Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾT DẠY KĨ NĂNG ĐỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.18 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT ………….

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Tam Đảo, ngày 06 tháng 12 năm 2018

BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TIẾT DẠY KĨ NĂNG ĐỌC
(Áp dụng ở bài 5 “Being part of ASEAN” (Tiết 4) trong chương trình T.A lớp 11)
Người viết:
Chức vụ: Giáo viên dạy Tiếng Anh
Đơn vị công tác: Trường THPT Tam Đảo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới nghành giáo dục nói chung, giáo
dục phổ thông nói riêng chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục đổi mới, bổ sung. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục - đào tạo
phải bằng “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”
Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn nữa việc
đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, cần phải nghiên cứu và
triển khai việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS sinh
năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.
Tiếng Anh là một môn học ở trường phổ thông nên việc đổi mới dạy học theo
hướng trên là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các nhà nghiên cứu lý luận dạy học
bộ môn. Thực trạng việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường phổ thông hiện nay đang
còn là vấn đề nan giải. Sách giáo khoa và tài liệu phục vụ cho việc dạy học bộ môn


đang còn trong quá trình thay đổi và thử nghiệm. Chính vì vậy mà chất lượng đào taọ
không đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu giáo dục của bộ môn đề ra. Đó là những
hạn chế lớn trong dạy học bộ môn Tiếng Anh ở trường THPT hiện nay.
1


I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Cũng như bao môn học khác môn Tiếng Anh hiện nay vẫn thực hiện tốt việc vận
dụng phương pháp dạy học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn
bằng nhiều hình thức và nhiều phương pháp khác nhau.Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm
giảng dạy của mình tôi đã lựa chọn một số phương pháp góp phần đem lại kết quả
cao hơn .Chính vì vậy, tôi đã chọn và triển khai nghiên cứu chuyên đề: “Áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kĩ năng đọc”.
Xung quanh vấn đề phương pháp giáo dục tích cực và xây dựng bài học từ trước
tới nay đã có nhiều công trình đề cập đến. Nói chung những công trình nghiên cứu đã
được tác giả nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của phương pháp giáo dục tích
cực trong dạy học. Đồng thời thông qua các công trình đó các tác giả đã nêu lên
những biện pháp, cách thức để phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Thế
nhưng , vấn đề lựa chọn cụ thể từng phương pháp tối ưu cho một bài giảng thì chưa
được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức.
Dựa trên những thành tựu của các tác giả đi trước, qua thực tế của việc dạy học
Tiếng Anh.Trong chuyên đề tôi chỉ giới hạn ở việc tiến hành biên soạn, xây dựng và
sử dụng một số phương pháp giảng dạy theo hướng trên. Đây là công việc tương đối
mới về phương pháp dạy học Tiếng Anh ở trường THPT. Kết quả sễ góp phần làm
phong phú nội dung bài học và đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học trong nhà
trường hiện nay.
II.CƠ SỞ LÝ LUẬN
Có thể khẳng định rằng với tư cách là một ngôn ngữ được sử dụng trên toàn
cầu, tiếng Anh đang dần dần trở nên quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nói
riêng và của mọi người trên thế giới nói chung về độ phổ biến và tác dụng của nó.

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tiếng Anh có thế nói là điều kiện
cần cho hầu hết các vị trí tuyển dụng ở các công ty nước ngoài và tư nhân và ngay cả
một số vị trí tuyển dụng trong nhà nước thì tiếng Anh cũng là điều kiện để được xét
tuyển. Vì tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta nên việc học tiếng Anh
trong nhà trường phổ thông và cho nhu cầu của xã hội là rất quan trọng đối với học
2


sinh, đặc biệt đối với học sinh THPT, một đối tượng sắp bước ra cuộc sống độc lập tự
chủ như một công dân trưởng thành .
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi luôn tìm tòi, suy nghĩ vận dụng những
kinh nghiệm từ thực tiễn , những phương pháp những cách thức…làm thế nào để dạy
học đạt kết quả cao nhất, gây hứng thú cho HS nhằm giúp các em khắc sâu kiến thức
đã học đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Tôi nhận thấy rằng, trong những năm học trước đây,người giáo viên dạy theo
phương pháp truyền thống “Thầy đọc trò chép” .Với cách học như vậy sẽ không đem
lại kết quả như mong muốn nên không khắc sâu kiến thức cơ bản nên khi áp dụng
vào kiểm tra các em sẽ mau quên, kết quả làm bài thấp.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học như vậy và từ chính kinh nghiệm giảng dạy của
bản thân, tôi nhận thấy rằng với sự phát triển như vũ bão của KHCN hiện nay cần đào
tạo con người một cách toàn diện. Muốn vậy,các em phải hứng thú say mê trong học
tập. Để làm được điều đó, bản thân giáo viên phải kích thích năng lực tư duy sáng tạo
của HS qua các bài học bằng các phương pháp mới. chính vì vậy, tôi đã chọn phương
pháp giảng dạy này làm chuyên đề nghiên cứu của mình.
IV. PHẦN NỘI DUNG :
1. Bài học truyền thống và hướng xây dựng bài soạn Tiếng Anh theo
hướng giáo dục tích cực:
Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh được tiếp tục hoàn thiện trên cả
hai phương diện lý thuyết và thực hành. Lý thuyết cần được hoàn thiện trên cơ sở

