Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Thiết kế và sử dụng một số bài tập nhận thức nhằm giúp học sinh học tập tích cực trong dạy học Địa lí 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 39 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
1.1 Cơ sở lý luận............................................................................................................. 1
1.2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu ................................................................................................................... 2
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................. 3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề .............................................................................................. 3
1.1. Khái niệm về bài tập nhận thức ............................................................................... 3
1.2. Phân loại bài tập nhận thức ..................................................................................... 3
1.3. Vai trò của bài tập nhận thức................................................................................... 3
2. Thực trạng của vấn đề ................................................................................................. 4
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ...................................................... 4
3.1. Phương pháp biên soạn và một số hình thức tổ chức cho học sinh giải bài tập
nhận thức .................................................................................................................... 4
a. Những yêu cầu cơ bản đối với việc soạn thảo bài tập nhận thức .......................... 4
b. Đa dạng hóa các loại hình bài tập nhận thức........................................................ 5
c. Một số hình thức tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận thức Địa lí 10. .............. 5
3.2. Thiết kế và sử dụng một số bài tập nhận thức trong dạy học Địa lí 10 .................. 6
a. Những tiền đề để xây dựng các bài tập nhận thức ................................................. 6
b. Mục đích thiết kế .................................................................................................... 7
c. Các nguyên tắc thiết kế........................................................................................... 7
d. Thiết kế một số bài tập nhận thức trong dạy học Địa lí 10 ................................... 8
4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................................. 31
5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................................ 32


Phần III. KẾT LUẬN..................................................................................................... 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 33



Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Hiện nay, đất nước chúng ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi
nguồn lực con người Việt Nam phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở
dân trí được nâng cao, có tính năng động, tự chủ, sáng tạo, tư duy độc lập... Để thực hiện được
nhiệm vụ này, nền giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội
dung đến phương pháp dạy học. Định hướng cơ bản của đổi mới đã được chỉ rõ trong các nghị
quyết Trung ương Đảng về Giáo dục và Đào tạo, đó là “Phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên”. Để thực hiện thành công những nội dung đã nêu trên, các giáo viên phải đổi mới
phương pháp dạy học tích cực từ đó giúp học sinh say mê môn học, có tinh thần học tập cao.
Trong các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay, thiết kế và sử dụng bài tập
nhận thức là một trong những phương pháp mới, việc sử dụng phương pháp này trong môn Địa
lí sẽ tăng hứng thú học tập bộ môn, tăng cường sự làm việc độc lập và tạo cho người học khả
năng tự phân tích, đánh giá tổng hợp. Do vậy, thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy
học Địa lí nói chung và dạy học Địa lí lớp 10 như thế nào để đạt được hiệu quả cao, phù hợp
với tình hình thực tế hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Địa lí là một vấn đề
đáng chú ý.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Tại trường THPT Bàu Bàng nơi tôi đang công tác giảng dạy việc học sinh học tập môn Địa
lí còn thờ ơ, các em ít chú tâm vào môn học này. Đa phần kiến thức Địa lí 10 là kiến thức đại
cương việc các em nắm bắt nội dung kiến thức, tư duy tổng hợp còn hạn chế trừ những em có

học lực tốt. Giáo viên trong trường cũng ít đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp để các
em tiến bộ và hứng thú với môn học hơn.
Trước tình hình đó, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí nói chung và Địa lí lớp
10 nói riêng, phù hợp với xu thế phát triển của nhà trường, đạt được những mục tiêu trong dạy
học Địa lí, tôi đã chọn đề tài “ Thiết kế và sử dụng một số bài tập nhận thức nhằm giúp học
sinh học tập tích cực trong dạy học Địa lí 10”, làm nội dung nghiên cứu của mình và để cùng
trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.

