TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------- & ---------
TRẦN THỊ NGỌC GIANG
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
CỦA
CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ
TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------- & ---------
TRẦN THỊ NGỌC GIANG
TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN
KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
CỦA
CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ
TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ĐĂNG NÚI
`
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình tác giả tự nghiên cứu, thu thập và xử lý các tài
liệu, số liệu về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Các tài liệu và số liệu tác giả thu thập qua các
nguồn như: số liệu của Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Phòng
Nông nghiệp & PTNT huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Văn phòng điều phối Nông
thôn mới huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh và các tài liệu có liên quan khác. Kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Trần Thị Ngọc Giang
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các các
thầy cô giáo của Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Đăng Núi, người
trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của Chi cục Thống kê
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh; Văn phòng điều phối Nông thôn mới huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh; Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh… đã tạo điều
kiện, cung cấp các tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận văn.
Với sự nỗ lực cao nhất của bản thân nhưng luận văn không thể tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự góp ý của các quý thầy, cô để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tác giả luận văn
Trần Thị Ngọc Giang
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIẾN VỀ TỔ
CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN..........................7
1.1. Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn......................7
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách nông nghiệp, nông thôn...............7
1.1.2. Chủ thể, đối tượng chính sách:.................................................................8
1.1.3. Nguyên tắc của chính sách:......................................................................9
1.1.4. Nội dung của chính sách:..........................................................................9
1.2. Tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn của chính quyền cấp huyện...........................................12
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, nông thôn....................................................................12
1.2.2. Quá trình tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp,
nông thôn..........................................................................................................15
1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn....................................................................................25
1.3. Kinh nghiệm về tổ chức thực thi chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, nông thôn của một số huyện và bài học
rút ra cho huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh............................................30
1.3.1. Kinh nghiệm của một số huyện..............................................................30
1.3.2. Bài học rút ra cho huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.................................36
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN, TỈNH HÀ TĨNH.........37
2.1. Khái quát về huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh..............................................37
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.........................37
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.....................38
2.2. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn và các chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển
khai trên địa bàn huyện Nghi Xuân....................................................39
2.2.1 Thực trạng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh.....................................................................................................39
2.2.2. Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được
triển khai trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh....................................43
2.3. Thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh........................................................................................................................ 50
2.3.1. Thực trạng chuẩn bị triển khai chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn.............................................................................................50
2.3.2. Thực trạng chỉ đạo thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp,
nông thôn..........................................................................................................63
2.3.3. Thực trạng kiểm tra, nghiệm thu thực hiện chính sách của chính quyền
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh........................................................................71
2.4. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp,
nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.............................75
2.4.1. Đánh giá tổ chức thực thi chính sách......................................................75
2.4.2 Đánh giá điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách...........................80
2.4.3. Đánh giá điểm yếu trong thực thi chính sách:.........................................82
2.4.4. Nguyên nhân của những điểm yếu:.........................................................87
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN HUYỆN NGHI XUÂN,
TỈNH HÀ TĨNH....................................................................................................91
3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi
chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính
quyền huyện Nghi Xuân đến năm 2020...............................................................91
3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân,
tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020..............................................................................91
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
đến năm 2020...................................................................................................95
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính
quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.................................................99
3.2.1. Hoàn thiện chuẩn bị triển khai chính sách..............................................99
3.2.2. Hoàn thiện công tác chỉ đạo tổ chức thực thi chính sách......................100
3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, nghiệm thu quá trình thực thi chính sách.....101
3.2.4. Giải pháp khác......................................................................................102
3.3. Một số kiến nghị để thực thi các giải pháp.................................................103
3.3.1. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Hà Tĩnh...............................................103
3.3.2. Kiến nghị với Trung ương:...................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................1
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
KHKT
HTX
PTNT
NTM
UBND
CN-TTCN
Dịch nghĩa
Khoa học kỹ thuật
Hợp tác xã
Phát triển nông thôn
Nông thôn mới
Ủy ban nhân dân
Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1.
Bảng cơ cấu ngành nông nghiệp 2015-2017......................................40
Bảng 2.2:
Tổng hợp nội dung và số lượng đề nghị hỗ trợ của 19 xã, thị trấn
(từ 2015- 2017)...............................................................................57
Bảng 2.3:
Dự kiến kinh phí các cấp ngân sách bố trí để thực hiện chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn..............................58
Bảng 2.4:.
