Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

BC ảnh hưởng tỷ gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.28 KB, 29 trang )

BÁO CÁO
KINH TẾ VĨ MÔ
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN MINH CAO HOÀNG
NHÓM 3 (Thứ năm ca 2)
ĐỀ TÀI 4:
Trình bày các yếu tố tác động đến tỷ giá.
Trình bày thực trạng tỷ giá của Việt Nam trong những năm
gần đây.
Trình bày các biện pháp mà chính phủ Việt Nam sử dụng để
ổn định tỷ giá trong thời gian qua.


BẢNG MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC:

TÊN THÀNH VIÊN
NGUYỄN NGỌC HOÀI TRANG
(Nhóm trưởng)

VÕ XUÂN CHÂU THƯ
NGUYỄN QUỐC CƯỜNG
LÂM THỊ TRÚC ANH
NGUYỄN THẢO VI
PHẠM LƯ QUỐC CHẤN
ĐẶNG THÀNH TRUNG
NGUYỄN LÊ MAI CHI

MSSV

MỨC ĐỘ
HOÀN
THÀNH



2161820

98%

2161834

98%

2150564

97%

2143122

98%

2152262

98%

2151714

97%

2130614

97%

2140796


97%


MỤC LỤC
PHẦN 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ...................................................1
I. KHÁI NIỆM:......................................................................................................1
II.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ:....................................................1
1.

LẠM PHÁT:.................................................................................................1

2.

TÁC ĐỘNG CỦA CUNG VÀ CẦU:...........................................................2

3.

LÃI SUẤT:...................................................................................................3

4.

CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ :.....................................................4

5.

THU NHẬP QUỐC DÂN:...........................................................................5


6. CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ, SỰ KỲ VỌNG, YẾU TỐ CHÍNH TRỊ VÀ SỰ
CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ:..........................................................................5
PHẦN 2: THỰC TRẠNG CỦA TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY......7
I. BỐI CẢNH:........................................................................................................7
II.

TỪNG GIAI ĐOẠN TIÊU BIỂU:...................................................................7
1.

GIAI ĐOẠN NĂM 2008:.............................................................................8

2.

GIAI ĐOẠN NĂM 2009:.............................................................................9

3.

GIAI ĐOẠN NĂM 2010:...........................................................................10

4.

GIAI ĐOẠN NĂM 2011:...........................................................................10

5.

GIAI ĐOẠN NĂM 2012:...........................................................................10

6.

GIAI ĐOẠN NĂM 2013:...........................................................................10


7.

GIAI ĐOẠN NĂM 2014:...........................................................................11

8.

GIAI ĐOẠN NĂM 2015:...........................................................................11

9.

GIAI ĐOẠN NĂM 2016:...........................................................................13

10. GIAI ĐOẠN NĂM 2017 (Từ 01/01/2017 đến 19/10/2017):......................14
PHẦN 3: CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐỂ ỔN ĐỊNH TỶ
GIÁ............................................................................................................................. 18
I. CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐỂ ỔN ĐỊNH TỶ
GIÁ TRONG THỜI GIAN QUA:...........................................................................18
1.

KIỀM CHẾ LẠM PHÁT:...........................................................................18

2.

CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU:..................................................................19

3.

CHÍNH SÁCH HỐI ĐOÁI:........................................................................19



4.

QUỸ DỰ TRỮ BÌNH ỔN HỐI ĐOÁI:......................................................20

5.

PHÁ GIÁ TIỀN TỆ:...................................................................................21

6.

NÂNG GIÁ TIỀN TỆ:...............................................................................22

II.

BIỆN PHÁP KHÁC - MUA BÁN NGOẠI TỆ (Năm 2015, 2016, 2017) :....22
1.

Năm 2015:..................................................................................................22

2.

Năm 2016:..................................................................................................23

3.

Năm 2017:..................................................................................................24

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................26



PHẦN 1:
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ
I.

KHÁI NIỆM:
Tỷ giá có thể hiểu đơn giản là giá để chuyển đổi - đổi một đơn vị tiền tệ này để

lấy một đơn vị tiền tệ khác. Hay nói cách khác, tỷ giá hối đoái thể hiện mối quan hệ về
giá trị của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ.
Ví dụ, theo thống kê từ NHNN Việt Nam phiên ngày 03/10/2017 tỷ giá trung
tâm của Việt Nam đồng ở mức 22.473 đồng/USD, tức là 1 USD Mỹ quy đổi ra được
22.473 đồng Việt Nam.
II.

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ:
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên sự biến động tăng giảm của tỷ giá. Dưới đây

là một số nguyên nhân chính và phổ biến nhất dẫn đến sự thay đổi này.
1. LẠM PHÁT:
Tỷ giá hối đoái phản ánh đồng thời so sánh sức mua của đồng nội tệ và đồng
ngoại tệ hay mức giá trong nước và mức giá của nước ngoài. Nghĩa là khi chênh lệch
lạm phát giữa hai quốc gia có sự thay đổi, nghĩa là mức giá ở cả hai nước này thay
đổi, thì tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai nước đó sẽ biến động và thay đổi
theo.
 Nếu mức giá trong nước > nước ngoài => sức mua đồng nội tệ giảm so với
ngoại tệ => tỷ giá hối đoái tăng lên.
 Nếu mức giá trong nước < nước ngoài => sức mua đồng nội tệ tăng so với
ngoại tệ => tỷ giá hối đoái giảm xuống.
 Nếu mức lạm phát trong nước > nước ngoài => sức mua của đồng nội tệ giảm

so với ngoại tệ => tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng lên.

