Tải bản đầy đủ (.doc) (200 trang)

Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 200 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thúy Hằng

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thúy Hằng

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI



HÀ NỘI-2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................

iii
iv
v
vi
1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 16
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................... 16
1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo vệ môi trường đô thị ...................................... 16
1.1.2. Những nghiên cứu về và liên quan đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị .. 30
1.1.3. Những nghiên cứu về cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá
chính sách công, chính sách môi trường......................................................................... 37
1.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu ........................................................................ 38
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................................. 41
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ ................................................................................................... 43
2.1. Chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ........................................................................ 43
2.2. Công cụ chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị .......................................................... 45

2.3. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ......................................................... 49
2.4. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ......................................... 51
2.5. Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị .......................... 52
2.6. Các tham biến của mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ......... 55
2.6.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ........................................... 55
2.6.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ................................... 56
2.6.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ........................... 61
2.6.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị .................................... 67
2.6.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ............................................. 68
2.6.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ............................................. 71
2.6.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ........ 73
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................................. 74
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2018 ................................................................. 77
3.1. Chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam ................................................... 77
3.2. Thực tiễn mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam .... 80
3.2.1. Mục tiêu của đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 .. 80
3.2.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 . 83
3.2.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 20052018 .................................................................................................................................86
3.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 . 87
3.2.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ giai đoạn 2005-2018 ...... 89
3.2.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 .......... 92

i


3.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai
đoạn 2005-2018 .............................................................................................................. 94
3.3. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam giai đoạn 20052018 .................................................................................................................................97
3.3.1. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 ....................... 97

3.3.2. Hạn chế trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay
....................................................................................................................................... 100
Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................................... 123
CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM ....................................................... 126
4.1. Bối cảnh ..................................................................................................................... 126
4.2. Quan điểm .................................................................................................................
4.3. Mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị cho Việt Nam ...............
4.3.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam .........................
4.3.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam .................
4.3.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam .........
4.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ..................
4.3.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ...........................
4.3.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ...........................
4.3.7. Đảm bảo điều kiện cho đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam ..
4.4. Giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam ......
Kết luận Chƣơng 4 ...........................................................................................................
KẾT LUẬN .......................................................................................................................

127
128
129
133
136
137
139
141
144
145
149

152

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 154
Tài liệu tham khảo tiếng Việt ............................................................................................. 154
Tài liệu tham khảo tiếng Anh ............................................................................................. 164
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 172
Phụ lục 1: Câu hỏi dẫn phỏng vấn sâu .............................................................................. 172
Phụ lục 2: Phiếu điều tra khảo sát về tình hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị ..................................................................................................................................174
Phụ lục 3: Kết quả xử lý phiếu điều tra (bản tóm tắt) ....................................................... 180
Phụ lục 4: Sự cần thiết tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị của các chủ
thể để đạt các mục tiêu cụ thể trong đánh giá chính sách ............................................184
Phụ lục 5: Phân tích hồi quy mô hình hiệu quả đánh giá chính sách ..............................186
Phụ lục 6: Một số ảnh đại diện điều tra phiếu, phỏng vấn sâu trong quá trình thực hiện đề
tài .................................................................................................................................. 191

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
hiện nay” này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, nghiêm túc tìm tòi, sáng tạo của
riêng bản thân tôi cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Đỗ Phú Hải.
Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn là các kết quả
cuộc điều tra xã hội học và khảo sát, phân tích, tổng hợp thông tin mà tôi đã thực
hiện. Trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà
không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu

toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày….tháng…năm …….
Tác giả luận án

iii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

BVMT:

Bảo vệ môi trƣờng

BVMTĐT:

Bảo vệ môi trƣờng đô thị

BXD:


Bộ Xây dựng

CQK:

Chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển

ĐMC:

Đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trƣờng

HĐND:

Hội đồng nhân dân

JICA:

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

OECD:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

TTHC:

Thủ tục hành chính


TNMT

Tài nguyên và Môi trƣờng

UBND:

Ủy ban nhân dân

WB:

Ngân hàng Thế giới

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Số phiếu điều tra thu thập tại mỗi đô thị......................................................... 13
Bảng 2: Sự tham gia học hỏi trong quá trình đánh giá chính sách ........................... 61
Bảng 3: Năng lực của cơ quan hành chính ảnh hƣởng đến “học hỏi” trong chính
sách công ................................................................................................................... 61
Bảng 4: Các phƣơng pháp đánh giá chính sách công ............................................... 68
Bảng 5: Nguồn nhân lực trong quản lý môi trƣờng tại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn
2011 - 2017 ............................................................................................................. 102

Bảng 6: Số liệu tổng hợp về chi sự nghiệp bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Hà Nội
giai đoạn 2005-2014 ................................................................................................ 105
Bảng 7: Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trƣờng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
giai đoạn 2011 - 2014 (triệu đồng) .......................................................................... 107
Bảng 8 . Tổng hợp các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính đơn ..................... 120


v


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Mục đích của đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
Biểu 2: Cách tiếp cận trong thực hiện đánh giá chính sách BVMT đô thị từ

81
84

2005 đến nay
Biểu 3: Phƣơng pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005

87

đến nay
Biểu 4: Chủ thể tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 89
đến nay
Biểu 5: Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị từ 2005 đến nay

93

Biểu 6: Các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô

94

thị từ 2005 đến nay
Biểu 7: Nội dung chính trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị


98

giai đoạn 2005 -2018
Biểu 8: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách bảo vệ môi trƣờng đô

