Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Đánh giá sự hài lòng và ước muốn sẵn lòng trả của người dân quận ninh kiều đối với việc thu gom chất thải rắn của công ty công trình đô thị TP cần th

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 75 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Môi trường luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nó đảm
nhận 3 chức năng chính: Cung cấp tài nguyên, cung cấp không gian sống và là
nơi chứa đựng chất thải. Môi trường xanh sạch không chỉ đơn thuần tạo nên vẻ
mỹ quan cho xã hội mà còn ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của con người. Tuy
nhiên, trong hoạt động sống thường ngày con người đã thải ra môi trường một
khối lượng chất thải rất lớn và ngày càng nhiều. Điều này đã làm cho môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Chất thải rắn đang là một vấn đề môi trường, nhất là ở các thành phố lớn,
cùng với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, rác thải cũng ngày
càng nhiều hơn. Tình hình các loại chất thải tại thành phố Cần Thơ trong những
năm gần đây có nhiều chuyển biến theo hướng phức tạp, thành phần chất thải ra
cũng đa dạng và ngày càng gia tăng về khối lượng. Một số loại chất thải rắn đô
thị như: rác khu thương mại, rác khu công nghiệp…không ngừng gia tăng về
khối lượng và thành phần chất thải. Tình trạng sử dụng và xả rác bừa bãi đã gây
ra nhiều vấn nạn nóng bỏng trên cả toàn cầu hiện nay, ảnh hưởng không chỉ đến
môi trường mà cả sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của
nền kinh tế đặc biệt là thành phố Cần Thơ.
Thành phố Cần Thơ là đô thị trung tâm trong hệ thống các đô thị ở khu vực
ĐBSCL, một khu vực trọng yếu, là đầu mối của hầu hết các
hoạt động buôn bán, kinh doanh thương mại của vùng, nên cũng vì thế mà lượng
dân cư tập trung về đây sinh sống ngày càng nhiều. Hòa nhịp cùng tốc độ phát
triển chung của cả nước, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở thành phố ngày
càng nhanh, các khu dân cư, khu công nghiệp ngày càng nhiều cùng với tốc độ
gia tăng dân số. Ngoài ra, nhận thức của người dân về vấn đề môi trường cũng


như ý thức bảo vệ môi trường còn chưa cao. Những điều này đã dẫn đến lượng
chất thải rắn ở thành phố Cần Thơ ngày càng tăng nhanh, nếu không được quản
lý một cách hợp lý, nó sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe
con người, và tất yếu con người sẽ phải chịu những ngoại ứng do chất thải rắn
gây ra, thường là những ngoại ứng tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến chính sức
khỏe của con người. Do đó chúng ta phải có biện pháp thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn hợp lý, khoa học, tạo nên một môi trường sống xanh - sạch đẹp
Công ty Công trình Đô Thị Thành phố Cần Thơ là một doanh nghiệp đặc
thù chuyên ngành về phục vụ công ích nói chung và về việc thu gom chất thải rắn
nói riêng có đáp ứng nhu cầu cũng như có đem lại sự hài lòng cho người tham
gia dịch vụ thu gom chất thải rắn hiện nay như thế nào, cụ thể là các hộ gia đình
sử dụng dịch vụ này trên địa bàn Quận Ninh Kiều và người dân đánh giá ra sao
về lợi ích mà dịch vụ thu gom chất thải rắn của Công ty mang lại. Từ những thực
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

1

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

tiễn đó em quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng và ước muốn sẵn lòng
trả của người dân Quận Ninh Kiều đối với việc thu gom chất thải rắn của
Công ty Công trình Đô thị TP. Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung là nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân trên địa

bàn Quận Ninh Kiều đối với dịch vụ thu gom chất thải rắn của Công ty Công
trình Đô thị Thành Phố Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình chung của công tác quản lý, thu gom CTR tại TP. Cần Thơ.
- Đánh giá nhận thức của người dân về mức độ gây ô nhiễm của các vấn đề xã
hội hiện nay.
- Đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về lợi ích từ dịch vụ thu gom CTR
đối với các vấn đề xã hội.
- Phân tích sự sẵn lòng chi trả và các nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả
của hộ gia đình đối với dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn phường
- Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu gom CTR đồng
thời đem lại sự hài lòng và khuyến khích sự tham gia của người dân đối với dịch
vụ thu gom rác thải của Cty Công trình Đô thị TP. Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại phạm vi 6 phường ở địa bàn Quận
Ninh Kiều: Hưng Lợi, Xuân Khánh, An Lạc, Tân An, An Nghiệp, Cái Khế.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2012 đến tháng 4/2012, thu thập phân tích
các số liệu từ năm 2009 đến năm 2011
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự quan tâm các vấn đề về môi trường và mức độ hài
lòng của người dân đối với dịch vụ thu gom CTR của đối tượng hộ gia đình trên địa
bàn 6 phường của quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.“Willingness to Pay for Conservation of The Vietnamese Rhino”
(Trương Đăng Thụy): thực hiện năm 2007, đề tài khảo sát tại địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Bài nghiên cứu này là một phần của một dự án nghiên cứu lớn hơn về sự
sẵn lòng chi trả của địa phương để bảo tồn các loài dộng vật bị đe dọa ở Đông

Nam Á. Dự án nghiên cứu đo lường sự sẵn lòng chi trả sử dụng phương pháp
đánh giá ngẫu nhiên cho một chương trình bảo tồn tê giác Việt Nam và một
chương trình bảo tồn cấp độ vùng cho Rùa biển, những loài này đang bị đe dọa
một cách nguy cấp. Năm mức giá được sử dụng dựa trên kết quả của cuộc trắc
nghiệm thử với 120 bảng câu hỏi ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội: 690 hộ
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

2

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

trả lời. Sự sẵn lòng chi trả trung bình ước lượng khoảng 40.000 VNĐ/hộ (tại thời
điểm khảo sát).
2. “Khảo sát cộng đồng cơ bản kết hợp với nghiên cứu về kiến thứcthái độ - hành vi và sự thỏa mãn của khách hàng Quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ” (Bộ Xây dựng hợp tác với Cơ Quan hợp tác kỹ thuật Đức- 3/2009)
(Baseline)
Đợt khảo sát nhằm xác định kiến thức thái độ và hành vi hiện nay của người
dân Quận Ninh Kiều liên quan đến việc sử dụng các dịch vụ cấp thoát nước và
vệ sinh môi trường (thu gom rác thải) trong nội bộ gia đình và tại cộng đồng.
Đồng thời, hướng tới nhận diện các phương thức thông tin-giáo dục-truyền
thông hiệu quả nhất trong cộng đồng dân cư để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Cuộc khảo sát tiến hành thu thập thông tin với bảng câu hỏi phỏng vấn 400 hộ
gia đình, 9 nhóm cộng đồng thảo luận theo tiêu điểm, và 7 người am hiểu chủ
chốt cấp Thành phố, Quận và Phường. Thông tin về dữ liệu định lượng được xử
lý bằng chương trình SPSS và thông tin dữ liệu định tính từ kết quả thảo luận

nhóm tiêu điểm và phỏng vấn sâu được tập hợp theo từng mục tiêu cụ thể, qua
đó minh họa và bổ sung xác nhận các dữ liệu định lượng. Kết quả nghiên cứu
cho thấy phần lớn người dân Quận Ninh Kiều hài lòng đối với dịch vụ cấp thoát
nước. Các hộ có sự thống nhất cao về sự cần thiết của việc xử lý nước thải và
sẵn lòng chi ≤ 5000 đồng/m3 nước thải. Về vấn đề quản lý rác thải, số hộ tham
gia trả phí cho việc thu gom rác rất cao (99%). Mặc dù phần đông các hộ hài
lòng với dịch vụ thu gom rác hiện tại, tuy nhiên chất lượng quản lý rác thải vẫn
chưa thật sự tốt như chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn, vẫn còn tình trạng
thả rác xuống dòng sông, kênh gây ô nhiễm. Cuối cùng đề tài cũng chỉ ra rằng
truyền hình và truyền thông tới từng gia đình được cho là các kênh thông tin và
truyền thông có hiệu quả nhất.

