Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nghiên cứu xác định sự biến đổi của một số trung tâm khí áp chính ảnh hưởng đến bắc bộ việt nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.08 MB, 78 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH SỰ BIẾN ĐỔI CỦA
MỘT SỐ TRUNG TÂM KHÍ ÁP CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
BẮC BỘ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC

LÊ THỊ THANH

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH SỰ BIẾN ĐỔI CỦA
MỘT SỐ TRUNG TÂM KHÍ ÁP CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN
BẮC BỘ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
LÊ THỊ THANH
CHUYÊN NGÀNH: KHÍ TƯỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC
MÃ SỐ: 8440222
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Nguyễn Viết Lành

HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Viết Lành

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Bùi Minh Tăng

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS. TS. Vũ Thanh Hằng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 12 tháng 01 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu xác định sự biến đổi
của một số trung tâm khí áp chính ảnh hưởng đến Bắc Bộ Việt Nam trong
bối cảnh biến đổi khí hậu” là do tôi thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS.
Nguyễn Viết Lành với nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
do tôi thực hiện và chưa công bố bất cứ ở đâu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày
trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Lê Thị Thanh


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Khí tượng và Khí hậu học với đề tài:

“Nghiên cứu xác định sự biến đổi của một số trung tâm khí áp chính ảnh
hưởng đến Bắc Bộ Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” đã hoàn thành
trong tháng 01 năm 2019. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Viết Lành đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Khoa Khí tượng Thủy văn, Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo
điều kiện và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.
Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh nghiệm
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm
2019
Tác giả

Lê Thị Thanh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Bố cục của luận văn........................................................................................................................ 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................... 3
1.1 Hoạt động của những trung tâm khí áp được nghiên cứu.............................................. 3
1.1.1 Áp thấp Trung Hoa.................................................................................................................... 3
1.1.2 Áp cao Thanh Tạng................................................................................................................... 4
1.1.3 Áp cao Hoa Đông...................................................................................................................... 5
1.1.4 Áp cao Tây Tạng........................................................................................................................ 7
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................................................... 8
1.2.1 Ngoài nước................................................................................................................................... 8
1.2.2 Trong nước................................................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not defined.
2.1 Số liệu nghiên cứu.......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Số liệu quan trắc.......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Số liệu tái phân tích.................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 Phương pháp nghiên cứu.............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Phương pháp thống kê toán học.............................Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Phương pháp xác định cường độ, phạm vi của các trung tâm khí áp........Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MỘT SỐ TRUNG TÂM KHÍ ÁP 30

VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG KHÍ HẬU ĐẾN BẮC BỘ VIỆT NAM...............30
3.1 Sự biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa.............................................................................. 30
3.1.1 Sự biến đổi của nhiệt độ....................................................................................................... 30
3.1.2 Sự biến đổi của lượng mưa trung bình tháng............................................................... 39
3.2 Sự biến đổi cường độ của các trung tâm khí áp.............................................................. 42
3.2.1 Sự biến đổi cường độ của áp cao Thanh Tạng............................................................. 42
3.2.2 Sự biến đổi cường độ của áp cao Hoa Đông................................................................ 44

3.2.3 Sự biến đổi cường độ của áp thấp Trung Hoa.............................................................. 45


3.2.4 Sự biến đổi cường độ của áp cao Tây Tạng.................................................................. 46
3.3 Sự biến đổi phạm vi các của trung tâm khí áp................................................................. 48
3.3.1 Sự biến đổi phạm vi của áp cao Thanh Tạng................................................................ 49
3.3.2 Sự biến đổi phạm vi của áp cao Hoa Đông................................................................... 50
3.3.3 Sự biến đổi phạm vi của áp thấp Trung Hoa................................................................ 50
3.3.4 Sự biến đổi phạm vi của áp cao Tây Tạng..................................................................... 50
3.4 Mối quan hệ giữa cường độ của các trung tâm khí áp với nhiệt độ và lượng mưa
53
3.4.1 Mối quan hệ giữa cường độ của các trung tâm khí áp với nhiệt độ..................... 53
3.4.2 Mối quan hệ giữa cường độ của các trung tâm khí áp với lượng mưa tháng .. 60

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................... 62
1. Kết luận............................................................................................................................................. 62
2. Kiến nghị.......................................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 64


Nghiên cứu xác định sự biến đổi của một số trung tâm khí áp chính ảnh

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh
Lớp CH2B.K

Khóa: 2017-2018

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Lành Tên đề tài:


hưởng đến Bắc Bộ Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tóm tắt: Luận văn đã sử dụng số liệu 35 năm (từ năm 1981 đến 2015) về
nhiệt độ và lượng mưa quan trắc tại 10 trạm khí tượng trên khu vực Bắc Bộ và
số liệu tái phân tích để đánh giá sự biến đổi về cường độ và phạm vi của các
trung tâm khí áp ảnh hưởng đến Bắc Bộ Việt Nam là: Áp cao Tây Tạng, áp
cao Thanh Tạng, áp cao Hoa Đông và áp thấp Trung Hoa. Đồng thời xác định
mối quan hệ giữa sự biến đổi cường độ của các trung tâm khí áp này với nhiệt
độ và lượng mưa trên khu vực nghiên cứu.
THESIS ABSTRACT
Full name of student: Le Thi Thanh
Class CH2B.K Coures: 2016-2018
Supervisor: Associate professor. Nguyen Viet Lanh
Title of the thesis: Research to determine the change of some major air pressure
centers affecting Northern Vietnam in the context of climate change.
Summary: The thesis has used 35-year old data (from 1981 to 2015) on monitoring
temperature and rainfall at 10 meteorological stations in the Northern region and reanalyzing data to assess the change in the intensity and scope of the pressure
centers affecting North Vietnam such as Tibetan high pressure, Thanh Tang high
pressure, East China high pressure and Chinese depression. At the same time, the
relationship between the intensity of these gas centers, the temperature and
precipitation of the study area was determined.


