Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 176 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bắc Kạn, tháng 12 năm 2017
1


Mục Lục
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
Phần thứ nhất: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC
TẾ, TRONG NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN................................................... 13
I. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI ..................................13
1. Một số điểm đáng lưu ý về tình hình kinh tế thế giới hiện nay.................13
2. Tác động chủ yếu của bối cảnh kinh tế thế giới ........................................13
II. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH BẮC KẠN ...............................................16
1. Bối cảnh trong nước ..................................................................................16
2. Triển vọng kinh tế Việt Nam .....................................................................18
III. CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỘI SINH CỦA TỈNH
BẮC KẠN .........................................................................................................20
1. Vị trí địa lý, kinh tế của tỉnh trong vùng ...................................................20
2. Điều kiện khí hậu, thủy văn .......................................................................21
3. Tiềm năng và khả năng khai thác các tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh .......................................21
4. Về dân số, lao động– việc làm và các vấn đề xã hội .................................27


5. Đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức ...................29
Phần thứ hai: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC
KẠN ĐẾN NĂM 2015 ......................................................................................... 32
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN KT-XH TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020 ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
(Quyết định số 1890/QĐ-Tg ngày 14/10/2010) ................................................32
1.Về kinh tế ....................................................................................................32
2. Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội và môi trường ..........................33
3. Thu, chi ngân sách ....................................................................................36
II. THỰC TRẠNG CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ SẢN PHẨM
CHỦ YẾU .........................................................................................................36
2


1. Nông, lâm nghiệp – thủy sản .................................................................... 36
2. Công nghiệp và xây dựng ......................................................................... 43
3. Khu vực dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ ............................................... 45
III. THỰC TRẠNG CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI ....................... 48
1. Giáo dục và đào tạo................................................................................... 48
2. Y tế ............................................................................................................ 50
3. Dân số, lao động, việc làm và an sinh xã hội ........................................... 51
4. Văn hóa - Thể dục thể thao. ...................................................................... 53
5. Khoa học - công nghệ ............................................................................... 53
6. Cải cách hành chính .................................................................................. 54
IV. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT .......... 55
1. Hệ thống giao thông .................................................................................. 55
2. Hệ thống cấp điện ..................................................................................... 60
3. Hạ tầng thông tin –truyền thông ............................................................... 62
4. Hệ thống cấp, thoát nước .......................................................................... 63
5. Hệ thống thủy lợi ...................................................................................... 64

V. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ............................... 65
1. Quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu .................. 65
2. Sử dụng đất đai ......................................................................................... 66
VI. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KINH TẾ THEO LÃNH THỔ ..................... 67
1. Về phát triển các vùng .............................................................................. 67
2. Thực trạng phát triển đô thị ...................................................................... 68
3. Khu vực nông thôn .................................................................................... 69
VII. ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ........................................................................... 70
VIII. KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KT-XH VỚI QUỐC PHÒNG AN NINH ..... 71
IX. CÔNG TÁC LẬP VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH .................................... 71
X. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT ......................................................................... 71
1. Những thành tựu đạt được. ....................................................................... 71
3


2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân .................................................73
3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ...............................................75
4. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế giữa tỉnh Bắc Kạn với vùng TDMNPB đã
đạt được trong giai đoạn qua sẽ cho thấy vị trí của tỉnh trong tổng thể vùng
TDMNPB .......................................................................................................76
Phần thứ ba: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 ............................. 79
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN .............................................79
1. Quan điểm phát triển .................................................................................79
2. Mục tiêu phát triển .....................................................................................79
II. LUẬN CHỨNG PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG, CƠ CẤU KINH TẾ VÀ
LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG ...............................................85
1. Luận chứng các phương án tăng trưởng ....................................................85
2. Lựa chọn phương án phát triển ..................................................................90
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ ..................91

1. Phát triển nông, lâm nghiệp - thủy sản và xây dựng nông thôn mới.........91
1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ..............................................................91
1.2. Phương hướng phát triển ........................................................................93
1.3. Một số giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản...................101
2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng .....................103
3. Phát triển khu vực dịch vụ .......................................................................109
4. Thu, chi ngân sách ...................................................................................112
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA - XÃ
HỘI ..................................................................................................................113
1. Phát triển giáo dục - đào tạo ....................................................................113
2. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ...........................................116
3. Phát triển văn hoá, thể dục thể thao và gia đình ......................................118
4. Dân số, lao động và việc làm...................................................................121
5. Giảm nghèo và an sinh xã hội .................................................................123
4


6. Khoa học - công nghệ ............................................................................. 124
7. Bảo vệ môi trường .................................................................................. 126
8. Cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh ...... 134
9. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là người
đứng đầu
135
10. Quốc phòng - an ninh ............................................................................ 137
V. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT ............ 139
1. Hệ thống giao thông ................................................................................ 139
2. Hệ thống điện .......................................................................................... 140
3. Cấp nước sạch ......................................................................................... 142
4. Hệ thống thủy lợi .................................................................................... 143
5. Hạ tầng thông tin– truyền thông ............................................................. 143

VI. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN VÙNG LÃNH
THỔ ................................................................................................................ 145
1. Quan điểm bố trí phát triển theo không gian vùng, lãnh thổ .................. 145
2. Định hướng phát triển các vùng KT-XH của tỉnh .................................. 145
3. Tổ chức phát triển không gian văn hóa-du lịch ...................................... 146
4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bắc Kạn ....................... 146
5. Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn ......................................... 149
6. Định hướng sử dụng đất.......................................................................... 150
VII. LỰA CHỌN BƯỚC ĐI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ........................................................................................ 151
1. Lựa chọn bước đi trong thời kỳ quy hoạch ............................................. 152
2. Đề xuất một số chương trình, dự án ưu tiên đầu tư ................................ 152
VIII. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030............................................................................................. 153
1. Kết quả đạt được của tỉnh đến năm 2020 ............................................... 153
2. Tầm nhìn đến năm 2030 ......................................................................... 153

5


Phần thứ tư: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH ...... 155
I. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ .................................................................155
1. Nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư ...............................................155
2. Các giải pháp huy động vốn ....................................................................155
II. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ...................................158
III. GIẢI PHÁP KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ .............................................159
IV. GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ..............................................161
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách...........161
2. Chính sách nhằm củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ....162
3. Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu lực,

hiệu quả quản lý nhà nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí .................162
V. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ .........163
VI. GIẢI PHÁP VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ VỚI CÁC ĐỊA
PHƯƠNG KHÁC............................................................................................164
Phần thứ năm: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ .... 165
I. Tổ chức và điều hành thực hiện quy hoạch .................................................165
II. Đề xuất và kiến nghị với Trung ương ........................................................165
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 167

