Tải bản đầy đủ (.doc) (213 trang)

Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN QUỐC TOẢN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 958.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Hà Nội - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

NGUYỄN QUỐC TOẢN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 958.03.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


࿿࿿࿿#࿿╁࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿$࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿%⢸࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿&࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿'࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿

(࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿)࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿*࿿࿿࿿࿿࿿࿿245࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿6࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿7
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿8࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿9࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿:࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿;࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
< GS.TS NGUYỄN HUY THANH
࿿࿿࿿#࿿╁࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿$࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿%⢸࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿&࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿'࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿

(࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿)࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿*࿿࿿࿿࿿࿿࿿255࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿6࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿7
࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿8࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿9࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿:࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿;࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿࿿
< GVC.TS NGUYỄN LIÊN HƯƠNG


Hà Nội - Năm 2019


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................... 3
4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU........................................................................ 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 4
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................. 5
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN................................................................................................................. 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC …...
6

1.1. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........6
1.1.1. Luận án tiến sỹ....................................................................................................................... 6
1.1.2. Báo cáo nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học..................................................... 10
1.1.3. Sách tham khảo và chuyên khảo.................................................................................... 12
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC …. 14
1.3. KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC........................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ
NƯỚC.................................................................................................................................................. 18
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC................................................................................... 18
2.1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng.................................................................................. 18
2.1.2. Vốn đầu tư và vốn nhà nước............................................................................................ 19


2.1.3. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và quản lý dự án đầu tư xây dựng
................................................................................................................................................................. 20

2.2. GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN
NHÀ NƯỚC....................................................................................................................................... 26
2.2.1. Các vấn đề chung về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước............................................................................................................................................... 26
2.2.2. Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 37
2.2.3. Cách thức và trình tự giám sát dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước

44

2.2.4. Trình tự và phương pháp đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
................................................................................................................................................................. 45

2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước.......................................................................................................... 53
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
57

2.3.1. Kinh nghiệm về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước tại một số quốc gia....................................................................................................... 57
2.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thế giới......................................................................... 59
2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.............................................................................. 60
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM 61
3.1. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC.................61
3.1.1. Tình hình đầu tư xây dựng................................................................................................ 61
3.1.2. Kết quả đạt được của đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước.........................62
3.1.3. Tồn tại trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
nước....................................................................................................................................................... 64
3.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
VÀ CÁC VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN TRONG GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC........................................... 77
3.2.1. Chất lượng và tình hình thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá dự án
đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước................................................................................... 78
3.2.2. Vướng mắc, khó khăn trong công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam................................................................................. 81
3.3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN TRONG



CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ
DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM............................................................................. 83


3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn do thiếu hướng dẫn đầy đủ, sự
thiếu đồng bộ của quy định pháp luật....................................................................................... 83
3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn do hạn chế về trình độ chuyên
môn, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ và tổ chức phụ trách công tác giám sát, đánh

giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước............................................................... 90
3.3.3. Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ trong giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
................................................................................................................................................................. 92

3.3.4. Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện công
tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước..........................95
3.3.5. Nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong nhận thức của cán bộ thực
hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.....96
3.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC …..… 98

3.4.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................. 98
3.4.2. Phân tích nhân tố khám phá, hồi quy và kiểm định mô hình ……………….
103

3.4.3. Kết luận về kết quả khảo sát và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác
giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam ……..
105


CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM................................................................................................ 107
4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI......................................................... 107
4.2. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT,
ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC.......108
4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC.................................................. 109
4.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lí liên quan đến giám sát, đánh
giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.............................................................. 109
4.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước................................................................................................ 115
4.3.3. Giải pháp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm


của cán bộ và tổ chức phụ trách công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước........................................................................................................ 119


4.3.4. Giải pháp tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong giám
sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước........................................... 121
4.3.5. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước trong giai đoạn chuẩn bị dự án ………………………………………...
127

4.3.6. Giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thực
hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước....133
KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 137
1. KẾT LUẬN................................................................................................................................... 137
2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................. 138

