Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Na Khê huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

THÀO MÍ HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NA KHÊ
HUYỆN YÊN MINH-HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triên nông thôn

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018



Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

THÀO MÍ HỒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NA KHÊ
HUYỆN YÊN MINH-HÀ GIANG

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng nghiên cứu

Chuyên ngành

: Phát triên nông thôn

Khoa


: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Hà Quang Trung

Thái Nguyên – 2018


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến các
thầy cô Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức lý
luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn
luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới
Thầy giáo TS:Hà Quang Trung trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo BQL rừng
phòng hộ Huyện cùng các ban ngành, đoàn thể tại BQL rừng phòng hộ huyện
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực
tập tại BQL rừng phòng hộ huyện Yên Minh. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm
ơn sâu sắc tới anh Ma Công Cƣơng cán bộ nhân viên kỹ thuậtđã tận tình
hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập làm quen với
công việc thực tế. Trong quá trình thực tập dù đã cố gắng hết sức thực hiện
bài khóa luận bằng những kiến thức học tập tại trường, cũng như những kiến
thức có được trong thời gian đi thực tập, nhưng tôi cũng không thể tránh được

những thiếu sót do tuổi đời còn non trẻ. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp của quý thầy cô và các anh chị trong BQL rừng phòng hộ
huyện Yên Minh để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong BQL rừng phòng hộ
huyện Yên Minh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Thào Mí Hồng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: So sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng ................ 4
Bảng 2.2: So sánh 2 phương thức quản lý rừng Truyền thống và LNCĐ ...... 20
Bảng 4.1 Tổng hợp diện tích các loại đất, loại rừng tại xă Na Khê 2016....... 32
Bảng 4.2: Tổng hợp dân số theo thành phần dân tộc xã Na Khê 2016........... 33
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của 3Thôn Thèn Phùng, Lùng Vái và Bản
Đả, xã Na Khê 2016 ........................................................................................ 35
Bảng 4.4: Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình trên một năm của
thôn Thèn Phùng ............................................................................................. 40
Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình trên một năm của
thôn Lùng Vái.................................................................................................. 41
Bảng 4.6: Cơ cấu thu nhập bình quân của một hộ gia đình trên một năm của
thôn Bản Đả..................................................................................................... 42
Bảng 4.7: Nhu cầu gỗ bình quân một năm của cộng đồng 3 thôn Thèn Phùng

Lùng Vái và Bản Đả. ....................................................................................... 46
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của rừng tới môi trường............................................... 47


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
QLR:
QLRCĐ:
PTCĐ:
LNCĐ:
CĐ:
CTXH:
HTX:
LSNG

Nghĩa
Quản lý rừng
Quản lý rừng cộng đồng
Phát triển cộng đồng
Lâm nghiệp cộng đồng
Cộng đồng
Công tác xã hội
Hợp tác xã
Lâm sản ngoài gỗ


iv


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
PHẦN 2TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4
2.1.1. Một số vấn đề liên quan đến quản lý rừng cộng đồng ............................ 4
2.2. Các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển
rừng cộng đồng tại địa phương ......................................................................... 6
2.2.1. Chính sách liên quan đến quyền và trách nhiệm của cộng đồng tham gia
quản lý bảo vệ và phát triển rừng ...................................................................... 6
2.3.2. Chính sách hưởng lợi liên quan đến quản lý rừng cộng đồng .............. 13
2.3.3. Tiến trình phát triển của chính sách lâm nghiệp cộng đồng ................. 14
2.3.4. Các hình thức quản lý rừng cộng đồng ................................................. 19
2.3.5. Bài học kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng ...................................... 23
PHẦN 3ĐỐI TƢỞNG, NỘI DUNGVÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 26
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 26
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:.......................................................................... 26
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
3.4.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 26
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu .............................................. 27
3.4.3. Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia ................... 28
3.4.4. Điều tra thực địa .................................................................................... 28



