Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

kiến thức thái độ và thực hành về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên trường cao đẳng y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.89 KB, 56 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH

LÊ THỊ LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG

KIẾN THỨC ,THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ CÁC BỆNH LÂY
TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG
K10 TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH NĂM 2018

THÁI BÌNH, 2018


UBND TỈNH THÁI BÌNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH

LÊ THỊ LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG K10
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ THÁI BÌNH NĂM 2018

Người hướng dẫn:
1.Th.S Bùi Thị Hồng Hoa
Nơi thực hiện: Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình
THÁI BÌNH ,2018


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu nhà trường Cao
Đẳng Y Tế Thái Bình, đã tạo điều kiện để em được tham gia làm khóa luận tốt
nghiệp.Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể giảng viên trong nhà trường đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích để giúp em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Bùi Thị Hồng Hoa, người đã
tận tình hướng dẫn cho em cả về chuyên môn, cũng như kinh nghiệm làm bài
trong suốt thời gian nghiên cứu,để hoàn thành đề tài khóa luận
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, những người
luôn khích lệ, động viên tinh thần cho em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm làm khóa luận chưa nhiều nên bài khóa
luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự giúp đỡ ,đóng
góp ý kiến của quý thầy ,cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái bình, ngày 4 tháng 6 năm 2018
SINH VIÊN
LÊ THỊ LONG


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi :
-

Ban giám hiệu nhà Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình
Thầy cô trong ban hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp
Tên em là : Lê Thị Long
Sinh viên lớp :CĐK8B
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em và
được sự hướng dẫn khoa học của Th.s Bùi Thị Hồng Hoa. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chưa được

công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng
biểu phục vụ cho phân tích, nhận xét, đánh giá, được chính tác giả thu
nhập từ các nguồn khác nhau và có ghi rõ phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào em xin chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình
SINH VIÊN
LÊ THỊ LONG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLTQĐTD: Bệnh lây truyền qua đường tình dục
SAVY

: Điều tra về thanh thiếu niên

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu


WHO

: World Health Orgnnization (Tổ chức y tế thế giới )

STDs

:Các bệnh lây truyền qua đường tình dục

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe


PNMD

: Phụ nữ mại dâm

QHTD

:Quan hệ tình dục

HBV

: Hepatitis B virus

ĐẶT VẤN ĐỀ


Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) đã có có từ rất lâu trên
thế giới và nước ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ người mắc các bệnh
tình dục ngày càng tăng lên.Theo ước tính của tổ chức WHO ,hằng năm có ít
nhất 1/10 người đang ở tuổi hoạt động tình dục bị một bệnh STDs ở các nước
đang phát triển thuộc châu Phi, Châu Á các bệnh STD được xếp vào trong năm
bệnh thường gặp nhất.Ở Việt Nam theo ước tính của các chuyên gia thì hằng
năm có khoảng gần 1 triệu trường hợp mới mắc[7]. Những hậu quả về y tế , xã
hội do các bệnh LTQĐTD là gánh nặng lớn đối với gia đình và xã hội
Theo Hiệp hội y tế tình dục Hoa Kì (American sexsual health association),
mỗi năm Hoa Kỳ có 20 triệu trường hợp mắc STDs mới .Khoảng một nửa trong
số những trường hợp đó sảy ra ở những người trẻ tuổi từ 15-24 tuổi.Ở các nước
khác , con số này chắc chắn cũng không phải nhỏ[29].Ở Việt Nam, theo số liệu
của SAVY 1 cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu có xu hướng giảm từ 19,6
tuổi xuống còn 18,1 tuổi ở SAVY 2 [1]. Vì vậy, việc bổ sung kiến thức cho lứa

tuổi này là rất quan trọng trong đó đặc biệt là học sinh, sinh viên.
Việt Nam là một nước đang phát triển , chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn
hóa phương Đông ,nên vấn đề về STDs chưa được cởi mở trao đổi . Bộ Y tế
cũng đã rất nỗ lực trong việc cung cấp và nâng cao kiến thức cho cộng đồng, đặc
biệt là thanh thiếu niên và đạt được một số thành tựu nhất định nhưng các bệnh
LTQĐTD vẫn đang còn chiếm tỷ lệ cao ở một số lứa tuổi sinh viên và học sinh
Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Văn điều tra cho thấy ngoại trừ HIV/AIDS
các BLTQĐTD khác đều có tỷ lệ người biết đến rất thấp. Bệnh giang mai có tỷ
lệ người biết cao nhất cũng mới chỉ đạt 52,5%, tiếp đến là bệnh lậu (36,8%), các
bệnh còn lại chỉ dưới 10% người biết, về cách xử trí khi mắc các BLTQĐTD
cũng khá thấp, chỉ có 19,5% đối tượng chọn phương án đúng là đến cơ sở y tế
để được khám chữa..Vì vậy kiến thức ,thái độ và thực hành của lứa tuổi này là
vấn đề quan trọng để hạn chế sự gia tăng của bệnh.Tại Việt Nam đã có ,một số


