Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP Công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.81 KB, 9 trang )

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
- Tác giả chuyên đề:
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác:
- Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 10
- Số tiết dự kiến: 02 tiết.
I. LÝ DO XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
Ông cha ta có câu “ Phi thương bất phú” có nghĩa là muốn giàu phải làm kinh
doanh. Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả người chủ doanh nghiệp cần : Xây dựng
được kế hoạch kinh doanh cụ thể, nắm được các thủ tục của việc đăng ký kinh doanh
hợp pháp, hạch toán được hiệu quả kinh doanh
Từ những phân tích trên tôi đưa ra chuyên đề “Tổ chức doanh nghiệp” nhằm kết
nối các kiến thức của bài 53, 54, 56 cho hợp logic hơn, đồng thời tạo điều kiện cho học
sinh được hoạt động nhiều hơn, tự học nhiều hơn và vận dụng được kiến thức đã học
vào thực tế.
II. MỤC TIÊU
A. Kiến thức
- Biết được các căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp xác
định kế hoạch cho doanh nghiệp.
- Biết được các bước triển khai thành lập doanh nghiệp.
- Biết được việc tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phương pháp đánh
giá nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Kỹ năng
Vận dụng kiến thức để tổ chức hoạt động kinh doanh.
C. Thái độ
Yêu thích nghề kinh doanh.
D. Định hướng các năng lực được hình thành
- Năng lực tự học sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp, hoạch toán, đánh giá hiệu quả trong KD


III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Bài thiết kế chuyên đề và các phiếu học tập
- Một số bài tập trong hoạch toán KD
2. Chuẩn bị của HS:
- Tài liệu học tập, SGK, máy tính
1


IV. PHÂN BỐ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT THEO NỘI DUNG BÀI
Mức độ kiến thức cần đạt
Loại câu hỏi
NỘI DUNG
Vận dụng
Nhận biết
Thông hiểu
/Bài tập
Thấp
Cao
- Biết được
- Nêu được
- Lấy được ví - Đề xuất
- Nhận biết và
các căn cứ lập
căn cức lập kế dụ về các hoạt được kế
nắm bắt được
kế hoạch kinh
hoạch kinh
động kinh
hoạch kinh

các cơ hội
doanh
của
doanh của
doang.
doanh cho
kinh
doanh
doanh nghiệp
doanh nghiệp. Câu 2.1
doanh nghiệp. thực tế tại địa

phương
- Trình bày
- Giải thích
Câu 3.1
phương.
pháp xác định
được nội dung được tầm
- Vận dụng
kế hoạch cho
và phương
quan trọng
kiến thức nêu
doanh nghiệp.
pháp lập kế
của việc xây
ra các biện
- Biết được
Câu hỏi và

hoạch kinh
dựng phương
pháp nâng cao
các bước triển Bài tập định doanh của
án kinh doanh
hiệu quả kinh
khai thành lập
tính
doanh nghiệp. cho doanh
doanh
của
doanh nghiệp.
Câu 1.1 – 1.7 nghiệp.
doanh nghiệp.
- Biết được
Câu 2.2
Câu 4.1 - 4.4
việc tổ chức
hoạt
động
- Giải thích
kinh
doanh
được những
của
doanh
thuận lợi và
nghiệp

khó khăn của

phương pháp
doanh nghiệp
đánh giá nâng
cụ thể.
- Xác định
- Xác định kế - Xây dựng kế
cao hiệu quả
được nguồn
hoạch
bán hoạch
sản
kinh
doanh
vốn cần chuẩn hàng.
xuất
của
doanh
bị của doanh - Xác định kế - Xác định kế
nghiệp.
Bài tập vận
nghiệp.
hoạch vốn.
hoạch
bán
dụng
Câu 2.5
- Xác định kế hàng, và mua
hoạch nhân gom nguyên
công.
vật liệu để sản