v
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích ................................................ 28
3.4.6. Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 29
3.5. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 29
PHẦN 4KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 30
4.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 30
4.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ...................................................... 30
4.1.2. Địa hình, địa thế .................................................................................... 30
4.1.3. Khí hậu, thời thiết.................................................................................. 30
4.1.4. Thủy văn tài nguyên nước..................................................................... 31
4.1.5. Tài nguyên rừng và đất qui hoạch cho sản xuất lâm nghiệp................. 31
4.1.6. Dân số, dân tộc và lao động. ................................................................. 33
4.1.7. Thu nhập, mức sống. ............................................................................. 34
4.2. Tập quán canh tác..................................................................................... 34
4.3. Sản xuất nông – lâm nghiệp ..................................................................... 34
4.3.1. Sản xuất nông nghiệp ............................................................................ 34
4.3.2. Những kết quả đạt được ........................................................................ 36
4.3.3. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân .............................................................. 37
4.4. Thực trạng quản lý, bảo vệ và sự dụng rừng và đất rừng cộng đồng tại địa
phương ............................................................................................................. 37
4.4.1. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất, rừng xã Na Khê............................. 37
4.5. Tác động của quản lý rừng cộng đồng ..................................................... 40
4.5.1. Tác động về kinh tế ............................................................................... 40
4.5.2. Tác động về xã hội ................................................................................ 43
4.5.3. Tác động về môi trường ........................................................................ 46
4.6. Kết quả phân tích khó khăn và ki ến nghị trong quá trình quản lý rừng
cộng đồng ........................................................................................................ 48
4.6.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng 48
4.7. Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng có sự

tham gia của cộng đồng................................................................................... 50


vi
4.7.1. Cơ sở pháp lý cho thực hiện quản lý rừng cộng đồng .......................... 50
4.7.2. Tổ chức thực hiện .................................................................................. 51
4.7.3. Một số giải pháp kỹ thuật trong quản lý rừng cộng đồng ..................... 52
PHẦN 5KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................. 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta.
Rừng là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng
nhiệt đới ẩm. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu
tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên, có vai trò cực kì quan trọng
trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai.
Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội
mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá
trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác
trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn
hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên
tai, bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không
khí và nước.

Tuy nhiên có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng
thu hẹp, đó là áp lực về dân số của các vùng tăng nhanh, nghèo đói, người dân
sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng, trình độ dân trí vùng sâu,
vùng xa còn thấp kiến thức bản địa chưa được phát huy hoạt động khuyến
nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng còn
nhiều bất cập cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi… Vì vậy vấn đề
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Một trong
những đòi hỏi để thực hiện thành công nhiệm vụ này là phải có những cơ chế
thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và công tác quản
lý bảo vệ phát triển.
Trên địa bàn huyện Yên Minh – tỉnh Hà Giang, là một huyện miền núi
cao, cách thị xã Hà Giang 100km về phía Đông Bắc. Theo kết quả theo dõi


2
diễn biến rừng và đất lâm nghiệp huyện Yên Minhnăm 2014. Tổng diện tích
tự nhiên toàn huyện là: 78.365,20 ha, trong số đó có 53.616,0 ha đất quy
hoạch lâm nghiệp – chiếm tỷ lệ 68,4% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong
số diện tích đất lâm nghiệp có 27.677,0 ha là đất có rừng, diện tích rừng quy
hoạch rừng phòng hộ là 18.748,2 ha, diện tích rừng quy hoạch rừng sản xuất
là 7.146,2 ha, diện tích rừng quy hoạch rừng đặc dụng là 1.578,6 ha, diện tích
ngoài 3 loại rừng là 204,0 ha.
Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong những mô hình đang thu
hút được sự quan tâm của Trung ương và địa phương. Công tác giao khoán
quản lý bảo vệ rừng đến các hộ gia đình, cộng đồng dân cư được thực hiện
trên địa bàn huyện Yên Minh từ năm 1999 đến nay. Từ khi được giao khoán
quản lý, bảo vệ rừng các cộng đồng dân cư đã có trách nhiệm hơn trong công
tác quản lý bảo vệ rừng. Từ đó diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn, chất lượng
rừng được tăng lên cả về số lượng và chất lương. Tuy nhiên, bên cạnh những

kết quả đã đạt được, hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác
quản lý, bảo vệ rừng. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của
cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn Na Khê huyện
Yên Minh, tỉnh Hà Giang”
1.2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá được thực trạng quản lý rừng cộng đồng tại xã Na Khê.
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp tăng
cường vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý rừng cộng đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý rừng cộng
đồng để bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng của xã Na Khê.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc
đề xuất các bước hình thành và quản lý rừng cộng đồng. Góp phần vào công
tác quản lý, bảo vệ rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Minh.