Mang Nảm

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đổi mới phong cách dạy học của người giáo viên bằng cách thiết kế các bài tập nhận thức
với các nội dung, bài học tình huống để học sinh tự khai thác, tự chiếm lĩnh kiến thức, học sinh
hoạt động nhiều hơn và có trách nhiệm cao với việc học của mình.
Thiết kế bài tập nhận thức và đưa ra các hướng giải quyết bài tập để nâng cao chất lượng và
hiệu quả dạy học. Đồng thời hướng dẫn học sinh thực hành với bài tập nhận thức giúp học sinh
tiếp thu bài học tốt hơn, nắm vững kiến thức Địa lí.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu việc vận dụng phương pháp thiết kế và sử dụng
bài tập nhận thức trong chương trình Địa lí 10 ban cơ bản.
Về thời gian, đề tài đã được tiến hành thực nghiệm ở Trường THPT Bàu Bàng, huyện Bàu
Bàng, tỉnh Bình Dương năm học 2016-2017.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của giáo viên trong đề tài này là thiết kế một số bài tập nhận thức và sử dụng bài
tập nhận thức đó trong chương trình dạy học Địa lí 10.
Giáo viên có nhiệm vụ hướng dẫn, đưa ra các tình huống trong nội dung bài học giúp học
sinh tìm ra kiến thức, say mê môn học và hứng thú hơn trong tiết học Địa lí.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong đề tài này đối tượng mà tôi nghiên cứu là học sinh lớp 10, tôi áp dụng đề tài này cho
lớp thực nghiệm 10A8 học kỳ 1 năm học 2016-2017. Mục đích để so sánh, đối chiếu kết quả
học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Lớp đối chứng trong đề tài này là lớp 10A6, để đối chứng với lớp thực nghiệm, kiểm định
tính hiệu quả của sáng kiến.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
quan sát (quan sát thái độ học tập và tinh thần học tập của học sinh), phương pháp đánh giá
(dựa vào kết quả đánh giá thông qua bài kiểm tra của học sinh cũng như thông qua việc áp
dụng của một số giáo viên khác trong dạy học Địa lí 10) , pháp thực nghiệm sư phạm, phương
pháp tổng kết kinh nghiệm. Những phương pháp trên mục đích tìm hiểu mức độ hứng thú của
học sinh trong việc học tập môn Địa lí khi áp dụng phương pháp mới trong dạy học.
Mang Nảm

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Khái niệm về bài tập nhận thức
Bài tập nhận thức là một bộ phận cơ bản của hệ thống bài tập Địa lí, trong dạy học Địa lí,

bài tập nhận thức là một công cụ dạy học quan trọng để phát huy tính tích cực, độc lập nhận
thức của học sinh. Bài tập nhận thức đã tạo ra những cơ hội, tình huống dạy học Địa lí để học
sinh phải tư duy, làm việc một cách chủ động, tích cực độc lập, hợp tác với các bạn cùng lớp
nhằm tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức đã học.
1.2. Phân loại bài tập nhận thức
Trong chương trình Địa lí 10, những kiến thức Địa lí rất rộng bao gồm cả kiến thức Địa lí
tự nhiên, Địa lí kinh tế- xã hội, Địa lí các ngành kinh tế. Việc phân loại các bài tập nhận thức
thường nhiều loại do hệ thống các bài tập nhận thức có đặc tính rất phức tạp về nội dung và đa
dạng, phong phú về hình thức với nhiều kiểu, loại, dạng khác nhau.
Người giáo viên cần phân loại các bài tập nhận thức phù hợp, khoa học để thuận tiện trong
việc thiết kế. Có thể phân loại các bài tập nhận thức trong dạy học Địa lí 10 như sau: Các nhóm
bài tập nhận thức nhằm nghiên cứu tài liệu, tìm ra kiến thức mới; Các nhóm bài tập nhận thức
nhằm củng cố kiến thức; Các nhóm bài tập nhận thức sử dụng tổng hợp kiến thức, các kĩ năng,
kĩ xảo trong Địa lí; Các nhóm bài tập nhận thức nhằm khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức;
Các nhóm bài tập nhận thức nhằm kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo.
1.3. Vai trò của bài tập nhận thức
Bài tập nhận thức có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học Địa lí nói chung và Địa lí 10
nói riêng, cụ thể vai trò của bài tập nhận thức được thể hiện qua:
Bài tập nhận thức tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh. Bài tập
nhận thức giúp học sinh thông hiểu kiến thức và vận dụng kiến thức đó trong đời sống thực
tiễn. Ngoài ra, bài tập nhận thức còn tăng cường tính độc lập làm chủ bản thân để giải quyết
tình huống mà giáo viên đưa ra.
Bài tập nhận thức là công cụ hoàn thiện kiến thức mới và hoàn thiện kiến thức đã cho. Việc
học sinh tích cực, chủ động độc lập giải các bài tập nhận thức do giáo viên đưa ra giúp học sinh
lĩnh hội được những kiến thức mới đồng thời củng cố kiến thức cũ.
Bài tập nhận thức là công cụ để hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh. Việc học
sinh tích cực, độc lập giải bài tập nhận thức là con đường có hiệu quả để hình thành thế giới
Mang Nảm