Bảng số liệu tập huấn qua các năm 2015-2017................................60
Bảng 2.5:
Phổ biến Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết
90/2014/NQ-HĐND trên địa bàn huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. 64
Bảng 2.6 :
Hiệu quả trong hỗ trợ chăn nuôi gia súc, gia cầm............................76
Bảng 2.7 :
Hiệu quả trong khai thác, nuôi trồng thủy sản.................................76
Bảng 2.8:
Hiệu quả trong tăng số lượng tàu thuyền..........................................77
Bảng 2.9:
Kết quả kiểm tra, phúc tra của Sở Tài chính qua các năm theo Nghị quyết
90/2014/NQ-HĐND và Nghị quyêt 32/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh
Hà Tĩnh.............................................................................................77
Bảng 2.10:
Hiệu quả từ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông
thôn giảm hộ nghèo, cận nghèo........................................................78
Bảng 2.11:
Thu nhập bình quân đầu người tại các xã.........................................78
Bảng 2.12:
Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta đất trồng trọt.......................79
HÌNH
Hình 1.1:
Các bước của quá trình tổ chức thực thi chính sách.........................16
Hình 2.1:
Cơ cấu tổ chức bộ máy thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh....53
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, cơ chế, chính
sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước cũng như ưu đãi thu hút đầu
tư xã hội vào khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển
sản xuất và tiêu thụ nông sản. Các chính sách đó được thực hiện một cách nhất quán
và liên tục được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường ngày càng thuận lợi để thu
hút có hiệu quả các nguồn vốn vào lĩnh vực này. Qua đó, tác động lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn, giúp cho hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ,
làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Điều kiện sống cả về vật chất và tinh
thần của số lượng lớn dân cư nông thôn được nâng cao, từng bước thu hẹp khoảng
cách giữa nông thôn và thành thị. Thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng
trưởng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua tỉnh
Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản
xuất nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Quá trình thực hiện Nghị quyết, chủ trương chính sách về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, tái cơ cấu về xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh được thực hiện từ
năm 2011, với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, “có lợi
thế”, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới, theo hướng “Doanh nghiệp hóa
sản phẩm, liên kết hóa sản xuất và xã hội hóa đầu tư”, theo chuỗi liên kết “Vừa tập
trung, vừa phân tán”, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất
thông qua doanh nghiệp... tạo sản phẩm có quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao.
Thực hiện có hiệu quả Nghị Quyết 02-NQ/HU ngày 30/3/2011 của Ban Chấp
hành Đảng bộ huyện Nghi Xuân về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Nghi Xuân giai đoạn 2011 –
2020; nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng một nền nông
nghiệp phát triển gắn với sản xuất hàng hóa liên kết chuổi giá trị các sản phẩm chủ
lực của huyện, góp phần nâng cao thu nhập đời sống vật chất cho người dân.