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Danh sách các trạm lấy số liệu................................................................................. 20
Bảng 3.1. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng.....30
Bảng 3.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình tháng trong 35 năm qua tại 10 trạm trên khu
vực Bắc Bộ........................................................................................................................................... 31
Bảng 3.3. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình
tháng........................................................................................................................................................ 33

Bảng 3.4. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình tháng trong 35 năm qua tại 10 trạm
trên khu vực Bắc Bộ.......................................................................................................................... 34
Bảng 3.5. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình
tháng........................................................................................................................................................ 36
Bảng 3.6. Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình tháng trong 35 năm qua tại 10 trạm
trên khu vực Bắc Bộ.......................................................................................................................... 37
Bảng 3.7. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi lượng mưa trung bình tháng 39
Bảng 3.8. Phương trình xu thế (yt) biểu thị sự biến đổi cường độ áp cao Thanh Tạng
từ năm 1981 đến 2015...................................................................................................................... 43
Bảng 3.9. Phương trình xu thế (yt) biểu thị sự biến đổi cường độ áp cao Hoa Đông
từ năm 1981 đến 2015...................................................................................................................... 44
Bảng 3.10. Phương trình xu thế (yt) biểu thị sự biến đổi cường độ áp cao Trung Hoa
từ năm 1981 đến 2015...................................................................................................................... 46
Bảng 3.11. Phương trình xu thế (yt) biểu thị sự biến đổi cường độ áp cao Tây Tạng
từ năm 1981 đến 2015...................................................................................................................... 46
Bảng 3.12. Hệ số tương quan giữa nhiệt độ trung bình tháng tại 10 trạm khí tượng
với cường độ của trung tâm áp cao Tây Tạng (TaT), áp cao Thanh Tạng (ThT), áp
thấp Trung Hoa (TH) và áp cao Hoa Đông (HĐ).................................................................. 53
Bảng 3.13. Hệ số tương quan giữa nhiệt độ tối cao trung bình tháng tại 10 trạm khí
tượng với cường độ của trung tâm áp cao Tây Tạng (TaT), áp cao Thanh Tạng
(ThT) và áp thấp Trung Hoa (TH)............................................................................................... 56
Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa nhiệt độ tối thấp trung bình tháng tại 10 trạm khí
tượng với cường độ của trung tâm áp cao Tây Tạng (TaT), áp cao Thanh Tạng
(ThT) và áp thấp Trung Hoa (TH)............................................................................................... 58
Bảng 3.15. Hệ số tương quan giữa lượng mưa tháng tại 10 trạm khí tượng với
cường độ của trung tâm áp cao Tây Tạng (TaT), áp cao Thanh Tạng (ThT) và áp
thấp Trung Hoa (TH)........................................................................................................................ 60


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực
1000mb tháng 7..................................................................................................................................... 3
Hình 1.2. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực
1000mb tháng 5..................................................................................................................................... 5
Hình 1.3. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực 925mb
tháng 10.................................................................................................................................................... 6
Hình 1.4. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực 200mb
tháng 7....................................................................................................................................................... 7
Hình 3.1. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng.....31
Hình 3.2. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi nhiệt độ tối cao trung bình
tháng........................................................................................................................................................ 34
Hình 3.3. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi nhiệt độ tối thấp trung bình
tháng........................................................................................................................................................ 37
Hình 3.4. Hệ số góc của đường thẳng xu thế biến đổi lượng mưa trung bình tháng 40
Hình 3.5. Bản đồ đường dòng và trường độ cao địa thế vị tháng 7 mực 1000mb
trung bình 35 năm (từ năm 1981 đến 2015)............................................................................. 43
Hình 3.6. Bản đồ đường dòng và trường độ cao địa thế vị tháng 10 mực 925mb
trung bình.............................................................................................................................................. 44
Hình 3.7. Bản đồ đường dòng và trường độ cao địa thế vị tháng 8 mực 1000mb
trung bình 35 năm (từ năm 1981 đến 2015)............................................................................. 45
Hình 3.8. Bản đồ đường dòng và trường độ cao địa thế vị tháng 5 mực 200mb trung
bình 35 năm (từ năm 1981 đến 2015)........................................................................................ 47
Hình 3.9. Bản đồ đường dòng và trường độ cao địa thế vị tháng 6 mực 200mb trung
bình 35 năm (từ năm 1981 đến 2015)........................................................................................ 47
Hình 3.10. Bản đồ đường dòng và trường độ cao địa thế vị tháng 7 mực 200mb
trung bình 35 năm (từ năm 1981 đến 2015)............................................................................. 48
Hình 3.11. Sự biến đổi phạm vi của áp cao Thanh Tạng trong giai đoạn từ 1981 đến
năm 2000 (đường màu xanh) và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 (đường màu
đỏ)............................................................................................................................................................ 49
Hình 3.12. Sự biến đổi phạm vi của áp cao Hoa Đông trong giai đoạn từ 1981 đến

năm 2000 (đường màu xanh) và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 (đường màu
đỏ)............................................................................................................................................................ 50
Hình 3.13. Sự biến đổi phạm vi của áp thấp Trung Hoa trong giai đoạn từ 1981 đến
năm 2000 (đường màu xanh) và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 (đường màu
đỏ)............................................................................................................................................................ 51
Hình 3.14. Sự biến đổi phạm vi của áp cao Tây Tạng trong giai đoạn từ 1981 đến
năm 2000 (đường màu xanh) và giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 (đường màu
đỏ)............................................................................................................................................................ 52


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực Bắc Bộ cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa và chịu ảnh hưởng cũng như sự chi phối của gió mùa châu Á, vì vậy
biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền nhiệt
cũng như lượng mưa trên khu vực Bắc Bộ và toàn lãnh thổ Việt Nam mà nó còn ảnh
hưởng gián tiếp đến các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, mưa,… Trong một số trường
hợp sự kết hợp của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau làm cho mưa lớn và nắng
nóng diễn ra phức tạp hơn, trong những năm gần đây đã có rất nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu về BĐKH vì vậy một loạt các công trình nghiên cứu đã được
thực hiện một cách thành công. Các công trình đó đã tập trung đánh giá được sự
biến đổi của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ không khí, lượng mưa, độ ẩm không
khí,… đặc biệt là tần số và cường độ của các xoáy thuận nhiệt đới, front lạnh cũng
như một số yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan.
BĐKH đã và đang diễn ra trên toàn cầu song ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có
những ảnh hưởng khác nhau. Nhiệt độ toàn cầu tăng nhưng sự tăng lên đó không
đều. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trong các tháng mùa đông nhiệt
độ tăng nhiều hơn trong các tháng mùa hè; trên các vùng lục địa nhiệt độ tăng nhanh
hơn trên các đại dương. Vì vậy, các trung tâm khí áp chắc chắn sẽ bị biến đổi nhiều
dưới tác động của BĐKH.

