Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tiếng Thái trên đài phát thanh và truyền hình ở huyện Phù Yên Sơn La (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ TÌNH

TIẾNG THÁI TRÊN ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LƯƠNG THỊ TÌNH

TIẾNG THÁI TRÊN ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH Ở HUYỆN PHÙ YÊN - SƠN LA
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Tạ Văn Thông

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn

Lương Thị Tình

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS Tạ Văn Thông, người thầy
đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng Đào tạo Sau đại học,
các thầy cô trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách
khoa thư Việt Nam đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện, Lãnh đạo đài TT - TH
Phù Yên đã giúp đỡ tác giả trong sưu tầm tài liệu. Xin cám ơn Ban giám hiệu
Trường THPT Quang Trung - Hải Phòng, các bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 05/ 9/ 2018
Tác giả

Lương Thị Tình


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Đóng góp của đề tài ......................................................................................... 3
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ
LUẬN, THỰC TIỄN ............................................................................................ 5

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................. 5
1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí ......................... 5
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu về tiếng
Thái trong hoạt động truyền thông ............................................................ 7
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn .............................................................................. 9
1.2.1. Cơ sở lí luận: truyền thông và ngôn ngữ truyền thông.............................. 9
1.2.2. Cơ sở thực tiễn: huyện Phù Yên - Sơn La và người Thái, tiếng Thái ở
Phù Yên ................................................................................................... 20
1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 32
Chương 2: ĐÀI TIẾNG THÁI VÀ SỰ TIẾP NHẬN CỦA NGƯỜI THÁI Ở
PHÙ YÊN ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG THÁI ........................... 33


2.1. Tình hình phát sóng tiếng Thái trên các đài phát thanh, truyền hình ở
Sơn La...................................................................................................... 33
2.1.1. Tình hình phát sóng bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam ... 33
2.1.2. Tình hình phát sóng chương trình tiếng Thái .......................................... 40
iii


2.2. Khả năng tiếp nhận các chương trình trên đài bằng tiếng Thái của
người Thái ở Phù Yên, Sơn La ................................................................ 42
2.2.1. Về điều kiện và thực tế nghe/ xem các chương trình phát thanh,
truyền hình bằng tiếng Thái..................................................................... 42
2.2.2. Khả năng tiếp nhận (hiểu) của người Thái ở Phù Yên với các chương
trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Thái ......................................... 50
2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 61
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG THÁI
TRÊN ĐÀI CHO NGƯỜI THÁI Ở PHÙ YÊN .................................................. 63

3.1. Ý kiến nhận được từ người dân về việc thiết kế các chương trình phát
sóng bằng tiếng Thái ................................................................................. 63
3.2. Kiến nghị nâng cao hiệu suất truyền thông bằng tiếng Thái cho người
Thái ở Phù Yên .......................................................................................... 69
3.2.1. Những nội dung chính sách của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt
Nam giai đoạn từ sau 1975 đến nay .......................................................... 69
3.2.2. Một số kiến nghị ...................................................................................... 70
3.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 80
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 84
PHỤ LỤC ...............................................................................................................


iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong thời đại ngày nay, báo (nói chung) là phương tiện thông tin
đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất, có tác động
mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và trở thành một trong những động lực
quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Báo gồm những loại hình khác
nhau: báo in (còn gọi là báo viết), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền
hình), thông tấn, báo ảnh và báo điện tử (báo trên internet). Trong tiếng Việt,
báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình, tivi...) được gọi chung là ”đài”.
Trong báo, ngôn ngữ (dạng nói và viết) là phương tiện truyền tải thông
điệp chính, cơ bản nhất. Ngôn ngữ báo tuân theo quy luật tồn tại và phát triển
của ngôn ngữ chung, đồng thời có những nét riêng biệt. Nghiên cứu về ngôn
ngữ báo là một việc làm cần thiết và mang tính thời sự, giúp cho việc sử dụng
nó có hiệu quả hơn trong hoạt động truyền thông.
1.2. Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (DTTS) ở
Việt Nam được thực hiện chủ yếu ở hai hình thức là báo in và đài. Quyết định
số 53 - CP (22/02/1980) đã chỉ đạo cụ thể: công tác thông tin, tuyên truyền và
công tác văn hóa của Nhà nước ở các vùng đồng bào DTTS phải tăng cường
phát huy tiếng nói, chữ viết DTTS trong giao tiếp xã hội cũng như sử dụng trên
các phương tiện thông tin đại chúng, trong các hoạt động văn hóa xã hội, cố
gắng kết hợp sử dụng tiếng, chữ DTTS, giúp đồng bào tiếp thu được dễ dàng,
nhanh chóng.
Trong trường hợp này, ngôn ngữ vừa có vai trò truyền tải nội dung truyền
thông vừa là phương tiện nối kết cộng đồng.
1.3. Ở Việt Nam, dân tộc Thái có 1.550. 423 người, đứng hàng thứ 3 về
dân số trong 54 dân tộc ở nước ta (tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009; Nguồn:
Tổng cục Thống kê/ Kết quả Tổng điều tra dân số 2009). Người Thái ở Việt

Nam sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Tây Bắc Việt Nam và Thanh Hoá,

