Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng tòa án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.35 KB, 76 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG
KHOA LUẬT KINH TẾ
……

BÀI BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG TÒA ÁN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS.VÕ NGUYỄN HẠNH NGÂN

HỒ ANH KIỆT
MSSV:1611046156
Lớp: Luật Kinh tế 2 - Khóa 16

Vĩnh Long, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Thời
gian 3 tháng thực tập tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long dù không dài nhưng là
điều kiện để sinh viên ngành luật như em có thể trải nghiệm và hoàn thành
chương trình học.
Quan trọng hơn, thực tập là thời gian để sinh viên thử sức với công việc,


trang bị cho bản thân nhưng kiến thức bổ ích, kinh nghiệm thực tế làm việc quý
giá mà không thể có được trên ghế nhà trường, định hướng nghề nghiệp tương lai
cho bản thân. Tự tin hơn khi va chạm môi trường thực tế khi kết thúc chương
trình học tập của mình.
Để có kiến thức và kinh nghiệm thực tế như ngày hôm nay, em xin chân
thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến các Thầy Cô của Khoa Luật kinh tế trường Đại
học Cửu Long đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản vững
chắc, đồng thời cũng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đợt thực tập tại Tòa
án nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa qua.
Em xin được chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tận tình chỉ dạy và tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập này của các cô chú anh
chị tại Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Đặc biệt là anh Nguyễn Văn Trường –
Thẩm phán Tòa dân sự Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, người đã trực tiếp chỉ
dạy em từ ngày đầu tiên em đến đơn vị thực tập đến nay. Chúc anh và mọi người
trong đơn vị luôn luôn có sức khỏe thật tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người
cầm cân nảy mực bảo vệ công bằng cho xã hội.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh
viên, bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để tôi có điều kiện bổ
sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Chân thành cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày….tháng….năm 2019
Sinh viên thực hiện

Hồ Anh Kiệt


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……
.............................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

Vĩnh long, ngày……tháng….năm 2019
Giáo viên hướng dẫn
(Kí tên, ghi rõ họ và tên)


MỤC LỤC


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án

CHƯƠNG 1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho
mỗi quốc gia, đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, là môi trường sống

của thực vật, động vật và con người trên trái đất. Bởi vậy, quản lí đất đai sao cho
hiệu quả và hợp lí là một vấn đề có tính chất vô cùng quan trọng.
Nước ta là một nước Xã Hội Chủ Nghĩa, với cơ chế quản lý đất đai và tư
duy của dân do dân làm chủ. Vì vậy, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước
đại diện chủ sở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Nhà nước chỉ giao đất
cho những chủ thể có điều kiện và có nhu cầu sử dụng đất. Trong quá trình sử
dụng người dân có quyền tặng cho, chuyển nhượng cho bất cứ đối tượng nào. Vì
lẽ đó, những vấn đề liên đến quyền sử dụng đất cũng phát sinh cùng với giao
dịch dân sự. “Tranh chấp quyền sử dụng đất” là một vấn đề nhức nhói và nan
giải.
Sau thời gian 3 tháng thực tập tại tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Tôi nhận
thấy trên thực tế đây là một vấn đề cần được quan tâm và đưa ra thảo luận nhiều
hơn để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp pháp luật về đất đai, nhằm giúp cho
những nhà làm luật có thể giải quyết hiệu quả và nhanh chóng các vấn đề đất đai
nói chung và tranh chấp quyền sử dụng đất nói riêng. Đồng thời giúp cho người
dân hiểu và nắm rõ việc tố tụng về “tranh chấp quyền sử dụng đất” bằng tòa án.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết chọn đề tài “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng tòa
án” nhằm đi sâu tìm hiểu những thủ tục, trình tự và các vấn đề liên quan trong
quá trình giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng tòa án. Hiểu rõ vai trò của
những người làm luật cùng các bên liên quan từ lúc cơ quan có thẩm quyền tiếp
nhận khiếu nại đến khi tranh chấp được giải quyết và bản án có hiệu lực.
Ngoài ra ở bài viết này người viết cũng đưa ra những bất cập vướng mắt
trong vấn đề “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng tòa án” trên thực
tiễn, từ đó đưa ra hướng khắc phục vấn đề.
3. Phạm vi nghiên cứu
“Tranh chấp quyền sử dụng đất” là một vấn đề lớn phức tạp, liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau, do sự hạn chế về mặt điều kiện và thời gian nên không
thể nghiên cứu làm rõ chi tiết mọi khía cạnh vấn đề. Ở đây người viết chỉ tập
trung nghiên cứu về vấn đề “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng tòa

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

5

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
án”. Cụ thể về điều kiện để tòa án thụ lý, thẩm quyền giải quyết, yêu cầu độc lập,
yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan… Từ đó nhìn thấy
được thực tiễn “giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất” tại tòa án tỉnh Vĩnh
Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp.
Trong đó được sử dụng như là phương pháp luận để xem xét toàn bộ vấn đề của
đề tài, phương pháp sưu tầm và tổng hợp những bài nghiên cứu, ý kiền của các
luật gia, dự thảo luật,… kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
các quy định của pháp luật và thực tế làm việc nhằm tìm ra những điểm mới,
điểm hạn chế để từ đó có một bài báo cáo hoàn chỉnh.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời cảm ơn, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận,
kết cấu của báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Lời nói đầu.
Ở chương này người viết trình bày những nội dung như: lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Khái quát về tranh chấp quyền sử dụng đất
Đối với chương 2, người viết tập trung nêu lên khái niệm tranh chấp quyền
sử dụng đất, đặc điểm tranh chấp quyền sử dụng đất, khái niệm giải quyết tranh
chấp quyền sử dụng đất bằng tòa án, đặc điểm giải quyết tranh chấp quyền sử
dụng đất bằng tòa án, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng

tòa án.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án
nhân dân tỉnh Vĩnh Long
Ở chương 3, người viết chủ yếu tìm hiểu về thực tiễn trình tự thủ tục từ thụ
lí đến xét xử tại Tòa án nhân dân tĩnh Vĩnh Long, thực tiễn xét xử tại Tòa án
nhân dân tỉnh Vĩnh Long, một số vụ án cụ thể về tranh chấp quyền sử dụng đất,
ưu điểm về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân tỉnh
Vĩnh Long, hạn chế về giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân
dân tỉnh Vĩnh Long, giải pháp đề xuất.

