ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN ANH VŨ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HIỆP
Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Bảo Dương
.
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyện Chư Păh hiện có 15 đơn vị hành chính xã, thị trấn.
Vấn đề quản lý nhà nước về đất đai trên địa huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai trong những năm qua đã đạt được những thành tựu, góp phần ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà
nước về đất đai ở huyện Chư Păh vẫn tồn tại một số yếu kém: tình
trạng tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp trong hộ gia đình cá nhân vẫn còn xảy ra ở vùng nông
thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn để xảy ra tình trạng lấn
chiếm, mua bán, cho thuê đất trái phép mà chủ yếu diễn ra trong các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất trên địa bàn huyện. Việc áp
dụng thực hiện quy định về điều kiện để được giao đất, cho thuê đất,
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất
đai còn lúng túng. Vì thế, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn và có
những giải pháp phù hợp về vấn đề quản lý đất đai ở huyện Chư Păh.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà
nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai” là rất cần
thiết và cấp bách.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu để làm rõ thực trạng quản lý Nhà nước về đất đai
trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai hiện nay và qua đó đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện.
2
- Nhận biết được các vấn đề về quản lý nhà nước về đất đai,
những nguyên nhân có liên quan ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường công
tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia
Lai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là công tác quản lý
nhà nước về đất đai của các cấp, ngành huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai từ
năm 2013 đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập dữ liệu
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu..
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp kế thừa.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Việc hệ thống hoá cơ sở lý luận về QLNN về
đất đai và làm rõ biểu hiện các quy luật của QLNN trong trường hợp
nghiên cứu tại huyện Chư Păh có ý nghĩa về mặt lý luận đối với các
nghiên cứu có cùng quan tâm.
Về mặt thực tiễn: Những đánh giá thực trạng QLNN về đất
đai trên địa bàn huyện Chư Păh cùng các nguyên nhân và những đề
xuất, kiến nghị, biện pháp quản lý thích hợp nhằm hoàn thiện QLNN
về đất đai có ý nghĩa thực tiễn đối với các cấp quản lý có liên quan,
góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH trên địa bàn huyện Chư Păh.
3
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, luận văn được kết cấu thành ba chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai trong
nền kinh tế .
Chương 2: Thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước
về đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT ĐAI TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ SỰ CẦN
THIẾT CỦA QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Từ những vấn đề trên, tác giả đề xuất khái niệm QLNN về
đất đai của CQH: là sự phối hợp nhịp nhàng của CQH với các đơn vị
khác thuộc hệ thống QLNN về đất đai được pháp luật quy định, để
thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý được giao, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi và mang hiệu quả nhất cho người SDĐ trong việc thực hiện
các quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với đất đai, góp phần cho các
mục tiêu phát triển KT- XH vì con người, cộng đồng, xã hội cũng như
bảo vệ môi trường sống bền vững tại huyện”.
