Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Diễn ngôn khoái lạc trong tiểu thuyết “alexis zorba con người hoan lạc (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.93 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------

VÕ THỊ TUYẾT MAI

DIỄN NGÔN KHOÁI TRONG LẠC TIỂU THUYẾT
ALEXIS ZORBA – CON NGƯỜI HOAN LẠC
CỦA NIKOS KAZANTZAKI
Demo Version - Select.Pdf SDK

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ SÂM

HUẾ, NĂM 2014
i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và
chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào
khác.


Tác giả luận văn

Võ Thị Tuyết Mai

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Trường
Đại học Sư phạm Huế, Phòng Quản lý Sau Đại học, Ban Chủ
nhiệm Khoa Ngữ Văn, Quý Thầy Cô trường Đại học Sư phạm
Huế.
Xin chân thành cảm ơn, Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công
đoàn, Ban Chủ nhiệm Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non
Trường Đại học Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian Demo
học tập.Version - Select.Pdf SDK
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của
TS. Trần Thị Sâm, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Huế. Xin
bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến cô.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.

Huế, tháng 05 năm 2014
Tác giả luận văn
Võ Thị Tuyết Ma


iii


MỤC LỤC
---------------------------------------------------PHỤ BÌA.................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................... i
A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 3
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 8
5. Đóng góp của luận văn ........................................................................................ 9
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................... 9
B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 10
Chương 1: THUYẾT KHOÁI LẠC VÀ TƯ TƯỞNG HIỆN SINH CỦA

Demo Version - Select.Pdf SDK

NIKOS KAZANTZAKI(1) .................................................................................... 10
1.1. Tinh thần của thuyết khoái lạc ........................................................................ 10
1.1.1. Thuyết khoái lạc theo tinh thần của triết học cổ đại Hy Lạp ................... 10
1.1.2. Thuyết khoái lạc và triết học hiện sinh ở Pháp ....................................... 13
1.2. Tư tưởng hiện sinh của Nikos Kazantzaki ....................................................... 18
1.2.1. Tư tưởng hiện sinh – tự do hay là chết ................................................... 18
1.2.2. Alexis Zoba - con người hoan lạc – bản hoan ca xưng tụng con
người ............................................................................................................... 20
1.3. Các thành phần diễn ngôn khoái lạc trong cấu trúc tác phẩm........................... 22
1.3.1. Khái niệm diễn ngôn .............................................................................. 22

1.3.2. Các phạm trù diễn ngôn khoái lạc trong cấu trúc văn bản ....................... 24

Tên của tác giả được phiên âm ở Việt Nam dưới hai dạng Nikos Kazantzaki và Nikos
Kanzatzakis.
(1)

P1


Chương 2. DIỄN NGÔN KHOÁI LẠC VỀ TINH THẦN TỰ DO VÀ
PHẠM TRÙ TÍNH DỤC ..................................................................................... 27
2.1. Diễn ngôn khoái lạc về tinh thần tự do - tận hưởng ......................................... 27
2.1.1. Diễn ngôn khoái lạc của nhân vật Zorba về tinh thần tư do, dấn
thân, hưởng lạc ................................................................................................ 27
2.1.2. Diễn ngôn của nhân vật tôi về niềm băn khoan đi tìm tự do, lẽ sống
- một hình thức soi sáng tinh thần khoái lạc của Zorba..................................... 34
2.2. Diễn ngôn khoái lạc về đàn và tinh thần tận hưởng ......................................... 40
2.2.1. Khoái lạc đàn bà qua diễn ngôn của nhân vật Zorba ............................... 40
2.2.2. Diễn ngôn khoái lạc của Zorba trong mối hệ lụy với nhân vật tôi người thuật truyện............................................................................................ 51
Chương 3. DIỄN NGÔN KHOÁI LẠC VỀ ÂM NHẠC, ẨM THỰC VÀ Ý
NGHĨA TỒN TẠI CỦA CON NGƯỜI ............................................................... 57
3.1. Diễn ngôn khoái lạc về âm nhạc...................................................................... 57
3.1.1. Khoái lạc âm nhạc - nhu cầu tận hưởng trong đời sống tinh thần của
con người......................................................................................................... 57