nghiên cứu về kiến thức thái độ và thực hành các bệnh LTQĐTD ở một số
trường như: Đại học Quốc Gia Hà Nội,Thái Nguyên, Học sinh THPT Hải
Dương, Đại học xã hội và nhân văn…[22][26][7]
Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình là một trong những trường cao đẳng
trong nước đào tạo chất lượng điều dưỡng chất lượng cao. Nơi đào tạo những
điều dưỡng viên tương lai phục vụ cho sự nghiệp CSSK cộng đồng. Chính vì
vậy việc nắm bắt về STDs đối với sinh viên là rất cần thiết. Để tìm hiểu kiến
thức, thái độ, thực hành về phòng chống các bệnh LTQĐTD của sinh viên Cao
Đẳng điều dưỡng K10 Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “ Kiến thức ,thái độ và thực hành phòng chống các bệnh lây
truyền qua đường tình dục của sinh viên Cao Đẳng điều dưỡng K10 Trường Cao
Đẳng Y tế Thái Bình năm 2018” với 2 mực tiêu sau:
1.Mô tả kiến thức,thái độ , về các bệnh lây truyền qua đường tình
dục của sinh viên cao đẳng điều dưỡng K10 Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình
năm 2018.

2. Thực trạng về thực hành phòng chống các bệnh lây truyền qua
đường tình dục của sinh viên cao đẳng điều dưỡng K10 Trường Cao Đẳng Y tế
Thái Bình.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1-Một số khái niệm:
1.1Khái niệm chung về bệnh lây truyền qua đường tình dục:
1.1.1 Khái niêm:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) là những bệnh có khả năng
lây truyền từ con người sang người qua các quan hệ tình dục của con người, bao
gồm quan hệ tình dục bằng đường miệng, tình dục bằng miệng và quan hệ tình
dục qua đường hậu môn. Thuật ngữ bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
có nhiều ý nghĩa hơn; một người có thể bị nhiễm bệnh và có thể có khả năng lây
nhiễm sang người khác mà không có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Một số
STIs cũng có thể lây truyền qua việc sử dụng kim tiêm tĩnh mạch (IV) sau khi
người bị bệnh sử dụng, cũng như qua sinh đẻ hoặc cho con bú. STDs gây ra bởi
hơn 30 loại mầm bệnh khác nhau bao gồm vi khuẩn, virut, protozoa, nấm và ký
sinh trùng ký sinh trùng [46].
1.1.2 Lịch sử:
Từ khi có những phát hiện sinh học về các bệnh LTQĐTD đến nay có khá
nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ bệnh này.Thuật ngữ đầu tiên được sử dụng là
các bênh hoa liễu ( tiếng anh là venereal diseases) để chỉ các bệnh hoa liễu cổ
điển lây truyền qua quan hệ tình dục.Các bệnh đó là bệnh giang mai,bệnh lậu, hạ
cam, hột xoài và u hạt bẹn hoa liễu.Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, người ta phát
hiện thêm các tác nhân gây bệnh mới LTQĐTD, từ đó thuật ngữ hoa liễu được
thay bằng bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexual transmitted diseasesSTDs). Đến năm 1997, Tổ Chức Y tế Thế giới( WHO ) đã thống nhất gọi là các
nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (Sexual transmitted infectionsSTLs)[8]



Cho đến nay, chúng ta đã biết đến hơn 40 loài vi sinh vật gây bệnh STDs
và gây ra gần 20 hội chứng, trong đó có nhiễm HIV/AIDS [7], lậu, giang mai,
viêm âm đạo nữ, herpes sinh dục ,viêm gan B. Đây là 6 bệnh bị mắc khá phổ
biến hiện nay.
1.1.3 Cách thức lây truyền:
Bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ dàng truyền nhiễm thông qua các
màng nhầy của dương vật, âm hộ, trực tràng, đường tiểu,và một số đường khác
nhưng ít phổ biến hơn như miệng ,họng, đường hô hấp và mắt.Màng nhầy khác
với làn da ở chỗ chúng cho phép một số tác nhân gây bệnh vào cơ thể, các tác
nhân gây bệnh cũng có thể qua những chỗ da bị rách hoặc tổn thương do ma sát
trong quan hệ tình dục.[36].Mặc dù ,màng nhầy cũng có trong miệng như trong
bộ phận sinh dục, nhưng sự truyền nhiễm bệnh thông qua đường sinh dục dễ sảy
ra hơn từ miệng sang miệng.Theo thống kê về tình dục an toàn, nhiều bệnh có
thể dễ dàng lây truyền từ miệng qua bộ phận sinh dục hoặc từ bộ phận sinh dục
qua miệng,việc từ miệng sang miệng ít sảy ra.[43]
1.1.4 Nguyên nhân:
Hầu hết các ca mắc bệnh LTQĐTD đều xuất phát từ nguyên nhân quan hệ
tình dục không an toàn với bạn tình đang mắc một trong các bệnh STDs mà
không hề biết. Đồng thời cũng có một số vấn đề mang tính toàn cầu như: thay
đổi quan niệm về tình dục, lối sống không lành mạnh, quá trình toàn cầu hoá và
tự do thương mại, quan hệ tình dục đồng giới.
1.2 Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục hay gặp
1.2.1 HIV/AIDS
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ HIV
và AIDS được hiểu như sau: HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường
máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn

dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây


bệnh và dẫn đến chết người. Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra
nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu
sắc hơn như sau: HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể
không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người. AIDS
là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh
nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn
đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến chuyển biến thành AIDS tùy thuộc
vào hành vi đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng nhìn chung lại trong
khoảng thời gian là 5 năm[37].
Viruts HIV (human immunodeficiency virut) là một lentivirrut (thuộc họ
retro virut) có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải,một tình
trạng làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến,tạo điều kiện cho
những nhiễm trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống
của người bị nhiễm[45][31].. Hiện nay đã phát hiện được 2 loại là HIV-1 và
HIV-2. HIV-1 gặp trên khắp thế giới, được phát hiện năm 1983. HIV-2 gặp chủ
yếu ở tây và đông phi, tây Ấn Độ, được phát hiện năm 1986. Cả HIV-1 và HIV-2
đều là nguyên nhân gây bệnh AIDS, tuy nhiên HIV-2 thường khó được lan
truyền hơn và khoảng thời gian kể từ lúc nhiễm đến lúc phát bệnh là lâu hơn
đáng kể so với HIV-1 [28,20].
Nhiễm HIV ở người lớn được chẩn đoán trên cơ sở xét nghiệm kháng thể
HIV. Một người được xác định là nhiễm HIV khi có mẫu huyết thanh dương tính
cả ba lần xét nghiệm kháng thể HIV bằng ba loại sinh phẩm khác nhau với
nguyên lý phản ứng và phương pháp chuẩn bị kháng nguyên khác.
AIDS được xác định khi người nhiễm HIV có bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai
đoạn 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định), hoặc số lượng CD4 < 200

TB/mm^3


Trường hợp AIDS đầu tiên được mô tả năm 1981, đến năm 1983 căn
nguyên gây bệnh AIDS được phát hiện là virus HIV và đến nay HIV/AIDS đã
lan rộng trên phạm vi toàn cầu . Đến cuối tháng 12 năm 2007 tổng số người
nhiễm HIV trên toàn thế giới là 33,2 triệu trong đó người lớn là 30,8 triệu , trẻ
em dưới 15 tuổi 2,5 triệu , phụ nữ là 15,4 triệu . Số ca mới nhiễm HIV trong
năm 2007 là 2,5 triệu và số ca tử vong do AIDS trong năm 2007 là 2,1 triệu [3].
Số lượng cũng như tỷ lệ mắc HIV là khác nhau ở các vùng khác nhau trên
thế giới. Khu vực cận Sahara châu Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
trong đại dịch HIV toàn cầu. Trên hai phần ba (68%) tổng số người có HIV
dương tính sống tại khu vực này. Tổng số người đang sống với HIV lên đến 22,5
triệu ). Đặc biệt tại đây đa số người sống với HIV là phụ nữ (61%) [3]. Tỷ lệ
nhiễm HIV trong một số quần thể của một số nước Châu Phi rất cao (Botswana
35,8%, Zimbabue 20,06%) [20,23]. Tại khu vực châu Á thì Đông nam Á có tỷ lệ
nhiễm HIV cao nhất, với những xu hướng dịch chuyển khác nhau tại các nước
khác nhau. Trong khi tỷ lệ hiện nhiễm tại một số quốc gia như Cam–pu–chia ,
My-an-ma và Thái-lan đều có dấu hiệu giảm thì tại In-do-ne-xi-a và Việt Nam
những con số này lại đang tăng lên [3].
Tại thời điểm năm 2007 mỗi ngày trên toàn thế giới có khoảng 6.800
người bị nhiễm HIV mới và có khoảng 5.700 người tử vong vì AIDS. Chủ yếu là
do không tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ phòng và điều trị HIV và đại dịch HIV
vẫn là căn bệnh lây truyền nguy hiểm .
Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12/1990
ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến 31/12/2009, số trường hợp nhiễm HIV hiện
còn sống là 160.019 trường hợp, số bệnh nhân AIDS hiện còn sống là 35.603 và
44.540 trường hợp tử vong do AIDS [4] .5 tỉnh có báo cáo số trường hợp nhiễm
phát hiện cao nhất trên toàn quốc bao gồm :Thành phố Hồ Chí Minh (41.139
trường hợp), Hà Nội với (16.539 trường hợp), Hải Phòng (6.571 trường hợp),

Thái Nguyên (5.484 trường hợp), Sơn La (5.201 trường hợp) [4].


Tính đến cuối năm 2009, tính chung cả nước tỷ suất hiện nhiễm HIV trên
100.000 dân là 187 người/ 100.000 dân. Tỷ suất hiện nhiễm HIV trên 100.000
dân có sự chênh lệch giữa các địa phương, cao nhất Điện Biên (599
người/100.000 dân), đứng thứ 2 là thành phố Hồ Chí Minh (578 người/100.000
dân), tiếp theo là các tỉnh khu vực phía Bắc như Thái Nguyên (488
người/100.000 dân), Sơn La (481 người/100.00 dân), Yên Bái (385 người/
100.000 dân) [4,6]
Về địa bàn phân bố dịch: tính đến ngày 31/12/2009, toàn quốc đã phát hiện
trường hợp nhiễm HIV tại 70,51% xã/phường, 97,35% quận/huyện và 63/63
tỉnh/thành phố [4].đe dọa sức khỏe cộng đồng [3].
1.2.2 Bệnh Lậu
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất hay gặp.Bệnh do song
cầu khuẩn lậu Gram (-) có tên là Neisseria gonorrhoeae.
Những năm gần đây bệnh lậu có xu hướng tang rõ rệt. Theo thống kê của Tổ
Chức Y tế Thế Giới (WHO) hằng năm toàn thế giới có khoảng 390 triệu bệnh
nhân (LTQĐTD), trong đó 62 triệu bệnh nhân lậu.Ở Việt Nam ước tính mỗi năm
có khoảng 50.000- 100.000 trường hợp bị lậu
Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, tỷ lệ bệnh ở thành thị nhiều hơn nông
thôn. Biểu hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể ở các vị trí khác
như họng, hậu môn. Bệnh lậu có triệu chứng thường thấy ở nam giới hơn là nữ
giới.
Bệnh có thể phối hợp với một số yếu tố gây viêm niệu đạo khác, trong đó
thường thấy nhất là Chalamydia trahomatis, các tác nhân khác như nấm trùng
roi, ureaplasma cũng có thể gặp nhưng ít hơn.
Hầu hết các trường hợp mắc lậu do quan hệ với người bị bệnh.Một số ít
trường hợp có thể mắc lậu do dung chung chậu,khan hoặc qua quần áo nhiễm
lậu cầu. Mẹ mắc lậu, nếu không được điều trị có thể gây ra viêm kết mac mắt