1


Nghệ An. Ở Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, dân tộc Thái có
số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số (DTTS). Tiếng Thái có thể được
coi là “tiếng phổ thông vùng”.
Huyện Phù Yên vốn là huyện lâu đời nhất của tỉnh Sơn La, là một trong 9
mường Thái trước đây (Mường Tấc). Trong những năm gần đây, huyện Phù
Yên và người Thái nói riêng đang từng bước thoát nghèo và vươn lên, trở thành
huyện phát triển khá của tỉnh. Truyền thông nói chung và đài phát thanh/ truyền
thanh, truyền hình bằng tiếng Thái có vai trò tích cực trong công cuộc này.
Đó chính là lí do đề tài “Tiếng Thái trên đài phát thanh và truyền hình ở
huyện Phù Yên - Sơn La” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận văn cung cấp cứ liệu khoa học từ nghiên cứu truyền thông bằng
ngôn ngữ DTTS ở một địa phương, để làm căn cứ hoạch định những chính sách
và giải pháp cho việc truyền thông của Nhà nước bằng tiếng DTTS ở vùng
DTTS. Đây cũng cơ sở để chính quyền ở huyện Phù Yên và tỉnh Sơn La thực
hiện hiệu quả hơn những chính sách truyền thông bằng ngôn ngữ Thái ở địa
phương mình.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về hoạt động truyền thông và về tiếng Thái.
- Khảo sát, điều tra làm rõ thực trạng truyền thông bằng tiếng Thái ở
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La: Các hình thức truyền thông, đặc điểm ngôn ngữ/
các phương ngữ, chữ viết sử dụng cho truyền thông; các cấp, các địa phương có
truyền thông bằng tiếng Thái;
- Khảo sát, điều tra làm rõ khả năng tiếp nhận, nhu cầu, thái độ, nguyện

vọng của người Thái với truyền thông bằng tiếng mẹ đẻ; Phân tích, đánh giá
những thành công và hạn chế của truyền thông bằng tiếng Thái hiện nay.
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông bằng
tiếng Thái tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát khả năng tiếp nhận, nhu cầu, thái độ, nguyện
vọng đối truyền thông bằng tiếng Thái, ở cộng đồng người Thái, với một
nghiên cứu trường hợp: ở huyện Phù Yên - Sơn La.
Lí do lựa chọn huyện Phù Yên là bởi đây là khu vực có hơn 12 dân tộc sinh
sống, trong đó người Thái là dân tộc chiếm đa số tại đây.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Truyền thông gồm 4 loại hình là: báo in (báo giấy), báo nói (phát thanh,
truyền thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử (báo mạng điện tử).
Do thời gian và khuôn khổ hạn chế, luận văn chỉ tìm hiểu một số khía
cạnh ngôn ngữ học xã hội (như đã nói trên), ở người Thái, đối với các chương
trình tiếng Thái trên đài phát thanh truyền hình trong hoạt động truyền thông ở
huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Các khía cạnh khác về tiếng Thái trên đài (chẳng
hạn từ góc nhìn của “nhà đài” - những người làm công tác truyền thông; đặc
điểm cấu trúc và văn bản tiếng Thái với tư cách phương tiện truyền hình...)
không được coi thuộc phạm vi của luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã: với những hoạt động phỏng vấn,
ghi chép, chụp ảnh, tìm hiểu các tài liệu được lưu giữ tại địa phương và thực tế
quanh chủ đề hoạt động truyền thông bằng tiếng Thái.
Số lượng người Thái được phỏng vấn qua bảng hỏi ngôn ngữ học xã hội là: 182.
4.2. Phương pháp miêu tả: các thủ pháp thống kê, phân loại các dữ liệu;

phân tích các sự kiện và khái quát tìm ra qui luật của các sự kiện cụ thể cho
mục tiêu và mục đích nghiên cứu.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Luận văn góp phần tập hợp những khía cạnh trong lí thuyết về truyền
thông, về vai trò của tiếng mẹ đẻ các DTTS đối với truyền thông ở vùng các

3


DTTS. Đồng thời, chỉ ra vai trò của truyền thông đối với việc bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ các DTTS như một thành tố trong văn hóa truyền thống.
5.1. Giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động truyền thông trên đài
bằng tiếng Thái cho đồng bào Thái và các DTTS khác có sử dụng tiếng Thái
hiện nay ở huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận, thực tiễn
- Chương 2: Đài tiếng Thái và sự tiếp nhận của người Thái ở Phù Yên đối
với các chương trình tiếng Thái
- Chương 3: Một số đề xuất về chương trình tiếng Thái trên đài cho người
Thái ở Phù Yên