99

thị trong thời gian qua
Biểu 9: Đánh giá tác động của việc đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô
thị

vi

99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 40 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc đã có bƣớc phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ khoảng 19,6% với 629 đô thị vào năm 1999 lên khoảng
37,5% với 813 đô thị năm 2017, trong đó có: 02 đô thị loại đặc biệt, 19 đô thị loại I,
23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị loại V [29]. Đô thị
hóa nhanh trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực đối với phát triển
kinh tế đất nƣớc. Những năm gần đây tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế trung bình hằng
năm tại các khu vực đô thị luôn đạt 12% đến 15%, gấp 1,5 đến 2 lần tỷ lệ tăng
trƣởng bình quân kinh tế cả nƣớc. Đặc biệt là tốc độ tăng trƣởng cao tại hai trung
tâm đô thị lớn nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [104]. Tuy nhiên, đô thị
hóa nhanh đã tạo ra sức ép đối với cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống giao thông, hệ thống
cấp thoát nƣớc, nhà ở, năng lƣợng cùng với sự gia tăng xả thải (khí thải, nƣớc thải,

rác thải), giảm diện tích cây xanh, diện tích mặt nƣớc, tăng mật độ giao thông và ô
nhiễm môi trƣờng.
Nhằm đáp ứng với những tác động môi trƣờng không mong muốn của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của đất nƣớc, công tác bảo vệ môi
trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo, rất nhiều quyết định thể hiện
rõ chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm và hành động về bảo vệ môi trƣờng và tài
nguyên, và phát triển bền vững đã đƣợc hoạch định, xây dựng, ban hành và triển
khai thực hiện trong thực tiễn. Chính sách bảo vệ môi trƣờng bao gồm bảo vệ môi
trƣờng đô thị đƣợc củng cố mạnh mẽ từ sau Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 về bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nƣớc. Chính sách này liên tục đƣợc bổ sung, chỉnh sửa dựa trên những kết quả
đánh giá chính sách đã có, thể hiện qua các quyết định về mục tiêu chính sách, hình
thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trƣờng, tài nguyên (luật, pháp
lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tƣ, quyết định), đáng kể hiện nay là: Nghị quyết
số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cƣờng quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng; Hiến pháp năm 2013; Luật Bảo vệ
môi trƣờng năm 2014; Luật Thuế bảo vệ môi trƣờng năm 2010, Pháp lệnh cảnh sát
môi trƣờng năm 2014… cùng các văn bản pháp quy dƣới các luật này do các cơ
quan quản lý nhà nƣớc các cấp ban hành (nghị định, quyết định, thông tƣ) và các
chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch, đề án, dự án, hành động về bảo vệ môi trƣờng.
Bên cạnh đó,
1


các luật chuyên ngành khác nhƣ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây dựng
năm 2014, Bộ Luật hình sự năm 2009, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật Quy hoạch
năm 2017… cũng có những điều khoản lồng ghép các quy định về bảo vệ môi
trƣờng, bảo vệ môi trƣờng đô thị. Hơn nữa, nhận thức về bản chất xuyên biên giới
của một số vấn đề môi trƣờng mà Nhà nƣớc ta cũng đã tham gia ký kết nhiều công
ƣớc quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trƣờng nhƣ Công ƣớc về ngăn ngừa

ô nhiễm do tàu biển MARPOL (1991), Công ƣớc về trợ giúp trong trƣờng hợp sự
cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (1987), Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu
(2016)... để hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ, tài trợ của nƣớc ngoài và các tổ chức quốc
tế để thúc đẩy đáng kể các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong nƣớc.
Mặc dù sự quan tâm chỉ đạo đó đã tạo đƣợc sự chuyển biến và đạt đƣợc một
số kết quả bƣớc đầu quan trọng, ô nhiễm môi trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng, xảy ra
nhiều sự cố môi trƣờng nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến đời sống, sản xuất của nhân
dân, đặc biệt là còn nhiều vấn đề môi trƣờng đô thị nổi cộm đã đƣợc Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng tổng hợp gần đây (2016): “Ô nhiễm bụi tại các khu vực đô
thị vẫn tiếp tục duy trì ở ngƣỡng cao; Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc tại các sông, hồ,
kênh rạch nội thành, nội thị vẫn diễn biến phức tạp; Vấn đề úng ngập tại các đô thị
có xu hƣớng mở rộng và gia tăng; Suy giảm mực nƣớc dƣới đất tại các đô thị khu
vực đồng bằng và xâm nhập mặn tại các đô thị ven biển đang trở nên phổ biến; Tỷ
lệ chất thải rắn đô thị đƣợc xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trƣờng còn thấp,
công nghệ xử lý còn lạc hậu và chƣa phù hợp với điều kiện thực tế; Vấn đề quy
hoạch phát triển đô thị theo hƣớng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trƣờng
vẫn đang đứng trƣớc nhiều thách thức” [23]. Bên cạnh đó, thông tin và dƣ luận xã
hội về các vấn đề môi trƣờng bức xúc cũng liên tục đƣợc phản ánh trên nhiều
phƣơng tiện truyền thông (các tạp chí về môi trƣờng, Báo điện tử Dân trí, Truyền
hình Quốc hội Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam...) cho thấy nhiều vấn đề môi
trƣờng chƣa đƣợc giải quyết triệt để bởi các chính sách hiện có.
Mặt khác, trong Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định một trong năm bài học lớn
là “Mọi đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật
khách quan”. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Mọi ngƣời có quyền đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng”, “Nhà nƣớc có chính
sách bảo vệ môi trƣờng” và “Nhà nƣớc khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi
trƣờng”. Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ƣơng khóa XI ngày 03
2