1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai
a. Vai trò của đất đai
b. Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Trong quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc quản lý tập trung và thống nhất của nhà
nước
b. Nguyên tắc phân cấp gắn liền với các điều kiện bảo đảm
hoàn thành nhiệm vụ
c. Quản lý đất đai theo nguyên tắc tập trung dân chủ
d. Nguyên tắc kế thừa và tôn trọng lịch sử
e. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với địa phương
và vùng lãnh thổ
1.1.4. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đất đai
5
Quản lý nhà nước về đất đai là nhằm đảm bảo 3 mục đích cơ
bản:
- Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, tránh lãng phí;
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý và sử
dụng;
- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung quy
định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29
tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, áp
dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, nội
dung như sau:
1.2.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về
quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
1.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản
lý hồ sơ đại chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất
1.2.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển
mục đích sử dụng đất
1.2.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất
1.2.6. Công tác quản lý tài chính về đất đai
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai; Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QLNN VỀ ĐẤT ĐAI
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương
6
* Nhân tố kinh tế
* Nhân tố xã hội
1.3.2. Tình hình biến động sử dụng đất
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước tác
động rất lớn biến động về kinh tế, từ đó tác động biến đổi mục đích
sử dụng đất. Trên phạm vi ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, người dân
đa số đều sống dựa vào nông nghiệp là chính với việc trồng cây ca
phê, hồ tiêu… còn công nghiệp- dịch vụ – thương mại vẫn còn nhỏ
bé chưa phát triển. Diện tích đất được tập trung để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi thực hiện cơ chế mở cửa, đổi mới
đối với nền kinh tế, cơ cấu kinh tế của huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
cũng đã chuyển đổi theo hướng trồng cây công nghiệp và theo hướng
dịch vụ – công nghiệp - thương mại - nông nghiệp. Vấn đề đặt ra là
sự chuyển dịch cơ cấu như vậy đã tác động không nhỏ tới quỹ đất của
huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp
đã được lấy đi để sử dụng cho sản xuất công nghiệp làm cho diện tích
đất nông nghiệp giảm đi.
1.3.3. Nhân tố về tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý
nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền
địa phương có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn.
Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản,
có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo
hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận
lợi. Tuy nhiên, công tác quản lý của bộ máy sẽ gặp khó khăn lớn nếu
một khâu, một cấp quản lý trong hệ thống không đảm bảo được yêu
cầu công việc được giao.
7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN
CHƯ PĂH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Nằm ở phía bắc Tây Nguyên, với vị thế địa - chính trị, địa kinh tế khá đặc biệt: cách trung tâm tỉnh l Gia Lai thành phố
Pleiku) 16 km, cách trung tâm tỉnh l Kon Tum 25 km - là cửa ngõ
quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh Gia Lai và
thành phố Pleiku và còn đặc biệt hơn khi Pleiku trở thành thành phố
động lực, đặc biệt quan trọng của khu vực tam giác Đông Dương
theo Quyết định của Chính phủ). Huyện có tuyến Quốc lộ 14 xuyên
suốt từ Bắc xuống Nam, đường tỉnh 661 về hướng Tây và đường tỉnh
670 về hướng Đông.
b. Địa hình, địa đạo
Địa hình huyện Chư Păh tương đối đơn giản, phần lớn bằng
phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi. Có thể
chia địa hình Chư Păh thành các dạng sau: địa hình núi thấp và đại
hình gò đồi.
* Khí hậu: Huyện Chư Păh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa và mang tính chất khí hậu vùng Tây Nguyên. Hàng năm, khí hậu
chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10) và
mùa khô từ khoảng tháng 11 đến tháng 4).
* Các nguồn tài nguyên.
- Tài nguyên đất:
- Tài nguyên nước:
- Tài nguyên rừng;
8
- Tài nguyên khoáng sản:
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Nông - Lâm nghiệp:
- Nông nghiệp: Vụ đông - xuân 2016-2017, toàn huyện đã
gieo trồng được 2.011 ha, đạt 99,06% KH, bằng 100,3% so với cùng
kỳ năm 2016.
- Lâm nghiệp: Huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng
cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng như trực gác thường
xuyên, làm đường băng cản lửa, phát dọn đốt trước thực bì nên
không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn. Tình hình khai thác, vận
chuyển, mua bán, cất giấu trái phép lâm sản diễn biến rất phức tạp;
huyện đã chỉ đạo quyết liệt các ngành chức năng thường xuyên kiểm
tra, truy quét và đã thành lập 02 tổ truy quét lâm tặc tại địa bàn trọng
điểm Ia Kreng, Chư ĐangYa, suối Cát-xã Ia Nhin, ĐăkTơVer).
b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông:
* Hệ thống thuỷ lợi:
* Y tế, dân số:
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
CỦA HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
2.2.1. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng
a. Đất nông nghiệp: Huyện Chư Păh có tổng diện tích đất
nông nghiệp 85.175,9 ha, chiếm 87,4% diện tích tự nhiên, đất đai chủ
yếu là đất đỏ bazan rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,
trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, chè....
Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp 55.511,37 ha;
+ Đất lâm nghiệp 29.517,06 ha;
9
+ Đất nuôi trồng thủy sản 116,63 ha;
+ Đất nông nghiệp khác 30,85 ha.
b. Đất phi nông nghiệp: Toàn huyện có tổng diện tích
5.900,75 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 6,05%. Trong đó:
+ Đất ở 787,37 ha;
+ Đất chuyên dùng 4.397,09;
+ Đất tôn giáo tín ngưỡng 9,43 ha;
+ Đất nghĩa địa 122,29 ha;
+ Đất sông suối 543,86 ha;
+ Đất mặt nước chuyên dùng 37 ha;
+ Đất phi nông nghiệp khác 3,71 ha.
c. Đất chưa sử dụng: Có tổng diện tích 6.381,03 ha, chiếm
6,55 % chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng.
2.2.2. Biến động đất đai
a. Biến động tổng diện tích tự nhiên
Tổng diện đất tự nhiên của huyện theo kết quả thống kê năm
2017 là 97.457,68 ha không thay đổi so với thống kê đất đai từ 2013 2017 Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Chư Păh
giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: ha
Năm
Tổng diện tích đất
tự nhiên
2013
2014
2015
2016
2017
97.457,68
Mục đích sử dụng đất
Đất phi
Đất nông
Đất chưa
nông
nghiệp
sử dụng
nghiệp
85.034,76
5.812,45
6.610,47
85.054,43
5.845,60
6.557,67
85.066,12
5.850,43
6.541,13
85.076,55
5.859,26
6.521,87
85.175,9
5.900,75
6.381,03
10
b. Biến động đất đai theo mục đích sử dụng
- Biến động đất nông nghiệp: Biến động năm 2017 tăng so
với thống kê năm 2016 là 99,35 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng
vào sử dụng Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Biến động đất nông nghiệp huyện Chư Păh từ năm
2013-2017
Mục đích sử dụng đất
Năm
Đất nông nghiệp
cả huyện (ha)
Đất nông nghiệp
cả tỉnh (ha)
Tỷ lệ
(%)
2013
85.034,76
1.392.043,87
6,10
2014
85.054,43
1.391.631,18
6,11
2015
85.066,12
1.391.263,58
6,11
2016
85.076,55
1.389.684,65
6,12
2017
85.175,90
1.389.638,21
6,13
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Phòng TNMT Chư Păh)
- Biến động đất phi nông nghiệp: (Bảng 2.4)
Bảng 2.4. Biến động đất phi nông nghiệp huyện Chư Păh năm
2013-2017
Mục đích sử dụng đất
Đất phi nông
nghiệp cả huyện
(ha)
Đất phi nông
nghiệp cả tỉnh
(ha)
Tỷ lệ
(%)
2013
5.812,45
97.120,15
5,99
2014
5.845,60
97.757,80
5,98
2015
5.850,43
98.130,84
5,96
2016
5.859,26
99.694,19
5,88
2017
5.900,75
100.055,26
5,90
Năm
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Phòng TNMT Chư Păh)
11
- Biến động đất chưa sử dụng: (Bảng 2.5)
Bảng 2.5. Biến động đất chưa sử dụng huyện Chư Păh từ năm
2013-2017
Mục đích sử dụng đất
Năm
Đất chưa sử dụng
cả huyện (ha)
Đất chưa sử dụng
cả tỉnh (ha)
Tỷ lệ (%)
2013
6.610,47
61.934,52
10,67
2014
6.557,67
61.709,56
10,63
2015
6.541,13
61.704,11
10,60
2016
6.521,87
61.719,70
10,57
2017
6.381,03
61.405,07
10,39
(Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Phòng TNMT Chư Păh)
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI
Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung quy
định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13 ngày 29
tháng 11 năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, áp
dụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, mỗi nội
dung đã chỉnh sửa hoàn chỉnh để hướng dẫn rõ nhằm phù hợp thực tế
tại địa phương, trong phạm vi đề tài, tác giả đề xuất 15 nội dung
thành 6 nhóm nội dung chính nhằm phù hợp với cấp quản lý địa
phương cấp huyện.