Tuy nhiên các chính sách đã ban hành chưa đủ mạnh, chưa phù hợp với thực
tiễn, thiếu nội dung hỗ trợ nên việc hấp thụ chính sách trong thời gian qua đạt chưa
cao, chưa tạo động lực lớn nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất ngành nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn. Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẽ, sản xuất chưa
2
gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; khai thác chưa hiệu quả các nguồn lực của địa
phương, các chính sách đã ban hành chưa đủ mạnh tạo động lực lớn thúc đẩy phát
triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Mô hình chủ yếu tự phát, thiếu sự
nâng đỡ, hỗ trợ của cơ quan, đoàn thể nên mô hình phát triển còn chậm, số lượng ít,
quy mô nhỏ, đặc biệt theo quy định các mô hình sản xuất phải có khâu liên kết với
doanh nghiệp ở đầu ra sản phẩm, trong khi địa phương chưa đồng hành cùng người
sản xuất, việc tìm kiếm đối tác để ký kết hợp đồng liên kết còn chưa có nên khó hấp
thụ được chính sách hỗ trợ. Do vậy, việc nghiên cứu tổ chức thực thi chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn là hết sức cần thiết, góp
phần tháo gỡ những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất đặt ra, giải quyết mục tiêu phát
triển các mô hình quy mô vừa và nhỏ, hình thành chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp,
cụ thể hoá các mục tiêu triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức thực thi chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi
Xuân, tỉnh Hà Tĩnh” làm luận văn thạc sỹ. Việc nghiên cứu này nhằm góp một
phần nhỏ vào việc tổ chức thực thi các chính sách nông nghiệp nông thôn trên
địa bàn huyện Nghi Xuân được sâu sát và phát huy hiệu quả cao hơn nữa.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính
đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội
đất nước. Với nhận thức đầu tư cho lĩnh vực này có ý nghĩa quan trọng, bảo đảm
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nên các chính sách khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ưu tiên trong
những năm qua. Kết quả mang lại là, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có bước
phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện nay cũng đã có một số đề tài nghiên
cứu về chính sách nông nghiệp nông thôn tại các địa phương. Cụ thể như:
Sèn Thăng Long, (2015). Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, với đề tài: Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh Hà
Giang. Đề tài đã đánh giá được thực trạng thực thi một số chính sách nông nghiệp và tác
động của nó đến phát triển nông nghiệp Hà Giang và từ đó đề xuất phương hướng, giải
pháp nhằm thực thi tốt hơn chính sách phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang.
3
Đào Thị Lê, (2015). Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội, với đề tài: Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà
Nam. Đề tài đã nêu được thực trạng và đánh giá các chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp đang được áp dụng tại tỉnh Hà Nam. Qua đó tác giả đã nêu ra một
số biện pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp của tỉnh Hà Nam.
Phạm Thị Thanh Bình, (2015). Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế
quốc dân, với đề tài: Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp nông thôn của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đề tài đã phân tích được thực
trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
của ngân hàng trung ương. Qua đó tác giả đã nêu ra một số biện pháp hoàn thiện tổ
chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn của
ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhận xét: Các đề tài nghiên cứu trên đã đánh giá được thực trạng việc tổ chức
thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Qua việc thực trạng đó,
các tác giả đã thực hiện đánh giá, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
hơn nữa trong việc ban hành chính sách và tổ chức thực thi chính sách. Tuy nhiên các đề
tài nghiên cứu trên chủ yếu tập trung ở cấp trung ương và cấp tỉnh, chưa nghiên cứu cụ
thể việc tổ chức thực hiện ở cấp huyện. Tìm hiểu thêm, tác giả nhận thấy trên địa bàn
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh chưa có đề tài nào nghiên cứu việc tổ chức thực thi
chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
Xác định khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền cấp huyện.
Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2015 – 2017 của chính quyền huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi
chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng: Tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn của Chính quyền huyện
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính sách khuyến
khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà
Tĩnh. Trong đó: cấp ban hành chính sách là Trung ương và Tỉnh, cấp tổ chức triển
khai thực hiện chính sách là chính quyền huyện.
- Về không gian: Trên địa bàn huyện Nghi Xuân
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu thực trạng thực thi chính sách giai đoạn
2015- 2017 , số liệu sơ cấp thu thập khảo sát từ tháng 3-5/2018 và đề xuất giải pháp
tổ chức thực hiện đến năm 2020
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Khung nghiên cứu:
Yếu tố ảnh hưởng đến tổ
chức thực thi chính sách
khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn
của chính quyền huyện
* Chính quyền huyện
- Sự quan tâm, chỉ đạo điều
hành của lãnh đạo các cấp
- Sự phối kết hợp giữa các
phòng, ban chuyên môn cấp
huyện
- Năng lực chuyên môn và
thái độ của cán bộ hướng
dẫn
* Đối tượng chính sách:
- Cá nhân, doanh nghiệp,
HTX, các tổ chức
- Quy mô đầu tư
- Vốn và khả năng huy động
vốn.