3
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá và phân tích được
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình quản lý, bảo
vệ rừng theo cộng đồng trên địa bàn nghiên cứu. Tìm ra được những nguyên
nhân của những hạn chế và trên cơ sở nghiên cứu đó đề xuất được những giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý rừng cộng đồng trên địa bàn
nghiên cứu.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1. Một số vấn đề liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
2.1.1.1. Quản lý rừng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý rừng.
- Yếu tố điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn,
đất đai.
- Yếu tố kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế, dân số, cơ sở hạ tầng. Khoa
học về quản lý rừng (QLR) đã được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 18, đầu thế
kỷ 19. Ban đầu chỉ chú trọng đến khai thác, sử dụng gỗ được lâu dài, liên tục;
khi gỗ có giá trị thương mại trao đổi lớn. Chủ rừng muốn có nhiều lãi suất
bằng cách nâng cao năng suất, sản lượng gỗ trên một đơn vị diện tích; trên cơ
sở các giải pháp kỹ thuật tạo rừng, nuôi dưỡng, khai thác, thương mại dần dần
trở thành các môn khoa học được nghiên cứu áp dụng.
Bảng 2.1: So sánh khái quát các hình thức quản lý rừng cộng đồng
Điểm mạnh
- Có nhiều tiềm năng về các
mặt: Vị trí địa lý (tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên); kinh tế
(tài chính, sản xuất); xã hội
(truyền thống, tổ chức, quy ước
nội bộ, quan hệ …); nguồn
nhân lực (lao động, lãnh đạo).
- Có khả năng quản lý tất cả
các loại rừng.
Nhóm
- Quy mô nhỏ, dễ dàng tổ chức,
hộ/nhóm sở quản lý thống nhất.
thích
- Phù hợp với trình độ hiện nay
của dân.
- Phù hợp với yêu cầu đầu tư

của dân.
- Có tiềm năng để trở thành cấp
bản hoặc HTX kiểu mới.
Dòng tộc
-Thuận lợi tương tự như nhóm
(dòng họ,
hộ.
dân tộc)
Hình thức
Điểm yếu

Điểm yếu
- Chưa có ranh giới rõ ràng.
- Chưa có đủ tư cách pháp nhân.
- Vai trò trưởng bản mang tính hành
chính và chưa có trách nhiệm pháp lý.
- Trình độ quản lý thấp.
- Chưa có cơ chế tài chính, nguồn thu
hạn chế.
- Phụ thuộc vào các cấp chính quyền
cao hơn.
- Hạn chế về đầu tư.
- Khó bảo vệ rừng ở vùng sâu, vùng xa.

- Khó được chấp nhận về mặt pháp lý.
- Có thể tạo nên mâu thuẫn cục bộ trong
cộng đồng thôn bản.
- Tính cộng đồng thấp.

(Hộp2.1: Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Tường Vân, 2005)