6


MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến
năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1890/QĐTTg ngày 14/10/2010. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Bắc Kạn đã
xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa
bàn tỉnh; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015 và hàng năm
của tỉnh, đồng thời triển khai các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, đã ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội của đất nước, song KT-XH
của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn
duy trì được mức tăng khá và đạt cao hơn bình quân cả nước1. Hệ thống kết cấu
hạ tầng được quan tâm đầu tư, ngày càng hoàn thiện; các ngành sản xuất có bước
phát triển mới; thu ngân sách cơ bản đều đạt kế hoạch; các lĩnh vực văn hóa - xã
hội đạt được nhiều tiến bộ; Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh
được giữ vững, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế 5 năm giai đoạn 2011-2015 đã diễn ra không
thuận lợi như dự báo: tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn (suy thoái kinh tế,

lạm phát tăng, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động,...); thời tiết, dịch
bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước mới
được ban hành như: Các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
đảm bảo an sinh xã hội; các quy định về chuẩn quốc gia về giáo dục, y tế, chuẩn
nghèo... Đồng thời quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du
và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 và nhiều quy hoạch của các Bộ, ngành mới
được phê duyệt, điều chỉnh, các yếu tố này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến
tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó, Quy hoạch của tỉnh được xây dựng trong điều kiện dự báo
nền kinh tế có nhiều yếu tố thuận lợi và có tính đột phá nên các mục tiêu đề ra
khá cao và lấy giá gốc năm 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê trong khi theo
Thông tư 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04/4/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy
định năm 2010 làm năm gốc thay cho năm gốc 1994 để tính các chỉ tiêu thống kê
theo giá so sánh.
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, theo đó quy định “thời hạn
xem xét điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ 5
năm một lần” và được sự đồng ý của Văn phòng Chính phủ tại văn bản số
6702/VPCP-KTTH ngày 31/8/2014 về việc cho phép tỉnh Bắc Kạn điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020.

1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước giai đoạn 2011-2015 là 5,8%/năm, của Bắc Kạn là 5,9%/năm.

7


Do vậy, để phù hợp với tình hình mới hiện nay, khai thác tiềm năng, lợi

thế của tỉnh và phủ hợp với quy định hiện hành thì việc điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 là thực sự cần thiết.
II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH
1. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch:
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch đầu
tư về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và quy bố quy hoạch
tổng thể phát triển XH; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 219/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 của UBND tỉnh Bắc
Kạn về phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí dự án Điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
2. Căn cứ tài liệu liên quan:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020 thông
qua tại Đại hội Đảng XI;
- Văn kiện Đại hội XII của Đảng: Báo cáo chính trị; Báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và phương
hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng;
- Kết luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm
bảo quốc phòng, an ninh vùng TD&MNPB đến năm 2020;
- Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về Quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) tỉnh
Bắc Kạn;

- Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Bắc Kạn đến 2020;
- Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011- 2020;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

8


- Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai
đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/07/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và
Miền núi phía Bắc đến năm 2020;
- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030;
- Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030 và các văn bản pháp lý khác có liên quan;
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Bộ Chính trị về xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại và Nghị quyết số 16-NQ/CP ngày
08/06/2012 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
13-NQ/TW;
- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững;
- Nghị quyết số 80-NQ/CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về chỉ tiêu giảm
nghèo;
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần 9 Ban Chấp
hành TW Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;
- Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa
thể thao ở cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020;
- Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ quy định về y
tế xã, phường, thị trấn;

9


- Nghị định số 35/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý sử
dụng đất lúa;

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 07/02/2013 của Chính phủ về quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)
tỉnh Bắc Kạn;
- Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét
đến 2030;
- Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai
đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
- Quyết định số 2623/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai
đoạn 2013 - 2020;
- Chỉ thị số 07-CT/TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn
chỉnh việc quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp;
- Quyết định số 919/BNN-TCLN ngày 5/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao giá trị gia
tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014-2020;
- Quyết định số 1003/QĐ-BNN-CB ngày 13/5/2015 của Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án nâng cao giá trị gia tăng hàng
nông lâm thủy sản trong chế biến và giảm tổn thất sau quy hoạch;
- Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 17/10/2015 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh Bắc Kạn lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chương trình hành động số 04CTr/TU ngày 15/01/2016 của Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu đảng bộ tỉnhlần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 – 2020;
- Các Nghị quyết của Tỉnh ủy Bắc Kạn: Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày
26/4/2015 về phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có

thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường trên thị trường giai đoạn 2016-2020;
Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/4/2016 về thực hiện chương trình giảm nghèo
bền vững giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/4/2016 về đẩy
mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày
26/4/2016 về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2016-2020;
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 26/4/2016 về xây dựng hợp tác xã kiểu mới trên địa
bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/4/2016 về nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, nhất là người đứng đầu đáp
ứng với yêu cầu của giai đoạn 2016-2020;
10


- Các quy hoa ̣ch, đề án, kế hoa ̣ch của tỉnh Bắc Kạn đã được phê duyê ̣t; Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc
Kạn; Nguồ n dữ liê ̣u, số liêụ thố ng kê, các báo cáo điề u tra của các Sở, ban,
ngành của tỉnh và các huyê ̣n, thành phố trên điạ bàn tin̉ h Bắc Kạn.
III. YÊU CẦU
Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Kạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phải đảm bảo phù hợp với Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội Trung du và Miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện, bối cảnh phát triển mới.
Cấu trúc của báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch:
Ngoài phần Mở đầu và Phụ lục, Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” gồm các phần chính sau:
- Phần thứ nhất: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC
TẾ, TRONG NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN


- Phầ n thứ hai: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC

KẠN ĐẾN NĂM 2015

- Phần thứ ba: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC
KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

- Phần thứ tư: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Phần thứ năm: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ

11


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
9
10
11
12
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Viết tắt
BHYT
CN
CN-XD
DV
Giá SS2010
GRDP
GD-ĐT
GDTH
GTNN
GTSX
KHHGĐ
KCN
KT-XH

MN
NSNN
NLTS

TDTT
TTCN
TDMNPB
THCS
THPT
XDCB
UBND
VH-XH

Chữ viết tắt
Bảo hiểm y tế
Công nghiệp
Công nghiệp –Xây dựng
Dịch vụ
Giá so sánh năm 2010
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
Giáo dục - Đào tạo
Giáo dục tiểu học
Giao thông nông thôn
Giá trị sản xuất
Kế hoạch hoá gia đình
Khu công nghiệp
Kinh tế - xã hội
Lao động
Miền núi
Ngân sách nhà nước
Nông - lâm - thủy sản
Thể dục thể thao
Tiểu thủ công nghiệp
Trung du và miền núi phía Bắc

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Xây dựng cơ bản
Ủy ban nhân dân
Văn hóa - xã hội