4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN, THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
Đã có không ít các tác giả tập trung tìm hiểu những yêu cầu chung
nhất, những đặc trưng của ngôn ngữ báo chí.
Về mặt lí luận, năm 1985, tác giả Quang Đạm [11] đã có bài viết Ngôn
ngữ báo chí đăng trên Tập san Người làm báo, số 1. Tác giả đã chỉ ra một số
đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ báo chí thuộc hình thức (báo in) thời bấy giờ.
Năm 2000, Đinh Văn Đức trong bài Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt đầu thế
kỷ XX: Một quan sát về ngôn ngữ của báo chí cách mạng Việt Nam (giai đoạn
1925-1945) [15], đã khảo sát và chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí
cách mạng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, nhấn mạnh đặc trưng và chức
năng của báo chí trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Năm 2001, tác giả Vũ Quang Hào [20] trong cuốn Ngôn ngữ báo chí đã đi
sâu vào khảo sát 3 phong cách chức năng, mà theo ông, báo chí thường sử dụng
là: phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính.
Năm 2003, tác giả Nguyễn Tri Niên [39] cũng cho ra đời cuốn sách cùng
tên với cuốn sách của Vũ Quang Hào. Ông đã chỉ ra ba đặc điểm loại hình của
ngôn ngữ báo chí và xem xét nó trong nhiều mối quan hệ: quan hệ phản ánh,
quan hệ đối xứng, quan hệ liên tưởng. Những quan hệ này được cụ thể hóa
trong một số mô hình thông tin.
Năm 2003, tác giả Hoàng Anh đã cho ra đời cuốn sách Một số vấn đề sử
dụng ngôn từ trên báo chí [1], là tập hợp 21 bài viết của tác giả đã công bố trên
các tạp chí và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Sách đề cập đến một số vấn
đề khá bức xúc nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức trong

5


địa hạt ngôn ngữ báo chí - một địa hạt vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam: Trách
nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; tính
chất của ngôn ngữ báo chí, sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn

ngữ báo chí; một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn
ngữ báo chí; về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí; một số nét
khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học; những kiểu
lỗi về chính tả thường gặp trên báo chí và mấy kiểu lỗi về dùng từ trên báo
chí; sự kết hợp khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; cách thức tạo
giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn học và
ngôn ngữ báo chí; ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm báo
chí; phân loại tiêu đề các văn bản báo chí... Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả
của những khảo sát bước đầu. Có thể cho rằng các bài viết này dành sự quan
tâm khá nhiều đến phương diện hình thức và cấu trúc của tác phẩm báo chí.
Đặc điểm của một số thể loại cũng đã được tác giả nghiên cứu và đề cập đến
trong cuốn sách này như: thể loại phóng sự, ghi nhanh, phát thanh, phỏng vấn
truyền hình...
Năm 2007, tác giả Nguyễn Đức Dân xuất bản cuốn Ngôn ngữ báo chí Những vấn đề cơ bản [8], đã bàn luận khá sâu sắc và toàn diện về các phương
diện của ngôn ngữ báo chí từ góc độ lí luận. Trong sách, tác giả đã trình bày về
báo chí - ngôn ngữ báo chí - nhà báo; ngôn ngữ bài tin; thông tin chìm trong
báo chí; diễn đạt trong báo chí.
Sau đó ít năm, Nguyễn Đức Dân cũng có một loạt bài viết về vấn đề này
như: Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí; Vận dụng
tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí [7], [8]. Đây là những bài viết bàn
luận khá sâu sắc về một vài khía cạnh tiêu biểu trong việc sử dụng ngôn ngữ báo
chí. Ông đã khái quát những đặc trưng cũng như những yêu cầu của ngôn ngữ
báo chí về từ ngữ, về câu văn, về tính biểu cảm. Đồng thời ông cũng chỉ ra
những khác biệt giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ thuộc các phong cách chức
năng khác.
6


Tác giả Trịnh Sâm [43] trong bài Đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt
động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh (Ngôn ngữ và đời sống, số 12 năm

2008), đã nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ báo chí ở TP Hồ Chí Minh về
chính tả, về dùng từ, về dùng câu, về tổ chức thông tin văn bản báo chí. Qua đó,
ông cũng chỉ ra những điểm tích cực và những điểm tiêu cực.
Ngoài ra, có một số bài viết nhỏ vấn đề này như: Khảo sát việc sử dụng
ngôn từ trên chuyên mục Phóng sự báo Lao Động; Việc sử dụng khẩu ngữ trên
báo chí Việt Nam hiện nay; Ngôn ngữ báo chí trong thể loại phóng sự trên báo
mạng điện tử; Sapo trên báo chí; Mấy kiểu lỗi dùng từ trên báo chí; Một vài
nhận xét về ngôn ngữ quảng cáo bằng tiếng Việt trên báo cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX; Một số hạn chế của ngôn ngữ quảng cáo trên truyền hình; Về ngôn
ngữ báo phát thanh; Vài suy nghĩ về cách dùng khẩu ngữ trên báo Hoa học trò...
Đặc biệt, tác giả Nguyễn Thế Kỷ, bắt đầu từ các bài báo Vài nhận xét về
dạng thức nói trên đài truyền hình (từ vai giao tiếp với công chúng), T/c Ngôn
ngữ. số 4 1999, và sau đó là cuốn sách Nói năng, giao tiếp trên đài truyền hình,
Nxb Đại học quốc gia, 2011, H., đã tập trung nghiên cứu về ngôn ngữ trên đài
truyền hình ở mức độ khá toàn diện và sâu sắc [29; 30].
Các bài viết và công trình nói trên đã chứng tỏ tính thời sự và hấp dẫn của
vấn đề ngôn ngữ báo chí đối với các nhà Ngôn ngữ học.
1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu về tiếng
Thái trong hoạt động truyền thông
Cho đến nay chưa gặp một tài liệu chuyên biệt nào về tiếng Thái trong
hoạt động truyền thông. Tuy nhiên, ngôn ngữ này được nhắc đến nhiều trong
các tài liệu nói về ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động này.
Trong Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết
các DTTS của Ủy ban Dân tộc (2006), các báo cáo ở của các tỉnh Lào Cai,
Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Yên
Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... đều đề cập đến việc sử dụng tiếng nói và

