Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

giao kết hợp đồng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.89 KB, 25 trang )

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

MỤC LỤC
PHẦN 1...................................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................3
PHẦN 2...................................................................................................................................................4
NỘI DUNG CHÍNH...............................................................................................................................4
CHƯƠNG 1........................................................................................................................................4
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ.........................................................................................4
I.

KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ..................................................................................4
1.

Khái niệm.........................................................................................................................4

2.

Hình thức của hợp đồng dân sự.....................................................................................4
2.1.

Hình thức miệng.........................................................................................................4

2.2.

Hình thức văn bản......................................................................................................5

2.3.

Hình thức thứ 3 của hợp đồng - hành vi cụ thể.......................................................5


3.

Nội dung của hợp đồng dân sự.......................................................................................5

4.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự.................................................................6

5.

Phân loại hợp đồng dân sự.............................................................................................6
5.1.

Căn cứ vào tính chất có đi, có lại về mặt vật chất.....................................................6

5.2.

Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực hợp đồng..............................................................6

5.3.

Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau............................................................................6

5.4.

Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ...................................................................................6

5.5.

Ngoài ra, trong BLDS còn có quy định.....................................................................7


6.

Giải thích hợp đồng dân sự............................................................................................7

7.

Sửa đổi, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng dân sự............................................................7

8.

7.1.

Sửa đổi hợp đồng dân sự............................................................................................7

7.2.

Chấm dứt hợp đồng dân sự........................................................................................8

7.3.

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng............................9

7.4.

Tránh nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.............................................................10

Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hợp đồng dân sự.............................................10
8.1.


Vấn đề trình tự áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.........................11

8.2. Vấn đề áp dụng phối hợp các quy phạm thuộc nhiều chế định khác nhau để điều
chỉnh quan hệ hợp đồng.....................................................................................................12
8.3. Vấn đề xác định bản chất của hợp đồng dân sự để áp dụng quy phạm điều chỉnh
phù hợp................................................................................................................................12

1


NHÓM 1 – CIL2010 3

8.4.
II.

Vấn đề xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng...................................................13

MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG...............................................13

CHƯƠNG II.....................................................................................................................................14
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ................................................................................................14
I.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ....................................14
1.

Khái quát chung về các nguyên tắc.............................................................................14

2.


Nguyên tắc cụ thể được quy định cho giao kết hợp đồng..........................................14
2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức
xã hội...................................................................................................................................14
2.2.

II.

Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 15

TRÌNH TỰ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG..............................................................................16
1.

Khái niệm.......................................................................................................................16

2.

Đề nghị giao kết hợp đồng............................................................................................16
2.1.

3.

4.

Khái niệm, hình thức, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự...............16

2.1.1.

Khái niệm...........................................................................................................16

2.1.2.


Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự..............................................17

2.1.3.

Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự...............................................17

2.2.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực...................................................18

2.3.

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng(Điều 394).....................................................19

2.4.

Thay đổi rút lại đề nghị giao kết hợp đồng(Điều 392)............................................20

2.5.

Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng...........................................................................20

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.........................................................................20
3.1.

Khái niệm..................................................................................................................20

3.2.


Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.......................................................21

3.3.

Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự(Điều 400).......................21

3.4.

Hậu quả pháp lý của sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự...............21

Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự...........................................................22

PHẦN 3.................................................................................................................................................24
KẾT LUẬN...........................................................................................................................................24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................25

2


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

PHẦN 1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự phát triển của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nẩy sinh các quan hệ xã hội giữa
các chủ thể với nhau trong đó việc các bên bầy tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc nhất định
để qua đó xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ dân sự, trong quan hệ pháp luật dân sự ta gọi đó
là giao kết hợp đồng dân sự. Vậy giao kết hợp đồng dân sự được pháp luật quy định như thế nào?
Trình tự giao kết hợp đồng dân sự phải thực hiện như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật?
Vì muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự nên nhóm chúng em
xin lựa chọn chủ đề “giao kết hợp đồng dân sự” làm bài tập nhóm.

Kết cấu của chủ đề bao gồm ba phần được phân bổ như sau:
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
CHƯƠNG II: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
PHẦN 3: KẾT LUẬN

3


NHÓM 1 – CIL2010 3

PHẦN 2
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
I.

KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Khái niệm

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ dân sự. (điều 388 BLDS 2005).
Hai nét cơ bản của hợp đồng đó là sự thỏa thuận giữa các bên và làm phát sinh hậu quả
pháp lí (xác lập, thay đổi , chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự đó).
Sự thỏa thuận là yếu tố bắt buộc phải có trong hợp đồng. Khi nói đến hợp đồng bao giờ
cũng có sự thỏa thuận ít nhất của hai bên (bên bán tài sản và bên mua tài sản, bên cho thuê nhà và
bên mua nhà…).
Có một số trường hợp tuy không có sự bàn bạc giữa các bên đơn phương ấn định các
điều khoản của hợp đồng ,còn bên kia chỉ có chấp nhận hay không chấp nhận.

Sự thỏa thuận của các bên mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để hình thành hợp đồng.
Nếu sự thỏa thuận giữa các bên không nhằm mục đích tạo lập ra hiêụ lực pháp lí (quyền và nghĩa
vụ) thì cũng không hình thành hợp đồng.
2. Hình thức của hợp đồng dân sự
2.1.

Hình thức miệng

Thứ nhất, hình thức miệng được áp dụng trong những trường hợp các bên tham gia
hợp đồng đã có độ tin cậy lẫn nhau, độ tin cậy giữa các chủ thế thường được xác định thông
qua quan hệ ruột thịt, quan hệ hàng xóm láng giềng…. Hình thức miệng được coi là có độ
chính xác thấp nhất.
Thứ hai, hình thức miệng được áp dụng đối với những trường hợp đồng có giá trị nhỏ.
Thứ ba, hình thức miệng được áp dụng đối với những trường hợp đồng mà có thể
được thể hiện và chấm dứt ngay sau khi giao kết.

4


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

2.2.