Câu 3.2 – 3.5 xuất.
Câu 4.5 – 4.6

V. HỆ THỐNG CÂU HỎI GỢI Ý THEO MỨC ĐỘ KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
1. Mức 1: Nhận biết
Câu 1. 1. Nêu những căn cứ lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
Câu 1. 2. Trình bày nội dung kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp?
2


Câu 1.3. Xây dựng phương án kinh doanh của doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
Câu 1.4. Trình bày đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ?
Câu 1.5. Doanh nghiệp nhỏ có thể huy động vốn từ những nguồn nào?
Câu 1.6. Doanh nghiệp nhỏ không có đặc điểm là:
A. Ít người lao động
B. Quy mô lớn
C. Doanh thu không lớn
D. Vốn đầu tư ít
Câu 1.7. Để thu hút khách hàng thì nhà kinh doanh phải thực hiện mộtt trong những
yếu tố sau:
A. Giá cao và chất lượng bình thường
B. Giá rẻ và chất lượng thấp
C. Chất lượng và giá cả phù hợp
D. Chất lượng tốt mà gia rất rẻ
2. Mức 2: Thông hiểu:
Câu 2.1. Nêu các ví dụ về các hoạt động kinh doanh ở địa phương? Cho biết những
thuận lợi và khó khăn của những doanh nghiệp đó?
Câu 2.2. Tại sao phải phân tích xây dựng phương án kinh doanh cho doanh nghiệp?
Câu 2.3. Nếu doanh thu tăng mà chi phí không đổi thì hiệu quả kinh doanh như thế
nào?

Câu 2.4. Trong sản xuất cơ sở phải thuê 10 nhân công, mỗi nhân công phải trả khoảng
1.440.000 đồng/tháng. Hãy xác định tiền công cơ sở phải trả trong 1 tháng?
A. 14.400.000đ
B. 15.000.000đ
C. 14.500.000đ
D. 16.000.000đ
Đáp án: A
3. Mức 3: Vận dụng cấp thấp :
Câu 3.1. Em hãy đề ra nội dung kế hoạch kinh doanh để kêu gọi nguồn vốn đầu tư?
Đáp án: Nội dung kế hoạch phải đảm bảo:
- Xác địng cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Đổi mới công nghệ kinh doanh.
- Tiết kiệm chi phí.
Câu 3.2. Mức bán hàng của doanh nghiệp X năm 2011 là 500 triệu đồng. Năm 2012 dự
kiến phấn đấu tăng thêm 200 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh
nghiệp X năm 2012?
A. 600 triệu đ
B. 500 triệu đ
C. 800 triệu đ
D. 700 triệu đ
Đáp án: D
Câu 3.3. Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản
xuất giày dép,100 triệu đồng trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền
thuế / năm (nộp thuế một lần). Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?
Đáp án: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 (triệu đồng)
Câu 3.4. Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch lao động như thế nào để ký kết hợp đồng
với khách hàng giao 4.500 sản phẩm/tháng?
3



Đáp án: Phải lên kế hoạch tuyển 05 nhân công có định mức lao động 30 sản
phẩm/ngày.
Câu 3.5. Gia đình em phải sử dụng bao nhiêu lao động với định mức bình quân một
người là 50 sản phẩm/ngày để ký hợp đồng sản xuất được 30.000 sản phẩm trong 1
tháng?
Đáp án: Số sản phẩm phải sản xuất/ngày = 30.000 : 30 = 1.000 sp/ngày
Số lao động phải sử dụng = 1.000 : 50 = 20 người
4. Mức 4: Vận dụng cấp cao:
Câu 4.1. Trong bài đọc thêm 1 SGK trang 164 vì sao Lan và Mai phải đóng cửa hiệu
sách. Em hãy đưa ra một kế hoạch kinh doanh để giúp Lan và Mai?
Đáp án: Không phân tích kỹ thị trường và không lập ra kế hoạch kinh doanh cụ thể nên
không đưa ra được định hướng
Câu 4.2. Từ những nhu cầu thực tế về sản xuất và tiêu dùng ở địa phương em thấy có
những cơ hội kinh doanh nào?
Câu 4.3. Hiệu quả kinh doanh là một nhân tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự tồn
tại và phát triển hay phá sản của một doanh nghiệp, theo em có những biện pháp nào để
nâng cao hiệu quả KD của doanh nghiệp?
Đáp án: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
a. Xác địng cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.
b. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
- Sử dụng tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp.
c. Đổi mới công nghệ kinh doanh.
d. Tiết kiệm chi phí.
- Tiết kiệm chi phi vật chất.
- Tiết kiệm chi phi bằng tiền.
- Tiết kiệm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, điện thoại và dịch vụ viễn
thông,...