1


 Nếu mức lạm phát trong nước < nước ngoài => sức mua của đồng nội tệ tăng
so với ngoại tệ => tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm xuống.
Lạm phát thì thường gây ra các tác động tiêu cực nhiều hơn so với tác động
tích cực lên tỷ giá của một đồng tiền. Quốc gia mà có tỉ lệ lạm phát thấp chưa chắc
đem lại tỷ giá có lợi cho đất nước. Nhưng nếu tỉ lệ lạm phát tăng cao thì có thể sẽ tác
động cực đến tỷ giá của nước này và các quốc gia khác.
Lạm phát và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Lạm phát cao => lãi suất của đồng ngoại tệ tăng so với đồng nội tệ, làm
giảm giá đồng nội tệ.
 Lạm phát cao => sức mua của đồng nội tệ giảm đi so với đồng ngoại tệ
=> tỷ giá USD/VND sẽ thay đổi.
Lạm phát cũng tác động trực tiếp đến việc xuất – nhập khẩu của một quốc gia.
 Khi lạm phát tăng cao => giá của hàng trong nước tăng => việc xuất
khẩu cũng như tiêu thụ sẽ gặp khó khăn => giảm cung nội tệ, tăng cầu
ngoại tệ.
Việc tăng cung đồng tiền trong nước sẽ dẫn đến lạm phát tăng theo, từ đó giá
đồng nội tệ sẽ giảm xuống và tỷ giá của đồng USD/VND cũng tăng lên.
2. TÁC ĐỘNG CỦA CUNG VÀ CẦU:
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà người tiêu dùng bán ra để mua về nôi tệ.
Ngược lại, cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà người tiêu dùng muốn thu mua bằng cách
bán ra đồng nội tệ. Có thể hiểu đơn giản rằng, sự thay đổi cung và cầu => sự thay đổi
của tỷ giá.
 Khi lượng cung ngoại tệ lớn hơn, nghĩa là cung > cầu => người ta sẵn
sàng bán ra với mức giá thấp hơn làm cho giá ngoại tệ trên thị trường
chung cũng giảm theo.

2


 Khi đồng ngoại tệ trở nên khan hiếm, nghĩa là cung < cầu => người ta
sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép, từ đó giá ngoại tệ trên thị trường
sẽ tăng.
Có thể thấy rằng khi lượng cung và cầu ngoại tệ thay đổi dẫn đến sự biến động
theo đó của tỷ giá đối hoái.
Ví dụ: Thu nhập của người dân tăng cao sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hoá và
dịch vụ nhập khẩu, từ đó nhu cầu ngoại tệ để chi mua hàng hóa nhập khẩu tăng lên.
3. LÃI SUẤT:
Sự tác động của lãi suất lên tỷ giá thuộc một số yếu tố như mức di chuyển vốn
của mỗi nước, cơ chế tỷ giá,… điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc
đầu tư hoặc đi vay tầm vi mô.
Thông thường, nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao
hơn, thực hiện bằng cách đi vay đồng tiền có lãi suất thấp để chuyển đổi sang đồng
tiền có lãi suất cao, sau đó tiếp tục đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao hơn. Hoặc nếu
lãi suất của việc gửi nội tệ cao hơn gửi ngoại tệ, người ta sẽ có xu hướng gửi đồng nội
tệ nhiều hơn, cầu ngoại tệ sẽ tăng, ngoài ra những người trước đây từng gửi ngoại tệ
cũng sẽ chuyển lượng ngoại tệ đó sang đồng nội tệ. Cả hai trường hợp trên đều dùng
chung mục đích đó là được hưởng mức chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền.
Điều này làm nên sự thay đổi cung và cầu ngoại tệ cũng như ảnh hưởng đến tỷ
giá. Vì vậy nên các nhà đầu tư phải so sánh giữa thu nhập do sự chênh lệch lãi suất thu
được phải lớn hơn sự gia tăng tỷ giá trong suốt quá trình đầu tư. Đây cũng là kỹ thuật
được quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư trên thị trường.
Chính sách lãi suất cao hỗ trợ sự lên giá của đồng nội tệ.
 Nếu lãi suất trong nước > lãi suất nước ngoài => Đồng ngoại tệ sẽ có xu
hướng giảm giá và ngược lại đồng nội tệ sẽ tăng giá.
3



 Nếu lãi suất trong nước < lãi suất nước ngoài => đồng ngoại tệ sẽ tăng
giá và nội tệ sẽ giảm giá.
4. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ :
Cán cân thanh toán quốc tế là một bản thống kê phản ảnh đầy đủ và có hệ
thống tất cả các giao dịch thu – chi của người dân và chính phủ của nước này và các
nước khác trong một khoảng thời gian nhất định. Cán cân thanh toán quốc tế cũng
đồng thời phản ảnh mức tài chính của một quốc gia, cụ thể được chia làm hai loại: bội
chi và bội thu
Nếu cán cân thanh toán của một nước bội chi ( chi > thu), nhu cầu về đồng
ngoại tệ sẽ gia tăng, lượng cầu > lượng cung, tỷ giá lúc đó có xu hướng tăng lên.
Ngược lại, nếu cán cân thanh toán của một nước bội thu ( thu > chi), lượng cung đồng
ngoại tệ gia tăng và từ đó tỷ giá có xu hướng giảm.
Khi cán cân thanh toán thâm hụt => làm cho đồng nội tệ giảm giá => xuất khẩu
sẽ tăng và nhập khẩu bị hạn chế hơn
Ngoài ra, cán cân thương mại cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá đối hoái
– thể hiện sự chênh lệch giữa kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu của một
nước.
 Khi xuất khẩu HH-DV ra nước ngoài sẽ thu về đồng ngoại tệ, để tiếp tục
kinh doanh, nhà xuất khẩu sẽ phải bán đồng ngoại tệ đó để mua đồng
nội tệ, tiếp tục mua HH-DV trong nước để xuất khẩu ra nước ngoài =>
cung ngoại tệ có xu hướng gia tăng và tỷ giá hối đoái từ đó sẽ giảm.
 Khi nhập khẩu HH-DV từ nước ngoài, nhà xuất khẩu cần ngoại tệ để
thanh toán => cầu ngoại tệ gia tăng và tỷ giá đối hoái cũng tăng theo.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái chịu tác động mạnh từ nhân tố cán cân thương mại.
Khi một quốc gia có:
 Thặng dư thương mại, nghĩa là lượng cung ngoại tệ lớn hơn lượng cầu
ngoại tệ => tỷ giá hối đoái sẽ giảm đi và đồng nội tệ sẽ tăng giá.

