Nhà báo – nhà văn Thiếu Sơn: “Điệp viên” không số
9:45, 07/07/2008
Nhà báo Thiếu Sơn tên thật là Lê Sỹ Quý, quê gốc ở Hải Dương. Ông sinh ra cách đây đúng một trăm
năm: năm 1908. Ngay từ nhỏ, Lê Sỹ Quý đã bộc lộ lòng ham mê văn học. Cậu bé đọc cả sách ta lẫn
sách bằng tiếng Pháp, thậm chỉ còn thử dịch những trang văn Pháp ngữ mà cậu yêu thích ra tiếng
Việt. Cũng từ khi còn khá nhỏ, Lê Sỹ Quý đã có một số bài văn được đăng trên tờ Khai hóa và Nam
Phong với tên thật của mình.
Ngày 4/3/1972 trên tờ "Tin sáng Sài Gòn" đã đăng một cái tin ngắn nhưng làm chấn động dư luận
miền Nam lúc bấy giờ, nguyên văn như sau: "Một ổ điệp báo bị bắt tại Sài Gòn: Nguồn tin thông thạo
cho biết, cơ quan an ninh vừa bắt một ổ điệp báo ở Sài Gòn. Trong đó có nhà văn Thiếu Sơn và nhạc
sĩ Phạm Trọng Cầu. Hiện cơ quan tình báo đang phối hợp với Tổng nha Cảnh sát đã bủa lưới bắt trọn
ổ điệp báo này".
Trước đó, Thiếu Sơn đã công bố trên báo Điện Tín và Thần Chung ở Sài Gòn một bài báo rất chân
thành và đúng mực nhan đề "Bài học Hồ Chí Minh". Chính quyền Sài Gòn vì bất lực nên đã vu cho
ông tội làm điệp báo để dễ bề đàn áp một trí thức khả kính, luôn lấy chủ nghĩa dân tộc và tinh thần
yêu nước làm trọng. Thực ra đấy không phải là lần đầu nhà báo Thiếu Sơn phải nếm mùi tù giam. Phi
lao lý bất thành nhân sỹ, đó có lẽ là điều có thể đúc kết được từ cuộc đời làm báo dài lâu của ông.
Nhà báo Thiếu Sơn tên thật là Lê Sỹ Quý, quê gốc ở Hải Dương. Ông sinh ra cách đây đúng một trăm
năm: năm 1908 (thời gian trôi qua quá lâu nên ngay cả người nhà của ông cũng không nhớ được
chính xác ngày tháng chào đời của Thiếu Sơn). Cha ông là một công chức nhỏ của chế độ thực dân
(thông ngôn ở Tòa sứ Bắc Kỳ, ngạch thượng du), chỗ làm việc không ổn định nên bản thân Thiếu
Sơn sau này cũng không biết mình đã cất tiếng khóc chào đời ở địa phương nào.
Cậu bé Lê Sỹ Quý hồi nhỏ cũng không được hưởng sự chăm nom của mẹ vì ông bố "công chức còm"
nhưng tính tình đào hoa, như đa số các công chức thời ấy không xa lạ gì với chuyện "một trà, một
rượu…" nên đã bỏ người mẹ của Thiếu Sơn (bà sinh được ba người con nhưng chỉ có một mình
Thiếu Sơn là sống sót) để lấy thêm liên tiếp hai đời vợ nữa.
Cũng vì hay phải nay đây mai đó theo cha trên các tỉnh thượng du nên cậu bé Lê Sỹ Quý không có
điều kiện tiếp nhận học vấn một cách quy củ. Ở quê, Sơn chỉ được học đến lớp vỡ lòng. Phải tới năm
lên 7-8 tuổi, Lê Sỹ Quý mới được cha đưa về Hà Nội nhờ bà cô ruột nuôi ăn học nhưng lên lớp nhì
lại phải theo cha về Móng Cái vì lúc đó, ông cụ được phân về đấy làm việc…
Tuy nhiên, ngay từ nhỏ, Lê Sỹ Quý đã bộc lộ lòng ham mê văn học. Cậu bé đọc cả sách ta lẫn sách
bằng tiếng Pháp, thậm chỉ còn thử dịch những trang văn Pháp ngữ mà cậu yêu thích ra tiếng Việt.
Cũng từ khi còn khá nhỏ, Lê Sỹ Quý đã có một số bài văn được đăng trên tờ Khai hóa và Nam Phong
1
Nhà văn Thiếu Sơn cùng các trí thức cách mạng trong một buổi họp mặt sau ngày 30/4/1975.
( Người ngoài cùng bên phải là KTS Huỳnh Tấn Phát)
với tên thật của mình.
Mặc dù rất sáng dạ nhưng do hoàn cảnh gia đình và bệnh tật mà anh thanh niên Lê Sỹ Quý đã không
thi đậu được tú tài. Lúc này, người cha đã về hưu nên gia cảnh tương đối túng bấn. Đang lúc bĩ cực,
gặp kỳ thi tuyển nhân viên bưu điện toàn Đông Dương được tổ chức ở Hà Nội, Lê Sỹ Quý đã đầu
đơn xin tham gia và đậu ngay chân thủ khoa.