Trang 3



Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
quan khoa học vì học sinh trong quá trình giải bài tập sẽ hệ thống được các quan niệm đúng
đắn về tự nhiên, xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Bài tập nhận thực là công cụ quan trọng để phát triển tư duy và năng lực thực hành của học
sinh. Việc tổ chức cho học sinh tích cực và độc lập giải các bài tập nhận thức trong các giờ Địa
lí là một trong những cách để phát triển tư duy có hiệu quả, phát triển năng lực thực hành cho
học sinh, vì để giải được các bài tập nhận thức học sinh không chỉ cần có kiến thức, kĩ năng mà
còn cần phải nắm vững một số phương pháp hoạt động trí tuệ nhất định.

2. Thực trạng của vấn đề
Nhìn chung, trong quá trình dạy học Địa lí 10 tại trường THPT Bàu Bàng bản thân tôi thấy,
giáo viên, hiện nay việc tìm ra các phương pháp dạy học mới ở trường THPT Bàu Bàng còn
hạn chế, đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo lối cũ, thường giáo viên đóng vai
trò là trung tâm học sinh ít hoạt động, tư duy, sáng tạo độc lập. Trước thực trang trên tôi đã có
những phương pháp dạy học mới nhằm giúp học sinh học tập tích cực môn Địa lí 10, học sinh
đóng vai trò là trung tâm luôn tìm tòi, nghiên cứu để giải quyết vấn đề còn giáo viên chỉ là
người hướng dẫn cho học sinh. Đối với học sinh, các em chưa say mê môn học, ít tìm tòi
nghiên cứu về các hiện tượng Địa lí, vấn đề Địa lí và những kiến thức tự nhiên và kinh tế- xã
hội của môn Địa lí. Việc nghiên cứu tìm ra những phương pháp dạy học mới giúp các em có
chuyển hướng tích cực hơn trong dạy học Địa lí đồng thời từ đó giúp các em có tình yêu Địa lí
sâu sắc và coi trọng môn học hơn.
Nguyên nhân thực trạng trên, có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do giáo viên chưa
thấy được tầm quan trọng trong việc dạy học Địa lí bằng phương pháp tích cực, ít tìm tòi
phương pháp dạy học mới thích hợp trong nhà trường cũng như ít quan tâm đến tâm tư, nguyện
vọng của học sinh dẫn đến các em chưa xem trọng môn Địa lí.

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Phƣơng pháp biên soạn và một số hình thức tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận

thức
a. Những yêu cầu cơ bản đối với việc soạn thảo bài tập nhận thức
Để soạn thảo một bài tập nhận thức vừa sức với học sinh và đạt hiệu quả cao trong quá
trình giảng dạy giáo viên cần tuân theo những yêu cầu sau:
Phải xuất phát từ mục tiêu bài học, vì mục tiêu bài học giúp học sinh nắm được những kiến
thức cơ bản, các nội dung trọng tâm trong bài học.
Mang Nảm

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Bám vào nội dung sách giáo khoa. Việc bám vào nội dung sách giáo khoa chương trình Địa
lí 10 là cơ sở xuất phát để soạn thảo bài tập nhận thức và là nguồn thông tin chủ chốt để học
sinh giải bài tập nhận thức. Đây là một yêu cầu quan trọng mà giáo viên cần tuân thủ.
Biên soạn bài tập nhận thức có tính vừa sức. Đây là yêu cầu giáo viên cần phải tuân theo để
tạo ra những dạng bài tập nhận thức mang tính vừa sức. Có như vậy học sinh mới hứng thú vì
bài tập này không quá dễ cũng không quá khó với học sinh.
Đa dạng hóa hình thức các bài tập nhân thức, đa dạng các bài tập nhận thức là vấn đề cơ
bản cần thiết để biểu đạt các loại hình khác nhau của bài tập nhận thức. Việc đa dạng các loại,
dạng, kiểu bài tập nhận thức giúp học sinh hứng thú hơn trong bài học.
b. Đa dạng hóa các loại hình bài tập nhận thức
Việc đa dạng hóa bài tập nhận thức giảm bớt đi sự đơn điệu, lặp lại về loại hình bài tập
nhận thức đồng thời gia tăng sự chú ý và hứng thú của học sinh khi tiến hành giải các bài tập
nhận thức. Dưới đây là các dạng bài tập nhận thức tôi thường áp dụng trong đề tài này.
BẢNG MÔ TẢ CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẬN THỨC
STT