tháng 6 năm 2013 về “chủ động ứng phó vứi biến đổi khí hậu, tăng cƣờng quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng” đã nhận định “Thời gian qua, công tác ứng phó
với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng
đã đƣợc quan tâm, có bƣớc chuyển biến và đạt đƣợc một số kết quả bƣớc đầu quan
trọng. Tuy nhiên, … ô nhiễm môi trƣờng vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng;
việc khắc phục hậu quả về môi trƣờng do chiến tranh để lại còn chậm; đa dạng sinh
học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh
hƣởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân” và
khẳng định một trong các nguyên nhân chủ quan của những yếu kém, tồn tại này là
“Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chƣa sát với thực tế,
thiếu tính khả thi”. Tiếp đó, Luật bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13, đƣợc ban
hành bởi Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp
thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014, đang có hiệu lực cũng dành Chƣơng V
với 5 điều quy định về “bảo vệ môi trƣờng đô thị, khu dân cƣ”. Gần đây (tháng 8
năm 2016), Thủ tƣớng Chính phủ đã chỉ thị “Tập trung hoàn thiện chính sách,
pháp luật về bảo vệ môi trường…..tập trung vào…. các đô thị đông dân cư” [90].
Về mặt lý luận, theo giáo sƣ JAMES Q. WILSON (Đại học Harvard) [45]:
“tất cả các can thiệp chính sách sẽ tạo ra kết quả dự kiến – nếu nhƣ đánh giá chính
sách đƣợc thực hiện bởi ngƣời thực hiện chính sách hoặc bởi ngƣời hoặc bạn bè
của ngƣời thực hiện chính sách”. Ngƣợc lại “không can thiệp chính sách nào sản
sinh ra đúng kết quả dự kiến nếu nhƣ đánh giá chính sách đƣợc thực hiện độc lập
bởi bên thứ ba, đặc biệt bởi nhà phê bình chính sách”. Đỗ Phú Hải (2014):
1/ Đánh giá chính sách công đem lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nƣớc, các cơ
quan chính phủ, công chức, cộng đồng ngƣời dân và doanh nghiệp;
2/ Có thể phân loại đánh giá chính sách công theo địa vị pháp lý/quyền lực
của chủ thể đánh giá là đánh giá của cơ quan hành pháp, đánh giá của cơ quan lập
pháp, đánh giá của cơ quan tƣ pháp, đánh giá của mặt trận tổ quốc, đánh giá của
Đảng chính trị, đánh giá của tổ chức chính trị - xã hội, đánh giá của tổ chức quốc tế,
đánh giá của khu vực xã hội dân sự, đánh giá của doanh nghiệp;

3/ Có nhiều nguyên tắc đƣợc áp dụng trong đánh giá chính sách công bao
gồm: nguyên tắc học hỏi, nguyên tắc trách nhiệm, nguyên tắc độc lập, nguyên tắc
đạo đức, nguyên tắc hiệu suất, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc lòng tin (sự tín
nhiệm), nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc đối tác, nguyên tắc
không dấu diếm và không thiên vị trong đó 4 nguyên tắc học hỏi, trách nhiệm, độc
lập và đạo đức là các nguyên tắc quan trọng nhất [45], [47]. Đánh giá chính sách là

3


khâu cuối (và giai đoạn hậu kiểm) của chu trình chính sách công, và chính sách bảo
vệ môi trƣờng đô thị là chính sách công chuyên ngành phải đƣợc hoàn thiện dựa
trên những kết quả đánh giá chính sách đang có một cách đầy đủ, khách quan và
khoa học.
Tuy nhiên chƣa có hệ thống lý luận đầy đủ, nhất là thiếu vắng những nghiên
cứu về mô hình đánh giá chính sách công. Đây cũng là hạn chế về mặt lý luận về
đánh giá chính sách công, và chính sách BVMTĐT ở nƣớc ta trong thời gian qua.
Về mặt thực tiễn, đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam đƣợc thực hiện
bởi nhiều chủ thể chính sách nhƣng chủ yếu là các cơ quan nhà nƣớc, đặc biệt là
các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách (Bộ/Sở TNMT). Hoạt động
đánh giá phần nào đã giúp cho tổ chức thực hiện và xây dựng chính sách ngày một
tốt hơn, những thành tựu này không thể phủ nhận trong thời gian qua giúp đảm bảo
môi trƣờng đô thị cho không gian sinh tồn và phát triển, hạn chế tác động tiêu cực
của hoạt động con ngƣời nhƣ sinh hoạt, sản xuất kinh doanh ở đô thị, bƣớc đầu
hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra ở từng lĩnh vực, địa phƣơng. Tuy nhiên,
do còn những tồn tại hạn chế về mặt lý luận nên trong thực tiễn nƣớc ta, công tác
đánh giá chính sách BVMTĐT còn có nhiều thiếu hụt chƣa có quy định tổng thể về
đánh giá chính sách BVMTĐT, sự tham gia vào công tác đánh giá chính sách chƣa
đầy đủ của một số chủ thể đã khiến cho các kết quả đánh giá chƣa đạt đƣợc kết quả
tốt phục vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách một cách tốt nhất.

Do đó, rất cần thiết nghiẻn cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách
bảo vệ môi trƣờng đô thị trên thế giới và Việt Nam, cũng nhƣ nghiên cứu, đánh giá
thực trạng công tác đánh giá chính sách này ở Việt Nam làm luận chứng đề xuất
quan điểm, mô hình đánh giá chính sách và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả đánh giá
chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện chính sách
này ở Việt Nam trong thời gian tới. Trƣớc nhu cầu đặt ra này, đề tài nghiên cứu
“Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay” đã đƣợc
lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT nhằm đề xuất mô
4


hình đánh giá chính sách BVMTĐT và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính
sách BVMTĐT, góp phần hoàn thiện chính sách BVMTĐT ở Việt Nam trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị trên cơ sở lý thuyết khoa học chính sách công. Những vấn đề lý luận đó đƣợc
nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa đúc kết từ đa dạng các nguồn tài liệu thứ cấp
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, qua đó xây dựng mô hình lý thuyết
đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị với các tham biến chủ yếu sau đây: 1/
Mục tiêu đánh giá chính sách BVMTĐT; 2/ Cách tiếp cận đánh giá chính sách
BVMTĐT; 3/ Phƣơng pháp luận đánh giá chính sách BVMTĐT; 4/ Phƣơng pháp
đánh giá chính sách BVMTĐT; 5/ Chủ thể đánh giá chính sách BVMTĐT; 6/ Thể
chế đánh giá chính sách BVMTĐT; 7/ Những nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá

chính sách BVMTĐT;
Nghiên cứu thực tiễn về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt
Nam giai đoạn 2005 - 2018. Qua đó, xác định những kết quả đánh giá đạt đƣợc, xác
định những điểm còn hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân liên quan. Bên cạnh
đó, kiểm định mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT đã xây dựng qua thực tiễn ở
Việt Nam;
Trên cơ sở luận chứng khoa học đạt đƣợc qua nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về công tác đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam để đề xuất mô hình
đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị và giải pháp để nâng cao hiệu quả
đánh giá chính sách BVMTĐT, góp phần hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trƣờng
đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu lý thuyết đánh giá chính
sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, xây dựng mô hình đánh giá chính sách BVMTDT
làm cơ sở đề xuất giải pháp cho nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi
trƣờng đô thị, hoàn thiện chính sách BVMTĐT ở Việt Nam hiện nay.