5

Suốt thế kỷ XIX và gần hết thế kỷ XX, khoa học QLR luôn nhằm mục
tiêu sản lượng ổn định, nghĩa là năm sau không ít hơn năm trước; từ đó các lý
thuyết về điều chỉnh sản lượng theo diện tích, theo cấp năng suất để hàng năm
có thu hoạch gỗ, thu nhập đồng đều đã được xây dựng. Việt Nam, sau khi đất
nước hoàn toàn thống nhất, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo ngành lâm nghiệp
tăng cường nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của khoa học quản lý rừng
nhằm giữ vững sản lượng khai thác ổn định và không lạm dụng vào nguồn tài
nguyên rừng.
2.1.1.2. Một số khái niệm và quan điểm về cộng đồng và quản lý rừng cộng đồng.
* Trong đời sống xã hội “Cộng đồng” được khái niệm khác nhau khi
đứng trên quan điểm và góc nhìn khác nhau:
- Cộng đồng là một tập thể có tổ chức, bao gồm các cá nhân con người
sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh
học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy.
- Cộng đồng là tập thể người sống trong cùng một khu vực, một tình
hoặc một quốc gia và được xem như một khối thống nhất; “Cộng đồng là một
nhóm người có cùng tín ngưỡng, chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp, hoặc
cùng mối quan tâm”; “Cộng đồng là một tập thể cùng chia sẻ, hoặc có tài
nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau về một số khía cạnh nào đó”.
* Có thể phân ra 2 loại cộng đồng:
+ Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong cùng một
địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hoá xã hội và có thể có mối quan hệ
ràng buộc với nhau. Họ cùng được áp dụng chính sách chung.
+ Cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc
không gần nhau nhưng có lợi ích chung. Họ liên kết với nhau trên cơ sở nghề
nghiệp, sở thích, hợp tác hay hiệp hội có tổ chức.



6
2.1.1.3. Vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng
- Cộng đồng là những chủ thể quản lý rừng: Quản lý rừng cộng đồng
đưa ra hình thức quản lý rừng ở cấp xã, nơi mà người dân địa phương sinh
sống và đóng vai trò vừa là người quản lý vừa là chủ rừng.
- Cộng đồng không chỉ là những người bảo vệ mà còn là những người
có quyền ra quyết định.
- Cộng đồng là người theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá việc thực
hiện các giải pháp bảo vệ và phát triển về rừng.
- Quản lý rừng dựa vào cộng đồng không tạo ra những tổ chức, cơ quan
mới mà nó dựa vào cơ cấu hiện hành để tồn tại.
2.2. Các chính sách của nhà nƣớc liên quan đến quản lý bảo vệ và phát
triển rừng cộng đồng tại địa phƣơng
2.2.1. Chính sách liên quan đến quyền và trách nhiệm của cộng đồng tham
gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng
2.2.1.1. Vị thế pháp lý của cộng đồng dân cư thôn
Trước năm 2003, địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư thôn chưa được
đề cập trong các văn bản luật hiện hành của nước ta. Tuy nhiên, do yêu cầu thực
tiễn, một vài văn bản đã đề cập đến vị trí, vai trò của cộng đồng dân cư thôn:
- Luật Dân sự ban hành năm 1995 nay được thay thế bởi Luật Dân sự
năm 2005 không quy định khái niệm cộng đồng dân cư thôn là một pháp nhân
nhưng đưa ra khái niệm sở hữu chung của cộng đồng. Theo đó, cộng đồng
dân cư thôn có quyền sở hữu đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài
sản do các thành viên trong cộng đồng đóng góp nhằm mục đích thỏa mãn lợi
ích chung hợp pháp của cả cộng đồng. Các thành viên trong cộng đồng cùng
quản lý, sử dụng theo thỏa thuận vì lợi ích cộng đồng;
- Nghị định số 29/CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ về Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã đã quy định làng, bản không phải là một cấp chính quyền,



7
nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư và là nơi thực hiện dân chủ một
cách trực tiếp nhằm giải quyết công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư.
Thực hiện Nghị định trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết
định số 24/TTg ngày 19/6/1998 về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước
của thôn bản.
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 56/1999/TT/BNN-KL
ngày 30/3/1999 về hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng
trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Liên bộ: Nông nghiệp và PTNT, Tư pháp,
Văn hóa Thông tin, Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam về hướng
dẫn và thực hiện hương ước, quy ước thôn, bản. Văn bản có tác động mạnh
tới địa vị pháp lý của cộng đồng dân cư là Quyết định số 13/2002/QĐ-BNV
ngày 06/12/2002 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn và
Nghị định số 79/2003/NĐ-CP, ngày 07/7/2003 của Chính phủ về Quy chế
thực hiện dân chủ ở xã thay thế Nghị định số 29/CP. Từ sự phân tích trên cho
thấy, trong quá trình phát triển đất nước, thôn ở Việt Nam không mất đi như
một số quốc gia mà vẫn tồn tại và Nhà nước đang từng bước khôi phục vị thế
pháp lý của cộng đồng dân cư thôn.
2.2.1.3. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn
Luật Đất đai năm 2013, với tư cách là văn bản pháp lý quan trọng quy
định các quan hệ liên quan đến đất đai đã quy định cộng đồng dân cư thôn
được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp với
tư cách là người sử dụng đất. Điều 20, khoản 2 ghi: “Cộng đồng dân cư sinh
sống trong cùng một địa bàn thôn…được Nhà nước giao đất hoặc công nhận
quyền sử dụng đất,thuê đất, nguồn gốc sử dụng đất và nghĩa vụ chính chính
sử dụng đất”. Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) năm 2016, với tư cách
là văn bản pháp lý quy định các quan hệ đến rừng (với tư cách là tài sản trên
đất) quy định rõ, Nhà nước giao rừng phòng hộ, rừng sản xuất không thu tiền