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN ÁN........................................................................ 139
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 141
PHỤ LỤC......................................................................................................................................... PL1
PHỤ LỤC 1: Phương pháp và mô hình nghiên cứu ……………………………..
PL1
PHỤ LỤC 2: Phiếu khảo sát về việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công
tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
PL12
PHỤ LỤC 3: Phiếu khảo sát thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam ……………
PL16
PHỤ LỤC 4: Nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước............................................................................................................................................ PL23
PHỤ LỤC 5: Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá,
thẩm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ………………………...
PL27
PHỤ LỤC 6: Các bước ứng dụng phương pháp EVM trong kiểm soát dự án.......PL41
PHỤ LỤC 7: Một số câu hỏi bổ sung khi đánh giá thẩm định khía cạnh kỹ thuật và công

nghệ của dự án đầu tư xây dựng.............................................................................................. PL44
PHỤ LỤC 8: Mẫu số 02. Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công đối với các
dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước........................................................................................ PL45
PHỤ LỤC 9: Mẫu số 03. Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực


hiện đầu tư đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước......................................... PL47



LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành đối với GS.TS
Nguyễn Huy Thanh và GVC.TS Nguyễn Liên Hương, đã nhiệt tâm hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án và giúp tôi có cơ hội có được cái
nhìn đầy đủ, mới mẻ về lĩnh vực nghiên cứu.
Tôi rất cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Xây dựng, Khoa Đào tạo Sau
Đại học, Khoa Kinh tế & Quản lý xây dựng, các đơn vị liên quan đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi góp phần hoàn thành được khóa học cũng như bảo vệ
thành công luận án.
Bên cạnh đó, tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học,
bạn bè đồng nghiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm, giúp đỡ tôi trong nghiên cứu, lý
luận khoa học và thực tiễn.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn bố mẹ, vợ và các con, những người thân đã
luôn ở bên cạnh, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích
dẫn trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
của Luận án không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2019

TÁC GIẢ

NGUYỄN QUỐC TOẢN


i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NCKT
Nghiên cứu khả thi
NCTKT Nghiên cứu tiền khả thi
CBA
Phân tích chi phí-lợi ích (Cost benefit analysis)
CIVICUS Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (World Alliance for
Citizen Participation)
CTĐT
Chủ trương đầu tư
DAĐT
Dự án đầu tư
ĐTXD
Đầu tư xây dựng
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GS, ĐG Giám sát và đánh giá
HĐND
Hội đồng nhân dân
ICOR
Hệ số gia tăng của vốn đầu tư toàn xã hội so với tăng trưởng kinh tế
(Incremental Capital-Output Ratio)
IFAD
Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (International Fund for Agricultural
Developmentfund)
JICA
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (The Japan International Cooperation
Agency)
KTXH
Kinh tế xã hội

NSNN
Ngân sách Nhà nước
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Devolopment Assistance)
OECD
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)
PIMAC Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư nhân (Public and
Private Infrastructure Investment Management Center)

Hợp tác công tư (Public - Private Partner)
QĐĐTQuyết định đầu tư
QLDA
Quản lý dự án
QLNN
Quản lý nhà nước
TĐDA
Thẩm định dự án
TTLP
Thất thoát, lãng phí
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development
Programme)
VNN
Vốn nhà nước
XDCB
Xây dựng cơ bản



ii

DANH MỤC BẢNG - BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Định nghĩa giám sát của một số tổ chức trên thế giới...................................... 28
Bảng 2.2: Định nghĩa đánh giá của một số tổ chức trên thế giới...................................... 30
Bảng 2.3: Khác biệt giữa giám sát và đánh giá....................................................................... 31
Bảng 2.4: Các nội dung chủ yếu thực hiện giám sát dự án đầu tư xây dựng...............42
Bảng 2.5: Các nội dung chủ yếu thực hiện đánh giá dự án đầu tư xây dựng ...............43
Bảng 2.6: Các bước đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …... 45
Bảng 2.7: Nội dung của Khung logic.......................................................................................... 50
Bảng 2.8: Tiêu chí SMART và các câu hỏi để đánh giá …………………….............51
Bảng 3.1: Vốn thực hiện cho đầu tư XDCB từ NSNN 2006-2015 ……………... 61
Bảng 3.2: GDP của Việt Nam (giá hiện hành)......................................................................... 62
Bảng 3.3: Tổng hợp số liệu về tình hình điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án .. 66
Bảng 3.4: Quan điểm trong lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.. 67
Bảng 3.5: Quan điểm trong kiểm soát, khống chế thực hiện DA ĐTXD …..…… 70
Bảng 3.6: Tổng hợp số liệu về tình trạng chậm tiến độ thực hiện DA........................... 74
Bảng 3.7: Một số dự án đội chi phí đầu tư và kéo dài thời gian điển hình …..….. 76
Bảng 3.8: Vướng mắc, khó khăn trong công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước ………………………………………………........83
Bảng 3.9: Tác động và nguyên nhân của những vướng mắc, khó khăn do thiếu
hướng dẫn đầy đủ, sự thiếu đồng bộ của quy định pháp luật (Nghị định
84/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan)............................................................... 82
Bảng 3.10: Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ thực hiện
tư vấn giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ………. 91
Bảng 3.11: Trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ chủ trì
nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước …… 91
Bảng 3.12: Tác động và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến vướng
mắc, khó khăn do hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của