Thế nhưng, một số trung tâm khí áp chính ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu
Việt Nam, tác nhân làm thay đổi các yếu tố khí hậu cũng như những hiện tượng khí
tượng cực đoan lại chưa được quan tâm nghiên cứu. Nghĩa chúng ta chỉ mới tập
trung nghiên cứu về hệ quả sự biến đổi của các trung tâm khí áp (các yếu tố và hiện
tượng khí hậu) chứ chưa quan tâm đúng mức tới sự thay đổi vị trí, cường độ cũng
như sự dịch chuyển theo mùa của các trung tâm khí áp (nguyên nhân làm thay đổi
các yếu tố và hiện tượng thời tiết và khí hậu).
Chính vì những nguyên nhân trên, luận văn chọn đề tài “Nghiên cứu xác
định sự biến đổi của một số trung tâm khí áp chính ảnh hưởng đến Bắc Bộ Việt
Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu” để xác định được sự biến đổi của một số
trung tâm khí áp như: Áp cao Thanh Tạng, áp cao Hoa Đông và áp thấp Trung Hoa
(cả cường độ và phạm vi hoạt động) ảnh hưởng đến thời tiết Bắc Bộ Việt Nam và lý
giải được sự ảnh hưởng sự biến đổi của một số trung tâm khí áp chính đến những
biến đổi thời tiết cho các khu vực trên khu vực Bắc Bộ Việt Nam để có cơ sở khoa
1


học và thực tiễn cho việc dự báo thời tiết và khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời
tiết, khí hậu cực đoan, nguy hiểm chúng ta cần phải xác định được sự biến đổi của
các trung tâm khí áp (kể cả cường độ và phạm vi hoạt động của chúng) một cách
đầy đủ.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài luận văn được thực hiện với hai mục tiêu chủ yếu sau:
- Xác định được sự biến đổi của các trung tâm khí áp ảnh hưởng đến Bắc Bộ
Việt Nam là áp cao Tây Tạng, áp cao Thanh Tạng, áp cao Hoa Đông và áp thấp
Trung Hoa;
- Lý giải được ảnh hưởng sự biến đổi của áp cao Tây Tạng, áp cao Thanh
Tạng, áp cao Hoa Đông và áp thấp Trung Hoa đến biến đổi thời tiết cho khu vực
Bắc Bộ Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các trung tâm khí áp: Áp cao Thanh Tạng, áp cao Tây Tạng, áp cao Hoa
Đông và áp thấp Trung Hoa.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Toàn bộ Bắc Bộ Việt Nam.
4. Bố cục của luận văn
Luận văn được bố cục thành các nội dung như sau:
-

Mở đầu

-

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu. Chương này trình bày các trung
tâm khí áp: Áp cao Thanh Tạng, áp cao Tây Tạng, áp cao Hoa Đông và áp thấp
Trung Hoa và tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về sự
BĐKH và sự biến đổi của các trung tâm khí áp trong bối cảnh BĐKH.

-

Chương 2. Số liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các nguồn
số liệu và phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn.

-

Chương 3. Xác định sự biến đổi của một số trung tâm khí áp và ảnh hưởng của
chúng khí hậu đến Bắc Bộ Việt Nam. Chương này trình bày mức độ BĐKH và biến
đổi cường độ và phạm vi hoạt động của các trung tâm khí áp được nghiên cứu.

-


Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Hoạt động của những trung tâm khí áp được nghiên cứu
1.1.1 Áp thấp Trung Hoa [6, 7, 8]
1) Nguồn gốc
Áp thấp Trung Hoa là một áp thấp nhiệt được hoạt động trên lục địa Trung
Quốc trong những tháng mùa hè khi nền nhiệt của vùng nhiệt độ này tăng lên một
cách đáng kể trong khi áp cao lạnh lục địa suy yếu và rút sang phía tây (hình 1.1).

Hình 1.1. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực
1000mb tháng 7
Từ hình 1.1 ta thấy, tại mực 1000mb, ngoài áp thấp Nam Á có tâm ở vào
0

0

0

khoảng 28 N; 70 E với đường đẳng cao -20dam đtv khép kín, ở khoảng 42 N;
0

108 E tồn tại một tâm thấp được thể hiện bằng đường cao với giá trị 0dam đtv (xấp
xỉ cường độ của áp thấp Nam Á) khép kín, được gọi là áp thấp Trung Hoa. Áp thấp
này hoạt động từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó tháng 7 là tháng hoạt động mạnh

nhất. Theo phương thẳng đứng, áp thấp này phát triển từ bề mặt lên đến độ cao dưới
700mb.
Rõ ràng rằng, cùng với áp thấp Nam Á, áp thấp Trung Hoa cũng là một trung
tâm hút gió, nó hút gió từ bán cầu Nam, qua lãnh thổ Việt Nam, qua biển Đông cũng
như hút gió từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương tới. Những dòng gió
3


này ảnh hưởng đến thời tiết Việt Nam nên chính áp thấp này ảnh hưởng đến thời tiết
Việt Nam.
2) Hệ quả thời tiết
Áp thấp Trung Hoa chỉ hoạt động trong các tháng mùa hè khi khu vực này bị đốt
nóng và áp cao Siberia không còn hoạt động. Áp thấp Trung Hoa hoạt động như là
một trung tâm hút gió từ bán cầu Nam lên, từ các áp cao lục địa vùng vĩ độ cao và
từ áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương vào nên nó có vai trò như một áp thấp
trong rãnh gió mùa của gió mùa mùa hè Đông Bắc Á. Như vậy, áp thấp này một
nhân tố gió mùa mùa hè Đông Bắc Á và cường độ của nó có ý nghĩa rất lớn đối với
cường độ của gió mùa mùa hè của tiểu hệ thống gió mùa này. Bên cạnh đó, khi áp
thấp này hoạt động mạnh và lấn xuống phía nam và đặc biệt là khi trong nó hình
thành một dải áp thấp sâu, với những tâm khép kín trên đó, chạy theo hướng đông
đông bắc-tây tây nam vùng lưu vực sông Trường Giang thì hình thế front tĩnh
Meiyu được hình thành trên lưu vực sông này và gây mưa kéo dài ở đây trong thời
kì tháng 6, 7. Đồng thời, hình thế thời tiết này lại gây nên những đợt nắng nóng gay
gắt cho khu vực Bắc Bộ Việt Nam.
1.1.2 Áp cao Thanh Tạng [2, 8]
1) Nguồn gốc
Áp cao Thanh Tạng là một áp cao hoạt động trên khu vực cao nguyên Tây
Tạng –Thanh Hải nên được gọi là áp cao Thanh Tạng. Trên bán cầu Bắc, Khromov
đã xác định và phân thành 5 loại áp cao khác nhau với những đặc điểm hoạt động và
hệ quả thời tiết khác nhau, theo đó, áp cao Thanh Tạng là áp cao loại III (C III), áp

cao tĩnh vĩ độ trung bình. Theo Khromov, áp cao loại III là những áp cao tồn tại khá
bền vững và ít di chuyển nhưng cường độ của nó thường biến động tương đối lớn, ở
trạng thái tĩnh, áp cao này còn đóng vai trò của một nhân tố gió mùa.
Áp cao Thang Tạng hoạt động một cách độc lập và rõ rệt từ tháng 4 đến
tháng 9, khi áp cao Siberia suy yếu và rút sang phía tây (hình 1.2). Đến tháng 10,
khi bề mặt lục địa ở đây lạnh đi, áp cao Siberia hoạt động trở lại thì áp cao Thanh
Tạng bị lấn át và hòa nhập vào áp cao này nên không còn phân tích một cách độc
lập được nữa, giai đoạn hoạt động của áp cao Thanh Tạng kết thúc.
Từ hình 1.2 ta thấy, tại mực 1000mb, trên khu vực phía bắc cao nguyên Tây
0