Hình thức văn bản

Các bên có thể kí kết hợp đồng dưới hình thức cùng nhau có thể lập văn bản viết.
Hình thức hợp đồng văn bản mang tính chính xác hơn so với hình thức hợp đồng miệng.
Các trường hợp cơ bản áp dụng hình thức văn bản là:
Đối với những hợp đồng có giá trị lớn.
Đối với hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng có thể

diễn ra trong khoảng thời gian dài không cùng lúc với việc giao kết.
Khi các bên chưa đạt được sự tin cậy nhất.
Hợp đồng văn bản được chia làm 2 loại: hợp đồng bằng văn bản thông thường và hợp
đồng bằng văn bản có công chứng của nhà nước hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân có thẩm
quyền. Hợp đồng văn bản có chứng nhận, chứng nhận được coi là mang tính xác thực cao nhất và
thường được pháp luật quy định với các trường hợp sau : đối với hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ
xảy ra tranh chấp hoặc đối tượng của nó là những tài sản mà nhà nước cần phải quản lí kiểm soát.
2.3.

Hình thức thứ 3 của hợp đồng - hành vi cụ thể

Cần lưu ý đối với hình thức này thì chỉ cần các bên thực hiện một hoặc một
vài( không bắt buộc phải tất cả) hành vi và nghĩa vụ của hợp đồng thì hợp đồng đã được coi là giao
kết.
3. Nội dung của hợp đồng dân sự
Các điều khoản có bản là những điều khoản mà nếu thiếu chúng thì hợp đồng không
thể được coi là đã giao kết. Điều khoản cơ bản có thể là do tính chất của từng loại hợp đồng quy
định, ngoài ra còn bao gồm những điểu khoản mà các bên tự cảm thấy cần thiết quy định với nhau
là các điều khoản cơ bản.
Số lượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định đối tượng của hợp đồng.
Yêu cầu về chất lượng thường do các bên thỏa thuận. Trong 1 số loại hợp đồng, chất
lượng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và giám sát.
Thời hạn của hợp đồng thường được coi là yếu tố quan trọng của hợp động. Thời hạn
xác định khoảng thời gian tồn tại của chính hợp đồng, khoảng thời gian mfa các bên phải thực hiện
cho nhau các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Thời hạn được xác định bằng hai cách chính:
bằng thời điểm cụ thể theo lịch và bằng phương pháp tính khoảng độ dài thời gian.
Giá cả của hợp đồng đóng vai trò công cụ chủ yếu để xác định giá trị tương đương
của đới tượng hợp đồng.

5



NHÓM 1 – CIL2010 3

4. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Hợp đồng được xác lập khi thời điểm giao kết, khi 2 bên đã đạt được ý chí chung
nhất.
Điều 450 BLDS 2005 quy định: “ hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ
thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
5. Phân loại hợp đồng dân sự
5.1. Căn cứ vào tính chất có đi, có lại về mặt vật chất. Hợp đồng được chia
thành 2 loại: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.
o
Hợp đồng có đền bù: là loại hợp đồng trong đó các bên đều chuyển giao lợi ích
vật chất và đều được nhận lại một lợi ích vật chất, (Chủ thể nghĩa vụ được nhận lại một lợi ích vật
chất khi thực hiện nghĩa vụ)
o
Hợp đồng không có đền bù: là loại hợp đồng trong đó chỉ một bên được nhận
một lợi ích vật chất mà không phải chuyển giao một lợi ích vật chất nào.
5.2. Căn cứ vào thời điểm có hiệu lực hợp đồng, thì hợp đồng chia làm hai loại:
hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.
o
Hợp đồng ưng thuận: là hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên thỏa
thuận xong những nội dung hợp đồng.
o
Hợp đồng thực tế: là hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm các bên chuyển giao
cho nhau đối tượng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác.
5.3. Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau, hợp đồng được chia thành hai loại: hợp
đồng chính và hợp đồng phụ.
o

Hợp đồng chính: là những hợp đồng tồn tại độc lập vẫn có giá trị.
o
Hợp đồng phụ: là những hợp đồng bổ sung cho hợp đồng chính.
Khi hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng vô hiệu.
5.4. Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ, hợp đồng được chia thành hai loại: hợp
đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.
o
Hợp đồng song vụ: là hợp đồng trong đó, các bên đều có nghĩa vụ đối với
nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, và ngược lại.
o
Hợp đồng đơn vụ: là hợp đồng trong đó, chỉ một bên có quyền và một bên có
nghĩa vụ.
5.5.
o

Ngoài ra, trong BLDS còn có quy định: hợp đồng theo mẫu, hợp đồng có điều
kiện và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.
Hợp đồng theo mẫu: (Đ407 BLDS) là hợp đồng trong đó, một bên đưa ra

những nội dung, những điều khoản; còn bên kia chấp nhận ký.
o
Hợp đồng có điều kiện: là dạng hợp đồng trong đó, các bên thỏa thuận về
những điều kiện, mà khi điều kiện đó xãy ra làm phát sinh, làm thay đổi hoặc làm chấm dứt hợp
đồng

6


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ


o

Hợp đồng vì lợi ích người thứ ba: (Đ419 BLDS) là hợp đồng trong đó, các bên

giao kết nhưng người thứ ba được hưởng lợi từ việc giao kết đó.
6. Giải thích hợp đồng dân sự
Khi giao kết hợp dồng các bên thỏa thuận với nhau một cách kỹ lưỡng từng nội dung
của hợp đồng. tuy nhiên trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp sơ suất do ngôn ngữ trong
hợp đồng có nhiều cách hiểu khác nhau .việc giải quyết các tranh chấp bất đồng phải được do tào
án nhân dân thực hiện một cách khách quan nhất.được quy đinh tại điều 409 BLDS 2005.
7. Sửa đổi, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng dân sự
7.1.

