Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

thực hành Xây Dựng Thực Đơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 14 trang )

SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH CHÁNH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG ĐEN
***

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ


PHẦN NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN:

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ:

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Bình Chánh, ngày…..tháng…..năm 2017

Trường THCS Đồng Đen



1

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

PHỤ LỤC

I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
4.
III.
1.
2.

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG

Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề
Giải pháp giải quyết thực trạng
Hiệu quả của đề tài
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 4-5
Trang 5-15
Trang 15
Trang 15
Trang 15
Trang 16

MỞ ĐẦU

I.
1.

Lý do chọn đề tài.

Bộ môn công nghệ đang giảng dạy trong nhà trường phổ thông là một môn

mới được cải cách từ môn kĩ thuật và theo chương trình mới. Hiện tại, chúng ta
gọi là một trong những bộ môn cần áp dụng từ lý thuyết sang thực hành và được
Trường THCS Đồng Đen

2

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

áp dụng ngay vào đời sống gia đình hàng ngày và làm thế nào để sử dụng các
dụng cụ thực hành phục vụ cho việc truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả vẫn là
mối quan tâm hàng đầu của nhiều giáo viên dạy môn công nghệ hiện nay.
Môn Công nghệ là môn học mang nhiều tính kĩ thuật, thực tiễn gần gũi với
đời sống. Vì vậy việc học tập phải kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với thực hành.
Việc dạy học môn Công nghệ phải kết hợp tốt hai phương pháp trên, một mặt giúp
học sinh củng cố kiến thức, mặt khác để hình thành kĩ năng và tư duy công nghệ,
tập cho các em biết vận dụng kiến thức vào thực tế, qua đó gây thêm sự hứng thú
và lòng say mê học tập
Đến nay môn công nghệ vẫn là một bộ môn mới theo chương trình đổi mới
SGK buộc chúng ta xem đây là một vấn đề nghiêm túc cần tìm ra giải pháp cụ thể
và áp dụng đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng học
tập của từng học sinh.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn công nghệ tôi thấy môn
công nghệ là môn học rất mới mẻ với học sinh, để các em học sinh có thể hiểu bài
một cách đơn giản hơn, dễ hiểu hơn. Do đó tôi lựa chọn phương pháp dạy tốt nhất
cho học sinh rèn luyện kĩ năng cần thiết theo mục tiêu môn học đã quy định. Với
lí do nêu trên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Nâng cao kỹ năng thực
hành cho học sinh qua môn công nghệ 6 ”. Nhằm giúp học sinh nắm vững kiến

thức và rèn luyện kỹ năng thực hành một cách tốt nhất.
2. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu của chương trình môn học công nghệ, có nhiệm vụ góp phần hình
thành nhân cách toàn diện cho học sinh, góp phần giáo dục hướng nghiệp, tạo tiền
đề cho việc lựa chọn tương lai. Giúp học sinh có một kiến thức và kĩ năng cơ bản
vận dụng vào đời sống hàng ngày, làm quen và thực hành với nhiều hoạt động
nhất là thuộc lĩnh vực kinh tế gia đình .
3. Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh lớp 6 trường THCS Đồng Đen về các kỹ năng thực hành và các
tiết học có thực hành trong bộ môn công nghệ 6.

Trường THCS Đồng Đen

3

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Thời gian: năm học 2016-2017
4. Phương pháp nghiên cứu

Điều tra thực trạng, thực tế giảng dạy..

NỘI DUNG

II.


1. Cơ sở lý luận

Môn công nghệ 6 là bộ môn ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày
nhất là trong quá trình phát triển kinh tế gia đình, là tiền đề phát triển xã hội. Sự
phát triển của bộ môn công nghệ nói chung như cắt may, nấu ăn , trang trí nhà
cửa, thu chi trong gia đình… được áp dụng rộng rãi từ lý thuyết sang thực tiễn
hàng ngày của hầu hết mọi gia đình.
Ở lứa tuổi THCS các em luôn muốn khám phá những điều mới lạ, muốn tự
mình tìm ra những điều mình còn thắc mắc trong quá trình nhận thức. Các em có
khả năng điều chỉnh các hoạt động của mình trong đó có hoạt động học tập, sẵn
sàng tham gia các hoạt động khác nhau nhưng cần phải có sự hướng dẫn, điều
chỉnh một cách khoa học và nghệ thuật của mỗi một giáo viên chúng ta.
Sử dụng phương pháp dạy thực hành giúp cho học sinh quan sát, thực hành
tiếp cận với thực tế, củng cố các kiến thức, từ đó hình thành và phát triển tư duy
tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh.