Tuy vậy, Lê Sỹ Quý cũng không được làm việc ở gần cha mình mà phải vào làm thư ký ở Nhà dây
thép Gia Định. Đồng lương viên chức không nhiều nhưng cũng đủ để giúp anh không phải quá lo
sinh kế. Và vì thế, vốn có tâm hồn mơ mộng "nghệ thuật vị nghệ thuật" nhưng cũng rất biết cách tư
duy tỉnh táo và mạch lạc, chàng trai trẻ đất Bắc đã sớm tham gia vào công việc làm báo ở Nam Kỳ và
bút danh Thiếu Sơn đã xuất hiện.
Trong tập hồi ức của mình, ông giải thích về bút danh này như sau: "Người ta chí hoặc gởi cho sông,
hoặc để ở núi. Ở sông thì nước chẩy hoài hoài. Còn núi thì cứ ở yên một chỗ. Tôi không thích sự lưu
động. Tôi thích sự vĩnh cửu nên tôi lựa núi. Nhưng tôi muốn cho cái núi của tôi phải cứng rắn xanh
tươi, phải có cái tráng khí của thiếu thời. Bởi thế nên tôi mới lấy bút hiệu: Thiếu Sơn".
Bút danh Thiếu Sơn đã trở nên quen thuộc từ đầu những năm 30 của thế kỷ trước với cả một loạt các
bài phê bình văn học trên tờ Phụ nữ Tân văn là tờ báo Nam Kỳ ưa thích từ ngày ở ngoài Bắc. Rồi tới
năm 1932, Thiếu Sơn đã tập hợp các bài phê bình văn học đã đăng báo của mình gửi ra Hà Nội in
thành tập sách "Phê bình và cảo luận". Tập sách đầu tay được dư luận trí giả cả trong Nam ngoài Bắc
hoan nghênh nên càng thôi thúc Thiếu Sơn đi sâu vào nghiệp cầm bút, mặc dù ngay từ lúc đó ông đã
nhận ra một điều "tiền sống về nghề văn không đủ nuôi người"…
Ngay từ những bài viết đầu tiên đã bộc lộ một đặc điểm rất rõ trong phong cách viết của Thiếu Sơn:
chân thực tới cùng trong mọi suy tư và nhận định, không lụy người cũng không lụy thời. Ông chủ
trương "nghệ thuật vị nghệ thuật" một cách chân chính và thực tâm nên rốt cuộc trong mọi hoạt động
của mình, Thiếu Sơn luôn hướng tới mục tiêu vị nhân sinh.
Chính vì thế nên mặc dù bài "Hai cái quan niệm về văn học" của Thiếu Sơn, đăng trên Tiểu thuyết
thứ bảy năm 1935 đã vô tình châm lửa khai mạc cuộc bút chiến về sau diễn ra rất nóng bỏng "Nghệ
thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh" nhưng trên phương diện xã hội, ngay từ lúc bấy giờ,
tư duy và hành động của con người khi đó vẫn còn chủ trương chui trong "tháp ngà của trí tuệ", đã
gần gụi với cuộc đấu tranh vì nền độc lập của dân tộc, của đất nước.
Đặc biệt là từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thiếu Sơn càng hiểu ra rằng, trong điều kiện
vận nước đang trong thế chông chênh và biến động như thế, không thể nào hoàn toàn đứng ngoài thời
cuộc.
Và Thiếu Sơn đã tìm tới đảng Xã hội Pháp SFIO vì, như ông sau này nhớ lại, "đảng này lúc đó ủng
hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam" và nhận trách nhiệm làm Tổng thư ký chi bộ Việt Nam của
SFIO, đồng thời kiêm chủ bút tờ Justice (Công lý) có khuynh hướng tiến bộ rõ rệt trong làng báo Sài
Gòn khi ấy (đây là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Sài Gòn, ủng hộ rõ rệt cuộc kháng
chiến của chúng ta trong những năm đầu).
Theo hồi ức của ông Phạm Hữu Tùng, nguyên Ủy viên Thường vụ Chi hội Văn nghệ Nam Bộ,
nguyên Ủy viên Thường vụ Hội các nhà viết báo Nam Bộ, "sự nghiệp cầm bút của Thiếu Sơn rực rỡ
nhất "ở vào giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi trên mặt các báo Sài Gòn thời kỳ
phong trào "báo chí thống nhất" nở rộ, luôn có bài ký tên Thiếu Sơn được mọi người tìm đọc…".