cho trẻ sơ sinh.[9]


Bệnh lậu được Galen đặt tên là Gonorrhea do ông nghĩ rằng mủ trong bệnh
lậu chính là dòng tinh dịch chảy ra: gonos= seed và rhoea=flow. Sau đó vào năm
1767 John Hunter tự cấy mủ lậu cho mình, nhưng không may chỉ có bệnh giang
mai xuất hiện, do vậy đã có sự hiểu lầm về bệnh. Năm 1879, Neisser đã phân lập
được lậu cầu khuẩn và được đặt tên là Neisseria gonorhoeae.[10]
Hàng năm trên toàn cầu có khoảng 62 triệu trường hợp mới mắc bệnh lậu,
khu vực Đông và Đông Nam Á có 29 triệu trường hợp. Việt Nam, theo báo cáo
hàng năm có hơn 3.000 trường hợp, tuy nhiên theo ước tính thì có khoảng vài
chục ngàn trường hợp mỗi năm. Bệnh lậu tăng lên do nhiều yếu tố, trong đó có
tự do tình dục và tăng hoạt động tình dục do có các biện pháp tránh thai. Bệnh
lậu chủ yếu lây qua quan hệ tình dục. Trẻ sơ sinh có thể bị viêm kết mạc mắt do
đẻ qua đường sinh dục người mẹ bị bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng
phổ biến nhất ở lứa tuổi 15-35. Bệnh gặp nhiều hơn ở đô thị, một số nhóm dân
cư đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong dịch tễ học bệnh lậu (“core group”)
như gái mại dâm, khách làng chơi, người nghiện ma tuý. Những người bệnh
không triệu chứng đóng vai trò quan trọng trong dịch tễ học bệnh lậu. Một sự
kiện quan trọng đã ảnh hưởng đến dịch tễ học bệnh lậu, đó là xuất hiện các
chủng lậu cầu kháng kháng sinh Penixilin vào những năm 1970 (Penicillinaseproducing strains of NG- PPNG). Hiện nay ở Việt nam đã xuất hiện các chủng
kháng lại các kháng sinh mới thuộc họ Quinolone.
Tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh lậu sau một lần quan hệ tình dục qua âm đạo
với phụ nữ bị bệnh là 20-30%. Trái lại, tỷ lệ phụ nữ bị bệnh sau một lần quan hệ
tình dục với nam bị bệnh là 60-80%. Nguy cơ lây truyền qua các đường tình dục
khác không được rõ. Phụ nữ dùng thuốc tránh thai hormon có nguy cơ cao hơn
nhiễm bệnh, dùng chất diệt tinh trùng có tác dụng diệt lậu cầu.[10]
1.2.3 Bệnh Giang mai:
Bệnh Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn
nhạt Treponema palladium gây nên. Bệnh có thể gây thương tổn ở nhiều tổ

chức, cơ quan. Nếu không được điều trị, bệnh tiến triển trong nhiều năm với 3


thời kỳ( Giang mai thời kì I,giang mai thời kì II, giang mai thời kì III ),giữa các
thời kì là giang mai không triệu chứng hay gọi là giang mai kín.Bệnh lây chủ
yếu qua quan hệ tình dục từ người này sang người khác và có thể lây truyền qua
đường máu,lây từ mẹ sang con. Bệnh có thể gây hậu quả nghiêm trọng như
giang mai Thần kinh, giang mai tim mạch hay giang mai bẩm sinh. Bệnh thường
gặp ở nhóm đối tượng đồng giới nam, nhóm nam giới quan hệ lưỡng giới và gái
mại dâm.
Ở Châu Âu, người ta cho rằng bệnh lan truyền do Chrristopho Colombo
cùng 44 thủy thủ mang bệnh từ Haiti về Tây ban Nha và sau đó bệnh lan thành
dịch ở Châu Âu vào đầu thể kỷ XVI, vì vậy đã một thời bệnh giang mai gọi là
bệnh Iphanho .Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện thời kì nào chưa xác định rõ.Có lý
thuyết cho rằng bệnh có từ lúc lính của Gia Long viễn chinh sang Xiên La (Thái
Lan) mang bệnh về ( thể kỉ XVI) vì vậy mới có tên là bệnh “tiêm la’’[9]
Sự thực, bệnh Giang mai có từ thượng cổ vì trong tài liệu của trung quốc,
Ấn Độ,Hy Lạp người ta đã mô tả những thương tổn ở xương người giống hệt
căn bệnh Giang Mai.
Bệnh lây truyền chủ yếu qua da và niêm mạc. Xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể
người lành trực tiếp bằng giao hợp đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường
miệng. Ngoài ra bệnh còn lây qua các đồ dung ,vật dụng bị nhiễm khuẩn. Lây
qua các vết xứơc trên da: lây cho thầy thuốc , nữ hộ sinh. Lây do truyền máu,
lây từ mẹ sang con gây giang mai bẩm sinh.[9]
Có khoảng 12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90%
trường hợp ở các nước đang phát triển.[23] Nó ảnh hưởng từ 700.000 và
1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang
mai bẩm sinh.[46] Trong vùng Sahara ở châu Phi, giang mai góp phần làm tử
vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.
Theo ước tính của Tổ Chức Y tế Thế giới ( WHO ) hằng năm ở khu vực Châu Á