hiểu biết khoa học vững chắc về các tài liệu và tư tưởng dạy học môn Tiếng Anh.Về
thực hành ứng dụng trên cơ sở xây dựng một mẫu bài dạy Tiếng Anh theo phương
pháp giáo dục tích cực.
1.1 Quan niệm về bài soạn môn Tiếng Anh:
Muốn bàn đến một số phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh theo hướng tích cực
không thể không đề cập đến quan niệm về bài soạn. Bất cứ một sự đổi mới hay
biến động nào của quá trình dạy học đều tác động trực tiếp đến khâu cơ bản là bài
3


soạn các phương pháp giảng dạy. Khi tư tưởng dạy học hiện đại đã chiếm ưu thế
trong trường học thì cách hiểu về bài soạn cũng không còn nguyên như cũ. Bài
soạn được coi là sáng tạo của giáo viên trong quá trình chuẩn bị. Tính sáng tạo của
một bài học giáo dục công dân lại càng được khẳng định hơn.
Từ yêu cầu của việc dạy học môn Tiếng Anh nhằm làm sao phát huy cao độ
khả năng của chủ thể học sinh, bài soạn không phải là khuôn mẫu để giáo viên
truyền đạt những hiểu biết của bản thân mình, cho dù là những hiểu biết rất sáng
tạo, rất mới mẽ. Mỗi đơn vị bài học Tiếng Anh theo phương pháp giáo dục tích cực
không phải là để truyền đạt sự sáng tạo mà để khơi dậy sự sáng tạo của học sinh.
Do vậy cấu trúc bài soạn Tiếng Anh theo phương pháp giáo dục tích cực không
phải là sự sắp xếp một cách công thức, cứng nhắc những việc làm của giáo viên và
học sinh theo một trình tự nhất định. Bài soạn Tiếng Anh mới phải là một kết cấu
lôgic, chặt chẽ , khoa học, uyển chuyển, linh hoạt, hệ thống đơn vị tình huống, đơn
vị học tập được đặt ra từ bản thân nội dung tri thức của một bài Tiếng Anh, phù hợp
với sự tiếp nhận của học sinh. Và song song tương ứng là một hệ thống việc làm,
thao tác giáo viên dự tính tổ chức để dẫn dắt từng cá thể học sinh tự chiếm lĩnh tri
thức một cách hứng thú.
1.2 Bài soạn truyền thống hay nói đúng hơn là giáo án truyền thống mà chúng
ta sử dụng lâu nay được giáo viên chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và đầy đủ chi tiết.
Nội dung của giáo án được giáo viên trích dẫn hay giảng giải từ nội dung của

SGK , khi lên lớp giáo viên cứ việc tuân theo giáo án mà thực hiện từ đầu đến kết
thúc.
Thông thường giáo án cũ được giáo viên xây dựng theo cấu trúc của một giờ
học gồm các nội dung như sau:
- Kiểm tra bài cũ
- Chuẩn bị tâm thế cho học sinh tiếp thu bài mới
- Dạy bài mới
- Cũng cố kiến thức hình thành ở học sinh
- Hướng dẫn học sinh tiếp tục làm công việc ở nhà.
4


Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin định
sẵn theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Để đạt được mục đích đó, giáo viên sắp xếp
một cách lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Nội
dung cần truyền đạt này chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong SGK. Như vậy là lôgic
của bài soạn chỉ dựa vào SGK và lôgic lập luận của người trình bày mà không tính
đến lôgic tiếp nhận kiến thức của kiến thức học sinh vốn là nhân vật trung tâm của
giờ học.
1.3 Ở nước ta, những năm gần đây, theo tinh thần công nghệ hóa giáo dục, có
rất nhiều quan niệm khác nhau về xây dựng bài học theo tinh thần trên. Có quan niệm
cho rằng “ bài học là quá trình tổ chức cho trò hoạt động để lĩnh hội một khái
niệm và kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó, trong một thời gian xác định”cũng có
người chủ trương xây dựng một bài học trên tinh thần “Thầy thiết kế,trò thi công”,
hy vọng xây dựng bài học có giá trị ứng dụng đại trà cho mọi giáo viên,lên lớp là
giáo viên tuân thủ nghiêm ngặt nội dung của bài soạn trước tinh thần công nghệ,bao
gồm những việc làm, những thao tác đã được sắp xếp một cách chặt chẽ. Quan niệm
trên đây đã gây nên những dòng suy nghĩ đối lập của nhiều nhà sư phạm và nhiều
giáo viên có kinh nghiệm.
Có thể nói rằng, Tiếng Anh là môn học gắn bó chặt chẽ với đời sống xã