Dạng bài tập nhận thức


1

Bài tập dạng test

2

Bài tập dạng cung cấp thông tin

3

Bài tập dạng sơ đồ, hình ảnh

4

Bài tập dạng biểu đồ, bản đồ, lược đồ

5

Bài tập dạng clip

6

Bài tập dạng câu hỏi thông thường….

c. Một số hình thức tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận thức Địa lí 10.
Để thành công trong quá trình tổ chức cho học sinh tích cực, độc lập giải các bài tập nhận thức
trong giờ học môn Địa lí 10, điều quan trọng nhất là giáo viên phải nghiên cứu và nắm vững
những con đường và các hình thức để tổ chức quá trình này.
Thứ nhất, giáo viên trình bày kiến thức mới, sau đó học sinh thực hiện giải các bài tập nhận
thức. Hình thức này nên áp dụng ở những bài học có nội dung phức tạp, trừu tượng và những

nội dung bài học mà học sinh lĩnh hội chưa tốt. Trong chương trình Địa lí 10 có một số bài giáo
Mang Nảm

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
viên cần áp dụng hình thức này điển hình như bài 5. Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả
chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, bài 6. Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời
của Trái Đất….
Thứ hai, giáo viên trình bày một phần nội dung kiến thức, phần còn lại của bài học học sinh
sẽ lĩnh hội thông qua giải các bài tập nhận thức. Hình thức này có thể áp dụng với nhiều bài
học trong chương trình Địa lí 10, giáo viên nên chọn một vấn đề nào đó có nội dung phức tạp
để trình bày trước còn nội dung còn lại giáo viên thiết kế bài tập nhận thức cho học sinh giải,
học sinh sẽ tiếp thu bài học nhanh hơn.
Thứ ba, giáo viên đặt ra nhiệm vụ nhận thức, học sinh là người thực hiện giải các bài tập
nhận thức do giáo viên đưa ra. Điều quan trọng nhất khi tổ chức cho học sinh giải bài tập nhận
thức theo hình thức này giáo viên phải biểu đạt một cách rõ ràng, chính xác nhiệm vụ nhận
thức của toàn bộ nội dung bài học.
3.2. Thiết kế và sử dụng một số bài tập nhận thức trong dạy học Địa lí 10
a. Những tiền đề để xây dựng các bài tập nhận thức
Việc thiết kế các bài tập nhận thức trong chương trình Địa lí 10, giáo viên cần xem xét
những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến cấu trúc, nội dung và kiểu loại
bài tập nhận thức. Giáo viên cần phải căn cứ vào những tiền đề sau:
Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu dạy học hiện nay là việc lấy học sinh làm
trung tâm vì vậy, giáo viên cần thiết kế các bài tập nhận thức tăng cường tính độc lập của học
sinh, học sinh tự tìm tòi nghiên cứu ngay cả trong giờ học và ở nhà. Giáo viên cần nắm vững
các mục tiêu trong chương trình Địa lí 10 để thiết kế bài tập nhận thức cho học sinh. Bài tập
nhận thức phải hình thành các kiến thức cơ bản đó là các khái niệm riêng, khái niệm chung,
khái niệm tập hợp. Bài tập nhận thức phải phát triển tư duy phân tích, so sánh, chứng minh,

khái quát đặc biệt là tư duy đặc trưng của môn Địa lí đó là tư duy gắn liền với bản đồ, biểu đồ,
số liệu thống kê…. Bài tập nhận thức phải phát triển các kĩ năng khai thác thông tin từ kênh
chữ, kênh hình trong sách giáo khoa cũng như hình ảnh do giáo viên cung cấp biết cách trình
bày thông tin.
Thứ hai, căn cứ vào nội dung sách giáo khoa chương trình Địa lí 10 ban cơ bản, chương
trình sách giáo khoa là xuất phát điểm quan trọng nhất để giáo viên dựa vào nội dung từng bài
học mà thiết kế các bài tập nhận thức cho học sinh. Sách giáo khoa Địa lí 10 đã trở thành công
cụ hữu hiệu để giáo viên tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh, khi
Mang Nảm