–Thái Bình Dương có trên 35 triệu trường hợp mới mắc các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục trong đó giang mai chiếm 2 %


Ở Việt Nam thời kì Pháp tạm chiếm, bênh giang mai đứng hàng thứ 2 sau
bệnh lậu. Từ năm 1954 ở miền Bắc đã bắt đầu tiến hành công cuộc phòng chống
bệnh hoa liễu tỷ lệ bệnh giảm mạnh và đến năm 1964 bệnh có xu hướng được
giảm. Từ năm 1965 do chiến tranh sinh hoạt của xã hội bị xáo trộn và biến động
nên các bệnh hoa liễu tăng lên. Từ năm 1975 sau ngày giải phóng miền Nam
bệnh tăng rõ rệt do sự giao lưu hai miền. Hiện nay, bệnh chiếm 2-3% tổng số các
bênh LTQĐTD[13]
Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang
mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam
tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm
2002 số này tụt xuống một chút – 412.[42]
1.2.4 Bệnh viêm âm đạo nữ do trùng roi:
Viêm âm đạo do trùng roi (Trichomonas vaginalis ) là một bệnh lây truyền
qua đường tình dục thường gặp. bệnh có thể gặp cả hai giới. Ở phụ nữ thì biểu
hiện triệu chứng nhiều hơn. Tuy nhiên nhiều người bị nhiễm trùng roi nhưng
không có triệu chứng
Theo Tổ Chức Y tế Thế giới mỗi năm trên thế giới có khoảng 180 triệu
trường hợp mới nhiễm trùng roi . Ở các nước phát triển nhiễm T.vaginalis rất ít
gặp , chiếm khoảng < 1% ở các phụ nữ có chăm sóc sức khỏe 15-30 % ở phụ nữ
có thai và cao hơn ở nhóm mại dâm.
Phụ nữ là nguồn lây bệnh chủ yếu. Bệnh lây truyền chủ yếu qua quan hệ
tình dục. Ngoài ra bệnh có thể lây do tiếp xúc với nguồn nước nhiễm T.
vaginalis , qua chung bồn tắm ,khăn tắm.[13]

1.2.5 Heppes sinh dục:



Herpes sinh dục (hoặc herpes bộ phận sinh dục, mụn rộp sinh dục hay mụn
giộp sinh dục) là bệnh nhiễm trùng đường sinh dục do virus herpes simplex gây
ra[46]
HSV phân loại thành hai loại riêng biệt của HSV-1 và HSV-2 trong thập niên
1960,[32][39]
HSV-2 ảnh hưởng phía dưới thắt lưng, HSV-1 ảnh hưởng từ eo trở lên". Mặc dù
herpes sinh dục được cho là gây ra chủ yếu bởi HSV-2, tuy nhiên các ca bệnh
nhiễm HSV-1 ở bộ phận sinh dục đang gia tăng và hiện đã vượt quá 50% dân số,
[1][22][26] cho nên quy luật trên không còn được áp dụng nữa. HSV thường là
không có các triệu chứng, do đó gây trở ngại trong việc ngăn chặn lây lan.
1.2.6 Viêm ganB
Viêm gan B là một nhiễm trùng gan đe dọa đến tính mạng do virut viêm gan
B (HBV) gây ra. Đó là vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Nó có thể gây nhiễm trùng
mãn tính và đặt những người có nguy cơ tử vong do xơ gan và ung thư gan cao.
[24]
Năm 1885 Lurman đã báo cáo 191 trường hợp viêm gan sau khi tiêm
chủng vaccine đậu mùa [33]. Năm 1970, nhà bác học Dane và cộng sự đã phân
lập được virus viêm gan B hoàn chỉnh gọi là thể Dane [32, 33]. Những năm tiếp
theo các đấu ấn miễn dịch khác của virus viêm gan B như anti HBs, HBeAg,
Anti-HBc, Anti-HBe, HBcAg lần lượt được phát hiện [18, 21, 38]
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới hiện có tới 5-6% dân số toàn thế giới
mang virus viêm gan B (khoảng 400 triệu người) và phần lớn số người nhiễm
này thuộc các nước đang phát triển.
Dựa vào tỷ lệ HBsAg dương tính và AntiHBs dương tính trong cộng đồng mà
Tổ chức Y tế Thế giới đã chia thành 3 khu vực lưu hành HBV [14, 18, 21]
Theo thông báo của tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết
liên quan đến viêm gan B, 70-80% các trường hợp ung thư gan là do viêm gan
B, 25% số người mang HBV mạn tính chết vì xơ gan và ung thư gan. Những
người nhiễm HBV có nguy cơ ung thư gan cao gấp 100 lần những người không

nhiễm HBV. Do vậy việc phòng lây nhiễm HBV là rất cần thiết [15, 14, 19].


