Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích thực trạng về hoạt dộng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của kiểm toán nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.07 KB, 15 trang )

: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT DỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.
Trên cơ sở, hãy nêu ra hạn chế và đề xuất một số giải pháp để khắc phục.
Bài làm:
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
1.1. Sự hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam được thành lập theo Nghị định số
70 /CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện
chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu và số liệu kế
toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và
các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà
nước cấp. Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành; Luật Ngân hàng Nhà nước cũng đã
điều chỉnh và quy định chức năng, nhiệm vụ của KTNN trong kiểm toán báo cáo
quyết toán NSNN các cấp và các đơn vị liên quan; trong kiểm toán báo cáo quyết
toán hàng năm của Ngân hàng Nhà nước.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước được quy định tại
các Điều 14, 15, 16 của Luật KTNN như sau:
* Chức năng
KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán
hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà
nước.
* Nhiệm vụ
- Quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ
trước khi thực hiện;


- Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ;
- Xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ


ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu;
- Trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán NSNN,
quyết định phân bổ ngân sách trung ương, quyết định dự án, công trình quan trọng
quốc gia, phê chuẩn quyết toán NSNN;
- Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội và các cơ quan khác
của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán NSNN,
phương án phân bổ ngân sách trung ương, phương án điều chỉnh dự toán NSNN,
phương án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội
quyết định và quyết toán NSNN;
- Tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội khi có yêu cầu trong
hoạt động giám sát việc thực hiện Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về lĩnh vực tài chính - ngân
sách, giám sát việc thực hiện NSNN và chính sách tài chính;
- Tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong
việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh;
- Báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với
Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng dân
tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và
các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điều 58, Điều
59 của Luật KTNN và các quy định khác của pháp luật;
- Chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nước có thẩm
quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá
nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán;


- Quản lý hồ sơ kiểm toán; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về
hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KTNN;

- Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển nguồn nhân lực của KTNN;
- Tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV nhà nước;
- Chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; sử dụng
kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 6 của Luật
KTNN;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
* Quyền hạn
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy
đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; đề nghị cơ
quan hữu quan phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ đuợc giao; đề nghị cơ
quan nhà nước, đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN
đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ
pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động
của đơn vị do KTNN phát hiện và kiến nghị;
- Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện kết luận và kiến nghị của
KTNN;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm
toán thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán đối với các trường hợp sai phạm
trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; đề nghị xử lý
theo pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ,
kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN;
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật
của tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;


- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân
có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của KTNN hoặc cung cấp thông tin, tài liệu

sai sự thật cho KTNN và KTV Nhà nước;
- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết;
- Được uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan,
tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; KTNN chịu trách
nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận kiểm toán do doanh nghiệp
kiểm toán thực hiện;
- Kiến nghị Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính
sách và pháp luật cho phù hợp.

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước


KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

KHỐI CÁC ĐƠN VP THAM MƯU

KHỐI CÁC ĐƠN VP SỰ NGHIỆP

VĂN PHÒNG KTNN
TRUNG TÂM KH &BDCB
VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
TRUNG TÂM TIN HỌC
VỤ TỔNG HỢP
TẠP CHÝ KIỂM TOÁN

VỤ CĐ & KSCLKT

VỤ PHÁP CHÕ


2.1.
VỤ
QHChức
QUỐCnăng

KHỐI CÁC ĐƠN VP CHUYÊN MÔN
KTNN CHUYÊN NGÀNH I

KTNN KHU VỰC I

KTNN CHUYÊN NGÀNH II

KTNN KHU VỰC II

KTNN CHUYÊN NGÀNH III

KTNN KHU VỰC III

KTNN CHUYÊN NGÀNH IV

KTNN KHU VỰC IV

KTNN CHUYÊN NGÀNH V

KTNN KHU VỰC V

KTNN CHUYÊN NGÀNH VI

KTNN KHU VỰC VI


KTNN CHUYÊN NGÀNH VII

KTNN KHU VỰC VII

KTNN KHU VỰC IX

II.