hội của con người. Tiếng Anh là rất cần thiết với cuộc sống và công việc hàng ngày
của bao nhiêu người, tuy nhiên cách học và tiếp cận nó như thế nào một cách hiệu
quả thì không phải ai cũng chọn được một phương pháp hiệu quả cho riêng mình. Để
đi sâu vào cách học tiếng Anh như thế nào cho hiểu quả là một vấn đề khá rộng và
khó nói chi tiết cụ thể được vì mỗi đối tượng học tiếng Anh với mục đích riêng của
từng giai đoạn thì lại phải có phương pháp cho từng đối tượng đó. Ví dụ, với đối
tượng học tiếng Anh với mục đích giao tiếp phục vụ cho công việc thì ta cần chú
trọng vào phát triển kỹ năng thực hành như nghe và nói, còn với đối tượng học tiếng
Anh với mục đích thi cử thì người dạy lại phải tập trung nhiều hơn dạy kỹ năng làm
bài kết hợp nhiều kỹ năng mang tính hàn lâm hơn như đọc, viết và bổ sung ngữ pháp.
Là một giáo viên trong môi trường giáo dục với đối tượng là học sinh THPT và cụ thể
5


hơn là đối tượng học sinh ôn thi đại học để chuẩn bị bước vào cuộc thi đầy cam go
và khốc liệt ở ViệtNam thì có thể nói trách nhiệm và vai trò của người thầy lại càng
quan trọng. Người dạy phải tìm ra một phương pháp hiệu quả để hướng đẫn học viên
của mình làm bài đạt kết quả cao nhất.
Đó chính là việc tích cực hóa hoạt động của học sinh trong học tập bộ môn Tiếng
Anh. Mọi việc xây dựng bài học Tiếng Anh theo phương pháp giáo dục tích cực phải
đáp ứng được mục đích tối cao của hoạt động học tập môn Tiếng Anh ở học sinh
trong mỗi giờ học.
Với tinh thần như trên, có thể chấp nhận một mô hình bài học Tiếng Anh làm
sao để đảm bảo được tính khách quan của nội dung kiến thức, tính quy luật của quá
trình cảm nhận, chiếm lĩnh nội dung kiến thức bộ môn Tiếng Anh của học sinh.
2. Bài soạn giảng kĩ năng đọc Tiếng Anh theo phương pháp tích cực:
2.1 Công tác chuẩn bị trước khi biên soạn:
Bất cứ môn học nào cũng vậy, khi lên lớp giáo viên phải có giáo án. Để biên
soạn được một giáo án nói chung, giáo án kĩ năng đọc Tiếng Anh theo phương thức
giảng dạy tích cực nói riêng đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu và

nghiêm túc. Đối với môn Tiếng Anh, để có được bài soạn theo phương pháp giáo dục
tích cực, theo tôi, giáo viên cần thưc hiện một số công việc chuẩn bị cơ bản như sau :
2.1.1 Tham khảo SGK và tài liệu có liên quan:
Để xây dựng bài học Tiếng Anh theo phương pháp truyền thống hay phương
pháp giáo dục tích cực vấn chuyên đề liệu cho bài giảng là khâu quan trọng nhất.
Trước hết giáo viên phải tham khảo những tài liệu có liên quan đến nội dung bài
học như: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kỹ năng, thiết kế bài giảng, báo chí, tranh ảnh,
băng đĩa, bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm… Việc làm này tuy đơn giản,
thường xuyên, đôi lúc là phút giải lao thư giãn hàng ngày nhưng đối với bộ môn
Tiếng Anh là cả một vấn đề quan trọng. Vì vậy người giáo viên phải luôn luôn tiếp
cận với những vấn đề nhạy bén mang tính thời sự để vận dụng vào bài giảng của
mình, nhằm nâng cao năng lực nhận thức của học sinh đối với thực tiễn xã hội.
6