.

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

3

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Định nghĩa sự sẵn lòng chi trả (Willingness To Pay – WTP)
Theo Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP: WTP được định

nghĩa như là một khoản tiền mà một cá nhân sẵn lòng và có khả năng chi trả để
có được hàng hóa hay dịch vụ nào đó.
2.1.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method –
CVM)
2.1.2.1. Định nghĩa
* Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên: CVM là phương pháp phỏng vấn trực
tiếp để xác định giá sẵn lòng trả (WTP) cho sự thay đổi trong việc cung ứng hàng
hóa, dịch vụ môi trường, hoặc ngăn cản một sự thay đổi môi trường nào đó.
* Ứng dụng: có thể đánh giá giá trị của:
- Sự cải thiện môi trường: Max WTP để đạt được sự cải thiện, Min WTP để
từ bỏ sự cải thiện.
- Sự thiệt hại môi trường: Max WTP để tránh thiệt hại, Min WTP để chấp
nhận thiệt hại.
- Ưu điểm của CVM: định được giá trị phi sử dụng (non use value)
2.1.2.2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Xác định hàng hoá cần đánh giá
Sự thay đổi chất lượng môi trường được đo ở đây là gì?
Cần phải mô tả rõ sự thay đổi về môi trường
Mô tả thị trường: gia đình cung cấp, điều kiện cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và
thiệt hại?
Phương thức thanh toán: thanh toán như thế nào? Cá nhân hay hộ gia đình?
Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu tiền?
Sử dụng bảng, hình ảnh,… để minh họa.
- Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát.
Là toàn bộ các đối tượng (cá nhân, hộ gia đình) hưởng lợi tiềm năng từ
hàng hoá/dịch vụ đang đánh giá.
- Bước 3: Lựa chọn phương thức khảo sát/ cách đặt câu hỏi
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

4


SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

* Cách đặt câu hỏi
- Open-ended question: hỏi người được phỏng vấn họ muốn chi trả bao
nhiêu cho sự thay đổi hàng hoá, dịch vụ đang đánh giá?
- Close-ended question: đưa ra cho người được phỏng vấn 1 con số (số tiền
phải trả) và hỏi họ đồng ý trả hay không.
- Payment card: đề nghị người được phỏng vấn chọn một mức giá trong
một dãy số ( số tiền phải trả) được ghi trên thẻ.
- Stochastic payment card: đưa thẻ ghi một dãy số và hỏi người được phỏng
vấn xác suất/khả năng họ đồng ý trả cho mỗi số tiền.
- Double-bounded: Người được phỏng vấn trả lời mức giá ban đầu. Nếu trả
lời có, hỏi mức cao hơn. Nếu trả lời không, hỏi mức thấp hơn.
* Phương thức phỏng vấn
- Phỏng vấn trực tiếp: Gặp mặt để phỏng vấn (in-person interview) thông
thường là cách thu được số liệu chất lượng cao nhất. Nếu có đủ khả năng/ tài lực
(resources) để huấn luyện cẩn thận cũng như giám sát các điều tra viên. Nhược
điểm lớn nhất là cách này sẽ tốn kém hơn so với cách điện thoại hoặc gửi thư.
- Phỏng vấn bằng thư/email: Gởi thư có ưu điểm là ít tốn kém so với gặp
mặt để phỏng vấn. Nhược điểm: 1) tỷ lệ trả lời có thể rất thấp, 2) thứ tự/ quá trình
đọc bảng câu hỏi của người được phỏng vấn không giám sát được, 3) người được
phỏng vấn nếu mù hoặc không biết chữ thì sẽ không trả lời được.
- Điện thoại: Điện thoại có ưu điểm: 1) không tốn kém (so với gặp mặt để
phỏng vấn), 2) tiết kiệm thời gian, 3) tỷ lệ trả lời khá cao. Nhược điểm: 1) khó

mô tả thông tin về tình huống giả định trên điện thoại, 2) thông thường người
được phỏng vấn chỉ vui vẻ trả lời trong thời gian ngắn.
- Bước 4: Xây dựng công cụ khảo sát
* Xây dựng bảng câu hỏi: rất quan trọng trong CVM
Bảng câu hỏi tốt là bảng câu hỏi cung cấp chính xác các thông tin, làm
người trả lời phải suy nghĩ nghiêm túc và từ đó thu thập được WTP đúng
* Các bước xây dựng bảng câu hỏi
- Xác định lại hàng hoá cần đánh giá
- Thiết kế kịch bản
- Đặt câu hỏi về WTP
Các câu hỏi phụ liên quan đến: thái độ và sự hiểu biết liên quan đến vấn đề
được hỏi (attitude, opinion, knowledge question), các câu hỏi “tiếp theo” (folowup question), sự hài lòng và nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ hoặc đặc điểm
kinh tế xã hội (demographic).
- Khảo sát thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi
* Cấu trúc của bảng câu hỏi:
- Các câu hỏi về kiến thức thái độ
- Kịch bản
- Mô tả các thuộc tính của hàng hoá
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

5

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

- Mô tả thị trường: gia đình cung cấp, ai sẽ hưởng lợi và chịu thiệt hại?

- Phương thức thanh toán (payment vehicle): thanh toán như thế nào? Cá
nhân hay hộ gia đình? Thời gian thanh toán? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu
tiền? Phương thức chi trả đạt yêu cầu nếu người được phỏng vấn tin là công bằng
và có tính thực tế.
- Câu hỏi về sự hài lòng và nhu cầu
- Câu hỏi WTP
- Câu hỏi “liên quan tiếp theo” (Follow up question)
- Đặc điểm kinh tế xã hội
* Xác định các mức giá
- Để xác định mức giá: cần thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân.
- Xác định mức giá như thế nào còn liên quan đến cách đặt câu hỏi.
- Bước 5: Khảo sát
Tiến hành khảo sát: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn các đối tượng đã
được xác định trước.
- Bước 6: Xử lý số liệu
* Tính toán trung bình WTP: theo phương pháp phi tham số
- Xem xét một chuỗi số liệu max WTP của hộ gia đình/cá nhân
- Tổng quan sát N
- Có j giá trị WTP khác nhau, j có thể nhỏ hơn N
- Sắp xếp các giá trị WTP Cj từ thấp đến cao (j=0,J). C0 luôn bằng 0 và Cj có
giá trị cao nhất trong mẫu.
- Gọi hj là số hộ có WTP là Cj
- Tống số hộ có WTP cao hơn Cj sẽ là:
J

nj =

h

k


k j 1

- Hàm “survivor fuction” là:
S(tj) =

nj
N

- WTP trung bình là:
J

Mean WTP =

 S ( t ) t
j

j 1

 tj



j 0

* Kiểm tra độ tin cậy của giá trị WTP: nhằm xác định WTP có tuân theo
các lý thuyết và kỳ vọng hay không
Hồi quy WTP theo các biến số:
- Thu thập đặc điểm kinh tế -xã hội
- Các biến số về thái độ

