Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ADN và QUÁ TRÌNH NHÂN đôi ADN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.38 KB, 4 trang )

Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ

MOON.VN – Học để khẳng định mình

TÀI LIỆU LIVESTREAM
Buổi 1 (15/9/2019): ADN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
Thầy Phan Khắc Nghệ – www.facebook.com/thaynghesinh
Câu 1. Trong tế bào, ADN được phân bố ở những vị trí nào sau đây?
A. Nhân tế bào, bào quan ti thể, lục lạp.
B. Bào quan Gôngi, lưới nội chất hạt.
C. Màng tế bào, trung thể, riboxom.
D. Bào quan lizoxom, peroxixom.
Câu 2. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Ađênin.
B. Timin.
C. Uraxin.
D. Xitôzin.
Câu 3. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3 thì tỉ
lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 10%.
B. 30%.
C. 20%.
D. 25%.
Câu 4. Trong quá trình nhân đôi ADN, tế bào sử dụng loại nguyên liệu nào sau đây để tổng hợp mạch
polinucleotit?
A. Nucleotit.
B. Glucôzơ.
C. Vitamin.
D. Axit amin.
Câu 5. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở mạch khuôn 5’-3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn.


B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần enzim xúc tác.
C. Enzym Ligaza hoạt động trên cả hai mạch mới được tổng hợp.
D. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.
Câu 6. Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường
hợp không có đột biến, phát biều nào sau đây là đúng?
A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường
khác nhau
B. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường
khác nhau
C. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường
khác nhau
D. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
Câu 7. Các phân tử ADN ở trong nhân của cùng một tế bào sinh dưỡng
A. nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
B. có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
C. mang các gen không phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
D. có độ dài và số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau.
Câu 8. Một gen có tổng số 3875 liên kết hiđrô. Trên mạch hai của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 3:2:3:4. Số
nuclêôtit mỗi loại trên mạch 2 của gen là
A. 375A; 250T; 375G; 500X.
B. 360A; 240T; 360G; 480X.
C. 435A; 145T; 435G; 580X.
D. 240A; 360T; 240G; 120A.
0
Câu 9. Một gen có chiều dài 1360 A . Trên mạch hai của gen có số nuclêôtit loại A = 2T; có G = A + T;
có X = 4T. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là
A. A = T = 120; G = X = 280.
B. A = T = 80; G = X = 160.
C. A = T = 408; G = X = 952.
D. A = T = 952; G = X = 408.



Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ

MOON.VN – Học để khẳng định mình

Câu 10. Một gen có tổng số 1500 cặp nuclêôtit và số nuclêôtit loại A = 20%. Trên mạch 1 của gen có
200T và số nuclêôtit loại G chiếm 15% tổng số nuclêôtit của mạch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
A
A  X1
16
43
I. Tỉ lệ 1 =
.
II. Tỉ lệ 1
=
.
9
17
G1
G1  T1
III. Tỉ lệ

A1  T1
2
= .
G1  X1 3

IV. Tỉ lệ


AX
= 1.
TG

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11. Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit
mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp
II. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bổ sung với nhau từng đôi một
III. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
nội bào.
IV. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
nội bào.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 12. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, nếu không có sự tham gia của ligaza thì ADN con có cấu trúc khác
ADN mẹ.
II. Trên mỗi phân tử ADN luôn có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi ADN.
III. Trong một tế bào, các phân tử ADN có số lần nhân đôi giống nhau.
IV. Quá trình nhân đôi ADN luôn diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
A. 1.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
0
Câu 13. Một gen có chiều dài 4250A và có 15% số nuclêôtit loại A. Gen nhân đôi 5 lần. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen 125 chu kì xoắn.
II. Gen có 875 nucleotit loại G.
III. Trong tổng số các gen con được tạo ra, có 30 gen được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường.
IV. Quá trình nhân đôi đã cần môi trường cung cấp 3234 nucleotit loại X.
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 14. Một phân tử ADN có chiều dài 0,255um và có số nucleotit loại X = 150, trong đó tất cả các
nucleotit đều được đánh dấu N15. Phân tử ADN này đã nhân đôi 3 lần trong môi trường chỉ có N14; Sau đó
tất cả các ADN con đều chuyển sang môi trường chỉ có N15 và tiếp tục tiến hành nhân đôi thêm 5 lần nữa.
Số nucleotit mỗi loại mà môi trường đã cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là
A. A = T = 153000, G = X= 38250.
B. A = T = 38250, G = X = 153000
C. A = T = 344250, G = X = 38250
D. A = T = 38250, G = X = 344250
Câu 15. Người ta chuyển 1 vi khuẩn E.coli mà mỗi vi khuẩn E.coli có 1 phân tử ADN vùng nhân chỉ
chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo được
các phân tử ADN con. Sau đó chuyển tất cả các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng
phân đôi 2 lần nữa. Kết thúc quá trình nhân đôi nói trên thì người ta thấy môi trường đã cung cấp 4900
nucleotit loại A chứa N14 và 21600 nucleotit loại G chứa N15. Tính theo lý thuyết, số nucleotit mỗi loại
của mỗi phân tử ADN nói trên là
A. A = T = 700, G = X = 697
B. A = T = 158, G = X = 697.
C. A = T = 700, G = X = 900.
D. A = T = 697, G = X = 158.