Việt Nam nằm trong vùng lưu hành HBV cao, tỷ lệ viêm gan B trong quần thể
từ 10 -15% đặc biệt có những vùng tỷ lệ này lên đến trên 20% [11, 5].
1.3 Tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục :
1.3.1 Trên thế giới :
Theo thống kê, năm 2005, ước tính tổng số trường hợp mắc STLs trên thế
giới hơn 448 triệu trường hợp, với khoảng gần 204,7 triệu phụ nữ và 243,5 triệu
nam giới. Mới đây nhất,tính đến năm 2013, WHO ước tính có khoảng 500 triệu
người trưởng thành mắc 1 trong 4 STLs: giang mai,lậu, trùng roi Trichomonas
vaginalis và Chlamydia mỗi măn trên thế giới. Trong đó có khoảng 105,7 triệu
người mắc Chlamydia, 106,1 triệu trường hợp mắc lậu,10,6 triệu trường hợp
mắc giang mai và 530 triệu người có viruts gây herpes sinh dục
Năm 2008, ở khu vưc Đông Nam Á,trong tổng số 945,2 triệu người trưởng
thành trong độ tuổi từ 15-49, ước tính có khoảng 78,5 triệu người mới mắc 4
STDs( Chamydia,Giang mai,lậu và trùng roi ),tăng 8,5 triệu người so với năm
2005.Trong đó, tỉ lệ mới mắc giang mai ,lậu lần lượt là 3,2% và 16.2%)
1.3.2 Tại việt Nam:
Tại Việt Nam ,số bệnh nhân mắc STDs theo báo cáo mà viện Da Liễu quốc
gia nhận được từ các cơ sở y tế công lập là trên 150.000 trường hợp mỗi
năm,riêng năm 2006 là 202.856 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước tính của các
chuyên gia thì hằng năm xấp xĩ gần 1 triệu trường hợp mới mắc. Nguyên nhân
làm số báo cáo thấp hơn số thực tế là do các cơ sở ý tế công khám STDs không
báo cáo đầy đủ và nhiều bệnh nhân còn đến khám các cơ sở y tế khác như bác sỹ
tư,dược sĩ tư. Năm 2003 trung tâm kiểm soát và phòng ngừa Hoa kỳ (CDC)
cùng Viện Da Liễu quốc gia tiến hành cuốc điều tra tỉ lệ lưu hành HIV/STDs của
các nhóm quần thể dân cư khác nhau tại 5 tỉnh của Việt Nam . Tỷ lệ giang mai



( cả gai đoạn sớm và muộn ) là khoảng 4,5 % trong nhóm bệnh nhân đến khám
tại phòng khám STLs ,PNMD và khoảng 0,5 % trong nhóm khám tuyển nghĩa
vụ quân sự và phụ nữ có thai. Trong nhóm phụ nữ có thai, tỷ lệ mắc Chlamydia
từ 1,5 % đến 5,8 %.[17]
1.4 Một số nghiên cứu kiến thức, thái độ , thực hành các bệnh LTQĐTD
1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới:
Cho đến nay ,trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các bệnh lây
truyền qua đường tình dục,đa số các nghiên cứu về kiến thức thái độ và thực
hành của sinh viên học sinh về các bệnh LTQĐTD đều cho kết quả tương tự là
mặc dù sinh viên học sinh có kiến thức về các BLTQĐTD khá cao nhưng thái độ
và thực hành còn rất hạn chế.
Nghiên cứu của Gemechukejala và Bikila saboka cho thấy 97,4% trong số
303 sinh viên đã nghe về STDs và nguồn thông tin chủ yếu là radio/TV.Và
94,2% trong số họ đã biết về dấu hiệu và triệu chứng của STDs. Ngược lại với
kiến thức cao, thực hành của ĐTNC lại thấp. Chỉ có 58,97% những người có
tiền sử mắc các bệnh LTQĐTD điều trị tại cơ sở y tế. Về kiến thức dấu hiệu
,triệu chứng của STLs ĐTNC đề cấp đến đau bụng dưới ở nữ giới là 13,3%,cảm
giác nóng khi đi tiểu 74,82%,đổi màu nước tiểu 8,64%, rối loạn kinh ngyệt ở nữ
giới 30,94%. Mặc dù có 94,2% ĐTNC có kiến thức về dấu hiệu ,triệu chứng của
các BLTQĐTD nhưng thực hành phòng ngừa là rất thấp. Mặc dù là có tri thức
cao nhưng ĐTNC cho rằng Muỗi cắn được dự đoán là bệnh lây truyền qua
đường tình dục(2,52%). Trong 125 ĐTNC có quan hệ tình dục,có người không
sử dụng bao cao su và có những người có tiền sử mắc các bệnh LTQĐTD một số
đã điều trị bằng y học cổ truyền[34].
Ở một nghiên cứu khác của Linn svensson và SaraWaern tại trường đại
học tại Băng Cốc Thái lan. Khoảng 85% trong 125 ĐTNC đã nghe về


