Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tìm hiều một số thiết chế giải quyết tranh chấp quốc tế: trọng tài quốc tế, tòa án quốc tế, một số cơ quan tài phán quốc tế khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.2 KB, 15 trang )

MỞ BÀI
Trên thế giới, giữa các quốc gia với nhau tồn tại rất nhiều mối quan hệ từ đó thì các
quốc gia cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như tranh chấp về chủ quyền lãnh
thồ, tranh chấp về biên giới trên bộ, trên biển .... Và để giải quyết các tranh chấp đó
có rất nhiều biện pháp và cách giải quyết khác nhau. Ngày nay, với sự phát triển
của Luật quốc tế, các điều ước quốc tế các quốc gia có nhiều cách hơn để giải quyết
những tranh chấp, mâu thuân đó trong hòa bình và làm giảm bớt việc giải quyết
tranh chấp bằng bạo lực, chiến tranh. Một trong những biện pháp giải quyết tranh
chấp đó là việc giải quyết bằng con đường tài phán với một số thiết chế như: giải
quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế, Tòa án quốc tế, một số cơ quan tài
phán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định cần
có những giải pháp khắc phục để hoàn thiện hơn.


Nội dung
I.

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế.

1.

Khái quát chung về trọng tài quốc tế
Trọng tài quốc tế là một trong những thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các

bên tranh chấp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thông qua một hoặc nhiều trọng tài
viên mà không phải đưa vụ tranh chấp ra trước tòa án.
Căn cứ vào tính chất hoạt động có trọng tài thường trực và trọng tài vụ việc.
Trọng tài thường trực hoạt động liên tục dựa trên quy định tại các điều ước quốc
Tòa trọng tài vụ việc hoạt động một cách độc lập dựa trên những quy tắc mà các
bên tranh chấp hoặc đại diện hợp pháp của các bên thỏa thuận thống nhất mà không
phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức nào.


Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết tranh chấp có thể phân thành tòa trọng tài
có thẩm quyền chung và tòa trọng tài có thẩm quyền chuyên môn.
Căn cứ vào thành phần của tòa trọng tài có thể phân chia thành Tòa trọng tài cá
nhân (Tòa trọng tài độc nhiệm) và Tòa trọng tài tập thể (ba trọng tài viên trở lên).
2.

Các tòa trọng tài quốc tế

2.1. Tòa trọng tài thường trực Lahaye (PCA)
2.1.a. Về tổ chức
Hội đồng điều hành bao gồm đại diện ngoại giao tại Lahay của tất cả các quốc
gia thành viên và Bộ trưởng ngoại giao Hà Lan là Chủ tịch Hội đồng điều hành.
Hội đồng có trách nhiệm xác định chính sách và đưa ra các hướng dẫn chung cho
hoạt động của PCA, quyết định các vấn đề về hành chính và ngân sách.
Dưới Hội đồng điều hành có Ban thư ký, đứng đầu là Tổng thư ký, có trách
nhiệm lập danh sách các trọng tài viên dựa trên sự đề cử của các quốc gia, cung cấp


các dịch vụ đăng ký, hỗ trợ hành chính, kỹ thuật… cho các hoạt động của PCA và
quốc gia thành viên.
Ban trọng tài gồm các trọng tài viên được các quốc gia thành viên chỉ định (tối
đa bốn người, nhiệm kỳ 6 năm), là người có chuyên môn, danh tiếng và sẵn sàng
nhận nhiệm vụ. Điểm đặc biệt là các nước thành viên được chọn trọng tài viên
không nằm trong danh sách của PCA trong khi công ước Lahaye yêu cầu trọng tài
viên được chọn từ danh sách này. Điểm đặc biệt nữa là PCA có thể xét xử ở bất kì
nơi trên sự thỏa thuận các bên; PCA không phải cơ quan tài phán quốc tế thường
trực, các cơ quan xét xử chỉ thành lập theo từng vụ việc mặc dù có tên là Tòa trọng
tài thường trực.1
2.1.b. Về thẩm quyền
Do các quy tắc của PCA không có quy định về các chủ thể có thể đưa tranh