2.3.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
UBND huyện đã tổ chức triển khai Luật Đất đai năm 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành cho Chủ tịch, Phó chủ tịch, công
chức Địa chính - Xây dựng, Tư pháp xã, thị trấn biết và nắm bắt luật
kịp thời. Bên cạnh đó, phổ biến các văn bản trên Website và đài phát
12
thanh truyn hỡnh ca huyn. Cỏc hot ng v vn bn qun lý t
ai huyn Ch Ph c th hin c th qua bng 2.6.
2.3.2. Cụng tỏc xỏc nh a gii hnh chớnh, lp v qun lý
h s a chớnh, lp bn a chớnh, ng ký t ai, v cp giy
chng nhn quyn s dng t, quyn s hu nh v ti sn khỏc
gn lin vi t.
a. Xỏc nh a gii hnh chớnh, lp bn a chớnh
Kt qu o c lp bn a chớnh cỏc xó, th trn ca
huyn Ch Ph nm 2017 c th hin qua bng 2.8.
Bng 2.8. Hin trng s dng t cỏc n v cp xó, th trn ca
huyn Ch Ph 2017
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đơn vị hành
chính
Hòa Phú
Ia Khơl
Đăk Tơ Ver
Hà Tây
Ia Phí
Ia Ly
Ia Mơ Nông
Ia Ka
Ia Nhin
Nghĩa Hòa
Nghĩa Hng
Ch Jôr
Ch Đăng Ya
Ia Kreng
TT Phú Hòa
Tổng
Diện tích tự
nhiên (ha)
5.584,5
9.055,8
3.762,9
22.270,3
6.981,2
4.687,4
5.219,0
11.420,7
3.145,8
2.279,7
3.989,0
1.181,6
4.236,7
11.149,2
2.494,0
97.457,69
Diện tích đã đo đạc bản
đồ địa chính (ha)
1.963,01
3.447,23
567,44
2.886,72
4.087,91
2.366,52
2.668,20
3.614,56
1.211,65
1.883,13
1.653,46
533,87
1.248,84
543,96
594,60
29.271,10
13
b. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: (Bảng
2.10)
Bảng 2.10. Kết quả đăng ký, cấp GCN đất phân theo cấp xã, thị
trấn huyện Chư Păh đến năm 2017
STT
Đơn vị
hành chính
Diện tích tự
nhiên (ha)
Diện tích đã
cấp giấy chứng
nhận QSD đất
(ha)
Số giấy chứng
nhận QSD đất
đã cấp (giấy)
Tỷ lệ% so
với diện tích
đủ điều kiện
cấp giấy (%)
1
Hòa Phú
5.584,5
1.503,44
2.412,00
91,79
2
Ia Khươl
9.055,8
2.913,73
5.690,00
89,74
3
Đăk Tơ Ver
3.762,9
410,31
1.254,00
91,65
4
Hà Tây
22.270,3
1.921,12
4.781,00
95,18
5
Ia Phí
6.981,2
3.645,75
6.740,00
93,50
6
Ia Ly
4.687,4
2.004,32
4.231,00
89,62
7
Ia Mơ Nông
5.219,0
2.260,58
4.916,00
96,70
8
Ia Ka
11.420,7
3.115,02
5.981,00
91,36
9
Ia Nhin
3.145,8
959,97
2.059,00
94,31
10
Nghĩa Hòa
2.279,7
1.389,15
3.169,00
93,93
11
Nghĩa Hưng
3.989,0
1.574,11
5.601,00
97,52
12
Ch Jôr
1.181,6
513,61
1.843,00
97,77
13
Chư Đăng Ya
4.236,7
1.006,61
2.089,00
90,78
14
Ia Kreng
11.149,2
480,37
976,00
100,00
15
TT Phú Hòa
Tổng
2.494,0
428,86
1.538,00
96,43
97.457,68
24.126,95
53.280,00
93,14
(Nguồn: Phòng TNMT Chư Păh, 2018)
2.3.3. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
* Quy hoạch sử dụng đất:
Cấp huyện: Đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015) của huyện đã được UBND
Tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 47/QĐ-UBND ngày 22/4/2014.