BLTQĐTD. Khi yêu cầu xác định 1 số bệnh lây truyền QĐTD đa số ĐTNC đều
biết về HIV/AIDS (87,3%), tiếp theo là herpes (45,3%) , Giang mai (41,3%).và

96% ĐTNC đều biết rằng tình dục là một con đường lây các bệnh trên. Ngược
lại với kiến thức cao,về thái độ của ĐTNC có tới 24,5% ĐTNC tin rằng STDs
không nguy hiểm vì có thể chữa khỏi,khi được hỏi họ lo lắng đến mức nào về
STD khi có quan hệ tình dục không bảo về chỉ có 57,8% trả lời họ rất lo lắng,
trong khi 27,5% trả lời rằng họ chỉ có một chút lo lắng hay không lo lắng gì [40]

Nghiên

cứu

Gemechukejala

,

Bikila



nghiên

cứu

của

Linnsson,SaraWaern đã cho thấy ĐTNC có thái độ và thực hành còn thấp.
ĐTNC cho thấy thái độ của họ có nhiều quan niệm sai lầm về những vấn đề về
STDs, mặc dù nhiều người có thái độ tích cực để tìm hiểu thêm về STDs[34]
[40]
1.4.2 Nghiên cứu tại Việt nam
Tại Việt Nam ,đã có một số nghiên cứu về các bệnh lây truyền tình dục

cũng như điều tra về kiến thức, thái độ ,thực hành về các bệnh lây truyền tình
dục ở sinh viên ở một số nơi như Hà Nội, Hải Dương, Huế,..các nghiên cứu này
được thực hiện trên các đối tượng là sinh viên của các trường đại học và trung
học phổ thông.
Nghiên cứu của Đỗ Thu Hồng (2010) tại một trường THCS ở Hà Nội, học
sinh vẫn còn thiếu kiến thức về dậy thì, BPTT, tình dục an toàn và BLTQĐTD.
Hơn 3/4 HS biết về BLTQĐTD nhưng chỉ có hơn 50% HS biết ít nhất một dấu
hiệu của BLTQĐTD. Tỷ lệ HS nghe nói đến quan hệ tình dục an toàn rất thấp,
chiếm tỷ lệ 62,3%.[12]


Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nghị tại Chí Linh - Hải Dương, nhiều VTN
biết các bệnh lây truyền qua QHTD như HIV, Lậu, Giang mai nhưng rất ít VTN
đề cập được là Viêm gan B lây truyền qua QHTD. Sự lây bệnh được cho rằng
chủ yếu do quan hệ gái mại dâm, tiêm chích ma tuý. HIV được đề cập có trong
cộng đồng và nguời bị HIV ít được cảm thông giúp đỡ ngoài gia đình .[16]
Và một nghiên cứu mới đây của Trương Quang Vinh (2016) tại trường Đại
Học quốc Gia hà Nội kết quả cho thấy: 8,83% sinh viên chưa từng nghe nói đến
các bệnh lây truyền qua đường tình dục.Tỷ lệ hiểu biết về các bệnh LTQĐTD là
: HIV/AIDS 91,42% Lậu 79,36% ,Viêm Gan B 77,75% giang mai 77,75%.[26]
Theo điều tra quốc gia về SKSS vị thành niên và thanh niên Việt nam
SAVY2 hiểu biết của vị thành niên, thanh niên về các bệnh lây truyền qua đường
tình dục nhìn chung chưa cao: Không đến 1/3 sốngười trả lời đã nghe nói đến
BLTQĐTD như viêm âm đạo do nấm và chlamydia (24%), hạ cam (7.6%),
u sùi (11%) và viêm âm đạo do trichomonas (28%). Viêm gan B là BLTQĐTD
được nghe đến nhiều nhất ởSAVY 2, tỷ lệ chung toàn mẫu là 69,4%, nhóm tuổi
22-25 có tỷ lệ cao nhất là 71,3%; nhóm tuổi 18-21: 69,9%; nhóm tuổi 14-17:
68,2%. SAVY 1 cũng có số liệu tương tự, tỷ lệ chung nghe nói về bệnh này là
72,2%, nhóm nam nữ thành thị cao hơn cả(81%) [7][29].
Nghiên cứu năm 2011 trên 243 sinh viên của trường Cao đẳng Y tế Bạc

Liêu Có đến 99,6% hiểu biết đúng về đường lây của BLTQĐTD song chỉ có
25,9% sinh viên biết rằng BLTQĐTD có thể lây khi sử dụng chung quần lót.
BLTQĐTD được biết đến nhiều nhất là HIV (95%), biết ít nhất là Herpes sinh
dục (32,9%). Vẫn còn 14% sinh viên nghĩ rằng thuốc tránh thai có thể phòng
tránh được BLTQĐTD,[46]

1.5.Các biện pháp phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục


1.5.1 Tình dục an toàn
Tình dục an toàn là một trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh LTQĐTD
- Tình dục an toàn là những hành vi tình dục bao gồm cả 2 yếu tố: không có
nguy cơ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn.
- Về phương diện tránh thai, tình dục an toàn gồm sử dụng biện pháp tránh thai
an toàn, hiệu quả và đúng cách.
- Về phương diện phòng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tình dục
an toàn có thể chia thành 3 nhóm:
+ Tình dục an toàn (không có nguy cơ hoặc nguy cơ rất ít): mơ tưởng tình dục,
tự mình thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn, ôm bạn tình, kiềm chế không
quan hệ tình dục, chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ
tình dục.[27]
+ Tình dục an toàn tương đối (nguy cơ trung bình): quan hệ tình dục theo đường
hậu môn có sử dụng bao cao su, bằng miệng với âm đạo hay với dương vật,
bằng tay với âm đạo.
+ Tình dục không an toàn (nguy cơ cao): quan hệ tình dục theo đường âm đạo
hay hậu môn mà không dùng bao cao su
1.5.2 Lối sống
- Cần xây dựng lối sống lành mạnh ,tránh những tệ nạn xã hội như ma túy mại
dâm.
-Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá.