-

Thực trạng của vấn đề
Đối với học sinh:
Nhiều học sinh xem môn Công nghệ là môn học phụ do đó các em chưa

-

thực sự hứng thú đối với môn học.
Các em còn học vẹt, lười tư duy trong quá trình học tập.
Nhiều học sinh chăm học nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp,


2.

chưa tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức nên hiệu quả học tập chưa cao.

Trường THCS Đồng Đen

4

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”
-

Trong quá trình học tập, học sinh đã nắm được phần lí thuyết, nhưng kết
quả kiểm tra các bài thực hành ở đầu năm học chưa cao.

 Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân tôi phát hiện một số vấn đề như sau:
- Một số em chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu không đầy đủ.
- Trong nhóm thực hành chỉ có một vài học sinh tham gia, những học sinh
còn lại không tích cực hoạt động.
- Các em không nắm vững được qui trình thực hành.
- Về cơ sở vật chất do điều kiện khách quan nên nhà trường chưa có phòng
học bộ môn nên việc tổ chức các buổi thực hành diễn ra cập rập, khó khăn.
3.

Giải pháp giải quyết thực trạng.

Trước tiên bản thân tôi là một giáo viên công nghệ trực tiếp giảng dạy các
em khối 6, cần phải thường xuyên thay đổi phương pháp dạy học phù hợp, tùy

theo bài học.
Để có ngay một phòng học bộ môn không phải là vấn đề đơn giản, trong
khi việc giảng dạy các tiết thực hành của môn công nghệ là bắt buộc nên tôi đã có
những giải pháp cụ thể để nâng cao kỹ năng thực hành cho các học sinh của mình
được tích lũy qua vài năm công tác:
3.1

Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, chuẩn bị các loại đồ dùng dạy học

3.2

đầy đủ như tranh ảnh, dụng cụ thực hành cho học sinh (nếu có).
Tùy bài thực hành mà giáo viên sẽ cho học sinh làm cá nhân hay làm theo nhóm.
Nếu làm theo nhóm thì dự kiến phân chia số lượng thành viên, nêu rõ trách nhiệm

III.3.

của từng thành viên cho học sinh nắm rõ.
Dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài học, tất cả các dụng cụ, nguyên vật liệu của
bài thực hành. Giáo viên cần cần giải thích rõ ràng khâu chuẩn bị về các dụng cụ,

III.4.

mua nguyên liệu như thế nào để đạt yêu cầu bài thực hành.
Trước mỗi buổi thực hành, giáo viên cần thông báo một số nguyên tắc bắt buộc
học sinh phải tuân theo để đảm bảo vấn đề an toàn. Đối với bộ môn công nghệ 6
các tiết thực hành thường sử dụng các dụng cụ có tính sát thương cao như kim,
Trường THCS Đồng Đen

5


GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

kéo, dao,… rất nguy hiểm đối với học sinh nhất là học sinh lớp 6 nếu không cẩn
thận. Vì thế bản thân tôi đã có một số yêu cầu sau:
- Học sinh cần nghiêm túc, không đùa giỡn, không chạy nhảy trong giờ thực
hành. Để làm được điều này bắt buộc người giáo viên cần quan sát, bao
-

quát được lớp học để nhắc nhở, uốn nắn các em kịp thời.
Cần tập trung chú ý nghe giảng, không lo làm theo khi giáo viên đang
hướng dẫn bởi rất nguy hiểm nếu vừa xem vừa làm theo. Khi nào có hiệu

III.5.

lệnh thì học sinh mới bắt đầu thực hành.
Giáo viên đưa ra thang điểm chấm khi thực hành để học sinh nắm rõ và

thực hiện cho tốt.
Để thực hiện tốt việc rèn luyện kĩ năng thực hành môn công nghệ cho học sinh, thì
mỗi giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học đặc trưng để tạo sự hứng
thú cho các em học tập bộ môn một cách có hiệu quả. Đồng thời rèn luyện kĩ năng
thực hành cho các em thành thạo có khoa học và thực hiện đúng qui trình công
nghệ. Điều này đòi hỏi giáo viên phải chủ động sáng tạo tìm ra cho mình một
phương pháp thích hợp với bài dạy để có hiệu quả cao nhất; tức là việc lựa chọn
phương pháp phải đa dạng. Trong quá trình thực hành, giáo viên phải tập trung


III.6.

quan sát để nắm tình hình
Đánh giá kết quả học tập của học sinh và tổng kết bài.
- Thái độ học tập và lao động trong quá trình thực hành.
- Mức độ kỹ năng học sinh đạt được, được đánh giá qua chất lượng sản phẩm
-

hoặc công việc hoàn thành theo các chỉ số và chuẩn xác định.
Ý thức vệ sinh phòng học sau khi thực hành.