4



 Thâm hụt thương mại, nghĩa là lượng cung ngoại tệ nhỏ hơn lượng cầu
ngoại tệ => tỷ giá hối đoái sẽ tăng và đồng nội tệ sẽ giảm giá.
5. THU NHẬP QUỐC DÂN:
Nếu trong một quốc gia, thu nhập tăng thì nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của
nước đó sẽ tăng và từ đó thì nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng sẽ tăng và sẽ dẫn đến tình
trạng đồng ngoại tệ tăng giá, đồng tiền trong nước bị mất giá, tỷ giá hối đoái sẽ bị thay
đổi đáng kể. Có một hiện tượng thường thấy ở nước ta đó là, khi biết đồng ngoại tệ
tăng lãi suất, người ta sẽ đổ xô đi đổi tiền từ nội tệ sang ngoại tệ để tích trữ, đề phòng
trường hợp nội tệ sẽ giảm lãi suất.
6. CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ, SỰ KỲ VỌNG, YẾU TỐ CHÍNH TRỊ VÀ SỰ CAN
THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ:
a. Yếu tố tâm lý:
Người dân, các nhà đầu tư, các ngân hàng hoặc các tổ chức kinh doanh là
các tác nhân trực tiếp giao dịch ngoại hối, các hoạt động mua bán tạo nên sự cung
và cầu ngoại tệ. Nhìn chung, yếu tố tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến những nhà giao
dịch này, nó được thể hiện bằng sự phán đoán về các sự kiện kinh tế, chính trị,...
b. Sự kì vọng:
Các tin đồn cũng như sự kỳ vọng vào tương lai, đó cũng là lý do tại sao giá
ngoại tệ phản ảnh sự kỳ vọng của người dân trong tương lai. Từ những sự kiện
trên, người ta sẽ dự đoán được chiều hướng tăng hay giảm của tỷ giá và thực hiện
các hoạt động mua bán, đầu tư về ngoại hối => tỷ giá thay đổi trên thị trường.
Ví dụ: khi người dân kì vọng rằng trong tương lai gần tỷ giá sẽ tăng, từ đó
mọi người sẽ đi mua tích trữ đồng ngoại tệ và tỷ giá sẽ tăng ngay tại thời điểm
này. Hoặc nếu có tin đồn nhà nước hỗ trợ việc xuất khẩu cũng như hạn chế nhập
khẩu để giảm thâm hụt thương mại, người dân lúc đó sẽ bán ngoại tệ đi và tỷ giá
hối đoái sẽ giảm theo đó.
c. Sự can thiệp của chính phủ:


5


Bất kì sự can thiệp nào từ chính phủ về vấn đề lạm phát, thu nhập hoặc lãi
suất trong nước đều gây tác động đến tỷ giá hối đoái. Chính phủ có thể can thiệp
vào thương mại hoặc đầu tư quốc tế. Thậm chí trực tiếp can thiệp vào thị trường
ngoại hối. tất cả những can thiệp trên đều sẽ gây ảnh hưởng đến tỷ giá của đất
nước.

6


PHẦN 2:
THỰC TRẠNG CỦA TỶ GIÁ VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN
NAY
I.

BỐI CẢNH:
Giữa năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra làm nền kinh tế trở nên

chao đảo hơn bao giờ hết và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của cơn dư chấn ấy. Điển
hình là con số dự trữ ngoại hối từ 20,7 tỷ USD (19/06/2008) giảm mạnh xuống còn
17,5 tỷ USD (trong năm 2008).
Trong thời gian ngắn ấy từ nền kinh tế xuất siêu đã trở thành nền kinh tế nhập
siêu và gây ra hàng loạt biến động về tỷ giá.
-

1/2011 con số dự trữ này đã tụt dốc xuống đáy 12,58 tỷ USD.
11/2/2011 nhà nước đã lấy lại được một lượng dữ trữ nhờ cú biến động về giá


-

VND khoảng 22-23 tỷ USD.
7/2015, một lần nữa tỷ lệ dự trữ tăng mạnh lên 37 tỷ USD với 10 tấn vàng.
Tuy nhiên, sự kiện Trung Quốc bất ngờ phá giá mạnh đồng NDT, lại làm nhà nước

-

bán ra một lượng lớn USD cho đến ngày cuối năm 2015.
Năm 2016, ổn định tỷ giá đã trở lại, nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách giữ
ngoại tệ và có tác dụng, cán cân thương mại thặng dư. Ước tính trong năm qua,
lượng mua vào xấp xỉ 11 tỷ USD, đạt kỉ lục dự trữ cao nhất trong những năm qua

-

41 tỷ USD.
Từ bối cảnh mua vào bán ra của nhà nước Việt Nam dẫn đến tỷ giá có những thay

II.

đổi theo.
TỪNG GIAI ĐOẠN TIÊU BIỂU:
Nhằm thực hiện các biện pháp ổn định tỷ giá, ổn định kinh tế vĩ mô trước

những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng
kinh tế năm 2008, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) đã nỗ lực thực hiện nhiều biện
pháp nhằm cải thiện tình hình. Sau đây là những lần điểu chỉnh tỷ giá của NHNN từ
năm 2008 đến nay.
1. GIAI ĐOẠN NĂM 2008:
a. Giai đoạn 1 (01/01/2008 – 25/03/2008):

7


-

Trên thị trường liên ngân hàng: tỷ giá USD/VND liên tục giảm ( từ 16.112

-

đồng xuống mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD ).
Trên thị trường tự do: tỷ giá dao động 15.700 – 16.000 đồng/USD.
Nguyên nhân: tết Dương lịch là thời điểm kiều hối về nước mạnh mẽ nên dòng