Demo
Version
Select.Pdf
3.1.2. Alexis
Zorba

và diễn- ngôn
khoái lạcSDK
về âm nhạc .................................... 58
3.2. Diễn ngôn khoái lạc về ẩm thực ...................................................................... 68
3.2.1. Ẩm thực và bản năng sống của con người .............................................. 68
3.2.2. Alexis Zorba và diễn ngôn khoái lạc về ẩm thực .................................... 69
3.3. Thuyết khoái lạc và ý nghĩa hiện tồn của con người ........................................ 74
3.3.1. Thuyết khoái lạc và tinh thần phê phán lý thuyết kinh viện .................... 74
3.3.2. Thuyết khoái lạc và ý nghĩa hiện tồn của con người. .............................. 76
C. PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 81
PHỤ LỤC

P2


A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chủ nghĩa khoái lạc và diễn ngôn khoái lạc
Thuyết khoái lạc gắn với thiên hướng giải phóng con người trên phương
diện tinh thần lẫn thể xác. Theo quan điểm của học thuyết khoái lạc, con người
luôn có nhu cầu thỏa mãn đời sống tâm hồn và thể chất, hay còn gọi là nhu cầu
tận hưởng. Thuyết khoái lạc tìm mọi cách chống lại các thế lực, các định chế xã
hội kìm hãm nhu cầu tự do của con người. Đặc biệt, chống lại các học thuyết
không thừa nhận “bóng tối của bản ngã”.
Từ các nhà triết học thuộc trường phái Hy Lạp cổ đại như Epicure đến
thuyết hiện sinh những thập niên 50, 60, 70 ở Pháp như Jean Paul Sartre, họ luôn
cổ xúy cho tinh thần tự do của con người theo thiên hướng vừa nêu. Gạt bỏ
những mặt hạn chế, thuyết khoái lạc mang giá trị nhân bản sâu sắc.

Quan điểm
củaVersion
chủ nghĩa- Select.Pdf
khoái lạc ảnhSDK
hưởng mạnh mẽ đối với văn học
Demo
phương Tây hiện đại, nhất là ở Hy Lạp và ở Pháp - cội nguồn nảy sinh tư tưởng
này.
Thuyết khoái lạc là một học thuyết nhân bản, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với đời sống nhân loại ở phương Tây. Đây là một học thuyết đề cao giá trị
bản thể và tinh thần thụ hưởng cuộc sống của con người. Các triết gia theo
thuyết hưởng lạc luôn hướng đến khẳng định con người trần tục, với tất cả
những nhu cầu bản thể của nó. Đây là phương diện khiến học thuyết khoái lạc
gặp gỡ với tinh thần của chủ nghĩa nhân bản: hướng đến sự sống và giá trị con
người.
Khái niệm diễn ngôn được đề cập đến trong nhiều khuynh hướng nghiên
cứu khác nhau: khuynh hướng ngôn ngữ học, khuynh hướng cấu trúc học - ký
hiệu học, khuynh hướng tự sự học. Ở đây, chúng tôi vận dụng khái niệm diễn
ngôn của khuynh hướng tự sự học để phân tích văn bản truyện kể.