2
Năm 1947, ông còn cho xuất bản tập sách "Giữa hai cuộc cách mạng 1879 và 1945", thể hiện rất rõ
quan điểm yêu nước và ủng hộ kháng chiến của mình. Uy tín của Thiếu Sơn như một nhà báo đấu
tranh cho công lý lên cao đến mức năm 1948, khi tướng Nguyễn Văn Xuân được Pháp cho đứng ra
lập chính phủ, ông ta đã đánh tiếng mời nhà báo Thiếu Sơn làm một chân Bộ trưởng nhưng ông đã từ
chối dẫu gia cảnh lúc đó vẫn tiếp tục cực kỳ tùng tiệm…
Cũng trong những năm kháng chiến chống Pháp, đã có lúc Thiếu Sơn can đảm rời bỏ nếp sống đô
thành để đi vào bưng biền làm báo giúp nước, chứ không chịu để ngòi bút phải uốn cong đi vì sức
mạnh lợi quyền của kẻ thù. Trước đó, ông đã một lần bị thực dân Pháp giam vào tù ngục. Tại bưng
biền, Thiếu Sơn đã tham gia làm báo Cứu quốc Nam Bộ…
Chỉ sau năm 1954, theo sự phân công của tổ chức, Thiếu Sơn mới quay trở về Sài Gòn trong vai trò
một trí thức theo chủ nghĩa dân tộc. Chính quyền Ngô Đình Diệm quá đa nghi và tàn bạo đã bắt ông
vào tù (đây là lần thứ hai ông phải chịu cảnh giam cầm, kéo dài tới 4 năm) và chỉ tới cuối năm 1963,
ông mới được trả lại tự do.
Và Thiếu Sơn lại tiếp tục công việc mà ông thích nhất và thạo nhất: viết báo. Thiếu Sơn là một người
sinh ra để làm báo nên ông viết rất nhanh và cũng rất sâu. Viết về chủ đề gì ông cũng rất chú trọng tới
những thông điệp văn hóa và đạo đức cần tôn vinh. Số lượng các bài báo của ông đã được công bố rất
lớn.
Trong hàng hoạt các bài viết ở cuối những năm 60 trên những tờ báo có ảnh hưởng lớn tại Sài Gòn
như Thần chung, Dân chủ mới… Thiếu Sơn đã lại làm sáng lên một tinh thần vị nghĩa quen thuộc với
những "Bài học quê hương" với "Tầm nhìn nhân loại". Càng ngày ông càng nhìn nhận rõ hơn vai trò
của giới trí thức trong sự nghiệp cứu nước chung của dân tộc: "Nếu không đủ khí tiết để giữ mình thì
phải nhờ tới sự hỗ trợ của nhân dân để khỏi làm khách lạ của quê hương và được sống trong tình
thương dân tộc. Trí thức không thể sống cô đơn và lý tưởng phải bắt nguồn từ thực tế…".
Chính những bài viết có sức cuốn hút mạnh mẽ của Thiếu Sơn, đặc biệt là những bài báo viết kỷ niệm
ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới cội nguồn chính nghĩa của dân tộc, đã khiến chính
quyền tay sai ngoại bang ở Sài Gòn hoảng sợ. Và đây cũng là nguyên nhân khiến chúng phải đưa ông
vào tù, chứ thực ra, gọi ông là "điệp viên" thì là một sự phóng đại quá đáng. Thế nhưng, một con
người dẫu quen nhiều với mọi tiện nghi nhưng lại có khí tiết vững vàng thì mọi cạm bẫy và đe dọa
của kẻ thù đều không thể làm cho nhụt chí.
Ở trong tù, Thiếu Sơn vẫn luôn giữ cho mình một nếp sống can đảm, chính trực. Tháng 3/1974, chính
quyền Sài Gòn đã buộc phải trao nhà báo Thiếu Sơn cho chính phủ cách mạng lâm thời… Sau đó,
ông được đưa ra Bắc rồi sang Pháp công tác… Khi nghe tin miền Nam được hoàn toàn giải phóng
ngày 30/4/1975, nhà báo Thiếu Sơn đã xin về nước để được hòa chung với niềm vui dân tộc và để
không phải "chết ở đất lạ quê người".
Nhà văn - nhà báo Thiếu Sơn qua đời ngày 3/1/1978 ở TP Hồ Chí Minh. Trước đó không lâu, năm
1977, trong bài báo "Trí thức với cách mạng và cách mạng với trí thức" đăng trên tờ Sài Gòn giải
phóng, Thiếu Sơn đã viết: "Bản thân tôi không phải là một người cách mạng, nhưng tôi đi theo cách
mạng cho tới ngày đất nước đã sạch bóng quân thù. Tôi có bạn trong những người kháng chiến và
những người chỉ sống ở thành nhưng vẫn hướng về cách mạng. Tôi tin tưởng một dân tộc đã tạo nên
chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại thắng Mùa xuân 1975 sẽ dư sức đưa đất nước vượt qua mọi khó
khăn".
(Xin cảm ơn ca sĩ lão thành Quang Hưng đã cung cấp tư liệu cho bài viết này)
3
Phan Long (Nguồn: CAND Online)
4