-Tăng cường kiến thức về các bệnh LTQĐTD ,luôn cập nhất thông tin kịp thời
,cởi mở trong việc trao đổi kiến thức về giới tính sinh sản


-

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên cao đẳng điều dưỡng K10 Trường Cao đăng Y tế Thái Bình. Tổng
sinh viên K10 là 279 ,chia làm 6 lớp .



Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Đối tượng có khả năng cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ trong quá
trình tiến hành nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng:



Đối tượng không tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Đối tượng bị khiếm thị

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian :Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 03/2018 đến tháng 06/2018.
-Địa điểm : Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình.
2.3 Cỡ mấu và phương pháp chọn mẫu
a/ Cỡ mẫu nghiên cứu



-

Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho ước tính 1 tỷ lệ:
p (1- p)
2
n=
Z (1-a/2)
d2

Trong đó :
n: cỡ mẫu tối thiểu.
Z : Hệ số tin cậy tính theo a, chọn a= 0,05 thì Z(1-a/2) =1,96.
p : số sinh viên có kiến thức đúng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
chọn p=0.5
d: Khoảng sai lệch mong muốn ,chọn d= 0,1
Thay vào công thức tính được n=96,04 làm tròn cỡ mẫu thành 100.
b/ Phương pháp chọn mẫu
-Chọn chủ đích là Trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình
-Chọn đối tượng : Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Bước 1: Làm 6 phiếu gồm 6 lớp K10A,K10B,K10C,K10D,K10E,K10F sau
đó bốc ngẫu nhiên chọn ra 4 lớp.
Bước 2: Từ 4 lớp đã chọn lập danh sách sinh viên các lớp chọn ngẫu nhiên mỗi
lớp 25 bạn.

2.4 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu này được thiết kế theo nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắt

ngang nhằm mô tả kiến thức ,thái độ và thực hành về phòng chống các bệnh lây
truyền qua đường tình dục của sinh viên cao đẳng điều dưỡng K10 trường Cao
Đẳng Y tế Thái Bình.
2.5 Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu
2.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu bằng bằng bộ câu hỏi đã thiết kế sẵn, bộ câu hỏi được làm và
phát cho 100 người, bộ câu hỏi gồm câu để đánh giá nhanh kiến thức ,thái độ,
thực hành của sinh viên về phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Trước khi phát phiếu ,thông báo đầy đủ cho sinh viên về mục đích của nghiên
cứu và rất cần sự hợp tác của sinh viên
- Các phiếu được thu lại và xử lý.
- Thành phần điều tra gồm 1 điều tra viên.
2.5.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thô, sau đó được nhập vào phần mềm SPSS 16.0, phân
tích và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê theo y học dựa vào chương trình
phần mềm SPSS 16.0 tại trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình. Kết quả được trình
bày dưới dạng bảng ,biểu đồ.
2. 5.3 Các biến số nghiên cứu



Nhóm biến số về đặc điểm chung của ĐTNC
Nhóm biến số về kiến thức ,thái độ , thực hành phòng chống các bệnh
LTQĐTD
 Mô tả về kiến thức phòng chống các bệnh LTQĐTD
 Kiến thức về nguyên nhân gây các bệnh LTQĐTD
 Kiến thức về triệu chứng của các bệnh LTQĐTD


Kiến thức về hậu quả của các bệnh LTQĐTD

Kiến thức về quan hệ tình dục an toàn
 Kiến thức về một số bệnh LTQĐTD
 Kiến thức về cách phòng chống các bệnh LTQĐTD
Mô tả về thái độ phòng chống các bệnh LTQĐTD
 Thái độ về mức độ nguy hiểm của các bệnh LTQĐTD
 Thái độ của sinh viên với các bệnh LTQĐTD
 Thái độ của sinh viên về việc sử dụng bao cao su
 Thái độ về sự cần thiết phòng chống các bệnh LTQĐTD
 Thái độ của sinh viên về chương trình GDSK sinh sản vị







thành niên
Mô tả thực hành phòng chống các bệnh LTQĐTD
 Thực hành xử trí của sinh viên khi bị một trong số các bệnh


LTQĐTD
Thực hành chọn địa điểm đến khám của sinh viên khi mắc
các bệnh LTQĐTD

2.5.3 Đạo đức nghiên cứu
-Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Cao Đẳng Y tế Thái
Bình, sự đồng ý tham gia của sinh viên điều dưỡng K10
- Thông tin thu thập trung thực khách quan
-Thu thập số liệu khuyết danh để đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối về các

thông tin tế nhị mà sinh viên sẽ cung cấp. Các số liệu, thông tin thu thập
được
chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích gì
khác.
-Các kết quả nghiên cứu sẽ được thông báo cho cơ sở nơi tiến hành nghiên
cứu và có những khuyến nghị thích hợp.


×