P3


Từ góc nhìn của trường phái tự sự học, mỗi văn bản là một dạng diễn ngôn.
Truyện kể (Récit) được xem là một diễn ngôn - như quan điểm của G.Genette.
Diễn ngôn này được xem xét ở các phương diện của ngôi kể, vai kể, các tình
huống trần thuật và sắc thái/ giọng điệu trần thuật, mô thức trần thuật, thời gian
trần thuật [48].
Diễn ngôn trong văn bản được thể hiện qua hai thành phần chính: Diễn
ngôn của người thuật truyện và diễn ngôn của nhân vật. Văn bản truyện kể thực

chất là mối hệ lụy và tương tác của hai thành phần này. Các nhân tố tham dự vào
văn bản truyện kể thực chất là sự chi phối/ qui chiếu từ hai thành phần cơ bản
này. Chẳng hạn, tần suất trần thuật (trần thuật nhanh hay chậm, ngắn hay dài, ít
hay nhiều”, không thể không liên quan đến vị trí của chủ thể diễn ngôn trong văn
bản.
1.2. Nikos Kazantzaki - nhà văn hiện sinh khổng lồ của thế kỷ XX.
Nikos Kazantzaki (1883 - 1957), là tiểu thuyết gia và chính trị gia người

Demo
Version
Select.Pdf
Hy Lạp. Ông
từng học
Luật tại- Đại
học TổngSDK
hợp Athens. Ông chịu ảnh hưởng
sâu sắc triết học hiện sinh vô thần của Nietzsche và triết học trực giác Henri
Bergson.
Nikos Kazantzaki đã sáng tác bằng tất cả các thể loại văn chương: thơ,
kịch, tiểu thuyết, du ký, dịch thuật, thư tín, truyện phim, nhưng trên hết là tiểu
thuyết. Có thể kể đến: Alexis Zorba- con người hoan lạc (Nguyên bản tiếng Anh
Zorba the Greek (1946), Niềm đam mê Hi Lạp/ The Greek Passion (1948), Ttự
do hay là chết( 1950), Cám dỗ cuối cùng của Chúa(1950)…
Tác phẩm được công chúng bàn luận nhiều nhất là Cám dỗ cuối cùng của
Chúa. Đặc biệc là sau khi bộ phim được trình chiếu tại Mỹ 1985, tòa thánh
Vatican và công chúng mộ đạo phản đối dữ dội. Họ cho rằng, Nikos Kazantzaki
đã báng bổ đức tin. Tuy nhiên, bộ phim đã được công chúng trên thế giới tiếp
nhận nồng nhiệt.

P4



Nikos Kazantzaki là người luôn day dứt giữa tâm linh và bản thể. Các sáng
của ông luôn hướng đến đề tài tôn giáo. Tuy nhiên, thiên hướng của ông là ca
ngợi con người trần
Alexis Zorba - con người hoan lạc, được các nhà phê bình đánh giá là một
kiệt tác. Với tinh thần dấn thân, trải nghiệm và tận hưởng cuộc sống, tác phẩm
được xem là một bản hoan ca xưng tụng con người. Alexis Zorba - con người
hoan lạc đã được nhiều thế hệ đón nhận say mê, nồng nhiệt.
Tác phẩm thể hiện rõ quan niệm hiện tồn của Nikos Kazantzaki. Với những
lý do quan trọng trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Diễn ngôn khoái lạc trong tiểu
thuyết “Alexis Zorba con người hoan lạc”. Hy vọng, đề tài của chúng tôi sẽ góp phần
khiêm tốn trong việc khai mở giá trị nhân bản của kiệt tác này.
2. Lịch sử vấn đề
Chúng tôi phân thành ba nhóm tư liệu liệu liên quan đến đề tài:
2.1. Nhóm bài liên quan đến thuyết khoái lạc
Có thểDemo
kể một Version
số bài như:
Những tập ghi
chép về triết học Epicurus của
- Select.Pdf
SDK
Karl Marx, đăng trên trang Triết hoc, nguồn Chủ nghĩa khoái lạc của Epicurus, đang
trang tri thức, nguồn Các triết gia
theo thuyết hưởng lạc của Jostein Gaare, .
Các bài viết vừa nêu trên, đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin quan
trọng về thuyết khoái lạc, đặc biệt là về Epicure- người sáng lập học thuyết này.
Về các công trình nghiên cứu theo hướng diễn ngôn khoái lạc, có thể kể
đến: Diễn ngôn tính dục trong "The diary of Shinjuku thief" của Nagisa Oshima

của Ngô Thị Thanh; Về một diễn ngôn tính dục trong văn xuôi nghệ thuật việt
nam (từ đầu thế kỷ xx đến 1945 của tác giả Trần Văn Toàn, trên trang Web của
Viện văn học; Một cách hiểu về diễn ngôn tính dục trong thơ Trần Dần của
Đinh Minh Hằng, từ nguồn:

P5


, và Từ khoái cảm
tính dục của Marguerite Duras, thử phi lộ tinh thần hiện sinh của nhà văn nữ
Việt Nam hiện nay của Trần Huyền Sâm, trên Tạp chí Nhà văn, (số 2, 2012);
Nhóm bài này giúp chúng tôi hiểu hơn về các diễn ngôn về tính dục trong
văn học nói chung và ảnh hưởng của nó trong đời sống văn hoá - xã hội nói
riêng. Đây là cơ sở để chúng tôi kế thừa khi thực hiện đề tài.
2.2. Nhóm bài liên quan đến thuyết hiện sinh
Các công trình nghiên cứu và dịch thuật về chủ nghĩa hiện sinh cũng như
tác động của nó đến đời sống tư tưởng, văn hoá ở nước ta rất nhiều.
Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh dường
như chỉ diễn ra ở miền Nam. Ở miền Bắc hầu như không có công trình nào. Có
thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nietzsche, con người siêu việt của Nguyễn Anh Linh (Bách khoa số
92/1960); Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh của Quang Ninh (Sáng tạo số
28/1959); Vị trí trào lưu hiện sinh trong lịch sử triết lý của Trần Văn Toàn (Đại

Demo Version - Select.Pdf SDK

học số 12/1960);Trình bày và phê bình hai quan niệm nổi loạn của Albert
Camus của Thạch Chương (Sáng tạo số 9/1960; Phạm Công Thiện với Ý thức
mới trong văn nghệ và Triết học, Ca tụng thân xác (1967) của Nguyễn Văn
Trung đã tác động mạnh mẽ đến giới nghiên cứu và phê bình ở Miền Nam

trước 1975.
Sau năm 1975, có thể kể những công trình nghiên cứu sau đây: Jean-Paul
Sartre - Nỗi đam mê làm người của thế kỷ 20 (2003) của Phan Huy
Đường; Thuyết hiện sinh và giá trị học (2007) của GS. Viện sĩ Phạm Minh Hạc
(Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3, 2007).
Về luận văn, có thể kể đến: Triết lý hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam đầu
thế kỷ XXI, (2011) Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tiến Dũng – Đại học Sư phạn
Huế; Chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul Satre trong tiểu thuyết Buồn nôn
(2013)của Nguyễn Thị Nguyệt Anh - đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Hà
Nội…
P6


Các nhóm bài trên đã giúp chúng tôi nắm bắt được những vấn đề căn bản
của thuyết hiện sinh và thuyết khoái lạc để làm công cụ khai thác văn bản Alexis
Zorba – con người hoan lạc
2.3. Nhóm bài về tác giả và tác phẩm của Nikos Kazantzaki
Trước 1975, Nikos Kazantzaki được quan tâm và đón đọc nhiều. Dịch giả
Bửu Ý viết bài giới thiệu Nikos Kazantzaki trong tập biên khảo Tác giả thế kỷ
XX (1963). Đây là bài viết đã giới thiệu khái quát thân thế, sự nghiệp của Nikos
Kazantzaki. Tác giả đã giúp người đọc nắm bắt những thông tin cần thiết về một
nhà văn Hy Lạp, vốn còn xa lạ với Việt Nam.
Sau 1975, Nikos Kazantzaki ít được chú ý. Tuy nhiên, sau khi cuốn Alexis
Zorba – con người hoan lạc và Tự Do hay là chết được xuất bản, Nikos
Kazantzaki đã được một số nhà phê bình quan tâm.
Đặc biệt, đáng chú ý, gần đây có chùm bài của tác giả Trần Huyền Sâm về
tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa trên tạp chí Hồn Việt. Cụ thể: Người tình
của Đức Jesus trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa ( 1, 2014); Judas