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

6

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

7

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án

CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Khái niệm tranh chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp, theo từ điển tiếng Việt thì tranh chấp nói chung được hiểu là
việc “Giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào” 1. Theo đó
được hiểu tranh chấp là sự tranh đấu, giằng co khi có bất đồng, thường là trong
vấn đề lợi ích, quyền lợi giữa hai hoặc nhiều bên với nhau. Dưới gốc độ pháp lý,
tranh chấp được hiểu là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các
chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật như tranh chấp dân sự, tranh chấp
thương mại, tranh chấp lao động…
Trước hết khi nghiên cứu về quyền của người sử dụng đất có vấn đề đặt ra
là tại sao không phải là tranh chấp về quyền sở hữu đất đai mà lại chỉ tranh chấp
về quyền sử dụng đất giữa các chủ thể? Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp
năm 2013 và Luật đất đai 2013 đều quy định rõ: Đất đai là tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất pháp lý. Nhà nước
có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước
và thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Nhà nước tham gia vào mối quan hệ
pháp luật đất đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân, thay mặt nhân dân
thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai, vừa với tư cách là chủ thể của quyền lực
công thực hiện chức năng quản lý mọi lĩnh vực cần thiết của đời sống xã hội.
Nhà nước là nười đại diện cho nhân dân thực hiện quyền sở hữu toàn dân về đất
đai.
Do đó, không thể có tranh chấp quyền sở hữu đất đai mà đối tượng của
tranh chấp đất đai là quyền quản lý, quyền sử dụng đất đai và một số lợi ích khác
phát sinh từ quyền quản lý, quyền sử dụng như các loại tài sản có trên đất, hoa
lợi, lợi tức…
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Như vậy, quyền sử
dụng đất là quyền tài sản được pháp luật công nhận, bảo vệ và được quy định cụ
thể trong Luật đất đai gồm: Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; Quyền thế chấp, bão lãnh, góp vốn

bằng quyền sử dụng đất; Quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất…

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

8

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
Qua phân tích trên có thể thấy: Tranh chấp quyền sử dụng đất là sự bất đồng
mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa hai hay nhiều bên tham gia vào
quan hệ đất đai trong quá trình quản lý vá sử dụng đất đai. Cách hiểu quan niệm
này cần hiểu linh hoạt khi đặt nó vào trong các mối quan hệ pháp luật có liên
quan như đã được phân tích trên.
2.2. Đặc điểm tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tranh chấp quyền sử dụng đất có những đặc trưng chung của các tranh chấp
dân sự, đồng thời nó có những đặc điểm riêng để phân biệt với các loại tranh
chấp khác.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 quy định về sở hữu đất
đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống
nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy
định của Luật này”.
Từ đặc trưng pháp lý của quyền sử dụng đất, thực tiễn xét xử, các tranh
chấp quyền sử dụng đất là loại tranh chấp có nhiều yếu tố phức tạp nhất, chiếm tỷ
lệ cao, các đương sự thường khiếu nại quyết liệt, gay gắt, dai dẳng. Trong nhiều
quan hệ pháp luật như quan hệ thừa kế, quan hệ ly hôn, chia tài sản chung của vợ
chồng, quan hệ hợp đồng,… mặc dù yêu cầu khởi kiện ban đầu và quan hệ pháp
luật chính của vụ án không phải là tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng khi

xem xét giải quyết quan hệ chính trong vụ án, phải xem xét đến các quan hệ liên
quan đến quyền sử dụng đất (các quan hệ pháp luật phái sinh) như tài sản thừa
kế, tài sản của vợ chồng, tài sản thế chấp,… là quyền sử dụng đất.
Do đất đai là loại tài sản đặc biệt, vì vậy tranh chấp quyền sử dụng đất có
những đặc điểm đặc trưng sau:
Thứ nhất, Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong bốn dạng tranh chấp
đất đai điển hình. Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không
liên quan đến các giao dịch về đất và tranh chấp thừa kế (quyền sử dụng đất).
Thứ hai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở
hữu, vì thế không có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai mà chỉ có tranh chấp về
quyền sử dụng đất, một số lợi ích phát sinh từ quyền quản lý và quyền sử dụng
đất.
Thứ ba, chủ thể tham gia vào quan hệ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng
đất không phải là chủ sở hữu đối với đất đai. Các chủ thể chỉ có quyền sử dụng
đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho thuê lại, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc nhà nước công nhận quyền

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

9

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
sử dụng đất. Chủ thể tranh chấp quyền sử dụng đất có thể là cá nhân; tổ chức; hộ
gia đình; cộng đồng dân cư hay các đơn vị hành chính.
Thứ tư, hiện nay, các dạng tranh chấp quyền sử dụng đất rất phong phú,
nhiều khi đan xen lẫn nhau. Có thể chia làm hai dạng lớn, đó là tranh chấp mà
trong đó cần xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp và tranh chấp

mà người sử dụng đất đã sử dụng đất hợp pháp nhưng phát sinh tranh chấp trong
quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
● Dạng thứ nhất về các tranh chấp mà trong đó cần xác định ai là người có
quyền sử dụng hợp pháp thì dạng tranh chấp này luôn luôn có sự tranh chấp giữa
các bên về quyền quản lý, quyền sử dụng một diện tích nào đó hoặc một phần
trong diện tích đó. Có thể có dạng như sau: Tranh chấp về quyền sử dụng đất có
liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính; Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài
sản gắn liền với quyền sử dụng đất; Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn; Tranh chấp về quyền thừa kế
quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; Tranh chấp giữa
những người sử dụng với nhau về ranh giới được phép sử dụng và quản lý;
● Dạng thứ hai về tranh chấp trong đó người sử dụng đất đã sử dụng hợp
pháp, tranh chấp chỉ phát sinh trong quá trình ngưởi đó thực hiện quyền, nghĩa vụ
của mình như: Thực hiện các giao dịch về dân sự, hoặc do chủ trương, chính sách
của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt
hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất cảu mình mà dẫn đến
tranh chấp. Có một số dạng như sau: Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bão lãnh, góp
vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc
hạn chế quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất; Tranh chấp về
mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp,
giữa trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa
đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng;
Tranh chấp về giải tỏa mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc
gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa.
Thứ năm, trong nhiều vụ án tranh chấp đất đai, quyền sử dụng đất gắn liền
với nhà ở, các loại tài sản khác. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện nay về đất đai
khác với hệ thống pháp luật về nhà ở. Chính sự giao thoa của các quy phạm đặc
trưng điều chỉnh trong hai hệ thống pháp luật đất đai và pháp luật nhà ở đã dẫn
đến khá nhiều những vướng mắc, lúng túng khi áp dụng pháp luật trong quá trình

giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất.