cán bộ/tổ chức phụ trách công tác giám sát, đánh giá …………………………... 92
Bảng 3.13: Tác động và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến vướng
mắc, khó khăn trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong giám sát, đánh giá..
93
Bảng 3.14: Tác động và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến vướng
mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước................................................................................................... 96
Bảng 3.15: Nguyên nhân của vướng mắc, khó khăn trong nhận thức của cán bộ


thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
97


iii

Bảng 3.16: Danh mục nhân tố ảnh hưởng ………………………………………. 100
Bảng 4.1: Dự kiến tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 2011-2020 107
Bảng 4.2: Tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp lí............................................................................................................................................ 110
Bảng 4.3: Tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp nâng cao trình độ chuyên
môn, năng lực, kinh nghiệm và nhận thức ………………………………………. 120
Bảng 4.4: Tính cấp thiết và tính khả thi của giải pháp tăng cường ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ.................................................................................................................... 122

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 2.1. Hoạt động quản lý dự án ………………………………………... 25
Hình 3.1. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản trong tổng vốn đầu tư xã hội ... 61
Hình 3.2. Số lượng các dự án có báo cáo giám sát, được kiểm tra, đánh giá 79

Hình 3.3. Quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia ……… 87
Hình 3.4. Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A (bộ, ngành trung
ương) ………………………………………………………………………. 87
Hình 3.5. Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A (Địa phương) …… 88
Hình 3.6. Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C (bộ, cơ quan
trung ương) ………………………………………………………………... 88
Hình 3.7. Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C (Địa phương)…. 89
Hình 3.8. Mô hình nghiên cứu sơ bộ ……………………………………… 99
Hình 3.9. Các bước nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ………..…………. 102
Hình 4.1. Hoàn thiện trình tự thẩm định, đánh giá chủ trương đầu tư dự án
quan trọng quốc gia ……………………………………………………….. 128


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng thường có có ảnh hưởng rộng, có tác động nhiều mặt (về kinh tế,
kỹ thuật, môi trường và an ninh quốc phòng,…) và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Trong những năm qua, ở Việt
Nam, Nhà nước đã dành một tỷ trọng vốn rất lớn cho đầu tư xây dựng cơ bản để phục
vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao mức sống của
người dân, bình quân chiếm 25% - 30% GDP. Năm 2016, đầu tư cho xây dựng cơ bản
là 1.071.516 tỷ đồng, chiếm 72,15% vốn đầu tư toàn xã hội [75].

Quá trình đầu tư xây dựng của dự án thường dài, chịu tác động của nhiều nhân
tố, do đó ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, công tác giám sát, đánh giá dự án không chỉ
dành riêng cho chủ đầu tư nhằm đảm bảo lợi ích và hiệu quả đầu tư của mình mà
còn cần có sự giám sát, đánh giá dự án của Nhà nước và cộng đồng để đảm bảo lợi

ích chung của quốc gia và cho cộng đồng.
Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài những đặc điểm và yêu
cầu chung của một dự án đầu tư thì yếu tố nguồn vốn đòi hỏi Nhà nước phải can
thiệp sâu hơn, phải quản lý cả về chi phí và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Giám
sát, đánh giá dự án đầu tư là hoạt động và là công cụ quan trọng để các cơ quan
quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với dự án.
Thực tế cho thấy đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước nếu không được giám
sát, đánh giá chặt chẽ, thường xuyên, liên tục sẽ dẫn đến nhiều hạn chế như dự án
chậm tiến độ, tăng chi phí, tăng thất thoát lãng phí, giảm chất lượng công trình, sử
dụng không có hiệu quả vốn nhà nước. Những hạn chế này góp phần làm tăng nợ
công luỹ tiến đưa đến mức vượt ngưỡng kiểm soát sẽ làm mất ổn định nền kinh tế
và không đảm bảo an sinh xã hội.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu của tình trạng đó là công tác giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước còn hình thức, kém hiệu lực và
hiệu quả. Quá trình triển khai công tác giám sát, đánh giá gặp nhiều khó khăn, vướng
mắc nên chưa kiểm soát được dự án từ ý tưởng ban đầu, trong quá trình thực hiện và