12


Phần thứ nhất
PHÂN TÍCH, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH QUỐC TẾ,
TRONG NƯỚC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẮC KẠN
I. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI
1. Một số điểm đáng lưu ý về tình hình kinh tế thế giới hiện nay
- Tổng thể nền kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục và phát triển cao hơn.
- Giá dầu mỏ giảm kỷ lục do nguồn cung dầu đá phiến.
- Xu hướng tự đảm bảo lương thực của các quốc gia trên thế giới.
- Dịch chuyển tự do khách du lịch, lao động, vốn, hàng hóa, dịch vụ và
hàng rào kỹ thuật quốc gia sẽ gia tăng.
- Các cam kết và quy chuẩn thế giới sẽ ngày càng cao hơn.
- Kinh tế Mỹ (chiếm gần 1/4 tổng GDP toàn cầu) tăng trưởng khoảng
2,4% năm 2015 và khoảng 3,1% năm 2016; thất nghiệp khoảng 6-6,5% thấp nhất
trong 5 năm qua với các hệ lụy tích cực toàn diện lan tỏa toàn cầu.
- Kinh tế Trung Quốc (chiếm gần 1/10 tổng GDP toàn cầu) đang thúc đẩy
tái cơ cấu và định hướng mạnh vào thị trường nội địa, coi trọng tăng trưởng bền
vững hơn và vẫn duy trì được mức tăng 6,7-7%/năm.
- Với chương trình cải cách kinh tế táo bạo nhất trong nhiều thập kỷ qua,
tuy nhiên kinh tế Nhật Bản vẫn cải thiện chậm và chưa thật ổn định.
- Nền kinh tế Nga bộc lộ nhiều lỗ hổng và dễ bị tổn thương; dưới tác động

của giá dầu sụt giảm và các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, kinh tế Nga
trong năm 2015 suy giảm 3,75%.
2. Tác động chủ yếu của bối cảnh kinh tế thế giới
2.1. Biến động kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, trực
tiếp tới phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Bắc Kạn nói riêng
Thị trường thế giới, nhất là thị trường vốn, thị trường năng lượng, nguyên
liệu… sẽ dễ bị tổn thương và biến đổi thất thường hơn. Sự cạnh tranh giành giật
vị trí và ảnh hưởng thị trường giữa các siêu cường kinh tế mới nổi và các siêu
cường kinh tế khác sẽ gay gắt, khốc liệt hơn góp phần làm cho thị trường thế giới
trở nên bất ổn định hơn. Cạnh tranh giành giật nguồn nhân lực có trình độ cao
giữa các nền kinh tế và doanh nghiệp cũng sẽ phổ biến hơn và gay gắt hơn. Khả
năng tiếp cận và huy động vốn đầu tư nước ngoài (các nguồn vốn) có thể bị hạn
chế hơn; việc quản lý duy trì cân bằng cán cân thanh toán sẽ khó khăn hơn; rủi ro
bất ổn kinh tế vĩ mô cũng có thể gia tăng.
Trước những tác động của biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài chính toàn
cầu, mô hình và cách thức phát triển kinh tế trên toàn cầu có thể sẽ được điều
chỉnh. Mô hình và phương thức phát triển mới cân bằng hơn, đề cao hơn trách
13


nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thân thiện hơn với môi trường, tiết kiệm hơn
trong sử dụng năng lượng; an toàn, vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người
tiêu dùng sẽ ngày càng khắt khe và được đề cao.
2.2. Thu hút nguồn vốn nước ngoài ngày càng trở nên cạnh tranh hơn
Theo dự báo của nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế, FDI là một trong
những nguồn vốn chính của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011-2020, với những
tiềm năng về kinh tế, nguồn nhân lực, Việt Nam sẽ tiếp tục trở thành điểm đến
thu hút nhiều FDI của các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là qua hình thức thuê
ngoài (outsourcing). Hoạt động dịch vụ thuê ngoài tại Việt Nam sẽ nhằm cả vào
hai lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công nghiệp chế tác.Việc Việt Nam mở

cửa thị trường theo các cam kết quốc tế sẽ tạo điều kiện cho luồng vốn FDI ngày
càng nhiều hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo thu hút được vốn FDI, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp
tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và duy trì lợi thế so với các quốc gia
khác. Mặt khác, những biến động khó lường và căng thẳng trong tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ ở khu vực Đông Á và biển Đông sẽ tác động bất lợi đến thu hút
các nguồn vốn FDI, phát triển du lịch và các hoạt động xuất, nhập khẩu, nhất là
xuất khẩu các mặt hàng mà thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng chi phối như:
hoa quả, may mặc, giày dép, tinh bột sắn, cao su, khoáng sản...
Đối với nguồn vốn ODA, tính chất, quy mô và các điều kiện cung cấp
ODA cho Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định trong thời gian tới; các
khoản viện trợ không hoàn lại sẽ tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ, tăng cường năng lực, các kênh tín dụng mới sẽ kém ưu đãi hơn. Ngoài ra,
Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình nên nguồn vốn
ODA sẽ giảm dần. Điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến việc thu hút nguồn vốn
ODA để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh.
2.3. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo,
phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện có tác động tích cực và
tiêu cực khó lường đến nền kinh tế nước ta, trong đó có Bắc Kạn
Trước hết, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho dịch
chuyển các nguồn lực phát triển (vốn, công nghệ, nhân lực…) ngày càng tự do
và trên quy mô lớn toàn cầu. Quá trình đó tạo ra áp lực đòi hỏi các quốc gia phải
liên tục đổi mới, hoàn thiện môi trường thể chế chính sách, hiện đại hóa nền
hành chính quốc gia… phù hợp với các thông lệ quốc tế; phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao; đầu tư hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đối ngoại đặc biệt là giao
thông (cảng biển, cảng hàng không quốc tế, đường bộ, đường sắt xuyên quốc
gia) và viễn thông cũng như hệ thống hạ tầng kết nối các vùng miền trong mỗi
quốc gia, đảm bảo khai thác tốt hơn tiềm năng của các vùng lãnh thổ.
Thứ hai, với việc dịch chuyển tự do và mạnh mẽ các nguồn lực do tác
động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia

khai thác các nguồn lực từ bên ngoài (bao gồm vốn, công nghệ và cả nhân lực
chất lượng cao) cho phát triển kết cấu hạ tầng.
14