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

10

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
Thứ sáu, tranh chấp quyền sử dụng đất phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều
mặt như: Có thể gây mất ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm
mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ trật tự quản lí đất đai, gây đình trệ
sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh
chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội.
2.3. Nguyên nhân tranh chấp quyền sử dụng đất.
Mỗi tranh chấp quyền sử dụng đất xảy ra đều do những nguyên nhân nhất
định, trong đó yếu tố chủ quan, khách quan là yếu tố cơ bản. Những năm vừa
qua, tranh chấp đất đai diễn ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Tuy mức
độ, tính chất và phạm vi khác nhau nhưng nhìn chung tranh chấp đất đai đã gây
ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, phải căn
cứ vào thực trạng sử dụng đất, vào đường lối, chính sách của Nhà nước, vào
những văn bản pháp luật để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, từ đó
có những biện pháp giải quyết một cách thỏa đáng, góp phần ngăn ngừa và hạn
chế tới mức thấp nhất những tranh chấp có thể xảy ra. Từ thực tế tranh chấp đất
đai có thể rút ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
2.3.1. Nguyên nhân khách quan
2.3.1.1 Chiến tranh kéo dài đã để lại hậu quả khác nhau trên cả hai miền
Ở miền Bắc sau cách mạng tháng Tám và sau năm 1953, Đảng và chính
phủ đã tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực

dân, phong kiến, xác lập quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Năm 1960, thông
qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp, ruộng đất của người nông dân được đưa
vào làm tư liệu sản xuất chung, thuộc sở hữu tập thể, do đó tình hình sử dụng đất
đai tương đối ổn định.
Ở miền Nam, sau hai cuộc kháng chiến, tình hình sử dụng đất đai có nhiều
diễn phức tạp hơn thể hiện: Trong 9 năm kháng chiến, Chính phủ đã tiến hành
chia cấp ruộng đất cho ngươi nông dân 2 lần vào năm 1949-1950 và năm 1954.
Nhưng đến cuối 1957, ngụy quyền Sài Gòn đã thực hiện việc cải cách điền địa,
thực hiện việc “truất hữu” nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng, gây ra những
xáo trộn lớn về quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân.
2.3.1.2 Sau năm 1975
Nhà nước đã tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, xây dựng hàng loạt các
nông trường, lâm trường, trạm trại. Mặc dù chiếm nhiêù diện tích nhưng kém
hiệu quả. Đặc biệt, qua hai lần điều chỉnh ruộng đất 1978-1979 và năm 19821983, cùng với chính sách chia cấp đất theo kiểu bình quân đã dấn đến xáo trộn
lớn về ruộng đất, về ranh giới, diện tích và mục đích sử dụng.
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

11

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
2.3.1.3 Hiện nay
Quá trình hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước việc thu hồi đất để mở
rộng đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng thực hiện các dự án đầu tư làm cho quỹ đất
canh tác ngày càng giảm. Trong khi đó, sự gia tăng dân số vẫn ở mức cao, cơ cấu
kinh tế chưa đáp ứng được vấn đề giải quyết việc làm và cuộc sống cho người lao
động. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được coi như một món hàng hóa trao đổi trên
thị trường theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị. Đây là quy luật tự nhiên,

nhưng đối với đất lại không được thừa nhận một cách dễ dàng ở nước ta trong
một thời gian khá dài. Do vậy Nhà nước chưa kịp thời để điều tiết và quản lý có
hiệu quả. Từ khi nhà, đất trở nên có giá trị cao đã tác động đến tâm lý của nhiều
người dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho
thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc giao cho
người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai
đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đất ổn định của
họ.
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
2.3.2.1 Về cơ chế quản lý
Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều yếu
kém, bị buông lỏng, nhiều sơ hở, có khi phạm sai lầm, giải quyết tùy tiện, sai
pháp luật thể hiện: Trong cơ chế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ, Nhà
nước phân công, phân cấp cho quá nhiều ngành dấn đến việc quản lý đất đai
thiếu chặt chẽ. Có thời kỳ mỗi loại đất do một ngành quản lý. Đất lâm nghiệp do
nghành lâm nghiệp quản lý. Đất chuyên dùng thuộc nghành nào thì ngành nào thì
ngành đó quản lý và cũng có tình trạng, có loại đất không được cơ quan nào quản
lý. Bên cạnh đó, tổ chức cơ quan quản lý đất đai từ trung ương đến cơ sở không
ổn định, hoàn toàn không đủ sức giúp cho nhà nước trong lĩnh vực này. ϖ
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy
hoạch chung, có sự phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý đất đai khá rõ. Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm, non kém về trình độ quản lý
của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Điều này góp phần làm xuất
hiện nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, khó giải quyết. Cụ thể: Hồ sơ địa chính
chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định quyền
sử dụng và quản lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở những vùng mà
quan hệ đất đai phức tạp và có nhiều biến động. Trong nhiều trường hợp, việc
tranh chấp đất đai lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để lại.
Hơn nữa, việc giao đất đai lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ,
nên hồ sơ đất đai không đồng bộ và bị thất lạc. Công tác phân vùng quy hoạch

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

12

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
đất đai làm chậm, thiếu đồng bộ, việc phân chia địa giới hành chính có nhiều
thay đổi nhưng xác định mốc giới không kịp thời hoặc không rõ rang làm cho
tình trạng tranh chấp đất đai phức tạp thêm, phương tiện và hồ sơ phục vụ cho
công tác quản lý đất đai còn thiếu, chưa đầy đủ những cơ sở khoa học và phương
pháp quản lý cần thiết để xác định quyền sử dụng đất cho các chủ thể nên đã làm
giảm hiệu lực của nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp đất đai. Một số nơi
ban hành văn pháp lý đất đai không rõ ràng, hoặc chủ trương sai lầm của một số
cán bộ đã làm cho một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước có chủ trương
“trả lại đất cũ”, trả lại đất đai ông cha, dẫn đến việc khiếu kiện, đòi lại đất ngày
càng nhiều.
2.3.2.2 Về đường lối chính sách, pháp luật về đất đai.
Chính sách đất đai và các chính sách khác có liên quan đến đất đai chưa
đồng bộ, có mặt không rõ ràng và đang còn biến động. Thực tế áp dụng các chính
sách đất đai còn tùy tiện dẫn đến tình trạng: Người có khả năng sản xuất nông
nghiệp thì thiếu ruộng đất, ngược lại, người có ruộng lại không có khả năng hoặc
nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang hóa hoặc nhu cầu sản xuất, để đất đai hoang
hóa hoặc sử dụng đất kém hiệu quả. Tình trạng người nông dân phải ra các đô thị
bán sức lao động, gây mất ổn định cơ cấu lao động sản xuất cũng có nguyên nhân
từ việc thiếu đất để sản xuất.
Thực tiễn đã chứng minh những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp như nóng vội, gò ép, đưa quy mô hợp tác xã nhỏ lên quy mô hợp tác xã
lớn không phù hợp trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội

ngũ cán bộ cơ sở đã dẫn đến hậu quả là đất đai sử dụng bừa bãi, lãng phí và kém
hiệu quả. Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp được đổi mới,
người sử dụng đất có nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, đòi hỏi phải có một
diện tích đất nhất định để sản xuất. Do đó đã xuất hiện tượng đòi lại đất để sản
xuất.
Chính sách đất đai chưa phù hợp, chậm đổi mới đã tạo cơ sở cho việc lấn
chiếm đất đai diễn ra khá phổ biến, song chưa được giải quyết và xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, việc Nhà nước chia, tách, nhập hoặc thành lập mới những đơn vị
mới những đơn vị hành chính trong những năm gần đây dẫn đến việc phân địa
giới hành chính không rõ ràng, cụ thể làm cho tình hình không rõ ràng, cụ thể
làm cho tình hình tranh chấp đất đai ngày càng phức tạp và gay gắt.
2.3.2.3 Về công tác cán bộ công chức thực hiện công vụ liên quan đến đất
đai.
Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ thực hiện công vụ liên quan tới đất đai
trình độ ngày càng nâng cao tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu đòi hỏi.
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