-

lớn USD chảy về nước ta.
Tình hình thị trường: các nhà đầu tư dự báo VND sẽ tăng giá so với USD, cộng
thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa 2 đồng tiền, nên các nhà đầu tư và ngân hàng
thương mại đã đẩy mạnh bán USD, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trái phiếu
của chính phủ, còn các doanh nghiệp xuất khẩu vay USD để sản xuất kinh

-

doanh.
Chính phủ: thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất lên 8,75%/năm,
hạn chế bơm tiền ra nền kinh tế qua việc thu mua ngoại tệ, tăng biên độ tỷ giá

USD/VND từ 0,75% lên 1%/năm.
b. Giai đoạn 2 (26/03/2008 – 16/07/2008):
- Tỷ giá tăng đều và đỉnh điểm là lên đến 19.400 đồng/USD và sau đó có giảm

-

khi nhà nước nới lỏng biên độ từ 1% lên 2%.
Nguyên nhân: USD tăng đột biến do khủng hoảng kinh tế.
Tình hình thị trường: do tâm lý bất ổn do giá tăng đột biến các doanh nghiệp và
người dân giữ ngoại tệ,các nhà đầu tư có nhiều lo ngại khi nắm giữ trái phiếu
chính phủ nên lũ lượt rút vốn làm cho nguồn USD dự trữ của chính phủ bị

-

thâm hụt.
Chính phủ: không cho công ty xuất khẩu vay ngoại tệ để chiết khấu bộ chứng

từ xuất khẩu, giảm hiện tượng DN vay xuất khẩu nhưng bán lại trên thị trường.
c. Giai đoạn 3 (17/07/2008 – 15/10/2008):
- Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống còn 16.600 đồng/USD.
- Nguyên nhân: ngân hàng nhà nước lần đầu tiên công bố tỉ lệ dự trữ 20,7 tỷ
USD để làm yên lòng công chúng và nhà đầu tư khi cho rằng USD trở nên
-

khan hiếm.
Tình hình thị trường: bình ổn sau đợt tăng giá đột biến.
Chính phủ: ban hành một loạt chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ
(cấm nhập khẩu vàng, mua bán ngoại tệ trái phép..)mua bán ngoại tệ qua các

ngân hàng thương mại lớn.
d. Giai đoạn 4 (16/10/2008 – 31/12/2008):
- Tỷ giá tăng lên mức cao 16.998 đồng/USD sau đó giảm nhẹ, cung ít hơn cầu.
Đỉnh điểm là khi chính phủ điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% mức USD
đã tăng lên 17.440 đồng/USD.

8


-

Tình hình thị trường: nhu cầu mua ngoại tệ của khối đầu tư nước ngoài tăng
cao khi các công ty vốn nước ngoài bán số lượng lớn cổ phiếu và trái phiếu,cầu

-

USD của ngân hàng cũng như trên thị trường tự do tăng cao.
Chính phủ: bán hơn 1 tỷ USD cho các ngân hàng thương mại để nhập khẩu một

số sản phẩm thiết yếu.
2. GIAI ĐOẠN NĂM 2009:
Năm 2009, tiếp tục làn sóng 4 tháng cuối năm 2008, biên độ tỷ giá lại được nới
lên mức 5% kéo tỷ giá trên thị trường vượt ngưỡng 18.000 VND/USD.
a. Giai đoạn 1 (01/01/2009 – 24/11/2009):
- Tháng 1 đến tháng 3 tỷ giá biến động dữ dội, điển hình là tỷ giá liên ngân hàng
trong khoảng 17.450-17.700 đồng/USD.
Tháng 4 đến tháng 9 tăng dần trong khoảng 18.545-18.500 đồng/USD.
Tháng 10 đến tháng 11 biến động mạnh 19.750 đồng/USD trên thị trường liên
-

ngân hàng.
Nguyên nhân: chính sách kích cầu ,thâm hụt cán cân thương mại,yếu tố tin

-

đồn...

Tình hình thị trường: do ảnh hưởng của chính sách kích cầu nên lãi suất tiền
đồng giảm thấp, các doanh nghiệp không muốn bán ngoại tệ ra mà chỉ muốn

vay tiền đồng.
b. Giai đoạn 2 (25/11/2009 – 31/12/2009):
- Tỷ giá giảm dần trong khoảng 18.500 đồng/USD.
- Nguyên nhân: ngân hàng nhà nước phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng
thương mại đưa ra chính sách bình ổn tỷ giá. Tỷ giá giảm sau một thời gian đầy
biến động.
3. GIAI ĐOẠN NĂM 2010:
Từ cuối năm 2009 đến năm 2010, biên độ lãi suất đã được hạ xuống chỉ còn
3%. Trong giai đoạn này tỷ giá trên thị trường chủ yếu xoay quanh giá bán ở mức
18.000 VND – 19.000 VND/USD.
- Tháng 1 tỷ giá giảm nhẹ đến giữa tháng 2/2011, do nguồn cung từ ngoại kiều về
nước tăng. Song nguồn thu từ khách nước ngoài tăng (20.4%), xuất khẩu chuyển
-

từ giá trị âm sang dương, vốn đầu tư và hỗ trợ nước ngoài tăng mạnh...
Chính phủ: có những giải pháp ngăn chặn hiệu quả để làm giảm sức ép gia tăng tỷ
giá như: giảm biên độ giao dịch từ 5% xuống còn 3%, yêu cầu công ty lớn bán lại

ngoại tệ cho ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng có trạng thái dưới 5%.
4. GIAI ĐOẠN NĂM 2011:

9


Năm 2011 là năm mở đầu cho việc chuyển giao của hai thống đốc ngân hàng
nhà nước và việc chuyển giao này đã mở ra giai đoại ổn định ngoại hối nhờ nhiều
chính sách điều hành hỗ trợ như : giảm mạnh biên độ tỷ giá từ 3% xuống còn 1%, áp

trần lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại từ 6% về 2% và kết hợp với
các biện pháp ngăn chặn giao dịch ngoại hối bất hợp pháp.
Do đó ,cuối năm 2011, tỷ giá đạt được là 20.282 đồng, cán cân thanh toán
thặng dư khoảng 3.1 tỉ USD, so với mức thâm hụt 3.07 tỉ vào năm trước.
5. GIAI ĐOẠN NĂM 2012:
Những năm 2011, 2012 là những năm thể hiện sự thay đổi trong đường lối về
tỷ giá của NHNN, dường như NHNN đã bắt đầu “tôn trọng” thị trường hơn khi thực
hiện các biện pháp nhằm tăng tỷ giá, phản ánh đúng quy luật cung cầu cùng với một
mức biên độ cứng nhắc hơn.
Năm 2012, nhà nước tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỷ giá và tăng trong biên độ
không quá 2-3% năm. Cuối năm 2012, giá mua vào của các ngân hàng thương mại
USD giảm 1% so với năm 2011.
6. GIAI ĐOẠN NĂM 2013:
Năm 2013, ngân hàng nhà nước vẫn duy trì mục tiêu ổn định tỷ giá trong biên
độ như năm trước. Nhưng tại một số thời điểm năm 2013 do ảnh hưởng của diễn biến
tình hình tài chính trong nước và quốc tế, tỷ giá có phần tăng nhẹ, một vài ngân hàng
thương mại nâng giá USD lên phạm vi kịch trần 21.036 đồng, giá bán trên thị trường
lên đến 21.320 đồng. Sau đó, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân
liên ngân hàng lên 1%,sau thời gian ổn định ở mức 20.828 đồng/USD.
Do vậy, nhu cầu USD đã hạ nhiệt trong những ngày cuối năm 2013, giá nằm
trong khoảng 21.140 đồng trên thị trường liên ngân hàng. Tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ trong
các ngân hàng nhà nước giảm xuống còn 13.2%.
7. GIAI ĐOẠN NĂM 2014:
Năm 2014 là năm được đánh giá là năm thành công trong vấn đề ổn định tỷ giá
của NHNN, khi mà mức biến động tỷ giá chỉ ở mức 1%.
10


Năm 2014, nới lỏng đối tượng cho vay ngoại tệ do tín dụng trong nước tăng
chậm, giảm lãi suất xuống còn 4 - 5% cho khoản vay ngoại tệ, do đó các ngân hàng

thương mại có thể tiếp cận với nguồn tín dụng giá rẻ. Tháng 6/2014 ngân hàng lại một
lần nữa điều chỉnh tỷ giá thêm 1%, do các yếu tố tâm lý trên thị trường và sự kì vọng
với con số là 21.246 đồng.
Với cam kết cứng rắn rằng sẽ ghim giữ tỷ giá ổn định, NHNN đã thực hiện rất
tốt lời hứa của mình đồng thời tạo ra được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, bằng
chứng là chỉ số lạm phát trong năm 2014 rất thấp (khoảng 3,95%) mức thấp nhất trong
15 năm trở lại đây.
8. GIAI ĐOẠN NĂM 2015:
Với kết quả của năm 2014, NHNN tiếp tục đặt chỉ tiêu không để tiền đồng mất
giá quá 2% so với USD trong năm 2015.
Tuy nhiên, trong năm 2015 thì nền kinh tế trong nước mặc dù tiếp tục có sự
phục hồi nhưng cán cân thương mại vẫn thâm hụt, đặc biệt là thâm hụt trầm trọng với
láng giềng Trung Quốc (đối thủ của nước ta trong vấn đề xuất khẩu).
Trong năm 2015, nhập siêu của Việt Nam lên tới 32.3 tỷ USD (tăng 12.5% so
với 2014). Nhập siêu cả nước đạt 3.2 tỷ USD. Thâm hụt thương mại đã làm giảm
thặng dư cán cân thanh toán tổng thể so với các năm trước => nguồn cung ngoại tệ
không dồi dào như trước, trong khi NHNN buộc phả gia tăng dự trữ do sự tăng trưởng
của nhập khẩu => Kết quả là cán cân cung cầu ngoại tệ không cân bằng và gây áp lực
phá giá lên tiền VNĐ.
Tiền VNĐ đang phải chịu nhiều tác động không mấy tích cực do những biến
động lớn của các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới tác động => Kết quả là cam kết tỷ
giá của NHNN đã không được giữ vững, gây nên những biến động bất ngờ trên thị
trường ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến các Doanh Nghiệp và làm mất niềm tin đối với
Chính Phủ.
a. Giai đoạn 1:

11


NHNN đặt ra mục tiêu điều hành tỷ giá tăng không quá 2% trong năm

2015, vào ngày 07/01/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VNĐ 1%, từ
mức 21.246 VNĐ/USD lên 21.458 VNĐ/USD (không thay đổi so với năm 2014 ở
mức +/-1%). Trong giai đoạn này, việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm
1% gây bất ngờ cho các Doanh Nghiệp do thời điểm cận Tết nguyên đán nên nhu
cầu ngoại tệ tăng cao.
b. Giai đoạn 2:
Tỷ giá tăng liên tục và nhận thấy dấu hiệu trở lại của nhập, 4 tháng sau đó,
vào ngày 07/05/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
thêm 1%, từ mức 21.458 đồng/USD lên 21.673 đồng/USD. Như vậy, chỉ trong
vòng 5 tháng đầu năm, NHNN đã điều chỉnh tăng hết biên độ 2% cho cả năm.
c. Giai đoạn 3:
Từ sự phá giá đồng Nhân dân tệ cùng kéo theo hàng loạt các đồng tiền chủ
chốt khác của Châu Á, ngày 12/08/2015, NHNN đã điều chỉnh nâng biên độ tỷ giá
USD/VND từ +/-1% lên +/-2%, theo đó giá mua bán USD giao động trong phạm
vi từ 21.240 đồng/USD (sàn) đến 22.106 đồng/USD (trần).
Tuy nhiên, trước bối cảnh đồng Nhân dân tệ tiếp tục phá giá mạnh, ngày
19/08/2015, NHNN lại tiếp tục quyết định điều chỉnh kép tăng tỷ giá thêm 1% lên
mức 21.890 VND/USD và nới biên độ từ +/-2% lên +/-3%, theo đó giá mua bán
USD của các ngân hàng có thể giao động trong phạm vi từ 21.233 đồng/USD (sàn)
đến 22.547 đồng/USD (sàn).
Trước những động thái trên, NHNN lý giải rằng điều này nhằm chủ động
dẫn dắt thị trường, đón đầu trước các khó khăn => Đảm bảo khả năng cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam và tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ.
d. Giai đoạn 4:

12


Tỷ giá bán tại thời điểm ngày 24/12/2015 là 22.547 đồng/USD, đồng VNĐ
chính thức mất giá 5,34% so với thời điểm đầu năm và vượt 3,34% so với mục tiêu

đề ra của NHNN.
9. GIAI ĐOẠN NĂM 2016:
a. Tình hình thị trường:
Năm 2016 là năm có thị trường ngoại tệ ổn định nhất từ trước đến này mặc
dù thị truòng ngoại hối trên thế giới gặp rất nhiều biến động, khắp mọi nơi từ Châu
Âu đến Châu Mỹ.
Sau cú sốc quá lớn về tiền tệ ở Trung Quốc hồi tháng 8/2015, cho nên vào
cuối năm 2015, hàng loạt các tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong nước đã đưa
ra nhiều cảnh báo không mấy tích cực, đó chỉnh là dự báo sức ép tỷ giá USD/VNĐ
khi Mỹ nâng lãi suất quá cao, đồng VNĐ sẽ giảm trong khoảng 5-7% trong năm
2016.

Trong 8 tháng đầu năm 2016, tình hình thị trường ngoại hối lặng sóng, rất ổn
định, khác xa so với những cảnh báo về tình hình không mấy tích cực trong năm
trước. Trong 4 tháng cuối năm, đã có 2 đợt tăng giá trên thị trường chợ đen, một là
vào cuối tháng 8/2016 (22.950 VNĐ/USD) và trong tuần đầu tháng 12/2016 (23.350
VNĐ/USD). Tuy nhiên, khoảng thời gian mà giá tăng vọt rất ngắn, thị trường không
có sự hỗn loạn và giao dịch không có đột biến.
Tình trạng thị trường ngoại hối ổn định và thặng dư của cán cân thường mại
(nhờ FDI) đã kích thích một số lượng lớn ngoại tệ chuyển sang đồng VNĐ. Hơn thế
nữa, NHNN cũng đã mua được một lượng lớn ngoại tế nhằm nâng dự trữ ngoại hối
lên (vượt mốc 40 tỷ USD theo báo cáo tháng 10/2016)
b. Nguyên nhân:
Tỷ giá 2016 ổn định nhờ sự điều chỉnh hợp lý,linh hoạt và vững chắc của
Chính Phủ và NHNN.
13


Thị trường ngoại hối ổn định còn nhờ sức bền nội tại của chính nền kinh tế.
c. Chính phủ:

Chính phủ sử dụng chính sách nhất quán đảm bảo giá trị của đồng tiền VNĐ
nên tỷ giá USD/VNĐ mới được ổn định.
Mục tiêu chống lạm phát luôn được đề cập cho dù CPI đứng ở mức thấp.
NHNN đã quyết định đưa lãi suất tiền gửi về 0% nhằm chống lại tình trạng đô la hóa
trên thị trường.
NHNN luôn quyết liệt, không dung túng sai phạm, dấu vết sai phạm và nỗ lực
dùng truyền thông để hạn chế tình trạng đầu cơ.
10. GIAI ĐOẠN NĂM 2017 (Từ 01/01/2017 đến 19/10/2017):
a. Giai đoạn 1 – Chặn đà rơi tỷ giá:
Sau diễn biến tỷ giá “đồng/USD” giảm trên thị trường kể từ đầu năm 2017,
vào ngày 09/01/2017, NHNN đột ngột nâng mạnh giá mua vào USD thêm 275
đồng/USD (từ 22.300 đồng/USD thành 22.575 đồng/USD) nhằm mục đích chặn đà
rơi tỷ giá. Tỷ giá năm 2017 không bất ngờ bởi đã diễn ra như vậy cách đây 2 năm,
nhưng lại diễn biến sớm hơn trong năm nay.
Không chỉ chặn đà rơi tỷ giá, NHNN đã mua ròng một lượng ngoại tệ từ
nền kinh tế vừa bổ sung thêm nguồn dự trữ ngoại hối, vừa giảm lượng “dư cung”
trên thị trường. Như vậy, sau khi thực hiện bán ra ngoại tệ bình ổn thị trường và tỷ
giá vào cuối năm 2016, NHNN đã nhanh chóng mua ròng ngoại tệ trở lại.
Năm nay, Trung Quốc không muốn sử dụng “quá liều” việc phá giá CNY vì
lo ngại các dòng vốn chảy vào Trung Quốc giảm mạnh. Còn ở Mỹ, sau khi tổng
thống Donald Trump đắc cử, cũng đang lưỡng lự chính sách đồng USD tăng giá vì
ông cho rằng nếu đồng USD tăng quá mạnh trong thời gian dài sẽ làm giảm sức
cạnh tranh của hàng hóa Mỹ, đồng thời làm giảm việc làm của người lao động.
Trong năm 2017 diễn biến kinh tế thế giới đang ngày càng bất định, khó
lường, càng đòi hỏi sự khéo léo, linh hoạt của NHNN trong chính sách tỷ giá.
14


b. Giai đoạn 2 – Những bước đi táo bạo:
Ngày 11/5, tỷ giá trung tâm được NHNN niêm yết ở mức 22.377