sử dụng rừng cho cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài với


8
tư cách như một chủ rừng (Điều 29). Điều 30, quy định về quyền, trách nhiệm
của cộng đồng dân cư được giao rừng, trong đó quy định: quyền được công
nhận quyền sử dụng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng; được
khai thác lâm sản và các lợi ích khác từ rừng; được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ
trợ vốn; được bồi thường thành quả lao động khi Nhà nước thu hồi. Về trách
nhiệm: Thực hiện quản lý, bảo vệ tốt trên diện tích rừng được giao, giao lại
rừng khi Nhà nước thu hồi.
Như vậy, đến năm 2003, 2004 cộng đồng dân cư thôn, bản cơ bản đã
được pháp luật Việt Nam thừa nhận như một chủ thể được nhận đất, rừng với
các quyền và nghĩa vụ cụ thể đồng thời được hưởng lợi thành quả lao động từ
quá trình quản lý bảo vệ rừng. Đây là cơ sở pháp lý cho các chính sách sau
này đối với cộng đồng dân cư thôn, bản, từ đây vị thế của cộng đồng dân cư
thôn bản được nâng nên và được nhận các chính sách đầu tư, hỗ trợ, bảo hộ
của Nhà nước.
Tuy nhiên, tại các văn bản trên quyền của cộng đồng còn bị còn hạn
chế: Không được phân chia rừng cho các thành viên trong thôn; không được
chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn kinh doanh
bằng giá trị quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, giá trị quyền sử dụng
rừng được giao.
Do đó, quyền được hưởng các chính sách như các đối tượng khác
không có dẫn đến không phát huy được tiềm năng, lợi thế của cộng đồng, đây
cũng là vấn đề mấu chốt, quan trọng cần được quan tâm giải quyết trong thời
gian tới để cộng đồng phát huy hết hiệu quả của mình trong quản lý bảo vệ
rừng một cách bền vững.
2.2.1.4. Chính sách về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
Nghị định số 168/CP ngày 27/12/2016Nghị định này quy định về khoán

rừng tự nhiên, rừng trồng, đất rừng; vườn cây cao su, chè, cà phê, ca cao, quế
và vườn cây lấy nhựa, tinh dầu, cây ăn quả lâu năm (sau đây viết chung là


9
vườn cây), diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà
nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ (sau đây viết chung là Công ty nông, lâm
nghiệp) được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.
các tổ chức được Nhà nước có đất có quyền giao khoán cho các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân.
Cũng theo văn bản này, người chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà
nước đối với diện tích đất được giao vẫn là tổ chức Nhà nước, còn người nhận
khoán là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ chịu trách nhiệm quản lý theo hợp
đồng đã ký kết với bên giao khoán.
Như vậy, đối với việc nhận khoán bảo vệ rừng thì khái niệm về “Tổ
chức” có thể được mở rộng hơn và cộng đồng dân cư thôn được nhận khoán
bảo vệ rừng với tư cách như một hộ nhận khoán.Điều 4. Tiêu chí xác định bên
khoán và nhận khoán
1. Bên khoán quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này phải đảm bảo
đủ các tiêu chí sau:
a) Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp và tài sản gắn
liền trên đất theo quy định của pháp Luật về đất đai và pháp Luật về bảo vệ và
phát triển rừng;
b) Có kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch và
dự án về bảo vệ và phát triển rừng hoặc đề án được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phải
đảm bảo đủ các tiêu chí sau:
a) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ

tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành
viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy
định tại điểm b, c của khoản này;