7



chữ viết các DTTS trong hoạt động truyền thông. Nội dung các báo cáo đều
cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông là một việc làm
hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong việc phục vụ nhiệm vụ chính trị và
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và khu vực. Các báo cáo
cũng đã tập trung làm rõ việc sử dụng tiếng nói, chữ viết các DTTS trong công
tác thông tin tuyên truyền ở từng địa phương, hoạt động in và phát hành các
văn hóa phẩm, các hoạt động văn hóa nghệ thuật; đánh giá những mặt ưu điểm
và hạn chế của việc sử dụng ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động văn hóa và
truyền thông; phân tích các bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp
thực thi. Đặc biệt, Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La còn nêu ra một số
hướng nghiên cứu đã được triển khai và áp dụng có hiệu quả về công tác truyền
thông bằng ngôn ngữ DTTS như: Nghiên cứu nội dung chương trình phát thanh
truyền hình tiếng Hmông tỉnh Sơn La, Thiết lập phần mềm Bộ chữ Thái trên
máy vi tính, Tin học hóa lịch Thái...
Tác giả Nguyễn Hữu Hoành trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam (Những vấn đề chung) 2013) cũng cho rằng: Cần xác định
thứ tự ưu tiên khi đưa những ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc thiểu số vào các
phương tiện thông tin đại chúng, cũng như trong giảng dạy tại nhà trường; Cần
tiến hành nghiên cứu, cải tiến, hoàn chỉnh một số bộ chữ đang có (ở các dân tộc
có nhiều bộ chữ viết) theo hướng vừa gắn với chữ quốc ngữ, vừa phù hợp với
quy trình tin học hóa hiện nay; Đẩy mạnh việc sưu tầm, nghiên cứu và mã hóa
một số chữ cổ truyền để có phương án bảo tồn và sử dụng các chữ viết này [21].
Trong bài viết Sử dụng ngôn ngữ chữ viết các DTTS trên sóng Đài Phát
thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu hiện nay: thực trạng và kiến nghị (2014),
sau khi phân tích tình hình sử dụng ngôn ngữ chữ viết DTTS trên sóng Phát
thanh - Truyền hình, tác giả Thúy Ngoạn đã đề xuất một số giải pháp nhằm sử
dụng có hiệu quả ngôn ngữ chữ viết dân tộc trên sóng phát thanh - truyền hình
ở Lai Châu. Một số kiến nghị của tác giả có thể dùng để tham khảo là:

8



- Về mặt ngôn ngữ, cần thống nhất sử dụng chữ viết Latin cho công tác
biên tập, biên dịch. Cần có sự hỗ trợ về mặt khoa học của giới ngôn ngữ học để
có phương án ghi âm tiện dụng nhất.
- Cần mở những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức đi thực
tế ở các vùng đồng bào dân tộc. Trên cơ sở đó, tiếp cận những ngôn ngữ ở địa
phương đang sử dụng về áp dụng vào công việc cho phù hợp với thực tế từng
vùng miền.
- Tổ chức hội thảo về cách thức sản xuất chương trình, phương pháp cộng
tác với Ban Dân tộc của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt
Nam, thường xuyên trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm giữa các Đài
có tiếng dân tộc.
- Tăng cường phương pháp chỉ đạo dùng ngôn ngữ dân tộc cho phù hợp
với từng nhóm, từng vùng.
- Có kế hoạch dạy chữ dân tộc và bồi dưỡng chuyên môn về bản sắc văn
hóa, hiểu biết phong tục tập quán dân tộc [38].
Nhìn chung trong những nghiên cứu về tiếng Thái trong hoạt động truyền
thông, thường gặp sự khẳng định tầm quan trọng của tiếng Thái. Tuy nhiên, với
các tài liệu hiện có, chưa thấy nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống về tiếng Thái
trong hoạt động truyền thông ở huyện Phù Yên - Sơn La.
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
1.2.1. Cơ sở lí luận: truyền thông và ngôn ngữ truyền thông
1.2.1.1. Một số khái niệm chung
Trong tiếng Việt, truyền thông thường được hiểu theo hai nghĩa:
Truyền thông 1. truyền dữ liệu theo những quy tắc và cách thức nhất
định; 2. thông tin và tuyên truyền, nói chung.
Ở đây (trong luận văn này), truyền thông được hiểu theo nghĩa thứ hai.
Với nghĩa này, truyền thông không chỉ hiểu là “phát thanh và truyền hình” (mà
còn: báo chí, sách vở, internet...). Phát thanh và truyền hình hiện nay là những

