
tiếng Trung Quốc trong dạy học”. Tại Trung Quốc đã có rất nhiều nghiên cứu về
lĩnh vực này.
Chu Hồng Ngọc, 2011(16). Nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên học liệu
điện tử tiếng Trung Quốc, Tạp chí Diễn đàn học thuật Hoàng Hải, Trung Quốc.
Bài viết đã nghiên cứu tình hình mạng lưới tiếng Hán hiện nay về các vấn đề
như đào tạo tiếng Hán từ xa, các mô hình dạy học, tình hình xây dựng nguồn tài
nguyên mạng trong học tập tiếng Hán. Bài viết đã đưa ra kết luận như sau: Việc xây
dựng các nguồn tài nguyên mạng phục vụ cho học tập tiếng Hán trong chừng mực
nào đó đã phát huy được hiệu quả và có những thành tích không thể phủ nhận. Tuy
nhiện, qui định về quản lý, đánh giá hiệu quả, tiêu chuẩn của dạy học qua mạng cần
được chú trọng và kiện toàn, tính khai thác chưa cao, cần hướng ra xu thế quốc tế
hóa, hợp tác hóa để xây dựng tài nguyên học tập có đối tượng cụ thể, mục đích sử
dụng cụ thể và tạo được mạng lưới dạy học tiếng Hán khoa học.
Từ Quyên, 2013.Tổng quan tình hình phát triển của dạy học số hóa cho người

nước ngoài, Tạp chí kỹ thuật giáo dục hiện đại, Trung Quốc, 2013(12).
Tác giả đã tổng kết chặng đường 10 năm dạy học số hóa tiếng Trung Quốc, từ
đó nghiên cứu và đưa ra 5 xu thế phát triển của dạy học số hóa trong tương lai đó là
dạy học tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài được “quốc tế hóa”, “cá tính hóa”,
mô hình dạy học chuyển từ E-learning sang B-learning, giáo trình tài liệu học tập
chuyển từ giáo trình giấy truyền thống sang tài liệu đa phương tiện, sinh động, dễ
nhìn, dễ hiểu, dễ nắm bắt, tài nguyên học tập từ hình thức truyền tải kiến thức
chuyển sang hình thức tương tác, phương pháp học tập từ hình thức tập trung
chuyển sang linh hoạt về số lượng, địa điểm. Bài báo đã đưa ra những nghiên cứu
có giá trị trong việc phát triển dạy học Hán ngữ cho người nước ngoài, nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc sử dụng học liệu điện tử trong hoạt động dạy học.


7

Tại Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu về thiết kế, xây dựng học liệu điện
tử phục vụ việc dạy và học. Tuy nhiên việc nghiên cứu thiết kế, xây dựng học liệu
điện tử chuyên dùng cho việc dạy học Tiếng Trung Quốc thì chưa có.
Nguyễn Văn Công, 2014. Thiết kế học liệu điện tử hỗ trợ học sinh lớp 12 tự
học nội dung chương “Phương pháp tọa độ trong không gian”, Luận văn thạc sĩ
khoa học giáo dục học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Tác giả đã đưa ra các nội dung kiến thức cần thiết kế, đưa ra qui trình xây
dựng học liệu điện tử, có khảo sát đối với học sinh, giáo viên và đưa ra thực nghiệm
sư phạm cho tài liệu đã xây dựng.
Trịnh Lê Hồng Phương (2011). Xây dựng học liệu điện tử hỗ trợ việc dạy và
học một số nội dung hóa học ở trường trung học phổ thông chuyên, Luận văn Thạc
sĩ Giáo dục học Đại học Sư phạm TPHCM.
Tác giả đưa ra nguyên tắc xây dựng, qui trình xây dựng, nội dung xây dựng và
bố cục giao diện..v..v..Sản phẩm nghiên cứu là trang website học liệu điện tử phần
“cấu tạo nguyên tử” và “hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học”- chương trình