5


3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu về lý thuyết đánh giá sau chính sách bảo vệ

môi trƣờng đô thị, xây dựng mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT, kiểm định mô
hình này trong thực tiễn Việt Nam. Qua đó, đề xuất mô hình đánh giá chính sách
BVMTĐT cho Việt Nam, giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị, góp phần hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt
Nam thời gian tới.
Cụ thể hơn là: 1/ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách
bảo vệ môi trƣờng đô thị, trên cả thế giới và Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình lý
thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị; 2/ Nghiên cứu thực tiễn đánh
giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2018 qua đó
phát hiện những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân liên quan; và kiểm
định mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị qua thực hiễn ở Việt
Nam; 3/ Nghiên cứu, đề xuất mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị
ở Việt Nam và giải pháp tăng cƣờng hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi
trƣờng đô thị ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: 2005 -2018.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu lựa chọn 06 đô thị ở Việt Nam (thuộc 4
trong 6 loại đô thị trong hệ thống phân loại đô thị của Việt Nam [113], đó là các
thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Lào Cai và Sơn La) để xác định
những kết quả đạt đƣợc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những đánh giá chính
sách BVMTĐT từ 2005 đến nay và kiểm định mô hình đánh giá chính sách.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án hệ thống hóa lý luận về đánh giá chính sách BVMTĐT qua các
nghiên cứu khoa học chính sách công bao gồm lý thuyết chính sách công, chu trình
chính sách công, phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công, đánh giá
chính sách môi trƣờng kết hợp với những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về bảo
vệ môi trƣờng đô thị.
Sau đó lý thuyết này đƣợc kiểm định qua thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị tại Việt Nam. Từ đó nghiên cứu hoàn thiện lý luận về đánh giá


6


chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam.
4.2. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu cho thấy nhiều vấn đề của luận án cần
đƣợc giải quyết song song. Do đó, Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau:
a) Tiếp cận đa ngành liên ngành: Đƣợc sử dụng trong nghiên cứu phân tích
chính sách công, chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và
đánh giá chính sách công vào nghiên cứu các mô hình đánh giá chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị trên thế giới và ở Việt Nam và thực tiễn đánh giá chính sách bảo
vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam. Sử dụng cách tiếp cận này để nhằm tích hợp tri
thức từ các ngành học khác nhau (khoa học môi trƣờng, khoa học chính trị, khoa
học chính sách công, luật học, đô thị học, xã hội học, kinh tế học...) để làm rõ việc
đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2018
đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? với mục tiêu gì? bởi ai? trên cơ sở nào? và kết quả ra
sao cũng nhƣ quá trình đánh giá đó bị ảnh hƣởng bởi những nhân tố nào?
b) Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu này xem môi trƣờng là một hệ thống tự
nhiên-xã hội phức tạp đƣợc tạo nên bởi rất nhiều thành phần (không khí, nƣớc, đất,
sinh vật...) đƣợc kết nối qua những mối tƣơng tác tự nhiên-xã hội phức tạp, có thể
đƣợc chia ra làm nhiều tiểu hệ thống môi trƣờng; và chính sách bảo vệ môi trƣờng
đô thị ở Việt Nam là một hệ thống các chính sách bảo vệ các thành phần môi trƣờng
đô thị, chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam cũng là tiểu hệ thống các
chính sách bảo vệ môi trƣờng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thuộc hệ thống chính
sách công của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng đánh giá chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị ở Việt Nam đƣợc tìm hiểu qua thực trạng đánh giá chính sách
bảo vệ môi trƣờng bao trùm nó cũng nhƣ thực trạng đánh giá chính sách bảo vệ
từng thành phần môi trƣờng, bảo vệ một số thành phần môi trƣờng đô thị.
c) Tiếp cận lịch sử: Nghiên cứu thực trạng đánh giá chính sách bảo vệ môi

trƣờng đô thị ở Việt Nam đƣợc tiếp cận theo lịch sử phát triển chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị, gắn kết với lịch sử chính sách phát triển bền vững đất nƣớc và
tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nƣớc nhƣ là những động lực cho sự phát
triển chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị. Theo cách tiếp cận này, nghiên cứu thực
tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam đã đƣợc trọng tâm
vào giai đoạn 2005-2018 là giai đoạn đẩy mạnh chính sách bảo vệ môi trƣờng trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc ở Việt Nam sau

7


khi có Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004.
d) Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia: Nghiên cứu thực tiễn đánh giá chính
sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2008 đƣợc tiến hành thực
hiện với sự tham gia của các chủ thể liên quan đến chính sách này. Cụ thể, các bên liên
quan tham gia vào trả lời phỏng vấn sâu, điền phiếu điều tra và cung cấp tài liệu thứ
cấp cho nghiên cứu. Việc đề xuất quan điểm đánh giá, mô hình đánh giá, các giải pháp
nâng cao hiệu quả, hoàn thiện đánh giá chính sách, góp phần hoàn thiện chính sách
cũng đƣợc dựa trên khoa học, quan điểm, định hƣớng và mục tiêu của Đảng và Nhà
nƣớc về chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học về
đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị qua 06 trƣờng hợp nghiên cứu là thành
phố Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Lào Cai và Sơn La.