- Thái độ đối với kịch bản
- Kiến thức về hàng hoá đang xem xét
- Khoảng cách đến địa điểm cung cấp hàng hoá
Các bước kiểm tra:
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

6

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

- Hồi quy WTP theo các biến
- Kiểm tra mức ý nghĩa của các hệ số
- Xem xét dấu của biến. Có phù hợp với lý thuyết hay không?
- Kiểm tra lại phần trăm dự báo đúng của mô hình để xem xét mức độ phù
hợp của mô hình.
2.1.3. Áp dụng phương pháp CVM vào đề tài nghiên cứu
2.1.3.1 Bảng câu hỏi:
Bảng câu hỏi gồm có 3 phần:
- Phần 1: Thông tin của đáp viên. Phần này chủ yếu thu thập thông tin cá
nhân của các đáp viên.
- Phần 2: Tìm hiểu thái độ và sự hiểu biết của người dân về vấn đề rác thải
và tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Phần này nghiên cứu ý kiến của đáp
viên về thứ tự ưu tiên của mức độ nghiêm trọng của vấn đề môi trường và suy
nghĩ của họ trong hành vi hàng ngày có gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Hiệu quả các nguồn thông tin, giáo dục truyền thông về vấn đề rác thải của địa

phương và người có ảnh hưởng nhất để phổ biến thông tin tuyên truyền bảo vệ
môi trường liên quan đến vấn đề rác thải
- Phần 3: Các câu hỏi tập trung vào tìm hiểu mức độ hài lòng và nhu cầu
của người dân quận Ninh Kiều đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác
thải. Người dân đồng ý hay không đồng ý trong việc tăng phí vệ sinh thời gian
qua và sự sẵn lòng chi trả thêm của người dân cho dịch vụ thu gom.
2.1.3.2. Kịch bản:
Kịch bản bắt đầu bằng sự miêu tả của phỏng vấn viên về thực trạng của
công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn TP Cần Thơ. Thái độ
và sự hiểu biết của người dân về các vấn đề môi trường sống xung quanh ta đang
ngày càng bị đe dọa. Hiện nay, chi phí thu gom rác thải sinh hoạt hằng ngày từ
các hộ dân đến địa điểm trung chuyển rác do gia đình chi trả (thông qua phí vệ
sinh thu hằng tháng) và phần chi phí từ địa điểm trung chuyển rác đến bãi rác để
chôn lấp xử lý do ngân sách quận Ninh Kiều chi trả. Như vậy, hằng năm quận
Ninh Kiều phải chi trong ngân sách khoảng 22 tỷ đồng cho dịch vụ thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải trong khu vực quận Ninh Kiều. Trong thời gian tới, Nhà
nước sẽ giảm và hướng tới xóa hỗ trợ kinh phí thu gom - vận chuyển - xử lý rác
thải. Như vậy, nếu với mức phí vệ sinh hiện tại và không có sự đóng góp của
người dân, chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sẽ khó được
duy trì, thậm chí trở nên xấu hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ cộng
đồng và môi trường sống. Câu hỏi WTP được đưa ra: Hiện nay việc thu phí cho
công tác thu gom rác thải của Công ty không bù đắp được chi phí bỏ ra, nên
trong thời gian tới Công ty dự định sẽ tăng mức phí lên.Vậy Ông/Bà có chấp
nhận?
2.1.3.3. Cách thức chi trả và mức giá:

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

7


SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

Cách thức chi trả: Số tiền chi trả của người dân cho dịch vụ vệ sinh cũng
như các cách thu phí điện, phí nước truyền thống, phí vệ sinh được thu gom mỗi
tháng một lần và do nhân viên của Công ty Công trình Đô Thị thực hiện.
Mức giá: Sử dụng mức giá khoảng được ghi theo dãy trên phiếu phỏng vấn,
và cho đáp viên chọn lựa số tiền họ muốn chi trả, thấp nhất là từ 1.000 – 2.000
đồng, cao nhất là khoảng từ 10.000 – 12.000 đồng.
2.1.3.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Phỏng vấn viên đến các
hộ gia đình đã được chọn và xin được trao đổi trực tiếp, nói lên vấn đề cần trao
đổi. Đưa bản câu hỏi cho đáp viên xem qua và trả lời, nếu có những câu hỏi đáp
viên chưa rõ phỏng vấn viên phải giải thích và hướng dẫn cụ thể.
2.1.4. Khái niệm về sự hài lòng
2.1.4.1. Khái niệm về sự hài lòng
Sự thỏa mãn của khách hàng được xem là nền tảng trong khái niệm của
marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ước của khách hàng (Spreng,
MacKenzie, & Olshavsky, 1996). Khách hàng được thỏa mãn là một yếu tố quan
trọng để duy trì được thành công lâu dài trong kinh doanh và các chiến lược kinh
doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì khách hàng (Zeithaml & ctg, 1996).
Chất lượng hiện nay được đánh giá trên quan điểm khách hàng. Một sản
phẩm tốt nghĩa là phải đáp ứng hay thậm chí vượt kỳ vọng của khách hàng và
làm khách hàng hài lòng hay thỏa mãn.
Theo Kotler (2006), sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của một
người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của

người đó. Theo đó, sự thỏa mãn có các mức độ sau:
- Mức không hài lòng: Mức độ cảm nhận được của khách hàng nhỏ hơn kỳ
vọng.
- Mức hài lòng: Mức độ cảm nhận được của khách hàng bằng kỳ vọng.
- Mức rất hài lòng: Mức độ cảm nhận được của khách hàng lớn hơn kỳ
vọng.
Tóm lại: hài lòng được xem như sự so sánh giữa mong đợi trước và sau khi
sử dụng dịch vụ. Bachelet (1995) cho rằng sự hài lòng khách hàng như một phản
ứng mang tính cảm xúc đáp lại với kinh nghiệm của họ.
2.1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
a) Phí dịch vụ (giá dịch vụ): Giá cả được xem như nhận thức của người
tiêu dùng về việc từ bỏ hoặc hi sinh một cái gì đó để được sở hữu một sản phẩm
hoặc một dịch vụ. Zeithaml và Bitner (2000) cho rằng giá của dịch vụ có thể ảnh
hưởng rất lớn vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, hài lòng và giá trị.
Giá dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụ
môi trường - mức giá tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó. Bên cạnh
đó, giá dịch vụ môi trường còn có mục đích hạn chế việc sử dụng quá mức các
dịch vụ môi trường.
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