Cấp xã: UBND cấp huyện đã hoàn thành phê duyệt quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với 13/15 đơn vị hành chính cấp xã.
Như vậy, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
14
huyện được thực hiện theo đúng quy trình của Luật đất đai quy định,
hạn chế đến mức thấp nhất những quy hoạch treo. Kế hoạch sử dụng
đất hàng năm có tính khả thi, tích cực khai hoang tận dụng đất còn
chưa sử dụng, hạn chế chuyển đổi mục đích từ đất trồng cây – thế
mạnh của huyện nói riêng và cùng Tây nguyên nói chung... Bên
cạnh đó, còn không ít yếu kém, hạn chế trong công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cần phải khắc phục nhanh chóng.
2.3.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục
đích sử dụng đất
Nhìn chung, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất trên địa bàn huyện thực hiện đúng theo quy định. Các
trường hợp xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đều
được cơ quan tài nguyên và môi trường rà soát, đối chiếu với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thực hiện đầy đủ các
bước lấy ý kiến về thẩm định nhu cầu trước khi trình UBND cấp
thẩm quyền xem xét giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất. Việc xác định giá đất để giao, cho thuê, chuyển mục đích sử
dụng áp dụng đúng theo quy định hiện hành.
2.3.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất
2.3.6. Công tác quản lý tài chính về đất đai
Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện
được thực hiện tương đối tốt, được thể hiện ở bảng 2.14.
Bảng 2.14. Nguồn thu từ đất từ năm 2013-2017
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
11.892
15.110
17.470
20.302
21.845
1.Các khoản thu từ nhà đất
6.422
9.120
10.984
12.960
13.200
2. Thu lệ phí trước bạ
5.470
5.990
6.486
7.342
8.645
Tổng cộng
Nguồn: Chi Cục Thuế huyện Chư Păh
15
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong
quản lý và sử dụng đất
a. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Trong những năm qua huyện đã tổ chức nhiều đợt thanh tra,
kiểm tra tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất trên địa bàn như: Thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất công ở
xã Chư Đang Ya, Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trên địa bàn xã
Nghĩa Hòa, Hòa Phú, Chư Jôr,thị trấn Ia Ly, Ia Mơ Nông, thanh tra,
kiểm tra việc sử dụng đất khu vực Thanh niên xung phong tại xã Ia
Mơ Nông, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất tại khu vực Núi Cờ, xã
Ia Ka…Qua quá trình thanh tra, kiểm tra đã kịp thời chấn chỉnh, ngăn
chặn, xử lý những sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất. Góp
phần làm cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện ngày càng
ổn định, nề nếp và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
b. Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai
Từ năm 2003 đến 2017 trên địa bàn huyện đã nhận được 87
Đơn, trong đó: Khiếu nại: 39 đơn; tố cáo: 08 đơn; Kiến nghị: 40 đơn.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.4.1. Kết quả đạt được
2.4.2. Tồn tại, hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân
16
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,
TỈNH GIA LAI
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện
a. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chư
Păh
b. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Chư Păh
Mục tiêu về kinh tế
Mục tiêu xã hội
3.1.2. Quan điểm và nhu cầu sử dụng đất của huyện Chư Păh
đến 2020
a. Quan điểm sử dụng đất của huyện Chư Păh đến 2020
b. Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH
3.2.1. Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện tại huyện Chư Păh
Tổng rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đất đai từ
trung ương đến địa phương và theo nội dung từng lĩnh vực để tiện tra
cứu, văn bản nào áp dụng cho chính quyền huyện, trong đó phân biệt
rõ các văn bản đang có hiệu lực thi hành và các văn bản đã hết hiệu
lực. Thiết lập các văn bản hướng dẫn có nội dung liên quan đến
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; thẩm quyền giải quyết các
thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ
sơ từng loại như: giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: thế
17
chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi…tất cả các loại quy
trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn
của huyện, xã, đồng thời đưa trên trang Website của UBND huyện
Chư Păh để người dân biết và có nhiều thông tin.