THPT chuyên. Học liệu điện tử hiển thị trên website bao gồm 6 trang: trang chủ, bài
giảng, phương pháp giải, bài tập, thư viện, từ điển. Tuy nhiên những học liệu điện
tử này chủ yếu là ở dạng văn bản hoặc hình ảnh, là học liệu điện tử dạng tĩnh và
chưa thấy phản hồi của người học khi sử dụng.
1.1.2. Nghiên cứu về nguồn tài nguyên mạng (học liệu điện tử trên nền tảng web)
phục vụ cho học tập tiếng Trung Quốc
Vương Mẫn, 2007. Nghiên cứu khảo sát nguồn tài nguyên mạng trong học tập
tiếng Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ, Đại học Hạ Môn, Trung Quốc.
Luận văn đã tiến hành khảo sát chi tiết thực trạng nguồn tài nguyên mạng hiện
nay cũng như phản hồi của người học về nguồn tài nguyên này. Luận văn đã chỉ ra
nguồn tài nguyên mạng nhiều nhất là tiếng Trung cơ bản tổng hợp, chiếm 50.7%,
nửa còn lại là các nguồn tài nguyên về các mảng riêng biệt như văn hóa, từ vựng,
chữ Hán..v..v...Luận văn trên cơ sở kết qủa khảo sát tiến hành so sánh, phân tích các
nguồn tài nguyên mạng và chỉ ra những ưu nhược điểm của nguồn tài nguyên mạng.
Kết quả cho thấy, các nguồn tài nguyên mở, miễn phí ít, phương thức hiển thị các
nguồn tài nguyên cần được kiện toàn, nâng cao ví dụ các file âm thanh, hình ảnh
khó mở và khó tải về máy hoặc không thể tải về máy, tranh ảnh minh họa đôi khi
không khớp với nội dung nên hiệu quả minh họa không cao.....


8

Lưu Xướng, 2013(11).Nghiên cứu khảo sát hiện trạng nguồn tài nguyên mạng
trong học tập tiếng Trung Quốc, Tạp chí Ngữ văn hiện đại, Trung Quốc. Bài báo đã
tiến hành phân loại các tài nguyên mạng thành 5 loại, lần lượt là loại hệ thống sắp
xếp các nguồn tài nguyên để người học dễ dàng tìm kiếm, loại thiết kế khóa học
trên mạng, loại cung cấp tài liệu phụ trợ, loại học tiếng Trung Quốc qua phần mềm
chat online như diễn đàn, loại công cụ hỗ trợ như từ điển, phiên âm, kỹ
thuật..v..v..Kết quả cho thấy, nguồn tài nguyên mạng nhiều nhất là các trang mạng
có thiết kế thành khóa học online, chiếm 47%. Kết quả khảo sát chi tiết cho thấy,

phương thức hiển thị các nguồn học liệu lại chủ yếu là văn bản, từ đó cho thấy
nguồn học liệu chính thống ít, và chất lượng rất khó đảm bảo.
Nguyễn Thị Thanh Tuyên, 2009. Xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy học
phần kiến thức “Phương pháp tọa độ trong không gian” trong chương trình hình học
nâng cao lớp 12 trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
Đây là một nghiên cứu chuyên về xây dựng website, tác giả đưa ra những căn cứ
xây dựng, mục tiêu, định hướng, cấu trúc, và cách thức tổ chức, có thực nghiệm bằng
giờ học mẫu. Đề tài cũng chưa chuyên sâu vào khảo sát phản hồi của người học.
1.1.3. Nghiên cứu về thực trạng xây dựng các website học tiếng trong và ngoài nước
Tác giả Trịnh Ngọc Huệ trong luận văn thạc sĩ “Phân tích nhu cầu và nghiên
cứu thực trạng dạy học Hán ngữ từ xa cho người nước ngoài” năm 2014 đã tiến
hành thống kê, phân tích tình hình các trang website dạy học tiếng Hán hiện nay và
đưa ra kết luận sau: Các trang mạng chủ yếu lấy hình thức học liệu điện tử dạng tĩnh
- văn bản làm nội dung chuyển tải chủ yếu, những nội dung về dạy chữ Hán vẫn
chưa đáp ứng hết nhu cầu phong phú của người học hiện nay. Loại hình nguồn tài
nguyên mạng nhiều nhưng chất lượng không đồng đều. Những trang mạng dạy học
từ xa với qui mô lớn như <Học viện Khổng tử Internet>, “Hello Chinese”.....ước
tính có khoảng hơn 40 trang trên toàn thế giới. Những trang mạng này có nội dung
học tập phong phú, có khả năng đáp ứng hầu hết nhu cầu của người học, tuy nhiên
mới chỉ cung cấp chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng Anh. Đối với những ngôn ngữ
nhỏ thì chưa có tính năng chuyển đổi, vì vậy thiếu sức cạnh tranh với những trang
mạng nước ngoài.
Ở Việt Nam, những trang mạng về học tập tiếng Hán sơ cấp ít và sử dụng ở
phạm vi nhỏ trong nội bộ một đơn vị giáo dục nào đó, vì vậy tính năng công khai của


