Tải bản đầy đủ (.doc) (388 trang)

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 388 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU LÊ

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ THU LÊ

CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 9.38.01.04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CAO THỊ OANH

HÀ NỘI – 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của các
Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phan Thị Thu Lê


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................................................................9
1.1.Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................10
1.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước...................................................................14
1.3.Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.........................26
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ..................................................................................32
2.1.Khái niệm, bản chất, đặc điểm tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự............32
2.2.Vai trò, ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự...........46
2.3.Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự..............................................51
2.4.Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thể hiện các nguyên tắc của Luật
hình sự..................................................................................................................... 59
2.5.Cơ sở của việc quy định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự................63
2.6.Đánh giá mối quan hệ giữa các các tình tiết tăng nặng TNHS với các tình

tiết giảm nhẹ TNHS khi quyết định hình phạt........................................................69
Chương 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ..........................75
3.1.Khái quát quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong
pháp luật hình sự từ 1945 đến 2015.........................................................................75
3.2.Quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS 2015.....88
3.3.So sánh quy định về các tình tiết tăng nặng trong pháp luật hình sự Việt
Nam và pháp luật hình sự một số nước..................................................................103
Chương 4: THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ..............................................................................................................112
4.1.Khái quát tình hình xét xử các vụ án hình sự của Toà án các cấp....................112


4.2.Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự........................114
4.3.Yêu cầu và các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự.......................................................................................145
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI........................................................................................................165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................166


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BLHS


BLHS

BĐXH

Biến đổi xã hội

CTTP

Cấu thành tội phạm

KHP

Khung hình phạt

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

PLHS

Pháp luật hình sự

QPPL

Quy phạm pháp luật


TAND

Tòa án nhân dân

TNHS

Trách nhiệm hình sự

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Thống kê kết quả giải quyết, xét xử các vụ án hình sự các cấp (Thời
gian 10 năm từ 2008 – 2017)......................................................................112
Bảng 4.2. Thống kê những bản án có áp dụng tình tiết tăng nặng (trong 1000
bản án được thu thập ngẫu nhiên)...................................................................1
Bảng 4.3. Thống kê những bản án có áp dụng tình tiết tăng nặng theo năm..............5
Bảng 4.4. Thống kê những tội có áp dụng tình tiết tăng nặng theo tình tiết..............7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ Đại hội Đảng năm 1986, Đảng ta đã xác định phải tiếp tục đẩy mạnh
cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, tiến hành xây dựng Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đảng ta coi đây là một nhiệm vụ
chiến lược quan trọng nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh. Chính điều đó đòi hỏi phải thực hiện nghiêm chỉnh nguyên
tắc pháp chế nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống. Do vậy, trong pháp luật hình
sự, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (TNHS) là một chế định quan
trọng. Thực hiện đúng những quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS là một
trong những bảo đảm nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc công bằng, nguyên
tắc phân hóa TNHS trong xử lý tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu các tình tiết
tăng nặng TNHS có ý nghĩa cả về nhận thức, về phương diện lý luận và về thực
tiễn.
Về lý luận: Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn chế định các tình tiết tăng
nặng TNHS có vai trò quan trọng trong việc đưa ra những luận giải khoa học để
xây dựng những quy định về tình tiết tăng nặng TNHS, và áp dụng thống nhất
các quy định đó trên thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều vấn đề về lý luận
liên quan đến tình tiết TNHS chưa được nghiên cứu, giải quyết triệt để như
bản chất các tình tiết tăng nặng; mối quan hệ giữa các yếu tố, quá trình xã
hội lên việc quy định và áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS; giới hạn và phạm
vi quy định cũng như áp dụng tình tiết tăng nặng TNHS để bảo đảm tính phổ
biến của các tình tiết đó; nguyên tắc không áp dụng trùng lắp tình tiết tăng
nặng; phân định rõ ràng trong Luật và áp dụng trong thực tiễn các tình tiết
tăng nặng định tội, định khung và tình tiết tăng nặng chung ... để thể hiện được
Chính sách pháp luật hình sự nước ta. Việc nghiên cứu toàn diện, hệ thống các
tình tiết tăng nặng TNHS trong luật hình sự Việt Nam sẽ giúp chúng ta xây
1


dựng được mô hình lý luận về các tình tiết tăng nặng TNHS trong luật hình sự
Việt Nam.