Không những thế tri thức khoa học nói chung và tri thức của từng bộ môn cụ thể
trong đó có môn Tiếng Anh nói riêng, suy cho cùng đều xuất phát từ nhu cầu thực
tiễn, là sự tổng kết khái quát từ lao động hàng ngày của con người. Cho nên mọi sự
kiện tưởng chừng như đơn giản xảy ra hàng ngày, hàng giờ cũng là minh chứng, ví dụ
minh họa cho bài học Tiếng Anh ở trường phổ thông. Do vậy trong cuộc sống hằng
ngày người giáo viên dạy Tiếng Anh phải luôn tiếp cận, cập nhật với những vấn đề ấy
để thấy rằng sự việc xảy ra là đúng hay sai.Từ đó làm tư liệu cho bài giảng của mình.
Giáo viên không chỉ tiếp thu những gì xảy ra xung quanh để coi đó là nguồn tư
liệu chủ yếu cho quá trình dạy học của mình mà đòi hỏi phải tham khảo những tư liệu
khác phục vụ cho dạy học. Những tư liệu liên quan đến nội dung, chương trình bộ
môn Tiếng Anh có rất nhiều. Vì bản thân tri thức của môn học này là sự tổng hợp của
nhiều tri thức khác nhau. Do vậy tài liệu có liên quan đến bài giảng bộ môn Tiếng
Anh là rất cần thiết. Giáo viên phải nắm vững những vấn đề có liên quan ấy để làm
sáng tỏ hơn cho bài học.
Về SGK, đây là nguồn tư liệu chủ yếu chứa đựng cả nội dung bài học. Bất

cứ môn học nào cũng vậy, giáo viên phải dựa vào SGK mà tìm ra những kiến thức
cần thiết để từ đó bổ sung thêm kiến thức nhằm xây dựng bài giảng của mình thêm
sinh động hơn. Hơn nữa nội dung tri thức của bộ môn Tiếng Anh là một chuỗi kiến
thức có lôgic với nhau. Nội dung bài học đi từ đơn giản đến phức tạp, bài này là tiền
đề cho bài học sau, nội dung này là cơ sở của chương sau. Tính lôgic, tính hệ thống là
như vậy nên trước khi soạn bài, giáo viên phải đọc và tham khảo trước những gì có
liên quan đến nội dung bài trong SGK. Từ đó giáo viên xây dựng cho mình một giáo
án đầy đủ tri thức cũ và mới.
2.1.2 Chọn những hoạt động phù hợp với nhu cầu và khả năng của người học.
Sau khi thu thập những tài liệu chuẩn bị cho việc xây dựng bài học Tiếng Anh
theo phương pháp giáo dục tích cực, vấn đề quan trọng tiếp theo là giáo viên chọn
những hoạt động phù hợp với nội dung bài học. Bỡi lẽ, nội dung kiến thức của một
bài học thì nhiều, mỗi bài có nhiều nội dung khác nhau, có những phần không vận
dụng được phương pháp giáo dục tích cực được. Đồng thời cũng có những phần
7


không cần thiết phải vận dụng phương pháp giáo dục tích cực mà dành cho học sinh
tự nghiên cứu và xem SGK…
Việc chọn các hoạt động và các nội dung thực hành không chỉ dừng lại ở kiến
thức có trong SGK mà giáo viên phải lựa chọn những hoạt động phù hợp với nội
dung bài học và với khả năng tự phát huy tính tích cực của học sinh. Điều quan trọng
ở đây là giáo viên phải biết cách sắp xếp các hoạt động đó như thế nào để qua học
sinh có thể nắm được tri thức bài học một cách dễ dàng và thực hành các kĩ năng liên
quan đến môn học một cách linh hoạt và hiệu quả.
Thông thường có những hoạt động giáo viên đưa ra, nhưng do sự suy nghĩ, hiểu
biết của học sinh có thể đi chệch hướng với yêu cầu của giáo viên về nội dung kiến
thức mà mình đã sắp xếp, cho nên việc lựa chọn và sắp xếp các hoạt động là rất quan
trọng trong việc xây dựng một bài học Tiếng Anh theo phương pháp giáo dục tích
cực. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọn hoạt động như thế nào vừa phù hợp với nội dung

kiến thức cần truyền đạt cho học sinh, vừa phù hợp với tri thức từng học sinh. Đối
với giáo viên không nên đặt vấn đề mà thiếu đi sự cấp thiết hóa sơ bộ một nhóm tri
thức mà học sinh đã được lĩnh hội trước đây có liên quan đến nội dung phải lĩnh hội
bằng cách giải quyết vấn đề. Nếu không, học sinh sẽ không hiểu và không chấp nhận
tình huống có vấn đề đó, hoặc việc giải quyết tình huống có vấn đề sẽ mang tính chất
sáng tạo. Đồng thời giáo viên phải biết năng lực của HS và xuất phát từ đặc điểm dạy
học có thể đặt trước cho HS những tình huống có vấn đề đã gặp trước đây.
Cùng với việc đưa ra hoạt động , giáo viên nên đưa ra một hệ thống các câu hỏi
mở đề làm sao buộc HS phải huy động vốn tri thức đã có, vận dụng phương pháp tư
duy lôgic để tìm ra câu trả lời, như vậy câu hỏi và các hoạt động mà giáo viên đưa ra
phải làm sao cho phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu tìm hiểu thông tin của
HS.
Nói tóm lại, muốn xây dựng một bài học kĩ năng đọc Tiếng Anh theo
phương pháp giáo dục tích cực, giáo viên phải tiến hành lần lượt các bước tham khảo
tài liệu, SGK đến việc lựa chọn các hoạt động. Có như vậy bài soạn của giáo viên
8