KTNN KHU VỰC VIII

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC
KTNN KHU VỰC I


Cơ cấu nguồn nhân lực của kiểm toán nhà nước năm 2009: Theo biểu số 2.1
Tính đến thời điểm 30.10.2009 tổng số cán bộ công chức, viên chức, lao động
hợp đồng của kiểm toán nhà nước có là 1250 người, trong đó:
- Đội ngũ công chức làm công tác kiểm toán từ ngạch kiểm toán viên dự bị trở
lên: 904 người (chiếm 73,4%);
- Đội ngũ công chức khối các đơn vị tham mưu từ ngạch nhân viên, cán sự,
chuyên viên và tương đương trở lên: 252 người (chiếm 20.5%);
- Đội ngũ viên chức và nhân viên hợp đồng thuộc các đơn vị sự nghiệp: 74
người (chiếm 6%);
Biều đồ 2.1 Cơ cấu nguồn nhân lực của kiểm toán nhà nước



Biều đồ 2.2 Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực của kiểm toán nhà nước


Cơ cấu nguồn nhân lực của Kiểm toán nhà nước
Trình độ chuyên môn
NỘi dung

Tổn
g số

Thạc sỹ trở
Na

Nữ

m

CĐ và

Đại học

lên

Chia theo độ tuổi

Na

Nữ

m

Trungcấp…

Na
m


Nữ

ới 30

Từ
30- 45

Trê
n 50

Khối các

đơn vị tham

252

22

8

115

70

25


12

80

158

14

904

45

12

581

168

45

53

250

575

79

74


6

2

30

15

13

8

15

40

19

1230

73

22

726

253

83


73

345

773

112

77

23

74

26

53

47

28

63

mưu
Khối các

ơn vị chuyên
môn
Khối các

đơn vị SN
Tổng
cộng
Tỷ lệ %

100
%

%

%
8%

%

%
80%

%

%
12.68%

%

%

- Trong những năm qua đội ngũ cán bộ, công chức đã có bước phát triển khá
toàn diện về số lượng cũng như chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ theo
quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán nhà nước đã đặc biệt chú trong

tới việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ đều có trình độ đào

9%


tạo tương đối đồng đều; Thạc sỹ chiểm 8%; trình độ đại học chiếm 80%; cao đẳng,
trung cấp.. chiếm 12.68%.
- Thực tế về đào tạo về nhân sự cán bộ, viên chức của Kiểm toán Nhà nước tới
đây chắc chắc sẽ gặp khó khăn . Việc đào tạo được một kiểm toán viên đã rất công
phu, chưa nói gì đến cán bộ. Ngoài việc học ĐH 4 năm, họ phải mất 3 năm làm
việc thực tế , tổng cộng là 7 năm mới có thể kỳ vọng trở thành kiểm toán viên giỏi.
Để đạt được chứng chỉ kiểm toán viên cũng phải trải qua một kỳ thi ngặt nghèo.
Tuy nhiên, kiểm toán viên mới được tuyển dụng qua thi tuyển có để trải qua 3 năm
để trở thành Kiểm toán viên dự bị thì họ có mặt mạnh là được đào tạo cơ bản theo
các chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của Kiểm toán Nhà nước; có kiến thức
về tin học, ngoại ngữ; có khả năng nắm bắt và tiếp cận rất nhanh với các kiến thức
mới chiếm 28%. Đây là lực lượng trẻ có khả năng hội nhập nhanh, năng động
- Đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức hình thành từ những năm đầu mới thành
lập: số cán bộ này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm công tác, được rèn luyện
qua thực tế. Đây là bộ phận chủ lực của Kiểm toán Nhà nước hiện nay họ hiện tại
đang năm giữ vị trí quan trọng của Kiểm toán nhà nước như Ban lãnh đạo kiểm
toán, các vụ trưởng, vụ phó, trưởng các đơn vị chức năng...
- Lực lượng cán bộ, công chức mới được tuyển dụng qua xét tiếp nhận từ các
bộ, ngành, địa phương, số này có lợi thế về kinh nghiệm công tác, có kiến thức và
kỹ năng quản lý nhà nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có điều kiện cập
nhật kiến thức về pháp luật, tiếp cận công việc nhanh.
- Kiểm toán Nhà nước tích cực cử kiểm toán viên, chuyên viên, viên chức
tham gia Hội Kế toán Việt Nam - tiền thân là Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc
về chương trình hoạt động và nội dung sinh hoạt của Hội và của CLB, Kiểm toán
chương trình cụ thể hàng năm trong đó đi sâu vào các nội dung: trao đổi nghề

nghiệp, chuyên môn, khoa học, cơ chế chính sách, phản biện, đào tạo nhân lực;
phát triển tổ chức, hội viên; hoạt động tài chính cho Hội, phát triển nguồn nhân lực
tài chính; sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, trao đổi, vui chơi, tham quan, sinh thái...