Sửa đổi hợp đồng dân sự

Sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí
tự nguyện của mình thỏa thuận với nhau để phủ nhận ( làm thay đổi) một số điều khoản trong nội
dung hợp đồng đã giao kết.
Điều 423 BLDS 2005 quy định sau khi hợp đồng đã được ký kết các bên vẫn có
quyền thỏa thuận để sửa đổi lại nội dung của hợp đồng sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
thực tế và quyền lợi của mỗi bên, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
VD: Theo điều 421 BLDS 2005 các bên không có quyền sửa đồi quyề hoặc hủy
bỏ hợp đồng khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích và không đồng ý cho phép sửa đổi hay hủy
bỏ hợp đồng.
Sau khi hợp đồng được sửa đã được sửa đổi, các bên thực hiện hợp đồng theo
những phần không bị sửa đổi trong nội dung của hợp đồng trước đó cùng những nội dung mới được
sửa đổi, đồng thời cùng nhau giải quyết các hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng.
Hình thức ghi nhận việc sửa đổi hợp đồng phải phù hơp với hình thức của hợp
đồng đã giao kết đối với các hoạt động thông thường thì việc sửa đổi hợp đồng được ghi nhận bằng
hình thức nào là do các bên thỏa thuận. Điều đó có nghĩa rằng các bên có thỏa thuận với nhau áp

dụng hình thức của sửa đổi khác với hình thức của chính hợp đồng . Pháp luật chỉ quy định cụ thể
rằng đối với những hợp đồng được lập thành văn bản, có chứng nhận của công chức nhà nước,
được chứng thực, đăng kí hoặc cho phép, thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải được tuân theo hình
thức đó ( điều 423 khoản 2 BLDS 2005).
7.2.

Chấm dứt hợp đồng dân sự

7


NHÓM 1 – CIL2010 3

Dựa vào ý chí của các bên đối với việc chấm dứt hợp đồng mà các trường hợp
chấm dứt hợp đồng được phân thành ba nhóm cơ bản:
Nhóm thứ nhất : Nhóm các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo ý chí của hai bên
đối tác. Đó là hai trường hợp sau :
- Khi hợp đồng hoàn thành. Việc thực hiện hợp đồng là thực hiện những nghĩa
vụ mà các bên cam kết trong hợp đồng là thực hiện những nghĩa vụ mà các bên cam kết trong hợp
đồng. Khi các bên đã tự nguyện thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ của mình một cách chu đáo, đúng
như yêu cầu, thì sẽ giải thoát mình khỏi sự ràng buộc pháp lý của hợp đồng. Hợp đồng khi đó được
coi là thực hiện xong và chấm dứt. Đây là trường hợp phổ biến nhất làm chấm dứt hợp đồng.
- Theo thỏa thuận của các bên.Theo nguyên tắc chung, các bên hoàn toàn có
quyền tự thỏa thuận xác lập hợp đồng cũng như tự thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong một số
trường hợp, mặc dù nghĩa vụ của hợp đồng chưa được thực hiện xong, nhưng do nhu cầu khách
quan thay đổi, các bên vẫn có thể thỏa thuận lại với nhau chấm dứt hợp đồng ngày mà không cần
phải chờ đến khi thực hiện xong. Khi đó, theo thỏa thuận, các bên được giải thoát không phải là
thực hiện tiếp các nghĩa vụ còn lại. Hợp đồng đến đây chấm dứt .
Nhóm thứ hai: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên đối tác.
Gồm hai trường hợp sau:

-

Theo bản chất của hợp đồng .

VD: điều 491 khoản 2 BLDS 2005 quy định trong các trường hợp đồng thuê
tài sản với thời hạn không định trước thì các bên được chấm dứt hợp đồng mà chỉ cần báo trước cho
các bên đối tác trong khoảng thời gian hợp lý .
Điều 561 khoản 1 BLDS quy định trong hợp đồng gửi giữ tài sản thì bên gửi
có quyền lấy lại tài sản vào bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng
phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý để thu xếp việc trả lại.
- Khi bên đối tác vi phạm mà vi phạm đó được coi là cơ sở đơn phương chấm
dứt hay hủy bỏ hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng .
Nhóm thứ ba : Các trường hợp chấm dứt hợp đồng không theo ý trí của các bên
đối tác. Đây là những trường hợp xảy ra do các sự biến khách quan ảnh hưởng tới. các bên khi giao
kết hợp đồng không dự liệu được trước những sự biến đó và khi sự biến đó xảy tới thì các bên cũng
không khắc phục được để có thể thực hiện tiếp hợp đồng..
7.3.

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

8


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Theo nguyên tắc chung thì các bên không được quyền đơn phương thay đổi hay
hủy bỏ hợp đồng mà không được sự đồng ý của các bên đối tác. Việc đơn phương chấm dứt hay hay
hủy bỏ hợp đồng được coi là ngoại lệ và phải được pháp luật quy định cụ thể. Điều 425 và 426
BLDS 2005 quy định rằng việc một bên được quyền hủy bỏ hợp đồng dân sự hay đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng dân sự chỉ xảy ra khi bên đối tác vi phạm nghĩa vụ của mình trong trường

hợp và theo như thỏa thuận ( hoặc theo quy định của pháp luật) thì vi phạm đó là căn cứ dẫn tới hủy
bỏ hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Những vi phạm nghiêm trọng ở đây được hiểu là những vi phạm gây ra tổn thất
cho bên bị thiệt hại với mức độ làm mất đi đáng kể những lợi ích mà bên bị thiệt hại đáng được
hưởng theo hợp đồng đã giao kết. Trong những trường hợp này bên bị thiệt hại không những được
quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng , mà còn có quyền đòi bồi thường thiệt hại do các vi phạm của
bên vi phạm gây ra.
VD : Trong hợp đồng mua bán theo điều 436 khoản 1 mục b BLDS năm 2005 thì
bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài
sản mua bán được chuyển giao đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được.
Trường hợp hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng có
những điểm giống và khác nhau cơ bản sau:
o
Giống:
Đều là quyền của một bên trong hợp đồng được đơn phương chấm dứt hợp
đồng.
Quyền đó đều phát sinh trong trường hợp bên đối tác vi phạm hợp đồng .
Trường hợp vi phạm hợp đồng đó đã được xem là căn cứ chấm dứt hợp đồng
theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Bên bị thiệt hại được quyền yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
o
Khác :
Giữa trường hợp hủy bỏ hợp đồng và đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
là :khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải
hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận ( nếu không hoàn trả bằng được bằng hiện vật thì phải trả bằng
tiền ).còn khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia
nhận được thông báo chấm dứt. Từ thời điểm đó các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ,
bên đã thực hiện nghĩa vụ trước đó có quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
7.4.