13

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
Ví dụ: theo báo cáo của phó giám đốc Sở nội vụ tỉnh Hải Dương thì: “ thực
tiễn, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn cũng còn nhiều hạn chế bất cập
do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng
lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn.
Độ tuổi bình quân còn cao, phần lớn cán bộ lần đầu tham gia giữ chức vụ chủ
chốt có tuổi đời cao hơn so với quy định. Hiện tại số cán bộ có độ tuổi từ 46 trở
lên khá cao (chiếm tới 61,6%). Nhiều cán bộ chưa đạt chuẩn chức danh; còn

9,4% số cán bộ chưa học hết THPT; 49,9% chưa qua đào tạo để có trình độ
chuyên môn từ trung cấp trở lên; 25% chưa học trung cấp lý luận chính trị;
39,5% chưa học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.”
Một bộ phận cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý đất đai đã thực
hiện không tốt nhiệm vụ được giao, thiếu gương mẫu, lạm dụng chức quyền, vì
lợi ích riêng tư, thực hiện những âm mưu đen tối, gây mất ổn định xã hội. Lợi
dụng chủ trương điều chỉnh ruộng đất, tổ chức lại sản xuất theo cơ chế mới, một
số cán bộ, đảng viên lợi dụng sơ hở trong các chế độ, chính sách đất đai của Nhà
nước và dựa vào chức quyền để chiếm dụng đất đai trái phép, gây bất bình trong
nhân dân. Đặc biệt, ở những nơi nội bộ mất đoàn kết thì lại lấy vấn đề đất đai làm
phương tiện để đấu tranh với nhau, một số phần tử xấu lợi dụng cơ hội này để
bao chiếm đất đai hoặc kích động gây chia rẽ nội bộ và gây mất ổn định về tình
hình chính trị - xã hội, làm mất uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền.
2.3.2.4 Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp đất đai ở nhiều nhiều
nơi, nhiều lúc còn hữu khuynh, mất cảnh giác. Chẳng những hồ sơ đất đai không
đầy đủ, mà việc đăng ký nhân khẩu, hộ khẩu ở nông thôn cũng chưa chặt chẽ, kẻ
xấu có điều kiện để hoạt động dễ dàng. khi phát hiện những kẻ cầm đầu, tổ chức
gây rối, kích động vi phạm pháp luật thì lúng túng trong xử lý, nương nhẹ trong
thi hành pháp luật, không tổ chức được lực lượng quần chúng cốt cán đấu tranh
với mọi biểu hiện tiêu cực, mà trái lại, để quần chúng bị bọn xấu lôi kéo. Tổ chức
Đảng và chính quyền trở thành người bị động, phải chạy theo giải quyết những
vụ việc đã xảy ra hoặc xử lý những hậu quả nặng nề.
2.3.2.5 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đã được triển khai nhưng
chưa thực sự thường xuyên và sâu rộng trong quần chúng nhân dân do nhiều hạn
chế như: trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân
dân. các hình thức tuyên truyền chưa được phong phú. những vấn đề phát sinh tại
cơ sở chưa được giải quyết kịp thời một số ngành địa phương chưa nhận thức rõ


GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

14

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
tầm quan trọng của việc tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật trong lĩnh vực
đất đai.
2.4. Khái niệm giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng thường xảy ra trong đời sống xã hội
và ở mọi thời kỳ lịch sử. Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của hai
hay nhiều bên trong quan hệ đất đai trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các bên tranh chấp. Qua việc giải quyết tranh chấp đất đai mà
các quan hệ đất đai được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của Nhà nước, lợi ích xã
hội của người sử dụng đất, mang lại sự ổn định trong nội bộ nhân dân, làm cho
những quy định của pháp luật đất đai được thực hiện trong cuộc sống
Có thể hiểu “Giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết bất đồng, mâu thuẫn
trong nội bộ nhân dân, tổ chức trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai trên cơ
sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp bị xâm hại đồng thời truy cứu trách nhiệm
pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”
Như vậy, giải quyết tranh chấp đất đai là dùng những cách thức phù hợp
trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân, phục hồi các quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị xâm hại, đồng thời
buộc bên vi phạm phải gánh chịu hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra, góp
phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Hay nói
cách khác là giải quyết tranh chấp đất đai là việc vận dụng đúng đắn các quy định
của pháp luật vào gải quyết các mâu thuẫn, bất đồng cảu các chủ thể tham gia

quan hệ pháp luật đất đai nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất. Vậy, Hiểu như thế nào là giải quyết tranh chấp đất đai bằng Tòa án?
Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc giải quyết các tranh chấp đất đai là
một trong những biện pháp quan trọng để pháp luật đất đai phát huy được vai trò
trong đời sống xã hội. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp đất
đai, góp phần thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phù hợp với thực
tiễn và cá quy định của pháp luật, đảm bảo đúng với itnh thần của nghị quyết Hội
nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, trên cơ sở kế thừa
và phát triển các quy định của Luật Đất đai năm 1993, Luật Đất đai năm 2003 đã
sửa đổi, bổ sung những quy định mới về giải quyết tranh chấp đất đai. Theo đó,
tranh chấp đất đai có thể được giải quyết bằng phương thức hành chính tại Ủy
ban nhận dân hoặc giải quyết tại Tòa án nhân dân.
Như đã nêu ở trên, giải quyết tranh chấp đất đai là dùng những cách thức,
giải pháp đúng đắn, phù hợp trên cơ sở pháp luật nhằm giả quyết những bất
đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về những vấn đề lien quan đến đất đai.
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

15

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
Vậy, giải quyết tranh chấp đất đai bằng tòa án là việc toàn án áp dụng các quy
định của pháp luật để giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ thể nảy
sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Tuy nhiên, không phải tranh chấp đất đai nào cũng có thể được giải quyết
thông qua tòa án. Pháp luật có quy định cụ thể về thẩm quyền của toàn án trong
việc giải quyết các tranh chấp đất đai, theo đó toàn án chỉ được giải quyết những
tranh chấp đất đai nào thuộc thẩm quyền cảu mình được pháp luật quy định.