8

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

b) Chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều

cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu.
Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự
mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990; Asubonteng & ctg,
1996; Wisniewski & Donnelly, 1996). Edvardsson, Thomsson & Ovretveit
(1994) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của
khách hàng và làm thỏa mãn nhu cầu của họ. Theo Parasuraman & ctg (1985,
1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và
nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ.
Tóm lại, chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều đến sự hài lòng của
khách hàng. Muốn nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ
cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Hay nói khác đi chất lượng dịch vụ và sự
hài lòng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, chất lượng dịch vụ là cái
tạo ra trước, quyết định đến sự hài lòng của khách hàng.
c) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng: Một số tác
giả cho rằng giữa chất lượng dịch vụ và hài lòng khách hàng có sự trùng khớp vì
thế hai khái niệm này có thể sử dụng thay thế cho nhau.
Một số nghiên cứu khác cho rằng giữa hài lòng khách hàng và chất lượng
dịch vụ là hai khái niệm khác nhau nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Chất
lượng dịch vụ là khái niệm khách quan, mang tính lượng giá và nhận thức, trong
khi đó, sự hài lòng là sự kết hợp của các thành phần chủ quan, dựa vào giác
quan và cảm xúc.
Một số nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm sự hài lòng của khách hàng dẫn
đến chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng chất lượng dịch vụ là sự đánh giá tổng thể
dài hạn trong khi sự hài lòng chỉ là sự đánh giá một giao dịch cụ thể. Các nhà
nghiên cứu khác lại cho rằng chất lượng dịch vụ là tiền đồ cho sự hài lòng khách
hàng. Lý do là chất lượng liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, còn sự thỏa mãn
chỉ đánh giá được sau khi đã sử dụng dịch vụ đó. Nếu chất lượng được cải thiện
nhưng không dựa trên nhu cầu của khách hàng thì sẽ không bao giờ khách hàng
thỏa mãn với dịch vụ đó. Do đó, khi sử dụng dịch vụ, nếu khách hàng cảm nhận
được dịch vụ có chất lượng cao thì họ sẽ thỏa mãn với dịch vụ đó. Ngược lại, nếu

khách hàng cảm nhận có chất lượng thấp thì việc không hài lòng sẽ xuất hiện. Quan
điểm nào đúng hiện vẫn chưa khẳng định vì cả hai quan điểm đều có cơ sở lý luận
cũng như kết quả nghiên cứu chứng minh.
2.1.5. Khái niệm về chất thải
Chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác
động vào thiên nhiên và thải ra môi trường. Trong cuộc sống, chất thải được hình
dung là những chất không còn được sử dụng cùng với những chất độc được xuất
ra từ chúng.

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

9

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

Ngoài ra chất thải còn được định nghĩa là toàn bộ các loại vật chất được con
người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động sản
xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm
được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp,
xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia
đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, quán ăn…Lượng chất
thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển
sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và sự phát
triển điều kiện sống và trình độ dân trí.
2.1.5.1. Khái niệm về chất thải rắn

Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động
của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay không còn muốn sử dụng nữa. Phần lớn chất thải rắn là thể rắn và có ở
khắp mọi nơi trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất.
2.1.5.2. Một số nguồn phát sinh chất thải rắn chủ yếu
a. Chất thải sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao
gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre gỗ, lông gà, vịt, vải,
giấy, rơm rạ, xác động vật, vỏ rau quả…Theo phương diện khoa học có thể phân
biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn dư thừa, rau quả…loại chất thải
này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có
mùi khó chịu, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức
ăn dư thừa từ gia đình còn có các loại thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các
nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ…
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của các động vật khác
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các vật liệu thải bỏ sau khi
đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy
khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ
than.
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói…
b. Chất thải công nghiệp:
Từ khai thác đến chế biến các ngành công nghiệp thường sử dụng nhiều
nguồn tài nguyên và cũng là một lĩnh vực thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi
trường. Do phải tập trung cao độ nên chất thải công nghiệp thường có độ đậm

đặc lớn ở các khu công nghiệp.
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

10

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

Chất thải công nghiệp là các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công
nghiệp gồm:
- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ thiên nhiên phục vụ cho sản xuất.
- Các phế thải trong quá trình công nghệ.
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải công nghiệp còn phát sinh từ các làng nghề ở vùng nông thôn.
Các làng nghề là nơi phát sinh các chất thải. Các làng nghề thủ công như sản xuất
đồ gốm, dệt may, tái chế chất thải, chế biến thực phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ
vừa tạo ra công ăn việc làm vừa tăng thu nhập ở nông thôn. Các loại chất thải
phát sinh từ các làng nghề ở nông thôn lớn nhất là từ các ngành nghề gốm sứ, vật
liệu xây dựng, lò vôi, lò gạch. Tiếp đến là các ngành dệt may thủ công, chế biến
lương thực, tái chế chất thải…Từ thực tiễn này, ở nông thôn cần phải quy hoạch
ngành nghề gắn với các địa điểm xử lý chất thải.
c. Chất thải trong lĩnh vực nông nghiệp:
Chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như

trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt cá,… cần được quản lý vì nó tác động trực tiếp đến
đời sống sức khỏe của con người. Chất thải trong lĩnh vực nông nghiệp là lương
thực, thực phẩm,… bị loại bỏ thường bị thối rữa lây lan dịch bệnh cho người
và động vật. Nếu quản lý nghiêm ngặt, thu gom, xử lý, tái chế các loại chất
thải từ nông nghiệp thì đây cũng là nguồn tài nguyên có lợi ích kinh tế đáng kể.
d. Chất thải trong lĩnh vực dịch vụ:
Dịch vụ bao gồm thương mại, dịch vụ… là nơi phát sinh nhiều loại chất thải
có thế xử lý, tái chế mang lại nhiều lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường nơi tập
trung nhiều người. Lượng chất thải thương mại dịch vụ tỷ lệ thuận với lượng
hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường nhưng tỷ lệ nghịch với trình độ công
nghệ của loại hình thương mại dịch vụ đó. Chất thải thương mại, dịch vụ nếu
không được thu gom, lưu trữ và xử lý hợp lý sẽ gây tác động tiêu cực đến sức
khỏe con người như các vụ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng phải những hàng hóa,
sản phẩm hết hạn sử dụng hay kém chất lượng, các bệnh về đường hô hấp, viêm
da vì những người dân nghèo nhất là phụ nữ và trẻ em làm công việc thu gom
nhặt những túi nilon và các loại phế thải được thu gom và chở đến những bãi rác,
họ thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường độc hại của bãi rác. Vấn đề này đòi
hỏi các nhà chức năng xem xét trong hoạt động quản lý và xử lý chất thải rắn dịch
vụ.
2.1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường và con người.
Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường
không khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H2S, NH3…theo
đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay động vật. Một bộ phận các chất thải
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

11

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy



Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

khác, đặc biệt là các chất hữu cơ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm
môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường. Ngoài ra, chỗ tập
trung các chất thải hữu cơ còn là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi,
muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con
người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác
độc hại nếu thải ra nguồn nước sẽ gây ô nhiễm lây lan. Các chất thải kim loại
nặng khi thải ra có nguy cơ thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi
vào cơ thể con người qua thức ăn, thức uống.
Ngoài những chất hữu cơ có khả năng phân hủy nhanh chóng, chất thải rắn
còn chứa những chất rất khó phân hủy hoặc mất rất lâu thời gian để có thể tự
phân hủy (như nhựa hay túi nilon). Mặt khác, việc xử lý chất thải rắn luôn phát
sinh những nguồn ô nhiễm mới, nếu không có biện pháp xử lý triệt để, các chất ô
nhiễm dạng rắn có thể dịch chuyển thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng
lỏng.
2.1.5.4. Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm chất thải rắn.
Cùng với sự tăng thêm các cơ sở sản xuất, các khu tập trung dân cư ngày
càng nhiều, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất cũng ngày càng lớn, những
điều đó tạo điều kiện kích thích các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mở
rộng và phát triển nhanh chóng, nâng cao mức sống chung của xã hội; mặt khác
cũng tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: Chất thải sinh hoạt, chất thải
công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng... tiềm ẩn
nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường sống.
Do trình độ hiểu biết của người dân còn thấp (không thấy rõ tác hại của việc
vứt rác thải bừa bãi và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, không biết
phân loại rác để tái chế, tận dụng phế phẩm thừa làm phân bón trong nông
nghiệp).