chấp ra giải quyết nên các quốc gia, tổ chức quốc tế liên quốc gia, các bên tư nhân
không phải đối tượng của Luật quốc tế sẽ có quyền thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải
quyết tại PCA. Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết khi có sự thỏa thuận và đồng ý
của các bên hoặc có thể dựa trên điều khoản trọng tài (điều khoản được ghi nhận trong
các hiệp định song phương, đa phương, điều ước, các hợp đồng), thỏa thuận trọng tài
(sự thỏa thuận riêng biệt phát sinh sau khi có tranh chấp xảy ra) hay thông qua công cụ
pháp lý khác. Thẩm quyền của Tòa trọng tài thường trực Lahaye không giới hạn về
nội dung tranh chấp, tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền về loại việc
của Tòa trọng tài được giới hạn bởi nội dung của thỏa thuận giữa các bên tranh chấp.
2.1.c. Trình tự, thủ tục tố tụng

1

Mặc dù tên gọi là Toà trọng tài thường trực nhưng PCA không hẳn là cơ quan tài phán quốc tế thường trực. Thực
chất PCA chỉ là một danh sách các trọng tài viên thường trực, có thể được các quốc gia lựa chọn khi giải quyết các
tranh chấp. Chỉ có cơ quan tối cao của Toà - Hội đồng điều hành là cơ quan thường trực. Nguồn:
/>

Thủ tục tố tụng bắt đầu bằng việc bên khiếu nại gửi bản thông báo tới bên bị
khiếu nại với các nội dung cần thiết2. Tòa trọng tài PCA được thành lập ngay sau đó
dựa trên phương thức mà các bên tranh chấp thỏa thuận hoặc dựa trên phương thức
cơ bản được quy định trong Công ước và các Quy tắc của PCA. Các bên tranh chấp
có thể chỉ định trọng tài viên, sau đó lựa chọn chủ tọa phiên tòa và thống nhất số
lượng trọng tài, thường là năm đối với tranh chấp giữa các quốc gia. Nếu không
thống nhất được thì tòa sẽ chỉ gồm ba trọng tài viên. Nếu không thể thống nhất lựa
chọn trọng tài viên thứ ba hoặc một trong hai bên hoặc cả hai bên không chỉ định
trọng tài viên thì việc chỉ định sẽ được trao cho cơ quan có thẩm quyền do các bên
thỏa thuận hoặc dựa trên các Quy tắc UNCITRAL, các trọng tài viên sẽ do Tổng
thư ký PCA chỉ định.
Sau khi thành lập tòa trọng tài và lựa chọn trọng tài viên, bên khiếu nại gửi

bản thuyết minh yêu cầu tới bên bị khiếu nại và các thành viên tòa trọng tài với 4
nội dung chính: (1) tên và địa chỉ bên bị khiếu nại; (2) cơ sở lập luận cho các yêu
cầu; (3) nêu quan điểm về các vấn đề tranh chấp; (4) đưa ra các yêu cầu. Bên bị
khiếu nại sau khi nhận được bản thuyết minh yêu cầu của bên khiếu nại phải hồi
đáp bằng một bản biện hộ trong đó giải thích chủ yếu nội dung (2), (3), (4), kèm
theo các tài liệu chứng cứ liên quan. Ngoài ra còn có thể có yêu cầu phản tố của
bên bị khiếu nại đối với bên khiếu nại trong cùng vụ tranh chấp.
Thông thường, các bên có hai vòng để trình bày bản tự bảo vệ của mình. Bộ quy
tắc của PCA đưa ra thời hạn để các bên gửi bản tự bảo vệ nhưng trên thực tế, tòa trọng
tài thường quyết định thời hạn này dựa trên sự thảo luận với cả hai bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu một phiên tòa trọng tài để có cơ hội trình
bày quan điểm và tranh luận trực tiếp với nhau với sự tham gia của các nhân chứng
2

Các nội dung chính thường được nêu bao gồm 7 nội dung: (1) yêu cầu đưa vụ tranh chấp ra trước tòa trọng tài để
giải quyết; (2) tên và địa chỉ của các bên tranh chấp; (3) dẫn chiếu điều khoản trọng tài hay thỏa thuận trọng tài; (4)
dẫn chiếu các hợp đồng, thỏa thuận, điều ước, hay các công cụ pháp lý khác liên quan tới tranh chấp phát sinh; (5)
trình bày khái quát vụ tranh chấp và tầm quan trọng của nó; (6) nêu tóm tắt yêu cầu; (7) đề xuất số lượng trọng tài
viên giải quyết tranh chấp.