- Sự tiếp cận tiến bộ KHKT
* Các yếu tố thuộc chính
sách
- Sự phù hợp của chính sách
- Các điều kiện ràng buộc
của chính sách
* Các yếu tố khác
- Điều kiện tự nhiên
- Nguồn thu cân đối ngân sách
Quá trình tổ chức thực thi
chính sách khuyến khích phát
triển nông nghiệp, nông thôn
của chính quyền huyện
Chuẩn bị triển khai
- Nghiên cứu văn bản
- Xác định phạm vi, trách nhiệm
thực hiện
- Xây dựng bộ máy tổ chức thực
thi
- Xây dựng kế hoạch triển khai
- Ra văn bản hướng dẫn
- Tổ chức tập huấn
Tổ chức thực thi:
- Tuyên truyền, phổ biến chính
sách
- Phối hợp thực hiện
- Rà soát đối tượng thuộc phạm
vi hỗ trợ
- Tiếp nhận hồ sơ
- Tổ chức kiểm tra
- Ra quyết định hỗ trợ
- Cấp kinh phí
Kiểm soát thực hiện:
- Tiếp nhận thông tin phản hồi
về thực hiện chính sách
- Đánh giá tổ chức thực hiện
- Điều chỉnh chính sách
- Hoàn thiện, đổi mới chính sách,
các giải pháp
Mục tiêu thực thi chính sách
khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn
- Khuyến khích phát triển
nông nghiệp, nông thôn
- Cải thiện thu nhập cho người
dân
- Tạo công ăn, việc làm, góp
phần giảm tệ nạn xã hội
- Cải tạo đất
- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông
thôn
- Góp phần hoàn thành các
tiêu chí Nông thôn mới
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thực tiễn và Giáo trình chính sách kinh tế xã hội
5
5.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Số liệu sử dụng trong Luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp
và được thu thập từ các nguồn như: báo cáo, kết luận, hướng dẫn và các loại văn
bản do các phòng, ban, ngành cấp huyện ban hành. Các số liệu thu thập được xử lý
bằng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hóa.
Dữ liệu sơ cấp: Trong luận văn này, tác giả cũng dùng thêm số liệu sơ
cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập qua hình thức thực hiện phỏng vấn một số cán
bộ cấp huyện
Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ huyện Nghi Xuân tham gia trực tiếp trong việc
tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thời
gian thực hiện phỏng vấn trong năm 2018 và địa điểm tại trụ sở huyện Nghi Xuân.
Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 06 người, gồm:
1- Đ/c Phạm Tiến Hưng – Phó Chủ tịch UBND huyện
2- Đ/c Hồ Trung Hùng – Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện
3- Đ/c Nguyễn Thị Thu – Phó Trưởng phòng Tài chính- Kế hoạch huyện
4- Đ/c Phạm Đại Nghĩa – Chuyên viên phòng Tài chính-Kế hoạch huyện
5- Đ/c Lê Thị Yến - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp&PTNT huyện
6- Đ/c Lê Thanh Bình – Phó chánh Văn phòng điều phối NTM huyện
7-Đ/c Trần Nguyên Ngọc – Phó phòng Kinh tế&Hạ tầng huyện
Mục đích phỏng vấn: Làm rõ thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến
khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền từ giai đoạn chuẩn bị triển
khai, tổ chức thực thi chính sách đến kiểm soát thực hiện.
Ngoài thực hiện phỏng vấn, tác giả bổ sung thêm thông tin bằng việc phát
phiếu thu thập thông tin đối với các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Số liệu Sơ cấp sau đó sẽ được xử lý, phân tích thông qua phương pháp tổng
hợp, so sánh.
6
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
từ viết tắt và phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức thực thi chính
sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền cấp huyện
Chương 2: Phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách khuyến khích
phát triển nông nghiệp, nông thôn của chính quyền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIẾN VỀ TỔ
CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA CHÍNH QUYỀN
CẤP HUYỆN
1.1. Chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
1.1.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách nông nghiệp, nông thôn
Trước hết để hiểu rõ về khái niệm chính sách nông nghiệp, nông thôn chúng
ta cần hiểu về khái niệm chính sách nói chung.
Theo Frank Ellis (1995): “Chính sách được xác định như là đường lối hành
động mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục
tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục
tiêu đó”.