Câu 4.4: Có người nói rằng để tồn tại được thì các nha kinh doanh canh tranh nhau
bằng mọi cách vì tương lai thương trường. Điều này đúng hay sai? vì sao?
Đáp án: Điều này sai vì mọi doanh nghiệp phải cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật
chứ không được dung mọi thủ đoạn( làm hang nhái, mua chuộc, nói xấu,…) làm hại đối
phương nhằm mục đích đem lại lợi ích cho mình.
Câu 4.5. Cuối năm 2014, Bác A tổng kết sản xuất được 24.000 giỏ tre bán cho các vườn
cây cảnh. Năm 2015 nhu cầu thị trường tăng lên, hợp đồng tổng cộng là 42.000 giỏ tre,
em hãy giúp Bác A xây dựng kế hoạch sản xuất để cung cấp đủ cho các nhà vườn cây
cảnh theo số lượng trên?
Đáp án:
4


- Năng lực sản xuất hiện tại của cơ sở Bác A là 24.000 giỏ tre/năm.
- So với nhu cầu mới của thị trường 2015 còn thiếu 42.000 – 24.000 = 18.000
giỏ tre.
- Để đáp ứng thêm 18.000 giỏ tre Bác A phải tuyển thêm 01 nhân công có định
mức lao động 50 giỏ tre/ngày
Câu 4.6. Cửa hàng A kinh doanh ăn uống bình dân cho Giáo viên đi tập huấn
+ Tháng 1 phục vụ ăn sáng khoảng 150 khách/ buổi
Mặt hàng: Bún, hủ tiếu
Giá bán: 30.000đ/tô
+ Tháng 2 phục vụ thêm suất ăn trưa cho khoảng 200 khách hàng. Giá bán là
50.000đ/suất
→ xác định kế hoạch bán hàng trong tháng 2?
+ Để phục vụ GV ăn sáng mỗi ngày cần tiêu thụ 10 kg hủ tiếu và cần dự trữ 2 kg →
tính kế hoạch mua gạo trong 1 ngày?
Đáp án: Kế hoạch bán hàng trong tháng 2 = (30 000 x 150) + (50 000 x 200)
Kế hoạch mua gạo trong một ngày = 12 kg
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nêu vấn đề để HS suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thâm
Câu 1: Tại sao phải xác định kế hoạch kinh doanh?
Câu 2: Để thành lập được doanh nghiệp cần phải làm những công việc gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 5 nhóm
- HS hoạt động cá nhân để suy nghĩ và tìm câu trả lời trước, sau đó chia sẻ, trình
bày trong nhóm. Không nhất thiết HS đề phải trả lời đủ các câu hỏi trên.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một số nhóm HS trình bày ý kiến của mình.
- Các nhóm nhận xét, đánh giá chéo.
- GV nhận xét ngắn gọn: Phải xác định kế hoạch KD cho DN để xác định mục tiêu
phát triển DN trong từng thời kỳ nhất định để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất
- Để thành lập DN cần phải làm một số công việc sau:
+ Xác định ý tưởng KD
+ Phân tích, xây dựng phương án KD
+ Đăng ký KD
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nội dung 1: Xác định kế hoạch KD
5