mới chặt chẽ hơn, đảm bảo cho HS tiếp thu tri thức chính xác, khoa học hơn, cuối
cùng là mục đích của phương pháp giáo dục tích cực.
3. Một số yêu cầu cần nắm khi biên soạn:
Sau khi thu thập tài liệu, nắm chắc nội dung các bài học hay nói đúng hơn là sau
khi tìm được giải pháp cho việc xây dựng một bài học Tiếng Anh theo phương pháp
giáo dục tích cực, giáo viên tiến hành soạn giáo án. Giáo án của bài học theo phương
pháp giáo dục tích cực chính là việc sắp đặt các tình huống có vấn đề và lập câu hỏi
cho bài học theo chuyên đề. Khi tiến hành xây dựng bài, giáo viên cần chú ý những
điểm sau đây:
3.1 Giáo viên cần phải đọc kỹ những nội dung nhỏ trong bài học để chọn ra
những phần nào có thể sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, phần nào giải cho HS
hiểu và có phần HS tự tham khảo lấy. Bởi vì, trong một bài học có nhiều nội dung,

nhiều phần, trong khi đó thời gian lên lớp có hạn, sử dụng phương pháp giáo dục tích
cực lại tốn nhiều thời gian để HS suy nghĩ và trao đổi để rút ra kết luận.
3.2 Về các hoạt động và các nhiệm vụ, đây là nội dung quan trọng của một bài
học Tiếng Anh theo phương pháp giáo dục tích cực, giáo viên chỉ trình bày một số
câu hỏi quan trọng nhất của chuyên đề và sắp xếp chúng theo trình tự để sao cho mỗi
hoạt động và nhiệm vụ sau xuất phát từ các nhiệm vụ của các hoạt động trước. Việc
sắp xếp, trình bày các nhiệm vụ và các hoạt động phải được suy nghĩ cẩn thận, các
nhiệm vụ và các hoạt động phải có sự chuẩn bị trước của giáo viên trong giáo án,
không nên để đến lớp mới đưa ra các nhiệm vụ và các hoạt động một cách tùy tiện
ngẫu nhiên.
3.4 Trong giáo án bài giảng phải ghi đầy đủ những tài liệu hướng dẫn, chứng
cứ, những sách mà giáo viên sử dụng, ghi những dấu hiệu dể nhớ. Giáo viên không
nên soạn giáo án quá cụ thể, giáo án đó sẽ làm cho giáo viên gặp khó khăn và mất tự
do hơn.
3.5 Trong giờ học, các câu trả lời của HS có thể không trả lời được nội dung tri
thức mà bài học đòi hỏi. Do vậy, giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi phụ hoặc chủ động
giảng giải cho HS hiểu được vấn đề.
9


V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG:
Trọng tâm của chuyên đề là công tác biên soạn tiết dạy kĩ năng đọc Tiếng Anh
theo phương pháp giáo dục tích cực, nhưng việc thực hiện đạt kết quả như thế nào?
Để khẳng định điều đó, tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm việc giảng dạy bài học
Tiếng Anh theo phương pháp nêu trên.
Cùng với việc nghiên cứu chuyên đề “Áp dụng các phương pháp dạy học tích
cực nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy kĩ năng đọc”, tôi đã tiến hành thực nghiệm
tại trường THPT Tam Đảo.
Trường có 03 giáo viên giảng dạy Tiếng Anh được đào tạo theo đúng chuyên
ngành là cử nhân Sư phạm Tiếng Anh. Như vậy, xét về mặt chất lượng , theo bằng

cấp là đảm bảo cho việc giảng dạy Tiếng Anh ở trường THPT
Phương pháp tiến hành của tôi là trao đổi, quan sát, dự giờ và tổng hợp từ kết quả
học tập của HS để đánh giá , rút ra kết luận về việc vận dụng biên soạn bài các nhiệm
vụ và các hoạt động theo phương pháp giáo dục tích cực.
VI. CÁCH THỰC HIỆN:
Trên cơ sở lí luận và những điểm cần lưu ý tôi tiến hành chọn và biên soạn cụ thể
qua áp dụng ở bài 5 “Being part of ASEAN” (Tiết 4) trong chương trình Tiếng
Anh lớp 11 thí điểm.
A. LÝ DO CHỌN BÀI:
Với cấu trúc đề thi môn tiếng Anh trong đề thi THPT quốc gia với thời lượng
làm bài là 60 phút trong đó bao gồm 20 câu hỏi đọc hiểu còn lại là các dạng bài tập
khác thì phần đọc hiểu chiếm một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc của đề thi này.
Hiểu được vai trò của nó trong mức độ thành công của một bài thi đại học, hơn ai hết
giáo viên phải là người hướng dẫn và định hướng để các em có thể làm bài thi hiệu
quả hơn. Nhận thấy rõ được một mảng kiến thức hay là một kỹ năng quan trọng trong
đề thi đại học, tôi đã rất băn khoăn làm sao có thể tìm ra một phương pháp giúp các
em có thể luyện tập kỹ năng này một cách hiệu quả chính vì thế tôi đã chọn nội dung
Unit 5- Being part of ASEAN, Lesson 4:Skills-Reading . Kỹ năng đọc hiểu là một
kỹ năng quan trọng không chỉ vì nó chiếm nhiều điểm trong cấu trúc bài thi THPT
10