và các chuyên gia. Bên sử dụng phải gửi tên, địa chỉ, ngôn ngữ sử dụng của nhân
chứng tới tòa trọng tài và bên còn lại ít nhất 30 ngày trước khi phiên tòa trọng tài
diễn ra. Trường hợp các bên không yêu cầu, tòa trọng tài sẽ quyết định mở phiên
tòa hay chỉ quyết định dựa trên bản tự bảo vệ của các bên, tài liệu và chứng cứ khác.
Phán quyết của trọng tài sẽ được lập thành văn bản, quyết định theo đa số.
Trường hợp các bên đạt được thỏa thuận trước khi đưa ra phán quyết thì các bên có
thể yêu cầu tòa trọng tài ghi nhận thỏa thuận này như một phán quyết. Quyết định
của Tòa trọng tài là chung thẩm, không thể kháng cáo, buộc các bên phải thi hành
ngay lập tức. Sau khi có phán quyết, các bên có thể yêu cầu Tòa trọng tài giải thích

rõ phán quyết, bổ sung phán quyết, …
2.2. Tòa trọng tài quốc tế về luật biển
Tòa trọng tài quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo quy chế,
quy định tại phụ lục VII về trọng tài và phụ lục VIII về trọng tài đặc biệt – Công
ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982.
Danh sách trọng tài viên do tổng thư ký Liên Hợp Quốc lập ra dựa trên sự chỉ
định của các quốc gia thành viên (có thể bốn thành viên, là người có năng lực, kinh
nghiệm về luật biển, công bằng). Nếu số lượng trọng tài dưới bốn người thì quốc
gia chỉ định có quyền tiến hành bổ sung.
Thủ tục giải quyết bắt đầu từ việc một bên khởi tố gửi thông báo bằng văn bản
tới bên kia trong vụ tranh chấp kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do
làm căn cứ cho các yêu sách đó. Tòa trọng tài được thành lập sau đó gồm 5 thành
viên, một do bên nguyên chọn, một do bên bị chọn (có thể là công dân nước mình),
còn lại là trọng tài viên của nước thứ ba do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Các bên được trình bày căn cứ để bảo vệ quyền lợi của mình. Sự vắng mặt hay
không trình bày lý lẽ không là yếu tố cản trở quá trình tố tụng. Bản án của Tòa trọng tài


có tính chất tối hậy, các bên không được kháng cáo. Tuy nhiên thì Tòa vẫn tiếp tục
hoạt động với nhiệm vụ liên quan đến việc giải thích, thi hành bản án nếu có tranh cãi.
Tòa trọng tài đặc biệt được hình thành và danh sách chuyên viên của Tòa
trọng tài đặc biệt ứng với từng tranh chấp do một quốc gia khởi kiện:
-

Danh sách chuyên viên liên quan đến đánh bắt hải sản do Tổ chức lương thực

và nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization - FAO) lập
ra và duy trì;
-


Danh sách chuyên viên liên quan đến bảo vệ và giữ gìn môi trường biển do

Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường lập và duy trì;
-

Danh sách chuyên viên về nghiên cứu khoa học về biển do Ủy ban hải dương

học liên chính phủ lập và duy trì;
-

Danh sách chuyên viên về hàng hải và ô nhiễm môi trường do tàu thuyền hay do

nhận chìm gây ra do Tổ chức hàng hải quốc tế (International Maritime OrganizationIMO) hoặc tùy theo mỗi trường hợp, do cơ quan phụ trợ thích hợp mà tổ chức, chương
trình hoặc Ủy ban nói trên đã ủy quyền thực hiện chức năng này.
Theo quy định tại Phụ lục VIII, mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định 8
chuyên gia vào danh sách chuyên viên (mỗi lĩnh vực cử 2 người). Các chuyên gia
được cử phải là người nổi tiếng công tâm, liêm khiết, có uy tín lớn về pháp lý, về
khoa học hay kỹ thuật về 4 lĩnh vực nói trên.
Trọng tài quốc tế về luật biển và trọng tài đặc biệt về luật biển có hai điểm
khác biệt cơ bản sau đây:
Thứ nhất, trọng tài viên của Tòa trọng tài quốc tế luật biển là những chuyên
gia trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng
Công ước về tất cả các lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước thì trọng