2



Về thực tiễn: Thực tiễn xét xử của các Toà án cho thấy các quy định của
BLHS về tình tiết tăng nặng TNHS nhìn chung được áp dụng đúng đắn thống
nhất. Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ những bất cập, sai sót, vướng mắc do vẫn còn
những quy định pháp luật hình sự chưa thật phù hợp về nội dung cũng như
kỹ thuật lập pháp; vấn đề nhận thức và áp dụng các quy định đó vẫn còn nhiều
tranh cãi; việc hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền chưa thực sự đầy đủ...
điều đó dẫn đến việc áp dụng các tình tiết tăng nặng có thể đưa đến những
quyết định quá nghiêm khắc, phản tác dụng cho quá trình cảm hóa người
phạm tội, làm giảm hiệu quả đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Thực tế cho thấy các tình tiết tăng nặng TNHS có ý nghĩa rất quan trọng
về xã hội cũng như pháp lý hình sự, nhưng chế định này lại chưa được quan
tâm nghiên cứu đúng với vai trò của nó. Đến thời điểm này, ở nước ta chưa
có một công trình chuyên khảo nào ở cấp độ Luận án tiến sĩ nghiên cứu một
cách toàn diện, hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các tình
tiết tăng nặng TNHS. Các tình tiết này mới chỉ được đề cập một cách cơ bản,
thiếu chuyên sâu trong các giáo trình của các trường đào tạo luật; các bài viết
được đăng tải trên các tạp chí khoa học mới chỉ dừng lại phân tích một số
vấn đề của chế định ở góc độ thực tiễn áp dụng và chưa mang tính chất hệ
thống.
Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, mặc dù BLHS năm 2015, sửa đổi năm
2017 đã được ban hành thay thế BLHS 1999, trong đó tuy có một số thay đổi về
các tình tiết tăng nặng TNHS nhưng nhìn chung không có sự thay đổi nhiều,
nhưng việc tiếp tục nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS tại điều 52 BLHS
năm 2015 vẫn là cần thiết để thống nhất quan điểm nhận thức, áp dụng pháp
luật
... và được xem xét, đánh giá trong mối quan hệ với sự vận động của xã hội. Do
đó, cần thông qua việc nghiên cứu đề tài, rà soát lại những thay đổi của các
3



tình tiết tăng nặng TNHS dưới sự ảnh hưởng của biến đổi xã hội để kịp thời
đưa ra các giải pháp phù hợp.

4


Như vậy, trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, tiếp tục thực
hiện Cải cách tư pháp, công cuộc hội nhập quốc tế về tư pháp hình sự và
bảo vệ quyền con người, việc tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như
thực tiễn đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam” là cấp thiết, phù hợp với đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn.
Chính vì điều đó tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu trong luận án của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án trên tiếp cận một cách có hệ thống,
toàn diện các vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng
TNHS, phát hiện sai sót, vướng mắc, làm rõ nguyên nhân và từ đó đề xuất một
số kiến nghị về tiếp tục hoàn thiện quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS và
đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng của chế định này nhằm
thực hiện đúng đắn chính sách pháp luật hình sự, bảo đảm pháp chế, cá thể
hoá hình phạt, đảm bảo sự công bằng, nhân đạo trong áp dụng hình phạt theo
yêu cầu của Cải cách tư pháp hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích đó, Luận án có những nhiệm vụ sau:
+ Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về các
tình tiết tăng nặng TNHS;
+ Giải quyết những vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng TNHS; đưa ra
nhận thức đầy đủ về các tình tiết tăng nặng TNHS trên cơ sở đánh giá, phân tích,
lý giải cơ sở của việc quy định các tình tiết tăng nặng TNHS, mục đích của việc

tăng nặng TNHS, về khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa, phân loại TNHS,
5


mối quan hệ giữa tình tiết tăng nặng TNHS với tình tiết giảm nhẹ TNHS, phân
tích tính quyết định xã hội đối với các tình tiết tăng nặng TNHS...
+ Luận án nghiên cứu thực trạng quy định về các tình tiết tăng nặng
TNHS; thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trên thực tế; làm rõ ảnh
hưởng của các tình tiết tăng nặng đến TNHS, trên cơ sở phân tích quy định
của pháp luật về các tình tiết tăng năng TNHS, hệ thống các mức độ ảnh
hưởng TNHS, đánh giá, làm rõ những mặt tích cực đã đạt được cũng như
phát hiện những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng
nặng TNHS và chỉ ra nguyên nhân để khắc phục.
+ Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật
và thực tiễn áp dụng, quán triệt các yêu cầu của chính sách pháp luật hình sự,
Cải cách tư pháp, Luận án có những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật hình sự và nâng cao chất lượng áp dụng các tình tiết tăng nặng
TNHS ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những quan điểm khoa học, quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng TNHS tại Điều 48 BLHS năm
1999 và Điều 52 BLHS năm 2015 và thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng
TNHS.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định tại điều
52 BLHS 2015, có nghiên cứu khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam và
so sánh với pháp luật hình sự một số nước về tình tiết tăng nặng TNHS. Đồng
thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS trong xét xử của
các Toà án.