4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này đƣợc thực hiện bởi sự kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu
định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Các phƣơng pháp, kỹ thuật
nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng trong luận án nhƣ sau:
a) Phương pháp phân tích chính sách công: Phân tích chính sách công theo lý
thuyết chu trình chính sách để xác định đánh giá „sau‟ chính sách nhƣ là một khâu
cuối (hậu nghiệm) của chu trình chính sách. Phân tích chính sách cũng là phƣơng pháp

đƣợc sử dụng để phân tích chủ thể chính sách qua đó xác định các nguồn có thể cung
cấp thông tin cho nghiên cứu. Phân tích chính sách cũng đƣợc sử dụng trong tổng hợp,
diễn giải các kết quả nghiên cứu theo định hƣớng hoàn thiện mô hình đánh giá chính
sách bảo vệ môi trƣờng đô thị và đề xuất giải pháp thực hiện tốt hơn mô hình, hay nâng
cao hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng ở Việt
Nam.
b) Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Nghiên cứu về đánh giá chính sách
bảo vệ môi trƣờng đô thị không đƣợc thực hiện riêng rẽ, một cách biệt lập mà đặt
vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ với nghiên cứu về đánh giá chính sách môi
trƣờng, đánh giá chính sách công. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm quan trọng liên
quan, phân tích đƣợc tính hệ thống giữa các hợp phần nghiên cứu, luận án đã xây
dựng đƣợc khung phân tích nghiên cứu (Hình 1) phù hợp, đảm bảo cơ sở cho quá
trình thực hiện luận án một cách hệ thống và logic sau này.
c) Phương pháp quan sát, tham dự: Nghiên cứu sinh đã có nhiều cơ hội trực
tiếp tham dự các nghị trình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị qua các
hội thảo tham vấn kết quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị đƣợc thực

8


hiện bởi liên bộ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Xây dựng để hiểu rõ chủ thể nào
đã tham gia đánh giá chính sách này, mức độ tham gia của các chủ thể và sau đó
theo dõi xem ý kiến tham gia của họ đƣợc tiếp thu nhƣ thế nào ở các báo cáo đánh
giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị cuối cùng đƣợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu
Quốc tế
Quốc gia
Đô thị


Các khái niệm cơ bản:
- Chính sách BVMTĐT
- Công cụ chính sách BVMTĐT
- Đánh giá chính sách BVMTĐT
- Mô hình lý thuyết đánh giá
chính sách BVMTĐT
- Hiệu quả đánh giá chính sách
BVMTĐT

Nghiên cứu lý luận cơ bản
Xây dựng các tham biến độc lập của
mô hình lý thuyết đánh giá chính
sách bảo vệ môi trƣờng đô thị (Mục
tiêu, cách tiếp cân, phƣơng pháp
luận, phƣơng pháp, chủ thể, thể
chế, các nhân tố ảnh hƣởng)

Đánh giá
chính sách
BVMTĐT
ở Việt
Nam

Các phát hiện từ

Giải pháp

đánh giá chính
sách BVMTĐT
ở Việt Nam: kết

quả đạt đƣợc,
tồn tại, hạn chế,
nguyên nhân

hoàn thiện
đánh giá
chính sách
BVMTĐT
giai đoạn
tới

Nghiên cứu thực tiễn đánh

Đề xuất

giá chính sách BVMTĐT
giai đoạn 2005-2018
Thực tiễn
các tham
biến của mô
hình đánh
giá chính
sách bảo vệ
môi trƣờng
đô thị ở Việt
Nam

Kiểm định
mô hình
đánh giá

chính sách
BVMTĐT
qua thực
tiễn Việt
Nam

Bối
cảnh

Đề xuất
quan điểm
và mô
hình đánh
giá chính
sách
BVMTĐT
ở Việt
Nam

Nguồn: Tác giả luận án, 2018
d) Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Đƣợc sử dụng để tìm hiểu các loại
hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị khác nhau trong những điều
kiện, bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu trƣờng hợp một số đô thị cụ thể là nghiên
cứu thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị dƣới đây sau khi tiến
hành thu thập dự liệu qua điều tra xã hội học, khảo sát tại 6 đô thị, là thành phố Hà
Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Lào Cai và Sơn La.
e) Kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích hồi quy dùng để dự đoán, ƣớc lƣợng giá trị của một biến theo giá
trị của một hay nhiều biến khác đƣợc gọi là biến dùng để dự báo, biến độc lập, biến
mô tả.

Trƣớc hết, mô hình hồi qui tuyến tính đơn biến dùng để xem xét mối quan hệ

9


tuyến tính giữa biến phụ thuộc y (biến kết cục) nằm trên trục tung và biến độc lập x
(biến dự đoán) nằm trên trục hoành. Mô hình hồi quy tuyến tính (đƣờng thẳng) đơn
biến có dạng:
Dữ liệu (Y) = Phần hồi quy (hay  + x) + Phần dƣ ()

Hay: Y =  + x+
Trong đó  là điểm cắt trên trục tung, β là độ dốc (trong thống kê gọi là hệ số
hồi qui) và  là phần dƣ – phản ánh sự sai lệch giữa trị số quan sát và trị số ƣớc
đoán nằm trên đƣờng hồi quy (i = Yi – Yi‟). Phân tích hồi quy tuyến tính có bản
chất là xác định đƣờng thẳng đi càng gần các điểm quan sát đƣợc làm sao để tổng
các phần dƣ là nhỏ nhất (I ) bằng phƣơng pháp toán học, đƣợc gọi là phƣơng
pháp bình phƣơng nhỏ nhất:
i=  (yi- βx – α)
và tổng bình phƣơng của phần dƣ:


2

2

(i) =  (yi- βx – α)