- Việc phân công bố trí lao động trong các đơn vị của kiểm toán đã rất hợp lý
nên hiệu quả công việc rất cao, 100% công chức làm kiểm toán có trình độ từ đại
học trở lên được đào tạo từ nhiều lĩnh vực họat động đa dạng (chuyên nghành kế
toán, kiểm toán, xây dựng....) có phẩm chất đạo đức tốt có kinh nghiệm và kiến
thức cơ bản về kế toán, kiểm toán.
- Là một ngành đặc thù, vì vậy lực lượng nguồn nhân lực nam nhiều hơn nữ,
đây cũng là một lợi thế trong đào tạo và phát triển lao động và tham gia các đoàn
kiểm toán ở các bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Phần lớn công chức, viên
chức trong kiểm toán có tinh thần học tập nâng cao trình độ, số lượng cán bộ có
trình độ Thạc sỹ, và tham gia các đại học chuyên ngành khác năm 2009 tăng so với
2008 là 20%.

III.

HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

III.1.

Một số hạn chế về đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Kiểm

toán Nhà nước
- KTNN đã tích cực cử cán bộ tham gia khóa đào tạo để trở thành giảng viên
kiểm toán quốc tế nhưng rất nhiều người đã bị loại từ "vòng gửi xe", bời vì thực
trạng: "giỏi nghiệp vụ nhưng tiếng Anh kém quá cũng bị loại từ vòng phỏng vấn".

Đây là một hạn chế rất lớn khi Kiểm toán Nhà nước đào tạo và phát triển nâng cao
trình độ kiểm toán viên để xứng tầm một kiểm toán viên quốc tế.
- Cơ cấu nguồn nhân lực chưa hợp lý. Nam nhiều hơn nữ, lực lượng kế cận
của nguồn nhân lực từ 40 – 50 tuổi quá mỏng sẽ khó khăn trong việc hướng dẫn
đào tạo.


- Trong những năm qua việc xây dựng biên chế ở các đơn vị chưa đảm bảo
tính khoa học, theo cảm tính, không gắn với xu hướng phát triển lâu dài của Kiểm
toán Nhà nước. Vì vậy, cơ cấu đội ngũ còn có một số điểm không phù hợp, như: cơ
cấu đội ngũ chuyên môn, cơ cấu các ngạch, thâm niên nghề nghiệp, giới tính, độ
tuổi…Ngoài ra, một lực lượng sinh viên mới ra trường ở các trường ĐH, CĐ với
chuyên ngành kế toán, kiểm toán được đào tạo mang tính lý thuyết, không ứng
dụng thực tế nên đầu vào của Kiểm toán Nhà nước có nhiều hạn chế vì khó khăn
khi tuyển dụng, đào tạo để thích ứng với môi trường thực tế của hoạt động kiểm
toán.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tuy đã phát triển nhanh trong những
năm qua nhưng số lượng còn rất thiếu so với yêu cầu của công cuộc đổi mới và
phát triển đất nước hiện nay. Với dân số hơn 80 triệu người, nhưng Kiểm toán Nhà
nước Việt Nam mới chỉ có gần 1000 kiểm toán viên. Các đơn vị được kiểm toán
trong những năm gần đây tuy đã tăng dần, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong
tổng số đối tượng thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
- Trình độ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Tuy đa số có kinh
nghiệm thực tiễn nhưng nhiều cán bộ chưa được đào tạo một cách cơ bản và đầy
đủ về hoạt động kiểm toán và các kiến thức cần thiết của nền kinh tế thị trường;
hạn chế về tư duy lý luận; trình độ phân tích, tổng hợp, ngoại ngữ, tin học, kiến
thức về quản lý nhà nước và thủ tục hành chính còn yếu.
- Một bộ phận cán bộ, kiểm toán viên chưa thật sự cố gắng, gương mẫu; thái
độ ứng xử, phong cách làm việc còn thiếu chuyên nghiệp; chậm đổi mới tư duy
trong tiếp cập phương pháp làm việc của một ngành mới trong thời kỳ đổi mới nên