Tránh nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng

Hợp đồng dân sự thiết lâp sự rằng buộc pháp lý giữa các bên, theo đó các bên phải
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Nếu các bên không thực hiện hoăc thưc

9


NHÓM 1 – CIL2010 3

hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự.Trách nhiệm dân sự ở đây
được hiểu là những hậu quả bất lợi về vật chất mà bên vi phạm phải gánh chịu nhằm mục đích khôi
phục lại lợi ích hợp pháp cho bên bị vi phạm và lập lại công bằng giữa các bên.
Dựa vào căn cứ phát sinh mà trách nhiệm dân sự được phân thành hai nhóm là
trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.Hai loại trách nhiệm này
có sự khác biệt pháp lý cơ bản như sau:
- Thứ nhất, trách nhiệm dân sự trong hợp đồng phát sinh khi một bên vi phạm
nghĩa vụ mà bên kia cam kết khi xác lập hợp đồng. Chủ thể chịu trách nhiệm trong hợp đồng bắt
buộc phải là một bên trong hợp đồng được xác lập đối những hành vi xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm,, uy tín, tài sản …
- Thứ hai, trách nhiệm trong hợp đồng chỉ mang tính chất bổ sung, phát sinh
trong mối liên hệ hợp đồng đang tồn tại và theo nguyên tắc chung thì việc chịu trách nhiêm đó
không giải thoát cho chủ thể vi phạm khỏi phải thực hiện tiếp nghĩa vụ trong hợp đồng làm phát
sinh một quan hệ nghĩa vụ mang tính độc lập và sẽ chấm dứt khi trách nhiệm đó được thực hiện
xon.
- Thứ ba, đối với trách nhiệm trong hợp đồng thì các bên có thể thỏa thuận với
nhau rằng bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm ngaycar khi không có lỗi được coi là căn cứ
giải thoát cho chủ thể vi phạm khỏi trách nhiệm dân sự ( trừ trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra ).
- Thứ tư, đối với trách nhiệm trong hợp đồng thường áp dụng hai hình thức là

bồi thường thiêth hại và phạt vi phạm. Còn đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng chỉ áp dụng một
hình thức là bồi thường thiệt hại.
- Thứ năm, đối với trách nhiệm trong hợp đồng thường liên quan tới những thiệt
hại vật chất. còn đối với trách nhiệm ngoài hợp đồng thì có thể tính tới cả thiệt hại vật chất lẫn thiệt
hại tinh thần.
8. Nguyên tắc áp dụng pháp luật trong hợp đồng dân sự
8.1.

Vấn đề trình tự áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng
dân sự phải được áp dụng theo trình tự ưu tiên sau:

10


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Thứ tự ưu tiên thứ nhất: áp dụng các quy phạm pháp luật mang tính bắt buộc.
Nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự nói chung và của quan hệ hợp đồng dân
sự nói riêng là nguyên tắc tôn trọng sự tự do, ý chí tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể.
Trong quan hệ hợp đồng dân sự, các quy định mang tính chất bắt buộc được thể
hiện qua nhiều vấn đề khác nhau. Đó là :
- Các quy định bắt buộc phải giao kết hợp đồng ( như hợp đồng trưng mua,
trưng dụng, hợp đồng bảo hiểm bắt buộc, hợp đồng ly-xăng bắt buộc,…)
- Các quy định bắt buộc về hình thức đối với một số hợp đồng mang tính phức
tạp, dể xảy ra tranh chấp và đối với những hợp đồng mà đối tượng là tài sản nằm trong sự quản lý
thống nhất của nhà nước.
Vd: Điều 450 BLDS 2005 quy định hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải được
lập bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực , Điều 492 BLDS 2005 quy định hợp đồng thuê

nhà ở bắt buộc phải được thành lập văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công
chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
-

Các quy định mang tính chất bắt buộc về nội dung.

VD: quy định về khung giá bán lẻ xăng dầu, quy định bắt buộc về chất lượng sản
phẩm, quy định về nghĩa vụ bảo hành sản phẩm,…
Thứ tự ưu tiên thứ hai: là sự thỏa thuận của các bên. Pháp luật không tạo ra quan
hệ. Các chủ thể bằng những hành vi hợp pháp cảu mình cùng thống nhất ý chí để tạo lập nên quan
hệ hợp đồng. Chính các chủ thể cùng nhau giao kết hợp đồng nhằm hướng đạt được các lợi ích hợp
pháp của mình. Chỉ có những chủ thể mới có quyền quyết định giao kết hợp đồng hay không, giao
kết với ai, và với những nội dung gì, trừ những nội dung được quy định bởi những quy phạm bắt
buộc nêu trên
Thứ tự ưu tiên thứ ba: là các quy phạm tuy nghi. Loại quy phạm này chiếm đa số
các quy định trong các quy định về hợp đồng dân sự. Trong quá trình xác lập hợp đồng, do quá
nhiều han chế về trình độ nhận thức pháp lý nên có nhiều trường hợp các bên thỏa thuận với nhau
không đầy đủ, từ đó phát sinh nhiều tranh chấp.Khi đó các quy phạm tùy nghi của pháp luật về hợp
đồng sẽ được coi là công cụ bảo vệ dự phòng tránh cho các chủ thể khỏi những rủi ro đó.Đối với
những nội dung mà các bên không có thỏa thuận riêng thì khi phát sinh tranh chấp sẽ áp dụng các
quy phạm tùy nghi đê giải quyết.ví dụ: nếu các bên trong hợp đồng mua bán không thỏa thuận về
địa điểm bàn giao tài sản mua bán là chiếc xe đạp thì khi đó áp dụng quy định rằng địa điểm bàn

11


NHÓM 1 – CIL2010 3

giao sẽ là nơi cư trú của chủ thể quyền( tức bên mua) theo quy định của Điều 284 khoản 2 mục b
BLDS năm 2005.

Thứ tự ưu tiên thứ tư : là tập quán địa phương. Dù hệ thống pháp luật có đồ sộ thế
nào đi chăng nữa cũng khôg tránh khỏi bỏ sót chưa có quy phạm điều chỉnh trực tiếp một số quan
hệ mới phát sinh trong cuộc sống. Đó là những lỗ hổng của pháp luật.
Thứ tự ưu tiên thứ năm: áp dụng tương tự pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi người
áp dụng phải có sự tự tin và kiến thức rất vững vàng, từ đó được phân tích xác đáng về sự tương
đồng của hai loại quan hệ, vê sự hợp lý của việc áp dụng quy phạm điều chỉnh quan hệ này để điều
chỉnh quan hệ khác tương đồng.
8.2.