tài viên của Tòa trọng tài đặc biệt về luật biển lại là các chuyên gia có chuyên môn
cao trong bốn lĩnh vực nêu trên.
Thứ hai, về chức năng, nếu trọng tài quốc tế về luật biển có chức năng giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong việc giải thích và áp dụng Công ước thì trọng
tài đặc biệt về luật biển chỉ có chức năng giải quyết các tranh chấp liên quan đến

bốn lĩnh vực trên. Mặt khác, nếu trọng tài quốc tế về luật biển giải quyết tranh chấp
bằng cách ra phán quyết có giá trị pháp lý bắt buộc các bên tranh chấp phải tuân
thủ thì trọng tài đặc biệt về luật biển chỉ có thể ra các khuyến nghị giúp các bên làm
sáng tỏ nguồn gốc tranh chấp. Tuy nhiên, thủ tục trọng tài không có sự tham gia
của bên thứ ba, đảm bào tính bí mật, tạo nên một ưu điểm khác của phương thức
này. Số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài quốc tế trên
thực tế cho tháy đây là biện pháp có vai trò quan trọng trong việc giải quyết hòa
bình các tranh chấp quốc tế do đó, đây cũng là biện pháp có sự cạnh tranh mạnh đối
với biện pháp hòa bình giải quyết trnah chấp quốc tế thông qua tòa án.
II. Giải quyết tranh chấp thông qua tòa án quốc tế
Tòa án quốc tế là một thiết chế tài phán quốc tế giúp giải quyết hòa bình các
tranh chấp quốc tế theo thủ tục tố tụng nhất định. Việc giải quyết tranh chấp thông
qua tòa án có những ưu điểm nhất định so với những con đường khác. Như là, các
bên đăng ký đưa vụ tranh chấp ra giải quyết mà không mất bất kỳ khoản phí nào.
Tuy nhiên bên cạnh đó, nó cũng có nhược điểm là tính bảo mật thông tin giữa các
bên tranh chấp không được đảm bảo.
1.

Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)

a.

Thành phần của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ)

Tòa án Công lý quốc tế gồm 15 thẩm phán có các quốc tịch khác nhau. Thẩm phán
Tòa án Công lý quốc tế được Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bầu
với nhiệm kỳ 9 năm và cứ mỗi năm bầu lại 1/3 số thẩm phán. Tiêu chuẩn để bầu


thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế căn cứ vào năng lực cá nhân, tương quan vị trí

địa lý và đại diện cho các hệ thống pháp luật trên thế giới. Thẩm phán của tòa
không được đảm nhiệm chức vụ chính trị, hành chính hoặc nghề nghiệp nào trong
thời gian đương nhiệm. Bên cạnh các thẩm phán, khi phiên tòa mở ra, các bên tranh
chấp có thể lựa chọn các thẩm phán ad-hoc. Thẩm phán ad-hoc là thẩm phán do
một hoặc các bên tranh chấp không có thẩm phán mang quốc tịch nước mình trong
thành phần của tòa đề cử tham gia Hội đồng xét xử.
b.

Thẩm quyền của Tòa án Công lý quốc tế: Tòa án Công lý quốc tế có 2 nhiệm

vụ chính:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia: ICJ là cơ quan có chức
năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên Liên hợp quốc và
các quốc gia không phải thành viên Liên Hợp quốc (thỏa mãn những điều kiện do
Đại hội đồng quyết định). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa được xác định
theo 3 phương thức: Chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc, Chấp nhận
trước quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế, Tuyên bố đơn phương chấp nhận
trước thẩm quyền của tòa.
Thứ hai, đưa ra các ý kiến tư vấn pháp lý: ICJ thực hiện chức năng đưa ra kết
luật tư vấn khi Đại hội đồng hay Hội đồng bảo an Liên hợp quốc yêu cầu, liên quan
đến những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động của các cơ quan này.
Các quốc gia không có quyền yêu cầu tòa đưa ra kết luận tư vấn về tranh chấp của
mình. Các ý kiến tư vấn chỉ mang tính chất khuyến nghị.
c.

Thủ tục tố tụng
ICJ tiến hành giải quyết tranh chấp quốc tế theo trình tự đầy đủ hoặc rút gọn.

Thành phần của một phiên tòa là tối thiểu 9 thẩm phán. Trình tự đầy đủ gồm 2 giai
đoạn: giai đoạn tiến hành các thủ tục bổ trợ và giai đoạn xét xử nội dung vụ việc.