2

cuối cùng là kết thúc dự án đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Từ đó
các cấp quản lý nhà nước chưa ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời sai sót trong lập,
thực hiện các dự án và chưa rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp sau.
Thực trạng trên đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu, tổng kết thực trạng công tác
giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, nhận diện được các
vấn đề cốt lõi góp phần định hướng xây dựng giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác
này nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam.

Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam” được lựa chọn nhằm đáp ứng yêu

cầu cấp thiết nêu trên.


MỤC ĐÍCH VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

← Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước nhằm làm cho công tác này có hiệu lực
và hiệu quả trong việc theo dõi, kiểm tra và đánh giá các dự án đầu tư xây dựng sử
dụng vốn nhà nước tại Việt Nam, đảm bảo đầu tư hiệu quả, phù hợp với quy hoạch,
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu đầu tư của các ngành, vùng lãnh thổ, địa
phương và cả nước, đúng luật pháp, hạn chế rủi ro.
← Mục tiêu nghiên cứu
← Hệ thống hoá vấn đề lý luận cơ bản và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về
giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước.
← Khảo sát thực tiễn để làm rõ thực trạng, phân tích làm rõ những vướng
mắc, khó khăn của công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước ở Việt Nam và nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc này;
← Phân tích xác định các nhân tố ảnh hưởng tới công tác giám sát, đánh giá
dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam;
← Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam.
Các câu hỏi nghiên cứu cần giải quyết trong luận án gồm:


3

← Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
có vai trò như thế nào trong bảo đảm hiệu quả đầu tư của nhà nước?
← Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn

nhà nước ở Việt Nam hiện nay?
← Các nhân tố tác động đến công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam là gì?
← Để hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng
vốn nhà nước ở Việt Nam cần phải có những giải pháp gì?


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
← Đối tượng nghiên cứu: Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng
sử dụng vốn nhà nước.
← Chủ thể giám sát, đánh giá: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trong những năm gần đây, giai đoạn từ năm
2015 đến nay (sau khi Nghị định 84/2015/NĐ-CP có hiệu lực).


CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
Để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, luận án đã sử dụng các cơ sở khoa học sau:

Cơ sở lí luận về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
nước: Dựa trên cơ sở lí luận, tác giả làm rõ khái niệm, định nghĩa, các quan điểm
của các nhà khoa học khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng,…đối với giám sát, đánh
giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và tổng hợp các công trình nghiên
cứu liên quan đến đề tài.
Cơ sở pháp lý: Đây là một cơ sở quan trọng làm căn cứ để tổ chức, triển khai
công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước và là cơ sở
để đánh giá công tác có được thực hiện đúng hay không.

Cơ sở thực tiễn: Thông qua đánh giá thực tiễn tổ chức, triển khai công tác
giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước (qua các Báo cáo


4

giám sát, đánh giá đàu tư và số liệu khảo sát thực tế), tác giả đánh giá các vướng
mắc, khó khăn và xác định được nhân tố ảnh hưởng đến của công tác này.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận án, tác giả thực hiện phương
pháp luận nghiên cứu gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Các
phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp tổng hợp-so sánh-phân tích, phương
pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
← Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích:
Tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp các quan điểm khoa học, các tài
liệu lý thuyết, các kết quả nghiên cứu lý luận và vấn đề thực tiễn trong giám sát,
đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước; Phân tích, đánh giá và phát
hiện các vấn đề của thực trạng, lý giải các hiện tượng, vấn đề trên thực tế trong sự
so sánh với các góc nhìn lý luận,... nhằm mục đích tìm ra và nhận diện các vấn đề
một cách tổng thể, cốt lõi, bản chất từ đó giúp định hướng nghiên cứu cụ thể.
← Phương pháp nghiên cứu định tính:
Tác giả sử dụng phương pháp này để xác định và phân loại các nhóm nhân tố
ảnh hưởng trong mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa bội khi
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam.
← Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định và nhận
diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang
đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng

sử dụng vốn nhà nước, được thực hiện qua các giai đoạn:
← Thu thập dữ liệu nghiên cứu bằng bảng câu hỏi các cơ quan quản lý nhà nước
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng (Bộ xây dựng, Sở xây dựng, Sở Kế hoạch và đầu tư), Ban
quản lý dự án địa phương (Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,…).
← Đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số tin cậy

Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đánh giá độ tin cậy của


5

các thang đo làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.
← Phân tích hồi quy bội với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố
có ảnh hưởng quan trọng từ đó tính được mức độ quan trọng của từng nhân tố.


Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
← Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung cơ sở lý luận về GS, ĐG dự án ĐTXD sử

dụng VNN từ góc độ cơ quan QLNN. Đưa ra các luận cứ khoa học, phù hợp để xây
dựng các giải pháp hoàn thiện công công tác GS, ĐG dự án ĐTXD sử dụng VNN ở
Việt Nam.
← Thông qua khảo sát, điều tra, luận án đã làm rõ thực trạng, chỉ ra những
vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện GS, ĐG dự án ĐTXD sử dụng VNN
tại Việt Nam và những nguyên nhân của những vướng mắc, khó khăn này. Đồng
thời, luận án đã phân tích chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác GS, ĐG dự án
ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam. Qua đó, luận án đã đề xuất một số giải pháp căn
bản nhằm hoàn thiện công tác GS, ĐG dự án ĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam.
Các giải pháp này sát với điều kiện thực tế tại Việt Nam, có tính khả thi và có giá trị

tham khảo nhất định trong điều kiện tình hình hiện nay.
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận
án được chia làm 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến giám sát, đánh giá dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm về giám sát, đánh giá dự án đầu tư
xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Chương 3: Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử
dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
1.1. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
← Việt Nam, đã có không ít công trình nghiên cứu dưới dạng các luận án tiến sĩ,
các đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học, bài báo
trong những tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu này đã đóng góp những góc nhìn



những khía cạnh khác nhau về giám sát, đánh giá (GS, ĐG) dự án đầu tư

xây dựng (ĐTXD) sử dụng vốn nhà nước (VNN). Song do đối tượng nghiên cứu có
sự khác biệt, hoặc do hạn chế về địa lý, lịch sử và sự biến động của tình hình phát

triển kinh tế xã hội (KTXH), các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được một
phần liên quan đến GS, ĐG dự án ĐTXD sử dụng VNN. Do đó, nghiên cứu về GS,
ĐG dự án ĐTXD sử dụng VNN là vấn đề cần thiết.
1.1.1. Luận án tiến sỹ
Luận án “Nghiên cứu nâng cao cơ sở khoa học của việc lập và đánh giá kế hoạch
xây dựng công trình” của Nguyễn Văn Cự (2008), trường Đại học Xây dựng, đã nghiên
cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lập và đánh giá kế hoạch tiến độ thi công xây
dựng công trình [19]. Trong đó, tác giả đã đề xuất giải pháp đánh giá, so sánh và lựa
chọn phương án lập kế hoạch tiến độ thi công thông qua các chỉ tiêu. Tuy nhiên, nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào tiến độ thi công xây dựng, còn các giai đoạn khác, đặc biệt
giai đoạn chuẩn bị dự án và các vấn đề khác như quản lý chi phí, quản lý chất lượng
của dự án chưa được đề cập. Tuy vậy, các kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng
khi nghiên cứu để xây dựng hệ chỉ tiêu trong GS, ĐG tiến độ thực hiện dự án ĐTXD.
Trong luận án “Quản lý Nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ Ngân sách
Nhà nước ở Việt Nam” của Tạ Văn Khoái (2009), Học viện Chính trị-hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh [37], những tồn tại trong ĐTXD từ NSNN được chỉ ra đó là sự phân
tán, dàn trải, sai phạm và kém hiệu quả. Luận án đã chỉ ra một số hạn chế chủ yếu của
QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN đó là khuôn khổ pháp luật về quản lý dự án
(QLDA) còn nhiều bất cập; cơ chế, chính sách QLDA còn hạn chế; tổ chức bộ máy