Giải quyết các tranh chấp về đất đai bằng toàn án có tính đặc thù của nó là:
- Chế độ sở hữu đất đai là nền tảng để xây dựng cơ chế quản lý đất đai và
chế độ sử dụng đất đai. Đất đai thực chất là một loại của cải mà thiên nhiên “cho
không” loài người, nó không phải thuần túy là thành quả của lao động, tuy thông
qua lao động con người có thể làm thay đổi hoặc nâng cao giá trị sử dụng của nó
và chỉ khi có sự kết hợp với lao động đất đai mới trở thành cá ích thực sự. Ở
nước ta, chế độ sở hữu đất đai đã thay đổi căn ban trong quá trình phát triển của
cách mạng. Từ chỗ đa dạng về hình thức sở hữu nay chỉ còn một hình thức sở
hữu đất đai thuần nhất. “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất
quản lý”
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Chỉ có Nhà nước thay mặt toàn dân là người
đại diện chủ sỡ hữu thực hiện đầy đủ mọi quyền năng của chủ sở hữu đó. Đó là
quyền: Chiếm hữu đất đai, sử dụng đất đai, định đoạt đất đai:
+ Quyền chiếm hữu đất đai là quyền Nhà nước chiếm giữ vốn đất đai trong
cả nước, làm cơ sợ cho quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Quyền chiếm hữu đất đai của Nhà nước là vĩnh viễn và trọn vẹn trên toàn
lãnh thổ, con người sử dụng đất chỉ được chiếm giự đất đai để sử dụng phù hợp
với những điều kiện cụ thể do Nhà nước quy định. Nhà nước có thể thu hồi vì lợi
ích của toàn xã hội thao quy định của pháp luật.
+ Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác nhựng thuộc tính có ích của đất
đai phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân… Nhà nước không trực tiếp sử dụng toàn bộ đất đai mà
giao một phần cho tổ chức, hộ gia đình, các nhân sử dụng. Người được giao sử
dụng đất hợp pháp ngoài các quyền chiếm giữ, sử dụng còn có 10 quyền khác
theo quy định của Luật Đất đai.
Quyền sử dụng đất của Nhà nước là không bị hạn chế vì xuất phát tự lợi ích
tối cao của toàn dân. Quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân
được quy định cụ thể về thời gian, không gian và mục đích. Pháp luật cho phép
trong một số trường hợp, Nhà nước có thể thu hồi quyền sữ dụng đất trên những
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân


16

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
khu vực cụ thể. Quyền chiếm hữu đất đai gắn liền với quyền sử dụng đất đai.
Chiếm hữu mà không sử dụng là vi phạm pháp luật.
+ Quyền định đoạt đất đai là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai.
Nhà nước thực hiện quyền năng này thông qua việc quyết định mục đích sử
dụng, giao đất và thu hồi đất. Luật đất đai ghi rõ: Nhà nước còn giao đất cho tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân để sử dụng ổn định, lâu dài. Ngoài ra, Nhà nước còn
giao đất để sử dụng có thời hạn hoặc tạm thời.
- Hộ gia đình, các nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục
đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật Đất đai và các quy định
khác của pháp luật.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phát hành theo mẫu thống nhất và có
số seri liên tục do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo Luật Đất đai năm
1987, Luật Đất đai năm 1993 hoặc Luật đất đai năm 3003 và theo đúng các văn
bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng, là nột trong những căn cứ pháp lý
quan trọng để xác định người sử dụng đất hợp pháp và là cơ sở để họ thực hiện
các quyền nói trên. Ngoài ra, Luật Đất đai năm 2003 còn thừa nhận người đang
sử dụng đất được xem là có quyền sử dụng đất hợp pháp khi có đủ các điều kiện
quy định tại khoản 1,2 và 5, Điều 50 của Luật này. Khi có tranh chấp đến toàn án
nhân dân thì họ phải xuất trình những giấy tờ này để chứng minh việc họ có đủ
điều kiện pháp lý để thực hiện các quyền. Đây cũng là điều kiện để xa1c định
thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm

2003.
- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử
dụng đất hoàn toàn khác với việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế,
thế chấp các tài sản khác. Đối với đất đai, người sử dụng đất chỉ được chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất mà thôi; đặc
biệt là không được xâm hại đến quyền sở hữu của toàn dân, do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu. Nhà nước quy định rất chặt chẽ xét toàn diện các quy định của
Bột luật dân sự và của các văn bản pháp luât về đất d0ai để xác định giá trị pháp
lú của mỗi laoi5 giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Pháp luật về đất đai ở nước ta đã trải qua các giai đoạn phát triển, biến đổi
khác nhau. Mỗi giai đoạn lịch sử, Nhà nước xây dựng một hệ thống các văn bản
pháp luật tương ứng. Các giao dịch có liên quan đến quyền sử dụng đất phát sinh
trên cơ sở pháp luật đó. Các giao dịch có liện quan đến quyền sử dụng đất phát
sinh trên cơ sở pháp luật đó. Thực tế ở nước ta tồn tại mối quan hệ quá độ đan
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

17

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
xen nhau. Nhiều loại giao dịch phát sinh ở thời kỳ trước tương ứng với quan hệ
lịch sử ở thời kỳ này nhưng lại được thực hiện và nảy sinh tranh chấp ở thời kỳ
sau mà ở đó đã có văn bản pháp luật mới thay thế các văn bản pháp luật ở thời
điểm phát sinh giao dịch.
Tính chất quá độ nói trên phải được toàn án nhân dân tôn trọng để giải
quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực huện các giao dịch dân sự coq
liên quan đến quyền sử dụng đất mà các giao dịch đó được giao kết theo các quy
định tại các văn bản pháp luật trước thời điểm tranh chấp cụ thể là:

+ Giao kết theo luật cũ, tranh chấp và khởi kiện tại thời điểm có luật mới
thù việc áp dụng văn bản pháp luật nào để giải quyết các tranh chấp là vấn đề
phức tạp, phải được quan tâm xử lý thỏa đáng.
+ Các quan hệ đất đai có nhiều chủ thể tham gia: Trong điều kiện kinh tế thị
trường có nhiều chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự, thương mại, quyền sử dụng
đất là đối tượng giao dịch dân sự trên chủ thể của các giao dịch có liên quan đến
quyền sử dụng đất cũng được mở rộng; có thể bao gồm: tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân trong đó có thể là người Việt Nam là người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.
+ Ở Việt Nam giá đất thực chất là gái trị quyền sử dụng đất) gồm nhiều loại
giá khác nhau. Chúng ta không coi đất đai là hàng hóa nên không định giá đất mà
chỉ xác định giá trị quyền sử dụng đất. Với ý thức quản lý giá nên Nhà nước
quyết định khung giá các loại đất và buộc người sử dụng đất trước khi chuyển
nhượng quyền sử dụng đất phải căn cứ vào khung giá đất do Nhà nước định ra.
Nhưng thực tế phần lớn các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất xác
định giá đất theo giá thị trường. việc tồn tại nhiều loại giá đất ở nước ta chưa
được quy định rõ rang trong các văn bản pháp luật là loại giá nào áp dụng cho
các quan hệ pháp luật nào nên ảnh hưởng đến việc xác định hiệu lực của các giao
dịch có liên quan
Luật đất đai năm 2003 ra đời thay thế cho Luật đất đai năm 1993 với nhiều
bồ sung mới, quan trọng, nhất là quy định trong việc giải quyết tranh chấp đất
đai. Tiếp tục kế thừa những điểm hợp lý của Luật đất đai năm 1993 trên cơ sở
đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, Luật đất đai năm 2003 đả quy định các
tranh chấp đất đai có thể được giải quyết thông qua ba phương thức: Hòa giải,
Giải quyết bởi cơ quan hành chính và Giải quyết bằng tòa án nhân dân.
Tòa án nhân dân là một cơ quan Nhà nước có chức năng giải quyết tranh
chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án nhân dân được Luật
Đất đai năm 2003 quy định rõ rang và theo hướng ngày càng mở rộng thẩm
quyền. Đây là xu hướng chung rất phù hợp với thực tiễn. Theo khoản 1, điều 136
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân


18

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
Luật Đất đai năm 2003 thì tòa án nhân dâm không chỉ giải quyết các tranh chấp
đất đai mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn giải
quyết cả trường hợp các bên tranh chấp có giấy tờ quy định tạo khoản 1,2 và 5
điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và các tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử
dụng đất. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là bởi các lý do:
Hiện nay Nhà nước ta coi quyền sử dụng đất là một loại tài sản có giá,
người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kếm thế chấp, tặng cho, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Quyền
sử dụng đất tham gia vào các giao dịch dân sự với tính cách là một loại tài sản,
Do vậy, khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì chính là
các tranh chấp liên quan đến quyền tài sản.
Các tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất và cũng không có bất kỳ một loại giấy tờ nào khác quy
định tại khoản 1,2 và 5 điều 50 Luật Đất đai năm 2003 thì chưa có cơ sở để
chứng minh rằng người đang sử dụng đất thì giao cho cơ quan hành chính giải
quyết là phù hợp.
Để quán triệt quan điểm chỉ đạo cảu Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong
thời kỳ đầy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa: “Việc giải quyết tranh chấp đất
đai trước hết cần tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành thì đưa ra tòa án
giải quyết. Nhà nước quy định thời hiệu và thời hạn giải quyết các khiếu nại,
không để kéo dài” và Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa
XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn

diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
nước công nghiệp theo hướng hiện đại: “Các cơ quan có thẩm quyền phải tập
trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
theo đúng quy định cảu pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng
dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết”
Ngoài ra, khoản 2 điều 136 và điều 138 Luật Đất đai năm 2003 đã được sử
đổi, bổ sung năm 2010 còn quy định thẩm quyền giải quyết của toàn án khi
đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết của ủy ban nhân dân và quy
định cho người sử dụng đất được quyền khởi kiện đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính về quản lý đất đai, thủ tục giải quyết khiếu kiện đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất d0ai được thực hiện theo quy
định của Luật Tố tụng hành chính
Như vậy, việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của toàn
án nhân dân trong Luật Đất đai năm 2003 là phù hợp, thể hiện được bản chất
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

19

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
quan hệ pháp luật và đáp ứng được phần lớn yêu cầu của thực tiễn giải quyết
tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay.
2.5. Đặc điểm giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng tòa án.
2.5.1. Đặc điểm áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền
sử dụng đất tại Tòa án nhân nhân.
Áp dụng luật trong việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án
nhân dân là sự biểu hiện cụ thể của việc áp dụng pháp luật dân sự và pháp Luật
đất đai vào việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá

nhân, giữ cá nhân với tổ chức, giữ cá nhân với cơ quan nhà nước v.v… Nó khác
với giải quyết tranh chấp đất đai bằng còn đường hành chính. Vì vậy, nó mang
đầy đủ các đặc điểm của áp dụng pháp luật nói chung. Tuy nhiên, với tính chất
phong phú đa dang của các quan hệ pháp luật dân sự về đất đai cùng với những
quy định về trình tựm thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng
đất do pháp luật tố tụng dân sự quy định thì áp dụng pháp luật trong việc giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân có những đặc điểm riêng
biệt, đó là:
- Ở giai đoạn đầu tiên của quy trình áp dụng pháp luật là tiến hành thu thập
chứng cứ, lấy lời khai cảu đương sự và tiến hành một số hoạt động tố tụng khác
để làm rõ các tình tiết liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất. Tòa án nhân
dân là chủ thể chủ yếu của hoạt động này. Hoạt động đối chất, xem xét, thẩm
đụnh tại chỗ, ủy thác thu thập chứng cứ là nhiệm vụ của Tòa án chứ không phải
của các cơ quan điều tra như trong tố tụng hình sự, Tòa án tiến hành một số hoạt
động tố tụng theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Nếu
như trong tố tu5ng hình sự, việc chứng minh tội phạm là trách nhiệm của các cơ
quan tiến hành tố tụng, thì trong tố tụng dân sự nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
minh chứng cho yêu cầu của mình là thuộc về đương sự. Xuất phát từ nguyên tắc
quyền tự định đoạt của các đương sự cũng như tính chất, đặc điểm của việc giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, khi Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết vụ án
tranh chấp quyền sử dụng đất thì toàn án nhân dân đã có hồ sơ về vụ tranh chấp
quyền sử dụng đất đó. Khi khởi kiện, bên nguyên đơn phải có nghĩa vụ xuất trình
chứng cứ liên quan và tự chứng minh yêu cầu của mình. Trường hợp cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội khởi kiện thì Tòa án nhân dân cũng yêu cầu các chủ thể này
cung cấp những tài liệu, chứng cứ cần thiết và Tòa án chỉ tiến hành xác minh, htu
thập những chứng cứ trong trường hợp cần thiết do Bộ luật tố tụng dân sự quy
định. trong nhiều trường hợp, đượng sự không thể tự mình thu thập chứng cứ,
nhất là các chứng cứ có liên quan đến việc quản lý hồ sơ của các cơ quan nhà
nước thì Tòa án phải làm thay họ. Việc quy định nhiệm vụ xác minh, thu thập


GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

20

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
chứng cứ của Tòa án trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất như trên là
cơ sở để Toàn án nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng của mình, mặc khác tạo
điều kiện cho những người tham gia tố tụng khác thực hiện đúng, đầy dủ quyền
và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng và quyền tự định đoạt cảu các đương sự,
Tòa án với vai trò là chủ thể chính của hoạt động áp dụng pháp luật chỉ là “trọng
tài” trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự. Trước khi đưa vụ án
ra xét xử tại phiên tòa, Tòa án phải tiến hành hòa giải, chỉ khi nào các bên đương
sự không tự giải quyết được tranh chấp với nhau thì Tòa mới đưa ra phán quyết
trên cơ sở pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá đương sự buộc
bên vi phạm phải thực hiện. Khi các đương sự không tự giác thi hành phán quyết
của Tòa án nhân dân thì mới thực hiện sự cưỡng chế của cơ quan thi hành án.
- Khi áp dụng pháp luật đối với việc giải quyết các tranh chấp quyền sự
dụng đất, pháp luật có quy định nguyên tắc áp dụng tập quá, áp dụng tương tự
pháp luật. Đây là đặc điểm riêng biệt, khắc hẳn với áp dụng pháp luật trong xét
xử hình sự, hành chính. Nguyên tắc này xuất phát từ tính đa dạng, phong phú,
phức tạp của các quan hệ dân sự, đặc biệt là trong tranh chấp quyền sử dụng đất.
Pháp luật không thể dự liệu được mọi tình huống, trường hợp phát sinh trong
thực tế, khi giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, nhưng Tòa án không thể từ
chối đơn yêu cầu giải quyết vì lý do pháp luật chưa có quy định cụ thể. Tuy
nhiên, cũng có những trường hợp từ chối thụ lý, giải quyết vì cho rằng không có
luật quy dịnh hoặc do không hiểu tập quán.