10
b) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi
dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và
không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định
tại các điểm a và c của khoản này;
c) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ
chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
d) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu
cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào
dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.
Luật Đất đai năm 2013, đều 3 khoản 9. Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất
ổn định mà không có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thông
qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định. Tại đều 3 khoản.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã
được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp;
nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ
sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
Điều 4. Sở hữu đất đai
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
theo quy định của Luật này.Luật đất đai 3013 còn quy định rõ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm đối với việc quản lý đất sử dụng vào
mục đích công cộng được giao để quản lý, đất chưa giao, đất chưa cho thuê

tại địa phương.
Đều 8 khoản4. Người đại diện cho cộng đồng dân cư là người chịu
trách nhiệm đối với đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý.


11
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số
45/2013/QH13 được Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy
định chi tiết một số điều của Luật đất đai mới nhất. Nghị định 43/2014/NĐCP được ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 07 năm 2014.
+ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
+ Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
+ Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
+ Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều,
khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ
chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31
tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ
chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao. Luật bảo vệ và phát triển
rừng 168/2016 tại Điều 10 khoản 1,2 quy định. Các Ban quản lý rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ và các Công ty nông, lâm nghiệp căn cứ vào các quy
định khoán tại Nghị định này, tổ chức rà soát, phân loại đối tượng khoán, nội
dung khoán thực hiện khoán theo quy định tại Nghị định số 01/CP ngày 04
tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm
2005 và giải quyết, xử lý hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2017, cụ thể
như sau:
Trường hợp bên nhận khoán thực hiện đúng hợp đồng khoán, sử dụng
đúng mục đích, đúng đối tượng thì được tiếp tục nhận khoán đến hết thời hạn
theo hợp đồng đã ký.

Trường hợp bên nhận khoán thực hiện không đúng hợp đồng khoán, sử
dụng diện tích được nhận khoán sai mục đích, diện tích khoán bị chuyển


12
nhượng trái pháp Luật, thì bên khoán thanh lý hợp đồng khoán và tổ chức thu
hồi diện tích khoán.
2.2.1.5. Chính sách đầu tư
Trước năm 2003 do chưa được quy định trong các văn bản pháp luật
nên cộng đồng dân cư thôn chưa là chủ thể để được hưởng các chính sách đầu
tư nói chung và trong lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng. Tuy vậy, trong thực tế
triển khai Chương trình 327 một số hoạt động như bảo vệ rừng, khoanh nuôi
tái sinh tự nhiên các đơn vị chủ dự án trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu đều
hợp đồng giao khoán cho nhóm hộ hay cộng đồng thôn bản để quản lý, bảo
vệ. Lý do, tại thời điểm đó công tác giao đất, giao rừng chưa hoàn thiện, chưa
giao cụ thể đến hộ gia đình, nhóm hộ, mặt khác các khu rừng tự nhiên khi đó
cơ bản được cộng đồng thôn bản đưa vào sử dụng, bảo vệ chung nên thuận lợi
trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, vì vậy
giao khoán cho cộng đồng thôn bản và nhóm hộ là hợp lý, hiệu quả hơn.
Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 quy định cộng đồng được
Nhà nước giao rừng phòng hộ, được hưởng chính sách đầu tư như Ban quản
lý rừng phòng hộ.
Nhưng xét về mặt pháp lý đến nay chưa có văn bản nào quy định cụ
thể cộng đồng được hưởng chính sách đầu tư đó như thế nào.
Trong thực tế, vận dụng Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 để
đầu tư hỗ trợ cộng đồng đã được Nhà nước giao đất, giao rừng thông qua
tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và được hưởng
tiền công khoán bảo vệ là 50.000 đồng/ha/năm (hiện nay, theo Quyết định số
57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 là 200.000

đồng/ha/năm), thời gian khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh không quá 5 năm.
Khoán khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung không quá 01 triệu
đồng/ha/6 năm. Nhà nước hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha cho các đối tượng