7

khiếm khuyết; năng lực cán bộ QLNN và quản trị dự án yếu; hoạt động giám sát, thanh
tra, kiểm toán các dự án ĐTXD từ NSNN còn nhiều bất cập, chưa phát huy được vai
trò giám sát xã hội và cộng đồng. Nguyên nhân của các hạn chế này là do trình độ, kinh
nghiệm của các bộ QLNN về ĐTXD còn thấp; đạo đức yếu kém; Khung pháp lí chưa
hoàn thiện, còn nhiều lỗ hổng; Chưa quyết tâm đổi mới cách thức làm việc và quản lý
tại các cơ quan QLNN liên quan đến ĐTXD… Các đề xuất đổi mới QLNN đối với dự
án ĐTXD từ NSNN chủ yếu mang tính chất định hướng mà chưa cụ thể như là các

phương pháp, kỹ thuật hay chỉ tiêu có thể định lượng để QLDA ĐTXD sử dụng VNN.
Ngoài ra, cho đến thời điểm này, hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) đã được bổ sung,
điều chỉnh nhiều. Tuy nhiên, sự phân tích, cách thức tiếp cận của tác giả cũng cung cấp
những định hướng nghiên cứu nhất định cho luận án.
Luận án của tác giả Nguyễn Thị Bình (2010) “Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối
với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt
Nam”, Học viện Tài chính [3]. Luận án đã tổng kết được cơ sở lý luận và kinh nghiệm
thực tiễn về QLNN đối với ĐTXD từ vốn NSNN nghiên cứu trong ngành giao thông
vận tải. Luận án đưa ra một số phương hướng hoàn thiện QLNN đối với ĐTXD sử
dụng VNN trong ngành giao thông vận tải Việt Nam những năm tới… Đặc biệt luận án
đã tiến hành khảo sát trên giác độ đầu tư và xây dựng công tác định giá, quản lý giá…
Với luận án “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam” [4], tác giả Nguyễn Văn Bình (2011) đã
nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra tài chính dự án ĐTXD sử dụng VNN trong
giai đoạn 2001-2010, chỉ ra các hạn chế đó là: (1) Hệ thống văn bản quy phạm pháp
quy về quản lý ĐTXD chưa đảm bảo tính thống nhất, còn chồng chéo, thiếu chế tài xử
lý; Phân cấp chưa gắn với trách nhiệm, trình độ và năng lực, cá nhân và tổ chức được
giao nhiệm có tâm lý né tránh trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm; (2) Thiếu minh bạch
về thông tin, cơ chế thông tin báo cáo giữa các cấp trong quản lý còn hạn chế; (3)
Trong khâu chuẩn bị dự án, chủ trương đầu tư (CTĐT) và quyết định phê duyệt dự án
chưa được cân nhắc, tính toán kỹ lượng, thiếu sự thẩm định có chất lượng, thiếu sự
phản biện của xã hội; (4) Công tác tư vấn (khảo sát, thiết kế, đấu thầu, giám sát…) chất
lượng thấp; (5) Tình trạng chỉ định thầu, cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu


8

phổ biến; (6) Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thủ tục phức tạp, còn nhiều bất
cập, mâu thuẫn và (7) Đầu tư dàn trải, bố trí vốn không đúng, chậm trễ…
Tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân của các hạn chế, như: Chưa đảm bảo tính độc

lập, khách quan của hoạt động thanh tra; Năng lực của cán bộ còn hạn chế, chế độ đãi
ngộ thấp, không phù hợp với đặc thù công việc; Chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu quốc
gia về các dự án ĐTXD sử dụng VNN giúp các cơ quan QLNN, cơ quan thanh tra theo
dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình dự án một cách có hệ thống; Chưa khai thác, sử dụng
hiệu quả các công cụ, phần mềm trong thanh tra tài chính dự án ĐTXD sử dụng VNN.