Ví dụ áp dụng
Bài 19: Thực hành TỈA MỘT SỐ RAU CỦ QUẢ TRANG TRÍ MÓN ĂN
Bước 1: Đối với bài thực hành này nên làm cá nhân nên từ trước đó giáo viên dặn
dò kỹ học sinh chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu.

Trường THCS Đồng Đen

6

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Bước 2: Hướng dẫn, vẽ hình minh họa, thao tác mẫu cho các em quan sát, đưa ra
thang điểm đánh giá cho học sinh nắm rõ. Nêu một số nguyên tắc bắt các em chú
ý tuân theo khi thực hành để đảm bảo an toàn cho chính mình và bạn cùng lớp.

Bước 3: Học sinh bắt đầu thực hành, giáo viên quan sát, bao quát lớp, nhắc nhở và

uốn nắn những em có kỹ năng chưa tốt, có thể hướng dẫn riêng.

Trường THCS Đồng Đen

7

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Bước

4:

Đánh giá kết

quả kỹ năng

thực

qua thái độ

học tập và

mức độ hoàn

thiện

sản


phẩm

học

sinh.

Nhận xét kỹ

những

điều

mà học sinh

chưa

làm

được,

ngợi

những

của

khen

cá nhân có


hành

kỹ năng thao

tác
tốt.

Trường THCS Đồng Đen

8

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Bài 20: Thực hành TRỘN DẦU GIẤM
Bước 1: Dặn dò học sinh chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu. Đối với bài thực hành
này giáo viên nên phân chia nhóm (nhóm từ 5 đến 6 học sinh) để các em thảo luận
và phân chia công việc chuẩn bị.

Học sinh thảo luận nhóm phân chia công việc chuẩn bị thực hành

Trường THCS Đồng Đen

9

Nguyên vật liệu đã được chuẩn bị


GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn lại quy trình thực hiện cho học sinh khắc sâu và
đưa ra thang điểm chấm cho học sinh nắm rõ.

Trường THCS Đồng Đen

10

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Bước 3: Bắt đầu cho học sinh thực hành. Giáo viên quan sát, nhắc nhở những
em có thái độ học tập chưa tích cực, ỷ lại vào các thành viên khác trong nhóm.
Vì thế, giáo viên cần phải quan sát, ghi lại cụ thể kết quả đánh giá từng bước
theo nội dung và quy trình bài thực hành vào phiếu theo dõi của mình để có tư
liệu chính xác cho việc đánh giá cuối cùng.

Trường THCS Đồng Đen

11

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga



SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Bước 4: Đánh giá kết quả kỹ năng thực hành qua thái độ học tập và mức độ
hoàn thiện sản phẩm của học sinh. Nhận xét rút kinh nghiệm cho từng sản phẩm
của các nhóm, khen ngợi những nhóm hoạt động tốt và phê bình những em
chưa tích cực.

Trường THCS Đồng Đen

12

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Một số sản phẩm của học sinh
4.

Hiệu quả của đề tài.

Qua nghiên cứu về vấn đề được nêu ra của chuyên đề, “Nâng cao kỹ năng
thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”. Tôi áp dụng chuyên đề này thấy
được chất lượng bộ môn có chuyển biến rõ rệt đặc biệt là các em có hứng thú học
thực hành, thích học môn công nghệ, các em có thể áp dụng những kiến thức, kĩ
năng đó vào thực tế cuộc sống hằng ngày.
III.
1.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.

Kết luận

Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả việc dạy học môn công nghệ, mỗi giáo
viên bộ môn cần trau dồi cho mình năng lực dạy học. Một đồ dùng thiết bị dạy
học tốt sẽ hổ trợ cho giáo viên rất nhiều trong giảng dạy đồng thời góp phần giáo
dục tính năng động, sáng tạo làm việc có kế hoạch theo quy trình công nghệ . Nếu
chúng ta biết sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí sẽ tạo được sự rung động, ấn tượng
tốt giúp các em học tập môn học tốt hơn.
2.

Kiến nghị

Trường THCS Đồng Đen

13

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga


SKKN: “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn công nghệ 6”

Nhà trường cần có phòng học tập bộ môn với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ
cho việc học tập của các em được tốt hơn.
Trên đây là chuyên đề “Nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh qua môn
công nghệ 6”. Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều điều thiếu
sót. Rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các quý thầy cô, anh chị
đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn và vận dụng vào bộ môn đạt kết
quả cao hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Vĩnh lộc A, ngày 7 tháng 3 năm 2017
Người viết

Bùi Đỗ Thiên Nga

Trường THCS Đồng Đen

14

GV: Bùi Đỗ Thiên Nga



×