13
tự bỏ vốn trồng rừng sản xuất là các cây gỗ quí hiếm có chu kỳ trên 30 năm;
suất đầu tư hỗ trợ trồng rừng phòng hộ là 4 triệu đồng/ha/04 năm.
Đến năm 2010, thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tại
Điều 2 đã quy định rõ cộng đồng dân cư thôn là đối tượng được hưởng chính
sách này như các đối tượng chủ rừng khác.
Tại tỉnh Hà Giang mức chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc đối tượng
rừng phòng hộ đầu nguồn sông Lô mức 300.000 đồng/ha/năm (cao hơn mức
khoán bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm theo Quyết định số 57/QĐ-TTg
ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
Đây là mức giá và nguồn thu ổn định lâu dài giúp người dân rất phấn
khởi và tích cực hơn trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Hình thức chi trả
chủ yếu theo cộng đồng thôn bản và nhóm hộ.
2.3.2. Chính sách hưởng lợi liên quan đến quản lý rừng cộng đồng
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
- Luật đất đai năm 2013.
- Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
về việc qui định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai năm 2013;
- Căn cứ Quyết định số 57/QĐ - TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn
2011 - 2020;
- Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ - TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của
Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007 - 2015;

- Căn cứ Quyết định số 66/2011/QĐ - TTg ngày 9 tháng 12 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 147/2007/QĐ TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ;


14
- Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ - TTg ngày 16/11/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình
lâm sinh;
- Căn cứ các quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm
2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN
và TPCP;
- Căn cứ Thông tư số 03/2012/TTLT - BNNPTNT - BKHĐT - BTC ngày
5/06/2012 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
về việc Hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ -TTg và Quyết định
66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát
triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ - TTg ngày 09/01/2012/Thủ tướng
Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số 10/2013/TTLT-BNNPTNT- BKHĐT ngày
01/02/2013 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc Hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số
57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012/Thủ tướng Chính phủ;
- Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Giang được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 1981/QĐ-UBND, ngày 19/9/2013;
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1980/QĐ-UBND, ngày 19/9/201
2.3.3. Tiến trình phát triển của chính sách lâm nghiệp cộng đồng
Cộng đồng quản lý rừng là một thực tiễn với nhiều hình thái và cách

thức hoạt động khác nhau, nó đòi hỏi phải có khung pháp lý và hệ thống
chính sách phù hợp. khuân khổ luật pháp và chính sách của Chính phủ dần
được hình thành và tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc phát triển. Tiến


15
trình phát triển của chính sách lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam có thể phân
thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn trước năm 1954: Đã có sự thừa nhận sự tồn tại của lâm
nghiệp cộng đồng. Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa nhận rừng cộng
đồng truyền thống, quản lý rừng cộng đồng dựa trên các hương ước và luật
tục truyền thống.
- Giai đoạn từ 1954 - 1975: Không quan tâm đến rừng cộng đồng
nhưng tôn trọng cộng đồng đang quản lý những khu rừng theo truyền thống.
Miền Bắc, thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và hợp tác hóa, tập trung
phát triển lâm nghiệp quốc doanh (Lâm trường quốc doanh) và lâm nghiệp tập
thể (hợp tác xã nông-lâm nghiệp). Mặc dù không quan tâm lâm nghiệp hộ gia
đình và lâm nghiệp cộng đồng, nhưng về cơ bản, Nhà nước vẫn tôn trọng
cộng đồng vùng cao quản lý rừng theo phong tục truyền thống, lâm nghiệp hộ
gia đình được xác định là kinh tế phụ. Trong khi đó ở miền Nam, thừa nhận
sự tồn tại của lâm nghiệp cộng đồng. Lâm nghiệp thuộc địa, phong kiến thừa
nhận rừng cộng đồng truyền thống. Quản lý rừng cộng đồng dựa trên các
hương ước và luật tục truyền thống.
- Giai đoạn 1976 - 1985: Tập trung và kế hoạch hóa cao độ lâm nghiệp
quốc doanh và tập thể, rừng do cộng đồng quản lý bị thu hẹp. Sau khi giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ quan tâm chú ý phát triển 2
thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể (hợp tác xã). Lâm nghiệp quốc
doanh và lâm nghiệp tập thể được phát triển trên quy mô lớn theo cơ chế kế
hoạch hóa, tập trung cao độ. Lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp hộ gia
đình không được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, một số nơi ở vùng cao,

vùng đồng bào dân tộc vẫn tồn tại các khu rừng do cộng đồng tự công nhận
nhưng mức độ tự quản dần bị mai một và lỏng lẻo. Quyết định 184/HĐBT,
ngày 06/11/1982 của Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị 29 của Ban Bí thư năm