- Hiện nay, áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự nói chung,
trong việc giải quyết tranh chấp quền sử dụng đất nói riêng của Tòa án nhân dân
chỉ bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn xác minh, thu thập chứng cứ, giai đoạn lực
chọn quy phạm pháp luật và giai đoạn ban hành văn bản áp dụng pháp luật bằng
bản án hay quyết định của Tòa án. Việc thi hành án dân sự là một giai đoạn bổ
sung.
2.5.2. Đặc điểm về thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân sự đặc thù bởi nó
vừa chịu sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật dân sự, nhưng đồng thời cũng chịu
sự điều chỉnh của quan hệ pháp luật đất đai. Do đó, tại Điều 25, Điều 33 của
BLTTDS và Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 đều quy định thẩm quyền giải
quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan Tòa án. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất mà các bên không có giấy tờ
hợp pháp quy định tại.

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

21

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì pháp luật cho phép đương sự được quyền
lựa chọn UBND hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
2.5.3. Đặc điểm về đối tượng tranh chấp quyền sử dụng đất là quyền quản
lý, sử dụng, định đoạt đối với loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu
của các bên tranh chấp
Do đất đai là loại tài sản đặc biệt, nên tại Điều 1 Luật Đất đai 1987, Điều 1
Luật Đất đai 1993, khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2003, Điều 4 Luật Đất đai 2013

đều quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Như vậy, chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai không có quyền sở hữu đối với
loại tài sản (đất đai) mà mình đang tranh chấp. Do đó, tranh chấp giữa các bên
chỉ là tranh chấp về quyền quản lý, sử dụng, định đoạt đối với đất đai và Tòa án
chỉ được xem xét giải quyết tranh chấp các quyền này. Nếu có tài sản trên đất thì
Tòa án mới giải quyết quyền sở hữu tài sản trên đất.
2.5.4 Đặc điểm về xác minh, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp
quyền sử dụng đất
Xác minh, thu thập chứng cứ luôn là vấn đề quan trọng để giải quyết các vụ
án dân sự. Trong vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thì việc xác minh, thu thập
chứng cứ là hoạt động tố tụng khó khăn và phức tạp. Khi giải quyết loại tranh
chấp này, Tòa áncần xác định đầy đủ người tham gia tố tụng, xác minh được
nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng đất, thẩm định, định giá tài sản tranh chấp
là quyền sử dụng đất .... Muốn thiết lập hồ sơ vụ án đầy đủ chứng cứ để giải
quyết vụ án đúng quy định pháp luật thì Tòa án cần thu thập chứng cứ từ nhiều
nguồn khác nhau. Chứng cứ của vụ án có thể là những tài liệu do nguyên đơn, bị
đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc người làm chứng cung cấp.
Chứng cứ có thể do người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cung
cấp cho Tòa án. Ngoài ra, Tòa án còn phải tự mình xác minh, thu thập chứng cứ
từ những cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được nội dung sự việc hoặc họ đang lưu
giữ những tài liệu có thể được sử dụng làm chứng cứ cho việc giải quyết vụ án.
Tuy nhiên, đa số các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đều diễn ra trong
khoảng thời gian khá lâu. Do vậy, việc xác minh, thu thập chứng cứ của Tòa án
sẽ gặp khó khăn. Thực tế, Tòa án thường xác minh, thu thập chứng cứ từ chính
quyền địa phương, nhưng do thời gian quá lâu, nên những cán bộ địa phương có
thể đã chết hoặc không còn công tác. Thậm chí tài liệu chứng cứ cũng không còn
được lưu trữ tại địa phương hoặc bị thất lạc, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ
án.
Trong các chứng cứ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất thì việc xác
định nguồn gốc, diễn biến quá trình sử dụng đất là một trong các chứng cứ quan

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

22

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
trọng nhất. Để làm rõ những vấn đề này, Tòa án cần phải xem xét kỹ lưỡng, đánh
giá chứng cứ đầy đủ, đồng thời tham chiếu các quy định pháp luật liên quan khi
giải quyết vụ án. Ngoài ra, khi tiến hành giải quyết tranh chấp trên cơ sở xác
minh giấy tờ, tài liệu về nguồn gốc đất thì Tòa án cần phải có sơ đồ chi tiết diện
tích đất, nhất là trường hợp có nhiều người, nhiều hộ gia đình đang sinh sống trên
cùng một thửa đất. Việc phân chia phải có sơ đồ kèm theo bản án. Mốc giới phân
chia, lối đi, việc xây tường ngăn cách .... cũng phải được thể hiện rõ ràng, chính
xác tránh việc nhầm lẫn. Thực tế, một số bản án phân chia quyền sử dụng đất cho
các đương sự rất chung chung, mốc giới không rõ ràng, sơ đồ không chính
xác .... gây khó khăn cho công tác thi hành án dân sự hoặc không thể thi hành án
được. Bên cạnh đó, vấn đề đo đạc, thẩm định, định giá đất đai làm cơ sở cho việc
giải quyết vụ án cũng gặp nhiều khó khăn do đương sự không hợp tác. Cá biệt,
có trường hợp còn chống đối, đe dọa cản trở làm cho hoạt động tiến hành tố tụng
như định giá, thẩm định tại chỗ không thể thực hiện được.
2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất
tại Tòa án.
Quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tại Tòa án chịu
tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như trình độ chuyên môn của những người
tiến hành tố tụng, trình độ hiểu biết của đương sự, tính phức tạp của quan hệ
pháp luật cần giải quyết, quy định của pháp luật...., cụ thể:
Thứ nhất, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người tiến
hành tố tụng đặc biệt là thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Đây là yếu

tố mang tính chủ quan, nhưng lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
tiến độ, hiệu quả, chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất.
Trước mỗi yêu cầu khởi kiện, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án đều
phải nghiên cứu hồ sơ để có hướng giải quyết đúng đắn, đặc biệt là đối với loại
án tranh chấp quyền sử dụng đất là loại tranh chấp phức tạp. Điều này được thể
hiện ở việc xác định tư cách người tham gia tố tụng, xác định đúng loại quan hệ
pháp luật tranh chấp cần giải quyết, xác định những vấn đề cần chứng minh,
phương pháp thu thập chứng cứ để làm rõ những vẫn đề cần chứng minh ....
Những yêu cầu này đòi hỏi người thẩm phán phải có kinh nghiệm, năng lực
chuyên môn, đặc biệt là phải có cái “Tâm” trong sáng, khách quan, vô tư khi giải
quyết vụ kiện. Thực tế, có rất nhiều trường hợp khi giải quyết các vụ án tranh
chấp quyền sử dụng đất, thẩm phán được phân công giải quyết vụ kiện đã chủ
quan trong việc đánh giá, thu thập chứng cứ vi phạm thủ tục tố tụng hoặc đường
lối giải quyết dẫn đến việc bị sửa, bị hủy. Thậm chí, có những vụ án bị hủy đi
hủy lại nhiều lần do lỗi chủ quan của thẩm phán. Điều này gây ra tâm lý bất bình,
làm xói mòn lòng tin của người dân vào cơ quan Tòa án. Bên cạnh đó, tính chất
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