Quốc Gia mà nó còn là một kỹ năng thực tế mà đối với bất kỳ một người học tiếng
anh nà cũng cần nên làm chủ nó. Kỹ năng đọc nói chung giúp chúng ta thu thập thông
tin và kỹ năng đọc trong tiếng Anh nói riêng không những giúp chúng ta tiếp cận
thông tin mà còn giúp chúng ta biết thêm nhiều từ mới và cấu trúc để phục vụ cho các
kỹ năng khác như kỹ năng viết và nói. Đối với học sinh THPT, làm tốt kỹ năng đọc
hiểu thì có thể nói là bài thi đã thành công được trên 50%, vì làm tốt kỹ năng đọc hiểu
đồng nghĩa với việc bạn sẽ học được một lượng từ mới đáng kể đóng góp một phần
không nhỏ cho sự thành công của các dạng bài tập khác. Trong bài dạy này tôi tập

chung phân tích cấu trúc của bài đọc hiểu và hướng dẫn cụ thể các mẹo và các kỹ
năng làm dạng bài tập này, hy vọng sẽ giúp các em tiếp cận bài đọc hiểu bớt khó khăn
hơn và mang lại hiệu quả trong các bài thi tiếng Anh nói chung và kỳ thi THPT quốc
gia nói riêng.
B. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Mục tiêu cần đạt:
1.1: Về kiến thức:
- Nâng cao vốn từ vựng.
- Cơ bản nắm được các kĩ thuật tìm câu trả lời cho các dạng câu hỏi đưa ra
trong bài tập đọc hiểu.
- Cơ bản biết cách làm bài tập đọc hiểu.
- Nắm được các thông tin cơ bản về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
1.2: Về kỹ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng đọc như “scanning” và “skimming”.
- Rèn luyện các kĩ thuật tìm câu trả lời cho các dạng câu hỏi đọc hiểu từ dễ đến
khó và phù hợp với từng dối tượng học sinh (học sinh thi tốt nghiệp và học sinh thi
đại học).
1.3: Về thái độ:
- Tích cực chủ động trong việc chuẩn bị bài và có hứng thú say mê tìm hiểu các
thông tin về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2. Chuẩn bị
11


2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV Tiếng Anh 11 thí điểm
- Máy chiếu, tranh ảnh…..
2.2 Chuẩn bị của học sinh
Đọc trước nội dung bài học, chuẩn bị tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu của giáo
3.


viên.
Tiến trình tổ chức dạy học
3.1 Ổn định tổ chức
3.2 Kiểm tra bài cũ
3.3. Giới thiệu vào bài mới:

I. Class description:
1. No of Ss: ….., Male: …. , female: …..
2. Levels of students:
- Weak
3. Other features of this group of Ss: mainly focusing on maths, physics and
chemistry and having no desire to study English.
II, Aims and objectives.
By the end of the lesson, the students will be able to:
1. Knowledge.
- Get some vocabulary related to the topic of the ASEAN.
- Understand the content of a passage about the ASEAN.
2. Skills
- To promote Ss to develop their reading skill: skimming and scanning a text for
general ideas and specific details about the ASEAN.
3. Attitude.
- Students should pay attention to their study
12


- To provide Ss with some motivation
II, Methods.
- Integrated, mainly communicative.
III, Timing: 45 minutes

IV. Assumed knowledge and skills
- Some vocab related to the ASEAN
V. Anticipated problems and possible solutions
- Ss may feel bored with the topic of the lesson.
- Ss may not understand some concepts such as the ASEAN charter and the location
of the member countries of the ASEAN.
VI. Teaching aids
- Teacher: chalk, textbook, lesson plan, handouts…..
- Students: textbook, workbook, pen, pencil…
VII. Teaching procedure
During the last 50 years, ASEAN has become a bloc of solidarity and
friendship among the member countries. Today, you are going to learn about some
aspects related to this association by reading a passage and doing the activities follow.
Techer’s activities
WARM UP

Students’ activities
WARM UP

- Ask Ss to work in pairs to name the countries basing - Work in pair to do as guided
on their national flags . The first pair to give the
correct answers is the winner
13


- Call the sts to give the answers
- Check the answers as a class

- Give the answers


- Expected answers:

- Check the answers

- Lead the sts into new lesson
PRE-TEACHING

- Listen to the T
PRE-TEACHING

- Preteach vocabulary

- Practice reading new words

1.assistance /əˈsɪstəns/ (n)

sự giúp đỡ

2. association

/əˌsəʊʃiˈeɪʃn/ (n)

hội, hiệp hội

3. behaviour

/bɪˈheɪvjə(r)/ (n) tư cách đạo đức,

hành vi, cách cư xử
4. bend


/bend/ (v)

uốn cong

5. benefit

/ˈbenɪfɪt/ (n)

6. bloc

/blɒk/ (n)

khối

7. brochure

/ˈbrəʊʃə(r)/ (n)

sách mỏng

lợi ích

( thông tin/ quảng cáo về cái gì)
8. charm

/tʃɑːm/ (n)

sự quyến rũ


9. charter

/ˈtʃɑːtə(r)/ (n)

hiến chương

10. constitution

/ˌkɒnstɪˈtjuːʃn/ (n) hiếp pháp
WHILE YOU READ

WHILE YOU READ

Activity 2

Activity 2

- Introduce the task

- Listen to the T
14


- Get sts to read the headings to check whether they

- Read the headings to check

understand.

whether they understand.


- Explain new words if necessary
- Get the sts to do the task individually, then work in

- Do the task individually,

pairs to compare the answers

then work in pairs to compare

- Call the sts to give the answers

the answers

- Check and correc the answers as a class

- Give the answers

- Expected answers:

- Check and correct the

1. E

2. C

3. D

4. B


answers

5. A

Activity 3

Activity 3

- Listen to the T

- Introduce the task - Adaptation (Matching)

- Do the task individually,

- Get the sts to do the task individually, then work in

then work in pairs to compare

pairs to compare the answers

the answers

- Call the sts to give the answers

- Give the answers

- Check and correc the answers as a class

- Check and correct the


- Expected answers:

answers

1. the ASEAN Charter
2. non-interference
3. motto
4. Respect

Activity 4

Activity 4

- Listen to the T
15


- Introduce the task: - Adaptation (MCQS)

- Read the questions and

Read the passage again, then choose the best

identify the key words in each

answer A, B, C or D to indicate the correct answers

question

to the following questions.

1. When was ASEAN founded?
A. 1957

B. 1967

C. 1977

D. 1987

2. What is the total area of ASEAN?
A. about 4,46 million km

C. about 4,46

billion km
B. about 4,46 million km2

D. about 4,46

billion km2
3. When did Laos and Myanmar joined the bloc?
A. 1967

B. 1977

C. 1987

D. 1997

4. Viet Nam became the ………member of the bloc in

1995.
A. 5th

B. 6th

C. 7th

D. 8th

5. ASEAN aims at……………………
A. supporting economic growth, social progress and
cultural development
B. assisting the state members in economic growth,
social progress and cultural development
C. promoting economic growth, social progress and
16


cultural development
D. challenging economic growth, social progress and
cultural development
6. In which country was the Association of Southeas
Asian Nations formed?
A. Singapore

B. Thailand

C. Viet Nam

D. Myanmar


7. The bloc’s motto is ……………………. .
A. “ One home, One Economy, One Culture”
B. “ One vision, One Economy, One Culture”
C. “ One vision, One Identification, One
Community”

- Do the task in pairs

D. “ One vision, One Identity, One Community”

- Give the answers

- Get sts to read the questions and identify the key

- Check and correct the

words in each question

answers

- Explain new words if necessary
- Get the sts to do the task in pairs
- Call on the sts to give the answers
- Check and correct the answers as a class
- Expected answers:
1. B

2. B


3. D

4. C

5. C

6. B

7. D

17


NO
1

COUNTRY

BRUNEI

2

……………………

3

……………………

4


CAMBODIA

AFTER YOU READ

YEAR

…………………

Activity 5

1995
1997
…………………

AFTER YOU READ
Activity 5
- Get sts to close their books and complete a table
using information in the passage without opening the
book.
- Get the sts to work in four groups, which group
gives the fastest and the most correct answers will be
the winner.

- Close the books
- Answer to the T’s questions
- Work in four groups

- Expected answers:
1, 1984
2, Viet Nam

3, Laos and Myanmar
4, 1999

- Give the answers
- Check and correct the
answers

3.4. Củng cố nội dung bài học
- Lịch sử hình thành, hoạt động, mục tiêu, hiến chương và các thông tin cơ
bản về Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á.
- Từ vựng liên quan đến chủ đề bài học
3.5. Bài tập về nhà
- Học thuộc lòng từ mới và đặt câu với các từ này
18