Hằng năm tổ chức, triển khai tuyên truyền, phổ biến rộng rãi
các văn bản liên quan đến luật, những văn bản mới cũng như những
văn bản nào hết hiệu lực phải thông báo cho người dân để kịp thời
nắm băt. Ngoài hình thức tuyên truyền bằng báo, đài phát thanh
truyền hình, website, bên cạnh đó tuyên truyền bằng hình thức kết
hợp lồng ghép tuyên truyền luật trong các buổi tiếp xúc cử tri tại các
xã, thị trấn của huyện Chư Păh.
Hằng năm, Phòng thống kê của huyện Chư Păh mở cuộc điều
tra thống kê đánh giá chung về mức độ hài lòng và tình hình sử dụng
đất trên phạm vi các xã, thị trấn, đối tượng là người dân, doanh
nghiệp những người chính trực tiếp sử dụng các dịch vụ này. Để từ
đó biết, làm báo cáo trình lên UBND huyện và huyện trình lên
UBND tỉnh, để từ đó có hướng khắc phục và hoàn thiện hơn về công
tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Chư Păh.
3.2.2. Công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản
lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất tại huyện Chư Păh
Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Chư Păh nói riêng và
trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung thì cần phải điều chỉnh một số
quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
Đất đai.
Các văn bản về đất đai nên quy định cụ thể và thống nhất về
trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đối với các
18
khu vực đã có bản đồ địa chính mà không có biến động thì nên giao
cho cán bộ địa chính cấp xã thực hiện trích lục hồ sơ và hoàn thiện hồ
sơ gửi Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện.
Chính quyền huyện cần lập kế hoạch cụ thể hướng dẫn chính
quyền cấp thị trấn, xã đẩy mạnh tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ
cho người dân khi thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đối với đất
đai. Đồng thời, cập nhật liên tục, chính xác tình trạng hồ sơ đăng ký
quyền sử dụng đất để hộ gia đình, cá nhân có thể thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của mình trong quá trình hoàn thiện hồ sơ đăng ký.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cần tập trung hoàn
thiện hồ sơ địa chính, tiến hành cấp ngay giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện. Những
hồ sơ chưa đáp ứng đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, cần phân loại và xác định nguyên nhân để có biện pháp giải
quyết:
- Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cần phải có quy định cho người dân nợ tiền sử dụng đất; trên giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ số tiền nợ và thời gian trả nợ,
trường hợp khi người dân có nhu cầu thực hiện các quyền như: thế
chấp, chuyển nhượng thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Đối với tiền trước bạ thì phải nộp theo quy định của nhà nước, nhưng
phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần xem xét miễn thu, trừ
đất ở trong nội huyện và đất phi nông nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Những trường hợp thiếu giấy tờ theo quy định có thể đánh
giá mức độ quan trọng của giấy tờ đó để tiến hành làm giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất trước, sau khi người dân hoàn thiện hồ sơ có
thể đến lấy giấy chứng nhận. Giảm bớt thủ tục rờm rà cho người dân.