Toàn cầu hóa và hội nhập cũng tạo điều kiện cho các quốc gia đi sau khai
thác nguồn hỗ trợ phát triển (ODA) của các quốc gia phát triển, của các tổ chức
quốc tế để phù hợp, hoàn thiện môi trường pháp lý; nâng cấp và phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng.
Trong bối cảnh đó, việc phát triển các hành lang, vành đai kinh tế và các
cực tăng trưởng của Việt Nam được đặt trong mối quan hệ với khu vực như: (1)
xu hướng gia tăng liên kết giữa các nền kinh tế; Sự hình thành của Cộng đồng
ASEAN (đặc biệt là Cộng đồng kinh tế ASEAN trong năm 2015); Sự hình thành
của Khuôn khổ Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN (PCEP) cũng như việc Việt
Nam cơ bản sẽ hoàn tất ký kết các FTA (Hiệp định thương mại tự do) với các đối
tác lớn như Mỹ, EU, EFTA (Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu)... từ nay đến
năm 2020; (2) đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường kết nối, gắn kết và hợp tác
với các nước ASEAN lục địa, nhất là thông qua các khuôn khổ hợp tác sẵn có,
như ACMECS, GMS, CLMV, CLV... Đồng thời, thu hút sự quan tâm và hỗ trợ
tài chính của các đối tác phát triển (WB, ADB...) và các nền kinh tế phát triển là
đối tác của khu vực (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...) để phát triển kinh tế. Bên cạnh
đó, theo lộ trình đến năm 2020, Việt Nam sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết gia
nhập WTO, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN - Trung Quốc... Thuế
nhập khẩu từ các nước ASEAN, Trung Quốc và nhiều nước khác sẽ giảm xuống
mức 0 - 5%. Tiến trình này cũng sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu và phát
triển một số ngành công nghiệp như: cơ khí, luyện cán thép, lắp ráp ô tô, hóa
chất, xăng dầu, phân bón, thiết bị văn phòng, chế biến thực phẩm, đường mía, xi
măng; do đó, đối với các ngành này (những ngành mà tỉnh đang tập trung phát
triển) Bắc Kạn cần nâng cao năng lực cạnh tranh để duy trì và mở rộng thị
trường trong thời gian tới.

2.4. Thế giới có những bước phát triển nhanh chóng về khoa học và
công nghệ, việc áp dụng tiến bộ công nghệ trong quản lý, phát triển kinh tế xã hội là đòi hỏi cấp thiết
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu cải cách hành
chính, xây dựng và vận hành các loại thị trường; phát triển nguồn nhân lực; xây
dựng hệ thống kết cấu hạ tầng... phải dựa trên cơ sở hiện đại hóa, ứng dụng các
công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT).
Thế giới đã và đang chuyển sang kỷ nguyên số, đặc trưng bởi sự hình
thành xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa nhanh
chóng. CNTT và truyền thông là hạ tầng của hạ tầng, vừa là một bộ phận của kết
cấu hạ tầng quốc gia, vừa là nền tảng để quản lý, vận hành, kết nối hiệu quả toàn
bộ hệ thống hạ tầng. CNTT sẽ làm thay đổi mạnh mẽ năng suất lao động trong
mọi ngành kinh tế. Do đó, phát triển và ứng dụng CNTT là phương thức để
CNH, HĐH đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại.
Về tổ chức quản lý và khai thác các cơ sở, công trình hạ tầng, một xu
hướng mới cũng đã và đang phổ biến là việc phi tập trung hóa cũng như trao
quyền tự chủ nhiều hơn trên cơ sở hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống luật
15


pháp liên quan đến phát triển, cung cấp và đảm bảo các dịch vụ công. Những đổi
mới về pháp lý từ thể chế, cơ chế, chính sách đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả
cũng như sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân (bao gồm cả trong và
ngoài nước) vào phát triển kinh tế - xã hội2. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý
phát triển đang là ưu tiên và xu thế chung trên thế giới đem lại sự đồng bộ và
hiệu quả cao hơn trong đầu tư phát triển mà Bắc Kạn cần chú trọng.
II. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ KHU VỰC
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KT-XH CỦA TỈNH BẮC KẠN
1. Bối cảnh trong nước
Sau 30 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa của Việt Nam từng bước được hoàn thiện và vận hành có hiệu quả phù hợp
với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình tái cơ cấu kinh tế chuyển đổi
mô hình tăng trưởng đang được đẩy mạnh, tư duy kinh tế ngày càng có những
đổi mới, thông thoáng hơn, thuận lợi để Bắc Kạn phát huy tính chủ động, linh
hoạt, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Hiện tại, kinh tế trong nước vẫn đang gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 5,8%, kinh tế vĩ mô chưa
ổn định vững chắc. Tuy nhiên, dự báo kinh tế trong nước những năm tới, sau giai
đoạn suy giảm, sẽ dần phục hồi, kinh tế vĩ mô sẽ ổn định hơn và bước vào giai
đoạn chuyển dần từ các ngành sử dụng công nghệ thấp là chủ yếu sang các
ngành sử dụng công nghệ trung bình và công nghệ cao; từng bước hướng vào
phát triển kinh tế tri thức và phát triển kinh tế xanh. Đây là điều kiện để Bắc Kạn
đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và thay đổi mô hình tăng trưởng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng TDMNPB đến
năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1064/QĐ/TTg ngày 08/7/2016 đề ra các mục tiêu của vùng đến năm 2020 và định
hướng các lĩnh vực ưu tiên tập trung đầu tư sẽ tác động mãnh mẽ đến sự
phát triển củaTỉnh:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm vùng
TDMNPB thời kỳ 2016 - 2020 trên 8%. GRDP bình quân đầu người đến năm
2020 đạt khoảng 2.000 USD.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 16 - 17%/năm.
- Phấn đấu các mục tiêu về xã hội của vùng đạt mức trung bình của cả nước.
- Đến năm 2020, nâng tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trường lên trên 92% và huy
động trẻ trong độ tuổi tiểu học đến trường đạt 99%.
- Đến năm 2020, phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế là 100% ; tỷ
lệ trạm y tế xã có bác sỹ đạt trên 80%; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
2
Châu Âu, nhiều quốc gia có những cải cách như vậy, có thể dẫn ra các mô hình tổ chức quản lý vận
hành các cảng biển, sân bay của Bỉ (Belgium), hay kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản từ đầu những năm
2000…


16


dưỡng xuống dưới 15% vào năm 2020; số giường bệnh/vạn dân đạt 25 giường
vào năm 2020.
- Củng cố và xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin cấp xã, phường,
phấn đấu đến năm 2020 có 90% số làng, thôn, bản có nhà văn hoá, tụ điểm sinh
hoạt cộng đồng.
- Đến năm 2020, hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước
sạch và hợp vệ sinh; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng công nghệ sạch
hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản
xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; các đô thị loại 4 trở lên và tất cả
các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 95% chất thải rắn
thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu
chuẩn môi trường.
- Tập trung đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, hạ tầng đô thị, hạ tầng
khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là mạng lưới đường giao
thông gắn kết các tỉnh trong Vùng và với các vùng lân cận.
+ Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ và đường
huyện theo quy hoạch; hình thành mạng lưới giao thông gồm 5 trục hướng tâm:
Hà Nội - Lào Cai (QL70, QL32C), Hà Nội - Điện Biên (QL6), Hà Nội – Lai
Châu (QL32, QL32B), Hà Nội - Cao Bằng (QL3), Hà Nội - Lạng Sơn (QL1), Hà
Nội – Phú Thọ - Hà Giang (QL2) và 3 tuyến vành đai: Vành đai 1 (QL4, QL4A,
QL4B, QL4C, QL4D, QL4H), Vành đai 2 (QL279), Vành đai 3 (QL37) làm
động lực thúc đẩy phát triển của Vùng.
+ Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Lào
Cai; Hà Nội - Thái Nguyên; Kép - Lưu Xá đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt
quốc gia.