a. Tím hiểu căn cứ lập KHKD của DN
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ H53.1 – SGK và trả lời câu hỏi:
- Cho biết những căn cứ lập KHKD của DN? Căn cứ nào quan trọng nhất, vì sao?
- GV chỉ định 1-2 HS trả lời, gọi HS khác nhận xét, kết luận.
b. Tìm hiểu nội dung và phương pháp lập kế hoạch KD của DN
- Tìm hiểu nội dung kế hoạch KD của DN
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ H53.2 – SGK và trả lời câu hỏi: Cho biết nội dung kế

hoạch KD của DN, của DN sản xuất, thương mại, dịch vụ.
GV chỉ định 1-2 HS trả lời, gọi HS khác nhận xét, GV kết luận.
- Tìm hiều phương pháp lập KHKD của DN
GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ H53.2 – SGK thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập:

KHKD
Công thức
Căn cứ
Ví dụ
Bán hàng
Mua hàng
Vốn KD
Lao động
Sản xuất
- GV cho các nhóm trình bày, gọi HS khác nhận xét.
- GV đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận
2. Nội dung : Thành lập doanh nghiệp
a, Tìm hiểu: Xác định ý tưởng kinh doanh
- Động não: Vì sao em thích kinh doanh?
- Hs nêu các lý do
- Gv ghi lên bảng các ý kiến, yêu cầu học sinh đối chiếu SGK mục I và chốt kiến
thức.
b, Tìm hiểu triển khai việc thành lập doanh nghiệp
- Gv đưa ra phiếu học tập cho HS thảo luận
Phiếu học tập
Câu 1: Mục đích của việc phân tích, xây dụng phương án kinh doanh?
Câu 2: Xây dựng phương án kinh doanh cho 1 doanh nghiệp gồm những nội
dung gì?
Câu 3: Trình bày nội dung và quy trình lựa chọn cơ hội kinh doanh cho doanh
nghiệp?

- Hs đại diện nhóm trình bày, nhóm khác đóng góp, nhận xét.
- Gv đánh giá kết quả các nhóm và rút ra kết luận
c, Tìm hiểu việc đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp
- Gv cho học sinh trả lời các câu hỏi
1.Trình tự đăng kí thành lập doanh nghiệp.
2.Hồ sơ đăng kí kinh doanh bao gồm những nội dung gì?
6


3.Nội dung của đơn đăng kí kinh doanh?
- HS trả lời câu hỏi HS khác nhận xét.
- GV rút ra kết luận sau đó giới thiệu một số mẫu đơn đăng kí kinh doanh của
một số loại doanh nghiệp.
3. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH
Chia làm 5 nhóm:
- Nhóm 1: Xác định KHKD cho hộ gia đình (Đọc ví dụ trang 182-SGK và trả lời
câu hỏi phần 2 trang 183-SGK)
- Nhóm 2: Xác định KHKD cho DN (Giải quyết tình huống trang 183, 184-SGK)
- Nhóm 3: Hoạch toán hiệu quả KD của 1 cửa hàng ăn uống bình dân (Giải quyết
tình huống trang 185-SGK)
- Nhóm 4: Hoạch toán hiệu quả KD của 1 DN thương mại (Giải quyết tình huống
trang 186-SGK)
- Nhóm 5: Hoạch toán hiệu quả KD của 1 DN sản xuất (Giải quyết tình huống
trang 186, 187-SGK)
KẾT QUẢ CỦA TỪNG NHÓM:
Nhóm 1: Xác định KHKD hộ gia đình
Nghiên cứu VD trang 182-SGK trả lời câu hỏi giải quyết tình huống trang 183SGK
a. Xác định kế hoạch doanh thu bán hàng:
- Doanh thu bán mặt hàng ăn sáng
5.000 x 100 (150) = 500.000 (750.000)