Vấn đề áp dụng phối hợp các quy phạm thuộc nhiều chế định khác nhau để
điều chỉnh quan hệ hợp đồng

Hợp đồng dân sự được coi là một loại giao dịch dân sự ( song phương hoặc đa
phương), để hợp đồng dân sự phát sinh hiệu lực( được pháp luật công nhận và bảo vệ) thì hợp đồng
đó phải tuân thủ các điều kiện về năng lực chủ thể, điều kiện về về mục đích và nội dung không
được vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, điều kiện ý chí tự nguyện, điều kiện về
hình thức.
Việc thực hiện hợp đồng dân sự cũng chính là việc thực hiện các nghĩa vụ mà các
bên thỏa thuận trong hợp đồng . Do đó các quy định về cách thức thực hiện nghĩa vụ ( Mục 2
chươngXVII BLDS 2005, từ Điều 283 đến Điều 301) về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ,
về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự … cũng phải được áp dụng trực tiếp để điều
chỉnh quan hệ hợp đồng.
Chế định hợp đồng dân sự được xây dựng theo hướng đi từ các quy định chung
đến các quy định riêng. Ví dụ: hợp đồng mua bán nhà ở phải tuân thủ các quy định chung nhất về
hợp đồng dân sự, các quy định riêng biệt về hợp đồng mua bán nhà ở.
Bên cạnh đó, chúng ta còn cần áp dụng các quy định riêng cho từng loại đối tượng của hợp đồng.
Ví dụ : nếu đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất thìphair áp dụng các quy định có liên
quan đến quyền sử dụng đất, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là sáng chế thì phải áp dụng
thêm các quy định về sở hữu trí tuệ, …
8.3.


Vấn đề xác định bản chất của hợp đồng dân sự để áp dụng quy phạm điều
chỉnh phù hợp

12


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Việc xác định bản chất pháp lí của mỗi hợp đồng cụ thể không chỉ dựa vào tên gọi
của hợp đồng (trong thực tế có nhiều hợp đồng không có tên gọi cụ thể ), mà còn phải dựa vào nội
dung tổng thể của hợp đồng.
Ví dụ: có những hợp đồng có tên gọi là “hợp đồng mượn tài sản”, nhưng trong nội
dung các bên lại thỏa thuận về tiền mà bên mượn phải trả cho việc sử dụng tài sản mượn. Điều đó
thể hiện bản chất của hợp đồng thuê tài sản chứ không phải hợp đồng mượn tài sản, và khi tranh
chấm chúng ra phải áp dụng các quy định của hợp đồng thuê tài sản để giải quyết. Hoặc có hợp
đồng mang tên gọi “ tặng cho tài sản” nhưng lại có nội dung “ A tặng cho B quyển sách với điều
kiện B phải quét vôi nhà cho A” khi đó sẽ mang bản chất của hợp đồng dịch vụ ( có trả công dịch
vụ bằng hiện vật) chứ không phải hợp đồng tặng cho tài sản, và khi phát sinh tranh chấp chúng ta
phải áp dụng các quy định của hợp đồng dịch vụ để giải quyết.
8.4.

Vấn đề xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng

Nội dung chủ yếu của hợp đồng là tập hợp những điều khoản cơ bản, tức là những
điều khoản mà thiếu nó thì hợp đồng không thể được coi là giao kết. Việc quy định nội dung chủ
yếu của từng loại hợp đồng không được quy định cụ thể trong BLDS, mà được cụ thể ở các văn bản
khác ( chưa có các quy định về các điều khoản cơ bản cho tất cả các loại hợp đồng dấn ự thông
dụng ). Bởi vậy, khi chúng ta giải quyết tranh chấp về hợp đồng, thì việc trước tiên chúng ta cần
phải xem xét là: Liệu trong hợp đồng đó có các bên đã thảo thuận với nhau đầy đủ các điều khoản

cơ bản hay chưa? Nếu chưa đủ thì hợp đồng sẽ được coi là chưa giao kết, và không thụ lý giải quyết
tranh chấp với hợp đồng đó…..
II.

MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THÔNG DỤNG
1. Hợp đồng mua bán tài sản
2. Hợp đồng tặng cho tài sản
3. Hợp đồng vay tài sản
4. Hợp đồng thuê tài sản
5. Hợp đồng dịch vụ
6. Hợp đồng vận chuyển
7. Hợp đồng gia công
8. Hợp đồng giữ gửi

13


NHÓM 1 – CIL2010 3

9. Hợp đồng bảo hiểm
10. Hợp đồng ủy quyền
CHƯƠNG II
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
I.

CÁC NGUYÊN TẮC CỦA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1. Khái quát chung về các nguyên tắc

Các nguyên tắc của Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 về giao kết hợp đồng dân sự căn
cứ vào bản chất có thể được phân thành hai nhóm như sau:

Nhóm thứ nhất, các nguyên tắc chung, cơ bản cho toàn bộ các vấn đề của luật dân sự,
bao gồm cả giao kết hợp đồng được quy định từ Điều 4 đến Điều 13 của Bộ luật dân sự là: (1)
Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận; (2) Nguyên tắc bình đẳng; (3) Nguyên tắc thiện
chí, trung thực; (4) Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự; (5) Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền
thống tốt đẹp; (6) Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; (7) Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của
Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; (8) Nguyên tắc tuân thủ pháp
luật; (9) Nguyên tắc hòa giải.
Nhóm thứ hai, các nguyên tắc cụ thể được quy định cho giao kết hợp đồng (Điều 384
BLDS): (1) Tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội; (2) Tự
nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
2. Nguyên tắc cụ thể được quy định cho giao kết hợp đồng
2.1.

Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật và
đạo đức xã hội

Nguyên tắc này được hiểu là các bên tự do giao kết hợp đồng dân sự nhưng không
được trái với đạo đức xã hội, nội dung của nguyên tắc bao gồm các quyền tự do như: tự do quyết
định có tham gia hay không tham gia giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn loại hợp đồng sẽ giao kết
(dù pháp luật có quy định loại hợp đồng này hay không), tự do lựa chọn đối tác giao kết của mình
nhưng phải tuân thủ quy định của pháp luật (có một số hợp đồng bị hạn chế đối tượng giao kết), tự
do ấn định và thỏa thuận nội dung cũng như các điều kiện của hợp đồng với điều kiện là hợp đồng
không tồn tại một phần hay toàn bộ nội dung trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội, tự
do lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng (bằng miệng, bằng văn bản hay hành vi; tuy nhiên có một
số loại hợp đồng bắt buộc phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật).

14


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ


Nguyên tắc này thể hiện một bước tiến bộ quan trọng trong việc bảo đảm quyền tự do,
thỏa thuận hợp đồng của các bên. Từ chỗ BLDS 1995 (Điều 7, Điều 10, Điều 395) chỉ ghi nhận
quyền tự do hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, BLDS 2005 đã khẳng định cụ thể các
bên có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật. Đây là
những quy định, nguyên tắc thể hiện cao nhất việc bảo đảm quyền tự do giao kết hợp đồng trong Bộ
luật Dân sự.
Nội dung hợp đồng không trái với đạo đức xã hội, thuần phong mĩ tục theo quy định
tại Điều 128 BLDS được hiểu là: những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời
sống xã hội,được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Ngoài yêu cầu không trái với pháp luật và đạo đức xã hội, quyền tự do lựa chọn đối
tác ký kết hợp đồng trong hoạt động dân sự - thương mại còn bị hạn chế bởi điều kiện về chủ thể
đối với một số hoạt động thương mại, như: chủ thể hoạt động kinh doanh dịch vụ logistic, kinh
doanh dịch vụ giám định, bảo hiểm, ngân hàng…
Hiệu lực pháp lý của hợp đồng này căn cứ vào nguyên tắc tự do giao kết và tôn trọng
nguyên tắc lợi ích chung, trật tự công cộng. Vì lí do này, hiệu lực của hợp đồng đôi khi cũng bị hạn
chế, nhưng đây là hạn chế cần thiết của pháp luật cũng như xã hội.
2.2.

Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay
thẳng

Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai
bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình; đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ
pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ trao đổi phải
bình đẳng với nhau; không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội,
dân tộc, giới tính hay tôn giáo…để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ dân sự. Hơn nữa, ý chí tự
nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau
trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những hợp đồng được giao kết
thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên chủ thể. Tuy nhiên, trên thực tế thì

việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong
một số trường hợp còn lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều
nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.
Như chúng ta đã biết, ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong
và sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng
để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao

15


NHÓM 1 – CIL2010 3

kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan,
trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị
nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe dọa đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do
đó bị vô hiệu.
Thiện chí, trung thực và ngay thẳng được xem là một nghĩa vụ bắt buộc dù các bên
trong quan hệ hợp đồng dân sự có hoặc không có quy định hoặc cùng nhau loại trừ hay hạn chế nó.
Bộ luật dân sự năm 2005 không dưới hai lần nhắc tới thiện chí,trung thực với các cách thức khác
nhau (Điều 6 và Điều 389) ghi nhận. Như vậy có nghĩa là trong quan hệ hợp đồng dân sự vấn đề
này được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, các quy định này chưa đủ tầm để làm cơ sở giải quyết
tranh chấp giữa các bên, và các quy định này mới thiên về cách thức thực hiện hành vi có lừa dối
hay không mà chưa nhấn mạnh về động cơ, mục đích của hành vi. Theo đó, Điều 283 có quy định
“Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam
kết…”.
Việc quy định nguyên tắc thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng tại Điều 389
được tách riêng thành từng thuật ngữ “trung thực” và “ngay thẳng” cho phép suy luận là “trung
thực” chưa bao hàm “ngay thẳng” và ngược lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề mà các thẩm phán cần
phải xem xét, nghiên cứu để nhận thức và sử dụng nguyên tắc này để ra phán quyết.

II.

TRÌNH TỰ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm

Trình tự giao kết hợp đồng dân sự là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí
với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau làm xác lập những
quyền và nghĩa vụ đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng.
Trình tự giao kết hợp đồng dân sự diễn ra thông qua hai giai đoạn:
 Đề nghị giao kết hợp đồng
 Chấp nhận giao kết hợp đồng
2. Đề nghị giao kết hợp đồng
2.1.

Khái niệm, hình thức, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
II.1.1. Khái niệm

16


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Đề nghị giao kết hợp đồng: là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và
chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.( K1- Điều
390).
Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng là hành vi pháp lý đơn phương.
II.1.2. Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng dân sự thì ý muốn đó phải thể
hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Chỉ có như vậy, bên đối tác mới có thể nhận
biết được ý muốn của họ. Và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp

đồng dân sự được hiểu là một phía chủ thể bày tỏ ý chí trước chủ thể cụ thể về việc mong muốn
giao kết hợp đồng và cũng mong muốn chủ thể đó tham gia quan hệ hợp đồng với mình. BLDS quy
đinh về các hình thức của hợp đồng dân sự tuy nhiên không quy định hình thức của đề nghị giao kết
hợp đồng dân sự. Thực tế cho thấy việc đề nghị được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng dân sự. Đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý chí
của bên đề nghị do đó bên đề nghị giao kết tự lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của mình. Đề nghị
giao kết hợp đồng dân sự có thể thực hiện bằng lời nói nhưng hợp đồng dân sự có thể được giao kết
bằng văn bản. Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người đề
nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thoả thuận hoặc có thể thông qua
điện thoại, chuyển văn bản qua đường bưu điện..v.v.. để biểu lộ ý chí của mình muốn tham gia giao
kết với chủ thể nhất định một hợp đồng dân sự.
II.1.3. Nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng dân sự
Một lời đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng phải chứa đựng các
yếu tố cơ bản sau:
(1) Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện rõ được nguyện vọng muốn
đi đến giao kết hợp đồng của bên đề nghị.
Đề nghị phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và mong muốn được ràng buộc của bên đưa ra
đề nghị đối với bên được đề nghị về những nội dung của đề nghị. Điều này thể hiện ở chỗ khi đề
nghị được gửi tới cho bên được đề nghị làm cho bên được đề nghị tin tưởng rằng chỉ cần trả lời
chấp nhận là hợp đồng sẽ được ký kết. Sự chắc chắn đó tạo ra những ràng buộc pháp lý đối với bên
đưa ra đề nghị.
Ví dụ: Bên đề nghị phải thể hiện rõ nội dung mình muốn cho thuê
nhà ở khi muốn giao kết hợp đồng cho thuê nhà ở với chủ thể khác.