+ Xây dựng mới các cảng hàng không Lào Cai, Lai Châu. Củng cố các sân
bay nhỏ, sân bay chuyên dụng và bãi đáp trực thăng phục vụ hoạt động bay đến
vùng sâu, vùng xa, nơi chưa có cảng hàng không.
+ Nâng cấp và tổ chức quản lý, khai thác tốt các tuyến đường thuỷ trên các
sông, lòng hồ lớn trên địa bàn Vùng. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới
các bến cảng đầu mối trên các tuyến sông, lòng hồ thủy điện phục vụ vận chuyển
hàng hóa.
- Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị điều tiết và vận hành có hiệu quả các
công trình thủy lợi, hồ chứa hiện có. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi, hồ chứa nước, hệ thống kênh tưới đảm bảo cung cấp đủ nước tưới phục
vụ sản xuất nông nghiệp và điều tiết lũ tại các tỉnh có nguy cơ xảy ra lũ quét cao
như: Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào
Cai, Điện Biên. Xây dựng các tuyến đê sông, các công trình kè bờ sông biên giới
nhằm tránh sạt lở đất, ổn định sản xuất và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.
Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống cấp nước đảm bảo đáp ứng đủ nước sạch
17


phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đô thị; áp dụng công nghệ tiên tiến và
xây dựng các mô hình cấp nước hợp vệ sinh cho nhân dân khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới trên địa bàn các địa
phương trong Vùng.
- Tập trung triển khai xây dựng và hoàn thành các dự án thuỷ điện, nhiệt
điện qui mô lớn trên địa bàn Vùng; xây dựng hệ thống truyền tải và phân phối
điện đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu cấp điện theo Tổng sơ đồ phát triển Điện
lực 7.
2. Triển vọng kinh tế Việt Nam
2.1. Những cơ hội và triển vọng tích cực
- Về tổng thể, trong trung hạn, Việt Nam sẽ giữ được ổn định vĩ mô khá
tích cực với mức tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5%, lạm phát được kiềm chế ở

mức thấp.
- Môi trường kinh doanh sẽ có nhiều cải thiện nhờ những nỗ lực trong
nước, cũng như từ triển khai theo cam kết trong khuôn khổ những FTA mà Việt
Nam đang và sẽ tham gia; hạn chế được các tranh chấp thương mại quốc tế nhờ
những kinh nghiệm và năng lực thích ứng mới.
- Nền kinh tế sẽ có độ mở, tính chất tự do hóa và quốc tế hóa cao hơn. Áp
lực và sự cạnh tranh bình đẳng và hợp tác kinh tế đều tăng lên. Các dòng đầu tư
ngoại vào Việt Nam và dòng vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng sẽ gia
tăng nhanh hơn về quy mô, đa dạng về cơ cấu và lĩnh vực.
- Thị trường tài chính sẽ tiếp tục gia tăng các dòng vốn ngoại và sự phát
triển các quỹ mở. Thị trường vàng ổn định. Tăng trưởng tín dụng sẽ nhanh hơn
do cơ hội đầu tư và cả điều kiện tín dụng sẽ mở hơn, tạo thêm lực đẩy hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế. Nợ xấu được kiểm soát và từng bước xử lý linh hoạt, trong mục
tiêu bảo đảm ổn định hệ thống và từng bước tiếp cận các chuẩn mực chung.
- Thị trường hàng tiêu dùng sẽ có cải thiện với cơ cấu hàng hóa phong phú
hơn, giá rẻ hơn và chất lượng từng bước được cải thiện. Hàng công nghệ thông
tin tiếp tục đa dạng hóa và giảm giá nhanh do cạnh tranh và sự phát triển khoa
học công nghệ.
- Thị trường xuất khẩu lao động sẽ tiếp tục tăng mạnh và là một trọng tâm
cải thiện việc làm và an sinh xã hội cho các vùng, đối tượng liên quan.
- Thị trường bất động sản từng bước hình thành một chu kỳ tăng trưởng
mới về quy mô, tốc độ, cân bằng và hiệu quả hơn, với tiêu điểm là phân khúc nhà
ở xã hội và các căn hộ chung cư, mặt bằng kinh doanh giá hợp lý, ở vị trí thuận
lợi, đủ cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội được tiêu thụ theo phương thức cho thuê,
“thuê-mua” và “mua-cho thuê” và được quản lý bởi các công ty ủy thác, khai
thác chuyên nghiệp có trách nhiệm cao.
2.2. Những thách thức và quan ngại
- Các doanh nghiệp sẽ đối diện với sự gia tăng áp lực cạnh tranh và mức
18



độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, cùng với những rủi
ro và chi phí cao hơn về các hàng rào kỹ thuật và yêu cầu cao hơn về năng lực
tài chính, cơ chế quản trị nội bộ. Nợ xấu và hàng tồn kho những sản phẩm kém
cạnh tranh hoặc thiếu đổi mới công nghệ, thiếu thân thiện với môi trường và với
con người…sẽ là gánh nặng với không ít doanh nghiệp kém năng động.
- Quy tắc xuất xứ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chặt chẽ sẽ là một thách
thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc nguyên liệu nước
ngoài, đồng thời, khiến gia tăng các chi phí, giảm khả năng cải thiện quy trình
sản xuất vốn lạc hậu của nhiều ngành sản xuất trong nước. Các quy định liên
quan đến bảo vệ môi trường và lao động sẽ làm tăng chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp.
Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều áp lực đáp ứng các chuẩn mực nền
kinh tế thị trường, trong đó có yêu cầu về chuyển đổi đồng tiền, các quyền thỏa
thuận mức lương lao động, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, quyền kiểm soát nhà
nước đối với các tư liệu sản xuất và sự phân bổ các nguồn lực…
- Ngành chăn nuôi, nhất là lợn, gia cầm trong nước sẽ tiếp tục đối diện với
áp lực cạnh tranh giảm giá từ sản phẩm ngoại nhập và sự gia tăng các chi phí đầu
vào, cũng như sự nâng cao các hàng rào kỹ thuật nếu không có những đổi mới về
công nghệ, mô hình chăn nuôi mới hiện đại và những hỗ trợ cần thiết phù hợp
với những cam kết khi tham gia hội nhập.
- Các dự án FDI, nhất là dệt may, có thể thu hẹp lợi ích mà doanh nghiệp
trong nước có được từ các FTA; vì vậy, cần quan tâm thu hút các dự án có công
nghệ cao, công nghệ nguồn, có năng lực tài chính và giải pháp bảo vệ môi
trường, quy mô lớn, có tác dụng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; tăng
cường “hậu kiểm” và quản lý các dự án đã được cấp phép.
- Ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ phải có sự điều chỉnh rất lớn; co
hẹp về những phân khúc không phải cạnh tranh trực tiếp với ô tô nhập khẩu.
- Hệ thống ngân hàng vẫn đối diện với áp lực giảm nợ xấu và sở hữu chéo.
Trong thời gian tới, tỉnh cần chủ động và tích cực tăng năng lực phản ứng

phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, xử lý nợ xấu và phát triển sản xuất kinh
doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu sản phẩm; tiếp tục
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động thuộc mọi
thành phần kinh tế; nhất là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); đẩy mạnh đa
dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng tỷ trọng sản phẩm qua chế biến;
phát triển công nghiệp sản xuất hàng phụ trợ, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp
và gia tăng giá trị cho nền kinh tế. Đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa đầu tư,
hoàn thiện các cơ chế chính sách, nhất là chính sách đối với hình thức hợp tác
công – tư (PPP) để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước. Tiếp tục hoàn
thiện chính sách trợ giúp xã hội và cải tiến hệ thống chính sách an sinh xã hội
theo hướng tập trung, đầy đủ, đồng bộ. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế chính
sách nhằm giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo...
19


III. CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỘI SINH CỦA
TỈNH BẮC KẠN
1. Vị trí địa lý, kinh tế của tỉnh trong vùng
Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, ở vị trí trung tâm các tỉnh Việt Bắc, có tọa
độ địa lý từ 21048’ - 22044’ độ Vĩ Bắc và 105026’ - 106015’ độ Kinh Đông.
Ranh giới:
- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn,
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang,
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên,
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 4.859,9963 km2 chiếm 1,47% diện tích cả
nước; dân số năm 2015 có 313,084 nghìn người chiếm 0,34% dân số cả nước. So
với các địa phương trong cả nước, diện tích của tỉnh Bắc Kạn lớn thứ 27, song là
tỉnh có dân số thấp nhất trong cả nước.
Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố (Thành phố

tỉnh lỵ Bắc Kạn) và 07 huyện (Pác Nặm, Ba Bể, Ngân Sơn, Bạch Thông, Chợ
Đồn, Chợ Mới và Na Rì).
Thành phố Bắc Kạn – trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 170
km, cách biên giới Việt Nam – Trung Quốc khoảng 200 km. Dọc theo Quốc lộ 3
từ Hà Nội qua TP.Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các cửa khẩu biên giới với Trung
Quốc là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với
Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng.
Tỉnh Bắc Kạn nằm trên đường Vành đai 2 với Quốc lộ 279 từ Hạ Long
(Quảng Ninh) qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) đến Chợ Rã (Bắc Kạn) rồi
đến Tuyên Quang kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên Phủ đến cửa
khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên. Đây là tuyến nối Bắc Kạn với các tỉnh trong
vùng TDMN phía Bắc.
Đặc điểm địa hình:
Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm
nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá
vôi... núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở. Độ dốc bình quân của địa hình là 260.
Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có
nhiều đỉnh cao trên 1.000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-300,
nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba
Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.
Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân
Sơn-Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỷ là khối đá đồ sộ, dân cư thưa thớt.

3

Theo Kết quả thống kê đất đai năm 2015 số 179/BC-UBND ngày 16/6/2016 của tỉnh Bắc Kạn

20



Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 450 ha, độ sâu
khoảng 20-30m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu du
lịch lý tưởng.
Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi thấp như vùng chuyển tiếp từ trung du
lên miền núi, độ cao bình quân từ 300-400m so với mặt nước biển, đây là phần
cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn-Yên Lạc. Tuy độ cao không lớn,
độ dốc bình quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng
nhiều hơn và rộng hơn điển hình là các thung lũng ven sông Cầu.
2. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt
Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ
trung bình hàng năm khoảng 22,50C; tháng 2 có nhiệt độ trung bình thấp nhất
khoảng 15,70C (nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất ở TP.Bắc Kạn -0,10C, ở Ba Bể là 0,60C và -20C ở Ngân Sơn); tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ trung bình
khoảng 280C. Do địa hình phức tạp nên đã hình thành các vùng tiểu khí hậu khác
nhau, nhìn chung khí hậu của Bắc Kạn tương đối thuận lợi cho việc phát triển
một hệ sinh thái đa dạng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội.
Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông
Bắc về mùa Đông. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400-1.900
mm, cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 2, mùa mưa từ tháng 2 đến
tháng 9 chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm không khí
trung bình 82-85%.
Bên cạnh những thuận lợi, Bắc Kạn cũng có nhiều khó khăn do khí hậu
như sương muối, mưa đá, lốc... làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động kinh tế
trong tỉnh.
3. Tiềm năng và khả năng khai thác các tiềm năng về tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
3.1. Tài nguyên đất đai
Những loại đất chính của tỉnh Bắc Kạn gồm có:
- Đất phù sa sông: có diện tích khoảng 761 ha được phân bố ở ven sông
Cầu, sông Năng, sông Bắc Kạn và tại các huyện Chợ Mới, Na Rì, Ba Bể, TP.Bắc