Đây là phƣơng trình bậc 2 theo biến X. Trong toán học, tìm trị cực tiểu của
phƣơng trình bậc 2, ngƣời ta lấy đạo hàm và cho đạo hàm triệt tiêu (bằng 0) sẽ tìm
đƣợc trị cực tiểu của X. Giải phƣơng trình này ngƣời ta xác định đƣợc 2 hệ số  và

và từ đó vẽ đƣợc đƣờng thẳng hồi quy.
Từ đó, phƣơng trình hồi quy tuyến tính đơn biến có đƣợc phản ánh quan hệ
biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (x) nhƣ sau: Y = α + βx
Tƣơng tự, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có thể viết khái quát nhƣ sau:
Y =  +  1x1i+  2x2i + 3x3i + ......+........+  kxki +  i.
Và phƣơng trình hồi quy tuyến tính đa biến phản ánh quan hệ biến phụ thuộc
(Y) và các biến độc lập (x1i, x2i,…, xki ) sẽ nhƣ sau:
Y =  +  1x1i+  2x2i + 3x3i + ......+........+  kxki
Trong nghiên cứu này, một phần số liệu có đƣợc từ điều tra khảo sát (theo
phiếu điều tra tại Phụ lục 2) đƣợc sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả
đánh giá chính sách BVMTĐT (biến phụ thuộc) và các thành tố/tham biến của mô
hình đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam đã đƣợc xây dựng, tổng kết từ
nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam tại Chƣơng 2 - đó là mục tiêu, cách tiếp cận,
phƣơng pháp luận, phƣơng pháp, chủ thể, thể chế và các nhân tố ảnh hƣởng đánh
giá chính sách BVMTĐT (biến độc lập) qua mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến và
mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, đã đƣợc lập trình sẵn trong phần mềm SPSS
(Version 22). Theo đó, phần mềm này đã giúp ƣớc tính các hệ số  và  trong các
10


phƣơng trình hồi quy tuyến tính đơn biến và hồi quy tuyến tính đa biến, với việc
đảm bảo tổng các phần dƣ là nhỏ nhất (i) bằng phƣơng pháp toán học- phƣơng
pháp bình phƣơng nhỏ nhất (least square method).
Kết quả kiểm định mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam hiện
nay đƣợc thể hiện trong Chƣơng 3 giúp xác định mức độ đóng góp vào hiệu quả
đánh giá cải thiện chính sách của từng tham biến/thành tố (mỗi biến độc lập) và
tổng thể các tham biến (các biến độc lập) trong mô hình đánh giá. Qua đó, giúp đề
xuất mô hình và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách BVMTĐT trong
thời gian tới cho Việt Nam.
f) Kỹ thuật phân tích, tổng hợp, so sánh:

Phân tích định tính các tài liệu, văn bản thu thập được. Kỹ thuật này đƣợc sử
dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, đƣợc thể hiện ở tất cả các chƣơng của luận
án. Cụ thể là rà soát, tổng hợp có chọn lọc các nghiên cứu liên quan đến nội hàm
của nghiên cứu đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, đánh giá chính sách
môi trƣờng, đánh giá chính sách công và các khái niệm liên quan; Phân tích, tổng
hợp hệ thống hóa lý thuyết về mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô
thị; Phân tích thực trạng công tác đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở
Việt Nam giai đoạn 2005-2018; Phân tích, làm rõ các quan điểm về đánh giá chính
sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, trên cả giác độ lý luận và thực tiễn.
Phân tích định lượng dữ liệu thu được qua bảng hỏi điều tra. Bảng hỏi điều tra
sau khi đƣợc thu thập đƣợc làm sạch, tổng hợp, phân tổ theo 6 đô thị, nhập số liệu
vào máy tính và phân tích bằng phần mềm SPSS thống kê tần suất và phân tích
nhân tố và phân tích tƣơng quan.
g) Thu thập thông tin
- Thu thập thông tin thứ cấp: Nghiên cứu sinh tìm kiếm các tài liệu thứ cấp là
các báo cáo đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng, đánh giá chính sách BVMT đô
thị, bài viết tạp chí và công trình nghiên cứu về và liên quan đánh giá chính sách
BVMT đô thị ở Việt Nam và 6 thành phố đƣợc chọn (Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy
Nhơn, Lào Cai, Sơn La). Sau đó, thu thập dữ liệu thứ cấp cũng đƣợc tiến hành đồng
thời trong quá trình thực hiện phỏng vấn các chủ thể, bên liên quan đến chính sách
bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam.
- Thu thập thông tin sơ cấp: bằng kết hợp phỏng vấn sâu và bảng hỏi điều tra.
Phỏng vấn sâu: đƣợc thực hiện với 30 cá nhân đại diện cho các chủ thể, bên
liên quan đến chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị đƣợc tiến hành với bộ câu hỏi

11


dẫn đã đƣợc chuẩn bị từ trƣớc (Phụ lục 1) với mục đích tìm hiểu vừa bao quát vừa
kỹ lƣỡng về thực trạng đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam từ

nhiều góc nhìn khác nhau (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,
đại diện cộng đồng dân cƣ đô thị, tổ chức phi chính phủ). Cụ thể, ngƣời đƣợc
phỏng vấn là cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức đã và/hoặc đang làm việc tại
các tổ chức sau trong giai đoạn 2005 -2018:
-

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng của Quốc Hội
Ban Tuyên giáo Trung ƣơng
Tổng cục Môi trƣờng, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, Bộ Xây dựng
Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng
Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính
Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và/hoặc Cục Bảo vệ môi trƣờng, Phòng
Tài nguyên và Môi trƣờng
Sở Xây dựng, Phòng quản lý đô thị, Phòng Hạ tầng các thành phố
Hội đồng nhân dân/ Đoàn Đại biểu quốc hội
Nhà khoa học/chuyên gia độc lập về môi trƣờng và phát triển đô thị
Tổ chức xã hội nghề nghiệp (về môi trƣờng và phát triển đô thị)
Đoàn thể-mặt trận
Doanh nghiệp, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
Tổ chức quốc tế và Tổ chức phi chính phủ