9


phương tiện thông tin và tuyên truyền thông dụng và sử dụng nhiều nhất ở các
vùng dân tộc thiểu số, là hoạt động giao tiếp tương tác, nhiều kênh, có tính
thuyết phục cao.
Do nhu cầu thông tin, giao tiếp của đời sống xã hội con người mà sự ra
đời của báo chí là điều mang tính tất yếu. Nhu cầu thông tin càng lớn, xã hội
càng phát triển thì báo chí cũng ngày càng trở nên đa dạng và phát triển theo.
Nói đến báo chí không thể không nói đến phát thanh, truyền hình. Đây là
những loại chính trong 4 loại hình của báo chí đó là: báo in (báo giấy), báo nói
(phát thanh, truyền thanh), báo hình (truyền hình) và báo điện tử (báo mạng
điện tử).
Truyền thông ở các vùng dân tộc thiểu số là công cụ để quản lí, điều hành
và cải cách xã hội; tạo nên liên kết xã hội, giúp cho người dân được cập nhật
thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước; được giải trí và được nói
lên tiếng nói bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Ngoài ra, nó liên
quan đến những chuẩn mực trong giao tiếp, văn hóa, phong cách sống và nói
năng, cách ứng xử liên cá nhân của cộng đồng.
Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (minority
language media) hướng tới đối tượng chính là các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, truyền thông giúp cho các dân tộc này có được một không gian đại
chúng (public sphere) của riêng mình, để nói lên và lắng nghe tiếng nói và
nguyện vọng của bản thân theo cách của mình.
Phát thanh, truyền thanh:
Trong tiếng Việt, phát thanh và truyền thanh thường được hiểu gần nghĩa:
phát thanh đg. Phát và truyền âm thanh bằng sóng vô tuyến điện. Đài
phát thanh. Phát thanh tin tức. Buổi phát thanh ca nhạc.
truyền thanh đg. Truyền âm thanh đi xa bằng radio (vô tuyến truyền
thanh) hoặc bằng đường dây. Truyền thanh buổi lễ tại chỗ. Loa truyền thanh.

10


Truyền hình:
Để đưa ra một khái niệm thực sự chính xác về truyền hình không phải dễ
dàng. Theo tác giả luận văn thì:
Truyền hình là một loại hình truyền thông truyền tải nội dung bằng cách
sử dụng đồng thời cả hình ảnh động, âm thanh, chữ viết khác đến công chúng
thông qua các phương tiện kĩ thuật hiện đại.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí do Nhà xuất bản Lao động ấn hành năm
2012, PGS.TS Nguyễn Văn Dũng cho rằng: “Truyền hình là kênh truyền thông
chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều sắc màu vốn có từ cuộc
sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động” [10].
Theo cuốn “Truyền thông đại chúng” thì tác giả Tạ Ngọc Tấn: truyền hình
là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng
hình ảnh động và âm thanh. Truyền hình, hay còn được gọi là TV (Tivi) hay vô
tuyến truyền hình (truyền hình không dây). Từ tivi (đọc theo tiếng Anh, TV viết
tắt của từ television) là một từ ghép, kết hợp từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh.
"Tele", tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "xa"; trong khi từ "vision", từ tiếng Latinh
visio, có nghĩa là "nhìn" hay "thấy" [47].
Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX và phát triển với tốc độ như
vũ bão nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, tạo ra một kênh thông tin
quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là một phương tiện
thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Truyền hình trở thành vũ
khí, công cự sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tế
xã hội. Công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo. Với những ưu thế của
kỹ thuật và công nghệ, truyền hình đã làm cho cuộc sống gần như cô đọng lại,
làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội
dung. Với truyền hình, sự kiện được phản ánh ngay lập tức khi nó vừa mới diễn
ra, thậm chí khi nó đang diễn ra, người xem có thể quan sát trực tiếp, tường tận

chi tiết qua truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Nhờ các kỹ thuật hiện đại,

11


truyền hình có thể truyền trực tiếp cả âm thanh và hình ảnh trong cùng một thời
gian về cùng một sự kiện, sự việc khi nó đang diễn ra tạo ra sự sống động rất
lớn, thu hút đông đảo người xem.
Khác với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận thông tin bằng con đường thị
giác, phát thanh bằng con đường thính giác, người xem truyền hình tiếp cận sự
việc bằng cả thị giác và thính giác. Do vậy truyền hình trở thành một phương
tiện cung cấp thông tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi
nhận thức của con người trước sự kiện. Truyền hình có khả năng truyền tải
thông tin đến công chúng 24/24 giờ trong ngày, luôn mang đến cho người xem
những thông tin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức
mới nhất.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, truyền hình ngày càng
mở rộng phạm vi tiếp cận được nhiều đối tượng ở vùng sâu, vùng xa,vùng cao.
Một sự kiện xảy ra ở bất kỳ đâu có thể truyền đi khắp thế giới được hàng tỷ
người biết đến.
Với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật hiện nay, công chúng xem truyền
hình không phải cứ ngồi trước tivi mới xem được mà có thể xem trên máy tính
hoặc đi đường cũng có thể xem được chương trình qua điện thoại di động v.v…
Chương trình truyền hình cũng không còn đơn giản là chỉ những hình ảnh, âm
thanh, chữ viết nữa mà trong mỗi sản phẩm truyền hình đã tích hợp rất nhiều
hình thức thể hiện khác nhau với vô vàn những hiệu ứng, những kỹ sảo sinh
động của kỷ nguyên truyền hình kỹ thuật số. Điều mà truyền hình sử dụng công
nghệ analog trước đây chưa thể làm được.
Chương trình:
Chương trình là một tập hợp các nội dung được sắp xếp theo một bố cục

nhất định.
Theo “Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn thì:
Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng

12


tư liệu hình ảnh và âm thanh, được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết
thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí
truyền hình, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả [45].
Ngoài ra, hiện nay còn có nhiều khái niệm khác nhau về chương trình
truyền hình. Tuy nhiên theo tác giả, chương trình truyền hình có thể hiểu một
cách rất linh hoạt. Có chương trình thời lượng dài vài chục phút đến vài tiếng
đồng hồ nhưng cũng có chương trình ngắn chỉ vài phút. Ví dụ như chương trình
ca nhạc, sân chơi truyền hình, chương trình Thời sự 19 giờ của VTV dài từ vài
chục phút đến cả tiếng đồng hồ. Các chương trình này có hình hiệu riêng, nội
dung chủ đề riêng, cách thể hiện riêng và cả kết cấu chương trình cũng mang
những nét khá riêng biệt. Tuy nhiên cũng có Bản tin thời sự đầu giờ thời lượng
chỉ có 5 phút. Có một số chuyên mục, chuyên đề, phim phóng sự thời lượng chỉ
có 10 đến 15 phút. Tuy nhiên những bản tin, chuyên mục này đều có tính độc
lập rất cao so với các chương trình khác phát liền với nó.
Tác giả luận văn xin đưa ra định nghĩa của mình về chương trình truyền
hình, chương trình truyền hình có thể hiểu là một sản phẩm truyền thông có
hình hiệu riêng, được phát sóng trong một khung giờ nhất định mà trong nó có
sự thống nhất giữa nội dung, hình thức thể hiện và không trùng lặp với các
chương trình khác.
PTTH các tỉnh, thành phố khác trên cả nước có rất nhiều chương trình
hướng đến những đối tượng khán giả chuyên biệt như chương trình : “Cây cao
bóng cả” hướng đến người cao tuổi; Chương trình “ Măng non” hướng đến
công chúng thiếu nhi; Chương trình “ Dân tộc và miền núi” hướng đến công

chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi hay chương trình Tiếng
H’Mông, tiếng Tày, Nùng, tiếng Ragiai, Êđê .v.v… hướng đến công chúng là
người dân sử dụng ngôn ngữ đó. Như vậy, có thể hiểu chương trình truyền hình
chuyên biệt là chương trình truyền hình mà nội dung, hình thức thể hiện của nó
hướng đến một nhóm công chúng cụ thể nào đó.

13


Cũng giống như bất kỳ chương trình truyền hình nào khác, chương trình
truyền hình chuyên biệt cũng phải đảm bảo một số yếu tố cơ bản của một
chương trình truyền hình như sự thống nhất về nội dung tư tưởng, hình thức thể
hiện, có hình hiệu, mở đầu bằng lời chào và kết thúc là lời chào tạm biệt hoặc
bằng hình thức khác
1.2.1.2. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong truyền thông
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, do vậy cũng
là phương tiện quan trọng nhất của truyền thông. Cùng với đó, ngôn ngữ được
nhận thức như là một công cụ tương tác xã hội trong mọi trường hợp gồm hai
chức năng cơ bản: chức năng bày tỏ và chức năng tác động.
Trên thế giới, cuốn sách Ethnic Minority Media: An International
Perspective của Riggin ra đời năm 1992 chính là bước đi đầu tiên cho những
hoạt động nghiên cứu có tính chất cơ bản vấn đề này. Tác giả đã chỉ ra 5 mô
hình truyền thông dân tộc thiểu số:
Mô hình hợp thể (với mục đích nhằm hợp nhất văn hóa các dân tộc thiểu
số vào trong văn hóa nhóm sắc tộc đa số nhưng không phải làm đồng hóa và
làm mất bản sắc văn hóa của nhóm thiểu số đó).
Mô hình gắn với kinh tế (Ngôn ngữ trong truyền thông dân tộc thiểu số
được thiết kế kết hợp với những áp lực về kinh tế nhằm khiến cho các nhóm
dân tộc thiểu số phải biến đổi).
Mô hình phân tách (những hoạt động truyền thông dân tộc thiểu số

được thiết kế để làm nổi bật sự khác biệt giữa các nhóm dân tộc thiểu số với
nhau, từ đó hình thành bản sắc của mỗi dân tộc. Đó là mục đích chính của
mô hình phân tách).
Mô hình đặc quyền (những hoạt động truyền thông dân tộc thiểu số được
thiết kế dựa trên sự phân biệt về quyền lực).
Mô hình đồng hóa (những hoạt động truyền thông dân tộc thiểu số được
thiết kế nhằm đồng hòa các dân tộc thiểu số vào vào dân tộc đa số).