Câu 16. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ

MOON.VN – Học để khẳng định mình

I. Ở mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi.
II. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.
III. Enzym Ligaza hoạt động trên cả hai mạch khuôn.
IV. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
15
Câu 17. Có 3 phân tử ADN có chứa N , trong mỗi phân tử ADN đều 3120 liên kết hidro và dài 4080Å. 3
phân tử này được đưa sang môi trường có N14 và nhân đôi một số lần bằng nhau sau đó tất cả các phân tử
đó được đưa sang môi trường có N15 để nhân đôi thêm một số lần nữa thu được 42 phân tử ADN chứa N14
và 54 phân tử ADN chỉ có N15. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Phân tử ADN có 720 nucleotit loại G.
II. Số lần nhân đôi của mỗi phân tử trong nhóm ban đầu là 5 lần.
III. Số nucleotit có N14 môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là 50400 nucleotit.
IV. Số phân tử ADN chứa cả N14 và N15 là 32.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. Một gen có chiều dài 1020 nm, tỷ lệ A/G=1/4. Tất cả các nucleotit đều được đánh dấu N15 và
được nhân đôi 3 lần trong môi trường có N15. Sau đó, người ta cho các gen con nhân đôi trong môi trường

có chứa N14 một số lần bằng nhau. Sau khi kết thúc quá trình, người ta lại cho các gen con trên nhân đôi
trong môi trường có N15 một số lần bằng nhau để tạo ra các gen con mới. Trong các gen con mới tạo ra,
người ta thấy có 120 mạch polinucleotit có N14 và có 400 gen chỉ chứa N15. Có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?
I. Số gen con được tạo thành là 512 gen.
II. Số nucleotit loại A chứa N15 cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là 5424000 nu.
III. Số nucleotit loại G cung cấp cho gen nhân đôi nhiều hơn số nucleotit loại A cung cấp cho gen nhân
đôi.
IV. Nếu bỏ qua giai đoạn nhân đôi trong N15 ban đầu thì số nucleotit có N14 cung cấp cho quá trình nhân
đôi của gen trên sẽ nhiều hơn số nucleotit chứa N15.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19. Người ta chuyển một số phân tử ADN đã được cho nhân đôi trong môi trường chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Tất cả các ADN nói trên đều nhân đôi 5 lần liên tiếp tạo 512 phân tử ADN. Có bao
nhiêu nhận xét đúng sau đây:
I. Số phân tử ADN ban đầu là 16 phân tử.
II. Số phân tử ADN mang N15 là 16 phân tử.
III. Số phân tử chỉ mang N14 là 480 phân tử.
IV. Nếu tất cả các vi ADN trên đều bắt nguồn từ một tế bào vi khuẩn đầu tiên thì vi khuẩn đó đã nhân đôi
8 lần.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Một phân tử ADN có chiều dài 510nm và tổng số 3800 liên kết hidro, trong đó tất cả các
nucleotit đều được đánh dấu N15. Phân tử ADN này nhân đôi 2 lần trong môi trường chỉ có N15. Sau đó,
người ta cho tất cả các phân tử ADN con nhân đôi một số lần bằng nhau trong môi trường chỉ có N14. Sau
đó chuyển tất cả các ADN con sang môi trường có N15 để các ADN con này nhân đôi một số lần bằng

nhau tạo ra các ADN mới. Trong các ADN mới được tạo ra, có tổng số 968 mạch polinucleotit có N15 và
có 56 mạch polinucleotit có N14. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Phân tử ADN có 700A, 800G.
II. Phân tử ADN ban đầu có 3 lần nhân đôi trong môi trường có N14 và 6 lần nhân đôi trong môi trường
có N15.
III. Có 456 phân tử ADN chỉ có N15.


Chương trình Luyện thi Pro S.A.T – Thầy PHAN KHẮC NGHỆ

MOON.VN – Học để khẳng định mình

IV. Số nucleotit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là 357700A, 408800G.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

CÁC KHÓA HỌC CỦA THẦY PHAN KHẮC NGHỆ
ĐÃ KHAI GIẢNG
1. Khóa ProSAT gồm 3 khóa:
+ Khóa ProS - Luyện thi THPT Quốc Gia 2019. Link khóa học: />+ Khóa ProA – Luyện đề THPT Quốc Gia 2019. Link khóa học: />+ Khóa ProT – Tổng ôn THPT Quốc gia 2019. Link khóa học: />2. Khóa NÂNG CAO gồm 3 khóa:
+ Khóa NC sinh học: P1 - Cơ chế di truyền và biến dị. Link khóa học:
/>+ Khóa NC sinh học: P2 - Quy luật di truyền. Link khóa học: />+ Khóa NC sinh học: P3 - Di truyền quần thể, di truyền người, sinh thái và tiến hóa. Link
khóa học: />3. Khóa SINH HỌC 10
Link khóa học: />4. Khóa SINH HỌC 11
Link khóa học: />



×