19
- Rà soát lại những hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất vượt quá hạn mức quy định của những năm trước để tiến hành
hiệu chỉnh theo đúng quy định của Nhà nước.
- Rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
bằng cách: Giảm thời gian xem xét, ký giấy chứng nhận, yêu cầu chi
cục thuế xác định nghĩa vụ tài chính nhanh chóng.
3.2.3. Công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại
huyện Chư Păh
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là công cụ để nhà nước
quản lý đất đai, đảm bảo cho đất đai được sử dụng có hiệu quả và tiết
kiệm.Chính quyền huyện Chư Păh muốn quản lý, sử dụng đất đai
trên địa bàn huyện ngày càng tốt hơn để phục vụ cho phát triển kinh
tế, xã hội của huyện thì không thể không lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hằng năm của toàn tỉnh trong đó có huyện Chư Păh và quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của các xã. Vì khi quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất khi đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt là cơ sở
pháp lý để quản lý đất đai và là căn cứ để bố trí sử dụng đất như:
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất lập thiếu chính xác, không có tính khả thi thì dễ
xảy ra hiện tượng quy hoạch treo, gây khó khăn cho người dân khi
mua bán, sang nhượng, cho thừa kế…, cho các nhà đầu tư và thiệt
hại cho nền kinh tế của huyện không thu được thuế.
- Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển mục đích sử
dụng đất không theo quy hoạch. Xử phạt kịp thời và răng đe để giúp
người dân kịp thời nhận thức.
Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
rộng rãi nhân dân trên địa bàn toàn huyện được biết và tăng cường
công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được
phê duyệt.
-
20
Quản lý ĐĐT cần đi đôi với quản lý và giữ gìn bảo vệ
cảnh quan môi trường, di tích lịch sử, văn hoá. Việc quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất cân phải có một tầm nhìn chiến lược lâu dài, nên
thuê các chuyên gia đầu ngành của huyện, cũng như của trung ương
về lĩnh vực này để cùng đóng góp ý kiến đưa ra giải pháp tốt nhất
trong công tác quản lý này, quy hoạch phải gắn với giải quyết nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội.
-
Quản lý nhằm tạo ra một không gian đô thị lành mạnh
cho cuộc sống của cư dân đô thị, một hình ảnh đẹp về sự phát triển
văn hoá, chính trị, thương mại, hành chính, ngoại giao... của một
vùng, quốc gia.
-
Xác định ranh giới cụ thể giữa các vùng để có quy chế đối
với việc quy hoạch các vùng, các thị trấn, xã để có thể thực hiện tốt
công tác quy hoạch tổng thể trên toàn địa bàn huyện cũng như quy
hoạch từng vùng trên địa bàn. Bên cạnh đó tận dụng hiệu quả nguồn
đất còn chưa sử dụng.
-
3.2.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển
mục đích sử dụng đất tại huyện Chư Păh
Ủy ban nhân dân huyện Chư Păh cần phối hợp với chính
quyền các phường, xã để xây dựng và công bố một cách công khai,
rõ ràng các tiêu chuẩn như mục đích sử dụng đất, năng lực tài chính,
tiến độ thực hiện dự án để các đối tượng có thể xem xét năng lực của
mình trước khi tham gia xin giao đất.
Đối với giao đất theo chương trình dồn điền đổi thửa, cần
thực hiện nghiêm túc giao đất dưới hình thức bốc thăm thửa đất đã
được chính quyền cấp xã phân chia theo đơn vị thôn, xóm.
Trong thời hạn giao đất, thanh tra huyện thường xuyên kiểm
tra để xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng giao đất. Đối với
21
những trường hợp không đủ khả năng thực hiện theo yêu cầu của hợp
đồng cần kiên quyết thu hồi để tiến hành đấu giá lại.
Cần có những chính sách để mời chào các DN vào huyện đầu
tư, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận và sử dụng đất ở huyện
Chư Păh một cách hiệu quả góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
huyện nói riêng và tỉnh nói chung.