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
thiết kế các bài tập nhận thức giáo viên nên coi tiết học là đơn vị cơ bản để xây dựng các bài
tập nhận thức. Trong điều kiện 1 tiết học kéo dài 45 phút cho mỗi bài học tùy theo nội dung
bài học mà giáo viên có thể thiết kế nhiều bài tập nhận thức thông thường nên thiết kế 4 đến 5
bài tập nhận thức.
Thứ ba, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh, các em học sinh cấp THPT hiện nay
do được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông hiện đại các em có
năng lực quan sát sâu sắc và nhạy bén, các em biết nhìn nhận vấn đề, suy luận, phân tích, tổng
hợp các đối tượng địa lí. Tuy nhiên còn nhiều học sinh còn hạn chế trong việc nhìn nhận vấn
đề, thiếu kĩ năng quan sát, suy luận liên hệ thực tiễn. Vì vậy, cần thiết kế các bài tập nhận thức
thích hợp để học sinh phát huy được vai trò của mình, giúp các em học tập tốt hơn môn Địa lí
10.
b. Mục đích thiết kế
Trong chương trình Địa lí 10 này tôi thiết kế một số bài tập nhận thức điển hình với mục
đích giúp học sinh tiếp thu các kiến thức mới đồng thời củng cố, kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Bài tập nhận thức được tôi biên soạn với nhiều hình thức khác nhau nhưng đa
dạng : như dạng test, dạng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, cung cấp thông tin….

Trong đề tài này tôi thiết kế các bài cụ thể sau đây:
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.
Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển.
Bài 24: Phân bố dân cƣ và đô thị hóa
Bài 40: Địa lí ngành thƣơng mại.
c. Các nguyên tắc thiết kế
Nội dung các bài học trong sách giáo khoa Địa lí 10 là xuất phát điểm quan trọng nhất để
thiết kế các bài tập nhận thức. Khi làm bài tập nhận thức, học sinh phải khai thác và xử lí tối đa
nội dung bài học trong sách giáo khoa và nội dung kiến thức thông tin trong sách giáo khoa về
cơ bản đủ để học sinh giải các bài tập nhận thức.
Bài tập nhận thức do giáo viên thiết kế không quá khó, nhưng cũng không đơn giản chỉ đòi
hỏi học sinh lặp lại những kiến thức có trong sách giáo khoa. Bài tập nhận thức do giáo viên
biên soạn đều đòi hỏi học sinh phải tư duy, ở mức độ khác nhau đều phải sử dụng các thao tác
trí tuệ để xử lí thông tin và trình bày thông tin.
Mang Nảm

Trang 7


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Bài tập nhận thức do giáo viên soạn thảo tránh lặp lại những câu hỏi trong sách giáo khoa
Địa lí 10. Trong trường hợp nội dung bài học trong sách giáo khoa không đủ cho học sinh khai
thác để giải bài thập nhận thức thì cần bổ sung thêm những thông tin cần thiết để học sinh tìm
ra yêu cầu của giáo viên đưa ra.
d. Thiết kế một số bài tập nhận thức trong dạy học Địa lí 10
Bài 6: Hệ quả chuyển động xung
quanh Mặt Trời của Trái Đất

 Hiểu được chuyển động biểu kiến của MT

 Giải thích được nguyên nhân sinh ra mùa
 Giải thích được hiện tượng ngày đêm
dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

Khởi động
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
I. CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI
Bài tập 1. Vẽ tiếp tuyến vuông góc với tia sáng Mặt Trời ở hai vị trí A và B trên
hình vẽ?

Mặt trời lên thiên đỉnh là hiện tượng:
….………………………………………………………..........................................
...................................................................................................................................

Mang Nảm

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 10
Bài tập 2. Xác định chí tuyến Bắc, chí tuyến nam, vùng nội chí tuyến trên hình vẽ?