0

Tạng, ở vào khoảng 32 N; 87 E, tồn tại một trung tâm áp thấp với đường đẳng cao
14dam đtv khép kín. Theo độ cao, áp cao này phát triển lên đến trên mực 850mb.
Bên cạnh đó, ta còn có thể nhận thấy, áp cao Siberia đã dịch chuyển hẳn sang phía
4


0

0

tây, ở vào khoảng 50 N; 50 E với đường đẳng cao 12dam đtv (thấp hơn trung tâm
áp cao Thanh Tạng 2dam đtv).
2) Hệ quả thời tiết
Như đã nói, áp cao Thanh Tạng hình thành và ảnh hưởng đến Việt Nam trong
những tháng mùa hè. Vào thời kì này, áp cao Thanh Tạng về thường gây nên mưa
rào và dông ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhưng cường độ và độ kéo dài của hiện
tượng này tùy theo vào độ bất ổn định của khối không khí nóng ẩm phía trước và sự

tương phản về nhiệt giữa hai khối không khí đó.

Hình 1.2. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực
1000mb tháng 5
1.1.3 Áp cao Hoa Đông [1, 8]
1) Nguồn gốc
Áp cao Hoa Đông là một áp cao hoạt động trên vùng duyên hải phía đông
Trung Quốc nên được gọi là áp cao Hoa Đông. Áp cao này hoạt động từ tháng 9 đến
tháng 11, nhưng rõ rệt nhất là trong tháng 10. Theo độ cao, áp cao Hoa Đông phát
triển từ bề mặt đến trên mực 850mb, nhưng rõ rệt nhất là tại mực 925mb với đường
0

0

đẳng cao 82dam đtv khép kín ở vào khoảng 34 N; 116 E (hình 1.3).
Cũng theo Phạm Vũ Anh và Nguyễn Viết Lành [1, 8], vào mùa thu, áp cao
Hoa Đông hình thành và phát triển ở phía đông lục địa Trung Quốc, đồng thời bao
5


trùm phía bắc và toàn bộ lảnh thổ Việt Nam. Trong áp cao Hoa Đông ở lớp khí
quyển tầng thấp, nó là một áp cao lạnh lục địa được hình thành trên mặt đệm khô
đang lạnh dần đi (nguyên nhân nhiệt lực), còn ở các lớp khí quyển cao hơn trung
tâm áp cao lại thuộc về đới áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương, nó được
hình thành bởi nguyên nhân động lực, luôn luôn tồn tại một dòng giáng sâu, ở bên
trên thường tồn tại một lớp nghịch nhiệt nén, khiến cho tầng kết trong áp cao Hoa
Đông rất ổn định.

Hình 1.3. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực 925mb
tháng 10

2) Hệ quả thời tiết
Vào mùa thu, không khí lạnh bắt ảnh hưởng đến miền Bắc Việt Nam, khởi
đầu là sự bao trùm của một lưỡi áp cao lạnh khô của áp cao Hoa Đông được hình
thành và mạnh lên tại chỗ. Lưỡi cao này luôn duy trì một tầng kết ổn định thẳng
đứng, đó chính là hình thế synop tạo nên mùa thu trong xanh mà miền Bắc Việt
Nam cũng như phần lục địa phía đông và nam của Trung Quốc có được. Ở đây cần
phân tích được một đặc điểm quan trọng của loại hình thời tiết này là tính ổn định
theo thời gian của nó. Tính ổn định của thời tiết mùa thu không có loại hình thời tiết
nào thay thế được, thời tiết tốt liên tục trong nhiều ngày, chỉ có sự thăng giáng
không nhiều về nhiệt độ và tốc độ gió mà không xuất hiện một sự biến đổi đột biến
nào. Thật vậy, trong thời kỳ này hầu như không có một đợt không khí lạnh nào xâm
6


nhập, hoặc nếu có thì cũng rất ít và không mạnh mẽ. Sở dĩ như vậy là vì áp cao Hoa
Đông được hình thành tại chỗ với tầng kết rất ổn định và lại có kết cấu toàn bộ hoàn
chỉnh, không bị chia cắt bởi các rãnh khí áp hay các đường đứt có thể tạo ra những
dải hội tụ gió làm gián đoạn đường dòng.
1.1.4 Áp cao Tây Tạng [7, 8]
1) Nguồn gốc
Áp cao Tây Tạng là một áp cao tồn tại trên cao nguyên Tây Tạng, được gọi là
áp cao Tây Tạng. Áp cao này, hoạt động mạnh nhất trên mực 200mb chủ yếu trong
các tháng mùa hè, khi áp cao cận nhiệt đới Bắc Thái Bình hoạt động mạnh trở lại.
Trong tháng 7, sự hoạt động của áp cao này được thể hiện bởi đường đẳng cao 1248
và 1256dam đtv khép kín với đới gió đông thổi từ Philippines đến châu Phi (đới gió
đông nhiệt đới) (hình 1.4).

Hình 1.4. Bản đồ đường dòng và đường đẳng cao trung bình nhiều năm mực 200mb
tháng 7
2) Hệ quả thời tiết

Áp cao Tây Tạng là một hệ thống khí áp hoạt động trên tầng đối lưu trên sự
hoạt động của nó có mối liên hệ với các trung tâm áp thấp tầng đối lưu dưới trong
cơ cấu của vòng hoàn lưu Hadlay. Vì vậy hệ quả thời tiết của nó gắn liền với sự hoạt
động của các trung tâm khí áp tầng thấp, sự hoạt động của áp cao Tây Tạng sẽ góp
phần làm sâu sắc thêm hệ quả thời tiết của các trung tâm áp thấp, tầng đối lưu
7


dưới, khi áp cao Tây Tạng mạnh lên phía bắc Việt Nam chịu sự khống chế của áp
cao này vì vậy dòng giáng mạnh của áp cao đã làm cho bầu trời quang mây góp
phần cùng với trung tâm áp thấp nóng tầng thấp làm cho thời tiết nắng nóng và
không mưa trên suốt khu vực.
1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1 Ngoài nước
1.2.1.1 Nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu
Kết quả quan trắc cho thấy [19], nhiệt độ tăng trên toàn cầu và tăng nhiều
hơn ở các vĩ độ cực Bắc. Sự gia tăng nhiệt độ trong 100 năm, từ năm 1906-2005, là
0