Theo Đỗ Hoàng Toàn (1998): “Chính sách quản lý nói chung, chính sách kinh tế xã hội nói riêng là tổng thể các quan điểm, các chuẩn mực, các biện pháp, các thủ thuật
mà chủ thể quản lý (trong phạm vi quốc gia đó là nhà nước) sử dụng nhằm tác động lên
đối tượng và khách thể quản lý để đạt đến những mục tiêu trong tổng số các mục tiêu
chiến lược chung của đất nước một cách tốt nhất sau một thời gian đã định”.
Theo Đoàn Thị Thu Hà (2010): “Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các
quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động
lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những
mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước”.
Từ khái niệm về chính sách như trên, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra khái
niệm về chính sách nông nghiệp, nông thôn như sau:
Theo Lê Đình Thắng (1995): “Chính sách nông nghiệp được hiểu là tổng thể
các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế có liên quan đến nông nghiệp và các ngành
có liên quan, nhằm tác động vào nông nghiệp theo những mục tiêu nhất định, trong
một thời hạn nhất định”.
8
Qua tổng quan về các khái niệm liên quan đến chính sách và chính sách nông
nghiệp, nông thôn, tác giả đưa ra khái niệm về chính sách nông nghiệp, nông thôn
như sau: chính sách nông nghiệp, nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc
phi kinh tế mà Chính phủ sử dụng để tác động vào nông nghiệp, nông thôn nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn theo những mục tiêu nhất định trong những
khoảng thời gian nhất định.
Các biện pháp kinh tế mà Nhà nước sử dụng để tác động vào nông nghiệp
như: điều chỉnh đất đai, vốn tín dụng, lãi suất ngân hàng, thuế, lương lao động, giá
cả vật tư, giá cả sản phẩm đầu ra,...
Các biện pháp phi kinh tế: là các biện pháp tác động gián tiếp đến nền kinh tế
như: lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và cải tạo môi trường, an ninh
quốc phòng, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, y tế, giáo dục, đào tạo,...
Chính phủ sử dụng chính sách phù hợp với quy luật khách quan và tính tất
yếu của ngành nông nghiệp để tác động vào nền nông nghiệp.
1.1.2. Chủ thể, đối tượng chính sách:
Chủ thể chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm:
Chủ thể ban hành chính sách là: Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị
quyết, trên cơ sở Nghị quyết ban hành UBND tỉnh có Quyết định quy định cụ thể
các nội dung của Nghị quyết.
Chủ thể tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp,
nông thôn bao gồm: cơ quan chỉ đạo là UBND huyện, cơ quan trực tiếp thực thi là
Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện và các phòng chuyên môn phối hợp gồm: Phòng
Nông nghiệp&PTNT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Văn phòng điều phối NTM huyện;
Kho bạc Nhà nước huyện; Các hộ gia đình, tổ chức… và các tổ chức, đoàn thể
chính trị xã hội có vai trò thúc đẩy việc thực thi chính sách.
Đối tượng chính sách bao gồm: Các tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác), hộ gia đình, cá nhân, trang trại sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
9
1.1.3. Nguyên tắc của chính sách:
- Ngoài chính sách hỗ trợ tại Quy định này, các đối tượng được hưởng các
chính sách hỗ trợ theo các văn bản quy định của Trung ương và của tỉnh còn hiệu
lực. Trường hợp các văn bản có cùng nội dung hỗ trợ thì được hưởng mức hỗ trợ
cao nhất.
- Chính sách được hỗ trợ một lần (trừ một số nội dung hỗ trợ được quy định
tại các điều, khoản cụ thể) khi chưa có nguồn chính sách, chương trình, dự án khác
hỗ trợ và khi hoàn thành, đưa vào hoạt động.
- Quản lý, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, mục đích, đảm bảo hiệu quả,
theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
1.1.4. Nội dung của chính sách:
1.1.4.1 Chính sách chung:
- Về đất đai, mặt nước, giải phóng mặt bằng:
+ Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn được hưởng ở mức tối đa các ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê
đất, thuê mặt nước theo các quy định hiện hành.
+ Khuyến khích nhà đầu tư tự bỏ vốn thực hiện bồi thường giải phóng mặt
bằng, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ được khấu trừ vào tiền giao đất
có thu tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất theo quy định.