Nội dung chính của phỏng vấn sâu đƣợc tập trung vào làm rõ thực trạng đánh
giá chính sách bảo vệ môi trƣờng và các quan điểm, thái độ của các chủ thể/bên
tham gia chính vào chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị đối với công tác đánh giá
chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam.
Cụ thể, phỏng vấn sâu tập trung, xoáy vào mối quan hệ giữa các thành tố/tham
biến của mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị và hiệu
quả đánh giá chính sách BVMTĐT, các tham biến là:
-


Mục tiêu đánh giá chính sách BVMT đô thị;
Cách tiếp cận đánh giá chính sách BVMT đô thị;
Phƣơng pháp luận đánh giá chính sách BVMT đô thị;
Phƣơng pháp đánh giá chính sách BVMT đô thị;
Chủ thể và sự tham gia của chủ thể vào đánh giá chính sách BVMT đô
thị;
Thể chế đánh giá chính sách BVMT đô thị;

12


-

Những nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá chính sách BVMT đô thị.

Bên cạnh đó, phỏng vấn sâu cũng giúp xác định những kết quả đạt đƣợc, tồn
tại hạn chế và nguyên nhân liên quan trong thực tiễn đánh giá chính sách BVMT đô
thị ở Việt Nam và các đô thị đƣợc chọn; và nắm bắt đề xuất của các chủ thể.
Điều tra qua bảng hỏi: Thời gian thực hiện điều tra, khảo sát: từ tháng 7 đến tháng 11
năm 2017. Đối tƣợng là công chức, viên chức (và cán bộ hợp đồng) làm việc trong ngành
môi trƣờng và lĩnh vực môi trƣờng đô thị và cán bộ lãnh đạo các cấp. Tổng số 632 bảng
hỏi điều tra đƣợc hoàn thành cho việc thu dữ liệu tại 6 thành phố đã đƣợc lựa chọn (Bảng
1). Bảng hỏi điều tra đƣợc thiết kế (Phụ lục 2) để xác định vấn đề cần làm rõ là thực trạng
đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam, lý thuyết về đánh giá chính sách
công, đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng đô thị, mô hình đánh giá
chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị trên thế giới và Việt Nam.

Bảng 1 : Số phiếu điều tra thu thập tại mỗi đô thị
Đô thị

Đà Nẵng
Hà Nội
Lào Cai
Quy Nhơn
Sơn La
Vinh
Tổng số

Số phiểu điều tra
184
200
48
64
64
72
632

Tỷ lệ(%)
29.1
31.6
7.6
10.1
10.1
11.4
100

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án có những đóng góp mới về khoa học, cụ thể là:
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách
bảo vệ môi trƣờng đô thị, bao gồm hệ thống các khái niệm liên quan đến nghiên

cứu đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị: Chính sách bảo vệ môi trƣờng
đô thị, công cụ chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, công cụ đánh giá chính sách
công, đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, hiệu quả đánh giá chính sách
bảo vệ môi trƣờng đô thị. Đặc biệt, đóng góp mới của luận án là đã xây dựng lý
luận mới về đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị dƣới dạng mô hình lý
thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị với các thành tố và biến số nhƣ
mục tiêu đánh giá, cách tiếp cận đánh giá, phƣơng pháp luận đánh giá, phƣơng
pháp đánh giá, chủ thể đánh giá và mức độ tham gia của chủ thể, thể chế đánh giá
và các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị.
13


Thứ hai, luận án đã làm rõ thực trạng đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng
đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2018, những kết quả đạt đƣợc những thiếu hụt,
tồn tại và nguyên nhân liên quan cần phải đƣợc giải quyết của công tác đánh giá
này; tác động của hoạt động đánh giá; và kiểm định mô hình đánh giá chính sách
qua thực tiễn Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã luận giải những quan điểm, yêu cầu cơ bản và đề xuất mô
hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam và những giải pháp
hoàn thiện đánh giá chính sách này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án đóng góp vào lý luận của ngành khoa học chính sách công đang phát
triển ở nƣớc ta, đó là đóng góp cho khoa học đánh giá chính sách công và nghiên
cứu thực tiễn về đánh giá chính sách công. Luận án đóng góp hoàn thiện lý luận về
đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở nƣớc ta.
Luận án tìm kiếm, rà soát, tổng quan và phân tích, hệ thống hóa những vấn đề
lý luận về đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, xây dựng thành công mô
hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, kiểm định và đề xuất
hoàn thiện mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam.

Luận án góp phần nâng cao nhận thức khoa học về đánh giá chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị, làm phong phú thêm lý luận khoa học về đánh giá chính sách
công và chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, đánh giá chính sách bảo vệ môi
trƣờng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho đổi mới công
tác đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng nói chung, đánh giá chính sách bảo vệ
môi trƣờng đô thị nói riêng, đặc biệt hƣớng đến việc đánh giá chính sách công
khách quan và khoa học hơn, qua đó góp phần đẩy mạnh hoàn thiện hoạch định, xây
dựng và thực hiện chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về chính sách bảo vệ môi trƣờng tại các cơ
sở nghiên cứu đào tạo về chính sách công, chính sách bảo vệ môi trƣờng.
Kết quả nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho các chủ thể
chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, từ các chủ thể hoạch định, chủ thể xây dựng,

14


chủ thể tổ chức thực hiện chính sách đến chủ thể đánh giá chính sách cũng nhƣ các
chủ thể chính sách chịu tác động trực tiếp của chính sách là ngƣời dân và doanh
nghiệp.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm bốn
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cần nghiên
cứu.
Chƣơng 2. Những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô
thị.
Chƣơng 3. Thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị ở Việt

Nam giai đoạn 2005-2018.
Chƣơng 4. Mô hình và giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi
trƣờng đô thị ở Việt Nam.