Kạn. Loại đất này giàu hàm lượng các chất dinh dưỡng, rất thuận lợi trong phát
triển nông nghiệp thâm canh.
- Đất phù sa ngòi suối: loại đất này có 10.067 ha phân bố dọc theo các
triền suối thuộc lưu vực sông Năng, sông Cầu, sông Bằng Giang, sông Phó Đáy.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn và tỷ lệ mùn trung bình, hàm lượng
lân dễ tiêu khá. Tuy nhiên loại đất này chua, tỷ lệ các nguyên tố vi lượng nghèo
và sắt nhôm di động cao.
- Đất dốc tụ trồng lúa nước: với diện tích 2.249 ha, phân bố xen kẽ với các
loại đất khác và có mặt ở hầu khắp các huyện. Loại đất này có địa hình phức tạp
do nằm xen kẽ và các lòng máng lớn nhỏ tạo thành. Đất lẫn nhiều sỏi đá và thành
21


phần dinh dưỡng nghèo, đất chua, thiếu lân.
- Đất Ferelit biến đổi: có diện tích khoảng 2.242 ha phân bố rải rác ở các
huyện, thành phố nhưng tập trung ở huyện Bạch Thông. Đặc điểm do thường
xuyên bị ngập nước nên đất chua nhưng hàm lượng dinh dưỡng ở mức trung
bình. Tầng đất dày khoảng 50 cm và loại đất này khả năng giữ nước kém.
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: với diện tích trên 400 ha
phân bố ở huyện Chợ Mới, Bạch Thông và TP.Bắc Kạn. Đất có tầng đất dày trên
1m và nằm trên sườn đồi có độ dốc nhỏ dưới 120. Đất chua, nghèo lân và lượng
nhôm dao động cao.
- Đất Feralit phát triển trên đá phiến thạch sét: loại đất này có diện tích
lớn bằng 82.152 ha, phân bố ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh. Loại đất
này có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày tuy nhiên cũng hay bị sụt lở. Hàm
lượng dinh dưỡng phụ thuộc vào tình hình rừng ở phía trên.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá granit: với 48.977 ha loại đất này
phân bố ở Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới và TP.Bắc Kạn. Thành phần cơ giới
trung bình và tầng đất từ trung bình đến dày. Hàm lượng mùn cao, đất có phản
ứng trung tính.

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất: loại đất này có diện tích
lớn nhất (162.255 ha), phân bố ở Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Chợ Mới. Tầng
đất dày và kết cấu đất tơi xốp nên rất dễ bị sụt lở, rửa trôi. Đạm và mùn có hàm
lượng khá nhưng lân dễ tiêu lại nghèo, đất chua.
- Đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi: có diện tích 59.728 ha, phân bố
ở hầu khắp các huyện song nhiều nhất là Na Rì, Ba Bể, Bạch Thông. Tầng đất
mỏng nhưng cấu tượng của đất tốt. Hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong loại
đất này như Ca và Mg rất lớn.
- Đất Feralit vàng nhạt trên sa thạch: với diện tích 14.632 ha, loại đất này
phân bố chủ yếu ở Na Rì, Ba Bể, Ngân Sơn. Tầng đất trung bình, thành phần cơ
giới nhẹ, hàm lượng mùn và chất hữu cơ nghèo. Đất chua, rất chua và dễ bị xói
mòn, bị bạc màu.
- Đất Feralit mùn trên núi cao trên 700 m: loại đất này có diện tích 64.200
ha, phân bố ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Na Rì.
Tầng đất mỏng nhưng hàm lượng mùn khá cao do chất hữu cơ phân giải. Loại
đất này rất thích nghi với một số loại cây trồng ôn đới.
* Đất sản xuất nông nghiệp: Theo kết quả điều tra thoái hóa đất tỉnh Bắc
Kạn năm 20154, toàn tỉnh có 37.071ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có
9.479ha bị thoái hóa, chiếm 25,57% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn
tỉnh, trong đó:
Diện tích đất bị thoái hóa mức nặng:

4.598 ha;

4
Theo Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 về phê duyệt kết quả phê điều tra thoái hóa đất
tỉnh Bắc Kạn năm 2014.

22



Diện tích đất bị thoái hóa mức trung bình:
Diện tích đất bị thoái hóa mức nhẹ:

345 ha;
4.536 ha.

* Đất lâm nghiệp: Toàn tỉnh có 379.775ha đất lâm nghiệp, trong đó
304.089ha bị thoái hóa, chiếm 80,07% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh.
Diện tích đất bị thoái hóa mức nặng:
Diện tích đất bị thoái hóa mức trung bình:
Diện tích đất bị thoái hóa mức nhẹ:

46.322 ha;
165.353 ha;
92.414 ha.

* Đất bằng chưa sử dụng: Toàn tỉnh có 3.010ha đất bằng chưa sử dụng,
trong đó 2.394ha bị thoái hóa, chiếm 79,53% diện tích đất bằng chưa sử dụng
của toàn tỉnh.
Diện tích đất bị thoái hóa nặng:

7 ha;

Diện tích đất bị thoái hóa trung bình:
Diện tích đất bằng bị thoái hóa nhẹ:

44 ha;
2.343 ha.


* Đất đồi núi chưa sử dụng: Toàn tỉnh có 40.774ha đất đồi núi chưa sử
dụng, trong đó có 38.459ha đất bị thoái hóa, chiếm 94,32% diện tích đất đồi núi
chưa sử dụng của toàn tỉnh.
Diện tích đất bị thoái hóa nặng:

25.735 ha;

Diện tích đất bị thoái hóa trung bình:
Diện tích đất bị thoái hóa nhẹ:

1.597 ha;
11.127 ha.

3.2. Tài nguyên rừng
Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng tự nhiên vào loại lớn nhất trong các tỉnh
thuộc vùng Đông Bắc. Rừng của Bắc Kạn có vai trò quan trọng, ngoài việc cung
cấp gỗ và nhiều loại lâm sản khác, rừng Bắc Kạn còn có ảnh hưởng rất lớn đến
môi trường sinh thái của cả vùng nói chung.
Năm 1997 diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn chiếm tới 95% thì đến
năm 2007 diện tích rừng tự nhiên giảm chỉ còn 85% trong đó diện tích rừng giầu
và rừng trung bình chỉ chiếm có khoảng 9%, diện tích rừng phục hồi và rừng
nghèo chiếm khoảng 50%, còn lại rừng tre nứa hỗn giao chiếm khoảng 20%.
Rừng tự nhiên nghèo có độ tán che 0,3 – 0,5; trong rừng chủ yếu là các thành
phần cây gỗ như rành rành, ngát, bứa, vàng anh, chẩu…tầng tán có nơi bị phá vỡ,
tạo nhiều lỗ trống trong rừng.
Theo báo cáo số liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2014 của tỉnh
Bắc Kạn thì:
* Diện tích rừng và đất chưa có rừng là 432.523,7 ha5 trong đó:

5

Theo Báo cáo 103/BC-CCKL ngày 31/3/2015 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn về số liệu hiện
trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2014 tỉnh Bắc Kạn.