0

0,74 C; xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,13 C/1 thập kỉ, gấp 2 lần xu
thế tăng của 50 năm trước đó. Tuy nhiên, sự nóng lên xảy ra không đồng đều trong
các khoảng thời gian khác nhau và giữa các khu vực khác nhau. Các kết quả nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng, giai đoạn từ năm 1850-1915 không có nhiều thay đổi về nhiệt
độ. Giai đoạn từ năm 1910-1940 nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên khoảng
0

0


0,35 C, sau đó có một thời kì ngắn nhiệt độ trung bình giảm xuống 0,1 C, và ngay
0

sau đó, từ năm 1970 nó lại tiếp tục tăng lên nhanh chóng (0,55 C) cho đến năm
2006. Bên cạnh đó, sự nóng lên ở trên đất liền nhìn chung lớn hơn ở trên đại dương,
đặc biệt là từ năm 1970 đến nay (trong giai đoạn 1979-2005, nhiệt độ đất liền tăng
0

0

0,27 C/thập kỉ, còn trên đại dương là 0,13 C/thập kỉ). Theo mùa, thì sự nóng lên thể
hiện lớn hơn một chút ở bán cầu mùa đông.
Theo công bố của WMO [20], năm 2010 với nhiệt độ trung bình toàn cầu
0

vượt mức trung bình của thế kỉ 20 khoảng 0,62 C (trong đó, nhiệt độ bề mặt lớn
0

0

hơn 0,96 C, nhiệt độ mặt biển lớn hơn 0,49 C), được cho là một trong những năm
nóng nhất trong lịch sử quan trắc, kể từ năm 1880 (mức độ tương tự năm 1998 và
2005). Đồng thời, năm 2010 là năm thứ 34 liên tiếp trong chuỗi các năm có nhiệt độ
toàn cầu vượt mức trung bình của thế kỉ 20. Cũng theo đó, tháng 6 năm 2010 được
ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những năm 1880, khi các quan
trắc khí tượng được thực hiện một cách tương đối hệ thống.
Ngoài ra, trong mười năm qua kể từ năm 2001-2010, nhiệt độ trung bình toàn
0

0


cầu đã cao hơn khoảng 0,47 C so với giai đoạn 1961-1990, và khoảng 0,21 C so với
giai đoạn 1991-2000, mức cao nhất từng được ghi nhận đối với bất kì một giai đoạn
10 năm nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc. Trong giai đoạn
này, hầu hết các khu vực trên thế giới đều quan trắc được nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
trung bình của thế kỉ 20 (ở đây lấy nhiệt độ trung bình là khoảng
8


0

14 C, là nhiệt độ trung bình toàn cầu trong giai đoạn cơ sở 1961-1990), điều này
được thể hiện rõ ràng nhất trên các vĩ độ cao ở bán cầu Bắc. Ở Green Land, các nhà
0

khoa học thấy rằng nhiệt độ trong cả giai đoạn này vượt mức trung bình 1,71 C, còn
0

đối với năm 2010, nhiệt độ vượt mức trung bình 3,2 C. Ở Châu Phi, người ta quan
sát thấy nhiệt độ trong tất cả các năm của thập kỉ đều cao hơn mức trung bình.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, nhiệt độ trung bình tại đỉnh các lớp
0

băng vĩnh cửu ở bán cầu Bắc đã tăng 3 C kể từ năm 1980. Kết quả phân tích chuỗi
số liệu từ năm 1850-2006 đã chỉ ra rằng, trong thời kì này có 12 năm nóng nhất,
trong đó 11 năm xảy ra vào thời kì từ năm 1995-2006 (chỉ trừ năm 1996). Trong
0

giai đoạn 1961-1990, nhiệt độ tối cao tăng 0,14 C/thập kỉ, còn nhiệt độ tối thấp tăng
0


0,2 C/thập kỉ.
Yêu tố được tập trung nghiên cứu nhiều sau nhiệt độ là giáng thủy hoặc
lượng mưa. Giáng thủy là một đại lượng rất quan trọng vì sự biên đổi của những
hình thê giáng thủy có thể dẫn đên lũ lụt hoặc hạn hán ở những vùng khác nhau.
Chính vì vậy, thông tin về sự biên đổi giáng thủy theo không gian cũng như theo
thời gian là rất cần thiêt không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực
tiễn rất lớn. Trên thế giới, những nghiên cứu này được thực hiện với nhiều thời kỳ
khác nhau và với các quy mô không gian khác nhau: Quy mô toàn cầu, quy mô bán
cầu, quy mô khu vực và quy mô địa phương [22]. Schoenwiese và Rapp (1997) [23]
đã đưa ra một nghiên cứu khái quát về sự biến đổi mùa của xu thê giáng thủy ở một
số nước Châu Âu trong thời kỳ 1961-1990 và 1891-1990. Từ năm 1961-1990 là xu
thê tăng lên của giáng thủy vào mùa xuân ở phía bắc nước Ý và xu thê giảm vào
mùa thu ở phía nam châu Âu, trong khi đó đối với thời kỳ 1891-1990 lại quan trắc
được một xu thê khí hậu khô hơn ở một vài vùng trên khu vực Địa Trung Hải.
Nghiên cứu của Piervitali và CS (1998) [24] cho thấy một xu thế giảm lượng
giáng thủy năm ở vùng trung tâm của phía tây Địa Trung Hải trong thời kỳ 19511995. Một vài nghiên cứu về sự biên đổi dài hạn của lượng giáng thủy năm trung
bình ở phía tây bắc Trung Quốc và lượng giáng thủy mùa hè (tháng 6, 7 và 8) ở
vùng phía đông Trung Quốc được thực hiện trong những năm gần đây. Những
nghiên cứu này đã cho thấy sự tồn tại của biên đổi thập kỷ của giáng thủy và chỉ ra
một số cơ chê liên quan tới sự biên đổi của hoàn lưu quy mô lớn trong hệ thống gió
mùa mùa hè Đông Á [25], xu thế giảm về cường độ và tần suất giáng thủy thê hiện
từ vùng đông bắc Trung Quốc đên vùng phía bắc Trung Quốc và vùng thượng lưu
của thung lũng sông Dương Tử, tuy nhiên xu thê tăng lên ở vùng Xinjiang và Đông
Nam Trung Quốc. Các hình thê giáng thủy khu vực này gây ra chủ yêu bởi các hình
9


thê không gian của những hệ thống hoàn lưu quy mô lớn ở quy mô thời gian từ mùa
đên năm.