Trong phạm vi chức năng của mình, tòa có thể lập ra ba loại tòa đặc thù: tòa rút gọn


trình tự tố tụng, tòa đặc biệt, tòa ad hoc. Được quy định rất rõ trong chương III Quy
chế Tòa Công lý quốc tế. Thủ tục xét xử một vụ tranh chấp trước tòa được quy định
cụ thể trong quy chế của Tòa án Công lý quốc tế. Quá trình thụ lý gồm hai giai
đoạn: 1, Thủ tục viết trong đó các quốc gia hoàn thành và trao đổi bị vong lục về
lập luận của từng bên và các lý lẽ luận tội hay bào chữa; 2, Thủ tục nói ( Tranh tụng
trước tòa ) trong đó tòa sẽ nghe ý kiến các bên, các luật sư và cố vấn trong phiên
tòa xét xử công khai.
Ngoài thủ tục chung gồm hai giai đoạn này cho bất kỳ một vụ tranh chấp nào
đưa ra trước tòa, thủ tục xét xử của tòa theo từng trường hợp sẽ được tiến hành theo
những bước sau:
Một là, các bên nộp đơn kiện lên Tòa và cử đại diện liên lạc của mình.
Hai là, tòa tiến hành các thủ tục bổ trợ cho thủ tục chính về xét xử nội dung :
Tòa sẽ xem xét xác định thẩm quyền của mình trong từng vụ việc cụ thể được nêu.
Trong từng trường hợp cần thiết, tòa có thể ra những biện pháp bảo đảm tạm thời
cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên. Hợp các các vụ án có mục tiêu tranh
chấp chung. Khả năng xử án vắng mặt. Tòa xem xét khả năng can dự vào vụ việc
từ bên thứ ba.
Ba là, tòa xét xử về mặt nội dung của vụ việc
Bốn là, ra quyết định cuối cùng phân giải tranh chấp.
2. Tòa án quốc tế về luật biển
Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo quy định của
Công ước quốc tế về luật biển 1982 và Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển
đính kèm theo Công ước. Trụ sở chính của Tòa án đặt tại thành phố Hamburg
(Cộng hòa Liên bang Đức), tuy nhiên, Tòa án có thể đặt trụ sở và thi hành các chức
năng ở nơi khác nếu xét thấy tiện lợi hơn.



a.

Tổ chức của Tòa án
Tòa án bao gồm 21 thành viên là những người uy tín nhất về cả đạo đức và

lĩnh vực luật biển. Tòa án không thể có quá một thành viên đến từ cùng một quốc
gia. Các thành viên của tòa án có nhiệm kỳ là chín năm và có thể được tái cử. Tuy
nhiên, đối với các thành viên được bầu ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ hết
nhiệm kỳ sau 03 năm và bảy người khác sẽ hết nhiệm kỳ sau 06 năm do Tổng thư
ký liên hợp quốc rút thăm ngay sau cuộc bầu cử.
Theo quy chế, 11 trong số 21 thẩm phán sẽ được Tòa án lựa chọn vào Viện
giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển với nhiệm kỳ 03 năm. Ngoài ra khi
xét thấy cần thiết, Tòa án có thể lập ra các viện đặc biệt bao gồm 3 hoặc 5 thành
viên để giải quyết các vụ kiện nhất định hoặc để giải quyết nhanh một vụ kiện nào
đó.
b.

Thẩm quyền của Tòa án

Tòa án quốc tế về Luật biển có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên, các thực thể không phải là quốc gia thành viên, và mọi tranh chấp được
đưa ra theo thỏa thuận khác giao cho Tòa thẩm quyền.
Các thực thể không phải là các quốc gia thành viên có thể là các Cơ quan quyền
lực, tự nhiên nhân, pháp nhân (như Xí nghiệp). Tuy nhiên, Tòa án chỉ có thẩm
quyền giải quyết khi tự nhiên nhân và pháp nhân đó được một quốc gia thành viên
bảo trợ.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến việc quản lý và khai thác
vùng. Các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng và giải thích Công ước Quốc tế về
luật biển cũng có thể được đưa ra giải quyết trước Tòa theo điều khoản thỏa thuận.
Khi xét xử, Tòa án áp dụng các quy định tại Công ước quốc tế về Luât biển và các

quy tắc khác của pháp luật quốc tế không trái với các quy định của Công ước để


giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, Tòa án có thể áp dụng quy tắc xét xử theo lẽ công
bằng nếu các bên thỏa thuận.
c.