Ý thức trách nhiệm còn non kém (không bỏ rác đúng nơi quy định, bảo thủ
không muốn thực hiện theo những chủ trương về bảo vệ môi trường đã đề ra vì
sợ tốn tiền).
Các cấp chính quyền, địa phương còn lơ là đối với việc quản lý môi trường.
2.1.6. Về các nguồn thu cho hoạt động vệ sinh môi trường
Trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có qui định về phí bảo vệ môi
trường và qui định về quỹ bảo vệ môi trường. Thông tư số 97/2006/TT-BTC
ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền
quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong
đó có các qui định về phí vệ sinh như sau:
+ Đối với các cá nhân, hộ gia đình, mức thu tối đa không quá 3.000
đồng/người/tháng hoặc không quá 20.000 đồng/hộ/tháng.
+ Đối với các hộ kinh doanh buôn bán nhỏ, trường học, nhà trẻ, trụ sở làm
việc của các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp, mức thu tối đa không
quá 100.000 đồng/đơn vị/tháng.
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

12

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

+ Đối với các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng kinh doanh hàng ăn uống, tuỳ
theo quy mô của từng đối tượng mà có mức thu cho phù hợp nhưng tối đa không
quá 200.000 đồng/cửa hàng/tháng hoặc không quá 160.000 đồng/m3 rác.
+ Đối với các nhà máy, bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, nhà ga, bến tàu, bến

xe, mức thu tối đa không quá 160.000 đồng/m3 rác.
Ngoài ra, vào năm 2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 174/2007/NĐ-CP
về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó qui định Phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu ngân sách Nhà nước, được quản lý,
sử dụng như sau: Để lại một phần số phí thu được cho cơ quan, đơn vị trực tiếp
thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí. Phần còn lại là khoản thu ngân sách
địa phương hưởng 100% để chi dùng cho các nội dung sau đây: chi phí cho việc
xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, như: đốt, khử khuẩn, trung
hoá, trơ hoá, chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đảm bảo có sự kiểm soát chặt
chẽ ô nhiễm môi trường phát sinh trong quá trình xử lý chất thải; chi hỗ trợ cho
việc phân loại chất thải rắn, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng
cao nhận thức của nhân dân trong việc phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn; chi
hỗ trợ đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp, công trình xử lý chất thải rắn, sử dụng
công nghệ tái chế, tái sử dụng, xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn.
Theo các qui định trên thì liên quan đến hoạt động vệ sinh môi trường có
hai loại phí khác nhau là phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường. Trong đó phí vệ
sinh chủ yếu để bù đắp cho hoạt động thu gom, vận chuyển rác còn phí bảo vệ
môi trường để sử dụng cho việc xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường và
các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân,...
2.1.7. Vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.
2.1.7.1. Khái niệm về cộng đồng.
Cộng đồng là một tập hợp công dân cư trú trong một khu vực địa lý, hợp
tác với nhau về những lợi ích chung và chia sẻ những giá trị văn hoá chung.
Một số tổ chức chính trị - xã hội cũng có thể đại diện cho cộng đồng như:
Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông
dân....Sự tham gia của cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường khác với sự tham
gia của từng cá nhân, bởi vì trước hết cộng đồng là một tập hợp dân cư có lịch sử
gắn bó lâu dài và chia sẻ nhiều đặc điểm chung. Chính vì vậy, cộng đồng là một
tổng thể nên có những nét chung mà từng cá nhân tạo nên cộng đồng không có.
2.1.7.2. Vai trò của cộng đồng.

Những tính chất có sức mạnh nổi bật của cộng đồng chính là: tính đoàn
kết, gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau vì quyền lợi chung (sức mạnh tập thể bao giờ cũng
lớn hơn sức mạnh cá nhân); sự sáng tạo và duy trì các kiến thức bản địa; lòng tự
hào về truyền thống của làng xóm, của quê hương gắn với tình yêu dân tộc, đó
cũng chính là cội nguồn lớn nhất của sức mạnh cộng đồng. Hiện nay, công tác
bảo vệ môi trường đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một môi
trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

13

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

sống vật chất sung túc. Nói cách khác, công tác bảo vệ môi trường đang phải đối
mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các
nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả
trong bản thân một con người. Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần
dựa vào các cộng đồng. Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể
thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức
trong việc chăm sóc môi trường ở cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Bảo
vệ môi trường ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất
bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng vào
bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý,
bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung
ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên

quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo
thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, mà còn là lực lượng
giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường
giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu.
2.2.1.1. Xác định đối tượng phỏng vấn.
Tổng thể đề tài được xác định là các hộ gia đình sống trên địa bàn Quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
2.2.1.2. Xác định cỡ mẫu.
Cỡ mẫu: Đề tài được thực hiện phỏng vấn với số lượng 100 mẫu bao gồm
93 hộ đã tham gia dịch vụ và 7 hộ chưa hoặc không tham gia dịch vụ.
Cơ cấu mẫu: Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, ở các phường
như: Xuân Khách, An Nghiệp, An Lạc, Hưng Lợi, Cái Khế, Tân An.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.
- Sử dụng số liệu sơ cấp được điều tra từ phỏng vấn trực tiếp người dân ở địa
bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
- Số liệu thứ cấp từ Công ty Công trình Đô thị thành phố Cần Thơ.
- Thu nhập, kế thừa các nghiên cứu sự quan tâm về xã hội của mọi người và các
vấn đề có liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn quận Ninh Kiều.
- Tạp chí Môi trường đô thị và các trang web về môi trường.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu.
- Trước tiên số liệu thu thập được sẽ được tiến hành nhập thô trên Excell
để tạo một dữ liệu nền cho việc phân tích.
- Dữ liệu sau khi nhập xong sẽ được chuyển qua phần mềm SPSS để xử
lý. Phần mềm SPSS sẽ tiến hành phân tích dữ liệu trên các phương pháp có
sẵn trên phần mềm:
 Bước 1: xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes):
Số tổ (m) = [(2) x số quan sát (n)]0,3333
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng


14

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

Chú ý: số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương
 Bước 2: xác định khoảng cách tổ (K) (Classes of interval)

K=

X max X min
m

Trong đó:
Xmax: lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối
Xmin: lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối
 Bước 3: xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ
(Classes boundaries)
 Bước 4: xác định tần số của mỗi tổ (Frequency): đếm số quan sát rơi
vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ
đồ.
Phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation): Cross - Tabulation là
một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản
ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc
trong giá trị phân biệt. Kỹ thuật này được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu

Marketing thương mại vì:
(1) Chuỗi phân tích này cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp
phức tạp;
(2) Cross - Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells)
(3) Phân tích Cross - Tabulation tiến hành đơn giản. Trong đề tài này
chúng ta sẽ sử dụng phân tích Cross - Tabulation hai biến.
Tiến trình phân tích Cross - Tabulation hai biến: Bảng phân tích
Cross
Tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô
trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến
đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử
lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong phân tích Cross - Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm
định. Ở đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ
giữa các biến.
Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung sau:
H0: Không có mối quan hệ giữa các biến
H1: Có mối quan hệ giữa các biến.
Giá trị kiểm định x2 trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của
kiểm định (P-value). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng a (mức ý nghĩa
phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ
giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau. Ngược lại thì các biến không
có liên hệ nhau.