15


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phù hợp với hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học trong điều kiện có số
lƣợng hạn chế các nghiên cứu về đánh giá chính sách BVMTĐT trong nƣớc nên tác
giả tổng quan tình hình nghiên cứu kết hợp cả trong nƣớc và quốc tế mà không chia
ra nghiên cứu trong nƣớc và nghiên cứu quốc tế.
Nội dung tổng quan bắt đầu là những nghiên cứu chính sách BVMTĐT, đến
những nghiên cứu đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị, đến những nghiên
cứu về cách tiếp cận, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp đánh giá chính sách công,
chính sách môi trƣờng, từ đó kết quả tổng quan đặt ra những vấn đề đặt ra cần phải
tiếp tục nghiên cứu, và những gì đƣợc lựa chọn nghiên cứu làm rõ trong đề tài Luận
án này.
1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo vệ môi trường đô thị
Để hỗ trợ cho nghiên cứu đánh giá chính sách BVMTĐT, kết quả tổng quan
các công trình nghiên cứu về chính sách BVMTĐT đƣợc thực hiện làm rõ: Các vấn
đề môi trƣờng (ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng, suy giảm tài nguyên và
đa dạng sinh học…) đã ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn cầu, quốc gia, địa
phƣơng đặc biệt là ở các khu vực đô thị, đã và đang gây ra những mâu thuẫn xã hội,
cản trở phát triển kinh tế-xã hội và đe dọa nhu cầu cơ bản của con ngƣời, đe dọa sự
phát triển bền vững.
Chúng ta vẫn thƣờng xuyên nhận thấy chúng trong cả các diễn đàn khoa học
và các chƣơng trình chính trị cũng nhƣ cuộc sống hàng ngày qua các phƣơng tiện

thông tin đại chúng [2], [126]. Đó là suy giảm chất lƣợng môi trƣờng đô thị, ô
nhiễm môi trƣờng không khí xung quanh, ô nhiễm không khí trong nhà, quản lý
chất thải (bao gồm chất thải rắn, nƣớc thải và bùn bể phốt) và vệ sinh môi trƣờng
yếu kém, ô nhiễm nguồn nƣớc (sông, hồ, kênh rạch, ven biển), phân tách hệ sinh
thái, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, mƣa axit, phát thải khí nhà kính và đảo nhiệt
đô thị. Biểu hiện của các vấn đề môi trƣờng là sự gia tăng các chất gây ô nhiễm
hoặc sự suy giảm sức chịu tải của môi trƣờng. Nguyên nhân chính gây ô nhiễm đô
thị là từ các hoạt động con ngƣời nhƣ là sản xuất công nghiệp, giao thông, xây
dựng, du lịch và sinh hoạt của ngƣời dân đô thị. Bên cạnh đó biến đổi khí hậu cũng
là một nhân tố làm trầm trọng hóa các vấn đề môi trƣờng đô thị do gia tăng nhiệt

16


độ, ngập lụt và hạn hán[11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [20], 23], [25]. Các kết
quả nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trƣờng đô thị trên đặt ra việc hoạch định và
xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách bảo vệ môi trƣờng đô thị.
Trong bài viết “Một quan điểm dài hạn về khả năng chống chịu trong các hệ
thống tự nhiên-xã hội” [168] trình bày tại “Hội thảo Các cú sốc đối với Hệ thốngKhả năng chống chịu của Hệ thống” tại Alisko, Thụy Điển (2000) nhóm tác giả
Sander. E. vander Leeuw và Chr. Aschan – Leygonie đã chỉ ra bản chất của các vấn
đề môi trƣờng là các vấn đề tự nhiên-xã hội. Các vấn đề môi trƣờng thì phức tạp,
sự phức tạp đã làm chúng trở nên khó giải quyết (Lafferty and Meadowcroft, 1996;
Weale, 1992; Mueller, 1979) [144], [160] và sự phức tạp đó (do cả đặc điểm đặc
biệt của vấn đề môi trƣờng và sự hiểu biết của chúng ta về chúng) ảnh hƣởng đến
các quá trình hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách môi trƣờng để
giải quyết chúng [144], [166]. Vì vậy, các công trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ
môi trƣờng luôn là một cơ sở quan trọng của những nghiên cứu về chính sách bảo
vệ môi trƣờng để giải quyết chúng.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đề cập
đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng đô thị. Tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu

trong và ngoài nƣớc có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng đô thị cần đƣợc ƣu
tiên giải quyết bằng chính sách đó là ô nhiễm môi trƣờng không khí, quản lý chất
thải rắn đô thị, quản lý nƣớc thải đô thị và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt, sụt lún,
đảo nhiệt đô thị.
Về vấn đề ô nhiễm không khí đô thị:
Công trình nghiên cứu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại 6 thành phố
lớn của Châu Á bao gồm Bandung, Bangkok, Bắc Kinh, Chennai, Manila và Hà Nội
của nhóm tác giả N.T. Kim Oanh và các cộng sự (2006) [151] đã chỉ ra cả các yếu
tố tự nhiên và nhân tạo có vai trò quan trọng trong việc tạo bụi ở các thành phố, dẫn
đến các mức ô nhiễm khác nhau giữa các thành phố. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
nguồn chính của các phân tử bụi (PM) ở các thành phố là từ giao thông, các hạt
sulfat và nitrat thứ cấp, đốt cháy sinh khối, và bụi đất. Đóng góp của các nguồn
khác nhƣ đốt nhiên liệu cố định để sƣởi ấm không gian, muối biển, ngành công
nghiệp nặng có thể đáng kể ở một số thành phố. Trong bài viết gần đây nhất về ô
nhiễm không khí ở Việt Nam, Hoàng Dƣơng Tùng (2016) [97] cho rằng “ô nhiễm
bụi mịn PM2.5 là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với chất lƣợng không khí ở một số
đô thị lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đây là vấn đề nan giải không chỉ
của Việt Nam mà của cả nhiều quốc gia Châu Á”. Nguyên nhân chính của ô nhiễm

17


×