9

trang mạng hầu như không có. Một số trang mạng công khai chủ yếu tập trung cho ôn

luyện HSK, dịch thuật, tuy nhiên đều phải đăng nhập tài khoản và sử dụng có phí.
Như vậy, việc xây dựng một trang mạng có tính quốc gia như đưa vào ngôn
ngữ của bản quốc và những bài học mang sắc màu bản quốc là rất quan trọng,
nhưng thực tế lại đang thiếu hụt rất nhiều.
1.2. Dạy và học tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài trong giai đoạn hiện nay
Bộ môn dạy và học tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài bắt đầu từ năm
1950, khi người Tiệp Khắc và Ba Lan lần lượt có những yêu cầu về trao đổi lưu học
sinh đối với Trung Quốc. Bộ môn này phát triển và dần dần trở thành một môn khoa
học độc lập. Hiện nay việc dạy học tiếng Trung Quốc cho người nước ngoài vẫn
không ngừng được chú trọng, chính phủ Trung Quốc có chính sách và quỹ hỗ trợ
phát triển riêng cho công tác này, tập trung cao độ trong xây dựng nguồn lực và
nhân lực để phục vụ cho công tác này. Các trường đại học Trung Quốc bắt đầu từ
năm 1983 lần lượt mở thêm các ngành bồi dưỡng tiếng Hán cho người nước ngoài,
từ những trường đại học hàng đầu Trung Quốc như học viện ngôn ngữ Bắc Kinh,
học viện ngoại ngữ Bắc Kinh đến học viện ngoại ngữ Thượng Hải và Đại học Hoa
Đông Thượng Hải là những trường đi đầu trong đào tạo chuyên ngành này, đến nay
đã có khoảng 400 trường Đại học trên toàn Trung Quốc mở chuyên ngành đào tạo
này. Từ năm 1978 bắt đầu đào tạo cử nhân chuyên ngành này và đến nay đã hình
thành một hệ thống đào tạo hoàn chỉnh từ trình độ cử nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ
chuyên ngành này.
Việc đào tạo đội ngũ giáo viên phục vụ công tác giảng dạy cũng luôn được
chú trọng và không ngừng được kiện toàn. Trung Quốc thành lập Học viện Khổng
Tử chuyên đào tạo đội ngũ giáo viên phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Hán, chữ
Hán, văn hóa Hán trong phạm vi Trung Quốc và cả khu vực ngoài Trung Quốc.
Số lượng lưu học sinh học tập ở Trung Quốc hiện tại đã đạt đến con số hơn vài
trăm nghìn. Tính đến năm 2015 đã có khoảng gần 400.000 lưu học sinh từ 202 quốc
gia và khu vực đến các tình thành, khu tự trị ......của Trung Quốc để học tập. Bắc Kinh,
Thượng Hải, Triết Giang là ba thành phố thu hút nhiều lưu học sinh đến học nhất.2
Hiện nay, để quảng bá ngôn ngữ Hán, Trung Quốc cũng không ngừng tăng cường
mở rộng cơ sở đào tạo chuyên ngành này tại các quốc gia khác. Từ năm 2004 trở lại

2

李晓霞:《对外汉语教学的现状和趋势》,国际交流学院,课程论文,2017年。


10

đây, Trung Quốc đã mở rất nhiều “Học viện Khổng Tử” ở các quốc giá khác. Trung
Quốc tăng cường hợp tác quốc tế, đào tạo lưu học sinh giảng dạy tiếng Hán ở nước họ,
bổi dưỡng giáo viên dạy tiếng Hán người nước ngoài sang học tập tại Trung Quốc.
1.3. Định hướng về dạy và học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay
Trong bối cảnh và xu thế giáo dục toàn cầu hiện nay, dạy và học ngoại ngữ
tiếng Trung Quốc cũng đứng trước những thách thức và thay đổi lớn, đòi hỏi dạy và
học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc có sự chuyển hướng và định hướng cụ thể. Dạy
học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, lấy
truyền đạt kiến thức làm mục tiêu chủ yếu. Dạy học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc
trong giai đoạn hiện nay với yêu cầu người học phải là chủ thể của quá trình dạy
học, vì vậy nội dung và phương pháp giảng dạy của giáo viên phải thay đổi cho phù
hợp. Người học cần được hoạt động, tương tác với giáo viên và nội dung giảng dạy
nhiều hơn, phát huy được tính tích cực chủ động và năng lực tự có. Vì vậy hoạt
động dạy học ngoại ngữ cần tạo được hứng thú cho người học, cần thu hút được
người học. Vấn đề phương pháp được chú trọng hơn bao giờ hết. Ngoài việc nắm
được tâm lý người học, giáo viên cần phải vận dụng được truyền thông đa phương
tiên vào quá trình dạy học. Máy tính trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực đối với
quá trình dạy học tiếng Trung Quốc, trở thành một công cụ đa phương tiện, có tính
tổng hợp, tính trực quan sinh động, có nhiều sự chọn lựa, mở ra một hướng đi mới
cho dạy và học tiếng Trung Quốc.
Giải pháp công nghệ không chỉ giúp sinh động hóa quá trình dạy học và còn rút
ngắn được thời gian và khoảng cách cho người học. Người học có thể học từ xa, có
thể học tập tại nhà, có thể tự tìm hiểu và tích lũy kiến thức, tự phát huy năng lực của