0

Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía bắc vĩ độ 30 N thời
kì 1901-2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ giữa những năm 1990. Ở khu
vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả
thời kì 1901-2005. Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở
miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á. Nhìn chung, xu thế
biến đổi hiện tượng mưa lớn là không đồng nhất trên toàn cầu mà nó mang tính chất
khu vực rõ ràng hơn. Các sự kiện mưa lớn tăng lên ở nhiều vùng lục địa từ khoảng
sau 1950, thậm chí ở cả những nơi có tổng lượng mưa có xu thế giảm đi [21].
Hiện tượng hạn hán được quan sát trong thời gian dài, nên có thể đánh giá
một cách khá chi tiết. Kết quả tính toán cho thấy, xu thế hạn hán tăng lên từ giữa
những năm 1950, ở bán cầu Bắc, cụ thể là ở những khu vực như phía nam lục địa
Á-Âu, Bắc Phi, Canada, Alaska còn ở Đông Bắc Mỹ và Nam Mỹ lại hạn hán lại có
xu hướng giảm xuống. Ở bán cầu Nam, bề mặt có độ ẩm cao vào những năm 1970,
và tương đối khô hạn vào những năm 1960 và 1990, đã có một thời kì hạn hán vào
năm 1974-1998. Xu hướng giảm lượng mưa từ năm 1950 có thể là nguyên nhân
chính gây ra hiện tượng khô hạn, mặc dù nhiệt độ bề mặt tăng lên trong 2-3 thập kỉ
qua cũng có thể là nguyên nhân làm hiện tượng hạn tăng lên. Một nghiên cứu đã
cho rằng diện tích đất khô trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1970 trở lại đây,
liên quan tới sự giảm lượng mưa trên đất liền do hoạt động của hiện tượng ENSO và
do sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt [21].
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã
tăng lên 197 mm trong giai đoạn từ năm 1870-2004. Trong thế kỉ 20 tốc độ tăng
mực nước biển trung bình tính toán được là 1,7±0,3 mm/năm.
Về cơ bản, sự biến đổi nhiệt độ toàn cầu có thể được tóm tắt như sau: Nhiệt
0

độ tăng lên nhiều nhất ở vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao (từ 40-70 N), trong mùa
đông tăng nhanh hơn mùa hè, trên lục địa tăng nhanh hơn trên đại dương, trên bán

cầu Bắc tăng nhanh hơn bán cầu Nam. Hiện tượng này chắc chắn đã làm thay đổi
trường khí áp trên toàn cầu.
1.2.1.2 Nghiên cứu về sự biến đổi các trung tâm khí áp
Những thay đổi về trường khí áp, thể hiện qua cường độ, phạm vi của các
trung tâm khí áp, nên cùng với những nghiên cứu về biến đổi khí hậu thông qua các
10


yếu tố và hiện tượng khí hậu cũng như mực nước biển nói trên, nhiều công trình
nghiên cứu về sự biến đổi của các trung tâm khí áp, nguyên nhân trực tiếp gây nên
sự biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu, cũng được nhiều nhà khí tượng
quan tâm nghiên cứu.
Theo hướng nghiên cứu này, Gong D. Y. và C. H. Ho (2001) đã chỉ ra rằng,
khí áp mặt biển trung bình (Pmsl) có sự biến đổi rõ rệt trên quy mô lớn. Cụ thể
trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20 khí áp giảm 2mb trên một thập kỉ trên vùng vĩ độ
cao và vĩ độ trung bình của châu Á và biển Cực Bắc, song Pmsl lại có xu thế lại
tăng khoảng 1mb trên một thập kỉ trên vùng phía tây và phía nam của châu Âu và từ
vùng biển Thái Bình Dương tới phía Đông Châu Mỹ. Đặc biệt, trên cao nguyên Tây
Tạng, khí áp lại có xu thế tăng trên 2mb trên một thập kỉ. Các tác giả cũng đã chỉ ra
rằng, trong thế kỉ 20, diễn biến về cường độ của áp cao Siberia (Pmsl trung bình
0

0

trong khu vực từ 40-60 N; 70-120 E) cũng có những thăng giáng nhất định. Cường
độ của áp cao này đã mạnh lên trong những năm 1960s nhưng lại suy yếu rõ rệt từ
những năm 1970s đến những năm cuối thế kỉ 20 [26]. Theo các tác giả, trên vùng
Siberia, nhiệt độ không khí bề mặt đã tăng lên với tốc độ tăng lớn hơn nhiệt độ
không khí bề mặt trung bình toàn cầu. Hơn nữa, do nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh
hơn trên đại dương nên đã gây ra sự phân bố lại trường khí áp toàn cầu. Do đó, cũng

như những trung tâm ảnh hưởng khác, áp cao Siberia có thể có những biến đổi nhất
định trong những năm gần đây.
Trong 100 năm qua áp cao Siberia đã mạnh lên trong những năm 60 nhưng
lại yếu đi rất nhiều trong những năm 1980 và đầu những năm 1990. Cường độ tại
trung tâm áp cao Siberia yếu đi rõ rệt từ những năm 70 đến những năm 90 với xu
thế giảm tuyến tính là -1,78mb/thập kỷ trong thời gian từ 1976 – 2000. Đồng thời
các tác giả cũng xác nhận rằng, sự biến đổi của nhiệt độ trên vùng vĩ độ trung bình
và cao của châu Á ảnh hưởng tới hai hệ thống áp cao Siberia và dao động Cực Bắc.
Theo công bố của Gong D. Y. và C. H. Ho (2002), cường độ của áp cao
Siberia suy yếu nhiều trong vài thập kỷ gần đây và sự suy yếu này có quan hệ với
nhiệt độ bề mặt trên lục địa châu Á [26].
Wang Bin, Renguang Wu, Lau K.M [27] cũng xác nhận rằng, cường độ của
gió mùa mùa đông Đông Á phụ thuộc vào cường độ và phạm vi hoạt động của áp
cao Siberia và áp thấp Aleut. Khi áp cao Siberia hoạt động mạnh thì gió mùa mùa
đông Đông Á hoạt động mạnh và do đó nền nhiệt độ miền đông Trung Quốc giảm.
Trong khi đó, các nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng, gió mùa mùa đông Đông Á đã
11


và đang suy yếu trong những thập kỷ gần đây cùng với sự suy yếu về cường độ của
áp cao Siberia.
Zhou Tianjun và cs. (2009) cũng xác nhận rằng, phạm vi và cường độ của áp
cao Bắc Thái Bình Dương đã và đang tăng lên. Sự tăng này xảy ra ở phía tây mạnh
hơn ở phía đông. Theo các tác giả, sự tăng lên của nhiệt độ (bao gồm cả nhiệt độ
không khí và nhiệt độ nước biển) trên vùng duyên hải phía nam Trung Quốc là
nguyên nhân chính dẫn đến áp cao Bắc Thái Bình Dương mạnh lên và mở rộng sang
phía tây [28].
1.2.2 Trong nước
1.2.2.1 Nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu
Việt Nam là quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, với bờ