……………..23027
Xích đạo
……………..23027
Ngày 22/6: Mặt Trời chiếu vuông góc ở……………………
Ngày 22/12: Mặt Trời chiếu vuông góc ở……………………
Ngày 21/3 và 23/9: Mặt Trời chiếu vuông góc ở……………………
II. CÁC MÙA TRONG NĂM

Bài tập 3. Dựa vào nội dung sách giáo khoa và kiến thức hiểu biết hãy cho biết
mùa là gi?
- Mùa là gì?.........................................................................................................................
……………………………………………………………………………………………

Bài tập 4. Nguyên nhân sinh ra mùa? xem clip và cho biết nguyên nhân sinh ra
mùa?
Do…………………………………………………………………………………………
Bài tập 5. Dựa vào hình trên hãy xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của các
mùa theo Dƣơng lịch?
Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bán cầu Bắc

Mang Nảm

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 10

Mùa
Xuân
Hạ
Thu
Đông

Thời điểm bắt đầu

Thời điểm kết thúc

Củng cố

Câu 1. Nối các ô bên trái, bên phải với ô ở giữa sao cho phù hợp?
MÙA Ở CÁC NƢỚC THEO DƢƠNG LỊCH

Thời gian

Bán cầu Bắc

Bán cầu Nam

Mùa xuân

Từ Xuân phân (21/3) đến Hạ chí (22/6)

Mùa xuân

Mùa hạ

Từ Hạ chí (22/6) đến Thu phân (23/9)

Mùa hạ

Mùa thu

Từ Thu phân (23/9) đến Đông chí
(22/12)

Mùa thu

Mùa đông


Từ Đông chí (22/12) Xuân phân (21/3)

Mùa đông

Câu 2. Những nhận định dƣới đây đúng hay sai
Nhận định
Đ S
Ngày 22/6,ở mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày dài nhất và thời
gian ban đêm dài nhất trong năm
Ngày 22/12, mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày dài nhất và thời
gian ban đêm dài nhất trong năm
Ngày 21/3 và ngày 23/9 mọi nơi trên Trái Đất đều có thời gian ban ngày và thời
gian ban đêm bằng nhau
Ở Xích đạo, quanh năm có thời gian ban ngày và thời gian ban đêm bằng nhau
Mùa và độ dài ngày đêm 2 bán cầu trái ngược nhau

Mang Nảm

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 10

Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại
gió chính

Khởi động

 Biết được hình thái các đai
khí áp trên Trái Đất

 Hiểu được các nguyên nhân
thay đổi khí áp
 Biết Phạm vi, thời gian,
hướng, tính chất của một số
loại gió chính

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
I. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP
Bài tập 1. Dựa vào hình ảnh bên dƣới hãy nêu khái niệm khí áp?

Khí áp là……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....................
..............................................................................................................................................

Mang Nảm

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 10

Bài tập 2. Dựa vào nội dung SGK hãy cho biết nguyên nhân thay đổi khí áp?

Nguyên nhân

Sự thay đổi của khí áp

Bài tập 3. Dựa vào sơ đồ phân bố các đai khí áp hãy nhận xét?


Cực Bắc

600B

Nhận xét:

300B

-Các đai áp cao, áp thấp phân bố …
…………………………………………

00

…………………………………………
….………………………………………

300N

…………………………………………

600N

-Thực tế các đai khí áp…………………
…………………………………………
.………………………………………
Cực Nam

II. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

1. Gió Tây ôn đới và gió mậu dịch

Bài tập 4. Dựa vào nội dung sách giáo khoa, kết hợp với hình vẽ bên dƣới hãy hoàn
thành bảng sau:

Mang Nảm

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm môn Địa lí 10

Đặc điểm

Gió Tây ôn đới

Gió mậu dịch

-Bắc bán cầu:

-Bắc bán cầu:

-Nam bán cầu:

-Nam bán cầu:

Phạm vi hoạt
động
Hướng gió

Thời gian
Tính chất


2. Gió mùa
Bài tập 5. Dựa vào nội dung sách giáo khoa, kết hợp với bản đồ phân bố gió mùa
trên thế giới hãy hoàn thành nội dung sau:

Mang Nảm

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Là loại gió thổi ……………………., hướng gió ở………………………..
……………………………………………………………………………
Nguyên nhân: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi………………………………..
……………………………………………………………………………...
Hoạt động ở:………………………………………………………………
3. Gió địa phƣơng
a. Gió đất, gió biển
Bài tập 6. Dựa vào đoạn clip do giáo viên cung cấp hãy hoàn thành nội dung sau?
-Hoạt đông: …………………………………………………..
-Nguyên nhân: Do sự chênh lệch ……………………………..
-Hướng:
+Ban ngày: ……………………………………………………
+Ban đêm: …………………………………………………….

b. Gió fơn
Bài tập 7. Dựa vào hình ảnh bên dƣới hãy cho biết gió fơn là gì?