6


Do phạm vi của một Luận án và còn thiếu cơ sở thực tiễn, cho nên tác giả
chỉ nghiên cứu tình tiết tăng nặng TNHS đối với cá nhân phạm tội (quy định tại
Điều 52 BLHS) mà không nghiên cứu tình tiết tăng nặng TNHS đối với pháp
nhân thương mại phạm tội.
- Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực tiễn áp dụng các tình
tiết tăng nặng TNHS trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2018.
- Về không gian: Địa bàn khảo sát, đánh giá trên phạm vi cả nước.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự
Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về nhà nước và pháp luật, về mối quan hệ giữa thực tiễn xã hội và pháp
luật, về Chiến lược Cải cách tư pháp và về phòng chống tội phạm.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Với hướng tiếp cận liên ngành, đa ngành mang tính hệ thống và lịch sử.
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khoa học xã hội khác nhau như: Phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so
sánh ... để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân
tích cũng như luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm và hình phạt,
phân tích các nội dung cơ bản của các tình tiết tăng nặng TNHS.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm hệ
thống các vấn đề lý luận, thực hiện việc thu thập và xử lý có hiệu quả các số
liệu thực
7



tiễn liên quan có ý nghĩa trong việc luận giải và làm sáng tỏ các nội dung nghiên
cứu của luận án;
- Phương pháp lịch sử: Đây là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu
lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng TNHS qua các thời
kỳ và quá trình biến chuyển của pháp luật hình sự khi quy định về các tình tiết
tăng nặng TNHS.
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều
trong quá trình nghiên cứu. Đầu tiên, phương pháp này được sử dụng để hệ
thống hoá tất cả các tài liệu, những công trình và bài viết liên quan đến đề tài
nghiên cứu và được phân loại, sắp xếp, có chủ đích nhằm phục vụ mục đích
nghiên cứu để đem lại hiệu quả cho quá trình nghiên cứu. Đặc biệt, phương
pháp này được ưu tiên sử dụng khi thực hiện Chương 4 Luận án.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn và nghiên cứu điển hình: Hơn 1000
bản án được thu thập từ các Toà án ở các địa phương khác nhau, các cấp xét xử
khác nhau đã được khảo sát ngẫu nhiên; nhiều vụ việc điển hình đã được
phân tích, nhất là trong Chương 4, để làm cơ sở thực tiễn cho các kết luận
và kiến nghị khoa học trong Luận án.
- Phương pháp luật học so sánh: Đây là phương pháp được dùng để
so sánh về nhận thức, về quan điểm, áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS
trong xét xử của các Tòa án qua từng giai đoạn, từng văn bản pháp lý hình sự
nhằm phục vụ những mục đích cụ thể của luận án...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đóng góp mới của Luận án thể hiện ở chỗ, đây là Luận án Tiến sĩ đầu tiên
ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về các tình tiết
tăng nặng TNHS trong luật hình sự Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện
có hệ thống các vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng TNHS, phân tích các quy định
8



của pháp

9


luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng TNHS có so sánh với pháp luật hình
sự một số nước, đánh giá kết quả cũng như những hạn chế, vướng mắc trong
thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật luật hình sự về các tình tiết tăng nặng
TNHS và nguyên nhân, Luận án đưa ra kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng nặng TNHS và các giải pháp nâng cao
chất lượng áp dụng các quy định đó trên thực tế.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận: Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung,
hoàn thiện vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng TNHS, giúp cho các học giả, các
nhà nghiên cứu có góc nhìn toàn diện hơn, đầy đủ hơn về tình tiết tăng nặng
TNHS và công tác áp dụng quy định về tình tiết này của BLHS Việt Nam năm 2015.
Luận án cũng góp một phần nhỏ làm nguồn tư liệu để làm tài liệu
tham khảo, giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu về các vấn đề có liên
quan đến tình tiết tăng nặng TNHS và thực tiễn áp dụng quy định về tình tiết này
Về mặt thực tiễn: Luận án đã góp một phần làm rõ thực trạng áp dụng
tình tiết tăng nặng TNHS trong thời gian qua, những ưu điểm đạt được, những
vướng mắc và khó khăn, tìm ra những nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạt động thực tiễn trong áp dụng
pháp luật hình sự nói chung, áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể phục vụ cho việc đánh giá một
cách toàn diện và khoa học về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng TNHS, làm
căn cứ cho việc đề xuất các nội dung hoàn thiện về các tình tiết tăng nặng TNHS
và nâng cao chất lượng áp dụng, đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách
tư pháp ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án