mình trong học tập. Hiện nay không chỉ Trung Quốc mà rất nhiều quốc gia có giảng
dạy tiếng Hán đã có những chương trình học tập qua internet, tiết kiệm được chi phí,
thời gian mà vẫn đem lại hiệu quả thiết thực. Những tài liệu dạy học cũng được số
hóa, điện tử hóa để dễ dàng đem theo, tra cứu và học tập. Giáo trình dạy học cũng có
định hướng số hóa, điện tử hóa, hoặc kết hợp dạng giấy với đa phương tiện như
video, âm thanh.
Vấn đề máy tính và kỹ thuật công nghệ trong dạy học không chỉ đến giai đoạn
hiện nay mới xuất hiện. Từ những thập niên 60-70 của thế kỷ 20, máy tính đã bắt
đầu được sử dụng như một công cụ trong giảng dạy, tuy nhiên những tính năng, kỹ
thuật của máy tính không phát huy được tối đa hiệu quả của nó. Ở giai đoạn này
máy tính chủ yếu sử dụng trong việc luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần. Đến những


11

năm 70-80, máy tính mới thực sự phát huy được những ưu việt của nó, được sử
dụng trong giảng dạy như một phương pháp giảng dạy mới. Những phần mềm phục
vụ dạy học có thể cài đặt và sử dụng trong máy tính cá nhân của người học, và
người học dần dần chuyển sang vị trí trung tâm của quá trình dạy học. Đến giai
đoạn hiện nay, công nghệ máy tính với vai trò là công cụ hỗ trợ quá trình dạy học
đã có bước nhảy vượt bậc. Mạng truyền thông đã trở thành cơ sở cho học tập ngoại
ngữ giai đoạn hiện nay. Dạy và học ngoại ngữ có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi, một
người học hay nhiều người học, tiết kiệm thời gian, vật chất và đáp ứng được nhu
cầu học tập cá nhân của mỗi người.
Đối với dạy học ngoại ngữ tiếng Trung Quốc thì bước vào thế kỷ 21, công
nghệ máy tính mới thực sự phát triển vượt bậc trong giảng dạy. Những công cụ và
phần mềm đa phương tiện, tài nguyên học tập và hệ thống mạng các bài học, sản
phẩm khoa học kỹ thuật như máy chiếu, màn chiếu, phần mềm video, ghi âm.....đã
thay đổi mô hình dạy học tiếng Trung Quốc truyền thống. Trong đó, việc sử dụng
sự hỗ trợ của phần mềm âm thanh được sử dụng rộng rãi nhất, bởi đặc điểm dễ thao

tác, thuận tiện và không thể thiếu được trong học ngữ âm tiếng Trung Quốc.
Dựa trên những tiến bộ của khoa học công nghệ máy tính nói trên, hiện nay việc
dạy học tiếng Trung Quốc với mục đích truyền bá tiếng Trung Quốc ra thế giới còn
phát triển lên một xu hướng mới, đó là xu hướng dạy học tiếng Trung Quốc từ xa.
Các khóa học được thiết kế đa phương tiện trên nền tảng web, có sự tương tác và
quản lý chặt chẽ về thời gian học tập. Người học có thể học ở bất cứ đâu chỉ với một
công cụ nối mạng. Không gian học tập, nội dung học tập, người dạy tất cả đều được
hiện thực hóa chỉ với những thao tác đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại. Dạy học
tiếng Trung Quốc từ xa có thể phá vỡ khoảng cách không gian địa lý, linh hoạt sắp
xếp thời gian học tập, trở thành quan điểm cơ bản của việc đưa tiếng Trung Quốc
vươn ra thế giới.3 Tuy nhiên định hướng mới này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm
như giảm tính cạnh tranh và tâm lý phấn đấu, giảm cơ hội làm việc nhóm.

3

孟繁杰: 汉语国际推广形势下对外汉语教学发展新方向——基于网络的远程汉语教学, 《现代远距离

教育》 , 2010 (1) :55-57


×