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào:
Các cơ sở: Chăn nuôi, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm ao đất, làng nghề, chế biến
theo quy hoạch được duyệt; vùng sản xuất rau củ quả trên cát ven biển công nghệ
cao; vùng chăn nuôi tập trung; vùng chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, quảng
canh cải tiến sang nuôi tôm thâm canh được ngân sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng
ngoài hàng rào: Đường giao thông, đường điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt,
hệ thống công trình xử lý môi trường.
- Về củng cố và phát triển các loại hình tổ chức sản xuất
+ Hỗ trợ thành lập mới: Các hình thức tổ chức sản xuất được hỗ trợ bao
gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác và hiệp hội
+ Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ HTX: được hỗ trợ đào tạo, tập huấn ngắn
hạn, mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của Nhà nước.
10
1.1.4.2 Những chính sách riêng theo từng lĩnh vực sản xuất
- Trồng trọt
+ Rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao
Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao
trên vùng đất cát ven biển theo quy hoạch, vùng bãi bồi được hỗ trợ kinh phí mua
giống, thuốc bảo vệ thực vật trên diện tích trồng cho vụ sản xuất đầu tiên; từ vụ sản
xuất thứ 2 trở đi kinh phí được cấp qua doanh nghiệp chủ đầu mối liên kết sản xuất để
tổ chức thực hiện.
Hỗ trợ kinh phí san lấp, làm phẳng mặt bằng, hệ thống tưới, tiêu phục vụ sản
xuất.
+ Lúa: Hỗ trợ sản xuất giống, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng
cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn (được hỗ trợ một
lần cho vụ sản xuất đầu tiên)
+ Lạc: Hỗ trợ kinh phí du nhập, khảo nghiệm các giống lạc mới; Các tổ chức,
cá nhân có hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lạc với hộ nông dân.
+ Nấm: Hỗ trợ kinh phí mua giống nấm, hỗ trợ kinh phí làm lán trại sản xuất
nấm, hỗ trợ kinh phí mua máy móc thiết bị sản xuất giống, chế biến.
+ Sản xuất cánh đồng lớn: Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất theo cánh
đồng lớn được hưởng chính sách theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25
tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
+ Cơ giới hóa trong nông nghiệp, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP: Hỗ trợ
một lần kinh phí mua máy làm đất, máy gặt đập liên hợp cho các hợp tác xã, tổ hợp
tác dịch vụ nông nghiệp; Tổ chức, cá nhân đăng ký sản xuất rau đạt tiêu chuẩn
VietGAP sau khi có phương án được UBND cấp xã phê duyệt (có ý kiến thống nhất
của UBND cấp huyện).
- Chăn nuôi
+ Chăn nuôi lợn: Bao gồm Hỗ trợ chăn nuôi lợn nái và chăn nuôi lợn
thương phẩm.
Chăn nuôi lợn nái: Được hỗ trợ một lần kinh phí lập quy hoạch chi tiết, xây
11
dựng hạ tầng về chuồng trại, hệ thống nước, xử lý chất thải, báo cáo đánh giá tác
động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, Hỗ trợ một lần cho cơ sở để xét
nghiệm, chỉ đạo, quản lý và thẩm định cho cơ sở sản xuất giống xây dựng cơ sở an
toàn dịch bệnh động vật theo Quyết định 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm
2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chăn nuôi lợn thương phẩm: Được hỗ trợ một lần kinh phí xây dựng quy
hoạch chi tiết, xây dựng cơ sở hạ tầng về chuồng trại, hệ thống nước, xử lý chất thải,
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Hỗ trợ kinh
phí lần đầu thuê tổ chức đánh giá cấp giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi lợn thịt đạt
tiêu chuẩn VietGAHP.
+ Bò:
Hỗ trợ đối với Sản xuất bò lai Zêbu, bò chất lượng cao: Người chăn nuôi bò
cái sinh sản phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò nhóm Zêbu,
bò chất lượng cao, được hỗ trợ: kinh phí mua tinh và vật tư phối giống theo quy
định, tiền công phối giống, chi phí đánh giá, nghiệm thu
+ Gà: Gồm hỗ trợ chăn nuôi gà giống và chăn nuôi gà thương phẩm:
Chăn nuôi gà giống: Được hỗ trợ xây dựng quy hoạch chi tiết, chuồng trại,
xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
Chăn nuôi gà thương phẩm: Được hỗ trợ để xây dựng chuồng trại, xử lý chất
thải, mua con giống, hỗ trợ kinh phí lần đầu thuê tổ chức chứng nhận đánh giá cấp
giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi gà đạt tiêu chuẩn VietGAHP.
+ Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:
Hỗ trợ một lần đối với cơ sở xây dựng mới nhà xưởng, hệ thống xử lý chất
thải, mua sắm thiết bị giết mổ; Các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng trước năm 2014
sau khi cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng được hỗ trợ 50% mức hỗ trợ quy định tại
Khoản 1 Điều này. Hỗ trợ đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thuỷ sản
+ Nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết (theo dự
toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt), hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, mua
12
sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng mới ao hồ nuôi tôm thâm canh hoặc nâng
cấp từ nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh, nuôi
trồng thủy sản bằng lồng.
+ Khai thác thủy sản, hậu cần nghề cá: Đóng mới tàu cá; Tàu dịch vụ
hậu cần phục vụ hoạt động khai thác hải sản, cải hoán tàu khai thác hải sản,
Hỗ trợ kinh phí đào tạo cấp chứng chỉ cho thuyền trưởng, máy trưởng và
thuyền viên tàu cá; Hỗ trợ kinh phí mua máy thông tin liên lạc tầm xa cho một
tổ hợp tác, máy thông tin liên lạc tầm trung cho một tổ hợp tác; Hỗ trợ xây
dựng hầm bảo quản sản phẩm khi đóng mới tàu dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt
động khai thác hải sản; Xây dựng mới cơ sở sản xuất nước đá (tại khu vực
cảng cá và cửa biển đã được quy hoạch cảng cá) phục vụ khai thác thủy sản,
đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Giao thông nông thôn và kênh mương nội đồng:
+ Công trình đường giao thông:
Hỗ trợ xi măng làm các loại đường giao thông nông thôn như: đường trục xã,
đường phố; đường trục thôn, xóm, đường ngõ phố; đường ngõ xóm, đường ngách,
hẻm; đường trục chính nội đồng;
- Rãnh thoát nước trên các tuyến đường giao thông: Bao gồm hỗ trợ cho rãnh
thoát nước của đường trục xã, đường phố; Rãnh thoát nước của đường trục thôn,
xóm, đường ngõ phố.
1.2. Tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp,
nông thôn của chính quyền cấp huyện
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu của tổ chức thực thi chính sách khuyến
khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
Sau khi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban
hành, chính sách này cần được triển khai sâu rộng tại địa phương. Đây là giai đoạn
thứ hai trong cả quá trình chính sách sau giai đoạn hoạch định, nhằm biến chính
sách thành những hoạt động và có kết quả trên thực tế.
Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa cách ứng xử của
13
chủ thể thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định hướng.
Tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn
là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn thông qua các hoạt động có tổ chức của
chủ thể chính sách, nhằm hiện thức hóa những mục tiêu đã đề ra.
Thực thi chính sách là một hợp thành, trung tâm kết nối trong chu trình chính
sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đây là bước hiện thực hóa
chính sách trong đời sống xã hội. Chính sách sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không
được đưa vào thực hiện. Một chính sách có hiệu quả hay không thể hiện ở quá trình
tổ chức thực thi chính sách.
Hoạt động tổ chức thực thi chính sách ở đây thực chất là hiện thực hóa các
chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tại các Nghị quyết, các
quyết định của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh. Đưa chính sách về tận
thôn, xóm của các xã trên địa bàn huyện Nghi Xuân để các cá nhân, tổ chức được
hưởng lợi.
Việc tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông
thôn là để khẳng định tính đúng đắn của chính sách. Một khi chính sách được triển
khai thực hiện rộng rãi trên toàn huyện Nghi Xuân, thì tính đúng đắn của chính sách
được khẳng định ở mức cao hơn, được xã hội thừa nhận, nhất là các đối tượng thụ
hưởng chính sách.
Việc tổ chức thực thi chính sách góp phần giúp chính sách ngày càng hoàn
thiện. Những điều chỉnh về chính sách hay biện pháp tổ chức thực thi chính sách sẽ
giúp người dân, tổ chức dễ tiếp cận và thụ hưởng chính sách ngày càng tốt hơn.