14


Từ những quan điểm như vậy, Riggin đưa ra 5 điểm mà theo tác giả đây là
5 yếu tố chính mà mọi nghiên cứu về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số cần phải nêu bật được.
(1) Thể hiện những giá trị và đặc trưng văn hóa của dân tộc họ trên các phương
tiện truyền thông đại chúng. Đây được xem như yêu cầu đặc biệt quan trọng.
2) Các phương tiện truyền thông sẽ có tác động thực tế lên các nhóm dân
tộc thiểu số đặc biệt là ở khả năng tồn tại của ngôn ngữ.
(3) Bối cảnh chính trị ổn định, hòa bình đóng vai trò rất lớn đến các hoạt
động truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Nếu được như vậy, hoạt
động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số sẽ thuận lợi.
(4) Việc thực hiện các hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc
thiểu số một mặt đem lại cơ hội được thể hiện những giá trị và đặc trưng văn
hóa riêng biệt cho các dân tộc thiểu số, mặt khác chính điều này lại làm tăng
thêm sự khác biệt, qua đó dấy lên mối lo ngại cho cộng đồng dân tộc đa số
trong quốc gia đó, và thông qua sự khác biệt này, theo Riggins, điều được gọi
là “sự thống nhất” của đất nước, của quốc gia giờ sẽ chỉ được xem như một
“huyền thoại”.
(5) Vì lợi ích của chính cộng đồng mình, Riggins cho rằng các nhóm dân
tộc thiểu số cần có được quyền kiểm soát chặt chẽ các hoạt động và phương

tiện truyền thông bằng tiếng của dân tộc mình, đặc biệt trên hai khía cạnh là tài
chính và quản lý hành chính [54].
Cũng theo tác giả việc nghiên cứu truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số cần phải được xuất phát từ hai phương diện chính - một mặt đó là tính
khả thi của những hoạt động truyền thông trong việc hỗ trợ và giúp thực hiện
việc bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ tiêu vong, và mặt khác, một góc nhìn
mang tính học thuật hơn đó là coi vấn đề hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
dân tộc thiểu số như một điển hình cho ta thấy được vai trò quan trọng của
truyền thông nói chung trong xã hội, và đặc điểm này sẽ cung cấp cho chúng ta
thêm một góc nhìn lên những nghiên cứu truyền thông khác sau này.
15


Tác phẩm Electronic Media and Indigenous Peoples: A Voice of Our
Own? của Donald Browne xuất bản năm 1996 đã dành hẳn một chương bàn về
các hoạt động phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Theo Browne, có 5 vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ mà những nghiên cứu về
hoạt động truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số phải xem xét giải quyết, là:
(1) Phương ngữ nào được xem là phù hợp? (đây thực sự là vấn đề nan giải)
(2) Khi gặp những vấn đề mới như khoa học, kĩ thuật thì sẽ sử dụng ngôn
ngữ dân tộc thiểu số trong phát thanh truyền hình như thế nào.
(3) Áp dụng ngôn ngữ trực quan (visual language) trong hoạt động truyền
thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số như thế nào cho hiệu quả.
(4) Sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số như thế nào để giúp giúp nâng cao
ý thức tự giác tộc người trong mỗi cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số
(5) Để giúp các dân tộc đa số duy trì vị thế của mình trước cộng đồng các
dân tộc thiểu số khác thì cần phải sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong
truyền thông như thế nào [53].
Truyền thông ở các vùng dân tộc thiểu số là công cụ để quản lí, điều hành
và cải cách xã hội; tạo nên liên kết xã hội, giúp cho người dân được cập nhật

thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài nước; được giải trí và được nói
lên tiếng nói bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Ngoài ra, nó liên
quan đến những chuẩn mực trong giao tiếp, văn hóa, cách ứng xử liên cá nhân
phong cách sống và nói năng của cộng đồng.
Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (minority
language media) hướng tới đối tượng chính là các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, truyền thông giúp cho các dân tộc này có được một không gian đại
chúng (public sphere) của riêng mình, để nói lên và lắng nghe tiếng nói và
nguyện vọng của bản thân theo cách của mình.
1.2.1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ học xã hội có liên quan đến truyền thông
Đứng từ góc độ ngôn ngữ học xã hội và vấn đề xây dựng chính sách ngôn
ngữ, khi bàn về mối quan hệ giữa những hoạt động truyền thông bằng ngôn

16


ngữ các dân tộc thiểu số với việc bảo tồn ngôn ngữ, giữa những nhà nghiên cứu
lại chia ra thành 2 quan điểm trái ngược nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng sẽ có những tác động tích cực từ những hoạt
động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số đến việc bảo tồn ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số. Những lí do được các nhà nghiên cứu này đưa ra là:
Những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số giúp
cho có được một không gian cộng đồng (public sphere), từ đó đồng bào có cơ
hội nói lên tiếng nói và nguyện vọng của bản thân mình.
Mặt khác, việc tiến hành những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số bên cạnh ngôn ngữ chính của quốc gia đó giúp ngôn ngữ
đó được duy trì, từ đó nâng cao sức sống ngôn ngữ.
Việc tiến hành những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số giúp phổ biến những kiến thức công nghệ, khoa học kĩ thuật hiện đại,
giúp tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng dân tộc thiểu

số. Công việc đó giúp “hiện đại hóa” bản thân chính ngôn ngữ, đồng thời làm cho
người dân tộc thiểu số thêm gắn bó với tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình hơn.
Tuy vậy, cũng có những nhà nghiên cứu đã nhìn thấy những mặt tiêu cực của
những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Đó là bởi:
Hiện nay, tại nhiều quốc gia, các chương trình bằng ngôn ngữ quốc gia
của dân tộc hoặc bằng ngôn ngữ các dân tộc chiếm thành phần dân cư đa số,
cũng là những thành phần khán giả truyền hình đa số. Điều này rõ ràng làm hạn
chế việc sản xuất các hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu
số. Tình hình này cũng đang diễn ra ở Việt Nam.
Ngay cả bản thân nội dung trong những chương trình phát thanh truyền
hình bằng tiếng dân tộc thiểu số, để thu hút những người trẻ nghe thì phần
nhiều là những chương trình ca nhạc, những chương trình phim truyện và giải
trí. Do vậy việc sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong những chương
trình đó là không nhiều.