đồng/USD, tiếp tục tăng thêm 4 đồng so với ngày 10/5. Nếu tính từ đầu năm đến
nay, tỷ giá trung tâm đã tăng gần 1%. Cũng trong ngày, Sở Giao dịch, NHNN đã
nâng giá bán USD lên 23.028 đồng/USD, tăng 4 đồng/USD so với phiên liền
trước.
Từ đầu năm đến nay, cách điều hành tỷ giá của NHNN vẫn bám sát mục
tiêu lớn, tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô. Nhưng, NHNN vẫn luôn “để mắt” tới
nhiệm vụ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhận thấy áp lực mất giá VND khi CNY ổn
định hơn, “trò chơi” lãi suất của Fed chưa thật rốt ráo, hay như lạm phát ở trong
nước có dấu hiệu chững lại… NHNN chủ động nâng tỷ giá trung tâm cũng như
điều chỉnh tăng giá mua, bán USD tạo thêm tính cạnh tranh cho tỷ giá, hỗ trợ xuất
khẩu gia tăng giá trị.
Năm nay chúng ta đều biết, việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%
không dễ dàng. Vì thế, tỷ giá sẽ là kênh hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh về
giá trị. Đó là bước đi khá mạnh dạn nhưng đã được nhà điều hành tính toán một
cách thận trọng
Chưa lúc nào NHNN lại để chênh lệch mức giá bán và giá mua như hiện
nay (giá mua: 22.675 đồng/USD – giá mua: 23.028), cách đặt giá này thể hiện
nguồn ngoại tệ đang khá dồi dào.
Từ những phân tích trên cho thấy, chính sách tỷ giá đang ngày càng tự tin
với những bước điều chỉnh mạnh.
c. Giai đoạn 3 – Điều hành tỷ giá linh hoạt:
Diễn biến tỷ giá những tháng qua được cho là khá bất ngờ đối với thị trường
khi nhìn lại 3/4 chặng đường đã qua. Hồi đầu năm, tỷ giá được cơ quan điều hành,
hoạch định chính sách cũng như nhiều phân tích của các chuyên gia, tổ chức trong
nước cũng như quốc tế đánh giá là chịu khá nhiều áp lực. Tỷ giá có thể tăng 2-3%
từ việc cán cân thanh toán quốc tế sẽ không thuận lợi như năm 2016, nhất là đồng
USD - đồng tiền chủ chốt trong rổ tính tỷ giá của Việt Nam mạnh lên. Cùng với đó
15



là sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ và lộ trình tăng lãi suất của FED với số lần tăng
dự báo sẽ nhiều hơn năm trước, nhiều đồng tiền lớn khác trong khu vực giảm giá
mạnh, lạm phát có khả năng tăng khi giá hàng hóa thế giới phục hồi.
Vào ngày 19/10, NHNN công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với
đồng USD ở mức: 22.462 đồng (tăng 2 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch
NHNN hiện mua vào ở mức 22.710 đồng và bán ra ở mức 23.116 đồng.
Cho tới ngày 19/10/2017, tỷ giá chỉ tăng khoảng 1%, tổng mức tăng cả năm
chỉ đến 1,5% cho thấy tỷ giá của Việt Nam khá ổn định. Dựa trên diễn biến trên thị
trường trong nước và quốc tế, các chuyên gia cho rằng, từ nay đến cuối năm áp lực
lên tỷ giá vẫn còn nhưng không đáng kể.
Điểm nhấn trong điều chỉnh chính sách tỷ giá là NHNN sử dụng công cụ
giao dịch kỳ hạn khẳng định tính linh hoạt trong chính sách điều hành của NHNN.
Với việc cho phép sử dụng sản phẩm mua kỳ hạn giúp các NHTM có thêm lựa
chọn bán ngoại tệ cho NHNN trong tương lai với mức giá hiện tại, mà không lo
giá sẽ giảm trong tương lai. Động thái này có thể sẽ mang lợi kép cho các NHTM,
giúp các ngân hàng vừa chủ động cân đối nguồn ngoại tệ vừa có thêm nguồn vốn
cho hoạt động kinh doanh đang bước vào những tháng cao điểm.

16


PHẦN 3:
CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐỂ ỔN
ĐỊNH TỶ GIÁ
I.

CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐỂ ỔN ĐỊNH
TỶ GIÁ :
Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố và biến động một cách


tự phát. Chính phủ Việt Nam đã sử dụng một số biện pháp để ổn định tỷ giá trong
thời gian qua như sau:
1. KIỀM CHẾ LẠM PHÁT:
Trong nhiều nghiên cứu gần đây, để nhằm ổn định hơn sự lạm phát từ tỷ
giá. Nhưng trong thực tế, một số tác nhân ảnh hưởng đến tỷ gía đó chính là lạm
phát. (điều này được chỉ rõ trong phần I)
Trong giai đoạn 2015 – 2017, chính sách tỷ giá được điều chỉnh theo
hướng linh hoạt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tỷ giá thả
nổi hoàn toàn trong giai đoạn tiếp theo.

 Để kiềm chế lạm phát nhằm ổn định tỷ giá trong thời gian qua, Nhà nước ta đã
-

đưa ra 7 giải pháp chính để có thể giải quyết như sau:
Biện pháp thứ nhất là biện pháp thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Biện pháp thứ hai là cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ
quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà

-

nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Biện pháp thứ ba là tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,
khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương

-

thực, thực phẩm.
Biện pháp thứ tư là bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất

-


khẩu, giảm nhập siêu.
Biện pháp thứ năm là triệt để để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