3.2.5. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất tại huyện Chư Păh
Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn quản lý, sử dụng đất đai theo
đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt. Đồng thời kiểm
tra phát hiện xử lý kịp thời những hành vi xây dựng nhà ở, cơ sở sản
xuất kinh doanh phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất, chặt phá rừng làm nương rẫy
khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép xảy ra trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp
hành chính sách pháp luật đất đai, ngăn chặn tình trạng đất đã được
giao, được thuê nhưng không đưa vào sử dụng, để hoang hóa gây
lãng phí, sử dụng kém hiệu quả, đầu cơ trong sử dụng đất đai; xử lý
nghiêm các trường hợp vi phạm về sử dụng đất; tổ chức di dời các cơ
sở gây ô nhiễm và các vi phạm quy hoạch xây dựng đô thị; công khai
trên Cổng thông tin điện tử của huyện, của xã về quỹ đất chưa sử
dụng, chưa cho thuê, cho thuê lại tại các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, quỹ đất được nhà nước giao, cho
thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng tại các dự án khác để tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp biết, tiếp cận đất đai khi có nhu cầu sử dụng
đất.
3.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
trong quản lý và sử dụng đất tại huyện Chư Păh
22
Chính quyền huyện cần có biện pháp tăng cường hơn nữa vai
trò quản lý của mình trong kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý nhà
nước về đất đai. Giao trách nhiệm cho Thanh tra huyện phối hợp với
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức các đợt thanh tra,
kiểm tra chuyên đề như: việc chấp hành pháp luật về đất đai ở xã; các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn.
Trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai giao trách nhiệm
UBND xã phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể cùng cấp làm tốt
công tác vận động hoà giải ở cơ sở, hạn chế thấp nhất việc gửi đơn
vượt cấp, phát sinh điểm nóng.
3.2.7. Các giải pháp khác
Chuyển dịch mạnh cơ cấu các ngành và sản phẩm chủ lực:
Tập trung nguồn lực và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện
để phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản
(cao su, cà phê, hồ tiêu,…); Chú trọng thâm canh, mô hình trồng xen
tăng năng suất sản lượng cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, tiêu,
măng cụt, sầu riêng, các loại cây có múi. Phát triển huyện Chư Păh
thành lãnh thổ động lực:
- Phát triển các trung tâm kinh tế-xã hội.
- Phát triển cụm công nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý.
23
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Huyện Chư Păh là huyện có vị trí quan trọng của tỉnh Gia Lai
do nó có vị trí địa lý thuận lợi. Việc áp dụng các quy định pháp luật
về đất đai vào trong thực tế có thể đạt được hiệu quả hay không, phụ
thuộc rất lớn vào khả năng quản lý nhà nước và đất đai của chính
quyền địa phương. Đứng trước nhiệm vụ quan trọng này, chính
quyền huyện Chư Păh luôn coi hoàn thành tốt công tác quản lý đất
đai là ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu mà huyện đề ra.
Trên cơ sở xác định mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài, luận văn đạt được các kết quả cơ bản sau:
Một là, hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nhà nước về
đất đai, làm rõ khái niệm, vai trò và các công cụ, nội dung và phương
pháp quản lý nhà nước địa phương về đất đai.
Hai là, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn huyện Chư Păh giai đoạn 2013 - 2017, từ đó đánh giá những
kết quả đạt được, hạn chế và tồn tại đối với việc quản lý nhà nước địa
phương về đất đai ở huyện Chư Păh.
Ba là, trên cơ sở định hướng, dự báo nhu cầu sử dụng đất
của huyện Chư Păh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp
tục hoàn thiện công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Chư Păh
đến 2020. Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm
nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tác
giả mong muốn nhận được sự góp ý của Thầy, Cô để luận văn hoàn
thiện hơn.