biển trải dài, những khu vực đồng bằng châu thổ ven sông thấp, nền kinh tế phụ
thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên nên là một trong những nước bị ảnh
hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH. Thêm vào đó, do quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng sẽ góp phần làm gia tăng sự ảnh hưởng của BĐKH đến các nhóm dễ bị
tổn thương vì sự tập trung đông ở các khu vực có nguy cơ rủi ro cao. Do đó, việc
nghiên cứu và tìm hiểu xu thế BĐKH đang là vấn đề đang được các nhà khoa học
quan tâm.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng [10, 11, 12] nhiệt độ trung bình trong 50
0

năm qua (1958-2007) đã tăng lên từ 0,5-0,7 C. Nhiệt độ trung bình một số tháng
0

mùa hè tăng khoảng 0,1-0,3 C/thập kỉ. Về mùa đông, nhiệt độ giảm đi trong các
tháng đầu mùa và tăng lên trong các tháng cuối mùa, nhiệt độ trong mùa đông có xu
thế tăng nhanh hơn trong mùa hè. Nhiệt độ mùa đông trên các vùng khí hậu phía
Bắc có sự biến đổi vượt trội hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.
Phân tích số ngày nắng nóng trong từng thời kỳ trên lãnh thổ Việt Nam,
Nguyễn Đức Ngữ [10] khẳng định rằng, số ngày nắng nóng trong thập kỷ 19912000 nhiều hơn so với các thập kỷ trước, đặc biệt ở Trung Bộ và Nam Bộ.
Phân tích các trung tâm khí áp ảnh hưởng đến Việt Nam để giải thích sự tăng
lên của nhiệt độ trung bình trên một số trạm đặc trưng trong thời kỳ 1961-2000,
Nguyễn Viết Lành [4] cho rằng, nhiệt độ trung bình trong thời kỳ này đã tăng lên từ
0

0,4-0,6 C, nhưng xu thế tăng rõ rệt nhất xảy ra trong thập kỷ cuối và trong mùa
đông, đặc biệt là trong tháng 1, mà nguyên nhân là do sự mạnh lên của áp cao Thái
Bình Dương trong thời kỳ này.
12



Khi nghiên cứu về cực trị nhiệt độ, Phan Văn Tân [11] cho thấy, nhiệt độ cao
nhất năm (Tx) và thấp nhất năm (Tm) trong giai đoạn 1961-2007 có xu hướng tăng.
Trong đó, Tx và Tm có xu hướng tăng khá nhanh vào mùa đông và nhìn chung ít
0

biến đổi vào mùa hè (cụ thể, vào tháng 1, Tx tăng khoảng 0,5 C/thập kỉ, Tm tăng
0

0

khoảng 0,8 C/thập kỉ; còn vào tháng 7, Tx giảm khoảng 0,1 C/thập kỉ, Tm tăng
0

khoảng 0,1 C/thập kỉ). Vào tháng 1, tốc độ xu thế của Tx trên khu vực Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ tăng nhanh gấp 4 lần so với các vùng khí hậu Nam Trung Bộ và Nam
Bộ, vào tháng 7 tình hình này trái ngược lại. Còn đối với tốc độ xu thế của Tm, trên
các vùng khí hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhanh gấp hai lần so với các vùng khí
hậu Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong tháng 1 và tương đương nhau trong tháng 7.
Phù hợp với xu thế tăng của cực trị nhiệt độ, số ngày nắng nóng cũng có xu
hướng tăng lên và số ngày rét đậm có xu thế giảm đi. Đặc biệt là ở các vùng khí hậu
Đông Bắc Bộ, Đồng Bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ xu thế nắng nóng tăng một cách đáng
kể trên hầu hết các trạm. Các trạm Láng và Nam Định mặc dù có số ngày nắng nóng
không nhiều nhưng xu thế tăng mạnh nhất. Xu thế tăng giảm không nhất quán giữa các
trạm trên vùng Tây Bắc Bộ và các vùng khí hậu phía nam. Hiện tượng hạn ở nước ta
cũng có xu hướng tăng lên cả về hạn tháng và hạn mùa, tuy nhiên xu thế tăng không
đều giữa các vùng và các trạm trong một vùng khí hậu. Xu thế tăng của hạn hán lớn
nhất ở các vùng khí hậu phía Nam, và thấp ở các vùng khí hậu phía Bắc.

Khi xác định diễn biến của nhiệt độ không khí trung bình tháng 1 và 7 tại
một số trạm khí tượng đặc trưng cho các vùng khí hậu Việt Nam trong thời kì 19812010, Nguyễn Viết Lành và cộng sự đã khẳng định rằng, nhìn chung, nhiệt độ trong

hai tháng này trên các vùng khí hậu đều tăng, trong đó các vùng khí hậu phía Nam
tăng nhanh hơn các vùng khí hậu phía Bắc, trên khu vực Tây Nguyên tăng nhanh
hơn các khu vực khác. Mức độ tăng trong tháng 7 nhỏ hơn trong tháng 1, đặc biệt
tại trạm Huế, nhiệt độ tháng7 còn giảm với hệ số góc xấp xỉ -0,02. Theo các tác giả,
sự giảm nhiệt độ tại Huế là một vấn đề cần được kiểm chứng kĩ lưỡng, đặc biểm là
kiểm chứng từ nguồn số liệu quan trắc [4].
Bằng việc sử dụng số liệu 40 năm (từ năm 1971 đến năm 2010) của 7 trạm
khí tượng (Mường Tè, Hàm Yên, Nho Quan, Hòn Ngư, Quy Nhơn, Pleiku và Mỹ
Tho) những trạm ít chịu ảnh hưởng của sự vi phạm hành lang an toàn kĩ thuật và ít
chịu ảnh hưởng của sự biến đổi của môi trường xung quanh, đại diện cho 7 vùng khí
hậu trên lãnh thổ cả nước, Nguyễn Viết Lành và cs. đã tính toán xu thế biến đổi của
các yếu tố khí tượng chính. Kết quả cho thấy, nhiệt độ không khí trung bình năm tại
7 trạm khí tượng này đều tăng, trong suốt 40 năm qua với hệ số góc có giá trị nhỏ
13