Thủ tục tố tụng

Các bên tranh chấp có thể trực tiếp đưa các vụ tranh chấp ra Tòa án hoặc có thể
khởi tố vụ án thông qua một thỏa hiệp dựa vào trọng tài hay qua đơn thỉnh cầu gửi
cho Thư ký Tòa án. Tư ký Tòa án thông báo về thỏa hiệp dựa vào trọng tài hay đơn
thỉnh cầu cho các bên hữu quan và các quốc gia thành viên.
Trình tự và thủ tục tiến hành vụ kiện, trong đó bao gồm cả việc quản lý các chứng
cứ được quyết định bởi Tòa án. Các phiên Tòa diên ra dưới sự điều hành của Chánh
án hoặc Phó Chánh án Tòa án. Theo quy chế, các phiên tòa phải được xét xử công
khai trừ trường hợp Tòa án có quyết định khác, hoặc do các bên yêu cầu xử kín.
Ngoài ra vụ kiện có thể có sự tham gia của quốc gia thành viên khác với tư cách là
bên thứ ba nếu như quốc gia này cho rằng quyền lợi của mình bị đụng chạm và có
đơn thỉnh cầu gửi lên Tòa án.
3.

Giá trị pháp lý của các phán quyết và vấn đề thi hành phán quyết
Phán quyết của cả Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế đều có giá trị chung

thẩm, không thể kháng cáo hay kháng nghị, buộc các bên thi hành. Những phán
quyết này có thể xóa bỏ những đối kháng và bất đồng giữa các bên tranh chấp.
Các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế chỉ mang ý nghĩa chính trị hơn là
có hiệu lực thi hành, và mọi việc đều tùy thuộc vào thiện chí của các nước. Theo lý
thuyết, nếu một bên từ chối thi hành phán quyết của Tòa, vấn đề có thể được

chuyển lên cho Hội đồng Bảo an LHQ xử lý, nhưng việc này thường lâm vào bế tắc
vì năm thành viên thường trực thường xuyên sử dụng quyền phủ quyết.
*Một số cơ quan tài phán quốc tế khác
III. Thực tiễn giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng con đường tài phán


Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia, không bao gồm giải quyết
tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế, giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế hay giữa
các cá nhân với quốc gia ,... cơ quan tài phán này sẽ không có thẩm quyền đương
nhiên giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà phải do các bên
tranh chấp yêu cầu dựa vào các phương thức sau:
- chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc, khi có tranh chấp xảy ra, các bên
ngồi lại cùng viết chung một đơn, cùng ký yêu cầu tòa giải quyết, nêu rõ tên của
các bên tranh chấp, vấn đề cần giải quyết, mục đích yêu cầu đề nghị của các bên, có
thể chọn nguồn lực để giải quyết.
- chấp nhận trước thẩm quyền của tòa trong các ĐƯQT khi các bên cùng tham gia
một ĐƯQT mà thẩm quyền của tòa quốc tế đã được nêu ra trong các điều khoản
của công ước, chỉ cần một bên đưa đơn kiện thì tòa sẽ có thẩm quyền xét xử.
- tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của tòa, một quốc gia quyền
xét xử của tòa trong những vấn đề cụ thể, khi có tranh chấp với các quốc gia cũng
có tuyên bố đơn phương trong những vấn đề tương tự phát sinh.
==> Tòa án không quy định hình thức cụ thể của tuyên bố, chỉ cần thể hiện rõ quan
điểm về việc tòa án quốc tế có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong những lĩnh
vực cụ thể quốc gia. Mặt khác có thể gửi đến tòa tuyên bố đơn phương nêu rõ quốc
gia chấp nhận thẩm c quốc gia cũng có thể rút lại tuyên bố đơn phương và cũng có
thể tuyên bố bảo lưu hạn chế (hủy tuyên bố bảo lưu) những thẩm quyền xét xử của
tòa án. Ví dụ: Mỹ tuyên bố là đơn phương cho tòa án quốc tế có thẩm quyền xét xử
mọi tranh chấp nhưng sao đó rút lại tuyên bố này và chỉ bảo lưu cho việc áp dụng
trong lĩnh vực thương mại, hàng hải; Pháp tuyên bố là đơn phương cho tòa án quốc
tế có thẩm quyền xét xử mọi tranh chấp nhưng sao đó rút lại tuyên bố này và chỉ

bảo lưu cho việc áp dụng trong lĩnh vực thương mại, hàng hải nhưng cuối cùng thì
Pháp đã rút lại toàn bộ tuyên bố.