rất khó khăn khi định hướng đào tạo và phát triển lực lượng kiểm toán viên như
thế.
- Số mới được tuyển dụng chưa được trải nghiệm thực tiễn, chưa được rèn
luyện về bản lĩnh chính trị, thiếu kinh nghiệm cũng như khả năng xử lý tình huống.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu, số cán bộ này cần được tiếp tục được đào tạo, bồi
dưỡng về lý luận và thực tiễn; cần phải có thời gian rèn luyện thử thách.


- Nhiều cán bộ công chức chưa đáp ứng đuợc yêu cầu công việc do thiếu các
chuyên môn sâu về ngoại ngữ, tin học, lực lượng cán bộ trẻ ở các khối cơ quan
tham mưu khả năng nắm bắt thực tiễn, tổng hợp tình hình, dự báo, hoạch định
chính sách còn yếu ảnh hưởng đến việc tham mưu cho lãnh đạo kiểm toán về lĩnh
vực quản lý ngành.
III.2.

Một số giải pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại

Kiểm toán Nhà nước
- Phát triển đội ngũ cán bộ, KTV đảm bảo đủ về số lượng; hợp lý về cơ cấu;
có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp tương xứng với yêu cầu của nghề
nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Kiểm toán Nhà nước khuyến khích lực lượng cán bộ nòng cốt tham gia các khoá
học Thạc sĩ đặc biệt chúng tôi đã hỗ trợ cán bộ tham gia khoá học MBA của
Trường Đại học Griggs. Việc mở rộng định hướng đào tạo này là giải pháp để
Kiểm toán Nhà nước là giảm tỷ lệ thay thế nhân viên, thu hút tạo động lực làm việc
với các kiểm toán viên mang lại lợi ích lâu dài cho bộ máy Kiểm toán Nhà nước.
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, KTV theo cơ cấu hợp lý với số KTV
cao cấp chiếm 5% trên tổng số KTV, KTV chính từ 30-35% và KTV 60-65%; số
trợ lý kiểm toán không vượt quá 20% tổng số KTV; số công chức, viên chức làm
công tác tham mưu, quản lý không quá 20% tổng số KTV và trợ lý KTV.

- Chuẩn hoá tiêu chuẩn các ngạch bậc KTV; định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh
giá đội ngũ cán bộ, công chức, KTV để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
phù hợp. Khuyến khích các KTV Nhà nước tham dự các kỳ thi Quốc gia để được
cấp chứng chỉ KTV chuyên nghiệp (CPA) của Việt Nam. Có kế hoạch tuyển chọn
và tập trung kinh phí để đào tạo trong và ngoài nước một số KTV có trình độ cao,
phấn đấu đến năm 2010 đội ngũ KTV có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức
nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo về tin học
và ngoại ngữ, trong đó có được một số chuyên gia đạt trình độ khá của khu vực và
có khả năng hội nhập tích cực với KTNN các nước trên thế giới.


- Tăng cường năng lực cho Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ, phấn
đấu đến giai đoạn 2006-2010 nâng cấp Trung tâm KH và BDCB thành Học viện
Kiểm toán, vừa thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, vừa thực hiện nhiệm vụ
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, KTV cho ngành KTNN. Hoàn thiện các quy
chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng; phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và giảng viên
kiêm chức trong và ngoài ngành; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp
đánh giá chất lượng học viên; đến 2015 xây dựng hoàn chỉnh chương trình đào tạo,
bồi dưỡng theo các trình độ, ngạch bậc công chức, KTV;
- Phát huy vai trò của hội nghề nghiệp bằng cách Kiểm toán Nhà nước tham
gia ký kết hợp tác đào tạo với Hội Kế toán công chứng Anh (ACCA), Hội Kế toán
công chứng Singapore (ICPAS), Hội Kế toán công chứng Australia (CPA) và Đại
học Swinburne (Australia) tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo
nguồn nhân lực kiểm toán quốc tế trong thời kỳ hội nhập.
- Xây dựng chính sách đãi ngộ thích hợp cho cán bộ, công chức của kiểm toán
cho phép đội ngũ công chức làm công tác kiểm toán được trích một tỷ lệ phần trăm
nhất định trên tổng số thu hồi cho ngân sách nhà nước hàng năm bổ sung thu nhập
cho chính cán bộ công chức của Kiểm toán Nhà nước để thu hút và phát triển nhân
lực của Kiểm toán Nhà nước.
- Chế độ lương, thưởng, thu nhập: Đang là vấn đề đặc biệt quan tâm của phần