- Làm lại các nội dung bài tập
- Đọc trước bài học tiếp theo Unit 5 (Skills): Speaking.
VII. KẾT QUẢ:
- Về quan niệm của giáo viên theo phương pháp dạy học tích cực: Hầu hết GV
đều cho rằng: việc dạy học theo phương pháp trên sẽ giúp HS nắm bài tốt hơn, gây
hứng thú hơn khi tham gia thảo luận nhóm, thuyết trình, sắm vai hay làm các bài tập
tình huống.
- Về nhận thức của HS: Qua trao đổi, thăm dò trong lớp học cũng như ngoài lớp
học, đa số HS đều có tư tưởng e ngại khi làm bài tập đọc hiểu. Nếu như những bài
học môn Tiếng Anh đều áp dụng theo phương pháp trên sẽ lôi kéo được sự hứng thú
và sự say mê học tập hơn và không khí của lớp học càng sôi nổi hơn, HS dễ tiếp thu
bài hơn
Nhìn chung nhận thức về vị trí, tác dụng, ý nghĩa của phương pháp giáo dục tích
cực trong dạy học Tiếng Anh, đa số HS đều nhất thiết cần vận dụng phương pháp này.

Nó góp phần cũng cố kiến thức cũ, cung cấp kiến thức mới, giúp HS hiểu sâu sắc hơn
nội dung bài học, rèn luyện cho các em khả năng tư duy cao để phát huy toàn diện
năng lực sẵn có của bản thân.
VII- KẾT LUẬN:
Việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học môn Tiếng Anh hiện nay
là cần thiết. Bởi lẽ, thực tế dạy học trong những năm qua do những lý do chủ quan và
khách quan nên việc dạy học chủ yếu là Thầy truyền đạt, trò tiếp thu, ghi nhớ đến đâu
là tùy vào khả năng từng HS. Cách học như vậy không đáp ứng được yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay. Vì thế “nếu phương pháp không được nghiên cứu đến nơi dến
chốn, GV không được đào tạo, bồi dưỡng ngang tầm với công tác giảng dạy thì
dù có nói hàng ngàn lần lấy HS làm trung tâm cũng không thể tránh khỏi những
hạn chế của phương pháp giáo dục tích cực”. Vậy, xây dựng “Một số phương
pháp giảng dạy Tiếng Anh theo hướng giáo dục tích cực” là một giải pháp đúng
thực tiễn.
19


Qua quá trình điều tra và trao đổi với các giáo viên và HS, đặc biệt là qua thực tế
việc dạy học môn Tiếng Anh bản thân tôi đã nhận được sự đồng tình ủng hộ rất lớn
của đồng nghiệp. Về phía HS, các em ngày càng thích thú hơn với phương pháp này
nên làm cho tiết dạy nhẹ nhàng hơn, các em học sôi nổi và tiếp thu bài tốt hơn.Việc
dạy học Tiếng Anh theo phương pháp giáo dục tích cực sẽ đem lại kết quả rất khả
quan, nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu chung của giáo dục - đào
tạo hiện nay và cần phải khắc phục được những khó khăn, đáp ứng được yêu cầu cơ
bản mà phương pháp giáo dục tích cực đặt ra.
IX. ĐỀ NGHỊ:
- Thực trạng việc sử dụng phương pháp giáo dục tích cực trong dạy học môn
Tiếng Anh không thế tiến hành thường xuyên, liên tục ở các khối lớp, các bài học.
Đa số GV đều nhất trí sử dụng phương pháp giáo dục tích cực trong dạy học Tiếng
Anh nhưng chỉ ở mức độ nhất định, còn tùy thuộc vào nội dung biên soạn trong SGK.

Kết quả là GV rất khó khăn khi sử dụng phương pháp trên vì:
+ SGK lớp 11 thí điểm mới được đưa vào thử nghiệm. Nội dung các bài học còn
tương đối dài và khó với số đông người học,tài liệu tham khảo còn hạn chế
+ Trình độ nhận thức của HS chưa đồng đều, thụ động, lười suy nghĩ và có tư
tưởng học đối phó
Qua đây tôi cũng xin có một số ý kiến để sớm hoàn chỉnh và áp dụng phương
pháp này một cách tốt hơn ở nhà trường phổ thông:
Một là: về SGK cần điều chỉnh một số nội dung nhiệm vụ trong các bài học ,
nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS.
Hai là: về tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung sách thí điểm còn hạn chế,
ngay cả GV không thể cập nhật kịp thời.
Ba là: đội ngũ GVcần được bồi dưỡng để nâng cao hơn nữa về chuyên môn,
phương pháp giảng dạy để lôi cuốn HS học tâp bộ môn ngày càng tốt hơn và đạt kết
quả cao hơn
Vấn đề dạy học theo phương pháp tích cực còn mới mẻ nên nhiều khó khăn trong
việc biên soạn, sử dụng của giáo viên cũng như việc tiếp thu của HS, song họ sẽ có
20


những nhận thức đúng đắn, thấy được vai trò ý nghĩa của nó trong việc tích cực hóa
hoạt động nhận thức của HS.
Tam Đảo, ngày 06 tháng 12 năm 2018
Người viết

Lê Huyền Diệu

21




×