==> Chỉ giải quyết tranh chấp pháp lý, không giải quyết các tranh chấp mang tính
chính trị; nếu vừa là chính trị vừa là háp lý thì tòa sẽ xem xét quyết định có xét xử
hay không dựa trên cơ sở phán quyết của tòa về tính chất tranh chấp đó.
Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến Luật biển sẽ được đưa ra trước tòa có thẩm
quyền để giải quyết trừ hợp có thể giải quyết bằng biện pháp khác.
2. Trọng tài quốc tế
Tòa trọng tài thường trực Lahaye từ khi thành lập đã giải quyết thành công khá
nhiều tranh chấp quốc tế như tranh chấp ranh giới trên biển giữa Barbados và Cộng
hòa Trinidad và Tobago, chủ quyền trên đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan,...Nhưng
hiện nay, thì hoạt động của Tòa trọng tài thường trực Lahaye đang có xu hướng
giảm sút do còn nhiều cơ quan tài phán khác có tính các biện pháp mạnh để giải
quyết tranh chấp như Tòa án quốc tế.
Tòa trọng tài quốc tế về luật biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế
theo quy định của Luật biển 1982. Đồng thời, tòa trọng tài quốc tế về luật biển còn
ngoài việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia mà còn góp phần tăng cường,
củng cố và duy trì sự hợp tác của các quốc gia cũng như các chủ thể khác của luật
quốc tế. Hiện nay tình hình thế giới về Biển Đông ngày càng phức tạp vì vậy mà
vai trò của trọng tài quốc tế về luật biển ngày càng trở nên quan trọng.
3. các cơ quan tài phán khác
Cơ chế giải quyết của WTO bao gồm hệ thống giải quyết tranh chấp chung nhất áp
dụng với tất cả các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực thương mại, hàng hóa,
dịch vụ,... việc giải quyết tranh chấp trên cơ sở công bằng, nhanh chóng, hiệu quả
và được các tranh chấp chấp nhận. Toàn bộ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
phải thể hiện rõ tính chất của loại hình tài phán quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN. ASEAN không thành lập cơ
quan giải quyết tranh chấp chuyên trách như Tòa án công lý của Liên hợp quốc hay



Tòa án của Liên minh châu Âu… việc không thành lập các cơ quan này trong giải
quyết tranh chấp là do văn hóa và truyền thống pháp luật của các quốc gia. Việc ưu
tiên gìn giữ các quan hệ hòa bình trong gia đình, tập thể, xã hội, tránh và hạn chế
kiện tụng trước Tòa án là đặc trưng của pháp luật Đông Nam Á. Về thực tiễn trong
tranh chấp của các nước thành viên ASEAN luôn coi trọng phương thức giải quyết
tranh chấp không chính thức, có tính truyền thống như trung gian, hòa giải, trọng
tài được các nhà nước ASEAN thừa nhận và khuyến khích phát triển bằng nhiều
biện pháp như thể chế hóa bằng luật về hòa giải, trọng tài; hỗ trợ xây dựng các
trung tâm, tổ chức hỗ trợ giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp… Indonesia
chính là điển hình của nước có truyền thông giải quyết tranh chấp bằng các biện
pháp hòa bình, hòa giải, thương lượng.


Kết luận
Một số thiết chế giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng con đường tài
phán đem lại những lợi ích nhất định trong việc giải quyết các mẫu thuẫn, tranh
chấp giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế một cách hiệu quả, đảm bảo tính
chính xác, công bằng và khách quan. Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp quốc
tế bằng con đường tài phán còn có tính linh hoạt và mềm dẻo, tiết kiệm thời gian và
chi phí cho các bên tranh chấp. Tuy nhiên nó cũng tồn tại không ít khuyết điểm, từ
việc tìm hiểu vấn đề trên, nhóm cũng đã cung cấp được những kiến thức nhất định,
cũng như là một số quan điểm của nhóm trong lĩnh vực này, đồng thời với đó là các
biện pháp, giải pháp để có thể hoàn thiện được pháp luật quốc tế hơn trong việc giải
quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng con đường tài phán.




×