lớn cán bộ, công chức trong Kiểm toán Nhà nước. Điều đó chứng tỏ việc trả lương
cho công chức, viên chức của kiểm toán nói riêng, khối cơ quan hành chính sự
nghiệp nói chung là bất hợp lý. Việc xây dựng một hệ thống lương, thưởng chế độ
đãi ngộ đặc thù như công tác phí, phụ cấp trách nhiệm, điện thoại, phương tiện đi
lại… phù hợp và tạo thu nhập ngoài lương cho cán bộ công chức của kiểm toán
nhất là đối với các kiểm toán viên là điều hết sức cần thiết, ngoài ra Kiểm toán Nhà
nước cần quan tâm đến các chế độ, chính sách phúc lợi khác như nghỉ mát, du lịch,
khám chữa bệnh…


- Môi làm việc và cơ hội thăng tiến: Đây là một trong những yếu tố quan
trọng quyết định việc công chức, viên chức có gắn bó lâu dài với Kiểm toán Nhà
nước hay không? Bởi vậy, kiểm toán nhà nước cần có những điều chỉnh hợp lý để
tạo ra những thử thách và sự hứng thú trong công việc cho nhân viên. Về chính
sách sử dụng, một mặt chú trọng sự thăng tiến bằng kết quả hoàn thành công việc,
mặt khác áp dụng hình thức thi tuyển lãnh đạo ở các vị trí từ trưởng phòng trở lên
để tăng tính cạnh tranh và tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội thể hiện năng lực
của mình, tránh được hiện tượng “ sống lâu lên lão làng”. Bên cạnh đó, Kiểm toán
Nhà nước cần chủ động trong việc khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng
chuyên môn, không ngừng cải tiến sáng kiến trong công việc, tôn vinh đóng góp
của cá nhân, đơn vị với tập thể, khuyến khích, tạo điều kiện để các cán bộ công
chức tham gia các khoá học chuyên sâu phù hợp với các lĩnh vực của ngành, hỗ
trợ kinh phí cho các khoá học; luân chuyển công chức, viên chức sang những vị trí
mới, vai trò mới, để có chiến lược lâu lài về qui hoạch cán bộ, giúp kiểm toán nhà
nước lấp những chỗ trống về nhân sự cao cấp, tận dụng tối đa khả năng làm việc
của những cán bộ công chức có kinh nghiệm. Ngoài ra, kiểm toán nhà nước cần cải
tiến điều kiện làm việc cho công chức như xây dựng hình ảnh công sở hiện đại phù
hợp với qui mô, vị trí của kiểm toán hiện nay. Trang bị phương tiện làm việc, ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm toán...
IV. KẾT LUẬN

Trải qua 15 năm hoạt động KTNN với chức năng là cơ quan kiểm tra tài
chính công của Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước đã chú trọng tới việc đào tạo và
phát triển kiểm toán viên, chuyên viên, viên chức trong các cơ quan chức năng,
đơn vị sự nghiệp tại Kiểm toán Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn về
nghiệp vụ kiểm toán BCTC của hầu hết các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa
phương trong cả nước; kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN của 64 tỉnh, thành
phố, các dự án vay nợ, viện trợ Chính phủ, các công trình đầu tư xây dựng cơ
bản.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng do Trung tâm cung cấp
2. Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11 do Quốc Hội thông qua ngày
14/06/2005 quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
của Kiểm toán Nhà nước
3. Sách Quản trị nguồn nhân lực – NXB Thồng Kê - Nguyễn Quốc Tuấn
4. Sách Quản trị nguồn nhân lực - NXB Xã Hội - Nguyễn Hữu Toàn



×