- Doanh thu phục vụ ăn trưa
200 x 5.000 (7.000) = 1.000.000 (1.400.000)
- Doanh thu bán giải khát
100 x 3.000 = 300.000
- Tổng doanh thu bán hàng
= 1.800.000 (2.450.000)
b. Chi phí lao động
(1x80.000) + (4x25.000) = 180.000 đ/người
 Chi phí lao động = tổng chi phí thu từng vị trí
c. Nhu cầu vốn kinh doanh
= 1/2 doanh thu = 1.800.000 (2.450.000)/2 = 900.000 (1.225.000)
Nhóm 2:
a,b. Kế hoạch tổng mức bán hàng, mức bán hàng ở từng mặt hàng = Thị trường địa
phương + Thị trường khác
(60.000.000 + 49.000.000) = 109.000.000đ
c,d. Xác định kế hoạch tổng mức mua hàng
- Hàng A:
7


Cơ sở 1: 20.000.000 x 60% = 12.000.000đ
Cơ sở 2: 20.000.000 x 40% = 8.000.000đ
- Hàng B:
Cơ sở 1: 7.000.000đ
Cơ sở 2: 7.000.000đ
- Hàng C:
Cơ sở 1: 15.200.000đ
Cơ sở 2: 11.400.000đ
Cơ sở 3: 11.400.000đ
e. Tổng chi phí:

81.000.000 + 18.000.000 = 99.000.000đ
f. Lợi nhuận: 109.000.000 – 99.000.000 = 10.000.000đ
Nhóm 3:
- Doanh thu bán hàng: 1.800.000đ (Giống nhóm 1)
Chi phí mua hàng: 1.270.000đ
30 x 5.000 + 25 x 30.000 + 20.000 + 90.000 + 30.000 + 50.000 + (60 x 3000)/100 =
1.270.000đ
Trả công: 80.000 + 100.000 = 180.000đ
Chi khác: 100.000đ
 Tổng chi phí = 1.550.000đ
Lợi nhuận: 1.800.000 - 1.550.000 = 250.000đ
Nhóm 4:
- Tổng danh thu bán hàng:
120 x 950.000 + 720.000 x 600.000 = 546.000.000đ
Trong đó:
Hàng A = 120 x 800.000 = 114.000.000đ
Hàng B = 720 x 500.000 = 432.000.000đ
- Tổng chi phí kinh doanh: 498.000.000đ
Trong đó mua hàng 456.000.000đ
Lợi nhuận: 48.000.000đ
Nhóm 5:
a. Tổng doanh thu (năm) = 34.000.000đ
Trong đó sản phẩm A: 7.200.000đ
B: 18.000.000đ
C: 9.600.000đ
b. Chi phí sản xuất (năm): 28.320.000đ
Trong đó: Sản phẩm A: 5.760.000đ
B: 14.400.000đ
C: 8.160.000đ
c. Lợi nhuận:

8


Thu nhập của DN (Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí SX)
6.480.000.000đ
Tiền lương: 1.944.000.000đ
Nộp thuế: 1.296.000.000đ
Lợi nhuận: 3.240.000.000đ
4. HOẠT ĐỘNG 4: ỨNG DỤNG CỦA GIA ĐÌNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG
Gv hướng dẫn yêu cầu HS về nhà thực hiện những công việc sau:
- HS về nhà chia sẻ với bố mẹ, các thành viên trong gia đình những hiểu biết của
bản thân về cách tổ chức KD của DN từ việc xác định kế hoạch kinh doanh đến
việc thành lập DN.
- Tìm hiểu nhu cầu của địa phương và điều kiện của gia đình để lựa chọn 1 lĩnh
vực KD phù hợp, và xây dựng kế hoạch KD cụ thể: Bán nước chè xanh, nước
vối, nước nhân trần,…
- Cùng với gia đình xây dựng kế hoạch KD đồ uống bình dân.
5. HOẠT ĐỘNG 5: BỔ SUNG, MỞ RỘNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
- Nội dung bài học trong sách giáo khoa tương đối đơn giàn. Học sinh có thể mở
rộng kiến thức về xác định kế hoạch kinh doanh, các bước triển khai thành lập doanh
nghiệp bằng cách:
- Tra cứu trên mạng Internet với từ khóa “Xác định kế hoạch kinh doanh”, “Thành
lập doanh nghiệp”.
- Tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh tại gia đình và địa phương.

9




×