Nghiên cứu chủ yếu chỉ ra các hướng thanh tra về tài chính của dự án mà chưa
chỉ ra các phương pháp GS, ĐG cụ thể với những kỹ thuật công cụ hữu hiệu, đây là
một hướng nghiên cứu cần hoàn thiện để đảm bảo chất lượng công tác GS, ĐG dự
án ĐTXD sử dụng VNN đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong luận án “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước”, tác giả Nguyễn Minh Đức (2012),
trường Đại học Xây dựng, đã phân tích và làm sáng tỏ các đặc điểm và tính chất phức
tạp của dự án ĐTXD sử dụng VNN cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
QLDA ĐTXD sử dụng VNN [27]. Luận án đã phân tích thực trạng và chỉ ra tình trạng
còn nhiều dự án ĐTXD chất lượng chưa tốt, còn xảy ra sự cố, thất thoát lãng phí
(TTLP) là phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là: (1) Các quy định pháp luật về QLCL dự
án ĐTXD còn chưa đầy đủ, đồng bộ; (2) Việc tuân thủ các quy định pháp luật còn yếu
kém; (3) Năng lực của các chủ thể liên quan đến quản lý dự án ĐTXD còn yếu. Trên cơ
sở phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp khả thi nâng cao chất
lượng QLDA ĐTXD sử dụng VNN của chủ đầu tư: (1) Vận dụng phương pháp sơ đồ
mạng PERT để lập kế hoạch quản lý thực hiện dự án ĐTXD làm cơ sở lập kế hoạch
đấu thầu và quản lý tiến độ thời gian thực hiện dự án; (2) Sử dụng phương pháp cho
điểm của chuyên gia để đánh giá chất lượng QLDA ĐTXD; (3) Nâng cao năng lực sử
dụng các công cụ QLDA trong việc theo dõi, giám sát quá trình thực hiện dự án của
Ban QLDA. Các nghiên cứu trong luận án là những gợi ý quan trọng để tác giả bổ
sung, xây dựng những giải pháp trong đề tài.


9


Luận án của tác giả Trần Thị Ngọc Hân (2012) “Hoàn thiện nội dung, quy
trình và phương pháp kiểm toán hoạt động các dự án xây dựng cầu đường bằng
nguồn vốn nhà nước do kiểm toán nhà nước thực hiện”, Học viện Tài chính [28].
Đề tài đã hệ thống hóa một cách toàn diện và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản,
hiện đại về bản chất, nội dung, quy trình và phương pháp của kiểm toán hoạt động.
Luận án đã có những đánh giá tương đối toàn diện, cụ thể và rõ ràng về thực trạng
hoạt động đầu tư cũng như nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động
các dự án ĐTXD cầu đường bằng nguồn VNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện.
Đồng thời luận án cũng phân tích rõ những nguyên nhân chủ quan, khách quan của
những hạn chế trong thực trạng nhằm làm cơ sở cho những kiến nghị hoàn thiện.
Luận án đã đề xuất nhằm hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán
hoạt động các dự án ĐTXD cầu đường bằng nguồn VNN nhằm nâng cao chất lượng
các cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực này.
Tác giả Võ Văn Cần (2014) với luận án “Nghiên cứu cơ chế kiểm tra, giám sát vốn
đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam” [8]. Đề tài đã
chỉ ra thực trạng hệ thống kiểm tra, giám sát Nhà nước không đáp ứng lòng tin người dân
về phòng chống tham nhũng có hiệu quả; Nhà nước chưa có cơ quan giám sát quyền lực có
hiệu quả. Cơ chế kiểm tra, giám sát ĐTXD nguồn NSNN ở Việt Nam phụ thuộc cơ chế
QLNN về kinh tế: sự phân công phối hợp trong thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp,
tư pháp. Đồng thời trong cơ chế kiểm tra, giám sát đầu tư sử dụng VNN thiếu tính hệ
thống, chồng chéo chức năng nhiệm vụ, lãng phí nguồn lực, khó quy trách nhiệm khi xảy
ra tiêu cực, TTLP; Hệ thống các cơ quan kiểm tra, giám sát Nhà nước không bảo đảm tính
độc lập, không đủ quyền để thực hiện vai trò của mình. Cơ quan dân cử chưa có công cụ
GS, ĐG độc lập, chưa quy tụ đội ngũ chuyên gia giỏi, phát huy vai trò phản biện các tổ
chức xã hội độc lập; Thiếu minh bạch thông tin và trách nhiệm giải trình đối với hoạt động
kiểm tra, giám sát: các kết luận thanh tra, kiểm toán chưa công bố kịp thời để xã hội giám
sát, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm các cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc công
bố đầy đủ thông tin kết luận thanh tra, kiểm toán; Công tác thẩm định dự án (TĐDA) chưa
quan tâm đúng mức, chưa xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư công. Luận án đưa ra

nhóm kiến nghị, giải pháp xoay quanh ba vấn đề cơ bản: tổ chức


×