Sau khi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn được ban
hành sẽ được triển khai thực hiện. Các cơ quan Nhà nước, trước hết là bộ máy hành
chính là chủ thể hoạch định chính sách cũng đồng thời là người tổ chức thực thi
chính sách.
Như vậy quá trình tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn là quá trình biến các chính sách thành những kết quả trên thực
tế thông qua các hoạt động tổ chức trong bô máy nhà nước, nhằm hiện thực hóa
14
những mục tiêu mà chính sách đã đề ra.
Kết quả của việc tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn có vai trò to lớn trong xã hội. Khi chính sách được triển khai,
người dân được hưởng lợi từ chính sách. Kéo theo đó quy mô đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn tăng lên, thúc đẩy quay vòng đầu tư ngược trở lại.
Mục tiêu của thực thi các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiêp,
nông thôn đặt ra là rất rõ ràng:
- Khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn: Nông nghiệp là một
ngành mang tính rủi ro cao. Việc đầu tư máy móc trang thiết bị, giống, phân bón và
công sức đòi hỏi nhiều. Khi chính sách được ban hành và thực thi, việc hỗ trợ kinh
phí cho các nội dung trên sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức yên tâm sản
xuất. Đây là một thuận lợi lớn trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông
thôn tại địa phương nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
Việc triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông
thôn đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực nông nghiêp nông thôn
trên địa bàn cấp huyện.
- Các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giúp giảm
một phần gánh nặng trong đầu tư cố định, lãi suất vay vốn, góp phần tăng năng suất,
chất lượng, giảm chi phí đầu tư, giảm giá thành nâng cao giá bán, tăng thu nhập cho
nông dân. Bước đầu hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi tập
trung theo hướng sản xuất hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao, mang lại việc làm và
thu nhập ổn định cho dân cư, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện nhà phát
triển nhanh và bền vững, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
- Tạo công ăn, việc làm cho đối tượng là người nông dân góp phần giảm tệ
nạn xã hội. Do đặc thù của ngành nông nghiệp, nên nhu cầu sử dụng lao động tay
chân nhiều. Quy mô đầu tư tăng, nhu cầu sử dụng lao động theo đó tăng lên. Số
lượng lao động nhàn rỗi được thu hút.
- Cải tạo đất: Các nội dung của chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực trồng trọt
15
như: phân bón, hỗ trợ sản xuất cánh đồng lớn và máy móc, thiết bị trong ngành
nông nghiệp góp phần cải tạo đất
- Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn:
Tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn
góp phần từng bước xây dựng và phát triển hệ thống đường giao thông đảm bảo
thông suốt, đồng bộ, cứng hóa, bền vững, đạt chuẩn về cấp hạng và kết nối liên
hoàn với hệ thống đường huyện, đường tỉnh, đường quốc lộ nhằm phục vụ nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo của các địa phương.
- Góp phần hoàn thiện các tiêu chí Nông thôn mới: Đối với các chính sách
ban hành, tổ chức thực thi tốt sẽ giúp đơn vị đủ tiêu chuẩn để vừa hấp thu chính
sách tốt nhưng vừa giúp chính quyền địa phương hoàn thành các tiêu chí Nông thôn
mới, hoàn thành nhiệm vụ chính trị đề ra. Các tiêu chí Nông thôn mới gắn với chính
sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa phương như:
+ Tiêu chí số 2: giao thông
+ Tiêu chí số 3: thủy lợi
+ Tiêu chí số 10: Thu nhập
+ Tiêu chí số 12: Lao động có việc làm
+ Tiêu chí số 13: Tổ chức sản xuất
+ Tiêu chí số 17: Môi trường và an toàn thực phẩm
1.2.2. Quá trình tổ chức thực thi chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông thôn
Quá trình tổ chức thực thi chính sách gồm có 03 giai đoạn chính
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị triển khai
- Giai đoạn 2: Tổ chức thực thi chính sách
- Giai đoạn 3: Kiểm soát thực hiện chính sách
Mỗi giai đoạn có những nội dung cụ thể mà các chủ thể tham gia phải hướng
tới (Hình 1.1)