Là loại gió ……………………………………
……………………………………………….

30

Mang Nảm

Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
 Biết khái niệm sóng, nguyên nhân hình thành
và các loại sóng.
 Giải thích nguyên nhân của hiện tượng thủy
triều
 Biết đặc điểm phân bố các dòng biển và tác
động của chúng

Khởi động
………………………………………………………………………………
I. SÓNG BIỂN
1. Khái niệm
Bài tập 1. Yêu cầu học sinh dựa vào hình ảnh động do giáo viên cung cấp nêu khái
niệm sóng biển?
Sóng biển là…………………………………………..
……………………………………………………………
……………………………………………………………

2. Nguyên nhân sinh ra sóng biển
Bài tập 2. Dựa vào ảnh động hãy cho biết nguyên nhân sinh ra sóng biển?

Nguyên nhân sinh ra sóng

biển là
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………

3. Sóng thần
Bài tập 3. Học sinh quan sát hình động cho biết sóng thần là gì?

Mang Nảm

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10

Sóng thần là
………………
………………
………………
………………
……………..

4. Nguyên nhân sinh ra sóng thần
Bài tập 4. Yêu cầu học sinh xem clip về nguyên nhân sinh ra sóng thần và hậu quả của
sóng thần?
Nguyên nhân do
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
II. THỦY TRIỀU

1. Khái niệm thủy triều
Bài tập 5. Giáo viên cho học sinh nhìn ảnh so sánh hài thời điểm mực nƣớc khác nhau
từ đó nêu khái niệm thủy triều.
Thủy triều là
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
……………………
…………………….
2. Nguyên nhân sinh ra thủy triều
Bài tập 6. Học sinh quan sát hình ảnh động nêu ra nguyên nhân sinh ra thủy triều.
Mang Nảm

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10

Nguyên nhân do
…………………

…………………
…………………
…………………
.
3. Đặc điểm của thủy triều
Bài tập 7. Quan sát hình ảnh cho biết đặc điểm của thủy triều?

Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều…………
Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí vuông góc với nhau thì dao động thủy
triều…………

4. Ứng dụng của thủy triều
Bài tập 8. Quan sát các hình ảnh sau, cho biết ứng dụng của thủy triều?

Người ta sử dụng thủy triều trong…………………………………………….
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
III. Dòng biển
1. Phân loại
Mang Nảm

Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Bài tập 9. Dựa vào bản đồ sau hãy cho biết có bao nhiêu loại dòng biển?

Có………………………
…………………………
…………………………

…………………………
…………………………
…………

2. Phân bố dòng biển
Bài tập 10. Dựa vào nội dung sách giáo khoa và bản đồ phân bố dòng biển hãy hoàn
thành bảng sau:
Dòng biển

Nơi xuất phát

Hƣớng chảy

Nóng
Lạnh

Bài 24: PHÂN BỐ DÂN CƢ VÀ ĐÔ THỊ HÓA
Sau bài học này các em cần:
Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc
điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian.
Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư.
Trình bày được các đặc điểm của đô thị hóa, những mặt tích cực
và tiêu cực của quá trình ĐTH.
Phân tích và nhận xét được bản số liệu, bản đồ của phân bố dân
cư, đô thị.

Khởi động : đoán ý đồng đội
I. PHÂN BỐ DÂN CƢ
1. Khái niệm:
Bài tập 1: Dựa vào sơ đồ bên dƣới, em hãy nêu khái niệm phân bố dân cƣ?

Mang Nảm

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10

Phân bố dân cư

tự giác
Sắp xếp dân số

tự phát
Sắp xếp dân số

Phù hợp
Phù hợp

điều kiện sống và
các yêu cầu của xã
hội

Phân bố dân cư: ………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Bài tập 2: Đọc bài toán sau, trả lời các câu hỏi bên dƣới:

Bài toán: Năm 2013, dân số thế giới là 7137 triệu người sinh sống
trên diện tích rộng 137 triệu km2.
Hãy tính mật độ dân số của thế giới ?(đơn vị: ngƣời/km2)
………………………………………………………………………………………..