10


Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, các danh mục tài liệu
tham khảo và hệ thống bảng biểu, Luận án được cấu trúc thành bốn chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Những vấn đề lý luận về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Chương 3: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự.
Chương 4: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

11


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tổng quan tình hình nghiên cứu các tình tiết tăng nặng TNHS giúp cho
tác giả có cái nhìn khái quát, các cơ sở lý luận, các kết quả nghiên cứu đã được
công bố liên quan đến đề tài đang thực hiện. Khi nghiên cứu tổng quan tài
liệu giúp cho tác giả dựa vào đó để lựa chọn chủ đề, kiểm tra các tài liệu sẵn có,
vạch ra được mục tiêu nghiên cứu, từ đó xây dựng được những giả thuyết cho
đề tài nghiên cứu của mình. Khi nghiên cứu một đề tài, điều đầu tiên tác giả
phải xác định lý thuyết nghiên cứu cho công trình của mình, nghiên cứu
không có lý thuyết sẽ mất phương hướng và như vậy sẽ không có giá trị khoa
học. Cơ sở lý thuyết được lựa chọn để thực hiện đề tài phải được gắn liền với
đề tài mà luận án nghiên cứu. Đó chính là nội dung đề cập xuyên suốt đề tài,
thường được thể hiện ở tên của đề tài nghiên cứu. Ở đây đề tài nghiên cứu của

nghiên cứu sinh là “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật
hình sự Việt Nam”. Vì vậy, các tình tiết tăng nặng TNHS trong luật hình sự
Việt Nam được nhận thức từ những vấn đề lý luận về các tình tiết tăng nặng
nói chung như: Khái niệm, bản chất, phân loại, đặc điểm…
Với nhận thức như vậy, NCS cho rằng nghiên cứu tổng quan các tình tiết
tăng nặng TNHS, cả ở trong nước và nước ngoài từ đó rút ra nhận xét, đánh giá
về những vấn đề liên quan đến đề tài có thể kế thừa và phát triển, vấn đề gì
cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ… là rất cần thiết.
Các tình tiết tăng nặng TNHS là căn cứ quan trọng trong việc quyết định
hình phạt. Do vậy, không chỉ ở nước ta mà ở các nước khác trên thế giới cũng
quy định về chế định này. Nên để có thể thực hiện được đề tài của mình, tác giả
không chỉ tham khảo, kế thừa những công trình trong nước mà cả những công
12


trình ở các

13


nước khác, tiếp thu có chọn lọc để triển khai nghiên cứu thực tế những vấn đề
cơ bản của đề tài.

1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng TNHS ở
nước ngoài, tác giả nhận thấy tuy vấn đề nghiên cứu đã được đề cập và có
tính cập nhật nhưng góc độ nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu lại khác
nhau và khác với đề tài nghiên cứu được thực hiện trong luận án này. Có thể
thấy các tình tiết tăng nặng TNHS chưa được giới khoa học quan tâm nhiều nên
theo hiểu biết của tác giả hiện nay có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Tác giả

tham khảo những quy định về các tình tiết tăng nặng TNHS trong BLHS Liên
bang Nga cho thấy, trong thời gian qua đã có những công trình khoa học nghiên
cứu về Luật hình sự nói chung và một số vấn đề liên quan đến các tình tiết
tăng nặng TNHS nói riêng. Điển hình là các công trình:
Cuốn giáo trình “Luật hình sự phần chung” của trường Đại học tổng hợp
Sibêri, NXB Tiến Bộ Matxcova năm 2012, đã đề cập đến các tình tiết tăng nặng
hình phạt là một chế định quan trọng không thể không xem xét khi quyết
định hình phạt. Các tình tiết này nếu có trong vụ án sẽ làm tăng tính chất nguy
hiểm của tội phạm và người thực hiện hành vi này sẽ gánh chịu hậu quả rất
nghiêm khắc. Nếu trong vụ án có càng nhiều tình tiết tăng nặng thì hình phạt
dành cho người thực hiện hành vi nguy hiểm đó càng cao.
Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khác như: Cuốn
“Luật hình sự Nga, Phần Chung”Matxcova, năm 2005 [144] do tác giả
Kruglikov làm chủ biên; Cuốn “Luật hình sự và xã hội học”, nhà xuất bản sách
pháp lý, Matxcova năm 1970 của tác giả Ghersengion A.A; Cuốn “Tội phạm học
14