17


NHÓM 1 – CIL2010 3

(2) Trong đề nghị giao kết hợp đồng phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện

cơ bản của hợp đồng.
Yêu cầu này có nghĩa là đề nghị giao kết hợp đồng dân sự phải có
đầy đủ nội dung chủ yếu của lợi hợp đồng dân sự để cho phép bên
nhận được đề nghị biết được rằng chỉ cần họ thể hiện sự đồng ý của
mình với đề nghị giao kết thì hợp đồng dân sự được giao kết.Nội
dung chủ yếu của hợp đồng dân sự là những điều khoản mà không
thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng;Nếu không thỏa thuận
được những điều khoản đó thì hợp đồng dân sự không thể giao kết
được.
Tuy nhiên, BLDS 2005 hiện nay không quy định về nội dung “chủ
yếu” của hợp đồng dân sự mà chỉ quy định: “Tùy theo từng loại hợp
đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây: Đối
tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh
toán; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền,
nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạt vi
phạm hợp đồng; Các nội dung khác (Điều 402).
Quy định này chỉ mang tính chất liệt kê các nội dung thường gặp
trong hợp đồng chứ không quy định về nội dung chủ yếu của hợp
đồng (Nội dung chủ yếu là những nội dung mà thiếu nó hợp đồng
không thể được coi là giao kết). Ví dụ: Các quy định về thời hạn, địa
điểm, phương thức thực hiện… nếu không đã thỏa thuận thì cũng đã
có quy định của pháp luật.Như vậy,việc xác định nội dung của đề
nghị giao kết hợp đồng thực tế cũng rất khó khăn và phức tạp.
(3) Trong đề nghị giao kết hợp đồng phải xác định rõ bên được đề nghị.
Một số tài liệu pháp lý còn bổ sung thêm yêu cầu về thời hạn trả lời.Tuy
nhiên,chúng tôi cho rằng thời hạn trả lời không phải là yêu cầu bắt buộc phải có đề nghị giao kết
hợp đồng. Vì các quy định của BLDS 2005 về đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390, Điều 397
BLDS 2005) cũng đã dự liệu cho cả trường hợp đề nghị có thời hạn trả lời và đề nghị không có thời
hạn trả lời.


18


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Để đảm bảo quyền lợi cho người đề nghị. Khoản 2-Điều 390: Trong
trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp
đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho
bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
2.2.

Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

Việc xác định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực là rất quan trọng vì đó
là thời điểm mà bên được đề nghị giao kết có thể chấp nhận lời đề nghị, do vậy ràng buộc bên đưa
ra đề nghị về hợp đồng sẽ quyết định giao kết.Theo quy định của pháp luật thì đề nghị giao kết hợp
đồng chỉ phát sinh hiệu lực khi nó được thong báo (gửi) cho bên được đề nghị biết.Theo Điều 391,
BLDS 2005 thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:
(1) Do bên đề nghị ấn định;
Đồng thời với việc đưa ra lời đề nghị thì bên đề nghị ấn định thời điểm có hiệu
lực của đề nghị giao kết hợp đồng. Trường hợp náy thời điểm có hiệu lực của giao kết hợp đồng
phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của bên đề nghị giao kết hợp đồng.
(2) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ
khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó.
Việc nhận được đề nghị trong từng trường hợp khác nhau là khác nhau.
Theo quy định của pháp luật thì các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị giao
kết hợp đồng:
(1) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được
chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

(2) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;
(3) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các
phương thức khác.
Như vậy, pháp luật dân sự Việt Nam quy định thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có
hiệu lực theo hướng để cho bên đề nghị giao kết chủ động ấn định thời điểm, nhưng đồng thời cũng
dự liệu cho trường hợp bên đề nghị giao kết không ấn định thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực
(có hiệu lực từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị).
2.3.

Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng(Điều 394)

19


NHÓM 1 – CIL2010 3

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
(1) Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;
(2) Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
(3) Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
(4) Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;
(5) Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ
bên được đề nghị trả lời.
2.4.

Thay đổi rút lại đề nghị giao kết hợp đồng(Điều 392)

Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong
các trường hợp sau đây:
(1) Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề

nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;
(2) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị
có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh
Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó được coi là đề nghị mới.
2.5.

Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị do
đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có
hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng (điều 393).
3. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
3.1.

Khái niệm

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên
đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.( Điều 396)
Câu trả lời của bên được đề nghị được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng khi người
được đề nghị chấp nhận toàn bộ (không thiếu) và vô điều kiện (không thừa) các đề nghị của nội
dung giao kết hợp đồng. Nếu câu trả lời không đáp ứng được một trong hai yêu cầu đó thì sẽ được

20


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

coi là lời đề nghị mới và cần được sự phúc đáp của phía bên kia ( bên đề nghị ban đầu sẽ trở thành
bên được đề nghị mới). Qúa trình đó có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi có được chấp

nhận giao kết hợp đồng đúng yêu cầu thì hợp đồng sẽ được coi là giao kết.
Ví dụ: Sau khi nhận được đề nghị ký kết hợp đồng, bên được đề nghị gửi thư trả lời
với nội dung: “Chấp thuận ký kết hợp đồng với các nội dung ghi trong đề nghị giao kết hợp đồng.
Yêu cầu bên bán tiến hành công việc vận chuyển hàng ngay. Tiền sẽ được thanh toán sau 1 tháng kể
từ khi nhận hàng”. Sau khi nhận thư, bên đề nghị không trả lời và đem bán hàng cho người khác
dẫn đến thiệt hại cho bên được đề nghị. Trong vụ việc này, thư trả lời đó không được coi là chấp
nhận giao kết hợp đồng. Vì tuy bên được đề nghị đã nhất trí với toàn bộ nội dung của đề nghị ký
kết hợp đồng, nhưng trong nội dung của thư trả lời đó có bổ sung thêm điều kiện mới về phương
thức thanh toán. Chính vì vậy, thư trả lời trên không được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng. Câu
trả lời đó sẽ được coi là lời đề nghị mới và phải chờ sự chấp thuận của bên kia thì hợp đồng mới
được giao kết (bên đề nghị ban đầu trở thành bên được đề nghị mới). Trong trường hợp này, bên đề
nghị ban đầu thôi không bị ràng buộc bởi đề nghị giao kết hợp đồng ban đầu nữa, mặc dù sự im
lặng của bên được đề nghị ở đây bị coi là thiếu thiện chí cần thiết trong thông lệ buôn bán.
3.2.

Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Bên được đề nghị phải trả lời việc có chấp nhận giao kết hơp đồng hay không trong
thời hạn mà bên đề nghị đã nêu. Nếu sau thời hạn đó, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp
thuận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả
lời. Thậm chí nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì câu trả lời này cũng
được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. Thời điểm nhận được câu trả lời có thể được xác định
là ngày theo dấu của bưu điện nơi chuyển đến.
Nếu như bên được đề nghị hoàn toàn không trả lời đề nghị , thì sự im lặng đó được
coi là lời từ chối giao kết hợp đồng.
BLDS cũng quy định cụ thể về thời hạn trả lời ( Điều 397).
(1) Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có
hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp
đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là
đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do
khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì

21


NHÓM 1 – CIL2010 3

thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề
nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
(2) Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại
hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp
nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
3.3.

Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng dân sự(Điều 400)

Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điềm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận
giao kết hợp đồng.
3.4.

Hậu quả pháp lý của sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng dân sự

BLDS 2005 quy định làm rõ hậu quả pháp lý của sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự
Điều 398 và trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi
dân sự Điều 399.
Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân
sự sau khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao

kết hợp đồng vẫn có giá trị.
Trong trường hợp bên được đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi
dân sự sau khi trả lời chấp nhận việc giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết vẫn có giá
trị.
Quy định này là rất cần thiết nhằm đảm bảo giá trị của Hợp đồng dân sự đã được giao
kết.Tuy nhiên, các quy định này chỉ hợp lý khi yếu tố nhân thân của các chủ thể không đóng vai trò
quan trọng đối với việc thực hiện hợp đồng. Còn đối với các trường hợp đề nghị hay chấp nhận
mang tính nhân thân (yếu tố nhân thân của người đề nghị hay người được đề nghị có vai trò quyết
định đối với giao kết, ví dụ như giao kết hợp đồng với ca sĩ, họa sĩ….) thì sẽ không hợp lý vì khi ấy
đề nghị (chấp nhận) sẽ hết hiệu lực nếu như bên đề nghị ( hoặc bên trả lời chấp nhận) chết. Do đó,
BLDS 2005 cũng cần quy định thêm về vấn đề này.
4. Địa điểm, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
Trường hợp các bên giao kết hợp đồng dân sự bằng phương thức trực tiếp thì địa điểm
giao kết được xác định là nơi mà trực tiếp các bên đạt được thỏa thuận đồng ý toàn bộ nội dung hợp

22


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

đồng và thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong toàn bộ nội
dung hợp đồng hoặc là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
Trường hợp các bên giao kết hợp đồng dân sự bằng phương thức gián tiếp thì việc xác
định địa điểm giao kết về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự được quy định cụ thể trong bộ luật
dân sự 2005:
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì địa điểm
giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị
giao kết hợp đồng.
Điều 771 BLDS 2005 cũng quy định cho trường hợp giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt.
Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự:

Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận
giao kết.
Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được
đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Đối với giao kết hợp đồng bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là
thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Đối với giao kết hợp đồng bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên
sau cùng ký vào văn bản.
Việc xác định thời điểm có hiệu lực của một hợp đồng là rất quan trọng. Bởi vì kể từ thời
điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh và được pháp luật bảo
vệ.Tuy nhiên, việc xác định thời điểm này trên thực tế cũng như về mặt lý luận vẫn còn nhiều khó
khăn và bất cập. Đặc biệt là đội với những loại hợp đồng mà pháp luật buộc phải tuân thủ theo một
hình thức nhất định (buộc phải công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép cơ quan
có thẩm quyền,khoản 2 Điều 122, Điều 124).Thời điểm phát sinh hiệu lực của những hợp đồng này
là không giống nhau và không phải trong mọi trường hợp đều có thể xác định một cách rõ ràng
(theo các quy định của pháp luật hiện hành).

23


NHÓM 1 – CIL2010 3

PHẦN 3
KẾT LUẬN
Trong thực tiễn của xã hội việc giao kết hợp đồng diễn ra hàng ngày, thường xuyên và có
những diễn biến rất phức tạp. Việc tìm hiểu về những quy định của pháp luật hiện hành về giao kết
hợp đồng giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng thể về pháp luật Việt Nam và đưa ra hướng giải quyết
nhằm mục đích bảo vệ quyền, nghĩa vụ của các bên trong giao kết hợp đồng dân sự. Các vấn đề
tranh chấp quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng đòi hỏi cần phải áp dụng
pháp luật một cách linh hoạt nhằm mục đích đưa ra những giải pháp pháp lý hợp lý nhất.

Giới hạn là một bài tìm hiểu pháp luật Việt Nam về “giao kết hợp đồng”, nhóm đã nêu ra tất
cả những vấn đề tìm hiểu được của mình bên cạnh đó còn có nhiều điểm thiếu sót mong cô giáo và
các bạn cho ý kiến đóng góp để nhóm có cái nhìn rộng và linh hoạt hơn về “giao kết hợp đồng”.
Nhóm xin chân thành cảm ơn!

24


GIAO KẾT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự Việt Nam.
2. Giáo trình luật dân sự Việt Nam – Học Viện Tư Pháp.
3. Giáo trình luật dân sự Việt Nam – Đại Học Luật Hà Nội.

4. Bình luận khoa học bộ luật dân sự Việt Nam tập 2 PGS.TS.Hoàng Thế Liên – Nhà xuất bản
Chính Trị Quốc Gia.

25


×