23


- Diện tích đất có rừng: 369.989 ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 285.274,4 ha
chiếm 58,7% so tổng diện tích tự nhiên của tỉnh; Rừng trồng: 84.714,6 ha (bao
gồm 25.789,4 ha rừng trồng chưa thành rừng); Diện tích đất chưa có rừng:
62.535 ha.
Rừng Bắc Kạn trước đây có hệ động, thực đa dạng, phong phú, có nhiều
loài quý hiếm (Động vật có khoảng 34 bộ, 110 họ với 336 loài chim, thú, bò sát,
lưỡng cư trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt có 10
loài là đặc hữu của Việt Nam. Về thực vật có 148 họ, 537 chi với 826 loài trong
đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam như đinh, ngũ gia bì gai, trai lý,
nghiến, trò đãi, trầm hương, cầu điệp...). Đến nay, động vật rừng đã giảm cả về
số loài và số lượng. Các loại bò rừng, hổ không còn thấy xuất hiện, chỉ còn một
số loài như gấu, khỉ, sóc, cầy, cáo, rùa núi, gà rừng... nhưng số lượng không
nhiều.
Phát triển kinh tế rừng gắn với phát triển công nghiệp khai thác, chế biến
lâm sản; hình thành các làng nghề chế biến lâm sản... là tiềm năng, lợi thế của
tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn có các rừng
bảo tồn đa dạng sinh học như Vườn Quốc gia Ba Bể, rừng bảo tồn thiên nhiên
Kim Hỷ, khu vực Hồ Nà Khương thôn Bản Lài, khu sinh thái thôn Lùng Pảng,
thôn Bản Cào... thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
3.3. Tài nguyên nước
Nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn nhìn chung tương đối phong phú, nhất là
nước mặt khoảng 3,4 tỷ m3, hàng năm tiếp nhận khoảng 2-2,5 tỷ m3 nước mưa.
- Bắc Kạn có hệ thống sông suối khá dày đặc và phân bố đồng đều, là đầu
nguồn của 4 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Năng, sông Phó Đáy, sông

Bằng Giang và sông Cầu với tổng chiều dài là 313 km, lưu lượng lớn 105,3 m3/s
và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ thống
suối lớn, nhỏ khá nhiều song đa phần nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng
nguồn nên nhiều thác ghềnh. Mặc dù mạng lưới sông, suối khá dày đặc và phân
bố đồng đều, song chế độ dòng chảy vào mùa mưa và mùa khô chênh lệch lớn.
Lưu lượng trên các sông tập trung vào mùa mưa, chiếm 70-80% tổng lượng dòng
chảy năm. Mùa khô các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn
về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét, sạt lở ở miền núi.
- Ngoài hệ thống sông suối, Bắc Kạn còn có hệ thống ao, hồ, đáng chú ý
nhất là hồ Ba Bể, là một trong những hồ kiến tạo tự nhiên đẹp và lớn nhất nước
ta. Diện tích mặt hồ khoảng 450 ha, là nơi hợp lưu của sông Chợ Lèng, suối Bó
Lù và suối Tà Han, là điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch ngày càng tăng.
- Theo đánh giá sơ bộ, nguồn tài nguyên nước ngầm của tỉnh không lớn,
chất lượng nước trung bình, trữ lượng khai thác có thể đạt 660.000 m3/ngày đêm.
Hiện được khai thác ở TP.Bắc Kạn và thị trấn huyện lỵ với lưu lượng 28.000
m3/ngày đêm nhưng đòi hỏi phải xử lý tốn kém. Một số vùng nông thôn, nhân
dân khai thác nước ngầm từ các giếng khoan (khoảng 15.000 m3/ngày đêm)
nhưng chất lượng còn hạn chế.
24


Việc khai thác tài nguyên nước mới chỉ dừng lại ở mức tự nhiên là chính,
chưa có giải pháp khai thác tổng hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo
vệ môi trường. Trong tương lai, cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn
để hạn chế dòng chảy chống lũ lụt, xói mòn, rửa trôi; xây dựng các phai, đập, hồ
chứa nước nhằm khai thác hợp lý, khoa học và hiệu quả nguồn tài nguyên nước
của tỉnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
- Tiềm năng thủy điện:
Tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ ở Bắc Kạn, theo thông báo kết quả rà soát
quy hoạch của Bộ Công thương tại văn bản số 1833/BCT-TC-TCNL ngày

11/3/2014 thì trên địa bàn tỉnh còn 7 vị trí tiềm năng được quy hoạch và hiện đã có
3 vị trí đã được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác vận hành.
Ngoài ra, rải rác dọc theo các sông, suối của các lưu vực sông trên địa bàn
tỉnh có khoảng 1.000 tổ máy thủy điện cực nhỏ với công suất từ 200 – 500 W.
3.4. Tài nguyên khoáng sản
Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, hiện nay trên địa bàn đã phát
hiện 273 mỏ và điểm khoáng sản thuộc 24 loại khoáng sản khác nhau, trong đó
một số có tiềm năng khá lớn như chì, kẽm, sắt, vàng…
- Đá vôi trắng: Bắc Kạn có một số mỏ khoáng sản đá vôi trắng như Nà
Hai huyện Ba Bể, Mỏ Bản Chang huyện Chợ Đồn với trữ lượng 3 triệu m3 đá ốp
lát, 19 triệu tấn đá làm bột Cacbonat can xi.
- Vàng: là khoáng sản có tiềm năng của tỉnh, có 2 loại vàng gốc và vàng sa
khoáng được phân bố chủ yếu ở phía Đông của tỉnh tạo thành một dải dọc theo
sông Bắc Giang từ huyện Ngân Sơn đến huyện Na Rì gồm 19 mỏ và điểm quặng
trong đó có 7 điểm vàng gốc và 10 điểm vàng sa khoáng với tổng trữ lượng dự
báo khoảng 30 - 50 tấn, trong đó trữ lượng cấp C2 là 5,567 tấn.
- Chì, kẽm: là khoáng sản quan trọng và thế mạnh của tỉnh, tổng trữ lượng
và tài nguyên chì kẽm kim loại tỉnh Bắc Kạn là 3.049.177 tấn, trong đó trữ lượng
chì kẽm là 178.000 phân bố chủ yếu ở vùng Chợ Điền huyện Chợ Đồn, ngoài ra
còn có ở huyện Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm, Chợ Mới6.
- Antimon: chủ yếu là các điểm quặng với trữ lượng không lớn, tập trung
chủ yếu ở các huyện Chợ Mới và Na Rì.
- Thiếc: được dự báo cấp P2 khoảng 2.385 tấn. Thiếc gốc kiểu thiếc đa kim
chỉ gặp ở Nà Đeng (huyện Ngân Sơn), thân quặng có dạng mạch chiều dài 3050-100-200 m. Thiếc sa khoáng có nhiều ở Lũng Cháy (huyện Chợ Đồn).
- Sắt và sắt - mangan: Có 24 mỏ và điểm quặng gồm 17 mỏ và điểm
quặng sắt phân bố chủ yếu ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn vơi trữ lượng dự
báo khoảng 10 triệu tấn và 7 điểm quặng sắt – mangan phân bố chủ yếu ở huyện

6
Theo Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 13/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch

thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2020, có xét đến năm 2030.

25


×