Version

- Select.Pdf
hay là phảnDemo
đề Kinh
thánh qua
quan điểm SDK
của Nikos Kazantzakis (4, 2014),
Và, Thế tục hoá tôn giáo trong tiểu thuyết Cám dỗ cuối cùng của Chúa của
Nikos Kazantzaki (Trần Huyền Sâm - Phạm Ngọc Lư, Hội thảo Văn học và Văn
hoá tâm linh, Viện Văn học, Hà Nội, 3, 2014).
Trong loạt bài này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu văn bản trong sự đối sánh
với Kinh thánh để tìm ra tư tưởng hiện sinh - thế tục của Nikos Kazantzaki. Tác
giả đã chỉ ra những motif như: motif đồng trinh, motif giấc mơ, motif hoài thai
trong Kinh Thánh và trong tác phẩm của Nikos Kazantzaki, từ đó đi đến khẳng
định tinh thần thế tục cũng như phong các độc đáo của tiểu thuyết gia này.
Về khóa luận tốt nghiệp, đáng chú ý đến các đề tài “ Con người hiện sinh
trong Alexis Zorba - con người hoan lạc” của Trần Thị Hoài Thu (2012)Đại học
Sư phạm Huế; “Kết cấu nhân vật song hành trong tiểu thuyết Alexis Zorba con
người hoan lạc” (2012) của Nguyễn Thị Hà, Đại học sư phạm Huế.

P7


Đây là những công trình quan trọng giúp chúng tôi có những tư liệu nghiên
cứu về Nikos Kazantzaki nói chung, và việc thực hiện đề tài dưới góc độ diễn
ngôn khoái lạc nói nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Diễn ngôn khoái lạc trong tiểu thuyết Alexis Zorba - con người hoan lạc
của Nikos Kazantzaki.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Alexis Zorba - con người hoan
lạc của Nikos Kazantzaki”. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ liên hệ với
các tiểu thuyết Tự do hay là chết, Cơn cám dỗ cuối cùng của Chúa của Nikos
Kazantzaki để nhằm làm rõ tư tưởng hiện sinh của hai tác giả.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp như:

Demo Version - Select.Pdf SDK

1. Phương pháp cấu trúc- hệ thống: Chúng tôi tiếp cận văn bản từ yếu tố đến
hệ thống. Bằng thao tác phân tích - tổng hợp, chúng tôi đi đến hệ thống hóa các vấn
đề diễn ngôn khoái lạc trong văn bản
2. Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ liên hệ so
sánh với một số tác phẩm của Nikos Kazantzaki. Đây là phương pháp quan
trọng, giúp chúng tôi tìm ra nét tương đồng và khác biệt trong các sáng tác của
ông.
3. Phương pháp liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử
dụng những kiến thức của lịch sử, triết học, phân tâm học và xã hội học để giải
mã tác phẩm.

P8


5. Đóng góp của luận văn
5.1. Cung cấp cho người đọc một cái nhìn căn bản về thuyết khoái lạc
và tư tưởng hiện sinh của nhà tiểu thuyết Nikos Kazantzaki
5.2. Khẳng định ý nghĩa nhân bản cũng như phong cách tiểu thuyết
của nhà văn Nikos Kazantzaki.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài của chúng tôi triển khai qua ba

chương sau:
Chương 1. Thuyết khoái lạc và tư tưởng hiện sinh của Nikos Kazantzaki
Chương 2. Diễn ngôn khoái lạc về tinh thần tự do và tính dục
Chương 3. Diễn ngôn khoái lạc về âm nhạc, ẩm thực và ý nghĩa tồn tại
của con người.

Demo Version - Select.Pdf SDK

P9



×