23

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
phức tạp của vụ kiện hoặc bị hủy đi hủy lại nhiều lần cũng gây ra tâm lý lo ngại
cho bản thân thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc. Ngoài ra yếu tố về
tinh thần trách nhiệm, các làm việc chưa khoa học, không chủ động, tích cực,
ngại việc khó, khi được phân công giải quyết lại coi như là nghĩa vụ, không thực
sự quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, để án quá thời hạn luật định gây bức xúc cho
đương sự. Không thể phủ nhận tính chất phức tạp của loại án tranh chấp quyền

sử dụng đất, trong một số trường hợp người tham gia tố tụng với số lượng nhiều,
đất đai tranh chấp ở nhiều nơi ... cần phải có thời gian xác minh thu thập chứng
cứ, nhưng nếu thẩm phán được phân công giải quyết có năng lực, trình độ
chuyên môn, tác phong làm việc khoa học, tích cực, chủ động trong công việc thì
sẽ hạn chế rất nhiều sai sót.
Thứ hai, sự hoàn thiện của hệ thống quy phạm pháp luật. Khi nghiên cứu
trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất thì việc ban
hành đồng bộ, đầy đủ pháp luật về đất đai là yếu tố quan trọng quyết định đến
hiệu quả, chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Để đưa
ra phán quyết đúng đắn thì ngoài việc áp dụng luật nội dung như Luật Đất đai,
BLDS thì thẩm phán còn phải tham chiếu các loại văn bản pháp luật khác. Về
mặt trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thì việc áp dụng đúng quy định
của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được tuân thủ chặt chẽ.
Có thể nói, tính thống nhất giữa pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung là cơ sở,
nền tảng cho việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất. Theo đó,
luật tố tụng dân sự được áp dụng để đảm bảo trình tự, thủ tục khi giải quyết vụ
kiện, còn việc áp dụng đường lối giải quyết như thế nào, quyết định ra sao là
những quy định thuộc pháp luật nội dung điều chỉnh. Do BLTTDS thường quy
định chung, mang tính tổng quát, trong khi những quy định của pháp luật nội
dung lại có tính chất đặc thù chuyên biệt, nên khi xây dựng pháp luật nội dung
cần phải có sự tương thích với pháp luật tố tụng. Nếu như pháp luật tố tụng và
pháp luật nội dung mâu thuẫn nhau, sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án.
Trường hợp không có hướng dẫn cụ thể, thẩm phán được phân công giải quyết vụ
kiện không biết phải áp dụng pháp luật như thế nào. Từ đó, dẫn đến tiến độ giải
quyết chậm, chất lượng giải quyết không cao.
Thứ ba, tính chất phức tạp của quan hệ tranh chấp cần giải quyết. Do tính
đa dạng của các quan hệ tranh chấp quyền sử dụng đất cũng là một trong những
yếu tố gây khó khăn cho việc giải quyết loại án này. Tranh chấp quyền sử dụng
đất có sự đan xen giữa pháp luật dân sự và pháp luật đất đai. Do vậy, khi giải
quyết các tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án phải xem xét một cách toàn diện

nhiều văn bản pháp luật khác nhau cả về luật nội dung và luật hình thức. Tuy
nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật nội dung áp dụng cho việc giải quyết các
GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

24

SVTH: Hồ Anh Kiệt


Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án
vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ, nhiều
điểm mâu thuẫn nên khó khăn cho việc áp dụng. Mặt khác, tính chất phức tạp
trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất còn được thể
hiện ở nhiều mặt như: Xác định đúng quan hệ pháp luật cần giải quyết; xác định
đúng, đủ thành phần người tham gia tố tụng; phức tạp trong việc xác định các tài
liệu, chứng cứ của vụ việc; khó khăn khi thẩm định, định giá...vv. Tất cả những
khó khăn, phức tạp này ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ kiện, đòi hỏi
những người có thẩm quyền giải quyết cần phải lập và nghiên cứu hồ sơ vụ án
một cách tỉ mỉ trên cơ sở những quy định của pháp luật và bản chất khách quan
của vụ án để có những quyết định chính xác, công bằng và đúng pháp luật.
Thứ tư, trình độ hiểu biết pháp luật của đương sự. Trong các vụ án tranh
chấp quyền sử dụng đất thì sự hiểu biết pháp luật của đương sự là một yếu tố phổ
biến ảnh hưởng đến việc chất lượng giải quyết vụ việc. Thông thường đối với
một vụ án dân sự hay vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, nếu như các bên
đương sự hợp tác, tham gia đầy đủ theo giấy triệu tập của Tòa án, cung cấp
chứng cứ, trình bày quan điểm đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, thực
hiện đúng và đầy nghĩa vụ của đương sự theo quy định của BLTTDS thì việc giải
quyết vụ án tại Tòa án sẽ thuận lợi đồng thời đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên đương sự. Tuy nhiên, nếu như đương sự (đặc biệt là bị đơn)
trong các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất không có hiểu biết nhất định về

pháp luật hoặc không có thái độ tích cực khi tham gia tố tụng như từ chối ký
nhận các văn bản tố tụng, không thực hiện theo giấy báo, giấy triệu tập của Tòa
án, không viết bản tự khai thể hiện quan điểm của mình đối với yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, không có mặt khi tòa triệu tập…dẫn đến việc Tòa án phải
triệu tập nhiều lần, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải quyết vụ án. Đặc
biệt, trong việc đo, vẽ thẩm định kích thước, hình thể thửa đất tranh chấp. Khi
không thể lấy được lời khai của đương sự, chỉ dựa vào lời khai của một bên
nguyên đơn thì việc Tòa án phải xác minh thu thập chứng cứ để làm rõ những
vấn đề cần chứng minh trong vụ án là một điều khó khăn. Trên thực tế, có rất
nhiều vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, do sự thiếu hợp tác, chống đối của
đương sự nên Tòa án và Hội đồng định giá tài sản không thể xem xét khảo sát
định giá tài sản được, nên buổi định giá phải hoãn đi hoãn lại nhiều lần hoặc hội
đồng định giá chỉ có thể đứng ngoài quan sát và lập biên bản dù biết không khách
quan và chuẩn xác nhưng cũng không thể làm khác. Sự thiếu hợp tác, nhận thức
sai pháp luật của đương sự không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
chính bản thân đương sự đó, cản trở Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn
đến việc thời hạn giải quyết vụ án có thể bị kéo dài, mà còn làm cho chất lượng
xét xử cũng khó có thể đảm bảo.

GVHD: ThS. Võ Nguyễn Hạnh Ngân

25

SVTH: Hồ Anh Kiệt


×