16
1983 về đẩy mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây
rừng, bắt đầu chú ý đến hợp đồng khoán rừng cho hộ gia đình.
- Giai đoạn 1986 - 1992: Lần đầu tiên đề cập làng bản là chủ rừng hợp
pháp đối với rừng truyền thống của làng bản. Năm 1986, Chính phủ bắt đầu
thực hiện công cuộc đổi mới bằng việc thừa nhận 5 thành phần kinh tế. Năm
1988 và năm 1991 Luật đất đai và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng lần đầu tiên
được ra đời đã cho phép giao đất giao rừng cho tổ chức, cá nhân và hộ gia
đình. Lâm nghiệp hộ gia đình được thừa nhận. Ngày 17/01/1992 Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Nghị định số
17/HĐBT về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng xác nhận làng bản
có rừng trước ngày ban hành Nghị định là chủ rừng hợp pháp.
- Giai đoạn 1993 - 2002: Tăng cường quá trình phi tập trung hóa trong
quản lý rừng, quan tâm đến xã hội hóa nghề rừng nhưng chính sách đối với
lâm nghiệp cộng đồng chưa rõ ràng. Ở các địa phương thực hiện nhiều mô
hình quản lý rừng cộng 25 đồng nhưng ở mức độ tự phát hoặc mang tính chất
thí điểm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Tổ công tác Quốc
gia về lâm nghiệp cộng đồng để triển khai một số nghiên cứu và tổ chức nhiều
hội thảo quốc gia về Lâm nghiệp cộng đồng. Nhiều chương trình, dự án quốc
tế quan tâm đến phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Nhưng về cơ bản lâm
nghiệp cộng đồng chưa được thể chế hóa một cách rõ ràng. Luật đất đai (sửa
đổi) năm 1993, Nghị định 02/NĐ-CP, ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban
hành bản Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá
nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và Nghị định
163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê

đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp đều không quy định rõ ràng cho đối tượng cộng
đồng. Luật dân sự năm 1995 không quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể
kinh tế có tư cách pháp nhân. Trong giai đoạn này, nhiều địa phương đã vận


17
dụng một văn bản của nhà nước và của ngành cho phát triển lâm nghiệp cộng
đồng như Nghị định 01/NĐ-CP, ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành
bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước;
Nghị định 29/1998/NĐ-CP, ngày 11/05/1998 của Chính phủ về việc ban hành
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã; Quyết định 245/QĐ-TTg, ngày 21/12/1998
của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của
các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; Thông tư 56/1999/TT/BNN-KL ngày
30/31999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn xây dựng
quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn,
bản, ấp; Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quy chế quản lý rừng; Quyết định 178/2001/QĐ-TTg, ngày
12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ
gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Giai đoạn từ 2003 đến nay: Hình thành khung pháp lý cơ bản cho
lâm nghiệp cộng đồng. Theo Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013, cộng đồng dân
cư thôn được nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp với tư cách là người sử dụng đất. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa
đổi) năm 2004 có một mục riêng quy 26 định về giao rừng cho cộng đồng dân
cư thôn (Điều 29); quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao
rừng (Điều 30). Luật dân sự (sửa đổi) năm 2005 thừa nhận khái niệm sở hữu
chung của cộng đồng. Theo đó, cộng đồng dân cư thôn có quyền sở hữu đối
với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên trong

cộng đồng đóng góp và cùng quản lý, sử dụng theo thỏa thuận vì lợi ích của
cộng đồng. Về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn cũng được quy
định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, thể hiện ở một số điểm: ngoài các
quyền và nghĩa vụ chung được quy định: Không được phân chia rừng cho các
thành viên trong thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho


×