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

15

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy



Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

Phân tích nhân tố: là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ
yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập
được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số
lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể
sử dụng được.
Trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt biến phụ thuộc và biến độc
lập. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố
(hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Phân tích nhân tố được
sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một
số lượng biến mới tương đương ít, không có tương quan với nhau để thay thế tập
hợp biến gốc có tương quan với nhau nhằm thực hiện một phân tích đa biến tiếp
theo sau như hồi qui hay phân tích biệt số.
Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương
trình: Xi = Ai1F1 + Ai2F2 +... + AimFm + UiVi
Trong đó:
Xi : biến thứ i được chuẩn hóa
Aij : hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i
F : các nhân tố chung
Vi : hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i.
Ui : nhân tố đặc trưng của biến i
m : số nhân tố chung.
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản
thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính
của các biến quan sát:

Fi = wi1x1 + wi2x2 +... + wikxk
Trong đó: Fi : ước lượng nhân tố thứ i
wi: trọng số hay hệ số điểm nhân tố
k: số biến.

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ VÀ
CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TP. CẦN THƠ.
3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU TP. CẦN THƠ
3.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Quận Ninh Kiều được thành lập ngày 02/01/2004, theo Nghị định số
05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường:
Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An
Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Đổi
xã An Bình thành phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 2.922,57 ha diện tích tự
nhiên và 243.794 nhân khẩu (cuối năm 2011) với mật độ dân số 8349 người/km2
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

16

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

+ Phía Bắc giáp quận Bình Thủy
+ Phía Nam giáp sông Cần Thơ ngăn cách với quận Cái Răng
+ Phía Tây giáp huyện Phong Điền

+ Phái Tây giáp dòng sông Hậu
Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập
phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền,
Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập phường An Khánh thuộc
quận Ninh Kiều trên cơ sở điều chỉnh 441 ha diện tích tự nhiên và 7.731 nhân
khẩu của phường An Bình. Về hành chính, Quận Ninh Kiều bao gồm 13 phường
và 71 khu vực.

Hình 1: Bản
hành chánh
Ninh Kiều

đồ địa giới
của quận
(Nguồn: />
Bảng 1: THỐNG KÊ DÂN SỐ CÁC PHƯỜNG TẠI QUẬN NINH KIỀU
NĂM 2009
Phường

Diện tích (km2)

Dân số (người)

Mật độ dân số
(người/km2)

Cái Khế

6.69


24,809

3,708

An Hòa

1.82

30,058

16,515

Thới Bình

0.56

15,183

27,113

An Nghiệp

0.37

9,189

24,835

An Cư


0.67

17,585

26,246

An Hội

0.34

7,780

22,882

Tân An

0.56

6,664

11,900

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

17

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy



Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

An Lạc

0.48

12,205

25,247

An Phú

0.52

12,811

24,637

Xuân Khánh

2.20

31,986

14,537

Hưng Lợi


3.53

34,973

9,907

An Khánh

4.42

23,114

5,229

An Bình

7.18

17,152

2,389
(Nguồn: )

3.1.2. Về kinh tế
Ninh Kiều là trung tâm kinh tế của thành phố Cần Thơ. Từ sau sự kiện
khánh thành cầu Cần Thơ và nhiều công trình lớn như quốc lộ 91B, đường Nam
Sông Hậu, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài đã góp phần đưa quận Ninh Kiều trở
nên sầm uất, náo nhiệt hơn. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2010, hầu hết các chỉ số
kinh tế của quận Ninh Kiều đều đã đạt và vượt, nhất là ở các lĩnh vực thương mại
- dịch vụ... đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư từ các nơi đổ về đầu tư làm ăn. Hiện

nay, hệ thống các siêu thị tại trung tâm quận Ninh Kiều như: Co.opMart Cần
Thơ, Metro Hưng Lợi, Vinatex... luôn luôn đông khách, là nơi mua sắm quen
thuộc của mọi người. Theo thống kê của quận Ninh Kiều, trên địa bàn có trên
100 các chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm đang hoạt động.
Các cao ốc văn phòng, các trung tâm thương mại thu hút ngày càng nhiều doanh
nghiệp đến đầu tư lâu năm.
Ông Bùi Hữu Nhơn, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều, phấn khởi nói: “Có
thể thấy rõ sự thay đổi đi lên của quận trung tâm Ninh Kiều từ ngày khánh thành
công trình cầu Cần Thơ và tiếp sau đó là hàng loạt các công trình như đường
Nam Sông Hậu, quốc lộ 91B và mới đây là đường Nguyễn Văn Cừ nối dài...
Những công trình này đã góp phần mở rộng nội ô quận Ninh Kiều, tạo ra diện
mạo mới cho quận trung tâm thành phố”. Ngoài ra, các công trình kè sông Hậu,
kè rạch Khai Luông đã hoàn thành đưa vào sử dụng đang phát huy hiệu quả.
Quận Ninh Kiều đã chính thức khởi công Dự án Nâng cấp đô thị giai đoạn 2, qua
đó tiến hành nâng cấp 108 hẻm tại các phường Hưng Lợi, Xuân Khánh, An Phú,
Thới Bình, Cái Khế... Các công trình quy mô lớn hơn đi qua địa bàn Ninh Kiều
như kè sông Cần Thơ, nâng cấp mở rộng quốc lộ 91 cũng đã khởi công xây
dựng... Một số công trình phục vụ tái định cư cho các dự án nêu trên, trong đó có
khu tái định cư Thới Nhựt 2, cũng đang trong giai đoạn hoàn thành và tiếp tục
mở rộng giai đoạn 2... Theo Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều Bùi Hữu Nhơn:
Năm 2010, tình hình kinh tế chung của cả nước có cải thiện. Tuy nhiên, những
khó khăn trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh doanh - thương mại dịch vụ vẫn
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