17


Và để giải quyết tình trạng này, các nhà khoa học đề xuất rằng các hoạt
động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nên được thực hiện theo
hướng tiếp cận sinh thái, nghĩa là những hoạt động này cần quan tâm đến
những thành tố hình thành môi trường xung quanh mà ngôn ngữ đó được sử
dụng và sản xuất các chương trình gắn với sự phát triển bền vững của nhóm
dân tộc thiểu số đó.
Để những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số
được thuận lợi, dịch thuật là việc làm rất cần thiết. Hiện trên thế giới đang phổ
biến hai loại hình dịch thuật các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số chính: đó là dịch
đuổi, là khi có một chương trình phát thanh truyền hình được phát sóng, người
sử dụng ngôn ngữ quốc gia nói đến đâu, sẽ có một người phiên dịch đọc và
dịch sang tiếng dân tộc thiểu số ngay đến đấy. Loại hình thứ hai là khi một

chương trình phát thanh truyền hình được phát sóng, người sử dụng ngôn ngữ
quốc gia nói đến đâu, trên màn hình sẽ xuất hiện dòng phụ đề bằng tiếng dân
tộc thiểu số đến đó.
Hiện nay, hoạt động dịch thuật bằng tiếng dân tộc thiếu số trên sóng phát
thanh truyền hình hiện đang gặp hai trở ngại lớn. Đó là:
Làm sao để dịch đúng, chính xác những cụm từ, đặc biệt là những thuật
ngữ từ ngôn ngữ quốc gia sang ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đặc biệt trong
một số lĩnh vực thực sự cần thiết như nông nghiệp, pháp luật. Và làm sao để
trong tương lai không xa, xây dựng được một đội ngũ các cán bộ dịch thuật các
ngôn ngữ các dân tộc thiểu số không những giỏi về ngôn ngữ mà có trình độ để
hiểu và tiến kịp theo những bước phát triển của hoạt động phát thanh - truyền
hình hiện nay.
Nhờ có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc phát
sóng bằng tiếng dân tộc đã và đang góp phần rất quan trọng vào việc bảo tồn và
phát huy tiếng nói chữ viết của các dân tộc thiểu số. Đây là biện pháp có tác
động mạnh, có sức lan tỏa rộng bởi một ngôn ngữ muốn tồn tại và phát triển thì

18


phải được sử dụng trong giao tiếp, có sức truyền bá trước hết là trong cộng
đồng. Việc phát sóng bằng tiếng dân tộc giúp khơi dậy tình yêu của đồng bào
với chính tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.
Hiện nay, các chương trình phát sóng (phát thanh và truyền hình) bằng
tiếng dân tộc đã và đang được mở rộng về số lượng ngôn ngữ, thời lượng phát
sóng và nội dung chương trình. Từ tổng thể, các chương trình phát sóng bằng
tiếng dân tộc đã và đang thực hiện tích cực những nhiệm vụ của mình: góp
phần vào việc truyền đạt những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
đến gần bà con dân tộc; truyền tải các kiến thức khoa học, công nghệ phục vụ
thiết thực cho công việc, hiện đại hóa hơn cuộc sống của bà con dân tộc; góp

phần bào tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc; mang đến cho bà con niềm tự hào về
văn hoá của dân tộc mình trong đó có tiếng nói - chữ viết mẹ đẻ.
Thực tế, qua những báo cáo tại địa phương và qua ý kiến của người tiếp
nhận, có thể thấy đồng bào DTTS rất hào hứng khi được theo dõi chương trình
phát sóng bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc minh và tận mắt thấy được hình
ảnh của dân tộc mình, nhất là của chính bản thân mình, gia đình, làng bản của
mình trên sóng phát thanh truyền hình.
Mặc dù thành tích đạt được đáng lạc quan như vậy, nhưng trong thực tế
triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn; trong đó, có khó khăn thuộc về
ngôn ngữ, có khó khăn thuộc về xã hội:
Xét ở góc độ ngôn ngữ học, vấn đề đặt ra là phải xử lí mối quan hệ giữa
ngôn ngữ các DTTS và tiếng Việt, mối quan hệ giữa các ngôn ngữ DTTS với
nhau và mối quan hệ giữa các phương ngữ, thổ ngữ một ngôn ngữ DTTS, thậm
chí, trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, sẽ là giải quyết mối quan hệ giữa ngôn
ngữ các dân tộc thiểu số với những ngoại ngữ. Trên cơ sở giải quyết các mối
quan hệ này, tiến hành giải quyết từng nội dung cụ thể về việc sử dụng ngôn
ngữ trên sóng phát thanh truyền hình như việc lựa chọn phương ngữ, chữ viết,
giọng nói, từ ngữ... Cho đến nay mới chỉ có 11 ngôn ngữ dân tộc được phát
trên sóng phát thanh, 23 ngôn ngữ dân tộc được phát sóng trên truyền hình.
19


×