nhất là 0,0064 (tại trạm Mường Tè) và lớn nhất là 0,0183 (tại trạm Hòn Ngư). Nhiệt
độ trung bình tối cao năm tăng tại 6 trạm và giảm nhẹ tại trạm Mường Tè với hệ số
góc là -0,0063. Nhiệt độ trung bình tối thấp năm tại cả 7 trạm khí tượng đều tăng
với hệ số góc khá lớn, đặc biệt là tại trạm Hàm Yên (0,0471) [3, 9].
Cũng bằng nguồn số liệu đã nói, các tác giả đã tiến hành tính toán xu thế biến
đổi của tổng lượng mưa năm, lượng mưa mùa mưa và lượng mưa mùa khô. Kết quả
cho thấy, tại 3 trạm Mường Tè, Quy Nhơn và Mỹ Tho có tổng lượng mưa năm tăng
còn tại 4 trạm: Hàm Yên, Nho Quan, Hòn Ngư và Pleiku có tổng lượng mưa năm
giảm. Sự biến đổi của lượng mưa mùa mưa tương tự như xu thế biến đổi của tổng
lượng mưa năm. Sự biến đổi của lượng mưa mùa khô giảm nhẹ tại 4 trạm: Mường
Tè, Hàm Yên, Hòn Ngư và Pleiku và tăng tại 3 trạm còn lại.
Khi nghiên cứu về sự biến đổi khí hậu trên lãnh thổ Việt Nam, Nguyễn Viết
Lành và cs. đã kết luận rằng, nhìn chung, lượng mưa tháng 1 tăng trên hầu hết các
vùng khí hậu, ngoại trừ khu vực Tây Nguyên. Còn trong tháng 7, lượng mưa tại tất

cả các vùng đều tăng. Lượng mưa ngày cũng tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu,
nhất là các vùng khí hậu phía Nam và trong các tháng mùa mưa. Số ngày mưa lớn
cũng tăng lên một cách khá rõ rệt trên các vùng khí hậu [4].
Lượng mưa không có một xu thế biến đổi đồng nhất trên phạm vi cả nước
như nhiệt độ, có nơi xu thế tăng nhưng cũng có nơi xu thế giảm, trong đó ở Hà Nội
và Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế giảm trong 2 thập kỉ gần đây, trong khi ở Đà
Nẵng lại tăng. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô
hạn tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng tăng lên trong những thập kỉ
gần đây, số ngày mưa lớn cũng tăng lên tương ứng (số ngày mưa lớn có xu thế giảm
ở các vùng khí hậu phía Bắc và có xu thế tăng mạnh ở các vùng khí hậu phía Nam,
nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Phần lớn các trạm có xu thế
giảm lượng mưa, nhưng tốc độ giảm không lớn, trung bình khoảng 5-10mm/thập kỉ.
Xu thế này hợp với xu thế tăng của nhiệt độ lượng bốc hơi bề mặt do hiện tượng
nóng lên toàn cầu. Ngược lại xu thế tăng chủ yếu diễn ra trên khu vực ven biển Bắc
và Trung Trung Bộ và một số khu vực khác chịu ảnh hưởng của mưa bão tốc độ
tăng trung bình là khoảng 10-20mm/thập kỉ. Bên cạnh lượng mưa, tần suất hạn
tháng ở các vùng khí hậu phía Nam cũng lớn hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc
nhưng tính cực đoan ở các vùng khí hậu phía bắc lại lớn hơn.
Về mực nước biển, theo Nguyễn Văn Thắng [12], nhìn chung mực nước biển
có xu thế tăng trong các vùng trên cả nước, trung bình là khoảng 2,84 mm/50 năm,
tuy nhiên tôc độ tăng không đồng đều, tùy từng khu vực và tùy thời kì. Chỉ có một
14


trạm trong tổng số 12 trạm cho xu thế mực nước biển giảm, đó là trạm Quy Nhơn.
Xu thế tăng của mực nước biển trên hầu hết các dải ven biển nước ta, cho thấy sự
phù hợp với sự tăng nhiệt độ, cũng như xu thế tăng của mực nước biển toàn cầu.
Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng lên với tốc độ từ
3-4mm/năm, nghĩa là trong gần nửa thế kỉ vừa qua, mực nước biển ở Việt Nam
dâng lên khoảng 15-20cm [3, 9]. Mực nước biển cao nhất có tốc độ xu thế cao hơn,

còn mực nước biển thấp nhất thì ngược lại, tăng chậm hơn, thậm chí có nơi hạ thấp.
Kết quả tính toán cụ thể cho 3 trạm: Hòn Dấu, Sơn Trà và Vũng Tàu đại diện cho 3
khu vực bờ biển: miền Bắc, miền Trung và miền Nam cho thấy, mực nước biển
trung bình tại cả 3 trạm đều tăng, trong đó tại Hòn Dấu tăng mạnh nhất.
Đinh Văn Ưu và CS (2005) [17] đã nghiên cứu “Biên động mùa và nhiều
năm của trường nhiệt độ nước mặt biên và sự hoạt động của bão tại khu vực Biên
Đông”. Kêt quả cho thấy có sự biên động đáng kê của trường nhiệt độ nước mặt
biên và hoạt động của bão nhiệt đới trên khu vực Biên Đông trong những thập niên
gần đây. Thông qua việc tính các chỉ số khí hậu có thê thấy khi hiện tượng El Nino
hoạt động mạnh thì sự hoạt động của bão nhiệt đới trên toàn khu vực giảm. Trong
thời kỳ này sự biên động của trường nhiệt độ nước mặt biên và hoàn lưu trên Biên
Đông là đáng kê. Cũng theo tác giả Đinh Văn Ưu (2009) [18] “Đánh giá quy luật
biên động dài hạn và xu thê biên đổi số lượng bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực
Tây Thái Bình Dương, Biên Đông và ven biên Việt Nam” cho thấy số lượng trung
bình năm của bão và siêu bão dao động theo các chu kỳ dài từ hai năm đên nhiều
chục năm. Trong năm thập niên gần đây, số lượng bão ảnh hưởng trực tiêp đên ven
bờ Vịnh Bắc Bộ giảm, trong khi ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại gia tăng. Tác giả
Nguyễn Văn Tuyên (2007) [16] cũng đã nghiên cứu “Xu hướng hoạt động của xoáy
thuận nhiệt đới trên Tây Bắc Thái Bình Dương và Biên Đông theo các cách phân
loại khác nhau”. Sự phân bố của bão được nghiên cứu trong đó bão được phân loại
theo vùng ảnh hưởng và theo cường độ rồi phân tích xu hướng hoạt động. Kêt quả
phân tích cho thấy, trong thời kỳ 1951-2006, hoạt động của bão trên khu vực Tây
Bắc Thái Bình Dương có xu hướng giảm về số lượng, trong đó số cơn bão yêu và
trung bình có xu hướng giảm, còn số cơn bão mạnh lại có xu hướng tăng lên. Trên
khu vực Biên Đông, những cơn bão vào Biên Đông nhưng không vào vùng ven biên
và đất liền nước ta lại có xu hướng tăng về số lượng. Bão có xu hướng tăng lên ở
hai vùng Trung Bộ và Nam Bộ nhưng ở vùng Bắc Bộ lại có xu hướng giảm. Cường
độ bão có xu hướng giảm, trong đó các cơn bão yêu có xu hướng giảm rõ rệt nhất.
Đối với bão và áp thấp nhiệt đới, theo Nguyễn Đức Ngữ [10], hoạt động của
15



×