18

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp


Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhưng từ đầu năm đến nay trên địa bàn quận
mãi lực thương mại dịch vụ vẫn phát triển tốt, thậm chí có thời điểm tăng đột
biến so với cùng kỳ năm 2009. Chính vì hoạt động hiệu quả nên chỉ trong 8 tháng
đầu năm nguồn thu của tất cả các loại thuế nói chung đạt 88,9% kế hoạch năm,
riêng thu tiền sử dụng đất đạt 170% kế hoạch.. Việc nâng cấp đô thị của TP Cần
Thơ, ngoài việc tuân thủ qui hoạch phát triển đô thị nước ta đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050 và theo Quyết định số 21 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Cần Thơ để đến năm 2020 TP
Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp, phát triển bền vững, có thể đối phó
thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu... Đây sẽ là cơ hội
và điều kiện thuận lợi để Ninh Kiều - quận trung tâm thành phố phát triển một
cách toàn diện, đồng bộ, hiện đại trong tương lai..
Ninh Kiều có hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ quốc gia đi qua, là
nơi hội tụ của nhiều tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng của vùng nên rất
thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông nguyên liệu và sản phẩm hàng hoá,
tạo ra các trục phát triển từ thành phố Cần Thơ đến các thị xã, thành phố của
nhiều tỉnh trong vùng. Quận là trung tâm thương mại của thành phố với hàng loạt
chợ và trung tâm mua sắm cao cấp như: chợ cổ Cần Thơ, chợ Tân An, chợ Hưng
Lợi, chợ An Bình, chợ An Hoà, siêu thị Co.op Mart, siêu thị Vinatex, siêu thị
Metro Cash Hưng Lợi, siêu thị MaxiMart, trung tâm thương mại Cái Khế.....
Ninh Kiều là trung tâm du lịch của thành phố Cần Thơ, tập trung nhiều nhà
hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí và di tích thắng cảnh nổi tiếng của thành
phố. Để phát huy tiềm năng về du lịch, ngoài việc khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia đầu tư khai thác du lịch sông nước, mở rộng các tour và loại
hình du lịch, các ngành chức năng còn tuyên truyền, giáo dục người dân Ninh
Kiều xây dựng nếp sống văn minh, hiếu khách. Vì vậy, du khách đến với Cần
Thơ luôn coi Ninh Kiều là nơi dừng chân lý tưởng.

Phấn đấu đến năm 2012, quận Ninh Kiều thực sự trở thành một trung tâm
kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ. Hoạt động thương mại – dịch vụ tập
trung thu hút và chi phối được 80% các mối liên kết kinh tế trong thành phố,
tham gia mạnh vào các mối quan hệ kinh tế giữa thành phố Cần Thơ với các tỉnh
ĐBSCL và các khu vực kinh tế trong cả nước đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện được giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực đặc biệt với các
nước lưu vực sông Mê – Kông
3.1.3. Về xã hội
Ninh Kiều là trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, công nghệ, y tế của
thành phố Cần Thơ.
Về giáo dục, trên địa bàn quận Ninh Kiều tập trung các trường đại học lớn
nhất khu vực ĐBSCL như: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược đã
có “thương hiệu” được cả nước biết đến, các trường đại học ngoài công lập như
Trường Đại học Tây Đô mới ra đời hơn 4 năm, hiện cũng thu hút hơn 10.000 sinh
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

19

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

viên đến học. Ngoài ra, còn có các trường đại học qua liên kết đào tạo từ xa thu
hút khối lượng lớn sinh viên từ nhiều tỉnh, thành trong khu vực ĐBSCL và nhiều
trường cao đẳng hàng đầu thành phố như: Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tế
Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế…Các trường này là địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao không chỉ cho riêng thành phố Cần Thơ mà cho cả khu vực ĐBSCL

với quy mô hàng nghìn sinh viên/ năm.
Về công nghệ, trên địa bàn còn có 1 trung tâm Kỹ thuật - Ứng dụng Công
nghệ, 1 trung tâm Công nghệ phần mềm, 1 trung tâm triển lãm, 2 trung tâm
truyền hình đã tạo nên vai trò tiên phong của quận Ninh Kiều, tác động tích cực
đến sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Cần Thơ, cũng như của cả khu
vực ĐBSCL.
Trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, quận Ninh Kiều cũng đang khẳng định vị
trí trung tâm về trình độ chuyên môn, trang thiết bị y tế hiện đại. Bằng chứng là
các bệnh viện dù “công” hay “tư” luôn rất đông người đăng ký khám chữa bệnh,
quận có nhiều bệnh viện đầu ngành của thành phố và khu vực như: Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Bệnh viện
Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xây dựng trên tổng diện tích 61.664 m 2 tọa
lạc tại Quốc lộ 91B, phường Bình An, quận Ninh Kiều. Bệnh viện khánh thành
vào ngày 28-06-2008. Bệnh viện có quy mô 700 giường, gồm 35 khoa phòng
(với 20 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng). Với quy mô là
một trung tâm y tế lớn nhất của trung ương tại ĐBSCL, bệnh viện vừa có nhiệm
vụ chữa bệnh cho nhân dân vừa đào tạo đội ngũ cán bộ y tế trong khu vực.
3.2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ TP. CẦN
THƠ
3.2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty.
- Tên: CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ
- Trụ sở: Số 5 đường Võ Thị Sáu, phường An Hội, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
- Điện thọai: 07103. 821150 – 07103. 811181.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước.
- Loại hình hoạt động: Dịch vụ công ích vệ sinh đô thị, công viên cây xanh,
chiếu sáng, thoát nước, vận tải hành khách công cộng, du lịch, xây dựng cơ bản
- Nguồn vốn kinh doanh:

29.408.598.000VNĐ.


Trong đó:
+ Vốn ngân sách:

23.083.045.000 VNĐ.

+ Vốn tự bổ sung:

6.325.553.000 VNĐ.

- Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ.
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

20

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

- Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Xây dựng TP.Cần Thơ.
- Hình thức hoạt động: Công ty tổ chức hoạt động theo hình thức doanh
nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt
động theo luật doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả
hoạt động.
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Công trình Đô thị thành phố Cần Thơ là một doanh nghiệp đặc thù
chuyên ngành về phục vụ công ích, được thành lập theo quyết định số

65/QĐ.CT.TP.90 ngày 29/11/1990 của UBND tỉnh Cần Thơ trên cơ sở sát nhập
Công ty Vệ sinh Mai táng, Đội chiếu sáng Công cộng và Đội Công viên Cây
xanh trực thuộc Ban Xây dựng Nhà đất tỉnh Cần Thơ và Đội thi công Bảo dưỡng
Cầu đường thuộc Công ty Giao thông tỉnh Cần Thơ.
Thực hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ
trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thành lập và giải thể doanh nghiệp
nhà nước, UBND tỉnh Cần Thơ đã đề nghị Bộ Xây dựng và được chấp thuận
thông qua Thông báo số 545/TB.DNNN ngày 08/11/1993, UBND tỉnh Cần Thơ
đã ra quyết định số 300/QĐ.UBT.94 ngày 05/02/1994 chính thức thành lập
doanh nghiệp Nhà nước Công ty Công trình Đô thị tỉnh Cần Thơ trực thuộc
UBND tỉnh Cần Thơ nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị,
đồng thời đáp ứng ngày càng cao hơn các yêu cầu xã hội và nhiệm vụ xây dựng,
chỉnh trang đô thị.
Năm 2001 Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ ban hành quyết định số 2581/QĐCT.UB ngày 11/9/2001 về việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về kinh
tế đối với Công ty Công trình Đô thị tỉnh Cần Thơ từ UBND tỉnh Cần Thơ về Sở
Xây dựng quản lý và hình thành mạng lưới các Đội CTĐT Huyện trực thuộc.
Đầu năm 2004, tỉnh Cần Thơ nâng cấp lên thành phố Cần Thơ trực thuộc
Trung ương, cũng từ đó Công ty Công trình Đô thị tỉnh Cần Thơ đổi thành Công
Ty Công trình Đô thị thành phố Cần Thơ theo quyết định 172/QĐUB ngày
12/01/2004 của UBND thành phố Cần Thơ. Đơn vị được chuyển giao từ Sở Xây
dựng về Sở Giao thông Công chính thành phố Cần Thơ trong năm 2004.
Tháng 06 năm 2008 Công ty được chuyển giao quản lý Nhà nước từ Sở
Giao thông Công chính thành phố Cần Thơ về Sở Xây dựng Cần Thơ theo nghị
định số 13/2008/NĐCP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và tinh thần công văn số
2516/UBND-NC ngày 12/05/2008 của UBND thành phố Cần Thơ.
3.2.3. Bộ máy tổ chức
Tổ chức bộ máy lãnh đạo, sắp xếp lao động hiện nay của Công ty Công
Trình Đô Thị Thành Phố Cần Thơ theo chế độ một thủ trưởng, giám đốc là
người quyết định cao nhất về mọi hoạt động của Công ty. Giám đốc được quyền
tuyển chọn lao động theo đúng luật định, kể cả công dân Việt Nam và người