và chính sách hình sự”, nhà xuất bản trường đại học tổng hợp Xvertlov năm

15


1980 của tác giả Koovalev M.I và Vôrônhin Iu.A; cuốn “Những vấn đề xã hội
học của luật hình sự”’ nhà xuất bản khoa học, Matxcova năm 1983 của tác giả
Babaev M.M; Ngoài ra, có thể kể đến một số cuốn giáo trình khác cũng có
nghiên cứu về các tình tiết tăng nặng hình phạt như là: Giáo trình luật hình
sự (1999) do GS.TS Gausmann L.Đ, GS.TS Kolodkin L.M, GS.TS Macximov C.B.
chủ biên; Giáo trình luật hình sự, phần các tội phạm (1998) do GS.TS Ignatop
A.N và GS.TS Craxicop Y. A làm chủ biên; Giáo trình luật hình sự(2002) do

GS.TS Borzenkop và GS.TS Kanuixarop chủ biên; Bình luận khoa học BLHS Liên
bang(1997) do Xcuratov U.I và Lebedev B.M chủ biên; Bình luận khoa học BLHS
Liên bang Nga(2000) do GS.TS. Radchenko chủ biên...
Nội dung của các công trình này nghiên cứu về chính sách hình sự dưới
những góc độ khác nhau như luật hình sự, tội phạm học, xã hội học. Đây có thể
xem là nền tảng tri thức lý luận cơ bản làm tiền đề cho việc nghiên cứu các nội
dung cụ thể của khoa học luật hình sự, trong đó có việc nghiên cứu và hoàn
thiện chính sách pháp luật nói chung, chế định các tình tiết tăng nặng hình
phạt nói riêng.
Bên cạnh giáo trình, liên quan đến chế định các tình tiết tăng nặng
hình phạt có thể kể đến một số luận án như:
- Luận án tiến sỹ của tác giả Донец Сергей Петрович (2003),
Смягчающие и отягчающие обстоятельства в уголовном праве
(правовая природа, классификация, проблемы учета), Кандидатская
диссертация юриспруденция, Казань, Россия [143]. Tạm dịch là luận án của
tác giả Dones Sergey Petrovich (2003) “Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng
trong luật hình sự (bản chất pháp lý, phân loại và các vấn đề nghiên cứu)”
Luận án đã đề cập đến vấn đề nguồn gốc và khái niệm các tình tiết giảm
nhẹ, tăng nặng hình phạt. Nghiên cứu chế định giảm nhẹ, tăng nặng hình
16


phạt

17


trong lịch sử đất nước, khái niệm các tình tiết và xác định mối quan hệ của
chúng, phân loại các tình tiết tăng nặng và vai trò của chúng trong quyết định
hình phạt. Những tình tiết làm tăng lên và làm giảm đi hình phạt đã xuất hiện

từ thời cổ đại và tiếp đến ngày nay. Đến cuối thế kỷ 19 ở luật hình sự Nga đã
hình thành các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đã có những giới hạn khác nhau
có tính công khai, nghiêm cấm việc lặp lại các tình tiết tăng nặng đã được quy
định tại các điều trong phần chung với tư cách là các dấu hiệu của tội phạm, nêu
lên những vấn đề bất cập khi áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trên thực
tế. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện.
- Luận án của tác giả Пилипенко Светлана Павловна (2007),
Институт

обстоятельств,

законодательстве

отягчающих

(теоретико-прикладной

наказание,
анализ),

в

головном

Кандидатская

диссертация юриспруденция, Нижний Новгород, Россия [146]. Tạm dịch là
luận án của tác giả Pylypenko Svetlana Pavlovna (2007) với tên đề tài “Chế
định các tình tiết tăng nặng hình phạt trong pháp luật hình sự (nghiên cứu lý
luận cơ bản)”.

Tác giả luận án chỉ ra rằng các tình tiết tăng nặng hình phạt liên quan chặt
chẽ đến hành vi nguy hiểm cho xã hội và tính nguy hiểm cho xã hội thuộc về
nhân thân của bị cáo. Vì vậy nó có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn xét xử. Đây là
một trong những chế định quan trọng trong luật hình sự Nga. Quyết định
hình phạt đúng có ý nghĩa lớn trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm. Vấn đề này đã là sự quan tâm không chỉ là của các nhà lý luận mà của
cả những nhà áp dụng pháp luật.
- Luận án của tác giả Мясников Олег Алексеевич (2001), Смягчающие
и отягчающие наказание обстоятельства в российском уголовном
праве, Кандидатская диссертация юриспруденция, Москва, Россия [145].
18


×