Theo em mật độ dân số là gì?
..…………………………………………………………………………………………
2. Đặc điểm
Bài tập 3: Dựa vào bản đồ phân bố dân cƣ trên thế giới, trả lời câu hỏi sau:
Hãy xác định các khu vực thƣa dân và các khu vực tập trung dân cƣ đông đúc?
+Khu vực có mật độ dân số cao: ………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+Khu vực có mật độ dân số thấp: ………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
 Em hãy rút ra một đặc điểm phân bố dân cƣ?
…………………………………………………………………………………………………
Mang Nảm

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Bản đồ phân bố dân cƣ trên thế giới, năm 2000

Bài tập 4: Dựa vào biểu đồ sau, em hãy:

70

%
61.1

60.6

60.3


60

Châu Á

50

Châu Âu

40

Châu Mỹ

30

Châu Phi

24.2

20
10

5.4

9.1

0.5

0.2

0

1850

13.415.4
10.4

13.713.8
11.4

2005

0.5
2013

Nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cƣ trên thế giới trong thời kì 1850-2013?
....................................................................................................................................................
 Em hãy rút ra một đặc điểm phân bố dân cƣ?
…………………………………………………………………………………………
3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phân bố dân cƣ
Bài tập 5: xem clip trả lời những câu hỏi bên dƣới:
a) Liệt kê các nhân tố tự nhiên?
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Liệt kê các nhân tố kinh tế- xã hội?
………………………………….………………………………………………
………………………………………………………………………

Mang Nảm

Trang 20



Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
II. ĐÔ THỊ HÓA
1. Khái niệm
Bài tập 6: Từ sơ đồ bên dƣới, hãy nêu khái niệm đô thị hóa?

Tăng nhanh số lượng và quy mô dân cư
đô thị
Quá trình kinh tế- xã hôi
Tập trung dân cư
trong các thành phố
lớn và cực lớn

Đô thị
hóa

Phổ biến lối sống thành thị

Đô thị hóa là:…………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
.……………………………………………………………………………
.……………………………………………………………………………

2. Đặc điểm
Bài tập 7: Dựa vào biểu đồ bên dƣới, em hãy:

Mang Nảm

Trang 21



Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân cƣ thành thị và nông thôn trên thế giới trong thời
kì 1900-2013?
…………………………………………………………………………………………
 Rút ra một đặc điểm của quá trình đô thị hóa:
…………………………………………………………………………………………
Bài tập tập 8: cho lƣợc đồ bên dƣới, em hãy:

Kể tên những khu vực và châu lục có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Kể tên những khu vực và châu lục có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất nhất?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Kể tên các thành phố có dân số trên 5 triệu ngƣời trở lên?
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
 Rút ra những đặc điểm của quá trình đô thị hóa: …………………………………..
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..

Mang Nảm

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm Địa lí 10
Bài tập 9: đánh dấu  vào ô


cho thấy những biểu hiện phổ biến lối sống thành thị?

1. Tỉ lệ dân không làm nông nghiệp ngày càng tăng.
2. Không gian sống rộng lớn, chủ yếu là ruộng vườn, cánh đồng bao quanh.
3. Sinh hoạt phụ thuộc vào dịch vụ công cộng.
4. Nhu cầu văn hoá, tinh thần cao và đa dạng.
6. Tỉ lệ dân hoạt động công nghiệp và dịch vụ ngày càng giảm.
7. Có ít nhà cao tầng, chủ yếu là nhà thấp.
8. Nhu cầu giao tiếp đa dạng.
9. Tính cơ động cao trong lựa chọn nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi ở.
3. Ảnh hƣởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế-xã hội và môi trƣờng
a) Ảnh hƣởng tích cực
Bài tập 10: Ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào những nội dung ảnh hƣởng tích cực của
đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế- xã hội?
Nội dung

Đúng

Sai

Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Việc làm là những vấn đề nan giải ở các đô thị.
Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái
nghiêm trọng.
Ở các đô thị, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp,
dịch vụ đã tạo ra nhiều việc làm mới.
Về phương diện dân số học, đô thị làm thay đổi sâu sắc các quá
trình sinh, tử và hôn nhân ở các thành phố.
Nhà ở là mối quan tâm đặc biệt đối với các đô thị.

Đô thị hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu
vực I sang khu vực II và III, làm thay đổi sự phân bố dân cư lao
động.
Đô thị hóa làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng cao, ổn định,
hiện đại.

Mang Nảm

Trang 23


×