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

21

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

nước ngoài đủ tuổi lao động, không vi phạm pháp luật, phù hợp với nhu cầu
làm việc và chiều hướng phát triển của Công ty.
Cơ cấu tổ chức quản lý là một hệ thống tổ chức trong đó được đặc trưng bởi
những mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận với nhau trong bộ máy quản lý. Bộ
máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng và
nhiệm vụ thể hiện qua sơ đồ sau:

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

22

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài ngun & Mơi trường K34
BAN GIÁM ĐỐC
(03 người)

M ĐỐC
(03 người)

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH
CHÁNH(19 người)

XN CHIẾU
SÁNG
CÔNG
CỘNG
(83 người)

XN
CÔNG
VIÊN CÂY
XANH
(205 người)

ĐỘI
KIỂM TRA
( 37 người)

KHU VUI
CHƠI SINH
THÁI TÂY
ĐÔ
(66 người)

XN
MÔI

TRƯỜNG
ĐÔ THỊ
(269
người)

ĐỘI CÔNG
TRÌNH ĐÔ
THỊ Q.CÁI
RĂNG
( 45 người)

PHÒNG KỸ THUẬT
(14 người)

XN
VẬN TẢI
HKCC
(317
người)

ĐỘI CÔNG
TRÌNH ĐÔ
THỊ Q. Ô
MÔN
(40 người)

XN
SỬA CHỮA
Ô TÔ VÀ
SXPTCD

(72 người)

TỔ DỊCH VỤ
VỆ SINH
(10
người)

Sơ đồ :

BỘ MÁY TỔ CHỨC CTY CÔNG TRÌNH ĐÔ
THỊ TP CẦN THƠ

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

23

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy

PHÒNG KẾ TOÁN

( 09 người)

ĐỘI XÂY
DỰNG
( 107 người)

CỬA
HÀNG
XĂNG DẦU
(07 người)


ĐỘI
ĐIỀU VẬN
( 67 người)

TỔ
QUẢN
TRANG
(04 người)

ĐỘI
BẢO VỆ
(42 người)

BQLSX TÁI
CHẾ CHẤT
THẢI RẮN
TÂN LONG
(24 người)

(Nguồn: Phòng Tổ Chức hành
Chánh Công ty)


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

Mọi trường hợp sử dụng tại Công ty đều được ký hợp đồng lao động theo
thời hạn (dài hạn, ngắn hạn hay theo thời vụ), viêc ký kết hợp đồng lao động giữa

người lao động và Ban Giám Đốc thực hiện bằng văn bản có đủ căn cứ pháp luật,
với những điều kiện phù hợp với luật lao động tại Việt Nam. Công ty trả lương
và các khoản phụ cấp cho người lao động đầy đủ và đúng hạn theo công việc cụ
thể mà người lao động được giao.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, Ban Giám Đốc triển
khai đến các phòng, ban, tổ, đội với mục tiêu là để kết hợp hài hòa, có hiệu quả
hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ công việc của Công ty, mọi lợi ích của người lao
động đều được Công ty quan tâm trên cơ sở tổ chức công đoàn cơ sở, tuân thủ
chặt chẽ theo pháp luật bảo vệ.
Hàng năm theo định kỳ Công ty tổ chức thành lập hội đồng xét nâng lương
do Giám đốc Công ty làm chủ tịch để xét nâng lương cho những người lao động
đến thời hạn.
Căn cứ vào ngày công và kết quả công việc mà người lao động đạt được,
hàng tháng các đơn vị cơ sở trong bộ máy tổ chức của Công ty thực hiện bình
xét A,B,C đây là cơ sở để Công ty trả lương theo sản phẩm hàng tháng và là cơ
sở để xét thưởng đột xuất, thưởng theo quý, theo năm cho người lao động.
Công ty cũng thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm cho người lao động, cụ
thể như : Bảo hiểm xã hội : 15% tổng quỹ lương ; Bảo hiểm y tế : 3% tổng quỹ
lương ; Bảo hiểm thất nghiệp : 1% tổng quỹ lương, Bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ
với mức phí 28.000đ trên người lao động và thực hiện trên toàn cán bộ công nhân
viên Cty. Ngoài ra công ty còn đóng kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ
lương, thu nộp công đoàn cấp trên 1%, còn giữ lại 1% để làm nguồn kinh phí
3.2.4. Quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
3.2.4.1. Quyền hạn:
* Quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh:
- Được tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu
và nhiệm vụ nhà nước giao.
- Được đổi mới công nghệ trang thiết bị.
- Được đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong và ngoài
nước.

- Được quyền tham gia tổng công ty nhà nước.
- Được quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ.
- Được tự xây dựng, áp dụng các định mức lao động, vật tư đơn giá, tiền
lương trên đơn vị sản phẩm theo khuôn khổ các định mức, đơn giá của nhà nước.
GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

24

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


Luận văn tốt nghiệp

Kinh tế Tài nguyên & Môi trường K34

- Được tuyển dụng, thuê mướn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn
và quyết định các hình thức trả lương cho người lao động theo quy định của pháp
luật và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
* Quyền quản lý tài chính:
- Được sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu
họat động kinh doanh.
- Được huy động vốn, vay vốn ngân hàng.
- Được sử dụng quỹ khấu hao cơ bản của doanh nghiệp.
- Sau khi làm nghĩa vụ với nhà nước, được quyền chia lợi nhuận cho người
lao động theo sự cống hiến của mỗi người vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
3.2.4.2. Nhiệm vụ của công ty:
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề.
- Bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh.
- Tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động của doanh

nghiệp và trước khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung
cấp.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của
nhà nước và báo cáo bất thường của cơ quan chủ quản, tự chịu trách nhiệm về
tính chính xác của các báo cáo.
- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách
của nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.2.4.3. Chức năng của công ty:
- Căn cứ theo quyết định số 842/QĐ.UBT.97 ngày 10/04/1997 của UBND
tỉnh Cần thơ; giấy phép kinh doanh số 111437 ngày 19/04/1997 và đăng ký
ngành nghề kinh doanh bổ sung do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Cần Thơ cấp ngày
26/06/2000.
- Căn cứ theo chứng chỉ hành nghề số 06/CCHN số hiệu đăng ký
540100000045 do Sở Xây dựng tỉnh Cần Thơ cấp ngày 28/07/1997.
Công ty Công trình Đô thị Cần Thơ được phép kinh doanh các ngành nghề
và thi công các công trình như sau:
- Công tác vệ sinh môi trường đô thị: Quét vớt, thu gom các loại rác thải,
chất thải rắn, vận chuyển đi đổ vào bãi rác quy định.

GVHD: Th.S Nguyễn Thúy Hằng

25

SVTH: Tăng Ngọc Khánh Vy


×