17


-

Biện pháp thứ sáu là tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc

chấp hành pháp luật nhà nước về giá.
- Biện pháp thứ bảy là mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
2. CHÍNH SÁCH CHIẾT KHẤU:
Đây là chính sách của ngân hàng trung ương dùng cách thay đổi tỷ suất
chiết khấu của ngân hàng. Để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.
Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, ngân hàng sẽ nâng cao tỷ
suất chiết khấu lên để giảm tỷ giá hối đoái xuống. Bởi vì khi ngân hàng nâng cao
tỷ suất chiết khấu dẫn đến lãi suất trên thị trường cũng tăng lên, vốn ngắn hạn trên
thị trường thế giới sẽ chạy vào góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối,
do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.
Tuy nhiên chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định đối với tỷ
giá hối đoái bởi vì giữa chúng không có quan hệ nhân quả.
Lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa
các nước. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay.
Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một
tình hình đặc biệt có thể vượt qua tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái
lại do quan hệ cung cầu ngoại hối quyết định mà quan hệ này do tình hình của cán
cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định.
Trong trường hợp lãi suất lên cao, nhưng tình hình kinh tế, chính trị và tiền

tệ của nước đó không ổn định thì không hẳn là vốn ngắn hạn sẽ chạy vào, bởi lúc
đó vấn đề đặt lên hàng đầu là sự bảo đảm an toàn cho vốn chứ không phải thu
được lãi nhiều. Nếu tình hình tiền tệ của các nước gần tương tự như nhau thì
hướng đầu tư ngắn hạn sẽ nhắm vào các nước có lãi suất cao, do đó chính sách
chiết khấu có ý nghĩa quan trọng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của các nước.
3. CHÍNH SÁCH HỐI ĐOÁI:

18


Hay còn gọi là chính sách hoạt động công khai trên thị trường: có nghĩa là
ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối của nhà nước dùng nghiệp vụ
trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái lên
cao, ngân hàng trung ương tung ngoại hối ra để bán nhằm kéo giá hối đoái giảm
xuống.
Muốn thực hiện được biện pháp này, ngân hàng trung ương phải có dự trữ
ngoại hối đủ lớn. Nhưng nếu tình hình thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế của
nước đó kéo dài thì khó có nguồn dự trữ ngoại hối đủ lớn để thực hiện biện pháp
này.
4. QUỸ DỰ TRỮ BÌNH ỔN HỐI ĐOÁI:
Quỹ dự trữ bình ổn đối hoái là nhằm chủ động tạo ra một lượng dự trữ
ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách
hoạt động công khai trên thị trường. Như vậy, đây là một hình thức biến tướng của
chính sách hối đoái.
Khủng hoảng ngoại hối trầm trọng đang làm cho đồng tiền của các nước
ngày một mất giá, sự biến động lớn trong tỷ giá ngoại hối đã và đang làm ảnh
hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Về nguyên tắc, ngân hàng trung ương
không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi, tuy nhiên vì hiện
trạng này, các nước đã lập ra quỹ bình ổn hối đoái để điều tiết tỷ giá của đồng tiền
nước mình.

 Có 2 phương pháp tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ bình ổn giá:
-

Phương pháp 1: Dùng vàng để lập quỹ này, khi cán cân thanh toán thiếu hụt
thì bán vàng ra thu ngoại tệ để cân đối thanh toán, khi tư bản chạy vào
nhiều thì bán hàng lấy tiền trong nước để mua ngoại hối nhằm ổn định tỷ
giá hối đoái.

19


-

Phương pháp 2: Phát hành trái phiếu kho bạc nhà nước để có tiền lập quỹ
vàng, khi tư bản nước ngoài thì bán trái phiếu từ quỹ này ra để mau đôla, do
đó hạn chế được tỷ giá hối đoái bị hạ xuống. Ngược lại khi tư bản chạy ra,
thì xuất đôla đã mua được từ quỹ này để bán ra, số tiền bán đôla lại dùng
mua trái phiếu kho bạc nhà nước đã phát hành do đó ngăn ngừa được tỷ giá
hối đoái lên cao.

 Trên thực tế cho thấy thật ra quỹ này rất hạn chế, quỹ này chỉ có tác dụng
khi gặp khủng hoảng ngoại hội ít nghiệm trọng và nhất định phải có nguồn
tín dụng quốc tế hỗ trợ.
5. PHÁ GIÁ TIỀN TỆ:
Phá giá tiền tệ là việc giảm sức mua của đơn vị tiền tệ nước mình so với
ngoại tệ hay là nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ.
 Tác dụng của phá giá tiền tệ có thể là:
-

Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu hàng hóa => khôi phục

lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế.

-

Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài,
chuyển tiền ra ngoài nước => tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về
ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

-

Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài => quan
hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng.

-

Lấy một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền phá giá trong tay.

 Tác dụng chủ yếu của phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện cán cân thương mại.

20


 Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước
tiến hành phá giá tiền tệ và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của
nước đó.
6. NÂNG GIÁ TIỀN TỆ:
Là nâng cao tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ tức
là hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Khi nâng giá đồng nội tệ có tác
dụng hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh nhập khẩu do đó làm cho tỷ giá hối đoái

được ổn định.
Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với ngoại thương của một nước hoàn
toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ thường xảy ra dưới áp lực của
nước khác mà nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình
vào nước có cán cân thanh toán và cán cân thương mại dư thừa.
II.

BIỆN PHÁP KHÁC - MUA BÁN NGOẠI TỆ (Năm 2015, 2016, 2017) :
Chính phủ chú trọng mua bán ngoại tệ để điều chỉnh tỷ giá là một trong

những biện pháp tốt nhất để giữ vững giá trị của đồng tiền quốc gia. Trong đó,
ngân hàng nhà nước là thành phần chủ chốt, quan trọng trong các giao dịch trên thị
trường. Chính phủ ta đã có những chính sách can thiệp để duy trì mức tỷ giá ổn
định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức phù hợp với mục tiêu kinh tế
nước ta trong thời gian qua như sau:
1. Năm 2015:
a. Sự can thiệp của Chính Phủ:
Sự can thiệp của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (2015) để ngặn chặn đô la
hóa:
-

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam điều chỉnh tỷ giá bằng cách hạn chế các
đối tượng được vay tín ngoại tệ. Giảm dần lãi suất VND và trần lãi suất tiền
USD để tạo mức lãi suất hợp lý giửa USD và VND. Điều này dẫn đến xu
21


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×